Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:24:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283528 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #330 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 09:58:08 am »

Tháng Thanh niên nhớ về thời tuổi trẻ. (1)

Đang là tháng ba, tháng Thanh niên. Chợt nhớ về những tháng năm tuổi trẻ.
Hóa ra, hồi trẻ, Baoleo cũng là cán bộ Đoàn hăng hái ra phết.
Đây là những cán bộ Đoàn ưu tú của Thanh Niên Quân chủng Hải quân
Trong số các sỹ quan hàng đầu, chỉ có một sỹ quan là lăn lộn thực sự với phong trào Đoàn của Đoàn Thanh niên quân chủng Hải quân thôi nhé.
Các sỹ quan khác, chỉ là cơ cấu thôi đấy.
Đố cả nhà biết, ai là sỹ quan gắn với phong trào Đoàn đấy. hi hi.

@ thành viên My Tam: Bây giờ, em là cán bộ Đoàn cấp Tổng Cục Hàng không. Còn ngày xưa, a cũng đã làm cán bộ Đoàn cấp Quân chủng. Hóa ra, thanh niên ngày xưa cũng chịu phấn đấu ra phết, như chú em bây giờ, ấy nhỉ. Hì hì.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #331 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 07:50:56 am »

Tháng Thanh niên nhớ về thời tuổi trẻ. (2)

Trong biên chế của đơn vị baoleo, có 1 tầu là tầu pong-tong hậu cần của Hải quân Mỹ.
Tàu hậu cần của Hải quân Mỹ, như 1 khách sạn nổi trên biển.
Nó có khu nhà bếp, với các nồi nấu ăn bằng điện, một kỳ quan với nhận thức của baoleo hồi năm 1980. Có máy làm kem. Máy làm đá, vân vân.
Đặc biệt, có cả các máy là quần áo tự động, cũng là một kỳ quan với nhận thức của baoleo hồi đó.
Tất nhiên, không thể thiếu vài phòng nghỉ và các phòng ăn, phòng chiếu phim, khiêu vũ.
Khi về tới đơn vị baoleo, các phòng chức năng trên, đều biến thành nhà kho cả.
Tầu hậu cần của Hải quân Mỹ, trở thành nơi bán căng – tin của đơn vị baoleo.
Và một ấn tượng không thể phai mờ trong tâm trí, đó là ngay cạnh quầy bán bia, là tấm bảng to tổ bố: ‘Thời gian mục tiêu bay’.
Cái bảng đó liệt kê chi tiết:
-   thời gian bay từ Hải Nam đến vị trí neo tầu là 5 phút
-   thời gian bay từ Phòng Thành đến vị trí neo tầu là 2 phút
-   thời gian bay từ Mông Tự đến vị trí neo tầu là 8 phút
-   vân vân
Khi ấy, còn đang là chiến tranh trên ải Bắc với các đồng chí Trung quốc mà.
Nhưng kệ cha chiến tranh, giờ nghỉ, căng – tin vẫn bán bia.
Đây là baoleo cùng các sỹ quan trong đơn vị, một chiều Chủ nhật trong chiến tranh.
 


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #332 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 08:48:36 am »

Tháng Thanh niên nhớ về thời tuổi trẻ. (3)

Lính tráng thời trận mạng, chẳng thể toàn bia bọt hay gái gú.
Mà công việc thường nhật, là tuần tra, bám biển.
Mà đời lính Hải quân thì chỉ có đại dương và đại dương.
Hải quân thì đôi lúc cũng rất thơ mộng: Hải âu bay theo tầu, cá heo vờn trước mũi. Mặt trăng dát ánh vàng trên sóng biển xanh.
Nhưng đấy chỉ là để giành cho các nhà thơ, đặng sáng tác mà thui.
Lính Hải quân mà đi biển thực sự, thì chỉ có cau có và gườm gườm.
Dầu mỡ đủ chưa.
Chúng nó khóa cabin vệ sinh chưa. Thằng nào mà mò vào nhà vệ sinh để đái, ông cứ sút cho vài cái vào mông.
Nước ngọt là máu, chỉ để uống thôi. Thằng nào lên cơn buồn, cứ ra mạn tầu mà tương xuống.
Có mấy cái bắp cải để ăn dần, nó bao bọc vào ni nông chưa, chứ cứ để trần sì ra, hơi muối biển nó táp cho, chỉ vài tiếng là héo rũ, cha con chỉ có mà ..ăn cá vã. Hic.
Đại loại thế. Sỹ quan trực là cứ phải đảo lên đảo xuống như rang lạc.
Làm gì có mơ và mộng. Biển xanh hay trắng, mặc xác nó.
Cá mú gì mà trong tầm vớt, ông cho vào nồi ráo, thơ phú sau.
Đại khái thế. Hi hi




Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #333 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 09:33:04 am »

    Bác Baoleo kể chuyện vui quá  Grin !

   Đấy là công tác chuẩn bị, Nhưng khi ra khơi thì chắc chắn đại dương phải hùng vĩ và lên thơ lắm chứ bác. Những chuyến hải hành làm nhiệm vụ của người lính hải quân tuy vất vả nhưng có lẽ cũng không tệ phải không ạ .

   Bác tiếp tục hành trình kể vài câu chuyện trên biển đi !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #334 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 10:07:33 am »

Tháng Thanh niên nhớ về thời tuổi trẻ. (4)

‘Ai cũng một thời trẻ trai’
Cái ông Trần Long Ẩn ấy, sáng tác lời bài hát đúng ra phết.
Thời trẻ trai, ta có thể làm nhiều điều vụng dại.
Chả hiểu nguyên cớ gì, mà baoleo lại dẫn cô bé chiến sỹ Hải Lệ xuống tầu – một điều rất ngại của lính Hải quân.
Cô bé chiến sỹ Hải Lệ này, chính là cô bé thủ thư, mà baoleo đã kểở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?85-Khi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%ADnh-tr%E1%BB%9F-v%E1%BB%81-gia-%C4%91%C3%ACnh/page2

Một mùi hương lan đất, dịu dàng, như làm mênh mông thêm không gian bé nhỏ của căn phòng. Một cặp mắt nâu, trong veo, hàng mi dài, mềm mại, như làm sâu thêm đôi mắt nâu tròn, lúc nào cũng long lanh ánh nước…..
Hải Lệ không cầm cuốn sách, mà nắm lấy bàn tay mình:
-Tí nữa, khi có kẻng sinh hoạt đơn vị, anh lên đây, em nhờ tí nhé.
Hải Lệ chỉ hơi nghiêng khuôn mặt lên, nhìn mình, đủ để cho mình  nhận thấy một nửa giọt nước, đang trực lăn ra ngoài bờ mi cong, dài.
Ánh mắt nâu, không chớp e lệ và và khẽ chìm xuống như mọi khi. Mà chớp bùng lên, như ánh lên tia lửa lân tinh đêm nào.’.

Và cũng chính là cô chiến sỹ:

‘Đêm mùa hè sóng biển rì rầm, từng con sóng va vào gềnh đá, làm bắn lên bạt ngàn tia hoa lân tinh. Tô điểm thêm cho vườn hoa sóng biển là những vì sao băng đang rơi chéo phía xa -  chân trời.
Lẫn trong gió biển là mùi hương hoa lan đất xa xa rồi thật gần. Gần đến mức chỉ nhìn cặp môi cũng đoán ra tiếng: “em ở đây cơ mà, anh ơi”.
Gía như là tiếng hô “ báo cáo thủ trưởng, có tôi” thì đời quân ngũ đơn giản biết bao nhiêu. Trời ạ, đây lại là tiếng thì thầm” anh ơi” của nàng thiếu nữ  mới gần 18 trăng tròn. ’,


mà baoleo đã kể ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1353.50.html

Bây giờ chỉ còn nhớ láng máng là, theo truyền thống bảo quản; vũ khí - tầu trang bị của Hải quân thì: sáng lau sương – chiều lau bụi – thứ bẩy là ngày đảm bảo kỹ thuật.
Chắc hôm đó,  nhằm ngày thứ bẩy – ngày đảm bảo kỹ thuật.
Các con tầu đều nổ máy chạy 1 vòng quanh căn cứ, để rà trơn máy móc. Và chắc hôm đó, tuổi trẻ vụng dại đã dẫn cô chiến sỹ Hải Lệ xuống tầu đi 1 vòng, cho em nó biết, chiến hạm đi biển là như thế nào.
Oài, ‘Ai cũng một thời trẻ trai’.



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #335 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 09:43:03 am »

Ở nhà Đại tướng Tổng Tư lệnh.

Do mối lương duyên, Baoleo tôi đã từng được yết kiến và hầu chuyện Đại tướng Tổng Tư lệnh.
Chuyện này, đã từng được Baoleo tôi kể ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25081.100.html
Và ở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?85-Khi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%ADnh-tr%E1%BB%9F-v%E1%BB%81-gia-%C4%91%C3%ACnh/page29
Sau lần ấy, bây giờ, do mối duyên của đời, thỉnh thoảng, Baoleo tôi vẫn được ghé thăm nhà Đại tướng.
Với những những người như Baoleo, đã từng khoác trên người bộ quân phục, vinh dự được làm lính dưới sự trực tiếp chỉ huy của Đại tướng, khi Đại tướng vẫn đang đương nhiệm Tổng Tư lệnh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì ngoài sự kính trọng Đại tướng, lớp lính Baoleo còn có thêm một sự vinh dự, tự hào.
Vinh dự là: đã từng được một danh tướng thế giới trực tiếp chỉ huy.
Tự hào là bởi: tuy vĩ đại, nhưng Đại tướng rất khiêm nhường.
Hôm nay, Baoleo tôi chỉ khoe 1 ý, về tính khiêm nhường của Đại tướng. Đó chính là ngôi nhà của Đại tướng.
Do đã được nhiều lần ghé thăm nhà Đại tướng, nên Baoleo tôi có dịp để ý kỹ mảnh vườn trong ngôi nhà của Đại tướng.
Trong mảnh vườn, tuy rộng rãi, thoáng mát, nhưng tuyệt nhiên, không hề có bóng 1 cây cảnh quý nào, có giá khoảng vài triệu Việt Nam đồng cả.
Khác xa với tất cả 100% nhà của các vị quan chức Chính phủ hôm nay, từ Giám đốc Sở trở lên.
Các bác cứ tra Gú gồ thì sẽ biết ngay. Cứ nhà nào có cây quý, giá nhiều triệu Việt Nam đồng, ắt hẳn đấy chính là nhà của các quan chức ngày nay. Hải Dương ư, Hà Giang ư, vân vân và vân vân.
Còn trong vườn nhà Đại tướng, chỉ có cỏ xanh (loại thường mọc ở ven đê) và các cây bóng mát, được trồng từ thời Pháp thuộc.
Nhưng chính mầu cỏ xanh đồng quê và bóng mát của những hàng cây lưu niên ấy, luôn đem lại cho những người lính như Baoleo sự thanh thản trong tâm hồn. Hãy sống giản dị như Đại tướng.
Tấm hình này, được chụp ngày 19/03/2013, chụp từ bên phải vườn sang. Các bác có thể xem cùng với ảnh Baoleo chụp năm 2012 (cũng đã được đăng trong mạng này), được chụp từ bên trái sang, để có cái nhìn về toàn cảnh của khu vườn nhà Đại tướng Tổng Tư lệnh.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #336 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2013, 09:57:11 am »

Quốc Hoa.
Bạn tôi, nick trong này là Trungsy, nguyên là lính trung đoàn Đồng Xoài-sư 9.
Hồi 07/01/1979, sau khi cùng đại quân ào ạt vượt sông Mê Kông, đoạn phà Niếc Lương, đã được coi là những người lính Việt đầu tiên, đánh tràn vào thủ đô Pờ-Nông-Pênh của Khơ me Đỏ.
Bây giờ, sau khi đại bác đã ‘ngấy’ tất cả các loại thịt vàng, thịt Khờ me ngăm đen, bạn tôi đã cới áo lính, làm dân.
Làm dân rồi, bạn tôi đâm ra thích: chim-hoa-cá-và ‘ấy’.
Thế nên, hôm rồi, ông bạn tôi, nương theo ý chính quyền, đang khởi xướng phong trào bầu Quốc Hoa, và chọn Hoa Chuối làm Quốc Hoa.
Vậy nên, Baoleo tôi có ý, 'dư lày’:



Vầng, ơn Đảng, ơn Chính phủ, được sự giáo dục của mái trường Xã hội chủ nghĩa, Baoleo tôi luôn tuyệt đối tin tưởng vào sự chỉ đạo của “trên”.
Vầng, Quốc Hoa, như “trển’ đã chỉ đạo, cần phải có quá đi chứ.
Vầng, Quốc Hoa, như “trển’ đã định hướng, Quốc Hoa là CHUỐI, chí lý lắm rồi.

Như “trển’ đã phân tích, CHUỐI có rất nhiều bản chất, đặc tính, tác dụng vỹ đại như: cho bộ đội ăn chống khát và đói, làm giáo cụ trực quan về ‘tên lửa cá nhân vác vai’ (hic) B-40.
CHUỐI còn làm biểu trưng cho lý tưởng Cách mệnh như: ‘Là bông hoa chuối đỏ tươi - Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người’….
“Trển’ đã định hướng, “trển’ đã chỉ đạo, “trển’ đã phân tích, thì chỉ có từ ‘đúng’ đến ‘đúng’ mà thôi.
Mời các bác đọc toàn văn nghị quyết của ‘trển’, ý quên, bài viết về CHUỐI ở nguyên tác.
Baoleo tôi ở đây, chỉ làm nhiệm vụ ‘làm rõ thêm ra-sáng thêm ra-cụ thể thêm ra’, ý nghĩa của CHUỐI, mà thôi.

Vầng, Xin vào đề ngay.
Với một người dân Việt: ‘côi cút làm ăn-toan lo nghèo khó’ như CCB Hải quân Baoleo, chuối như một người bạn nghèo. Đói lòng ăn quả chuối xanh, thế thôi.
Khi ta chết, bạn bè thân thuộc, chẳng có thắt lưng thời trang ‘Armani’ hay ‘Puma’ để ‘diện’ khi viếng ta, thì tước lấy 1 sợi dây chuối, quấn quanh bụng thay thắt lưng, há chẳng phải là mốt ngàn năm nay của dân Việt đó ru?

Hãy quyên đi những đệm mút Mỹ-Hàn. Khi đêm xuống, đông về. Khi mà gió mùa đông bắc rít lên như bầy chó ngao bên ngoài vách gianh mỏng, ông của Baoleo trên thiên đàng, hẳn còn nhớ đứa cháu nội Baoleo, lần ra vườn, vơ lấy nhừng tầu lá chuối khô, trải dưới chiếc chiếu cói, phía trên cái chõng tre, để giấc ngủ của ông nội bớt đi cái giá rét cắt thịt-cắt da.

Chuối quả, Baoleo tôi chỉ biết đến chuối quả. Bởi chuối buồng hay chuối nải, cắt xuống từ vườn nhà, là để bầy ra chõng tre, trước cửa nhà ông bà trên phố Thắng, bán lấy tiền đong gạo. Chỉ có chuối quả, được ‘tề’ ra do lỗi, mà phải khi ốm, mới được tẩm bổ mà thôi.
Chuối nải, lần đầu tiên Baoleo mua, là lần ‘tởn’ tới hôm nay.
Hồi đó, ở Iraq, khi từ Baghdad, đi Mosun, thăm bạn thời phổ thông mới sang, mà Baoleođã kể ở đây:..
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?208-Loanh-quanh-chuy%E1%BB%87n-t%E1%BA%BFt/page3

Baoleo bèn mua nải chuối làm quà.
Đó là chuối, nhập khẩu từ Pê-ru. Trên mỗi quả chuối trong nải chuối đó, đều được dán tem nhập khẩu chỉ rõ xuất xứ và công năng.
Từng quả chuối, đẹp một cách thần thoại. Ánh vàng của da quả chuối, sáng mịn màng như làn da Âu châu, và đặc biệt, không có vết rỗ thâm đen mà ta gọi là ‘trứng quốc’ trên da, cứ ‘trong mịn’ từ cuống đến ngọn. Tài một cái, là quả chuối không cong vếu lên như xứ ta, mà chỉ hơi uốn mềm, như 1 nét ngúng nguẩy của thiếu nữ trăng rằm. Kích cớ từng quả trong nải, cũng rất đều nhau, chứ chả phải quả ngắn bên trên, quả dài bên dưới, mà hồi bé, Baoleo thường chọn ăn quả trên, để nhường quả to bên dưới cho các em.
Có mỗi 1 điều dở, ấy là giá của chuối.
Gía chuối không tính theo nải, hay kí lô gam, mà tính theo quả.
Phải nghiến mòn mất vài đề-xi-dem răng, Baoleo tôi mới đủ can đảm đọc giá quả chuối. Nó tầm 3 đô-la Mỹ kim/quả.
Nói thế này cho dễ hình dung.
Thời điểm đấy, 320 đô-la Mỹ kim là 1 con K7 (DD 70 phân khối-đỏ-yên liền). Mà 1 con K7, là đổi được 1 căn hộ tại khu tập thể Trung Tự mới kính coong. Mà 1 căn hộ tại khu tập thể Trung Tự thời đấy, tương đương 1 biệt thự cao cấp tại Phú Mỹ Hưng hay Ci-pu-cha bây giờ.
Nói theo thuyết tam đoạn luận, một quả chuối lúc Baoleo mua, tương đương 1 con xe máy ‘Phiu chờ’ bây giờ. Hay vẫn theo thuyết tam đoạn luận, cái nải chuối mua hồi ấy, tương đương 1 con Mẹc trắng 4 bánh hôm nay.
Do mòn mất vài đề-xi-dem răng khi mua chuối, mà cái vỏ của nó sau khi ăn, Baoleo tôi không dám sỗ sàng vứt nó vào túi rác ni-lông, mà cung kính thỉnh nó vào tấm bìa các tông, treo trên tường, thay tranh tĩnh vật mầu của danh họa Pi-cát-xờ -tô.

Củ chuối, muôn năm củ chuối. Những năm 6x, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ‘trển’, dân ta đã thỉnh nó về, băm nhỏ, trộn lẫn với gạo vét kho, để tạo thành món thường nhật, nhằm tạo sức khỏe, để nhanh chóng xây dựng thành công Xã hội Chủ nghĩa.
Hôm nay, 2013, vẫn thế. Củ chuối, vẫn muôn năm củ chuối. Bây giờ, vào Vạn Tuế réc-tâu-răng, mà có gọi: cho 1 củ chuối om xương, thì khi về, em lễ tân không cung kính dâng lên cái hóa đơn ‘củ chuối ôm xương’ ấy, với giá nửa chỉ vàng bốn số chín/tô, em sẽ đi bằng đầu.

Vậy nên, chuối thân thương quá đi chứ.
Chuối vỹ đại quá đi chứ
Chuối kinh tế quá đi chứ.
Chuối vững vàng phẩm chất quá đi chứ. Không hề bị giảm giá theo thời gian.
Chuối muôn năm.

NHƯNG !!!
Hỡi ôi.
“Trển” ơi.
Không được.
Quốc hoa không thể là Hoa Chuối được.

Bởi, ‘củ chuối’, là một từ dân giã, để chỉ những bộ óc không thông minh. Rất dễ liên tưởng đến các bộ óc vỹ đại của các vĩ nhân “trển”.
Đại kỵ. Đại húy kỵ.
Quốc hoa, không thể là CHUỐI được.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #337 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2013, 10:37:59 am »

Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (1)

Thời gian như bóng câu ngoài khung cửa.
Chỉ vừa chớp mắt, đã trải qua hết một đời người.
Nếu lấy mốc 30 năm là một giai đoạn, thì cuộc đời baoleo đã trải qua ba mốc thời gian.
Mốc thời gian thứ nhất, đấy là vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước.
Lúc đấy, sau chiến thắng Điện Biên, bố tôi cùng biết bao đồng đội, đã trở lại Hà Nội.
Đã qua chín năm, kể từ một đêm mùa đông năm 1946, khi cùng trung đoàn Thủ đô rút ra, bố tôi cùng các đồng đội đã tin rằng, nhất định, quân ta sẽ lại trùng trùng tiến về Hà Nội, từ 5 cửa ô ngập ánh sao vàng.
Đây là bố tôi, người đứng lề trái, cùng các đồng đội, ngày đầu trở lại Hà Nội.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #338 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2013, 09:00:50 am »

Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (2)

Khi tôi còn thơ bé, nước Việt ta đã xác quyết rằng, nhất quyết sẽ phải tiến hành 1 cuộc chiến tranh, bởi lúc đó, đất nước còn bị chia làm hai miền.
Và cuộc chiến ấy, kéo dài những 30 năm.
Tôi lớn lên, và trưởng thành, trong âm thanh gầm thét của bom lửa mịt mù.



Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #339 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2013, 01:25:47 pm »

   
          Chào bác baoleo sĩ quan hai quần đẹp giai.Bác một mình một trận địa vẫn cứ oánh tơi bời ,chúng em rất nể , Nhưng  mà từ ngày bác đi tây về bác có quả đầu trông ghê chết, vừa đánh mất cái thẻ đẹp trai sĩ điều mà quan trọng là cháu nội nó nhìn thấy ông Tu...nó sợ chết khiếp  Grin
          Còn cái đoạn bác theo lập trình suy từ giá chuối ,đến giá xe ,giá nhà ...vv...thì bạn đọc sợ thật ,nó như chuyện xưa kể một quả trứng nở ra con vịt ...vịt cháu vịt chắt vịt đầy đồng .Tóm lại thế thì ai dám ăn chuối ,ăn trứng ; gay go to
           Chúc bác và bác gái mạnh khỏe ,lạc quan trong cuộc sống .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM