Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:37:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283144 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #320 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 08:58:35 am »

Hôm nay là ngày 6/03.

Các cựu binh mặt trận Hà Giang: Donga Doan, Cao Son - Vu Anh Nguyen, Thắng Còng còn nhớ không.
Ngày này cách đây 34 năm, ngày 06/03/1979, sau khi Trung Quốc đã tuyên bố rút quân hôm 05/03/1979, chủ tịch nước ta hồi bấy giờ là cụ Tôn Đức Thắng, mới kịp ra lệnh Tổng động viên toàn dân. ặc ặc.
Nhưng ngay tại thời điểm hôm 5 và 6 tháng 3 năm 1979 ấy, Baoleo đã biết chắc rằng, cuộc chiến sẽ còn kéo dài.
Và đúng như thế, cuộc chiến với quân Trung Quốc trên ải Bắc còn kéo dài đến tận 10 năm sau, đến tận năm 1989.
Trong 10 năm chiến tranh đó, không biết bao nhiều lần, Baoleo đã đi qua Tuyên, qua Hàm Yên, để lên biên giới quân khu 2 - Hà Giang.
Và trong trí tưởng tưởng bay bổng nhất của Baoleo thời đấy, Baoleo cũng chẳng bao giờ nghĩ được rằng, hơn 30 năm sau cuộc chiến miền biên viễn Bắc ải, Baoleo lại tiếp tục đã, và sẽ có nhiều chuyến đi lên quân khu 2, lên Tuyên và qua cả Hàm Yên, lên Hà Giang.
Bởi nơi ấy có rất nhiều người dân, vẫn cần đến các dự án ODA, đồng bào nơi miền biên viễn ấy, vẫn còn khó khăn nhiều lắm.
Các cựu binh mặt trận Hà Giang: Donga Doan, Cao Son - Vu Anh Nguyen, Thắng Còng và cả Baoleo nữa, vẫn sẽ còn gắn bó với núi rừng.
Hơn 30 năm trước đây, chúng ta đã lên biên với cây súng và trái tim tuổi trẻ. Nay, chúng ta sẽ vẫn lên biên, và vẫn còn làm được nhiều việc, cho miền biên ải đấy.

Những ngày này, cách đây 34 năm, giai đoạn 1 của cuộc chiến với quân Trung Quốc trên Bắc ải đang gần đi vào hồi kết.
Bởi thế cho nên, baoleo đâm ra nhớ tợn, những gì liên quan đến cuộc chiến này, từ bức hình, câu chuyện, đến bài hát.
Xin mời các bác, xem clip bài hát 'Tiếng hát giữa rừng biên cương (nó là bài thứ 2 trong clip, các bài khác-có thể bỏ qua), và các bác thẩm tra xem, bạn Thuy Nguyen hát có hay và mua có dẻo không nhé.




Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #321 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 10:35:01 am »

Bác Baoleo dạo này chắc hay qua lại đường xưa để làm dự án ạ !

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #322 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 09:56:30 am »

Hà Nội mùa Hoa sưa (1)

Mùa này Hà Nội có nhiều hoa sưa.
Rất muốn viết cho lãng mạn rằng: Hà Nội mùa này, nở bung trắng trời, mùa hoa sưa đầu xuân sớm.
Nhưng lương tâm không cho phép.
Bởi, toàn thể dân Việt, kể cả kẻ đang gõ những dòng này, đều mang nặng tâm lý bần nông-nhu nhược. Không bao giờ dám tự đứng lên, làm một điều gì.
Dân Việt ta, kể cả kẻ đang gõ những dòng này, chỉ làm được vài điều, khi có 1 minh chủ quất roi vào đít, theo đúng nghĩa đen. Chỉ cần điểm qua lịch sử 100 năm qua thì thấy.
Thôi, nói tập chung vào hoa.
Bên xứ Phù Tang, hoa Anh Đào được trồng tập trung thành từng công viên, khu rừng, dãy phố.
Và đến mùa Sa-ku-ra, là gần như cả xứ Phù Tang chìm trong sắc tím ngát trời của hoa Anh Đào. Cánh hoa Anh Đào mong manh, chỉ lưu được trên lá cành khoảng 3 ngày, kể từ khi hé nụ đầu tiên.
Và thú tao nhã của thứ dân, là ngồi uống rượu ngắm cánh hoa rơi, để chiêm nghiệm về 1 cuộc đời phù du – ‘sống gửi-thác về’.
 Hoa sưa Hà Nội cũng như hoa Anh Đào.
Hoa sưa Hà Nội cũng mong manh, nhưng cháy rực thân cành, khi vào mùa hội hoa.
Hoa sưa chỉ cháy rực trắng tinh khôi lá cành, tầm 2 ngày kể từ khi hé nụ hoa đầu, nên phải mong chờ lắm, quan tâm lắm, yêu thương lắm, mới ngắm được hoa sưa.
Và giá như, hoa sưa Hà Nội được trồng tập trung thành từng công viên, khu rừng, dãy phố.
Và để đến mùa hoa sưa, thảo dân sẽ tìm được cảm xúc tao nhã để làm thơ, và ngồi uống rượu ngắm cánh hoa rơi, để chiêm nghiệm về 1 cuộc đời phù du dang dở.
Hỡi ôi, mong ước ấy sẽ luôn là mong ước.
Bởi, toàn thể dân Việt, kể cả kẻ đang gõ những dòng này, đều mang nặng tâm lý bần nông-nhu nhược. Không bao giờ dám tự đứng lên, làm một điều gì. Dân Việt ta, kể cả kẻ đang gõ những dòng này, chỉ làm được vài điều, khi có 1 minh chủ quất roi vào đít mà thôi.
Vậy, minh chủ người ơi, sửa đổi Hiến pháp lần này, liệu ta có thấy người.
Hôm nay, Minh chủ thì vẫn đang ở nơi chân trời góc biển.
Chỉ có hoa sưa, đến thời của mình thì vẫn phải cháy rực, nồng nàn.
Thương yêu lắm, cánh hoa sưa Hà Nội - mùa sửa Hiến pháp.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #323 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 10:27:41 am »

Hà Nội mùa Hoa sưa (2)
Những cánh hoa sưa mỏng manh.
Mà phàm thì cái gì tinh khôi, xinh đẹp, dịu dàng, thì đều mong manh dễ vỡ thì phải.
Hoa sưa còn hơn thế.
Hoa sưa có vẻ đẹp của thiếu nữ bình dị, chân thành – chứ không phải vẻ đẹp của tiểu thư khuê các như hoa hồng nhập khẩu.
Và hoa cũng như người.
Tiểu thư khuê các, luôn cố níu giữ nét hoa bằng mỹ phẩm đại trà. Hoa hồng nhập khẩu thì được tẩm ướp để tươi lâu. Vì thế, ta chẳng cần phải giữ gìn. Hình ảnh ta thường gập là các cậu choai, phũ phàng nhét bông hồng dưới mớ quần áo lâu ngày chưa giặt, ú òa cô bé cách cách chiêm chiêm, rồi rút từ rốn ra cái bông hồng tẩm ướp ấy. Thế mà tài, bông hồng nhập khẩu chả làm sao cả, thậm trí cái gai nhọn còn nguyên.
Dưng, hoa sưa thì khác.
Hoa sưa như cô gái dịu hiền lặng thầm, em chỉ có nét xuân trinh nguyên và sức sống tươi trẻ vụt tràn.
Bởi thế, giữ được em là khó lắm, em mong manh lắm, và em sớm về nơi xa xôi lắm.
Nhưng cho giù em đã về với bao la, kẻ lữ khách cũng không nỡ làm kinh động bóng em, vẫn muốn giữu gìn em trong ngần, mong manh mãi.
Hỡi người, chớ giẫm gót giầy tây lên thảm hoa sưa này.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #324 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 10:40:16 am »

Hà Nội mùa Hoa sưa (3)

Người lính Hải quân đã rời xa đại dương nhiều chục năm trời.
Biển chỉ còn trong ký ức.
Chiến hạm chỉ còn trong ký ức.
Bão tố, hay biển xanh.
Cá heo bơi theo tầu hay mặt trăng soi mình trên dây neo.
Những trận nôn thẫm đẫm mật vàng trong lốc biển, hay cá chuồn mải bay đớp trăng mà rơi xuống boong tầu.
Thôi, tạm biệt tất cả, các bạn hãy là hành trang trí nhớ, về một thời chiến tranh biên giới gian lao.
Để nhớ các bạn, và thưởng ngắm hoa sưa, người lính Hải quân sẽ châm tửu, để đón 1 cánh hoa sưa, rơi vào miệng chén, như 1 niềm vui chợt đến bây giờ, xin không bàn Hiến pháp.


Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #325 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 10:44:20 am »

.....................................................................
Hỡi người, chớ giẫm gót giầy tây lên thảm hoa sưa này.




Bác Baoleo viết hay quá, nhất là tấm ảnh hoa sữa. Có tâm trạng gì không bác !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #326 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 11:07:57 am »

Hà Nội mùa Hoa sưa (4)

Hoa sưa đẹp và mong manh.
Em chẳng cần sửa đổi Hiến pháp.
Em chẳng nghe tâm sự của gã gàn.
Em chỉ là em.
Cánh hoa sưa xao xác trời mây.
Cánh hoa xưa trắng tinh trời Hà Nội.

 
 


Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #327 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 11:30:00 pm »


Hai bên hè phố Phan đình Phùng (Hà nội) những ngày này rất nhiều hoa Sưa.
Chỉ cần ngọn gió nhẹ thoảng qua, hoa Sưa đổ như mưa Xuân xuống lòng đường, hè phố.

Trong mùi hương dịu nhẹ, những cánh hoa mỏng manh trắng ngà phủ khắp nơi. Trông như những hạt gạo mang lại sự no ấm cho con người. Những bông hoa Sưa nhỏ nhoi kia, liệu có đắp đổi phần nào mảnh hồn vốn dĩ bị cuộc sống nơi đô hội làm cho không vẹn hình hài. Bởi những phù phiếm đương nhiên, hoặc thờ ơ mặc định. Ừ, không phải tự nhiên mà người ta gọi hạt gạo là Ngọc thực. Hoa Sưa có xứng như hạt gạo kia không?

Những cánh hoa Sưa cứ thế rơi rơi. Hoa thản nhiên bám áo, vương cánh mũ vị khách già thong thả bộ hành. Lại có đám nữ sinh Trung học đang dùng điện thoại, lưu lại giây phút bên nhau vào mùa hoa Sưa rụng.

Thành cửa Bắc rêu phong màu lịch sử. Bên kia đường, Nhà thờ xứ trầm mặc trong sự huyền diệu của Đấng tối cao. Tất cả đang yên lặng trong nhịp chảy của thời gian. Chỉ có những bông hoa Sưa vẫn thi nhau đáp nhẹ nhàng xuống con phố vắng.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #328 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 08:43:52 am »

Những ngày này, các báo, phần nhiều là lá cải, luôn lợi dụng sự kiện Gạc-Ma, hay còn gọi là chiến dịch CQ-88 để hò hét, yêu nước bằng mồm và bằng bàn phím.

Các báo ấy, đâu có biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.
Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.
Các báo ấy, có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.
Các báo ấy, các anh hùng bàn phím ấy, có bao giờ biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông không.
Không nói, không có nghĩa là không có nhé.


Tung hoành trên Biển Đông hôm nay, bảo vệ ngư dân, ‘đâm-đuổi-va-chèn’ tầu Trung Quốc, chủ công là các lữ đoàn 125, lữ đoàn 128. Chứ các cụ 'Trần Hưng Đạo' hay 'Lê Thái Tổ', chỉ để 'giữ giá làm dưa' thui.

Lữ 125 là lữ vận tải. Các bạn hôm nay, có ra Trường Sa cùng các đoàn công tác, đi trên các HQ-996 hay vân vân, chính là tầu của lữ 125, hay còn đc biết đến với cái tên: lữ 'tầu không số' đấy.
Lữ 125 ngoài bề nổi là đưa đón quân dân ra Trường Sa, còn là lực lượng chủ công để vận chuyển nguyên vật liệu ra xây dựng Trường Sa.
Chương trình ‘Góp đá xây dựng Trường Sa’, không thể thiếu công của lữ 125, làm nhiệm vụ vận tải các vật chất đó.
Còn 1 việc nữa của 125, mà ít người biết đến, ấy là cứu hộ bà con ngư dân. Trong con bão Chan Chu hồi năm 2006, chính tầu của lữ 125, đã ra tận vùng biển của Đài Loan, để kéo tầu của ngư dân gập nạn, trở về.

Còn Lữ 128, hay công ty Vạn Hoa, trước đây là lữ đánh cá, nay thì không đánh cá nữa, mà làm nhiệm vụ còn quan trọng hơn: là bảo vệ nguồn cá, cho ngư dân đánh bắt. Họ làm bằng cách: đâm-va-chèn với tụi tầu Trung Quốc đấy.
Lữ 128, còn làm nhiệm vụ bảo vệ tầu Bình Minh, các dàn khoan của ta.
Các clip về tầu của ta ‘đâm-đuổi’ tầu ‘Hải giám’ hay ‘cắt cáp’ của Trung Quốc, chính là các con tầu của lữ 128, hay còn gọi là công ty Vạn Hoa đấy.

Các báo anh hùng bàn phím ấy,, nên biết điều trên.

Xin các báo ấy, bớt hò hét nhăng cuội.
Hãy làm 1 việc thực sự: góp tý kinh phí cho Biển -Đảo. Hay đơn giản nhất, chí ít cũng đi đúng luật giao thông, cho dân Việt ta nhờ.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #329 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 09:06:02 am »


                   Chào bác Baoleo !
          Thông tin của bác rất là hay ,thực sự nóng hổi với anh em đây . Mà cũng tại bác một phần cơ bác biết mà sao không nói sớm ,để cho báo trí và các anh hùng bàn phím đỡ múa may cái gọi là cơ hội té nước theo mưa ,nhưng dù sao họ cũng ít nhiều nói được nói lên được lòng yêu nước đấy chứ bác.
                Chúc bác mạnh khỏe viết thêm những hoạt động của hải quân nhân dân Việt Nam cho anh em được cập nhật ,đỡ bị lạc hậu
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM