Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:19:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283662 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #310 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2013, 08:48:41 am »

Chi tiết lấy báo đảng gói tim lợn rất là hài hước Grin, nếu gặp mấy tay maxit thì thế nào cũng có một bữa ra trò. vụ chia thịt heo vào trước 86 em cũng thường thấy ở HTX tươi sống thanh niên Grin phường 7 quận 6, TPHCM
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #311 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2013, 09:09:31 pm »

Thời đó đất nước nằm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng ,thấy các bác kể chuyện ăn tết sung túc vậy thật sướng .hồi đó hình như các đơn vị độc lập ăn tết đầy đủ hơn đơn vị tập trung ,vì tăng gia sản xuất được tự cung tự cấp .không như bọn em mọi tiêu chuẩn phải từ trên đưa về mà đến anh em linh tráng thì nó đả hao hụt nhiều rồi.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #312 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 08:53:33 am »

Tết ở Tây (4)
Tết năm đó, baoleo ở Baghdad.
Tết là ngày sum họp. Ở nước ngoài, không có họ hàng, nên bạn bè thân thuộc là nơi những người xa xứ tìm đến nhau.
Baoleo có cô bạn gái, tên là Kiều H, lúc đó đang ở Mosun, cách chỗ baoleo tầm 600 km. Biết nhau cùng ở một đất nước xa lạ, nhưng ngày thường, ai cũng bận việc, nên dịp Tết, baoleo quyết định đi thăm bạn, nhân tiện cập nhật tình hình VN, bởi bạn mình mới sang.
Nói qua 1 chút về cô bạn. Kiều H là dạng tiểu thư-con quan. Nhà ở 1 cái biệt thự đẹp nhất phố Quang Trung – HN. Hồi cùng học cấp 3, một mặt là học sinh phổ thông thời đó không có khái niệm yêu đương, mặt khác, Kiều H là tiểu thư –con quan, xinh xắn, nên những thằng thuộc tầng lớp ‘Bần – Cố’ như bọn mình, chỉ nhìn Kiều H như bây giờ ta nhìn các cô hoa hậu qua màn hình TV. Chả dám nghĩ vị gì.
Tết năm đó, đến thành phố cực bắc gập bạn, baoleo nhận thấy quyết định của mình là vô cùng sáng suốt. Bởi lúc đó, Kiều H chưa lấy chồng, và hình như cũng chưa có người yêu.
Vì thế, ở Mosun lúc đó, vây quanh Kiều H là 1 tá các con gà trống oai phong. Dịp Tết, đặc biệt lại có bạn ‘chí chí cốt’ (lời KH giới thiệu mình với đám gà kia) đến thăm, nên các chú gà dại dột ra sức trổ tài.
Túm lại, hơn 1 ngày mình ở đấy, mình được vỗ béo cứ như thể là Vua xứ Ba Tư. Nào là dồi lợn giả, làm bằng da cổ gà và mề. Nào là gà xé phay với rau trộn là bì quả dưa hấu, bò bít tết sốt với chà là, vân vân và vân vân. Mình chỉ có mỗi việc đi thăm thú suối nước nóng, suối nước lạnh, bảo tàng khảo cổ. Xe cộ đã có mấy anh bạn của bạn tốt bụng đưa đi. Đến bữa lại có bạn của bạn ra sức mời chào.
Rồi cũng đến lúc, mình phải quay về thủ đô. Lúc đó, Kiều H cũng có việc về sứ quán VN, nên tiện thể đi cùng mình cho có bạn. Do bữa tối đó, bạn của bạn chiêu đãi nhiệt tình quá, nên lúc baoleo và KH ra ga tầu hỏa, thì tầu vừa đi xong.
Chẳng còn cách nào khác, baoleo và KH phải thuê 1 cái taxi để chạy 600 km từ phía bắc về thủ đô.
Trên đường về, thấm mệt vì hơn 1 ngày thăm thú và nhồi nhét các loại thực phẩm, nên baoleo buồn ngủ díp mắt.
KH thấy baoleo gục lả vào cánh cửa ô tô, lại tưởng mình ốm cảm. Bạn bèn ôm mình lo lắng; có làm sao không, có cần xoa dầu không và vân vân.
Mình bèn thực thà trả lời: KH bạn ơi, 20 năm trước, mình mà được bạn thân mật thế này, thì cả dẫy Trường Sơn đã cháy trụi không còn ngọn cỏ. Nhưng bây giờ, đã 20 mùa lá rụng qua đi, mình chỉ muốn gục đầu vào cửa kính để ngủ một mình thôi.

Tết  này, bạn KH đã là phu nhân của sếp sòng BV Nhi TĐ, và là người mẹ hiền của 2 con.
Tết đến, chúc bạn ăn Tết vui vẻ nhé.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #313 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2013, 09:35:52 am »

Hà Nội ngày giáp Tết con Rắn 2013.

Sáng 27 Tết, đường Tôn Thất Tùng, đầu Chùa Bộc.




Đây mới đúng là Hà Nội.
Đúng là Hà Nội, như những gì mà tôi đã biết.
Đúng là Hà Nội, như những gì vốn thuộc bản chất của nó, thực sự là của nó, và chính là nó.
Đây mới đúng là Hà Nội, chứ không phải là một Hà Nội nào đó, trong các nhật trình - ấn phẩm - phát thanh - truyền hình…., đang ra sức đầu độc dân lành.
Tôi chẳng tin những thứ nói về Hà Nội, mà được các phương tiện kể trên, đang ra sức tô vẽ: tỷ như: Hà Nội to và đẹp. Hà Nội rộng lớn và giầu. Hà Nội đang vững bước phát triển. Hà Nội văn minh. Hà Nội lịch sự. Hà Nội sạch sẽ phố phường.

Tôi chẳng tin.
Hãy để Hà Nội, chính là Hà Nội, để cho Hà Nội biết mình là ai, như ta biết ta là ai.
Hãy để Hà Nội biết rằng: Hà Nội còn rác rến lắm. Hà Nội còn nhếch nhác lắm. Hà Nội còn nghèo lắm. Hà Nội còn ‘quê’ lắm.
Nếu Hà Nội tự nhận biết được như thế, cũng như ta nhận biết được mình là ai, thì mới còn có cơ may: đau đớn tự sửa mình, đổ mồ hôi ra mà làm việc một cách lương thiện, để cho Hà Nội, cũng như mình, ngày một tốt dần lên.
Đừng ảo tưởng ễnh ương, Hà Nội hỡi.
Cũng đừng ảo tưởng ễnh ương,  các nhật trình - ấn phẩm - phát thanh - truyền hình….hỡi.

Nhưng, cũng còn cơ may chăng.
Có hy vọng, bởi xuyên qua rác rến, nhếch nhác, xập xệ như trên khuôn hình, ta vẫn còn thấy lá cờ đỏ vẫy gọi.
Lá cờ đỏ, cho ta như thấy lại tuổi trẻ năm nào.
Lá cờ đỏ, cho ta như thấy lại năm xưa:  mình đang cùng lớp lớp đồng đội, đang băng mình vào lửa đạn chiến trận mịt mù.

Vẫn còn hy vọng.
Và hy vọng vào các bạn trẻ bây giờ, lại sẽ lao mình vào làm ăn lương thiện, như tôi và các đồng đội năm xưa lao vào chiến trận.
Để những mong, Hà Nội bớt rác rến hơn, Hà Nội bớt nhếch nhác hơn, Hà Nội bớt xập xệ hơn.
Mong lắm thay.
Hy vọng lắm thay.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #314 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2013, 10:47:45 pm »


Tối nay, Đền-Chùa Kim Liên yên tĩnh như các ngôi Chùa ở mọi làng quê. Khói bụi, còi xe hơi hôm nay biến mất như có phép màu, trả lại nơi đây vẻ tôn nghiêm vốn dĩ có từ nhiều đời.

Khách viếng Chùa chưa đông, bãi gửi xe chừng mươi chiếc. Nhưng tôi thấy mến yêu sao khung cảnh hết sức thanh bình này.
Hà nội là đây, hồn cốt Hà nội vẫn trường tồn, nương náu trong con phố nhỏ, trong những mái Chùa cong. Và trong những con người hết sức bình dị, ta vẫn gặp hàng ngày.

Đền-Chùa Kim Liên tối 1 Tết Quý tỵ

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #315 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 08:23:16 am »

@ bác tuanb5: thế là bác đã ghé thăm Đình làng tôi rồi đấy à. Cảm ơn bác nhé.
Ngôi đình làng, hồi tôi 5-6 tuổi (1964-1965), còn là nơi chiếu phim, mỗi tháng 1 lần, do Quốc doanh chiếu bóng Hà Nội về phục vụ đấy.

Những ngày làm việc đầu năm, sau Tết năm con Rắn, baoleo tôi bận kinh hoàng Grin
Mà chẳng thể nói là toàn việc vui, mà phải nói là có những việc chán ngắt.
Ấy là chấm bài của nhân viên.
Với 1 vấn đề, mà ta là chuyên gia trong lĩnh vực ấy, thì chỉ cần ai đó nói thoáng qua 1 câu, là ta đã biết toàn bộ vấn đề ấy là gì.
Cái chán ngắt ấy, là vấn đề ấy, được trình bầy bởi một chuyên viên a-ma-tơ. Trình bầy lủng củng, rối như tơ vò và đầy rẫy các quan niệm sai lầm.
Đọc lướt qua, thì chỉ thấy loáng thoáng những vấn đề mà: “biết rồi-khổ lắm- nói mãi”. Nhưng đấy lại ko phải là 1 người huấn viên có tâm.
Mà đọc kỹ, thì phát tức, chỉ muốn đập bàn.
Nếu ta là thầy giáo, thì lại rất đơn giản, chỉ cần lạnh lùng sổ toẹt các vấn đề sai, cộng lại và cho điểm. Xong.
Chết nỗi, ta là 1 huấn luyện viên, ta phải đọc các kỹ các chỗ sai ấy, để phân tích cho người viết: sai ở chỗ nào, hiểu vấn đề ấy đúng ra làm sao, và để người viết tự sửa.
Rồi lại đọc lại, lại nắn chỉnh y chang quy trình trên. Cho đến tận khi người viết ấy nắm đc vấn đề.
Ko gì ngán ngẩm hơn.
Nhưng đời nó là thế. Nếu ta muốn nhẹ thân, thì ta cần phải có trợ thủ tàm tạm. Mà như thế thì phải huấn luyện.
Và như thế thì phải đọc cái bầy lủng củng, rối như tơ vò và đầy rẫy các quan niệm sai lầm.
Và phát tức, chỉ muốn đập bàn.
Thôi, chúc các bác một ngày vui và làm việc hiệu quả.
Baoleo tôi đi ướp khăn mặt vào tủ đã đây. Để tẹo nữa, quấn nó vào đầu, cho ‘thư giãn’.   Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #316 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2013, 09:48:41 am »

Về quê bạn, nơi đồng bằng châu thổ.

Mới đi về thăm quê của người bạn, ở một vùng ven biển, thuộc đồng bằng của châu thổ Sông Hồng..
Đã lâu, không đến với các vùng sâu – vùng xa, nên thấy nhiều cái mới.
Chẳng hạn như rau sạch, được trồng dọc mép đường, bên cạnh bến nước - con đò.





Quốc lộ gần quê bạn nhất, là con đường dẫn xuống nông trường quân đội Bình Minh.
Thời 8x, baoleo cũng đã về đây, về nông trường, lĩnh trứng vịt và chiếu, theo lệnh của Tổng Cục Hậu Cần, cấp cho Hải quân.
Vẫn những nhà thờ, bạt ngàn là nhà thờ, trên mỗi nẻo đường quê bạn.



(còn tiếp)
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #317 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2013, 11:50:31 am »

Về quê bạn, nơi đồng bằng châu thổ.
(tiếp theo và hết)

Mình về quê bạn, phải đi qua nhiều con đường chạy trên đồng lúa.
Những con đường này, vốn chỉ đủ rộng để cho 1 con xe cải tiến đi qua.
Thế mà mình phi cả con Isuzu Trooper 4x4 qua.
Khiếp nhất là cứ khoảng 20 mét, bà con lại thu hẹp mặt đường lại theo đúng vệt bê tông, để làm chỗ dẫn nước thủy lợi qua đường.
Những đoạn ấy, phải căn để mỗi bánh xe phải chìa ra ngoài không khí 1/2 chiều rộng lốp xe.
Oài, mình phục mình quá.





Cánh đồng - làng quê, cho dù đây đã là vùng rất sâu, rất xa so với quốc lộ gần nhất, không còn cho thấy những cảnh làng quê theo trí nhớ.
Làng quê theo ký ức, và theo mộng ước hôm nay, đáng lẽ ra, phải là các mái nhà lợp rơm- rạ, những cánh đồng trải dài tít tắp, thẳng cánh cò bay, không có dây điện chăng ngang.
Nhưng hôm nay, tuy cánh đồng miền châu thổ ven biển, vẫn giữ được khung cảnh mênh mông, chưa bị hòn giả sơn nào chắn hút tầm mắt, vẫn còn những đàn cò trắng phía xa, nơi gần cửa sông, nhưng tầm nhìn đã bị dây điện vắt ngang che rồi.
Những mái nhà, cũng không còn sinh thái cỏ cây rơm đồng nữa, mà đã nhất loạt xi măng hóa, nung hóa theo công nghiệp vội vàng rồi.



Về quê bạn.
Sau khi qua nhiều đoạn đường khó đi kinh, mình cũng đã về đến nhà bạn.
Ngồi trong nhà bạn, ăn cỗ quê, ngon lắm, thế mà chả dám uống 'dượu'.
Bởi còn nghĩ đến đoạn: lái xe về, qua các con đường chạy trên cánh đồng lúa. hị hị.




Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #318 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2013, 11:57:38 am »

Ngày Biên phòng 03/03/2013

Ngày 03 tháng 3, là ngày Biên Phòng.
Còn nhớ, tháng 3 năm 1979.
Lúc đó, khói lửa của cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc đang mịt mù trên Bắc ải.
Ngày Biên phòng năm đó, ngày 03/ 03/ 1979, lính Biên phòng không có liên hoan, chỉ có nhịp nổ điểm xạ AK và tiếng nổ đục trầm của thủ pháo, thay cho tiếng ‘bép’ giật nắp bia.
Baoleo lúc đó, cũng đang căng mình chờ lệnh, lên đánh giải vây cho anh em trên pháo đài Đồng Đăng.
Và pháo đài Đồng Đăng, chủ yếu là lính Biên phòng.
Kể từ ngày đó, mình rất cảm mến và đồng cảm với lính Biên phòng.
Chẳng gì, thì lính Hải quân và lính Biên phòng, cũng đã luôn và sẽ luôn là, những người lính đầu tiên, che chắn đạn thù cho tổ quốc. Những người lính Hải quân và Biên phòng, cũng sẽ là những người đầu tiên ngã xuống, để bảo vệ biên cương và lãnh hải Việt Nam
Kiêu bạt như thế, nên lính Hải quân và lính Biên phòng, đều có nhiều bài hát rất hay.
Ngày Biên phòng năm nay, bạn mình, Thuy Nguyen, lính Biên phòng, đã hát rất hay bài hát 'Tiếng hát giữa rừng biên cương' trong chương trình 'Giữ mãi mầu xanh biên cương' ở trên TV AN.
Thấy bạn Thuy Nguyen hát hay, múa dẻo, baoleo, nguyên là lính hải quân, tự hào quá.
Bởi bài hát vốn đã hay, lại được bạn và đồng đội hát theo bản phối mới, hay quá đi.
Baoleo luôn miệng khoe: Thuy Nguyen kia kìa, hi hi.
 Mời các bác thưởng thức bài hát trên:

http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/tieng-hat-giua-rung-bien-cuong

Và đây là bạn Thuy Nguyen của miềng, trang nghiêm trong quân phục,



Và duyên dáng trên TV


 
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #319 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2013, 11:35:25 am »

Ngày 05/03 như mọi ngày


Hôm nay là ngày 05/03.
Có thể, với đa số dân Việt bây giờ, do nhờ ơn Đảng-ơn Chính phủ, nên không biết đó là ngày gì.
Riêng baoleo tôi, còn nhớ rất rõ.
Ngày 05/03/1979, là ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã không dậy cho Việt Nam được bài học từ hôm 17.02/1979.
Nhưng cho giù được nghe Trung Quốc tuyên bố rút quân, baoleo tôi vẫn đoan chắc rằng: với dã tâm của Trung Quốc, cuộc chiến chắc sẽ còn kéo dài.
Và tiếc thay, đúng là thế. Cuộc chiến với Trung Quốc trên Bắc ải, kéo dài những 10 năm trời, đến tận năm 1989. Và baoleo tôi, cũng là 1 người lính trong cỗ xe chiến tranh, suốt 10 năm đó.
Những ngày này, baoleo tôi hay nhớ về quân chủng Hải quân của mình và người bạn lính Biên phòng.
Bởi, như đã nói: lính Hải quân và lính Biên phòng, cũng đã luôn và sẽ luôn là, những người lính đầu tiên, che chắn đạn thù cho tổ quốc. Những người lính Hải quân và Biên phòng, cũng sẽ là những người đầu tiên ngã xuống, để bảo vệ biên cương và lãnh hải Việt Nam.
Để nhớ về nhày này, mời các bạn cùng nghe lại bài hát 'Tiếng hát giữa rừng biên cương'

http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/tieng-hat-giua-rung-bien-cuong

Cảm ơn bạn gái Thuy Nguyen, đã gửi lời kèm theo sau đây:

Tiếng hát giữa rừng biên cương

Nhạc sĩ Dương Nhâm
"Sớm sớm khi chim rừng cao tiếng hót,
Suối tưng bừng reo vui vui,
Thấp thoáng trên lưng đèo biên giới đó,
Bóng ai đang bước vội vội,
Rập rờn mây - trắng quấn quýt -bên -chân,
Cả rừng xanh nghiêng bóng
Vấn- vít- mến thân...

Tiếng hát ai giừa rừng xanh lá biếc,
Gió vang lời anh bay xa,
Chiến sỹ trên lưng đèo cao chót vót ,
Bóng anh trên lưng ngựa kìa,
Cả trời mây biên giới,
Cất tiếng hát vui cùng  ".
* * * * *
A la la la la la la la
Rộn ràng vó ngựa tuần tra
Qua bao đèo dốc nắng hồng trời xanh,
Hòa cùng sắc của ngàn cây
Thắm tươi màu áo biên phòng của anh.
Ngôi sao lung linh -trên mũ anh ngời ngời toả sáng ,
Cho đêm đêm vang lên tiếng hát vui đêm hội rừng,
A a a
Một lòng đã nguyện vì dân , a đi vì mỗi giấc ngủ trẻ thơ
Sợ gì xá mặc đèo cao anh đi gìn giữ biên cương của ta,
Nhân dân yêu thương, người chiến sỹ của dân,
Rừng xanh âm vang câu ca,
Người chiến sỹ biên phòng yêu dấu
Là la la là là lá lá, Là la la là là lá lá
Chào anh chiến sỹ…” [/i]

Cũng phải cảm ơn Đảng – ơn Chính phủ. Đa phần dân Việt đã quên cuộc chiến.
Vâng, theo Đẳng thì cũng tốt thôi.
Nhưng baoleo, 1 người lính gàn, vẫn thích những bài hát như đã dẫn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM