Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:08:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283126 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #300 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 09:32:02 am »

Cảm ơn các bác LinhQuanY, tuanb5.
Baoleo tôi cũng đang dự tính đi Việt Bắc, hoặc Tây Bắc 1 chuyến đây.
Nếu mà gập được các bác thì hay lắm.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #301 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 09:32:28 am »

Tết con Rồng, lại đang đến ở sau lưng.
Nhớ về Tết, qua các bài viết đi, các bác.

Tết đến.

Lại một cái Tết đang đến, rất gần.
Mưa bụi bay giăng giăng, cây bằng lăng đầu ngõ trụi lá, rụt cành trong gió lạnh.
Bà bán hàng rong, gánh đôi quang có nhiều giấy đỏ và mũ-hia. Không có tiếng rao, chỉ có mùi hương trầm thơm cay, toả lan trong con ngõ nhỏ, như một lời mời gọi sắm mua.
Ừ, Tết đang đến. Hôm nay là 21 Chạp rồi.
Tiếng ông cựu đại tá nhà bên, đang nhờ anh đánh véc ni rong, vào tút lại bộ lư hương thờ.
Ừ, Tết đang đến thật rồi.
Trí nhớ đã lảng bảng như sương khói lam chiều, làm ta nhớ về những cái Tết xa, những cái Tết : ta là lính.
Tiếng bật công tắc đèn trong nhà. Gọi ta về thực tại. Những cái Tết này, ta đã thành cựu, là phó thường dân.
Nào, cùng đón Tết nào.

Các bác, ta hãy cũng nhau nhớ về những cái Tết xưa, những cái Tết đượm mùi thuốc súng. Cho dù đó là mùi thuốc nổ của pháo giao thừa, hay mùi thuốc nổ C4 hùng oai.

Ta sẽ cùng nhau chia sẻ những cái Tết nay. Những cái Tết thấm đẫm lo toan, của cơm áo đời thường.
Các bác, hãy bật nút start máy com piu tơ nào.
Ta hãy đả phím. Cùng nhau nhớ về Tết.
Tết đang đến rồi. Và hôm nay đã là 21 Chạp.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #302 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 01:35:33 pm »

Tết thời quân ngũ (1)

Đó là cái Tết đầu tiên của baoleo, khi chuyển về đoàn 22 ở Hạ Long.
Baoleo về đoàn 22 lúc đó là vào dịp 22/12 của năm 84.
Năm đó có nhiều cái đáng nhớ của đời lính. Trước hết, đó là dịp kỷ niệm 40 năm thành lập quân đội, nên cỡ sỹ quan tép riu nhu baoleo, cũng được hưởng lộc là được phát thưởng 10 mét vải kaki mầu cứt ngựa, khổ 1 mét tư, là quà tặng chung cho toàn quân.
Về đoàn 22, một đoàn đặc thù của quân đội, nên còn được thưỏng thêm 1 cái phích Trung Quốc, sản xuất quãng năm 196x, trang trí hình các quả mơ vàng, còn bọc giấy bóng mờ (chỉ có vài cái phích Con Công đỏ, của độc ấy chỉ dành cho Ban chỉ huy đoàn). Riêng vụ đi nhận phích thưởng ở Tổng kho của Quân chủng tại Hải Phòng, cũng có thể viết thành 1 câu chuyện dài.
Thêm nữa của thêm, ấy là baoleo thuộc loại ‘sếp’ của Ban Doanh trại, nên còn được tặng thêm 1 bóng đèn tuýp nê ông 1 mét 2, sản phẩm ‘tăng gia’ được của ban.
Tóm lại, đấy là cả một đống gia tài khủng của lính, tính ra giá trị tương đương của thời nay, đống của cải đó tương đương tầm 1 con SH.
Lĩnh xong các loại quà, kết thúc các tiệc tùng dịp thành lập quân đội, cũng là vào thời gian đón Tết.
Thế nhưng, ngẫm phận mình là lính mới về đơn vị, nên baoleo đoan chắc rằng mình sẽ có tên trong danh sách trực Tết, bụng thầm buồn: thế là lại thêm 1 cái Tết xa nhà.

Đêm đêm, trong làn mưa bụi bay giăng giăng và những cơn gió lạnh lùa qua khe cửa, tay baoleo vuốt ve mấy món quà đươc bọc trong giấy xi măng, mà thấy ấm sực cả người. Tuy chỉ có cái chăn chiên lính mỏng tang, nhưng đêm ngủ, ôm cái bọc giấy gói cái phích hay miếng vải kaki, baoleo vẫn thấy sướng đến mức nóng toát mồ hôi. Cứ hình dung ra cảnh ánh mắt vui mừng của vợ con, khi đổi đống quà ấy ra, được vài cái bánh trưng ăn Tết, là chẳng còn xá gì đến gió mùa đông bắc đang gào thét trên đầu.
Tuy nhiên, chỉ thấy ấm được lúc đầu nửa đêm. Quãng nửa đêm về sáng, là lại thấy lạnh lòng. Bởi, Tết này đâu có được về nhà, nên đống quà kia, chắc sẽ lỗi hẹn với Tết.

Rồi Tết đến, thời gian chạy nhanh như chó đuổi.
Ngoảnh đi, ngoảnh lại đã là 29 Tết.
Chiều muộn hôm đó, baoleo đi kiểm tra hệ thống bơm nước cho khu B của đơn vị. Đơn vị baoleo được chia thành 3 phân khu: A – B – C. Đóng rải rác trên nhiều quả đồi sát biển, trong đó khu B là xa trung tâm (khu A) nhất.
Công việc xong, cũng là lúc baoleo được cậu cảnh vệ hộc tốc chay đến báo cáo: thủ trưởng V cho gọi anh về gập ngay.
Quân lệnh như sơn, baoleo tạt vào nhà bếp khu B, mượn cái xe đạp tiếp phẩm Thống Nhất nam, loại không chuông, không phanh, không gác đờ bu. Rồi gò lưng, cắm cổ đạp xe về khu A, không quên dặn lại nhà bếp khu B: tý nữa anh sang trả xe, nhớ để phần cơm cho anh.
Chả là hôm đó, bọn khu B bẫy được mấy con chồn, nên baoleo đã cắt cơm ở khu A, để sang khu B cải thiện.

Baoleo lên nhà Ban chỉ huy, gập lúc cụ V đang ăn cơm, cụ phán ngay, không chờ baoleo hỏi.
-Ngày mai, cậu đi với tôi, về HN, chúc tết các thủ trưởng Bộ. Cậu bàn với cậu Nhân (lái xe) xem đi như thế nào, để đầu giờ chiều có mặt ở HN.

Đang như cái bánh đa nhúng nước, trí não baoleo bỗng bừng sáng lên. Bởi được về HN, chưa biết có đươc về nhà không, nhưng baoleo đoan chắc: thế nào cũng phải vào 16 A- Lý Nam Đế, nơi đóng quân của ‘Đội xe con – TCCT’, mà vào đấy, baoleo sẽ gửi được cái gia sản khổng lồ như đã nói ở trên, cho nhà.

Baoleo đáp ngay không cần suy nghĩ: báo cáo, có 3 đường để đi. Không nên đi đường Chí Linh qua phà Phả Lại, đường xa mà ta chẳng quen ai ở bến phà cả. Đi qua phà Bình ở Hải Dương tuy ngắn, nhưng đường thì xấu. Theo em thì nên đi qua phà Rừng, tuy xa, nhưng ta là người nhà của bến phà, nên sẽ không phải xếp hàng.

Sếp V khen là chí phải, sếp còn rộng lượng ban ra cái chỉ dụ mà baoleo không dám mong chờ: sau khi chúc tết các thủ trưởng Bộ xong, cho cậu ở nhà 5 ngày, ăn Tết. Thưởng trước phép cho cậu, để sang năm mới, tôi sẽ giao việc quan trọng cho cậu.

Cóc cần biết cái nhiệm vụ năm tới nó sẽ thế nào, baoleo phi ngay xuống ban Hậu cần, sau khi rập gót chào sếp.
Thằng Cường, trưởng ban Hậu cần vô cùng thông cảm, quy ngay toàn bộ tiêu chuẩn 5 ngày Tết của baoleo ra thịt lợn, chẳng nhớ là được bao nhiêu kg. Chỉ biết rằng, sau khi qua tay cô bé thủ kho tên là Tuyết, người Mạo Khê, sự cảm thông được tăng lên, thông qua việc: cô bé nâng bàn chân, để đỡ cái quang treo cân một cách có ý tứ, tiêu chuẩn của baoleo đã thành 1 tảng thịt mông to tổ bố, cỡ phải già nửa quả mông của con lợn tạ, giết lúc chiều.
Cụ Mác đã phán rằng: vật chất có trước, tinh thần có sau -quả là không sai chút nào.
Sau khi ôm tảng thịt lợn ra khỏi kho quân nhu, baoleo chợt nhớ ra: phải làm cành đào về cắm Tết. Chẳng gì thì đơn vị baoleo cũng đóng quân ở ngay địa danh, tục gọi là Vườn Đào của Quảng Ninh.
Baoleo lôi cu Nhân-thiếu uý chuyên nghiệp, lái con Gát 69 của sếp V cùng sang khu C - khe Chè, là nơi có rất nhiều cây đào, để kiếm vài cành.
Baoleo còn nhớ, tổ trưởng cảnh vệ của khu C, là anh cu Ràng, người Con Cuông-Nghệ An, nhiệt tình dẫn xe chở baoleo ra khe Chè. Trời tối đen, chẳng nom thấy gì, mình lại mới về đơn vị, nên cũng không thuộc địa hình.
Cu Ràng nẩy ra sáng kiến: anh Nhân lùi xe, chiếu đèn pha xuống khe, anh baoleo chỏ cành nào, em chặt cành đó.

Theo sáng kiến của cu Ràng, mình nhòm xuống: trong làn mưa giăng huyền, rây bột, rừng cây mờ ảo, hiện ra trong ánh đèn pha chiếu chênh chếch trên đỉnh các ngọn cây, chỗ nào cũng tối đen như mực.
Chịu, chả nhòm thấy hoa ở chỗ nào. Mình đành theo kinh nghiệm của anh chàng sách vở: cứ nhòm thấy cái cành nào có vẻ rập rạp nhiều lá, là mình hô cu Ràng chặt phứa phựa.
Rồi hý húi chằng buộc vào đít xe, rồi lay hoay chất đồ đi biếu Tết và đồ đạc cá nhân lên xe, sao cho gọn gang, để sếp V thấy vừa lòng.
Xong việc cũng đã là nửa đêm. Chỉ còn tảng thịt lợn là chưa cho lên xe. Không muốn gửi vào kho lạnh của đơn vị, vì ngại phiền gọi các cô bé thủ kho dậy sớm, nên baoleo chọn cách treo nó lên cái dây ở đầu hồi nhà. Những mong các làn gió lạnh mùa đông, sẽ trở thành cái tủ lạnh thiên nhiên khổng lồ của anh lính nghèo.
Gần như không ngủ để canh tảng thịt lợn, không phải sợ bị lấy mất, mà chỉ sợ con chồn hay cáo nó tha đi.
Tay sờ tảng thịt lợn lạnh toát, mà lòng thấy ấm cúng lạ thường, khi hình dung ra ánh mắt vui mùng của con trẻ, lúc nhìn thấy miếng thịt to. Quên cả cái đói đang hoành hành trong dạ dầy, vì đã bỏ qua bữa tối với thịt chồn bên khu B. Những chỉ mong đến 4 rưỡi sáng, để mời sếp ra xe.

Mọi chuyện đều ổn cho đến khi baoleo về tới nhà.
Thằng cu nhà mình bập bẹ reo lên: A, ba mang cành ngụỵ trang về nhà (cành toàn lá, lây đâu ra hoa), còn bà vợ thì bồi hồi: tưởng anh không được về, nhà chỉ có ít thịt, nên chỉ gói bánh với ít đỗ xanh. Bây giờ nhà mình sẽ kho thịt, để ăn kèm với bánh chưng đỗ.

Bây giờ, mỗi khi đến với các phiên chợ quê, baoleo vẫn mua một cái bánh trưng chay 3 nghìn, để nhớ về những cái Tết lính, thời chiến tranh biên giới xa xôi.

Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #303 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 02:21:57 pm »

Bác baoleo nhắc giờ mới nghỉ lại ,hồi đó người lính sao mà tội nghiệp đến thế bác có nhớ hôm nay ngay21  ai được bình bầu có bằng khen thì hôm nay được vê ăn tết với gia đình. ai không được tiêu chuẩn gì thì ở lại đơn vị ,khổ nổi nhửng anh em gần nhà dù không có tiêu chuẩn về vẩn chuồn vê nhà, chỉ có nhửng anh em ỏ xa ở lại đơn vị mà mấy vị ở lại như bọn em thì có năm nào được về vì toàn yếu kém không có tinh thần phấn đấu mà có phấn đấu chắc gì đả được bầu .ôi thôi vậy là năm nào củng ở lại trưc chiến nghe oai không vậy .tết đến doanh trại trống hoang trống hoác ,chỉ có mấy con người xa quê ngồi sầu nảo nhớ gia đình, nhớ bạn bè, nhớ quê hương.đêm giao thừa nghe pháo nổ ( hồi đó chưa cấm pháo) nằm úp mặt xuống giường để nước mắt tuôn trào nổi buồn như giằng xé tâm can .nghỉ lại mà giờ thấy thương cho một đời trai trẻ ,hôm nay sắp đến ngày tết rồi bác baoleo ạ .tổ chức bình bầu giấy khen bằng khen cho u nó và mấy đứa con cho nó về ăn tết mình ở lại trực chiến nghe bác . quen rồi mà lị.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #304 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2013, 08:44:37 pm »

Thưa các bác đang theo giõi, tham gia topic này .
Đối với ngày Tết cổ truyền của dân tộc , mỗi người có cảm nhận khác nhau. Riêng tôi thích đi dạo trong những ngày áp tết - xem mọi người sắm tết , Khi mà mùa xuân đang gõ cửa từng nhà.
Nhớ khi còn trong quân ngũ , hồi ở phố Lu -Lào cai , chúng tôi háo hức mong tết đến - tuy rằng tiêu chuẩn tết của chiến sỹ còn khiêm tốn , song cũng vui lắm rồi !
Lúc giao thừa , sau khi cùng đơn vị liên hoan , mấy anh em rủ nhau ra cây cầu bắc ngang sông Hồng - nhìn về phía nam -nơi quê nhà , không ai nói câu gì - chỉ có mùa xuân thì thầm bên tai : Anh ơi , mùa xuân đến rồi đó .
Năm 1986 khi từ mặt trận Vị xuyên rút xuống Bắc quang -Hà giang , tụi tôi đón mùa xuân mới trong màu xanh miên man của núi rừng tây bắc . Trong sắc hồng của hoa đào và màu hồng - má của các cô thiếu nữ dân tộc Dao , H'Mông , Hà nhì , ...
Mùa xuân đến cùng người lính khi từ xa vẫn vọng về tiếng ùng oàng của đại bác - nhắc nhở chúng tôi đón xuân , nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu.
Nay thì những mùa xuân ấy đã lùi xa rồi ...
Một mùa xuân mới đang đến rất gần , hứa hẹn nhiều may mắn , tốt lành .
Nhân dịp xuân mới xin chúc những người đã từng mang quân phục màu xanh lá - một năm mới : Vạn suwj tốt lành . Chúc trang VMH , ngày càng lớn mạnh.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #305 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 09:46:11 am »


Năm 1986 khi từ mặt trận Vị xuyên rút xuống Bắc quang -Hà giang , tụi tôi đón mùa xuân mới trong màu xanh miên man của núi rừng tây bắc . Trong sắc hồng của hoa đào và màu hồng - má của các cô thiếu nữ dân tộc Dao , H'Mông , Hà nhì , ...
Mùa xuân đến cùng người lính khi từ xa vẫn vọng về tiếng ùng oàng của đại bác - nhắc nhở chúng tôi đón xuân , nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu.
Nay thì những mùa xuân ấy đã lùi xa rồi ...


   Bác Nguyễn hồng Đức còn thiếu nhá ! Để em nhắc lại cho !

   Khi ở Hà giang, cô giáo ( em nhớ hình như thế ) người Bắc Mê trong bản nhỏ và những chảo thắng cố kiểu Cao Bằng tại bãi đất trống gần bách hóa thị trấn huyện bốc khói ngào ngạt với những bát rượu ngô làm mềm môi ,  mềm cả lòng người lính trẻ ( hồi ấy chứ không phải bây giờ  Grin ) . Con sông Gâm nước trong xanh màu ngọc bích uốn lượn chảy qua những dãy núi hùng vĩ làm bâng khuâng , thổn thức trái tim ai !

   He he ! Bác quên rồi ạ !
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2013, 09:58:42 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #306 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 10:03:47 am »


Năm 1986 khi từ mặt trận Vị xuyên rút xuống Bắc quang -Hà giang , tụi tôi đón mùa xuân mới trong màu xanh miên man của núi rừng tây bắc . Trong sắc hồng của hoa đào và màu hồng - má của các cô thiếu nữ dân tộc Dao , H'Mông , Hà nhì , ...
Mùa xuân đến cùng người lính khi từ xa vẫn vọng về tiếng ùng oàng của đại bác - nhắc nhở chúng tôi đón xuân , nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu.
Nay thì những mùa xuân ấy đã lùi xa rồi ...


   Bác Nguyễn hồng Đức còn thiếu nhá ! Để em nhắc lại cho !

   Khi ở Hà giang cô giáo ( em nhớ hình như thế ) người Bắc Mê trong bản nhỏ và những chảo thắng cố kiểu Cao Bằng tại bãi đất trống gần bách hóa thị trấn huyện bốc khói ngào ngạt với những bát rượu ngô làm mềm môi ,  mềm cả lòng người lính trẻ ( hồi ấy chứ không phải bây giờ  Grin ) . Con sông Gâm nước trong xanh màu ngọc bích uốn lượn chảy qua những dãy núi hùng vĩ làm bâng khuâng , thổn thức trái tim ai !

   He he ! Bác quên rồi ạ !
Mấy năm gần đây dịp qua tết nguyên đán ,bọn CCB chúng tôi đều đi Cao Bằng...tất nhiên là căn vào những ngày có phiên chợ...tất cả đã đổi thay,muốn ăn và nhìn thấy chảo thắng cố như hồi xưa mà khó quá ,hầu như không thấy....còn rượu thì vẫn ê hề...họ bây giờ đi chợ mặc quần áo như dưới xuôi...toàn nói tiếng Kinh...còn tiếng dân tộc chỉ người già nói thôi.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #307 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 08:23:08 am »

Cảm ơn các bác đã tham gia nhớ Tết.
Mong các bác góp thêm các bài viết, kỷ niệm về các Tết nhé.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #308 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2013, 08:23:45 am »

Một Tết khác, thời quân ngũ (2)

Năm đấy, mình đã bình thản xác định là sẽ phải ở lại đơn vị để trực Tết.
Tư tưởng đã được quán triệt, nên tâm trí chỉ còn dồn vào việc lo Tết cùng đơn vị.
Trước hôm liên hoan tổng kết năm, còn một việc nhỏ là đi bắt 1 con bò ở khu tăng gia của đơn vị về, để giết thịt.
Việc đơn giản như thò tay vào túi lấy đồ vật, nên chẳng cán bộ nào quan tâm. Đến chiều, thằng Cường trưởng ban Hậu cần mới sực nhớ ra. Không còn phân công, nhờ vả được ai, nên cu Cường phải đích thân đi bắt.
Để đỡ buồn, cu Cường rủ baoleo cùng đi. Cũng chẳng còn việc gì quan trọng, nên baoleo vớ lấy cái cát xét được trang bị cho Đoàn Thanh niên, cùng vào khu tăng gia với cu Cường cho vui.

Khu tăng gia của đơn vị baoleo, nằm trên mấy quả đồi, đối diện với cảng Cái Lân. Bây giờ có con đường cao tốc chạy qua đó, để lên cầu dây văng Bãi Cháy, các quả đồi ấy mới trọc lốc, trơ trụi như thế. Chứ hồi 8x, đấy còn là các đồi thông, xen lẫn các nương sắn và các thảm cỏ hoang vu. Hoẵng còn rất nhiều, thậm trí có lần, anh Thời -đoàn phó, còn bắn được 1 con hoẵng mò xuống vườn hoa của đơn vị.
Khu tăng gia của đơn vị baoleo nằm trong một cái thung lũng ngập cỏ như thế.

Chui vào trong cái ca bin bé tý của con Gát 51 ghẻ, thằng Cường ngạc nhiên hỏi baoleo: ông ôm cái cục gạch ấy làm gì thế ?
Cái cát xét “Sáp’ ấy đúng xứng danh là cục gạch. To bằng cái xắc cốt da, các phím bấm to như phím đàn ắc coóc đê ông, chỉ có 1 loa liền, âm thanh mô nô, nhai băng như ăn rau sống vì thường xuyên kẹt băng. Tuy vậy, cái thời dùng dàn A Kai ấy, con ‘Sáp’ luôn là đỉnh.
Baoleo giảng giải cho thằng Cường: vào cái nơi khỉ ho ấy, lúc ông đi dắt bò, tôi sẽ cho mấy cậu cảnh vệ nghe bài ‘Tình ca thuỷ thủ’ do cháu Thanh Lam hát, đây là bài mới đấy.
Qủa thực, hồi 8x đấy, Thanh Lam mới tầm 16-18 tuổi, béo mũm mĩm, chỉ có bài tủ là ca khúc nói trên. Chứ bài ‘Chia tay hoàng hôn’ là mãi sau này.
Ca khúc ‘Tình ca thuỷ thủ’  lúc đó đang phổ biến (danh từ bây giờ gọi là “hít” và “hot”), rất hợp với lính Hải quân. Đến mức chú lính trẻ nào cũng hình dung ra cháu Thanh Lam đang lắc lư: “Đất liền hỡi, vì yêu nên đại dưong, khó khăn luôn vượt qua….cua người thụy thụ . ụ ù u…”

Đến khu tăng gia, thằng Cường theo đúng chức trách, ra ngắm con bò sẽ được thanh lý đợt này, còn baoleo hô 3 cu cảnh vệ chui vào cái lán dã chiến để nghe cát xét. Giọng cháu Thanh Lam “ …ụ ù u…” khọt khẹt  vang lên giữa thinh không, xua tan cái heo hút buồn của đồng cỏ hoang, trong một chiều đông cuối năm.
Cu Cường quay lại toan hô 1 chú lính chạy đi đuổi bò, nhưng thấy 3 chú lính trẻ đang vểnh tai nghe cục gạch, nên cám cảnh: thôi, đưa súng đây. Tao sẽ bắn què chân con bò đực kia, khỏi bắt chúng mày đuổi.
Thằng Cường dạng chân như cao bồi bang Tếch dớt, giương súng. Đoàng. Con bò đực bay mất một mẩu sừng, cùng cả đàn chạy toé ra. Đoàng. Mông con bò đực phun ra một vòi máu. Nó khuỵ xuống một tý rồi lại loạng choạng phi tiếp.
Lúc này, cả mấy chú cảnh vệ cùng lao ra. Một cu hét thất thanh: anh Cường ơi, chỉ còn 1 viên thôi đấy.
Phúc làm sao, con bò đực ngu ngốc lại ngật ngưỡng phi ngược lại chỗ thằng Cường.
Đoàng. Một cái chân trước của con bò gần như lìa ra, thể mà nó vẫn cà nhắc chạy được.
Lúc này, chả cần ai hô, cả bọn đều chạy túa lại phía con bò. Thằng Cường vớ được con dao phát cỏ, phang chí tử vào cái chân trước còn lành của con bò, thế mà con bò con phi được vài bước nữa mới tài. Còn baoleo vớ được cái gậy, cứ thế nện vào đầu bò, như đã sách đã chỉ dẫn.
Cuối cùng thì con bò cũng thúc thủ.
Có điều, sau vụ này, thằng Cường có biệt danh là “con bò cụt”.
Lúc hỏi tại sao lại bắn tồi thế. Thằng Cường thú nhận: phát đầu tiên, là lúc nghe thấy cháu Thanh Lam đang ‘ụ ù u’. Nhìn thấy cái u của con bò lắc lư, giống như vòng 1 của cháu, nên thấy ghét. Vì vậy, nhằm luôn vào đó, làm 1 phát.

Sau rốt, để tỏ lòng cám ơn công nện thật lực vào con bò, thằng Cường cho ban Doanh trại, nguyên cả bộ xương.
Chú em Ngòi, công vụ của ban, cần mẫn đẽo xương bò lấy thịt. Suốt buổi sáng, số thịt bò thu được cũng được đầy hai xong 6.
Tết đó, ngoài tiêu chuẩn chung, ban baoleo còn có thịt bò ăn xả láng.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #309 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2013, 08:40:18 am »

Tết đầu tiên khi về với đời thường (3)

Ra quân, baoleo được nhận về viện K, Bộ X, như đã kể ở các câu chuyện trước.
Viện này là cơ quan nghiên cứu để ban hành ra các chính sách, không quản một đơn vị nào. Vì thế nghèo rớt mồng tơi.
Thời nay cũng vẫn thế. Cứ cơ quan công quyền nào mà quản lý cơ sở, thì phong bì nhiều không buồn đếm. Còn thì ngược lại.
Năm đó, baoleo về viện K, đúng lúc viện K thanh lý trụ sở cũ ở Đội Cấn, Hà Nội, lấy đất, chia cho nhân viên làm nhà riêng.
Baoleo ngẫm mình đã được Hải quân giúp cho xây nhà, vậy, lộc quốc gia không nên nhận 2 lần. Bới thế, tự gạch tên mình trong danh sách được phân nhà.
Cảm kích trước hành vi rồ dại đó của baoleo, lãnh đạo Viện phân ngay baoleo vào Hội đồng phân phối, nên nghiễm nhân có chân trong Công đoàn. Bởi vậy mới biết chuyện thâm cung bí sử của chuẩn bị Tết, để nhớ lại ở đây.
Cơ quan nghèo, nên trước Tết 1 tháng, toàn bộ BCH Công đoàn chỉ có mỗi nhiệm vụ là lo hàng Tết.
Thế cho nên, nếu có chuyến công tác Thái Bình, thằng cu phòng ‘Định mức máy thi công’, chẳng liên quan gì đến ‘Hệ số trượt giá nhân công’, nhưng vì nó có chân trong Công đoàn, nên lẽ tất ngẫu dĩ, nó sẽ là phó đoàn công tác, mà nhiệm vụ chính sẽ là nhờ Tỉnh mua hộ cho mấy cân gạo nếp giá rẻ. Đại loại như thế với Nghệ An là lạc, đỗ xanh, Lai Châu là măng khô. Vân vân và vân vân.
Thế nhưng, cái đinh của đinh: phải là thịt lợn. Mà phải là thịt lợn tươi, để gói bánh chưng, để băm làm nhân nem, để làm: vân vân. Việc ấy không thể không giao cho mấy ông cựu binh, với quan niệm: đã là lính, thì có cái rìu không, nó cũng nấu được nồi cháo sữa, xá gì con lợn tạ nhép.
Và anh Học, nguyên trinh sát pháo binh đoàn Bông Lau – người đã có công đầu trong việc bức hàng trung tá Đính ở căn cứ Ca-rôn –Tân Lâm năm 72 và baoleo, sẽ là người mang con lợn tạ về, cóc cần biết nó có khả thi hay không.
Chuyện rồi cũng xong, Đơn vị lắp máy 69 ở Phả Lại, bán cho con lợn giá rẻ bằng ½ giá thị trường. Nhằm ngày 27 Tết, hai anh em cựu binh chúng tớ lên đường.
Chuyến vi hành này vô cùng hoành tráng và sang trọng. Bởi 2 anh em được đi ô tô riêng, con xe độc nhất của Viện. Đó là cỗ xe Von ga đen, có miếng vải sa tanh mầu xanh da trời - treo làm rèm để che ô kính sau xe, có con hươu bằng I nox trắng, phi 2 chân trước lên trời, đặt ở nóc ca bô.
Cỗ xe này nguyên là xe riêng của 1 vị ‘Trung ủy’, phụ trách Viện. Vị ấy về hưu, Viện xin giữ lại xe, để thỉnh thoảng đưa rước cụ, chứ biên chế của Viện thì không có xe ô tô. Đến khi baoleo về Viện, thì cỗ xe Von ga –con hươu ấy, đã thay toàn bộ ruột bằng máy Gát-69. Chỉ còn cái vỏ là xe Von ga đen và con hươu trắng giơ chân, để hù thiên hạ.
Sau này ngẫm lại, cái chuyến xe hoành tráng ấy, cóc phải giành cho 2 ông Cựu chiến binh huân chương đỏ ngực, có cấp hàm Viện sỹ. Mà dành để ‘cung kính thỉnh ông Ỉ’ về.
Rước được ‘ông’ về, phải thành lập Hội đồng chia thịt. Để phân làm sao thành 72 xuất. Xuất nào cũng phải có mẩu đuôi, tẹo mũi, mẩu xương. Một tí thịt, vừa mông sấn, vừa ba chỉ, kèm theo ít đùi. Mà bọn pha thịt, phải khác với bọn làm thăm, chia xuất thịt. Hai ban phải không có họ hàng dây mơ dễ má với nhau. Đề phòng trường hợp thằng pha thịt, độn mẩu thịt nạc, xuống dưới cái mẩu xương vè.
Còn bộ lòng, không thể chia nhỏ được, nên tập thể Đảng ủy Viện họp khẩn cấp và ra nghị quyết là: cho Công đoàn đứng ra mua, xuất thêm ít gạo Qũy Công đoàn để làm nồi cháo lòng, cho toàn thể Cán bộ công nhân Viện, liên hoan đón Tết.
Riêng quả tim ‘Ông lợn’, anh Học-  Đảng ủy viên kiêm Chủ Tịch Công đoàn-nguyên cựu binh đánh đồi Ca ron –đích thân chọn tờ báo Đảng còn mới, bọc gói 1 cách thành kính, với tiếng ‘SUỴT” và một ngón tay chỏ lên trời.
Ngày 28 Tết, cả Viện nghỉ việc, chỉ để chờ ăn cháo lòng và nhận phần thịt, rồi đóng của cơ quan để nghỉ Tết luôn.
Tầm 1 giờ chiều, cháo lòng mới được nấu xong và chia cho các Phòng. Tuy nhiên, lúc này ai cũng đã có phần thịt hổ lốn của mình. Nên các bà, các cô, chỉ ăn cháo lòng chiếu lệ, rồi ba chân bốn cẳng, mang phần thịt về nhà để chế biến.
Baoleo do không uống rượu, nên cũng chỉ làm bát ‘chiết yêu’ cháo và vài miếng dồi. Rồi cũng hối hả đạp xe về nhà, mang chiến lợi phẩm đầu tiên trong đời dân sự, về nhà góp Tết.
Tết năm đó, nhà baoleo có nồi canh măng, nấu với đủ thành phần thịt, của con lợn được chia. Nom chẳng khác nào, chảo ‘thắng cố’ của người Mèo.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM