Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:37:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #250 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 08:29:19 am »

Tình yêu lính thời 7x (7)

Tình yêu thì chả có gì nói trước được.
Vừa mới ‘ten ten’ đấy, thoắt cái đã có thể ăn lẩu cáu của nàng rùi. Tệ hơn, có khi đứt cước hẳn.
 Để phòng thân, hay nói cách khác, là để tự rửa sạch trái tim rỉ máu của người chiến sỹ, ngay từ hồi 7x đấy, lính ta đã thủ sẵn thuốc rồi. Nói theo cánh tuyên huấn thời nay, là đã ‘3 tại chỗ’ ngay trong tim rồi.
Thuốc ấy, chính là bài thơ ‘Lính năm đồng’.
Bài thơ này là liều thuốc an thần, để mỗi khi đã, đang, hoặc sắp đứt cước, ta gậm nhấm nó, để có chỗ đổ lỗi cho thất bại,  để như có thêm một người chia sẻ.
Đây cũng chính là bài thơ tình được yêu thích thứ 2, trong đời lính của baoleo.

Thực ra, bảo rằng mình thích bài này, vì mình đã, đang, hoặc sắp đứt cước, thì không đúng lắm.
Bởi cái mối tình của tôi, bác nào đã đọc ‘Mối tình đầu hay là câu chuyện cai thuốc lá’, được viết trong ‘Khi người lính trở về gia đình’ thì đã rõ. Chẳng thể nào gọi được, nó là cái gì.

Nhưng, việc thích bài thơ ‘Lính năm đồng’, lại là một việc khác.
Tuy nhiên, bài này chỉ được xếp đứng 2 yêu thích mà thôi. Vì nó có vẻ hơi yếm thế.
Việc qoái giề mà phải phẫn.

-Nếu mai người ấy đi lấy chồng
-Thì ông đi lính – thế là xong!!!


Mà lính thì mình đã đi rồi, việc gì phải lăn tăn nữa.
Tác giả của bài thơ này, thể hiện tâm hồn, ở thế hơi yếu quá.
Không được như cái hào sảng của người lính VNCH khi sáng tác bài ‘Lính mà em’.

Giờ đây, sau khi đã qua trường đời hơn 50 năm. Đặc biệt, nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ, ơn lý luận Mác-Lê đã khai sáng, baoleo tôi đã được giác ngộ  rằng: vật chất quyết định ý thức.
Mà hồi 7x đấy,  toàn miền Bắc XHCN đói bỏ mịa, lấy đâu ra mà hào với sảng.

Mà trong tình yêu thời ấy, lúc đó đã có tiêu chuẩn rõ ràng rồi: đẹp trai đi bộ - không bằng mặt rỗ đi Lơ.

Thế nhưng, những con gà trống choai, trót ngấm nặng chất bàng bạc của Pau-tốp-ki hay Ai-ma-tốp, chất lãng tử của Gai-đa, chất hiện thực thấm đẫm anh hùng ca của Bôn-đa-rép, v.v…thì vẫn tin rằng, đâu đó, vẫn còn có nàng Tô nhi a xinh đẹp, sẵn sàng rời bỏ giai cấp quyền quý để yêu anh công nhân nghèo, vẫn còn có nàng Ma ri a đôn hậu, lặng nhớ người yêu nơi chiến trận xa mờ, qua những đàn sếu bay.

Và lại mơ màng rằng, thật oai dũng biết bao, khi bên chiếc chiến xa T-34 đậu ven ngôi làng của mộng đẹp, ta sẽ ngồi thõng chân bên cửa tháp pháo 2, bên cạnh ngôi sao đỏ, lôi cây phong cầm ra và kéo điệu nghệ một đoản khúc  Ca-chiu-sa, thì mắt nàng chắc phải xanh hơn người Liên xô ấy chứ.
Hoặc khi chiến hạm tuần-la 79 tấn ghé vào bến cảng Gianh hay Đò Lèn, ta, khẽ nghiêng đầu mơ màng cùng giải yếm Hải quân buông lững lờ bên cây đàn ghi-ta, bật bông mấy câu hát Việt: Ơi nữ dân quân rừng dừa đan lưới-cười với anh Hải quân trên tầu…. và đón nhận những ánh mắt nâu huyền, liếc chéo ngang.
Thì: Ái chà chà. Đời thế mới là đời.

Với trạng huống mơ màng ấy, ta cứ thủ sẵn bài thơ ‘Lính 5 đồng’.
Để nếu có gì, thì cứ đổ vấy rằng, ta bị mắt nâu - mềm ruồng bỏ, chẳng phải vì ta kém. Mà chính vì hồng nhan một thủa ấy bỏ theo:

-chiều chiều si-ta bay rợp phố....

Mà đã bỏ chạy theo vật chất tầm thường, thì chả nên tiếc làm gì.

Vậy thế cho nên, bài thơ ‘Lính 5 đồng’ được coi là vật thế mạng, để đổ mọi thất bại vào đấy. Kiểu như: mất mùa là tại thiên tai, hoặc kinh tế nước ta suy yếu, là do có 1 bộ phận Đảng viên suy thoái, v.v….

Vì lẽ ấy, bài thơ ‘Lính 5 đồng’ này, chỉ được xếp đứng 2 yêu thích mà thôi.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #251 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:07:07 pm »

.........
Tôi có 1 nhận xét nhỏ: Cả 2 bài thơ bác thích đều có chung 1 đặc điểm là khuyết danh.
.....
Bác tuanb5 thân mến, "trăm họ - bách tính" mà  Grin

Mà cũng mong bác và các bác khác, viết về những hoài niệm của mình đi.
Rất mong được đọc, các chia sẻ, của các bác.  Grin


Chào bác baoleo!
Như bác nói, đúng là bách nhân bách tính trong việc thẩm văn. Hay nói đơn giản hơn, tùy từng "tạng", từng gu mỗi người.
Nhưng cũng không thể tách những cá nhân đó rời khỏi hoàn cảnh xã hội.
Thời các bác trở về trước, hình ảnh Pa ven rạp mình trên con tuấn mã, vung gươm chém lính bạch vệ Ba lan. Hoặc ít nhất, gạt tình riêng lo việc lớn như Ruồi trâu, sẽ là hình mẫu lý tưởng của 1 thế hệ. Những dòng khẩu hiệu trên tường, hay những buổi truyền thanh đều mang âm hưởng cái tinh thần ấy.

Lứa chúng tôi, đã manh nha những nhận thức khác. Cũng đúng thôi, chiến tranh đã chấm dứt. Một nhà lãnh đạo tin tưởng " Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn không còn bóng dáng quân xâm lược...". Cá nhân tôi khi ấy - Và nhiều người - Cũng tin điều ấy là hiển nhiên. Hòa bình là " Mùa bình thường, mùa xuân mang én về..." cho cả nước.
Những câu thơ phục vụ cho cuộc chiến đấu kém dần sức thu hút. Thậm chí " Đỉnh của đỉnh" thơ ca cách mạng là Tố Hữu cũng ít dần cơ hội len vào các trang sổ chép tay. Người đọc bắt đầu hướng tới một món ăn tinh thần khác.
Lúc ấy, tôi và bạn bè cùng lứa bắt gặp những bài thơ. Tác giả của nó không xa lạ gì với người ham đọc, nhưng quả thật, nó cho chúng tôi 1 khung trời mới nhiều xúc cảm mà từ trước, nó mơ hồ thấp thoáng đâu đó.
Đó là thơ mới, phong trào thơ mới. Đó là Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn mạc Tử, Chế lan Viên... cùng  rất nhiều thi sĩ nữa. Dù thời điểm sáng tác đã lùi rất xa, nhưng điều ấy đâu có hề gì, vì nó mới là nghệ thuật đích thực. Và như 1 định mệnh, nó theo tôi cả 1 chặng dài, Dĩ nhiên, cả đời lính lẫn tình yêu thời 7x của tôi không tách rời  những vần thơ mới này...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #252 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:46:27 pm »

anh baoleo thât sự hồn nhien ,đòi người lính trở về cuộc sống thương nhật hêt sức khó khăn . cơ chê thị trường  làm con người ta luôn bận rộn thiết nghỉ chẳng hơi đâu lo chuyện bao đồngvaayjj mà vẩn hồn nhiên  vâvr vô tư thật đáng khâm phục
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #253 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:43:51 pm »

anh baoleo thât sự hồn nhien ,đòi người lính trở về cuộc sống thương nhật hêt sức khó khăn . cơ chê thị trường  làm con người ta luôn bận rộn thiết nghỉ chẳng hơi đâu lo chuyện bao đồngvaayjj mà vẩn hồn nhiên  vâvr vô tư thật đáng khâm phục

   Em thấy bác Baoleo càng ngày viết càng hay và hình như...rất cay ( Gừng càng già càng cay mà  Grin ) !

   Những bài hát và thơ trên bọn em sau này cũng nghe và đọc hết rồi nhưng nói chung ...không cảm nhận được sâu sắc như qua các bài viết của bác ! Cứ hát nghêu ngao và chép ào ào , thậm chí cả vào sổ tay bạn gái mà chẳng hiểu gì hết mới chết chứ !

   Thời bọn em có bài hát thư của lính các chú còn xuyên tạc như thế này :

    Thư của lính, nên không được dài như tờ báo nhân dân

    Cơm của lính, đơm không được đầy như cơm cúng đâu em !


    ...........................................................................

   
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #254 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 07:53:05 am »

Cảm ơn các bác tuanb5, nguyenquangtri, Linhquany đã góp bài chia sẻ.
Đúng là hồi ấy, và ngay cả bây giờ, những vần thơ hay, những câu ca hào sảng, đã nâng đỡ chúng ta lao vào chiến trận không chút băn khoăn.
Giờ đây, một bài hát hay, cũng có thể làm ta vơi  bớt đi nỗi mệt nhọc, trên con đường mưu sinh.
Mong các bác, viết thêm nhiều bài.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #255 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 07:54:31 am »

Tình yêu lính thời nay (Cool

Phàm cái gì là đầu tiên, bao giờ cũng nhớ mãi.
Cái ban đầu ấy, mà lại được lặp đi, lặp lại, “liên chi-hồ điệp”, thì không chỉ hằn sâu vào trong não trạng, mà còn đem đến hiệu ứng phụ ngoài dự liệu, ấy là sợ.
Tỷ dụ, hôm nay bác được mời xơi thịt chó, mai chó, ngày kia chó, ngày kìa chó, ngày kĩa lại chó, thì đến ngày kịa, bác nghĩ đến chó-là đã muốn độn thổ.
Quan hệ trai gái cũng thế.
Khi vào quân ngũ, được quân đội giáo dục rằng:
-Xa vào xuyến xao (yêu ấy)
Thì
-Nó cướp mất sao
-Nó cào mất gạch
-Nó rạch thẻ Đảng


Lại được ơn Đảng, ơn Chính phủ, nên được nghe khúc tấu ca: không được trai trên-gái dưới, liên tằng, nên cái sự ‘luyến ái’, cho dù là ‘cách mạng’ như cụ Tố Hữu, nó cũng tịt hẳn.

Cứ nhìn thấy phụ nữ, ta lại như nghe tiếng ‘khoạc khoạc’ của ông chính ủy đâu đây, nên súng đạn cứ là tịt ngóm.

Bây giờ già rùi, xa quân đội lâu rồi, lại đã lâu rồi không được Đảng gọi đi giáo dục. Tưởng những hết sợ. Đặng hòng vớt vát.

Ai dè, do được cấp ủy dậy dỗ nhiều quá, nên trong ta đã hình thành phản xạ có điều kiện.
Ấy là, cứ nhìn thấy cái gì đo đỏ, chữ vàng, là lại như thấy cấp ủy kế bên.

Mà ngày nay, ngày nào, chỗ nào, mà chẳng có băng rôn - khẩu hiệu.
Hôm nay thì tiêm chó, ngày mai thì lại đề phòng cúm gà.
Đâu đâu cũng rợp trời băng rôn đỏ-chữ vàng.
Đâu đâu cũng như thấy cấp ủy hiện về.

Chết khiếp là ở chỗ, cửa nhà nghỉ, nó cũng treo cái khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng to đoành: ‘Đóng thuế là yêu nước’.

Bố khỉ, cứ nhìn thấy cái gì đo đỏ, chữ vàng, là tên lửa đang ở trạng thái sẵn sàng như 12 giờ, nó liền gãy gập xuống ở trạng thái 6 rưỡi.
Thuế khóa gì nữa, đóng góp gì nữa.

Hỡi các cụ lính cựu, có cụ nào tìm ra, nơi nào không có cái gì ‘đo đỏ, chữ vàng’ không ạ.
 
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #256 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 11:42:48 am »

Bác bao leo thời đi lính chăc là đảng viên nên mới sợ cái màu đo đỏ vàng vàng là phải rồi. kỷ luât sắt mà lỵ riêng lính chay như tụi em chỉ sợ nhât tiếng kẻng (trừ tiếng kẻng ăn cơm ) kẻng báo thưc và kẻng báo động  xuất ngủ về quê nhiều năm rồi mà cứ mổi lần nge tiếng kẻng là giật cả mình (lúc về đang thơi bao cấp HTX hay đánh kẻng để hội họp hoặc chia nông sản ) 
nói về chuyện trai trên gái dưới khi còn ở lính đi làm kinh tế ở nhà dân năm ngủ cách em nó một cái phên tre mà không mần ăn chi được  ( không lấy một cái kim sơi chỉ ) cái nớ to vậy mần răng lấy  được  thôi đành nhịn... thức cả đêm .  bên kia em nó củng lăn qua trở lại   hồi đó mà như bây giờ thì thôi rồi lượm ơi.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #257 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 02:31:00 pm »

Cấp ủy đã đến (9)  Grin

Nhân bảo như thần bảo.
Vừa mới nói đến cấp ủy ở bài trước, hôm nay, cấp ủy đến liền, thiêng thế.
Ta vừa mới rón rén nhắc thoáng qua tình yêu, mà cái tình yêu ấy, nó đã từ thời xa lắc xa lơ lắm rôi, chứ không dám mơ tưởng đến tình yêu bây giờ. Mà cái nhà nghỉ, cũng chỉ nhắc thoáng qua với hàm ý tốt: ‘đóng thuế là yêu nước’.
Thế mà ‘e hèm’. Cấp ủy biết ráo.
Thánh thật, tài thật. Tiên sư anh Tào Tháo.
Ý quên, cấp ủy thật là sáng suốt, thật là anh minh, thật là sâu sát. Cứ như ma xó ấy.  Grin
Ta chỉ mới mơ màng tí ti, cấp ủy đã ngay lập tức tuýt còi, đưa ta đi vào lao động, để cải tạo tư tưởng, cho thật vững vàng, ngõ hầu giữ vững khí tiết.
Cấp ủy chỗ i em, vừa yêu cầu đi quét rác, vào thứ bẩy này, để cho chừa thói yêu đương.
Thôi, từ nay, i em sẽ chỉ viết về gió-mây-chồi biếc mà thôi.

Đã gần xuống lỗ, thế mà cấp ủy vẫn sâu sát, giáo dục ta như chú tân binh mười bẩy rưỡi tuổi đời.
Hễ cứ thấy ta mơ màng, là nhét ngay cải chổi vào tay. Sâu sát vãi Luyện.

Đây, cái sắc lệnh của cấp ủy đây.


Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #258 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 03:49:45 pm »

@Baleo: Những năm tháng làm lính hai quần, các bác có tâm đắc với bài Sao rơi trên biển của lính hải quân VNCH không? Tôi không dám so sánh nhưng cảm thấy giữa bài ấy và Tâm tình người thủy thủ của Hoàng Vân có tâm trạng của người lính biển như nhau.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
xuyenmoc
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #259 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2012, 07:50:29 pm »

Trời ơi! xem mà cười đau cả ruột , bài viết hay quá Anh ạ !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM