Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:16:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283571 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #240 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 05:45:09 pm »


Chào bác baoleo@ và các bác!
Bài thơ quangcan@ sưu tầm ở trên, tôi được đọc bản chép tay từ trước 1975 (Tôi nhớ chắc chắn hồi đó chưa giải phóng Sài gòn)
Bài thơ trong trí nhớ của tôi, so với bài thơ trên rất giống nhau, ngoại trừ 1 chi tiết:

Nó ở tây về có máy khâu
Ra đường ăn mặc đúng mốt Âu
Chiều chiều xe cúp đi dạo phố
Ai cũng trông theo bảo nó giầu..

Tôi nhớ câu đó là:
Chiều chiều xi tát đi dạo phố...

Quãng 1973-1975 là thời "Hoàng kim" của dòng SimSon Star. Sau giải phóng mới có dòng Habicht, Cub....
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #241 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 06:40:31 pm »


Chào bác baoleo@ và các bác!
Bài thơ quangcan@ sưu tầm ở trên, tôi được đọc bản chép tay từ trước 1975 (Tôi nhớ chắc chắn hồi đó chưa giải phóng Sài gòn)
Bài thơ trong trí nhớ của tôi, so với bài thơ trên rất giống nhau, ngoại trừ 1 chi tiết:

Nó ở tây về có máy khâu
Ra đường ăn mặc đúng mốt Âu
Chiều chiều xe cúp đi dạo phố
Ai cũng trông theo bảo nó giầu..

Tôi nhớ câu đó là:
Chiều chiều xi tát đi dạo phố...

Quãng 1973-1975 là thời "Hoàng kim" của dòng SimSon Star. Sau giải phóng mới có dòng Habicht, Cub....

Chào các bác, chào bác mõ, em tham gia phát  Wink

Em thì nhớ:
...
Chiều chiều mô kích bay rạp phố
Thiên hạ nhìn theo thở tiếng "giầu"
...  Grin, đúng là Tam n sao nên thất mất bổn, các bác nhểy  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #242 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 07:51:47 pm »


Chuyện...bình thường ấy mà, bác thanh63 Grin

Lứa lính nhập ngũ năm 12 này, chúng sẽ lại nghêu ngao:
Chiều chiều Ét hát đi dạo phố...
Hoặc:
Chiều chiều Lai xớt đi dạo phố... Grin

Quan trọng là bác chủ thớt đang muốn tìm xuất xứ bài thơ ở thời điểm nào.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #243 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 08:48:10 am »

Cảm ơn các bác tham gia để nhớ về tình yêu.
Yêu thì thời nào cũng được, các bác ạ  Grin
Còn của baoleo tôi, nó xa lắc rồi, đã đến độ giải mật, từ thời 72-74 cơ.  Wink
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #244 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2012, 08:49:03 am »

Tình yêu lính thời 7x (4)

Đổi từ câu hát qua vần thơ 1 tý, cho nó thay đổi khẩu vị.
Bài thơ tình của lính đầu tiên, mà mình thích và nhận vơ là nó viết cho mình, là bài ‘Lính mà em’.
Không hẳn là vì có 2 câu thơ cuối, do người yêu tôi là tác giả.
Mà bản thân bài thơ, nó toát lên một cái gì đấy kiêu dũng của 1 thằng đàn ông, 1 người lính, một người trưởng thành, một người sẵn sàng giang tay che trở cho ai đó trên đời.

Qua bài thơ, người ta có thể thấy: với người lính đó, mọi sự chẳng là cái đinh gì cả, bởi vì: lính mà em !!!
Kiêu bạc chưa. Oai dũng chưa. Đáng yêu chưa.

Khi chép bài thơ ấy vào sổ tay lưu niệm hồi cuối năm 1972, baoleo tôi chẳng phải giỏi giang gì, đã biết ngay, đó là 1 bài thơ do 1 anh lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến sáng tác.

Chẳng sao, đánh nhau là việc của trên. Còn tâm hồn đồng cảm, nó không phụ thuộc vào nghị quyết. Nó phụ thuộc vào cái sâu thẳm trong tâm hồn con người. Khi đã chạm vào trái tim, ở nơi trái tim đó, không có chỗ để chia 3 như cụ Tố Hữu. Chia 3 thì chỉ có mà đột tử. Nó chỉ có 1. Đó là sự rung động trước vẻ đẹp tâm hồn.

Thế mà, bạo phổi thay. Cái tờ lá cải ‘ANTG’ của anh Ư.. , cố nhét cái bài thơ ấy vào tay anh P T Duyệt.

A Duyệt thì không thể nào viết nổi cái bài thơ ấy, nói ngay cho công bằng.
Chỉ cần xét 1 câu thôi:
-Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
-Anh quen rồi-không lạnh, lính mà em.


Thứ nhất, P T Duật sinh trưởng ở một vùng xa thành phố. Khi được gọi vào đại học (hồi đó không phải thi), P T Duật mới lần đầu tiên được ra thành phố. Cái thời gian ngắn ngủi ấy, không thể làm cho P T Duật biết run rẩy trước sắc tím khoác trên bờ vai, của cô bạn cùng trường làng được.
Đơn giản hơn. Toàn miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đó: không có mầu tím. Chỉ có mầu cứt ngựa hoặc mầu tím than.

Thứ nữa, cái từ ‘tà áo’ là một cái từ tối kị, phạm húy trong văn chương cách mạng.
Còn nhớ, Đoàn Chuẩn, vì có bài:
-   Tà áo xanh lơ là mầu anh chót yêu, mùa thu quyến rũ anh nhiều….
Mà bị đánh cho què hẳn. Suốt từ năm 1954 đến 1984, không dám hó hé điều gì. Suốt đời nhận phiếu cung cấp thực phẩm nhân dân, 100 gờ ram thịt/tháng.

Thế nên, PT Duật đang phấn đấu thành Đoàn viên ưu tú, ngõ hầu được vào diện cảm tình Đảng, thì cái tự ‘tà áo’ kia, khác nào cái từ: xa rời bản chất cách mạng – án chém tử hình.
Có treo cổ lên, PT Duật cũng không viết nổi câu thơ đó.

Mà kể ra cũng lạ, rất nhiều bài hát trữ tình, bị cấm suốt 30 năm, giờ đây lại trở thành hót.
Đơn cử.
Bài hát có câu:
-Tôi xa Hà Nội
-Năm tôi 18
-Khi vừa biết yêu.

Hồi 54-84, được coi là nhạc vàng loại nặng. Mở mồm ra câu đó, nhẹ thì bị tụt hạng hạnh kiểm, nặng thì có thể phải khai trừ ra khỏi Đội viên thiếu niên tiền phong.
Đến mức, năm 1968, ở trại trẻ sơ tán tại thôn Kim Hoàng, gần Nhổn, nơi có của hàng ‘Mậu dịch ăn uống Quốc doanh’, mà tôi đã viết trong bài ‘Phở trứng-Miến đậu phụ’ ấy, bọn tôi phải cải biên thành:
-hôm qua Bờ Hồ
-bao nhiêu người chết
-chết vì bom bi.
-riêng tôi một mình,
-tăng-xê đậy nắp
-lên ko việc gì…..

Ừ, bài thơ tình đầu tiên của đời lính, bài Lính mà em, hay ra phết.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #245 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 07:36:02 am »

Cảm ơn một bác thành viên (ThịNỏ78) đã tìm giúp các bài thơ và bài hát.
Xin phép post lên đây, để cùng các bác tiếp mạch hoài niệm.

Bài thơ Lính mà em:

Lính mà em!
Em trách anh sao viết thư chậm thế
Đợi thư hoài em sẽ giận cho xem
Thư anh viết có bao giờ chậm thế
Hành quân dài đấy chứ_ Lính mà em!


Anh gửi cho em mấy cành hoa dại
Làm quà không về kịp em ơi!
Noel này không cùng em dạo phố
Thôi đừng buồn em nhé _ Lính mà em!


Ngày nghỉ phép anh cùng em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều vất vả
Anh mỉm cười nói_ Lính mà em!


Qua xóm nhỏ anh ghi dòng kỷ niệm
Trời mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh- Lính mà em!


Anh kể chuyện hành quân và gối súng
Trăng cuối tuần không thể viết thư đêm
Thư viết cho em nét mờ nét đậm
Hãy hiểu giùm em nhé- Lính mà em!


Ghét anh ghê chỉ có tài biện hộ
Để người ta thương nhớ nhiều hơn

Bài Hát Thư của lính:

http://mp3.zing.vn/bai-hat/LK-Linh-m.../IW8OC0B7.html
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #246 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 07:38:26 am »

Tình yêu lính thời 7x (5)

Cái tình yêu của lính, thời 7x ấy, sao mà khó khăn thế nhỉ.
Giờ mới nghiệm ra, thời đó làm cóc giề có yêu. Chỉ có tiến lên, đi lên, đêm và đêm mà thôi.
Qoái lạ là, tại sao ta cứ phải đêm và đêm nhỉ.
Bài hát nào thì: ‘hành quân đêm’, rồi ‘đêm nay ta lại đào công sự’, tiếp đến là ‘xuyên màn đêm ta đi’, rồi lại ‘đêm nay trên đường’. Cứ mãi đêm là đêm. Chẳng nom thấy tím, thấy hồng ở đâu cả.

Thời 6x, tình yêu tịt ngóm hẳn.
Đây nhé:
Chỉ có thể được nói về người thân, trong hoàn cảnh:
-Hôm qua trên đường, dừng chân (thì mới được) tranh thủ viết thư thăm anh.
Mà thư thì viết cái gì:
-Ơ, quê nhà ta… lúa đang reo mùa….
Đến khi muốn ngỏ lời nhớ nhung, thì đách xoạch một cái, ông chính trị như ở đâu hiện hồn;
-Còn em thì…. Thôi, vội quá đi thôi, em còn lên đường, tiếp vận tải lương. Hẹn anh khi khác….(khi khác là khi nào?)

Đến thời tôi, cũng như đa số các bác cựu binh ở đây, mãi đến tận những năm đầu 8x, khi mà đất nước đã thống nhất được 6-7 năm rồi, thì tình yêu mới dám rón ra, rón rén, lấp la lấp ló.
Này nhé:
Phải là:
-Điều kiện cần: khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố…
-Điều kiện đủ là: cô gái vừa tan ca..,
Và để đảm bảo khí tiết cách mạng, phải là
-Tít ‘cao cao, trong cửa sổ, (thì mới được phép có cảnh) có 2 người – ten ten’

Khổ thể đấy, cứ thập thà thậm thụt. Chỉ có đi đái, là được đi công khai ngoài đường.

Chẳng bù như bây giờ.
Trời thì rét cắt da, cắt thịt, mà hội nghị cựu chiến binh phường, mấy cái con bé ca sỹ mặc quần áo thiếu vải, nó cứ nhẩy xổ vào mặt mình:
-Sờ em đi (tạt chờ mi nao)
-Ôm em đi (hầu chờ mi nao)

Yêu đương quách giề nữa.
Tình yêu lính thời 7x, cứ gọi là bố của đỉnh.

Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #247 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 01:43:03 pm »

Đọc hồi ức của bác baoleo về tình yêu lính thời 7x, gợi nhớ rất nhiều về 1 thời.
Tôi có 1 nhận xét nhỏ: Cả 2 bài thơ bác thích đều có chung 1 đặc điểm là khuyết danh.
Thơ "chính danh" của Hữu Loan, Phan thị thanh Nhàn bác không thích ạ? Bác Duật có câu: Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón cũng hay đấy chứ bác nhỉ?
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 02:45:16 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #248 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 08:18:58 am »

.........
Tôi có 1 nhận xét nhỏ: Cả 2 bài thơ bác thích đều có chung 1 đặc điểm là khuyết danh.
.....
Bác tuanb5 thân mến, "trăm họ - bách tính" mà  Grin

Mà cũng mong bác và các bác khác, viết về những hoài niệm của mình đi.
Rất mong được đọc, các chia sẻ, của các bác.  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #249 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 08:54:38 am »

Tình yêu lính thời 7x (6)

Quay lại tình yêu của lính thời 7x đấy.
Như đã kể trong trong: ‘Mối tình đầu hay là câu chuyện cai thuốc lá’, được viết trong ‘Khi người lính trở về gia đình’, lúc đó bọn tôi đã qua đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhất là trong không khí đặc quánh mùi thuốc súng sắp nổ, những ngày trước đợt 12 ngày đêm 72, bọn tôi đều ở trong tâm thế sẵn sàng nhập ngũ.
Những thằng bôn sệt như tôi, đều có 1 quyển vở, gọi là ‘Sổ lưu niệm’, mà sau này được gọi với cái tên chính thống hơn là ‘Sổ tu dưỡng’.
Trong đó thì ghi thập cẩm bà làng.
Trang đầu, dưới dòng chữ kẻ công phu ‘Sổ lưu niệm’, thường là có hình tự vẽ 1 khuôn mặt anh lính có nòng súng trường lấp ló sau vai, một bông hoa nào đó (vì chẳng giống loài hoa nào cả), và 1 hình máu lửa nào đấy. Đại loại như 1 cái F105 (cho dễ vẽ) cắm một nửa xuống đất, với làn khói bay 1 cách điệu lên trời.
Tuyệt nhiên, cấm thấy có hình vẽ nào, với chủ đề: trái tim với con dao găm xuyên qua, đang rớm máu.
Phần quan trọng, trong cuốn sổ đó, thường là các câu sấm truyền bất hủ.
Tỷ như của anh người yêu của cô Tô-nhi-a là: ‘Đời người chỉ sống có 1 lần, sống làm sao để ….’.
Đến những câu tuyên truyền về vệ sinh, như: ‘nếu anh hay nhổ bậy dọc đường, thì thà rằng, anh rút dao găm ra, đâm cho mỗi người, đằng sau anh một nhát – còn hơn’ – trích Páp Lốp.
Đương nhiên là những câu thời thượng thì không thể thiếu. Tỷ như của anh Lương: ‘cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến…..’.
Đấy là phần cúng cụ, không thể thiếu, nếu anh là Đoàn viên ưu tú.

Còn phần yêu thích nhất, chính là phần chép các bài thơ bất hủ.
Thời điểm cuối năm 1972 đấy, bài thơ tình hay nhất, là đỉnh của các con gà trống choai đang hăng tiết vịt, chính là bài ‘Lính mà em’.

Lại nói về Lan.
Như đã kể trong chuyện đã trích dẫn. Cái giọt nước tràn ly, làm cho baoleo trốn mất hút cô bạn thông minh, mỏng mày-hay hạt, không phải đã là câu nói của Lan.
Mà chính là: đêm đó về, trong lúc tâm hồn hoảng loạn, baoleo toan rút sổ tự tu nói trên ra để xám hối, thì bỗng…
Như có một làn hương cốm nếp thơm, của cách đồng hợp tác xã đang vào mùa chính vụ, đang như lan tỏa ra từ cuốn sổ giáo điều.
Và hương nếp thơm, dường như đang đọng lại, ngay phía dưới bài thơ tình ‘Lính mà em’.
Nơi đó, có một dòng chữ không thể mềm mại hơn, với hương cốm không thể ngát thơm hơn, chữ của Lan:
-Em xa lánh những ngày vui trên phố
-Để nhớ người hay nói: ‘lính mà em’.


Và thế là, baoleo tôi trốn biệt. Tạm biệt mối tình đầu của cuộc đời.
Bởi, làm sao có thể hành động khác được, các cụ cựu chiến binh bây giờ ơi.
Với những thằng bị ngộ độc về tư tưởng như bọn tôi, cùng với sự ngộ chữ đến ngu dại, bọn tôi nghĩ rằng, mình trước sau cũng sẽ ra trận, và bị đạn nó thịt.
Mà đã là người chiến sỹ, thì phải như của cụ Văn Cao: ‘bao chiến sỹ oai hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường…’.
Hoặc đầy oai phong như Pa ven, ưỡn ngực trần trên yên ngựa, trong cơn gió lốc của miền thảo nguyên Bạch Nga, đầu đội mũ nhọn với ngôi sao đỏ của sư đoàn Bu-đi-on-nưi, miệng hét vang: sát, sát…
Bét nhất cũng là cầm cây AK với chiếc mũ tai bèo che nắng (chứ cóc phải che mảnh đạn), lao lên trong ánh đạn lửa cầu vồng, để giải phóng thành đô.
Chốn oai dũng - phong trần ấy, phải như Khinh Kha đi vào đất nghịch.
Hồng trần vướng bận mà làm chi.

Ôi, những ngu dại của một thời.
Nên giờ đây, chỉ còn là tiếng thở dài, gieo nỗi u hoài vào trong thinh không, mà thôi.
Bài thơ tình yêu đầu tiên của lính, bài ‘Lính mà em’. Đến giờ vẫn thấy hay.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM