Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:32:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283175 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #210 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 02:45:07 pm »

Vĩnh biệt Cụ Sấu ngàn năm.

Trong rừng già Cúc Phương, có Cụ Sấu ngàn năm tuổi.
Cụ Sấu được bảo tồn và giữ gìn, như một minh chứng cho sự trường tồn, xanh tươi của đất nước.
Có thể, nhiều trăm năm trước đây, trên đường hành quân chống giặc Nguyên Mông, các chiến binh của Vua Trần, đã từng hạ trại, nghỉ chân dưới chân của Cụ Sấu già.
Có thể các cụ chiến binh thời ấy, đã từng được Cụ Sấu cho quả thơm, để nấu bát canh chua, đặng thêm ấm lòng trên đường hành quân giết thù.
Nhiều trăm năm sau, vào một ngày cuối cùng của năm 2010, cũng có những người lính, cựu chiến binh, lính của Cụ Hồ, đến vấn an Cụ Sấu.
Vào ngày 30/12/2010 đó, khi những người lính của Cụ Hồ đến thăm, Cụ Sấu còn vượng lắm.
Và chúng tôi, những người lính của Cụ Hồ, cũng luôn mong, Cụ Sấu được trường tồn cùng sông núi.
 Đây, Cụ Sấu năm 2010.




Hỡi ôi.
Cây cũng như người.
Có sinh, có mệnh....
Quan một người bạn (chứ chẳng có thông báo chính thức nào của thông tin lề phải), khoảng hai tháng trước đây, Cụ Sấu đã ‘cưỡi hạc tiên du’
Đây, những gì còn lại của Cụ đây.





Ôi thôi thôi.
Xin chào cụ Sấu lần cuối. Xin tiễn cụ về nơi phương trời xa thẳm.
Mong rằng khi cụ ngã xuống, và để lại khoảng trống trong rừng, thì từ khoảng trống ấy, sẽ vươn lên được một mầm xanh, cho đời nay, cho muôn đời sau.
Lại mong rằng, cụ ngã xuống, kèm theo hòn phụ tử ngã xuống, nàng Tô Thị bị nung vôi, dòng sông Cái bị chặn dòng, làm trơ tầng cát kết nơi chân cầu Đuy Me, thì cũng không phải là sự, báo hiệu một điềm dữ nào, như sấm của Trạng Trình đã phán.
Mà hy vọng rằng, cụ ngã xuống, sẽ báo hiệu một cái gì đó, tươi mát hơn, sẽ rón rén đi đến với chúng sinh hôm nay.
Tạm biệt cụ Sấu, chúng con, những người lính Cụ Hồ, những người có may mắn đã được đến vấn an cụ hồi tháng 12/2010, sẽ nhớ mãi cụ.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #211 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:34:00 pm »

NGƯỜI THỢ DỆT.
   Sau khi xuất ngũ trở về , thời gian đầu tôi cùng mấy ae cùng đơn vị phiêu du một số nơi.
Thời gian sau , tôi đi thăm bà con bên quê ngoại - vùng núi Ba vì , thuộc Sơn tây cũ. Cho tới cuối năm 1987, nhờ một người quen, tôi được nhận vào làm công nhân của một NM dệt ở Hà nội.
Vậy là bắt đầu một chặng mới trong cuộc đời !
Hôm đầu tiên tôi được điều về PX Nhuộm .Đó là một gian xưởng rộng chừng 500m2 , không khí trong xưởng lúc nào cũng hầm hập, ẩm ướt  và đủ các mùi : từ nước tẩy Javen , Xút ăn da ( NaOH) H2SO4, v.v...
 Ngày thứ 2 chúng tôi bắt đầu cuộc đời công nhân. So với môi trường QĐ thì thoải mái hơn , nhưng đổi lại thì - mọi thứ cứ rối tinh như canh hẹ .
Chả là : chúng tôi phải tiếp xúc với đủ loại hóa chất , và mệt đầu nhất là cách phân biệt các loại sợi : Côston , PE, Peco,...Đúng là ... Rối như tơ vò .
Trong bữa ăn giữa ca ,  tôi nhìn thấy mấy gương mặt quen , hình như gặp ở đâu đó ?
Hỏi ra thì là lính Vị xuyên 1984 -1986 , Có 1 ông ở E149 , 1 ông  là lính E150 pháo binh  Đều là lính " Ba lam sắn " ( 356) Hic,
Cùng tổ với tôi có một tay , mặt mũi dữ tợn  , 2 đùi xăm 2 con ếch , lúc giải lao hút thuốc , tôi hỏi :
- Lính ở đâu ?
Hắn đáp :
Vị xuyên .
Tôi  vỗ đùi , hỏi tiếp :
- Sư nào ?
Hắn đáp :
- Ba mùa mưa ( F 312 ) .
Hắn hỏi tôi :
- Còn ông ?
- Tôi nói mình ở F356, ...sau đó tụi tôi kể về qúa khứ lúc tham chiến ở Vị xuyên .
Vậy là trái đất rất Tròn . Phải không các bác Cựu ?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #212 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 08:57:25 am »

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười

Hôm nay kỷ niệm Cách mạng tháng 10.
Ngày nay, nước Việt ta, đại bộ phận và báo lề phải cũng quên rồi. May lắm, có đoàn đại biểu cấp phường hoặc quận, đến đặt vòng hoa tại chân tượng đài Lê Nin, cho gọi là có.
Riêng baoleo tôi, ngày hôm nay, vẫn tự uống rượu 1 mình, 100 gram theo đúng tiêu chuẩn của Hải quân, để nhớ về ngày này.
Bởi lẽ, hồi bé, rồi đến hồi trai trẻ-quân ngũ, thì Liên Xô luôn là nguồn cảm hứng về 1 điều gì đấy tươi sáng.
Cũng giống như mối tình đầu, cho giù không có cái kết hậu, nhưng không ai vứt bỏ nó, mà vẫn nhớ mãi về nó, kèm theo 1 nụ cười êm mát, xa mờ.
Nhiều người không muốn nhớ, nhưng riêng baoleo tôi, hôm nay vẫn uống uống rượu 1 mình, 100 gram theo đúng tiêu chuẩn của Hải quân, để nhớ về ngày này -nhớ về 1 thời tin tưởng vào tương lai sán lạn, xa mờ.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #213 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:46:01 am »

        Chào bác Báo ! Lâu rồi không đến thăm nhà bác . Xin chúc bác mạnh khỏe , gặp nhiều thuận lợi .
   Hôm nay kỷ niệm cách mạng tháng mười Nga . Tôi cũng có tâm trạng như bác . Nhớ , trân trọng , biết ơn họ . Nước Nga xô viết và những dân ,người bạn Nga đã khẳng khái , vô tư giúp chúng ta trong cuộc đấu tranh thống nhất và xây dụng đất nước . Tôi chưa được đặt chân đến đất nước Nga xa xôi . Nhưng có lẽ từ văn học ,thơ ca , phim ảnh ... đã làm thấm đậm trong tôi , tình cảm đối với đất nước con người này  ...
            Những năm tháng trước đây họ giúp ta nhiều , với chúng ta là những người lính những người ccb , luôn cảm ơn họ . Đó là đạo lý , thủy chung của chúng ta .Cho dù nước Nga hôm nay họ đi về đâu , điều đó không làm lu mờ , chẳng  phải là việc để cho ta quá bận tâm . Nó chẳng thể làm ảnh hưởng đến tình cảm đó  .
        Bác báoleo ạ . Chúng ta cùng nâng cốc 100 gam rượu Vốt ka ca Nga , chúc mừng họ và hãy nhớ tới họ .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:10:09 am gửi bởi huonghn76 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #214 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:53:44 am »

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười

Hôm nay kỷ niệm Cách mạng tháng 10.
Ngày nay, nước Việt ta, đại bộ phận và báo lề phải cũng quên rồi. May lắm, có đoàn đại biểu cấp phường hoặc quận, đến đặt vòng hoa tại chân tượng đài Lê Nin, cho gọi là có.
Riêng baoleo tôi, ngày hôm nay, vẫn tự uống rượu 1 mình, 100 gram theo đúng tiêu chuẩn của Hải quân, để nhớ về ngày này.
Bởi lẽ, hồi bé, rồi đến hồi trai trẻ-quân ngũ, thì Liên Xô luôn là nguồn cảm hứng về 1 điều gì đấy tươi sáng.
Cũng giống như mối tình đầu, cho giù không có cái kết hậu, nhưng không ai vứt bỏ nó, mà vẫn nhớ mãi về nó, kèm theo 1 nụ cười êm mát, xa mờ.
Nhiều người không muốn nhớ, nhưng riêng baoleo tôi, hôm nay vẫn uống uống rượu 1 mình, 100 gram theo đúng tiêu chuẩn của Hải quân, để nhớ về ngày này -nhớ về 1 thời tin tưởng vào tương lai sán lạn, xa mờ.
Hồi xưa thì đúng là vậy thật - nhà thơ Giang Nam có một bài, hình như là "Trên bến cảng Quy Nhơn" gì đó từ những năm 61-62 mà bây giờ tôi còn nhớ vài câu:

Nhớ lại ngày nào trên biển Quy Nhơn
Cô gái miền Trung lau lệ tiễn chồng đi tập kết
Nép vào ngực chồng trước giờ tạm biệt
Thì thầm hỏi nhỏ như sợ ai nghe
..............
..............
..............
Hôm nay trên đường về qua xóm nhỏ
Có cô bé nghèo níu áo hỏi tôi
Ngừng quay xa đôi mắt ngẩng nhìn trời
"Mình đã bắn trúng mặt trăng rồi hả chú?"

Ai giảng cho em điều kỳ diệu đó
Liên Xô là mình em bé gái ơi

Hôn mái tóc thơ khét nắng bồi hồi
Tôi chợt nhớ chuyện ngày nào trên bến cảng.
Logged
TimdongdoichoBa
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #215 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 03:50:54 pm »

Tạm chen ngang dòng hồi ức, để viết về chuyện hôm nay, tạm gọi là:

Giờ này em ở đâu

Thời gian như bóng câu ngoài khung cửa. Thoáng chốc đã mấy chục năm rồi.
Người lính năm nào, nay đã là cựu lính- phó thường dân loại 3, đang cần mẫn cuốc đất-lật cỏ để kiếm ăn trên đất Hà thành xôn xao.
Những cơn mưa của cơn bão số 4, cuối tháng 7- năm 2012, như quất thẳng vào người cựu lính- phó thường dân loại 3, đang gò người trên con ‘Dim già’ trên đường nhặt thóc giữa chốn đô thị phồn hoa.
Những hạt mưa lạnh ngấm vào cái thân thể còm cõi,  làm người cựu binh rùng mình. Cái rùng mình làm nhớ lại giọt sương năm xưa, đã rơi vào cổ áo nhà binh Hải quân, trong cái đêm chia tay cô bé Hải Lệ thủ thư.

Hỡi Hải Lệ, cô bé mắt nai bên mép sóng vùng 1 năm xưa, cho giù bây giờ, em đã là một mệnh phụ phu nhân quyền quý ở vùng Vườn Đào-QN, hay là một người mẹ nghèo, đang tần tảo gỡ hầu trên gềnh đá Cát Hải. Em hãy nhớ về những năm 8x, với những đợt sóng bạc đầu, chùm lên con tầu PCF năm xưa. Em hãy nhớ về vùng biển biên giới Đông bắc, thời biên giới - chiến tranh :

Nơi đông đến với muôn vàn nỗi nhớ
Nơi một thời, ta thầm gọi tên nhau.

Một con sáo sang sông - Một nhành hoa đào nở
Anh đi hoài trong nỗi nhớ mênh mông

Biển biên cương, thẫm đẫm ánh sương mờ
Trong gió lạnh, có mùi hương quả chín
Trong gió sớm, có điều gì xao xuyến
Để ráng chiều - đỏ mọng cả hoàng hôn

Những ước mơ xa - những kỷ niệm mềm
Trang trí nhớ như chùm hoa mua tím
Những lầm lỡ, cũng là bài học lớn
Và mơ hồ, là ánh mắt người thương

Anh chẳng dám tìm, điều mới lạ đâu em
Bởi biết cuộc đời, không đẹp như mơ ước
Hạnh phúc bay về, đâu dễ đậu cành ta
Và bây giờ, em hỡi, cách xa
Càng tô đậm, những dáng hình kỷ niệm

Nơi mình đã sốn,g một thời rất đẹp
Áo lính sờn,  nhưng trán ngập ước mơ
Nơi một thời ta tập tọng làm thơ
Bởi bối rối trước cái nhìn là lạ
Nơi lạnh đến, bỗng hóa thành nỗi nhớ
Nơi một thời ta thầm gọi tên em….

Hay quá Bác Baoleo ơi, tâm trạng của người cựu lính lúc xuất ngũ với bộn bề lo toan cho cuộc sống mưu sinh và những trăn trở trước áp lực "cơm áo" thời bấy giờ cùng tình cảm trong sáng của thanh niên trong từng câu thơ, lời văn thuật lại làm cho cháu cảm nhận rất thực về ngày ấy.

Bao khó khăn vất vả đã qua đi, chúc Bác sức khoẻ và luôn là ký ức sống của lịch sử ngày nay !!!

"Nơi mình đã sống một thời rất đẹp
Áo lính sờn,  nhưng trán ngập ước mơ
Nơi một thời ta tập tọng làm thơ
Bởi bối rối trước cái nhìn là lạ
Nơi lạnh đến, bỗng hóa thành nỗi nhớ
Nơi một thời ta thầm gọi tên em…."
Logged
TimdongdoichoBa
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 05:10:50 pm »

Trong khi gạt những giọt mồ hôi rơi thánh thót trên đường mưu sinh, baoleo chợt nhớ ra chút tiếng Anh còm cõi của mình.
Việc học mót được 1 chút tiếng Anh còm cõi, cũng là 1 câu chuyện của thời lính biển.
...
Không muốn bỏ phí vốn tiếng Anh còm cõi, đêm đêm, sau 1 ngày cầy cuốc ngoài đường, baoleo cần mẫn đến các lớp tiếng Anh - giá rẻ buổi tối, để tu luyện thêm.
Những mong có 1 sự tình cờ của số phận.

[/quote]

Ôi, bác Baoleo thật là đáng khâm phục, đọc những dòng này của Bác- cháu thật hổ thẹn mà,  thấy mình cần cố gắng nhiều hơn, không nên bỏ phí thời gian của tuổi trẻ để làm những chuyện vô bổ.

Hân hoan và trân trọng người lính cụ Hồ vượt khó trong mọi hoàn cảnh!!
Logged
TimdongdoichoBa
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #217 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 06:47:06 pm »

Cuộc đời qua những tấm hình (2)
Trong bộ quân phục binh nhất Hải quân.

Ảnh này chụp ở căn cứ Hạ Long.

Thương lắm. Quân phục chiến sỹ Hải Quân, từ khi thành lập quân chủng (năm 1955) đến tận bây giờ (2012), vẫn không hề có một sự thay đổi nào, cả về mầu sắc lẫn kiểu dáng.

Các cụ Hải quân hồi 5 x mặc thế nào, các cháu Hải quân giờ ở Trường Sa (2012), vẵn mặc như thế.

Chả bù cho cánh bộ binh hay các quân chủng khác, được mặc quân phục kiểu mới liên tằng, thay đổi 'mốt' liên tục. Híc!





Bác Baoleo ơi, ngày xưa bác bảnh thật mà còn nhìn "ngầu" nữa Grin, cháu và các bạn luôn có cảm tình với đồng phục Hải quân này đấy ^^, khi gặp các anh chàng mặc trang phục này điều nhìn không chớp mắt luôn  Cheesy
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #218 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 02:57:56 pm »

Cảm ơn cháu 'Timdongdoichoba'.
Chú và các chú cựu chiến binh khác, luôn rất vui, khi thấy các bạn trẻ, yêu mến những người lính 'bộ đội Cụ Hồ'.
Chừng nào các bạn trẻ còn yêu mầu xanh áo lính, chừng đó, các người lính già như các chú, vẫn còn có thể yên lòng, để đóng góp thêm chút sức với đời, vayền lòng vui vầy bên con cháu.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #219 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 03:03:51 pm »

Trong 'CAT' Về người lính hôm nay này, rất nhiều bài nói về cái sự ăn.
Baoleo tôi hôm nay, cũng xin góp 1 bài về 'ăn'. Bài này đã được nâng cấp lên, từ phiên bản bài cũ. Wink


Phở trứng

Đó là năm 1969. Kết thúc thời kỳ sơ tán đợt 1 của trẻ con Hà Nội.

Hãy nhớ về những món ăn sang trọng của một thời.

Còn nhớ, tại cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ở Nhổn-Hà Tây, nằm ven đường 32, đối diện với chợ Nhổn. Tại của hàng này cũng có phục vụ 2 món trứ danh, đó là: phở trứng và miến đậu phụ.
Xin nói về Món cao lâu thứ nhất: Phở trứng.
Đó là 1 bát phở bao gồm 1 tô phở không người lái, có 1 chút hành, và tâm điểm là 1 miếng trứng vịt rán.
Miếng trứng được chế biến theo kiểu: trứng đánh tơi, nhanh tay đổ vào chiếc chảo to đang nóng vì mỡ sôi già, khéo léo lắc chiếc chảo cho trứng dàn mỏng được ra khắp lòng chảo, tạo thành 1 lớp trứng mỏng tang. Sau đó, cuộn lớp trứng mỏng ấy lại như cuôn bánh cuốn. Thành phẩm là được 1 chiếc chả trứng cuộn tròn và dài.
Khi dùng dao sắc như dao cạo râu cắt ra, ta được từng miếng trứng tráng có đủ độ đậm nhạt của sắc mầu và có những lớp lang như miếng bánh ga tô.
Mỗi bát phở trứng được 1 miếng trứng thái cuộn như trên, tầm 1 phần 3 quả trứng vịt.

Món cao lâu thứ nhì, là món miến đậu phụ.
Bát cao lương mĩ vị này, được đựng trong cái bát chiết yêu.
Bao gồm một chút miến dong, một chút hành, nước dùng là nước sôi có chêm muối-không mì chính.
Và đỉnh của đỉnh là có 2 miếng đậu phụ rán. To bằng 2 nửa miếng đậu phụ loại 1 nghìn/bìa bây giờ.
Gía của bát phở trứng là 3 hào/bát. Còn giá của tô miến đậu phụ là 2 hào/bát.

Cách phục của cửa hàng ăn thời đó cũng rất độc đáo.
Đó là phải xếp hàng để mua tích kê.
Phở trứng là cái mảnh sắt tây hình gần vuông hoặc gần chữ nhật. Miến đậu phụ thì tích kê là mảnh sắt tây hình gần giống tam giác.
Còn xi-rô lựu (chẳng hiểu tại sao lại gọi là xi-rô lựu, chỉ biết đó là 1 thứ nước hơi ngòn ngọt và có mầu hơi hồng hoặc hơi đỏ-tùy theo tay nghề của nghệ nhân chế biến), thì tíc kê là miếng sắt tây hình gần tròn.
Cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh chỉ phục vụ 3 món đó, không có món thứ tư. Vua đến ăn cũng mặc kệ Angry, thực đơn chỉ có vậy.
Tất cả 3 loại tích kê trên, đều có 1 cái lỗ thủng  ở gần giữa miếng sắt tây.
Và sau khi xếp hàng mua tích kê xong, muốn ăn thì lại phải xếp hàng, để lĩnh món sơn hào-hải vị kể trên.
Cái dây người xếp hang để lĩnh vật phẩm này, có hướng ngược với dây người xếp hàngmua tích kê, đầu hàng hướng về cái ô vuông phát ngọc thực.

Để chống bọn lưu manh-phản động làm giả giấy tờ có giá  Angry, cơ quan chuyên môn đã có cách thức sau: nối giữa quầy bán tích kê và ô lĩnh hàng, có ba sợi dây thép song song. Một cái dây để lồng và dẫn hướng tích kê hình chữ nhật (hoặc vuông), một cái dây để lồng và dẫn hướng cái tích kê hình tam giác, cái dây thứ 3 còn lại thì để lồng và dẫn hướng cái tích kê tròn.
Đó là lý do tại sao, các tíc kê đều có lỗ thủng ở giữa.
Khi đã nộp tiền xong, thủ quỹ căn cứ vào vật phẩm được bán ra, sẽ lồng cái tíc kê tương ứng vào sợi dây thép phù hợp, rồi đẩy cái tíc kê ấy ra ngoài. Khách hàng tự dẫn cái tíc kê của mình đến cái ô vuông thần tiên kia.
Nếu như có 1 ông hỗn ăn, mua cả 3 thứ, thì ông ta phải khéo léo đi vào giữa 3 hàng dây và phải nhanh tay đẩy 3 cái tíc kê của mình cùng lúc. Nếu dẫn hướng tích kê không khéo và đi chậm, thì sẽ bị con ma đói phía sau, nó chửi.

Baoleo còn nhớ đó là năm 1969, kết thúc đợt sơ tán chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần thứ nhất.
Để liên hoan chia tay nơi sơ tán là thôn Kim Hoàng, huyện Hoài Đức – Hà Tây, baoleo quyết định lắc cái ống tre tiết kiệm (làm gì có tiền mua lợn đất-mà chỉ lấy cái đoạn ống tre, cưa vát 1 tý ở thân ống để làm chỗ đút tiền) ra 6 đồng 5 xu-tức là 3 hào, cuốc bộ ra thị trấn Nhổn để tự khao.

Sau khi đứng trước “Cửa hang Mậu dịch ăn uống Quốc doanh’ tầm gần 1 tiếng, nghiến răng cỡ mòn mất ‘đề xi dem’   Cool răng cho đỡ tiếc, baoleo hùng dũng tiến vào quầy mua tíc kê. Lúc trao tiền, cô thủ quỹ kêu thét lên vì bỏng tay. Hóa ra, do baoleo nghiến răng, nắm chặt 6 đồng 5 xu mạnh và lâu quá, đến mức cả 6 đồng xu đều nóng đỏ cả lên. Grin

Đến tận hôm nay, khi gõ những dòng này, baoleo vẫn ân hận là đã dám xa xỉ tiêu tiền để ăn một cách hoang toàng, phá phách như thế.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM