Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:05:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #180 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 07:55:42 am »

@ các bác tung 677, behien, nguyenhongduc và các bác khác: cảm ơn các bác tham gia viết bài, làm dầy thêm ký ức của các cựu binh trong đời sống hôm nay.
Mong các bác viết nhiều về mặt tích cực, nhằm làm tô đẹp thêm bản chất anh bộ đội Cụ Hồ.
Rất cảm ơn các bác, các bạn CCB thân yêu.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2012, 11:27:07 am gửi bởi baoleo » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #181 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 07:56:56 am »

Hành quân hôm nay
Những cơn gió đầu mùa vào sớm mai, lại gợi nhớ đến những cuộc hành quân. Những cuộc hành quân thời chiến binh và những chuyến business khi đã về với đời thường.
Trên suốt dọc đường hành quân qua mọi miền đất nước, qua mọi không gian và qua mọi thời gian, ta lại thấy muôn sắc mầu của Đất nước.
Ngoài mầu xanh bát ngát của núi rừng, còn có những đóa hoa đỏ, cháy rực suốt dọc đường hành quân.
Mầu đỏ như là một cuộc chạy tiếp sức, chuyển sắc đỏ cho cỏ cây bốn mùa, vượt qua không gian, vượt qua thời gian.
Mùa xuân, các cánh rừng cao su sau mùa chút nhựa, đang cháy đỏ rực lá cành suốt dọc đường 20 từ ngã ba Dầu Giây lên nam Tây Nguyên.
Sang mùa hè, mầu lửa cháy ấy lại truyền sắc đỏ cho những búp hoa chuối rừng mênh mông miền MaDaHoai.
Mùa thu hanh hao nắng vàng miền bắc, mầu đỏ tin yêu được truyền tiếp cho những cánh hoa Pơ Lang. Những đóa hoa Pơ Lang cháy đỏ ngay cả trong những cơn mưa rào tầm tã của miền cao nguyên. Mùa thu với hương cốm se lạnh Hà Nội, thì ở Tây Nguyên đang mùa mưa chính vụ. Mùa của cành lá đâm chồi và là mùa của sắc đỏ Pơ Lang.
Sang mà đông giá lạnh, sương mù ngăn cản các chuyến bay hạ cánh xuống các sân bay vùng châu thổ sông Hồng. Thì lúc này, mầu đỏ được truyền vào cho trái qủa cà phê. Mầu đỏ cà phê lúc này còn pha thêm một chút hương sắc tím, Vâng - đã qua mấy mùa trăng xa nhau, nhớ tím mầu hoang hôn là phải lắm rồi.Và bây giờ đang là mùa khô, mùa lá đỏ Tây Nguyên.
Mùa đông, mùa chín tím trái cà phê Tây Nguyên, cũng là mùa đỏ cháy của hoa Giong riềng –thứ củ làm miến, thứ củ tạo công ăn việc làm, cho những người dân nghèo bình dị, miền thượng du quê bạn lính nguyentrongluan của tôi.
Những bụi cây Giong riềng dàn dạt suốt ven sông Hồng . Cây củ Giong riềng  thay cơm những năm xưa đói kém thời thơ ấu của các cựu binh, nó chỉ xếp hàng sau sắn và khoai thôi . Hoa  Giong riềng đỏ như những búp lửa vào mùa đông,
như những búp B40 sẵn sàng bắn vào quân thù, hôm xưa, và hôm nay.  

Chuyện đời thật gần nhưng cũng thật xa. Chi có mầu đỏ vẫn rực cháy, xuyên suốt thời gian, vượt qua không gian.
Hành quân năm xưa là ba lô trên vai với khẩu súng trường, bạn bè dọc bước quân hành là mầu đỏ miên man của những đóa hoa rừng.
Hành quân hôm nay, bầu bạn là mặt trời, mặt trăng và những vì sao tinh tú của bầu trời.
Hết bay ngày, lại bay đêm.
Hết bay cùng hướng mặt trời, lại đến những chuyên bay ngược hướng mặt trời.
Và hôm nay, sắp rằm trung thu, mặt trăng-tròn như quả thị vàng, treo lơ lửng bên ngoài cửa sổ máy bay trên nền mặt biển Thái Bình Dương, lại chợt nhớ về, ánh trăng vàng lẫn trong nhiều sắc cầu vồng, sau đuôi chiếc pháo hạm của người lính hải quân baoleo ngày nào.
Và hôm nay, ngoài kia, sau kính xe việt giã, là các cô gái Stiêng. Bắp chân trần không còn trắng nữa mà cũng đã nhuộm đỏ bazan rồi. Chiếc gùi sau lưng cô chĩu đỏ ngô nương. Và từng giọt mồ hôi đang lăn dài trên đôi má hồng xuân.
Lính office không có gùi ngô chĩu nặng sau vai, nhưng các ngón tay búp măng ánh hồng, đang lướt trên phím computer trong building điều hòa trung tâm, cũng nhiều chĩu nặng lắm đấy.
Và bây giờ, sắp lại đến mùa khô Tây Nguyên, mùa của ào ào lá đỏ, mùa của đầy trời bụi đỏ bazan. Mùa của hoa chăm pa dọc đất Nam Lào. Chợt nhớ bài hát về đường 9 Nam Lào hồi chiến tranh:
Mùa hoa Chăm Pa đây, đất Lào nở hoa,
Mừng anh chiến sỹ, giữ yên làng quê..

Không gian chuyển mùa, mùa của hành quân, mùa của sắc đỏ chuyển giao.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #182 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 08:46:05 am »

Anh baoleo thân ,

BH chỉ kể một câu chuyện chứ không dám bình luận gì về những quy định pháp luật hay trách nhiệm công dân , có thể BH hơi " phụ nữ " một tý , BH chỉ thấy rằng cuộc sống của người lính khi hòa nhập vào cuộc sống đôi khi không dễ chút nào . Như anh TB mà BH kể vậy , anh biết mình sai , vì anh rất ngượng ngùng khi BH hỏi về chuyện " vì sao anh ngã " ấy . Với cuộc sống khó khăn của đất nước những năm đầu 90 ấy thì một người bình thường như chúng ta có khi còn chưa định hướng nổi tương lai , đằng anh chỉ mới học chưa hết cấp 1, không nghề nghiệp , khi quay về chỉ còn một chân ,  ,còn người mẹ già và 3 đứa em nhỏ còn đi học , anh chẳng thể suy nghĩ nhiều hơn , có lẽ ở vào hoàn cảnh của anh ít ai có thể làm khác được, thôi thì cứ liều kiếm chút cơm , chút vốn làm ăn rồi tính sau . BH cám cảnh là vì vậy , còn đời sống xã hổi thì làm sao tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực này nọ . Trong cái biểu hiện bên ngoài nhất thời của một con người , BH luôn nhìn thấy bản chất bên trong của họ, hẹn anh Baoleo hôm nào BH sẽ kể tiếp chuyện ngày hôm nay của người TB ấy nhé . Đảm bảo anh sẽ thấy BH nói không sai Smiley .

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2012, 08:53:02 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #183 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 12:09:19 pm »

@ các bác tung 677, behien, nguyenhongduc và các bác khác: cảm ơn các bác tham gia viết bài, làm dầy thêm ký ức của các cựu binh trong đời sống hôm nay.
Mong các bác viết nhiều về mặt tích cực, nhằm làm tô đẹp thêm bản chất anh bộ đội Cụ Hồ.
Rất cảm ơn các bác, các bạn CCB thân yêu.

hehe cái này báo đài nói nhiều rồi bác ơi không cần thiết phải nói thêm ở đây . Chúng ta phải trung thực , anh em nào trở về may mắn ta chúc mừng , anh em nào trở về khó khăn ta chia sẻ . Muốn làm đẹp bản chất anh bộ đội Cụ Hồ thì cũng phải trao cho người ta bút , màu thì người ta mới tô được  Grin
Như em đây ngày trở về cũng được trao bút màu để tô bằng cách giới thiệu vào 1 cty làm chân bốc vác gạo , xét thấy sức khỏe mình không có nên cả lũ lính K ốm đói bệnh tật bọn em không dám nhận đành cám ơn rồi ra về thuê xích lô đạp , phụ hồ để sinh sống . Thằng bạn em nhà ở Bình Phước nhưng lại bám vỉa hè trước CA quận TB để vá xe ( chắc mấy anh CA thương nó là lính K về nên không đuổi ) . Có thằng trước khi đi lính làm nghề bán bánh tiêu bánh bò , sau khi đi lính về thì nó bán bánh bò bánh tiêu  Grin Mấy thằng này mà hỏi nó bản chất anh bộ đội Cụ Hồ là gì tụi nó không biết đâu  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #184 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 12:11:39 pm »

@ các bác tung 677, behien, nguyenhongduc và các bác khác: cảm ơn các bác tham gia viết bài, làm dầy thêm ký ức của các cựu binh trong đời sống hôm nay.
Mong các bác viết nhiều về mặt tích cực, nhằm làm tô đẹp thêm bản chất anh bộ đội Cụ Hồ.
Rất cảm ơn các bác, các bạn CCB thân yêu.

hehe cái này báo đài nói nhiều rồi bác ơi không cần thiết phải nói thêm ở đây . Chúng ta phải trung thực , anh em nào trở về may mắn ta chúc mừng , anh em nào trở về khó khăn ta chia sẻ . Muốn làm đẹp bản chất anh bộ đội Cụ Hồ thì cũng phải trao cho người ta bút , màu thì người ta mới tô được  Grin
Như em đây ngày trở về cũng được trao bút màu để tô bằng cách giới thiệu vào 1 cty làm chân bốc vác gạo , xét thấy sức khỏe mình không có nên cả lũ lính K ốm đói bệnh tật bọn em không dám nhận đành cám ơn rồi ra về thuê xích lô đạp , phụ hồ để sinh sống . Thằng bạn em nhà ở Bình Phước nhưng lại bám vỉa hè trước CA quận TB để vá xe ( chắc mấy anh CA thương nó là lính K về nên không đuổi )

Bác Baoleo cứ khéo "no", anh em tụi em vẫn tự hào rằng đã có một thời từng khoác áo lính mà  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #185 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 06:57:33 pm »



    yên tâm đi baleo - anh em vào sinh ra tử có bứt xúc, nói một tí cho khỏi stress đấy mà, nói là tự điều chỉnh ngay thôi; chàng thanhh63 nói thay anh em tôi rồi.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #186 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2012, 01:05:26 am »

                                                    
                                                             Hoa râm bụt

        Tôi đi bộ đội về thấy làng quê sau mấy năm hầu như không thay đổi . Chỉ duy thấy ngỡ ngàng là gặp những đứa con gái phổng phao mười bẩy mười tám mà lúc mình ra đi nó còn loe hoe tóc đuôi gà sém nắng .
Đi trên đường , các bà làm dưới ruộng gọi ơi ới . Mày về đấy hả cu ?  mày về đấy hả cháu  ? rồi mày khỏe không con, có bị thương không ? mình đi dọc cánh đồng mà trả lời cứ oang oang như gọi đò .  

       Mới về nhà hôm trước , hôm sau đi chào họ hàng trong làng ngoài xã . Cái tin anh Luân con ông Dụng trong B về cả làng ai cũng biết từ sáng tinh mơ . Mấy đứa bạn gái chăn trâu cắt cỏ cùng thì cứ ơ ớ : thế đằng ấy không có quần áo bộ đội à ? chả là tôi về tới nhà là mặc ngay quần áo cũ của mình . Rõ dại , ngượng quá nên đánh trống lảng bảo tớ bán hết rồi . Chúng nó cười phá lên . Có một cô không cười bẽn lẽn quay đi . Con nhà ai thế nhỉ ? mà mặt nó giống cái Thụ bạn mình xưa quá . Hỏi một đứa ,  nó bảo đúng đấy nó em cái Thụ đấy .
Em tên gì ? nó bảo em là Thanh , rồi cầm cái nón quạt phây phẩy . Hồi anh chơi với chị Thụ em em bé nhưng biết anh rồi , anh đi đại học chị Thụ hay viết thư cho anh em toàn mang bỏ thùng thư hộ chị ấy . Lúc chị ấy mất anh cũng viết thư về ...em cũng nhớ . Nó cúi mặt buồn rười rượi . Tôi chợt nhoi nhói buồn , nhớ năm 1972 đang ở đơn vị trên Thái Nguyên nghe tin Thụ mất vì chó dại cắn . Chúng tôi thân nhau từ bé mày tao chí tớ cho tới lúc đi học ĐH vẫn thế . Lũ bạn đi xa rồi còn cô em của Thụ vẫn đứng lại dưới dặng râm bụt . Mùa đông , hoa râm bụt lưa thưa đỏ  . Cái màu đỏ của hoa râm bụt tươi hơn hớn . Người sành hoa bảo loài hoa này không thuộc loại hoa quân tử . Tôi chịu chả hiểu và cũng chả cần hiểu bởi từ bé con đường làng tôi dăng dăng hoa này và dẫu đi xa tôi vẫn yêu vẫn nhớ . Thanh ngắt một bông hoa đỏ cài lên nón rồi đội lên đầu : Thôi em đi làm đây , rỗi anh xuống chơi với bố bầm em . Cô chạy ào đi theo chúng bạn , cái nón trắng có bông hoa râm bụt phấp phới .
   Mấy ngày ở nhà trước khi trở về trường cũ tôi sửa lại hàng rào vườn  .  Ở quê tôi , người ta hay cắm cây  ô rô hoặc râm bụt làm hàng rào . Cái giống cây rất dễ sống và đan ken vào nhau xanh mươn mướt . Vừa cắm những cành cây phất cụt ngọn xuống đất vừa nghĩ cái bông hoa trên nón cái Thanh . Đứng cạnh mình mà cô ấy cài bông hoa lên nón và cặp má thì cũng ửng lên . Gái quê mình hay thế nhỉ ....

   Rồi hàng rào râm bụt vườn nhà tôi ngun ngút xanh . Những kì nghỉ hè về quê nhìn cả một hàng dài hoa phấp phối đỏ . Cái dặng rào thật thích mắt . Lá râm bụt thì xanh ngắt còn hoa thì đỏ chói . Thứ hoa rất nhiều mật nên đầy kiến và ong chui trong cái loa kèn đỏ rực ấy . Nhìn ra vườn , ngắm bông hoa đung đưa lại nhớ đến cái cô Thanh xóm dưới . Em gái tôi bảo nó lấy chồng tận Vĩnh Yên lâu rồi anh ạ . Vài chục năm sau Tôi gặp Thanh ở Hà nội . Cô ấy đưa con xuống  nhập trường đại học Tài chính . Nói chuyện ngày xửa ngày xưa , chuyện chị Thụ , chuyện quê cũ với nhau tôi cứ thấy hiện ra bông hoa râm bụt khiêm nhường  giản dị  . Bông hoa đỏ rực trên nón em ngày nào  
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2012, 06:23:50 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #187 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 01:59:19 pm »

Bác nguyentrongluan có bài 'Hoa râm bụt' hay lắm.
Mùa thu, đúng mạch nhớ về hoa và hương hoa của những người CCB.
Nhưng hôm nay, xin chuyển hướng một chút, để nói về chuyện gần hơn, chuyện của ngày hôm qua, một câu chuyện thường ngày của người lính, khi đã về với đời thường.
Một chuyến công tác Sài Gòn

Ngày hôm trước, thư ký văn phòng nhắc:
-Ngày mai anh có họp trong Sài Gòn.

Oài, trong túi có non 300 k, đi Sài Gòn kiểu gì
Nhưng lịch họp Sài Gòn đã fix, nên không thể không vào.
Ừ, thì đi, sợ cóc giề.
Túi không tiền, thì ta sẽ đi Sài Gòn theo kiểu lính. Tức là tận dụng hết các trạm giao liên dọc đường khi còn ở lính. Còn nay, khi đã về với đời thường, thì ta sẽ tận dụng hết các trạm phục vụ công cộng của xã hội.

Ngày hôm sau, lên đường công tác.
Check-in xong tại Nội Bài, đã là 4 giờ 53 sáng



Với chủ ý: tiết kiệm từng chinh một, trong chuyến công tác này, nên tạt vào phòng ăn miễn phí tại T1-Nội Bài.
Sáng sớm, nên đồ ăn còn kha khá




Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #188 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 02:05:28 pm »

Một chuyến công tác Sài Gòn (2)

Đây không chỉ là bữa sáng, mà còn là dự trữ năng lượng cho cả bữa trưa



Ra máy bay nào



Sáng sớm, nên máy bay khá vắng người



Cửa máy bay đã đóng, tạm biệt Hà Nội trong sương sớm

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #189 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 02:08:18 pm »

Một chuyến công tác Sài Gòn (3)

Trên máy bay có cấp đồ ăn, xuất này sẽ để dành cho bữa trưa tại Sài Gòn, nếu đói



Sài Gòn đây rồi. 9 giờ sáng, Sài Gòn tấp nập qua cửa kính xe hơi



Tranh thủ thời gian trước cuộc họp, đến thăm bạn CCB chống Mỹ- bậc đàn anh, ở Phú Mỹ Hưng, bác CCB 'PhongQuang'



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM