Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:18:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283131 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #170 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2012, 06:56:35 am »

 Chào bác chủ và các bác tham gia topic. Xin chúc các bác một gày mới vui khỏe. Anhtho xin kể một kỉ niệm nhớ đời sau khi về địa phương công tác và nuôi con một mình: Người xưa nói “ Niềm vui chưa được tày gang” . Những ngày xa xưa ấy đúng trong trường hợp của tôi. Vetran mới bắt đầu hồi phục sau trận sốt xuất huyết tưởng như vĩnh viễn chia tay vợ con. Bệnh chưa khỏe hẳn thì Anh lại về đơn vị. Từ ấy đến này vẫn (bặt vô âm tín) làm tôi bồn chồn lo lắng không yên thì con gái lâm bệnh. Một mình tôi xoay xỏa, vừa đi làm vừa đèo con theo với những cơn sốt vật vã trên cơ thể yếu đuối bèo nhèo. Tuy làm ở bệnh viện nhưng cái thời buổi đói nghèo bao cấp ấy, ai cũng phải tự lo xắp xếp hoàn cảnh mình, đồng nghiệp có quan tâm cũng chỉ bằng lời thăm hỏi động viên, lãnh đạo thì cũng chỉ chú ý cầm chừng, nên tôi cũng không được nghỉ làm để chăm con ở nhà mà cũng chỉ điều trị cho con bằng những thuốc thông thường hạ sốt, nhưng… Đến ngày thứ ba trong đêm khuya khoắt, ngoài trời mưa tầm tã, nhà dột cùng với nước cống rãnh bị ứ đọng dềnh lên tới chân giường. Một mẹ một con trong căn nhà mất điện tối hù, con tôi lên cơn sốt như lửa nung và co giật liên hồi. Tôi thất thần ôm con, lau mát và không còn hồn vía hét lên tuyệt vọng. Bà cụ hàng xóm chạy qua và kêu khắp đầu hẻm tới cuối hẻm thì may có anh Phố là thủy thủ công ty tàu Vataso, nhà gần đó dùng xe Honda 67 chở mẹ con tôi vào bệnh viện NHI ĐỒNG II cấp cứu. Con gái tôi được tách ra khỏi mẹ để vào phòng cấp cứu khẩn cấp, tôi ở ngoài bồn chồn như lửa đốt, chẳng biết thời gian trôi đi bao lâu. Cầm lòng không được, tôi xô cửa kính bước vào thì con tôi đã lịm dần, tôi lại thét lên và mất hết bình tĩnh vừa gào khóc van xin vừa hành động dữ dội lồng lộn như con cọp mẹ sợ mất con. Lúc đó kíp trực mới quan tâm vào cuộc. Con tôi được truyền máu đến ngày thứ ba thì được coi như qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn nằm trong phòng theo dõi đặc biệt với các dây dợ máy móc đảm bảo duy trì sinh tồn được gim dính trên đầu trên ngực. Ngày thứ ba Vetran từ kampuchea về thăm con. Từ chiếc xe Zeep trống hoác, qua mấy trăm cây số đường trường, bộ quân phục dính đầy bụi đỏ. Anh ào vào phòng cấp cứu như cơn lốc trước sự ngỡ ngàng của các bác sĩ điều dưỡng. Nước mắt tôi lưng tròng, cúi xuống nhìn thân hình con gái thâm tím quặt quẹo, nhìn lên thì gặp dáng hình chồng tiều tụy đen nhẻm cặp môi khô rang bạc phếc, cái xanh tuy rông như không giữ được khẩu súng ngắn rơi sệ tới đầu gối vì cái bụng teo tóp từ sáng không được ăn uống gì. Thiếu úy Côn lái xe chở Anh nói : Dọc đường đi Anh hối chay nhanh như đuổi tà, không cho nghỉ ngơi ăn uống. Bên quốc lộ 1 trên đất K ổ voi ổ trâu không chạy nhanh được nên đỡ nguy hiểm, vậy mà vào nội địa tới Suối Sâu - Tây Ninh sém bị lật xe vì đường tốt, chạy nhanh và gặp cua gấp. thật là nguy hiểm. Ngày ngày chúng tôi túc trực bên con gái trong trại điều trị với khung cảnh ba bé một giường, sáu người lớn là ba mẹ trải chiếu ngồi vây xung quanh dưới sàn với những khuôn mặt ủ rũ lo âu, có những cặp vợ chồng có hai đứa song sinh cùng bị bệnh (thập tử nhất sinh) như vậy. Sau 10 ngày điều trị tích cực của bệnh viện, tôi mới chắc con gái qua khỏi hiểm nghèo nhưng cũng là lúc Vetran phải trở về đơn vị. Chẩn đoán cuối cùng không rõ ràng với kết luận: (Sốt xuất huyết, nghi ngộ độc phấn rôm). Năm đó, thế giới có hàng ngàn trẻ bị tử vong vì phấn rôm. Tôi lại một thân một mình nuôi con và công tác.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2012, 07:29:43 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #171 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2012, 09:10:21 am »

@baoleo
Cám ơn bạn nhiều lắm . Đúng là quê mình đây ròi. hàng  rào cắm bằng những thân cây sắn trổ mầm vào tháng ba . Hoa gạo rụng vương vào ngõ . Bờ đê thì cỏ thật rờn rợn và cây rơm góc vườn trông thật hiền .
Trên đường bạn lên thượng du bạn coa thấy những vạt vườn cây Giong riềng không ? cái thứ củ làm miến ấy . Nó dàn dạt suốt ven sông Hồng . Nó thay cơm những năm xưa đói kém của mình , nó chỉ xếp hàng sau sắn và khoai thôi . Hoa đỏ như những búp lửa vào mùa đông   
Khi ở Trường sơn và Tây nguyên mình cứ nhớ tới sắn khoai và giong riềng . Rồi , khi là người lính trở về gia đình vẫn thế , vẫn thương cái nghèo của quê , cái thô mộc làng quê vẫn còn nguyên tới bây giờ . Mình có viết một đoạn thế này trong bài thơ Mẹ với quê hương và tuổi thơ tôi , lâu rồi :
...." Hết chiến tranh con may mắn trở về
Gió bấc ngọt cọng hoa Giong riềng lối cũ
Trời sương khuya con vào trong ngõ
Xao xác luống chè bóng cọ
Rưng rưng bóng mẹ đây rồi

Vườn sắn khẳng khiu ngày con ra đi
Nay con về sác xơ mùa gió bấc
Vẫn là thứ độn thay cơm thủa trước
Giặc giã tan rồi mẹ có được no không ?
Nhà neo người theo hợp tác ít công
Mùa gặt được mấy lần sàng sẩy
Chiều nay bếp nhà thơm mùi tép khô rang cháy
Bữa cơm ngày về mẹ ăn ít nhường con

Rồi con đi mẹ lại mỏi mòn
Nước mắt cứ chẩy xuôi đời con trẻ
Chúng con ngước lên nhìn mắt mẹ
Giọt nước mắt long lanh vòi vọi trên đời ..."

Thế đấy Bao leo ạ . Quê và Mẹ cứ mãi mãi trong tâm . Ai cũng thế !
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 08:24:22 am »

Cảm xúc khi qua vùng quê người bạn CCB


Hoa như mưa rơi rơi



Cánh mỏng manh xao xác cỏ hoa



Như nuối tiếc một thời trai trẻ

     Tôi phục tài baoleo. Những tấm ảnh mang tâm hồn nghệ sỹ quá!

Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #173 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 09:34:57 am »

@ bác vanthang 341: Bác cứ quá lời  Grin
@bác nguyentrongluan: bài thơ của bác rất tình cảm.
Mà bác có nói đến cái mầu đỏ của hoa rong riềng. Vâng, baoleo cũng rất thích các loài hoa dân dã, bình dị. Hay là chúng ta viết một bài, với cái tứ về mầu đỏ- cỏ hoa đi bác.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #174 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 10:49:00 pm »

NGÀY TRỞ VỀ.
Hôm nhận quyết định xuất ngũ, chúng tôi được xe ôtô của QK2 trở về đến  TX Đoan hùng thì nghỉ lại.Đêm hôm 16 -6-1986, tụi tôi sốt ruột , ra ga lên tàu về Hà nội .HIC.
Đoàn tàu về tới ga Long Biên khoảng 4 giờ sáng .Lúc này phương Đông đã ửng hồng .
Đoàn  tàu kéo một hồi còi dài, tiến vào cầu Long biên , chiếc cầu rung lên theo nhịp con tàu...gió thổi từ sông Hồng mát rượi mang theo hương lúa- thơm man mát ...Dưới kia , dòng sông Hồng đỏ sậm phù sa, cuồn cuộn trôi- một ý nghĩ thoáng qua : vậy là đã 3 năm trôi qua , nay chúng tôi đã hoàn thành trách nhiệm với non sông, và trở về quê hương , về với sông Hồng -dòng sông tuổi thơ.
...........
Ngày đầu tiên sau khi rời quân ngũ trôi qua thật ngọt ngào. Cũng như khi còn ở quân đội, 5giờ sáng tôi đã   thức giấc , tôi chạy một vòng quanh nhà, rồi chạy ra cánh đồng ( khi xưa- trước mặt nhà tôi là cánh đồng lúa của xã Thịnh liệt -Thanh trì -Hà nội, nay thành khu chung cư hết .! )
Mùi lúa chín thơm ngát phả vào mũi, cánh đồng lúa xào xạc khi làn gió thổi qua, sóng lúa nhấp nhô ...Trước mắt tôi là một màu vàng sẫm của lúa- Ngày ra đi làm nghĩa vụ QS -Một sáng tháng 3 năm 1983, cũng một màu vàng , nhưng là màu vàng của những vạt rau cải trong vườn - những cây rau níu chân người ra đi ...Tôi chợt suy tư : thời gian trôi nhanh thật :mới ngày nào... Không biết chặng đường tiếp theo - cuộc sống ngoài kia - khi người lính trở về -sẽ như thế nào ?
Đang miên man, thì chân đã về tới ngõ lúc nào- tiếng chuông đồng hồ nhà ai - ngân nga 6 tiếng. Tôi chợt bừng tỉnh, :
-Chết cha , sáng nay ( 18-6-1986) mấy tay lính cựu C18 E153 có hẹn gặp nhau làm một chầu " Tẩy trần "
Tôi tắm ào, rồi  đạp xe ra đường Trương Định đến nơi offline...Hic.
Chào các bác nhé - Em đi of đây .
 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2012, 10:54:21 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #175 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 11:33:27 pm »

NGÀY TRỞ VỀ.
Hôm nhận quyết định xuất ngũ, chúng tôi được xe ôtô của QK2 trở về đến  TX Đoan hùng thì nghỉ lại.Đêm hôm 16 -6-1986, tụi tôi sốt ruột , ra ga lên tàu về Hà nội .HIC.
Đoàn tàu về tới ga Long Biên khoảng 4 giờ sáng .Lúc này phương Đông đã ửng hồng .
Đoàn  tàu kéo một hồi còi dài, tiến vào cầu Long biên , chiếc cầu rung lên theo nhịp con tàu...gió thổi từ sông Hồng mát rượi mang theo hương lúa- thơm man mát ...Dưới kia , dòng sông Hồng đỏ sậm phù sa, cuồn cuộn trôi- một ý nghĩ thoáng qua : vậy là đã 3 năm trôi qua , nay chúng tôi đã hoàn thành trách nhiệm với non sông, và trở về quê hương , về với sông Hồng -dòng sông tuổi thơ.
...........
Ngày đầu tiên sau khi rời quân ngũ trôi qua thật ngọt ngào. Cũng như khi còn ở quân đội, 5giờ sáng tôi đã   thức giấc , tôi chạy một vòng quanh nhà, rồi chạy ra cánh đồng ( khi xưa- trước mặt nhà tôi là cánh đồng lúa của xã Thịnh liệt -Thanh trì -Hà nội, nay thành khu chung cư hết .! )
Mùi lúa chín thơm ngát phả vào mũi, cánh đồng lúa xào xạc khi làn gió thổi qua, sóng lúa nhấp nhô ...Trước mắt tôi là một màu vàng sẫm của lúa- Ngày ra đi làm nghĩa vụ QS -Một sáng tháng 3 năm 1983, cũng một màu vàng , nhưng là màu vàng của những vạt rau cải trong vườn - những cây rau níu chân người ra đi ...Tôi chợt suy tư : thời gian trôi nhanh thật :mới ngày nào... Không biết chặng đường tiếp theo - cuộc sống ngoài kia - khi người lính trở về -sẽ như thế nào ?
Đang miên man, thì chân đã về tới ngõ lúc nào- tiếng chuông đồng hồ nhà ai - ngân nga 6 tiếng. Tôi chợt bừng tỉnh, :
-Chết cha , sáng nay ( 18-6-1986) mấy tay lính cựu C18 E153 có hẹn gặp nhau làm một chầu " Tẩy trần "
Tôi tắm ào, rồi  đạp xe ra đường Trương Định đến nơi offline...Hic.
Chào các bác nhé - Em đi of đây .
 
...Bác ra quân sau tôi một năm..tôi cũng nhẩy xe Thái Nguyên - Hà Nội về nhà,lúc xuống bến Nứa đi bộ một đoạn khỏang 1 km thì về nhà ,thấy tay xích lô mời chào...tôi nói dối ..hỏi về Hàng Bạc (nhà tôi )..có xa không ? tay này nói cũng xa tương đối..đương nhiên tôi cũng mặc cả đàng hoàng..thế thì đi OK...thế là hắn chở tôi đi vòng vèo...mấy năm xa cách Hà Nội cũng không khác là mấy...chỉ thấy láu cá hơn cụ thể là tay xích lô..hề hề về đến nhà ..tôi mới lật bài ngửa ..ông xích lô ạ ông định bịp tôi à nhà tôi ở đây đấy...thế sao anh bảo vào nhà thằng bạn để đưa thư mà không biết nhà...thôi thì tôi cũng trả ông tiền đàng hoàng vì hôm nay tôi vui đấy...chứ phải thằng khác nó cho ông no đòn  rồi...thế là cả hai đều cười...âu cũng là chuyên vui để đời khó quên ..đúng là xích lô gian hơn cả gián điệp... Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #176 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 11:38:59 pm »

   Các bác kể chuyện về nhà thì mỗi người mỗi cảnh khác nhau nhưng em thấy một chi tiết là không hiểu các bác có phải trả quân trang lại cho quân đội ( kể cả rách như giẻ lau ) không . Và nhà nước hỗ trợ cho quân nhân xuất ngũ chế độ như thế nào ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #177 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 11:46:26 pm »

Cảm xúc khi qua vùng quê người bạn CCB

.......Đọc bài Sáng mùa thu của bạn mình cũng thấy bần thần nhớ tuổi trẻ và lại bần thần nghĩ về bây giờ . Nhưng có điều lạ là làm sao có hai tấm ảnh mùa thu quê tôi thế nhỉ ?
con tàu chạy xắp đến làng tôi đấy , và bãi ngô bên sông Hồng gắn với tuổi thơ tôi . Xem hình thấy êm đềm làm sao , thấy mọi xô bồ thị thành lùi xa .....

Có lẽ cùng cánh CCB, nên dễ có những đồng cảm.
Trên đường thực hiện dự án bệnh viện Yên Bái 500 giường bằng vốn tài trợ của NN, lính Hải quân baoleo, đã có dịp qua quê hương của bác cựu binh chống Mỹ nguyentrongluan.
Vùng đất trung-thượng du quê bác, quả là rất đẹp. Đẹp như câu hát xưa của Văn Cao: 'quê em miền trung du-đồng quê lúa xanh rờn...'
Cảnh đẹp nao lòng người, đã gợi lại trong lòng người cựu binh già những cảm xúc thời trai trẻ.
Hy vọng những tấm hình này, đúng là đầu làng nhà bác.

Mỗi mùa hoa đỏ về



Hoa như mưa rơi rơi



Cánh mỏng manh xao xác cỏ hoa



Như nuối tiếc một thời trai trẻ



(Thời trai trẻ, ngu ngơ như bò kéo xe  Grin)
...Bác Baoleo..chụp chuyên nghiệp ra phết...thế mà hôm đi ọp ..không mang máy tiếc quá...cả năm có ngày quốc khánh..các Bác rủ nhau không mang máy...?
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 03:13:16 am »

Giờ này anh ngủ ngon không ? hỡi người thương binh của tôi ? anh có còn phải dùng bia thay moc phin để đưa mình vào giấc ngủ , chắc là có rồi , ngày xưa ở 7C anh cũng thế . Ngày xưa anh dùng moc phin để giảm cơn đau thể xác , ngày nay anh dùng bia để giảm nỗi đau cuộc đời . Anh đã hy sinh thân thể mình cho mọi người hạnh phúc , còn anh mất đi quá nhiều hạnh phúc , vết thương của anh làm anh mất sức lao động , tiền phụ cấp thương binh sao nuôi nổi gia đình , hàng ngày anh vẫn phải bươn chải tấm thân không lành lặn để tiếp tục cuộc mưu sinh . Vết thương thịt da còn ít đau hơn vết thương lòng , khi mà anh chẳng thể có được những đứa con như mọi người , và bao khát vọng hạnh phúc đều quá khó khăn . Tôi đâu thể trách anh sao không mạnh mẽ , không vươn lên , không  dứt khoát , không khôn ngoan như người ta , nhiều người trách anh như thế , còn tôi không thể , bởi vì tôi là một nữ quân y , tôi thương anh không chỉ bằng tình thương của một người thầy thuốc với người bệnh , không chỉ là tình thương những người đồng đội  , mà còn là tình thương của một đứa em với người anh đã mất đi một phần cơ thể . Cái ngang tàng , bất cần , chua cay , quậy phá của anh không thể làm cho tôi không thấy bản chất thật sự của con người anh , những cái mà người ta chê bai , dè bỉu đó không làm tôi xa lánh anh , mà càng làm tôi gần anh hơn.

Tôi đã nhìn thấy  một tay anh chống nạng , một tay ôm người đồng đội cụt 2 chân đi tắm và cũng cánh tay ấy xách cổ một thương binh khác khi “ nó cụt 1 giò mà bắt thằng cụt 2 giò phục vụ cho nó_ như anh nói _ “  tôi đã nghe giọng nói của anh chùng xuống khi kể về người mẹ tần tảo buôn gánh bán bưng để nuôi 6,7 người con , khi chồng chết ở tuổi 30 , tôi đã thấy mắt anh rưng rưng khi nhắc về những đồng đội mình đã hy sinh không vẹn toàn thân thể vì mìn , vì pháo và vì sự độc ác của kẻ thù . Một con người có hiếu , có nghĩa , có tình như vậy  với tôi không thể là một người xấu .

Rồi anh ra viện , bẵng đi một thời gian tôi không gặp anh , khoảng cuối năm 1991 tôi tới thăm anh, tôi hỏi thăm anh về cái mỏm cụt của anh có phải mổ để cắt xương nữa không ? anh buột miệng trả lời “ anh mới mổ tháng trước “ , tôi hỏi “ xương dài ra hả anh “ anh có vẻ né tránh câu trả lời , tôi nghi ngờ có chuyện gì đó liền hỏi tiếp , lúc ấy anh mới nói “ anh bị ngã “ , tôi nói “ anh đi sao mà bị ngã “ , anh ngập ngừng , tôi biết ngay là anh đang dấu chuyện , vì tính anh không biết nói dối , tôi hỏi riết , anh mới nói “ anh đi buôn thuốc lá ở Tây ninh về , bị  hải quan và thuế vụ , KSQS  rượt đuổi , anh chống chân không được nên ngã xe , cái mỏm cụt chống xuống đường , xương đâm vào thịt đau chảy nước mắt , anh còn bị tụi nó đánh …”  lúc đó tôi ko còn nghe anh nói gì nữa , sống mũi cay xè , đầu tôi ong ong , trong tim đau nhói , ngày xưa khi mổ cho anh xong tôi bưng từng bát cháo , nghe tiếng thương binh rên mà không ngủ được , thấy thương binh sốt mà lòng không yên , mà bây giờ anh bị ngã , còn bị đánh . Tôi không thể nói thế nào là đúng sai , trong tôi chỉ có sự sót xa , đau đớn , tôi khóc không nổi vì sự thật cay đắng này , nhìn vẻ mặt ngượng ngịu của anh khi kể cho tôi nghe anh bị đánh mà tôi xấu hổ , tôi xấu hổ vì tôi cảm thấy mình bất lực  . Người lính khi trở về hòa nhập với cuộc sống đã là khó , với người thương binh càng khó . Anh hy sinh cuộc đời của mình cho bao người, vậy mà hạnh phúc với anh sao vẫn chua chát quá anh ơi .
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2012, 03:33:00 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #179 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 04:18:11 am »

Đọc bài của behien QYV 7C...là một CCB mà tôi rớt nước mắt,sao mà đời ngang trái vậy,anh hy sinh vì ai ? anh hy sinh vì cái gì ? tại sao anh lại bị ngã ? ngã vì cái gì ? ôi miếng cơm manh áo...cơm áo gạo tiền...sao mà cay đắng đến thế ? tại sao ? chỉ vì mưu sinh người ta biết sai người ta đã chạy, tại sao lại truy bức người ta ,đánh người đã đổ xương máu cho tổ quốc,để có ngày hôm nay...sinh ra mấy thằng mất tính người đánh anh ?đành rằng mấy đồng tiền phụ cấp đất nước khó khăn chỉ có vậy thôi,cái tôi muốn bàn đó là xã hội suy đồi về đạo đức...nhìn đâu cũng thấy tiêu cực , có lẽ cái thời sống bằng lý tưởng cao đẹp mình vì mọi người ,mọi người vì mình đã qua rồi hay sao ? anh đâu có đáng trách..anh tàn nhưng đâu có phế,tôi cũng chỉ biết phân ưu cùng anh ,thương anh vô cùng....ước mong một ngày nào đó...bao giờ cho đến ngày xưa...lúc đó xã hội công bằng hơn dân chủ hơn , ấm no hạnh phúc hơn...con người sẽ sống với nhau nhân văn hơn.!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM