Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:13:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283171 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #160 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 08:49:01 am »

@Xuanxoan. Xin chúc mừng bác.Hic.
- Nếu không lập được " Chiến công hiển hách " thì bác cũng chỉ được gắn thêm 1 sao nữa vào chiếc quân hàm mà thôi - cứ vững bước hành quân bác nhé.
Thân .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 09:36:08 am »

   Mà các bác có thấy không ạ ,Bác xuanxoan lên đượi một sao lại bỏ nhà chịu khó " Sơn thủy hữu tình " Kinh quá ... hìhì
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #162 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 01:45:58 pm »



      Sao các tướng chẳng trả lời chi lạ rứa, tớ vừa được phong một sao đây nè; mở ra giật mình hóa ra mình cũng một sao như thủa nào mới nhập ngũ...

      Baleo đâu rồi, không thấy trên mạng nghĩ bạn chắc bận thôi - đùng ốm đấy nhé, bạn phải khỏe hơn mọi người đấy.
Hoan hô thiếu tá một sao vàng, nhưng người ta nói úy già hơn tá non. Bác Xuanxoan phải có tiệc rửa non thì anh em mới chúc mừng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2012, 10:41:56 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #163 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 03:13:25 pm »



     Cái anh chàng huong 76 này người ta cũng "có những giây phút, ngoài chồng ngoài vợ" một xí như Thuận Hữu nay là Tổng biên tập báo nhân dân - lúc tuổi trẻ ở QN -ĐN đã từng ngồi đùa với bọn mình hồi ở ủy ban tỉnh như vậy đấy. nay tha thẩn đi với baleo mà chờ xe cậu ấy đến đón đi không thấy đến đón; thôi mình về nhà đây.. (đừng nói cho anh thơ biết-lộ mánh bài thơ hay).
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #164 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 03:41:46 pm »

" Nếu một mai anh chiến thắng trở về , đôi vai gày và đôi mắt sâu , tóc đã điểm bạc , làn da nay rám màu sương giớ ..ơ ..ớ ..ơ " Đây là lời bài hát được cho là bôi xấu hình ảnh người lính khi trở về nên cấm lính không được hát . Ông chính trị viên đấy cũng không ngờ chỉ vài năm sau mình cũng trở về với hình ảnh còn tệ hơn người lính trong bài hát , không bằng cấp ,không nghề nghiệp , không vốn liếng , không có mối quan hệ xã hội . Những kỷ năng , kinh nghiệm giết người , bảo toàn mạng sống không làm ra cơm gạo để nuôi thân . Ông ấy cũng như bao thằng lính khác phải lao vào trận chiến mới cũng không kém phần gian khổ ác liệt : mưu sinh kiếm sống .
Người lính trở về với đời thường lăn lộn đã vài mươi năm vẫn không thoát được kiếp sống của dân nghèo thành thị hoặc chân lắm tay bùn bữa đói bữa no ở nông thôn .
Những người một thời dọc ngang oanh liệt , xem cái chết nhẹ như lông hồng từng được xã hội tôn vinh giờ đây chỉ là những chiếc bóng còm cỏi bên lề đường chờ khách đi xe ôm hoặc cày thuê cuốc muốn nơi 1 vùng quê nào đó .
Vẫn biết thành công là 99%  cần cù lao động cộng 1 % may mắn nhưng cái may mắn đó sao ít rơi vào người lính trở về xã hội quá . Cũng có thể ngày xưa ông trời đã dành 1% may mắn đó cho người để còn sống trở về , sài hết vốn rồi bây giờ kêu trời trời không nghe .

     Đây, tôi xin tham gia với bạn Haanh một bài bên M&H "Những mẫu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn"

                                                    Phạm Minh Thuyết
                                                      (phó chính uỷ trung đoàn 266)

       Phó chính uỷ Phạm Minh Thuyết sinh năm 1939, nhập ngũ 1958, quê Nghi Lộc Nghệ An.
     Sinh ra, lớn lên từ vùng quê nông nghiệp anh có sức khoẻ cường tráng hơn người. Nhập ngũ trong kỳ đầu tiên của lính nghĩa vụ quân sự, thời đó được tuyển chọn sức khoẻ rất chu đáo nhưng trình độ văn hoá có chiếu cố phần nào. Khi vào lính anh chỉ học hết tiểu học. Quá trình trong quân ngũ anh được bồi dưỡng thêm mọi mặt trong đó có học thêm văn hoá đến hết lớp 7 bổ túc. Các năm huấn luyện xây dựng thời bình tác phong người lính chính quy bám theo anh hàng ngày. Tuy cố gắng rèn luyện mình một cách nghiêm túc nhưng bản năng người nông dân vẫn lấn át quá nhiều làm anh mặc dù tự rèn mình có lúc thái quá vẫn không thể chuẩn mực hơn đồng đội khác. Bù lại tính anh chất phác, thật thà, thẳng thắn và chân thành nên dễ mến, dễ gần anh em cấp dưới. Văn hoá không cao nhưng chữ anh viết rành rọt, cân đối, không liến láu. Nghe nói những người có chữ viết như vậy thường có cuộc sống nội tâm chân thành và trung thực.
     Năm 1974 với quân hàm đại uý anh về nhận chức phó chính uỷ trung đoàn 266. Khi vào Nam chiến đấu anh được phong hàm thiếu tá. Quân hàm thiếu tá thời ấy với anh đã là nhanh và “oai” lắm rồi. Trong trận đánh Xuân Lộc Long Khánh anh rất xông xáo. Khi bộ đội tác chiến phía trước, tại sở chỉ huy trung đoàn anh cũng la hét, nhắc nhở om sòm. Trung đoàn trưởng Nguyễn Quang Thuật cũng quân hàm thiếu tá thấy vậy nhìn anh trừng trừng rồi buông một câu: “ Cái anh phó chính uỷ này…muốn thay trung đoàn trưởng chắc!” Như sực nhớ ra mình hơi quá đà anh cười trừ thay cho lời xin lỗi người chỉ huy cùng cấp. Mọi chuyện lại trở về đâu vào đấy.
     Trong cuộc chiến ở biên giới Tây Nam anh bám đơn vị, cũng lăn lộn cùng các đại đội chiến đấu phía trước rồi chạy về phía sau lo toan chu đáo chính sách thương binh, liệt sỹ. Khi chính uỷ Nguyễn Tấn Miên lên làm chủ nhiệm chính trị sư đoàn, anh được giao nhiệm vụ chính uỷ trung đoàn 266. Đầu năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, anh lại được điều động ra chiến trường mới đánh Trung Quốc xâm lược. Ý định lúc đầu là thành lập Quân Đoàn 65 chuẩn bị cho cuộc chiến đánh Trung Quốc xâm lược dài dài nhưng tình thế đã đổi khác, Phạm Minh Thuyết được giải quyết chính sách nghỉ hưu khi vừa đủ 25 năm tuổi quân (1983), với hàm trung tá.
     Lớn lên đi lính, hết lính về nhà, nghề nghiệp không biết làm gì ngoài công việc cày cấy. Ruộng đất vùng Nghi Đức nhập vào thành phố Vinh không còn được bao nhiêu, anh trở thành người thất nghiệp. Tiền hưu lúc đó không đủ mua gạo cho vợ con. Buôn bán không phải nghề của anh mặc dù cố gắng rất nhiều, anh không nói được lời tráo trở khi tiếp xúc với người mua, người bán. Anh đánh liều vác bị đi xin cấp trên. Năm 1986 khi từ trường Quân chính QK4 ở Huế về BTL QK4 ở Nam Đàn học tập nghị quyết về khởi xướng đường lối đổi mới của Đảng, tôi gặp anh. Anh mang một bộ quần áo bốn túi vải Sănggai bạc màu, rách gấu, sờn tà, đầu đội nón, chân đi đôi dép rọ bộ đội  màu nâu mòn vẹt gót, quai dép chằm vá bằng những sợi dây vải đủ màu. Nhìn anh tiều tuỵ, lôi thôi đến phát ghét(!)
     Tôi mời anh vào phòng chúng tôi ở, hỏi hết chuyện gia đình và tình cảnh éo le của anh. Anh than vãn rất nhiều về mình. Nhìn anh chúng tôi vừa thương, vừa dận. Dận anh, dận cả chúng tôi vì chẳng làm được gì giúp anh và tự giúp cả chính mình.
     Bẵng đi một thời gian khi tôi đã nghỉ hưu làm trưởng ban LLTT sư đoàn 341-Hà Tĩnh, liên hệ được với nhiều người mới phát hiện ra rằng anh đã chết năm 1992 lúc 53 tuổi. Anh chết vì trèo lên mái nhà lợp ngói Proximen, ngói nứt vỡ, rơi từ trên mái ngói xuống nền nhà. Bị chấn thương nặng rồi anh mất sau đó ít lâu.
     Được tin QĐ4 có chủ trương hổ trợ tiền làm nhà cho những đồng chí trước đây đã từng chiến đấu trong đội hình Quân đoàn là cán bộ từ cấp tiểu đoàn và tương đương trở lên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Báo cáo hoàn cảnh Phạm Minh Thuyết hơi muộn vì cứ nghĩ rằng Ở Nghệ An đồng đội chúng tôi đã đề nghị cho anh. Nhưng may thay khi đặt vấn đề của anh với QĐ4 thì đồng chí tư lệnh Quân đoàn chuẩn bị bàn giao đi nhận nhiệm vụ mới nhưng hứa sẽ cố gắng khi đang có thể. Bằng sự nhiệt tình và uy tín của mình, đồng chí Nguyễn Tấn Miên nhờ Trần Đức Bành ra tại quê chụp hình ngôi nhà Phạm Minh Thuyết đưa vào QĐ xin được hổ trợ.  Thế là một quyết định hổ trợ tiền làm nhà tình nghĩa cho Phạm Minh Thuyết được Đảng Uỷ BTL QĐ4 chấp thuận.
     Phạm Minh Thuyết không còn nữa. Bà Lê Thị Vân (vợ đồng chí Thuyết) sống trong ngôi nhà tình nghĩa do QĐ4 và đồng đội trao tặng chưa được hai năm, đã qua đời. Hưởng chút tình nghĩa của đơn vị và anh em đồng đội chẳng được bao lâu nhưng chúng tôi thấy dù sao cũng đã trọn tình với anh và vợ con anh.
     Chắc dưới tận cùng sâu thẳm, vợ chồng anh cũng ngậm cười nơi chín suối.



  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2012, 02:16:01 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #165 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 09:10:15 am »

Xin cảm ơn các bác đã viết bài, làm cho CAT 'Về người lính hôm nay' thêm ấm cúng.
Baoleo vừa qua bận quá, không vào mạng cũng các bác được, xin thông cảm.
@ Bác nguyentrongluan: tấm ảnh quê bác, được baoleo chụp trên đường lên Yên Bái, nơi ấy, sẽ có 1 bệnh viện 500 giường, do NN tài trợ, sẽ được xây dựng cuối năm nay.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #166 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 09:13:59 am »

Một trong 2 văn phòng mà baoleo làm việc, đã chuyển đến nơi mới.
Khung cảnh từ cửa sổ văn phòng nhìn ra:








Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #167 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 12:16:48 pm »

Cam ơn Baoleo về tấm ảnh quê mình và lại càng mừng nghe tin này . Bao leo thân mến , chỉ gõ vài dòng về quê thôi mà đã xúc động lắm bạn ạ 
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #168 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 09:29:40 am »

Cảm xúc khi qua vùng quê người bạn CCB

.......Đọc bài Sáng mùa thu của bạn mình cũng thấy bần thần nhớ tuổi trẻ và lại bần thần nghĩ về bây giờ . Nhưng có điều lạ là làm sao có hai tấm ảnh mùa thu quê tôi thế nhỉ ?
con tàu chạy xắp đến làng tôi đấy , và bãi ngô bên sông Hồng gắn với tuổi thơ tôi . Xem hình thấy êm đềm làm sao , thấy mọi xô bồ thị thành lùi xa .....

Có lẽ cùng cánh CCB, nên dễ có những đồng cảm.
Trên đường thực hiện dự án bệnh viện Yên Bái 500 giường bằng vốn tài trợ của NN, lính Hải quân baoleo, đã có dịp qua quê hương của bác cựu binh chống Mỹ nguyentrongluan.
Vùng đất trung-thượng du quê bác, quả là rất đẹp. Đẹp như câu hát xưa của Văn Cao: 'quê em miền trung du-đồng quê lúa xanh rờn...'
Cảnh đẹp nao lòng người, đã gợi lại trong lòng người cựu binh già những cảm xúc thời trai trẻ.
Hy vọng những tấm hình này, đúng là đầu làng nhà bác.

Mỗi mùa hoa đỏ về



Hoa như mưa rơi rơi



Cánh mỏng manh xao xác cỏ hoa



Như nuối tiếc một thời trai trẻ



(Thời trai trẻ, ngu ngơ như bò kéo xe  Grin)
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #169 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 09:52:45 am »

      Baleo có nhầm không đấy - chụp toàn cảnh: thấy phố xã nghênh ngang; chụp đầu làng sao như thời trẻ bọn tôi sống thế...từ ven đê sông Hồng chạy xuôi hay ngược đều có những mảnh vườn như thể, hoa gạo rơi ven bờ đê như thế đó, nay về thăm đâu còn nữa... buồn mà bỏ luôn không muốn ra, nay mới lại nhìn thấy cảnh xưa đấy.. đẹp lắm baleo.- Nếu đúng là quê của Luân "đen" chắc hắn tự hào lắm đây... ông lại tô điểm thêm cho Luân một Bông hoa gạo nữa rồi...không khéo hắn lại chuyển đề tài về "bông hoa gạo" Tây Nguyên đấy..(xin lõi nhé mình tạm mượn từ của bạn bè NTL thường gọi ).
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2012, 10:14:15 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM