Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:46:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283543 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #150 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 11:15:51 am »

Buổi sáng Mùa Thu
Thế là mùa thu đã đang về cuối vụ
Cùng với sự trôi qua của những tháng năm, các buổi sáng mùa thu đều mang đến cho ta, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Thủa ấu thơ, thời ta còn mặc quần thủng đít, đến trường làng cấp 1, nhớ về những buổi sáng mùa thu, là nhớ đến những cảm xúc trong veo của "trật tự mới":
.....Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hát.....


Thủa đôi mươi, nhớ về buổi sáng mùa thu, là nhớ đến những cơn gió đầu đông, cù hơi lạnh vào những đôi tay trần của trung đội tân binh, đang chạy dọc đường làng, miệng hô: "1, 2" để "phù" khói ở tai ra hòa với làn sương mai.
Là nhớ về mùi hăng hăng cỏ tươi, đang bị mài dưới gót giầy của trung đội, đang hành tiến ra thao trường, theo nhịp:
...Vừng đông đang hừng sáng
Núi non xanh ngàn trùng ...xa,....

Là nhớ về cặp mắt e lệ bên hàng rào, khi chạm phải ánh mắt đánh ngang của những gã trống choai - Những chàng tân binh, vốn coi cấp tướng cũng chỉ hơn ta vài cái gạch mà thôi   .

Nhưng, thời gian như bóng câu ngoài khuôn cửa.
Nhiều buổi sáng mùa thu nữa đã qua. Cặp mắt e lệ thủa nào, giờ đã điểm mầu khói sương. Thời quân ngũ, giờ chỉ còn là kỷ niệm. Và những buổi sáng mùa thu sau này, chỉ chứa nhiều ký ức nhạt nhòa.
Ừ thì sáng. Ghé vào quán "Phở gà siêu sạch" ven trục Ngã Tư Sở-Hà Đông.
Gọi 1 tô "đùi", 40 k/bát theo thói quen. Gẩy gót vài sợi cho có dáng thanh cảnh. Rồi "e hèm", lê tấm thân còm sang "Trung Nguyên", kêu 1 ly coffee với mục đích tẩy mùi hành là cơ bản.
Lần vào con SUV "ba chấm hai", trước khi cài số có cẩn thận đeo giây an toàn. Chọn tìm bản nhạc "Hàng thùy dương" trong ổ DVD, nhả côn, và hòa vào dòng xe. Đầu luôn trống rỗng.
Lùi xe vào chuồng, kéo phanh tay, sửa lại ca ra vát trước gương hậu trước khi xuống xe. Đóng cửa, có nhớ bấm nút khóa từ xa. Ấn mình vào thang máy, nơi sực nức các kiểu Chanel 5 hay Kenzo. Nhấn số tầng, xong.
Chẳng nhớ gì nhiều những buổi sáng này. Những buổi sáng khuôn mẫu. Được lập trình chuẩn tắc. Sang trọng, sáng choang, như những dẫy cá hộp, im lìm và lạnh lùng, trên giá hàng nơi siêu thị.

May thay, cũng còn có những buổi sáng mùa thu, như buổi sáng mùa thu sáng nay.
Sớm tinh khôi, ta ra công trình, nơi vẫn còn hơi ẩm mát lạnh của bụi cỏ gai, ven đường tầu. Những thanh tà vẹt và hai đường ray song song chạy mất hút nơi trời xa, luôn gợi nhớ về những hành trình về nơi xa thẳm, nơi miền ký ức trẻ trai.



Thời gian như những con tầu, cần cù chuyên trở theo miền ký ức.
Miền ký ức có thể đi qua những ga buồn, nhưng luôn hy vọng, doàn tầu sẽ đi qua nhiều ga KÝ ỨC VUI.



Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #151 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 11:35:19 am »

Hội chứng của ông Đoành đây, sáng ra "tơ tưởng" một cái lá xanh, mơn mởn trên tường; giờ "cụ bá lèo" nâng tầm chơi cả cụm; hô hô, toàn cụ thích "non tơ",  Grin.

"cụ bá lèo" viết hay thiệt,  Grin
Logged

haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #152 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 02:24:54 pm »

" Nếu một mai anh chiến thắng trở về , đôi vai gày và đôi mắt sâu , tóc đã điểm bạc , làn da nay rám màu sương giớ ..ơ ..ớ ..ơ " Đây là lời bài hát được cho là bôi xấu hình ảnh người lính khi trở về nên cấm lính không được hát . Ông chính trị viên đấy cũng không ngờ chỉ vài năm sau mình cũng trở về với hình ảnh còn tệ hơn người lính trong bài hát , không bằng cấp ,không nghề nghiệp , không vốn liếng , không có mối quan hệ xã hội . Những kỷ năng , kinh nghiệm giết người , bảo toàn mạng sống không làm ra cơm gạo để nuôi thân . Ông ấy cũng như bao thằng lính khác phải lao vào trận chiến mới cũng không kém phần gian khổ ác liệt : mưu sinh kiếm sống .
Người lính trở về với đời thường lăn lộn đã vài mươi năm vẫn không thoát được kiếp sống của dân nghèo thành thị hoặc chân lắm tay bùn bữa đói bữa no ở nông thôn .
Những người một thời dọc ngang oanh liệt , xem cái chết nhẹ như lông hồng từng được xã hội tôn vinh giờ đây chỉ là những chiếc bóng còm cỏi bên lề đường chờ khách đi xe ôm hoặc cày thuê cuốc muốn nơi 1 vùng quê nào đó .
Vẫn biết thành công là 99%  cần cù lao động cộng 1 % may mắn nhưng cái may mắn đó sao ít rơi vào người lính trở về xã hội quá . Cũng có thể ngày xưa ông trời đã dành 1% may mắn đó cho người để còn sống trở về , sài hết vốn rồi bây giờ kêu trời trời không nghe .
Cũng có người nói đó là quả báo , hồi xưa giết nhiều người ở chiến trường nên giờ khổ . Lập luận này nghe phi lý phản khoa học quá nhưng có cách giải thích nào tốt hơn ?
Nghĩ hoài nghĩ mãi nghĩ không ra .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #153 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 05:28:12 pm »

Thưa các bác CCB trang DNGN, khi người lính - giã từ vũ khí , trở về cuộc sống thường ngày. Tức là phải đối mặt với : Cơm -Áo-Gạo-Tiền.
Trong cuộc sống bây giờ : thời buổi kinh tế Thị trường , người ta coi trọng giá trị vật chất .?
Trong khi đó những người lính năm xưa: Đã hiến dâng những tinh hoa , và sức lực - tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc .
Nay trở về nhiều người hầu như không có tài sản gì đáng kể - trừ trái tim chứa đầy nhiệt huyết - thì vẫn còn nguyên vẹn như thuở nào - tuổi trẻ nô nức ra biên cương đánh giặc Bành trứớng , giặc Pốt.v.v...
Mong rằng trong cuộc sống ồn ào, đầy bon chen ,
.Những CCB chúng ta giữ được phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ .
Ví như trong bàn cờ tướng : Thà Thua - Chứ không bao giờ -CHIẾU HẬU.
Em xin có vài lời tâm sự cùng các bác , nếu có gì không phải - xin các Cụ đại xá cho.
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #154 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 08:28:32 pm »

    Tới thời điểm này tôi thấy có một tướng 4 sao;2 tướng 3 sao, một tướng 1 sao đang họp bàn trên mạng:

    - Tướng 4 sao:           ....Sương treo đầu ngọn cỏ
                                      Sương lại càng long lanh
                                        Bay vút tận trời xanh
                                      Chiền chiện cao tiếng hát....

    - Tướng 3 sao đầu tiên:
                                     ...Nâng tầm chơi cả cụm...

   - Tướng 3 sao thứ 2: 
                                     ... cũng như bao thằng lính khác phải lao vào trận chiến mới cũng không kém phần gian khổ ác liệt : mưu sinh kiếm sống .

   - Tướng 1 sao:               Thà Thua - Chứ không bao giờ -CHIẾU HẬU.


  - Xuất hiện thêm một tướng 2 sao vào bàn tròn họp rồi các lính ạ.  Tôi nghe lỏm được tướng 2 sao bổ sung ý:

                                     ...Người lính cứ sống với đồng đội bằng ký ức.

  - Kỳ lạ nữa xuất hiện thêm nữ tướng 2 sao với câu nói cuối cùng: ...của em là tất cả kí ức một thời trẻ trung sau chiến trận,...

    Các đồng đội kiểm tra xem có điều kỳ lạ nào hơn là một lúc nhiều tướng sao mầu vàng và đủ cấp từ tướng 1 sao đến 4 sao nhóm họp không, chắc kỳ họp này quan trọng chuẩn bị đánh lớn đây, lo chuẩn bị đạn lương khô là vừa..?...

( bí mât: Nhà Tướng Baleo giờ có thêm 2 tướng 2 sao nữa, có một tướng 2 sao ẩn mình nay mới xuất hiện nữa - vô họp kín rồi).

 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2012, 09:15:33 am gửi bởi xuanxoan » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #155 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 08:50:13 pm »

Bao leo thân mến .
Đọc bài Sáng mùa thu của bạn mình cũng thấy bần thần nhớ tuổi trẻ và lại bần thần nghĩ về bây giờ . Nhưng có điều lạ là làm sao có hai tấm ảnh mùa thu quê tôi thế nhỉ ?
con tàu chạy xắp đến làng tôi đấy , và bãi ngô bên sông Hồng gắn với tuổi thơ tôi . Xem hình thấy êm đềm làm sao , thấy mọi xô bồ thị thành lùi xa ...
Kí ức lính là kí ức ngắn mà lại dài nhất . Chúng mình có người ở lính lâu , có người rât ngắn ngủi nhưng dấu ấn của đời lính thì vạch thật sâu cứa thật mạnh vào tâm hồn . Về với đời thường mà đời lính nó cứ đi theo . Lạ thế , người lính cứ sống với đồng đội bằng kí ức . Mở tô píc này thật hay đó Bao leo .
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #156 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 09:31:28 pm »

Thưa bác chủ và các bác tham gia topic. Dù các bác coi chuyện của em kể là “ chuyện đàn bà” nhưng là CCB em vẫn kể, dù các bác có cười thì em chịu( Em xin xưng là Tôi cho phù hợp nhân xưng trong topic) Sau bảy tháng sinh con gái Giao Thủy ( tên huyện của bố nó – tỉnh Nam Định) thì tôi tái ngũ về đơn vị mới E 684, nhưng cùng cục vận tải TCHC đóng quân tại Tân cảng - Tp HCM. Cũng đồng thời tôi phải phải đương đầu với tai ương thứ nhất kể từ ngày về hậu phương. Công việc của tôi ổn định và nếp sống sinh hoạt thành thị cũng khác hẳn. Dù sinh hoạt thiếu thốn đạm bạc nhưng tôi cảm thấy yên tâm và ra sức phấn đấu tốt để nhập trường quân y chuyên tu nâng cao chuyên môn. Thời gian còn lại đan giỏ cước gia công kiếm thêm thu nhập chi tiêu và chăm sóc con gái, nhưng lúc nào cũng nghĩ thương mà không có điều kiện gần gũi chăm sóc Vetran. Khoảng hai tháng sau, một đêm chiêm bao với toàn cảnh ly tan hãi hùng, cả ngày hôm sau cơ thể mệt mỏi rã rời, tâm can bồn chồn không yên. Rồi mọi chuyện cũng dần dần trở về bình thường. Nhưng...ai ngờ được chỉ chút xíu nữa thì đêm chiêm bao ấy là đêm báo mộng biệt ly vì anh bị bệnh nặng, mà vì thương mẹ con tôi, Anh không cho báo tin về. Sau một tháng anh về Sài Gòn nghỉ phép. Tôi sững sờ trước thân hình anh mà không thể cầm lòng để nước mắt tự tuôn rơi lã chã vì nhìn khuôn mặt võ vàng, cặp môi thâm sì, cặp mắt trắng bệch mất hết tinh anh, trên một thân thể gầy như que củi. Tôi dồn cả tâm sức chăm sóc, và Anh hồi phục dần, mấy ngày sau Anh kể : Tháng trước Anh bị sốt xuất huyết thập tử nhất sinh tưởng chừng không qua được, đến ngày thứ bảy thì xuất huyết chân răng, lưỡi, mũi và nội tạng. Toàn thân tím đỏ như trái mận chín, sốt li bì và đau đớn dữ dội, mắt mờ, chân tay run rẩy. Anh nói có lẽ các triệu chứng xuất huyết tăng nặng còn do sự cộng hưởng tác dụng phụ của Aspirin, vì hai lẽ: do trình độ chuyên môn ở trạm xá trung đoàn có hạn và do thuốc men cực kì khan hiếm và nghèo nàn về chủng loại lúc ấy. Nếu muốn hạ sốt giảm đau thì chỉ duy nhất có Aspirin hoặc viên APC ( Aspirin, Phenaxitil, cafein). Những ngày sau đó bị phù toàn thân, da xanh bủng, đầu óc luôn quay cuồng khó chịu đến tột độ cộng thêm ánh sáng mờ ảo trong không gian nơi đặt giường điều trị là chánh điện ngôi chùa cổ rất lớn( ngôi chùa đặt trạm xá tôi đã từng công tác trước đây) người dân Phnompenh gọi là chùa Tàu, an tọa bên bờ sông Sáp, trong một khuôn viên rộng nhưng u tịch bởi những cây bồ đề cổ thụ, cả ngày cũng không thấy ánh mặt trời. Trên các bậc điện thờ và xung quanh nội thất là sự hiện diện của bộ tượng đồ sộ hàng trăm hình hài giống các nhân vật trong Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Thủy Hử. Vì vậy trong cơn mê sảng Anh cảm thấy hàng ngàn ảo ảnh lúc là thập bát La Hán, quỉ sứ ma vương, lúc thấy thập nhị Kim Thoa, tiên đồng ngọc nữ bao vây nhấn chìm Anh. Mệt mỏi, đau đớn, day dứt cũng qua sau hơn hai tuần điều trị, Cơ thể  mỏng đét như con tắc kè khô, nhưng sợ Em lo lắng, nên Anh  không báo về Việt Nam và rồi  Anh dần dần  hồi phục. Anh bảo: Anh cảm thấy lúc ấy nơi chiến trường cái mạng người nó mỏng manh rẻ mạt quá. Đành rằng hoàn cảnh thiếu thốn và trình độ chuyên môn của hệ thống quân y có hạn, nhưng sự chần chừ không chuyển bệnh binh về nước điều trị cũng là một trong những nguyên nhân tử vong cao của chiến sĩ. Trong lần lâm bệnh này Anh sống được cũng là phúc tổ còn dày vì sau khi tham khảo những ca tương tự ở quân y viện 5 QĐ4 thì tỷ lệ tử vong ở mức xuất huyết nội tạng là rất cao.
Bài viết của em là tất cả kí ức một thời trẻ trung sau chiến trận, trở về hậu phương với bao trăn trở mưu sinh, nuôi con, học hành. Mà em lại vẫn chưa thanh thản vì còn Vetran ở nơi xa ấy. Em viết vào trang của Baoleo vì em muốn tâm sự hết lòng mình một thời để nhớ. Kính chào các bác
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2012, 09:56:08 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #157 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 10:05:24 pm »

Khoảng 2 tháng nay, tình cờ em được làm láng giềng với 1 cựu 4//, từng là trưởng phòng tác chiến MT 479.
Hiện cụ bị tai biến phải nằm 1 chỗ dù vẫn còn nói  và cử động thân trên. Biết em là lính K, cụ biểu người nhà nhắn em sang chơi. Ừ! thì sang chào cho phải phép vậy.
Em sang, cụ đang nằm trên giường với tay nắm xà giường để ngồi dậy.
Em nói : bác cứ nằm cho khỏe.
_ Hổng được! tao tàn nhưng chưa phế nha mày.
Rồi ngồi dậy, sửa lại tấm đắp ngay ngắn xong, chìa tay ra:
- Chào đồng chí!
Nhìn vào ánh mắt của cụ, em biết cụ vui lắm có lẽ vì lâu lắm chưa được nói chuyện đời lính với lính
- Mày lính đơn vị nào?
- Dạ 174.
- À ! lính 4 K  đây mà ( ông 4 K, chính ủy 174)
Lính binh bét như em mà nói chuyện với trưởng phòng TC khác gì chuyện đầu Ngô mình Sở, nhưng cũng cứ nói để cụ vui.
Chừng mươi hôm không sang nhà cụ lại nhắc: thằng H lâu quá không thấy sang...

Cụ là Đại Tá Lâm Vân Thới, cựu trưởng phòng tác chiến MT 479.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #158 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2012, 10:41:16 pm »


Lâu lắm em mới thấy bác Brets. Đàn anh khác thế hệ nhưng cùng một phiên hiệu trung đoàn với em đấy ! Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #159 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2012, 07:51:59 am »



      Sao các tướng chẳng trả lời chi lạ rứa, tớ vừa được phong một sao đây nè; mở ra giật mình hóa ra mình cũng một sao như thủa nào mới nhập ngũ...

      Baleo đâu rồi, không thấy trên mạng nghĩ bạn chắc bận thôi - đùng ốm đấy nhé, bạn phải khỏe hơn mọi người đấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM