Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:35:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283529 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhquan
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #130 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 06:56:03 pm »

"Đồng đội một thuở" - thật xúc động, những người lính ngày nào giờ vẫn đầy chất lính, chân phương và tình nghĩa. Bác baoleo cứ tiếp tục hành quân, tôi vẫn chờ những bài viết của bác- như một lời nhắc nhỡ, như một lời động viên ...
Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #131 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 11:27:29 pm »

"Đồng đội một thuở" - thật xúc động, những người lính ngày nào giờ vẫn đầy chất lính, chân phương và tình nghĩa. Bác baoleo cứ tiếp tục hành quân, tôi vẫn chờ những bài viết của bác- như một lời nhắc nhỡ, như một lời động viên ...
Cách đây mấy tuần, em có xem một phóng sự ngắn. Có một "anh Tây" nói bằng tiếng Việt thế này :"Không có ai là người may mắn nhất, cũng không có ai là người bất hạnh nhất. Ai cũng có vấn đề của mình." Thủ trưởng Baleo vững vàng nhé.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 01:56:05 am »

Chào bạn Baoleo gọi vậy cho dễ nói chuyện
 Đọc chuyện về gia đình bạn phải nói rằng những người lính nói chung và riêng bạn chúng tôi rất khâm phục ,Thực lòng mà nói bạn nuôi bà xã khéo tay qua  ,từ nụ cười sắc thái của chi ấy nói hết sự tân tâm của bạn ,thấy hết được sự thương yêu đối với bà xã.
Chăm sóc người bệnh không dễ chút nào lúc vui ,lúc buồn ,lúc tuyệt vọng ,tôi nghĩ bạn vừa là y tá vừa là bạn vừa là người chồng tình yêu, nghị lực phải là vô biên ,những việc tưởng là của ai nay bạn làm được .Ngày xưa đánh nhau coi bộ dễ dàng qua hơn thực tế cuộc sống phải không bạn ?
Cách đây mấy năm khi tôi chăm sóc cậu em tai viên quan y 175 cũng có 1 trường hợp vợ bị ung thư gan nằm 1 chỗ người chồng chăm sóc vợ ai cũng phải ngạc nhiên ,tân tình chu đáo không phàn nàn < anh ta cũng trẻ đẹp như bạn>vậy mà  đến giờ này cô vợ vẫn sống trong khi đó em tôi đã xanh cỏ đuợc 3 năm ,lúc ấy tôi cứ nghĩ chắc trên đời này có mình anh ta .Nhưng bạn lai là tấm gương mới cho chúng tôi soi .Bởi vì bạn là người lính ,người lính mặt trân nào cũng anh hùng ,
Chúc bạnvà gia đình luôn luôn có nụ cười không tắt,bước những bước đi vững chãi vượt qua mọi giông tố cuộc đời
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #133 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 07:48:47 am »

Cảm ơn các bác quany103, thanhquan, cuu bo doi tre, huonghn76, linh quany đã chia sẻ.
Baoleo tôi do phải gánh 2 vai, nên cũng không vào được diễn đàn và viết bài thường xuyên được. Nhưng baoleo tôi sẽ cố gắng, để đóng góp được bài viết, tranh thủ những lúc có thể.
Cảm ơn các đồng đội nhé.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #134 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 01:07:49 pm »

Ký ức về cuộc gập gỡ với ông nông dân đi bán dưa trên phà Tân Đệ, đã gợi lại một vài kỷ niệm với Hạ sỹ Ngòi.

Quạt thổi đít.
Thời 8x đấy, cái ti vi đen trắng Nép tuyn của phe xã hội chủ nghĩa là bố của đỉnh.
Vì là tài sản cố định, nên Ban doanh trại của baoleo đương nhiên được quyền quản lý.
Thế là cậu Ngòi công vụ của Ban có thêm nhiệm vụ là: tối tối, tầm 7h, bê cái bàn làm việc của baoleo ra trước hiên nhà, rồi trịnh trọng rước cái Nép tuyn ngự trên đó, tầm 9h, sau khi các chiến sỹ đã thoả mãn với món ăn tinh thần, cậu Ngòi lại thận trọng rước cái Nép tuyn vào nhà Ban doanh trại, niêm cất 1 cách nghiêm cẩn.
Cái Nép tuyn mới cứng, thơm mùi XHCN, nhưng chỉ chạy ổn định đâu được chừng 1 tháng thì bắt đầu giở chứng. Hình cứ trôi tuồn tuột.
Khó khăn thì khắc phục. Baoleo sai cậu Ngòi, ngồi phệt cạnh cái ti vi để thường xuyên vặn nút chỉnh màn hình.
Được 2- 3 hôm, cậu Ngòi gập mình để thỉnh thị ý kiến:
-Anh ạ, em thấy thế không ổn. Em sợ mình cứ vặn núm mãi như thế, cái ren trang trí của nút sẽ bị mờ mất.

Nghe cũng phải, mình gọi thiếu uý Định, nguyên là dân cơ điện của 172, giao nhiệm vụ:
-Ông tìm xem có cách nào không?
Sau một thời gian tẩm bổ hết 6 quả trứng của Ban, để cho có tinh thần minh mẫn, cu Định phán như bố tướng:
-Thằng “Lép tun” này chạy bằng bóng điện tử, sang xứ ta nóng quá nên không hợp. Cách khắc phục là phải làm cho nó mát bóng hình. Vậy nên ông điều cái quạt con cóc của Ban ra, mỗi khi bật vô tuyến, cho quạt con cóc thổi vào đít máy, chắc là được.

Tin tưởng vào ý kiến chuyên môn, baoleo gật cái rụp.

Thế là từ hôm đó, cái tổ hợp vô tuyến ra đời: nhất định phải bao gồm: cái bàn làm việc-chiếc Nép tuyn ngự trên- cái quạt con cóc thổi mát đít.
Qủa nhiên là con “Lép tun” làm việc ổn định. Báo hại là tối tối, anh em Ban Doanh trại bọn mình lại phải tự làm mát cơ  thể bằng động cơ “cơm” –nghĩa là phải tự quạt bằng mảnh bìa cát tông.
Sau này, thấy ở đâu, dân tình khi sắm cái ti vi, đều phải sắm kèm theo cái quạt con cóc thổi đít.
Logged
thanhquan
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #135 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 05:38:40 pm »

Chào Bác baoleo, đúng là thời kỳ bao cấp mình xài tivi trắng đen cũng có nhiều cái bất tiện. Theo thanhquan biết- tại miền Bắc, vô tuyến truyền hình thử nghiệm đầu tiên vào tối ngày 7-9-1970. Còn tại TP Hồ Chí Minh được tiếp thu từ Đài Truyền hình Sài Gòn.Thời đó mà có tivi trắng đen là hết ý ! Trước 1975, lúc còn nhỏ, do điều kiện gia đình nên tôi hay đi xem ké tivi nhà hàng xóm ... Bác Baoleo tiếp tục hành quân nhé. Xin chúc sức khỏe Bác baoleo và các bác CCB trên diễn đàn.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #136 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 09:48:51 pm »

Ký ức về cuộc gập gỡ với ông nông dân đi bán dưa trên phà Tân Đệ, đã gợi lại một vài kỷ niệm với Hạ sỹ Ngòi.

Quạt thổi đít.

Cái Nép tuyn mới cứng, thơm mùi XHCN, nhưng chỉ chạy ổn định đâu được chừng 1 tháng thì bắt đầu giở chứng. Hình cứ trôi tuồn tuột.
Khó khăn thì khắc phục. Baoleo sai cậu Ngòi, ngồi phệt cạnh cái ti vi để thường xuyên vặn nút chỉnh màn hình.


    Thời những năm 1975-1976 chúng tôi làm quân quản ở Sài Gòn lấy được một số tivi của địch, tất nhiên chỉ là tivi đen trắng. Mỗi đại đội một cái. Ai có được cái khá tốt xem còn đỡ, gặp cái ọp ẹp cũng chỉnh vặn liên tục. Thằng nào chỉnh vặn được thời gian xem kha khá thì trầm trồ khen hắn có tài nhưng có biết đâu cũng là loại tivi chạy bóng điện tử, xem một hồi nóng lên hình cứ đảo liên hồi. Ai đời các xếp nhiều tuổi rồi mà cứ ngồi xem tivi kể cả chương trình "Bông hoa nhỏ" cũng thấy háo hức và thú vị làm sao(!)
    Dân Sài Gòn hỏi ngoài Bắc có nhiều tivi không các chú. Các chú ra oai khoe nền văn minh XHCN rằng Hà Nội tivi chạy đầy đường(!). Dân thừa biết cái dốt nát bét của lính mình nhưng mới giải phóng còn sợ quyền uy của anh Giải phóng nên không dám cười chỉ cười thầm trong bụng.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #137 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 12:11:16 pm »

Cảm ơn các bác đã góp ý nhé.
Baoleo tôi tiếp tục hành quân đây.

Tiếp Ký ức về cuộc gập gỡ với ông nông dân đi bán dưa trên phà Tân Đệ, hay là đ/c Hạ sỹ Ngòi.
Thời tiết đấy

Thời 8x đó, trên vô tuyến chỉ chiếu phim vào tối thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Những năm đầu 80, có bộ phim dài tập, liên doanh giữa Liên xô và Đông Đức, kể về một nhóm chiến sỹ Hồng quân Liên xô (nhưng mà là người Đức, chỉ có 1 người là Ba Lan), nhẩy dù xuống đất Đức để tìm kiếm cái kho chứa tài liệu mật, do 1 tay sỹ quan đầu trọc làm chỉ huy kho. Lâu rồi, nên baoleo quên mất tên.
Chỉ nhớ là rất li kỳ, nhẩy dù sai vị trí vì bị bắn rơi trên đường bay, bị thương một số, rồi phải vượt đầm lầy, rồi phải mạo hiểm lên tầu hoả cứu thương của Đức để được cứu chữa.
Phim này chiếu sau thời của phim Đây a nốp và Bôm bốp, nhưng hay hơn rất nhiều.
Hay đến độ mình còn nhớ là: cứ đến tối thứ tư, tối thứ sáu, cán bộ, chiến sỹ đến kê dép ngồi trước cửa Ban doanh trại từ sau bữa cơm chiều để ngóng phim.
Baoleo không thể kê dép xếp lốt như các anh em khác, vì là mõ nên còn nhiều công chuyện.
Nhưng phát hiện ra quy luật thời đó là: nhất nhất, phim chỉ được phát sau buổi “dự báo thời tiết”. Vì vậy, mình dặn cu Ngòi: khi nào đến mục thời tiết, thì gọi anh ra xem phim.
Hơn 30 năm rồi, mình như vẫn còn như nghe rõ, cái giọng Thái Bình hét lên ngang ngang của cu Ngòi:
-Anh ơi, thời tiết đấy.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #138 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 12:29:28 pm »

   Những năm 9x do đài phát nhiều nơi chưa có truyền hình mầu nên nhiều doanh trại bộ đội vẫn phải xem ti vi đen trắng các bác ạ. Đơn vị em có một cái Viettronics 14 in bộ đội ngồi vòng trong vòng ngoài xem. Ai ngồi xa nhức hết mắt. Thỉnh thoảng bọn đài thông tin nghịch bật máy cứ hét ông ổng nên chỉ xem mỗi hình.

   Ngày đó bọn em cũng khoái xem phim Liên xô lắm, tuy LBXV không còn nhưng thỉnh thoảng ti vi vẫn chiếu. Cứ nghe thấy giới thiệu diễn viên Dép lốp do Cao su đóng, Sốt rét do Quinin đóng là nằn nì xin chỉ huy cho dừng sinh hoạt sớm để xem phim.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #139 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 12:32:11 pm »

Cảm ơn các bác đã góp ý nhé.
Baoleo tôi tiếp tục hành quân đây.

Tiếp Ký ức về cuộc gập gỡ với ông nông dân đi bán dưa trên phà Tân Đệ, hay là đ/c Hạ sỹ Ngòi.
Thời tiết đấy

Thời 8x đó, trên vô tuyến chỉ chiếu phim vào tối thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Những năm đầu 80, có bộ phim dài tập, liên doanh giữa Liên xô và Đông Đức, kể về một nhóm chiến sỹ Hồng quân Liên xô (nhưng mà là người Đức, chỉ có 1 người là Ba Lan), nhẩy dù xuống đất Đức để tìm kiếm cái kho chứa tài liệu mật, do 1 tay sỹ quan đầu trọc làm chỉ huy kho. Lâu rồi, nên baoleo quên mất tên.
Chỉ nhớ là rất li kỳ, nhẩy dù sai vị trí vì bị bắn rơi trên đường bay, bị thương một số, rồi phải vượt đầm lầy, rồi phải mạo hiểm lên tầu hoả cứu thương của Đức để được cứu chữa.
Phim này chiếu sau thời của phim Đây a nốp và Bôm bốp, nhưng hay hơn rất nhiều.
Hay đến độ mình còn nhớ là: cứ đến tối thứ tư, tối thứ sáu, cán bộ, chiến sỹ đến kê dép ngồi trước cửa Ban doanh trại từ sau bữa cơm chiều để ngóng phim.
Baoleo không thể kê dép xếp lốt như các anh em khác, vì là mõ nên còn nhiều công chuyện.
Nhưng phát hiện ra quy luật thời đó là: nhất nhất, phim chỉ được phát sau buổi “dự báo thời tiết”. Vì vậy, mình dặn cu Ngòi: khi nào đến mục thời tiết, thì gọi anh ra xem phim.
Hơn 30 năm rồi, mình như vẫn còn như nghe rõ, cái giọng Thái Bình hét lên ngang ngang của cu Ngòi:
-Anh ơi, thời tiết đấy.

"Hồ sơ thần chết", phim kể về một nhóm chiến sỹ tình báo của Hồng Quân Liên Xô được thả vào hậu phương quân Hittle nhằm tìm kiếm tài liệu về kế hoạch hậu chiến của Đức Quốc Xã, trong nhóm có nhiều người thuộc nhiều quốc gia khách nhau, 1 người Đức, 1 người Nga, 1 người Ba Lan, 1 Tiệp Khắc...phim hấp dẫn có nhiều cảnh quay bây giờ không còn nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM