Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:08:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283155 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2012, 06:55:26 pm »

Cậu bé năm xưa, nay đã học sau đại học 6 năm ở bên Anh xong rồi.
Còn vợ baoleo, năm nay đã là năm thứ 6 nằm liệt giường sau tai nạn.

 Thật sự chia sẻ với bác baoleo những vấn đề trên.

 Chuyện thằng cu Hải Quân học hành thì có thể hiểu được, bậc làm cha mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh cho con cái có điều kiện học hành tiến tới, đương nhiên là rất khó khăn nhưng cũng không phải là không làm được, chỉ sợ chúng không chịu học cái cần học chứ chịu khó học hành thì nữa cũng có thể cố gắng. Ngay BY cũng đang suy nghĩ về chuyện thằng cu nhà mình cuối năm nay có nên cho đi học vài năm bên đó hay không mặc dù được "bao cấp" khá nhiều, song cũng chưa chắc dám cho đi theo định hướng ấy.

 Nhưng chuyện chị Baoleo nằm liệt giường 6 năm nay thì thật là kinh khủng quá, ngoài sức tưởng tượng, vậy thì một tay bác lo cả mọi chuyện từ kinh tế gia đình đến tài chính cho con học hành và chăm lo cho chị baoleo thì đúng là nghị lực phi thường đấy. Chúc bác có thêm sức khỏe và nghị lực để vượt qua, chắc cu lính Hải Quân về nhà chung tay với bố thì cũng sẽ đỡ hơn trước nhiều, nhưng dù sao thì cũng vẫn cần cố gắng. Thôi thì số mình nó thế thì cũng đành chịu chứ biết làm sao, ai cũng có những giai đoạn, thời kỳ khó khăn cả, có điều hình như bác chịu đựng hơi bị nhiều so với bình thường. Chỉ cần mới nghĩ đến ngôi nhà của mình thiếu bàn tay phụ nữ thôi là đã thấy sợ rồi, 6 năm trời là cả một quãng thời gian không ngắn, nói thật mong bác đừng buồn, gặp bác bên ngoài hình như lúc nào cũng thiếu ngủ thì phải, nước da không được khỏe. Xin chia sẻ.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 03:31:32 pm »

............. nói thật mong bác đừng buồn, gặp bác bên ngoài hình như lúc nào cũng thiếu ngủ thì phải, nước da không được khỏe. Xin chia sẻ.

Cảm ơn BY, thế cho nên, mỗi khi gập nhau (mà hiếm khi gập được nhau lắm  Sad ), tôi vẫn nói rằng: tớ sống thêm đc 7 năm nữa là lãi rồi. Bây giờ mỗi ngày, tôi nhắm mắt không được quá 5 tiếng.
Thôi, diễn đàn này không phải là nơi, để mình kêu ca, tôi lại tiếp tục hành quân đây.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #92 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 03:37:21 pm »

Cuộc đời qua những tấm hình (7)
Sau khi giải ngũ, tuanbim tôi thành phó thường dân, như bao triệu con dân nước Việt khác.

Làm người dân nghèo, cắm cúi bới đất, lật cỏ kiếm ăn.

Từ quân ngũ, chuyển ngành về Bộ X, sau đó, được Bộ X cử đi nước I làm việc.

Trong thời gian ở nước I, sau khi giải ngũ tầm 2 năm


Ngay trước ngày trở về. Ảnh này chụp ở  khu ký túc xá nằm ở Mahmodia
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 05:00:44 pm »

@bác baoleo!Nhìn những tấm hình của bác-người chiến sĩ ,người sĩ quan hải quân năm xưa đẹp trai có tâm hồn trong sáng thi vị và đầy đủ tố chất để trở thành cán bộ quân đội đầy năng lực ý trí mấy ai có thể hình dung được khi trở về với thường cũng vất vả và gian khó như vậy.Nếu đọc con số trên ngàn bài viết của bác thì dễ lầm tưởng bác baoleo chắc cũng khá giả an nhàn.Điều em muốn nói ở đây người lính người ccb khi trở lại với đời thường dù mỗi người một hoàn cảnh song họ đều can đảm chấp nhận thực tế ,vượt qua khó khăn vươn lên từ chính mình .Trong họ có dòng máu người cs được tôi luyện sẵn sàng vượt khó khăn để hoàn thành nhiện vụ. Hơn bao giờ họ hiểu rằng ta không chỉ sống cho ta mà ta đang sống vì những người thân yêu của mình.Những người ccb mấy ai được mãn nguyện như AT-VT. Baoleo bác hãy can đảm hơn nữa nhé.Em cũng gửi thăm hỏi chúc sức khoẻ đến bác gái mong bác mạnh khoẻ hơn . Cậu bé bốn tuổi năm xưa gọi ba ơi .Đã học song 6 năm ở Anh nay chắc cũng đi làm ,đó là khoản lãi là niền an ủi động viên lớn lao nhất của các bác còn gì ! Chúc bác niềm vui lớn và sức khoẻ lớn.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #94 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 08:41:42 pm »


    Nhìn ảnh baoleo đứng trước ký túc xá Mahmodia,trước ngày trở về tôi vẫn nghĩ chú là một người có cuộc sống nhàn hạ lắm, chứ không phải như chú đã kể nỗi vất vả hiện nay đang phải nuôi vợ nằm tại chổ đã 6 năm nay đâu. Cũng như huonghn76 nói: "Nếu đọc con số trên ngàn bài viết của bác thì dễ lầm tưởng bác baoleo chắc cũng khá giả an nhàn". Tôi thật sự cảm phục bạn về điều đó. Không chỉ thế bạn còn viết rất hay.
    Mong còn đọc tiếp những lời tự sự của bạn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #95 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 09:08:06 pm »

Thưa các bác CCB, Em có đôi lời,xin được chia sẻ cùng các bác : Con người ta sinh ra có số ví dụ : Chẳng ai chọn nghề đạp xích lô, quét rác ,.hoặc làm nghề nông ( không phải là em coi thường các nghề này đâu nhé )  mặc dù không ai thích, nhưng họ vẫn là nông dân, là người đạp xích lô, quét rác ,v.v... Vì đó là số phận!
Các CCB chúng ta -sau khi giã từ vũ khí , trở về cuộc sống thường dân, có ít người may mắn được số phận mỉm cười, có cuộc sống nhàn tản- kinh tế dư giả, Còn đại đa số thì vất vả- lam lũ mới đủ trang trải cuộc sống.Nhưng anh em vẫn lạc quan ,yêu đời- là vì bản lĩnh - chất lính chiến đã Thấm đẫm trong họ.
Tôi xin chia sẻ cùng các bác câu ngạn ngữ sau : Nếu không thay đổi được SỐ Phận - thì hãy thay đổi Thái độ - tức là : ta hãy nhìn cuộc đời bằng cặp mắt Khoan dung, hãy yêu đời-yêu người , và yêu bản thân ta.
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
longlin
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 01:19:00 am »

Cuộc đời qua những tấm hình (7)
Ngay trước ngày trở về. Ảnh này chụp ở  khu ký túc xá nằm ở Mahmodia

Bác baoleo mà thêm bộ râu dài thì khá giống bin laden Grin
Chúc bác và đại gia đình mạnh khoẻ, có nhiều niềm vui Grin Grin
Ps: Hóa ra bác là hàng xóm "xa" nhà .... Bố vợ em Smiley
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #97 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 11:32:13 am »

Xin chia sẻ nỗi vất vả cùng bác Baoleo, vì tôi cũng gần 20 năm chăm lo cho người khỏe .... Nhiều bạn bè cứ nói có nghị lực, nhưng thực ra là nhờ thời gian trôi đi...Chúc bác luôn giữ sức khỏe, vui để chiến đấu tiếp với cuộc đời!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2012, 08:28:11 am »

    Chào bác Baoleo !

    Hôm nay em ghé thăm nhà hàng xóm ( Top của bác ) đọc mới biết đựơc câu chuyện về gia đình bác. Trước kia xem ở các diễn đàn đâu đó thấy bác hay off và kể về công việc của mình em cứ ngỡ bác có cuộc sống đầy đủ , hạnh phúc và vui vẻ lắm. Ai dè....

    Gia đình em ngày trước ông già bị ngã từ tầng hai xuống, chùn cột sống và gãy hai tay, nằm liệt giường thời gian dài chăm sóc vất vả lắm nên em hiểu đựơc nỗi khổ của bác.

   Không biết nói gì, chỉ biết chia sẻ cùng bác chút !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #99 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 06:52:00 am »



    Mình đang suy nghĩ về "khi người lính trở về thời bình" anh em mình nhiều chuyện lắm mà chưa kể, định hỏi ý kiến anh em là mở riêng hay ngỏ lời "Baleo" dạng cây tầm gửi cũng được hoặc lính rừng lính biển cùng kể về nhau khi trở về đời thường?..baleo và anh em đọc tranh này cho thêm ý kiến nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM