Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:34:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283121 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #40 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2012, 12:19:52 pm »

@Linhquany và các bác:
Nom ngoài thế thôi, chứ bên trong thì nát lắm  Grin
Cái ảnh này được chụp ở những giờ đầu tiên, khi mới ở nước ngoài về. Đang quá cảnh ở sân bay trong Sài gòn, chờ bay ra Hà Nội.  Wink

 Bác mới ở "Trời Tây" về nước chưa về tới nhà mà bảo là nát thì có lẽ anh em ở trong nước lúc đó chắc phải là "tương Bần". Grin

Có thế chứ, nhìn hình bác Baoleo em cứ thắc mắc: năm 89 là đang "căng về kinh tế" lắm, nhưng giặc ngoài thì đã tạm yên nên quân đội giải trừ quân bị hàng loạt, nhìn hình bác coi ngon quá trời ... không thể giống như đang sống "dưới trời Nam" thời đó. Em nhớ thanh niên mình ngày đó làm quái có tiền mà quần bò, áo phông, chỉ có mấy ông chuẩn bị đi Tây mới bấm bụng "đầu tư" thôi, phải không bác BY  Grin...   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #41 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2012, 04:39:07 pm »

  ... Em nhớ thanh niên mình ngày đó làm quái có tiền mà quần bò, áo phông, chỉ có mấy ông chuẩn bị đi Tây mới bấm bụng "đầu tư" thôi, phải không bác BY  Grin...   

 Mỗi người mỗi hoàn cảnh thôi chứ làm gì đến mức "tệ" thế đâu thanhh63. Grin

 

 BY tự "chiêm nghiệm" đi Tây có 3 loại người cơ bản và chưa biết ông thanhh63 thuộc dạng nào nhưng BY tự xét mình thuộc loại thứ 2. Grin

 Bây giờ BY bận đi tắm một phát rồi đến 19C NH, tối về nếu thanhh63 có "hứng" thì BY sẽ phân tích 3 loại người này để hiểu thêm về một thời là như vậy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2012, 06:51:44 pm »

  ... Em nhớ thanh niên mình ngày đó làm quái có tiền mà quần bò, áo phông, chỉ có mấy ông chuẩn bị đi Tây mới bấm bụng "đầu tư" thôi, phải không bác BY  Grin...   

 Mỗi người mỗi hoàn cảnh thôi chứ làm gì đến mức "tệ" thế đâu thanhh63. Grin

 BY tự "chiêm nghiệm" đi Tây có 3 loại người cơ bản và chưa biết ông thanhh63 thuộc dạng nào nhưng BY tự xét mình thuộc loại thứ 2. Grin

 Bây giờ BY bận đi tắm một phát rồi đến 19C NH, tối về nếu thanhh63 có "hứng" thì BY sẽ phân tích 3 loại người này để hiểu thêm về một thời là như vậy. Grin

Em không biết theo bác 3 loại đó theo bác BY là như thế nào, nhưng nếu là đi Tây theo dạng "chính thức" không "chui, chuồn, vượt..." thì bên em ngày đó cũng có thể là 3: du học sinh ( bao gồm sinh viên đại học, nghiên cứu sinh ), học nghề ( qua học nghề 3 năm sau đó làm việc 1 thời gian từ 1 đến 2 năm hoặc nhiều hơn ) và lao động ( công nhân nhà mình qua là làm liền )... không biết có gì khác với chiêm nghiệm của bác BY không ?, còn em thì thuộc dạng nghèo nhất trong 3 loại đó vì là sinh viên, chỉ đơn thuần sống bằng học bổng nên trước khi đi, kinh nghiệm người đi trước truyền lại là: cần có chút ít áo phông cá sấu + quần bò Mỹ dổm để có chút "lưng vốn" cho những ngày tháng dài dằng dặc của những chú SV nghèo ( nhưng không đói vì nhà ăn SV nuôi rất tốt )...

Thật sự khi ra quân, em còn mấy bộ đồ lính + bộ đồ SQ ... vậy là mặc lai rai hoài cho đến tận khi rời trường bổ túc văn hóa lên trường kinh tế SG nhập học, cám ơn quân đội vì khi ra quân em có quyết định xuất ngũ chuyển ngành, hưởng lương 75đ ( mức lương khá ngất ngưởng với không những em mà còn nhiều anh em khác nữa ) và với mức lương đó em có thể tự sống trong suốt 2 năm học bổ túc, sau đó lên SG và ra THanh Xuân HN thì ... lại quay lại hưởng trợ cấp của ông bà bô trước khi đi du học  Grin. Thế đấy, nhưng em vẫn hứng nghe "chiêm nghiệm" của bác BY như bác đã hứa đó!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2012, 08:28:41 am »


 

.............

Đ/c BY thời đó coi bộ ngon dữ.
Quả dàn đấy, nếu quy ra thời bây giờ, độ oai có tầm tương đương với con xế Bel có gắn Rồng  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2012, 08:33:04 am »

NHỮNG NGÀY SAU QUÂN NGŨ
Cuộc đời của phó thường dân loại 3 (tiếp)


Rồi xã hội và quan niệm về cuộc sống bắt đầu có những đổi thay.
Các tổ chức nước ngoài, bắt đầu được vào Việt Nam. Họ cần người Việt, để làm cho văn phòng của họ.
Xã hội lúc đấy, cũng không còn giè bửu, những người dân đen loại 3 - những người làm cho các tổ chức, mà không thuộc biên chế nhà nước nữa. Miễn là họ làm ăn lương thiện và đóng thuế.

Nhờ có chút tiếng Anh còm, học mót qua cuốn từ điển- được chia sau 1 đợt tuần tra trên biển năm xưa. Nhờ đêm đêm, cần cù tu luyện tiếng Anh trong các lớp buổi tối – giá rẻ, baoleo tìm được công việc trong 1 văn phòng nước ngoài.

Thời đấy, để vào làm việc cho văn phòng nước ngoài, phải được chính quyền Việt Nam cấp Giấy phép, sau khi đã cử an ninh điều tra đi thẩm định lý lịch 3 đời.
Xin góp cái Giấy phép ấy lên đây, để các bác « ngự kiểm »




Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2012, 03:26:01 pm »

    Về chuyện này tôi rất hiểu vì là một trong những công chức thuộc tỉnh QN-ĐN cũ chuyên tiếp nhận hồ sơ giải quyết chuyện người đi nước ngoài, người đi lao động nước ngoài, là người trong cuộc và tôi chắc rằng bạn cũng là người có tính cách uyển chuyển khi vượt qua được các cửa ải của thời bao cấp khi bất cứ cái gì khác nhà nước là người xử lý công việc cũng coi là địch; Vì bạn là sĩ quan về phục viên nên cũng đỡ hơn những thanh niên khác và có thể bạn gặp người công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững khi thụ lý trình giải quyết vấn đề theo nguyện vọng chính đáng của dân. Có dịp tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện "tôi" sau khi dời quân ngũ dù là lính chiến, thương binh, có bằng đỏ, bằng đen đủ cả...nhưng vẫn phải ra cảng Tiên Sa bôc vác thêm để có tiền nuôi con (dù là thành viên đội MIA của Việt Nam của tỉnh )..thế là ta là lính ra quân cũng khổ như nhau.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2012, 03:33:49 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #46 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 08:49:02 am »

NHỮNG NGÀY SAU QUÂN NGŨ
Cuộc đời của phó thường dân loại 3 (tiếp)


Cái Văn phòng đấy, nằm ở 25 Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
Giây phút đầu tiên bước vào, baoleo nhận ngay ra « chủ nghĩa tư bản đang giãy chết »
Chỉ có sắp chết, người ta mới làm điều hay, điều tốt.

Ai lại văn phòng có độc 1 ông sếp người nước ngoài và 3 cô thư ký, giờ có thêm baoleo nữa là 5, mà toạ lạc trong không gian rộng thế. Lại còn cắm cả hoa nữa chứ -trong ngày thường – rõ là vẽ chuyện.
Điện thoại thì có ở khắp nơi, chẳng như ở cơ quan cũ, cả Viện có nhõn 3 máy.
Máy móc thì đủ loại, không kể các loại như com piu tơ, fax, photo, thì còn cơ man nào là máy hút ẩm, máy hút bụi mi ni bằng bàn tay, máy sưởi chân, v.v…. Nhưng những cái đó thì còn có thể hiểu đựoc và tha thứ được.
Cái quái đản nhất là, khi bước vào toa lét. Baoleo biết ngay : bọn chúng sắp chết.
Ai đời lại cắm bình hoa tươi trong nhà xí bao giờ.
Phí của.
Lại còn bật nhạc « Đa nuýp bờ lơ » trong đó nữa chứ.

Ngồi xuống cái ghế nỉ êm- xoay, mới tinh giành cho mình, baoleo khởi động con 486 Com pắc còn sặc mùi « tư bản ». Chợt phát hiện ra ngay : thiếu hộp đĩa mềm.
Baoleo quay sang hỏi xin, 1 trong 3 cô thư ký. Cô bé nhẹ nhàng:
- Văn phòng mới hết, chiều mới gọi nhà cung cấp mang đến, nếu cần ngay, anh sang của hàng máy tính đối diện, mua tạm vài cái. Mà anh có cần tạm ứng không.

Đã quen với mùi mồ hôi lao động. Vả lại cũng muốn tránh xa cái không khí sực nức mùi hoa tươi và nước hoa công nghiệp cùng phấn son một lúc - không cần tạm ứng, baoleo ra ngoài.

Quay lại văn phòng, cô bé thư ký bảo mình đưa hoá đơn thanh toán. Năm 94 đó, 3 cái đĩa mềm, cắm vào ổ A của con 486 đó, baoleo mua hết 12 ngàn tiền “ta”.
Cô bé bấm com piu tơ, rồi nhẹ nhàng sang chỗ mình:
-   Văn phòng không có “xen” lẻ, anh nhận thanh toán là 1 đô la Mỹ và 3 nghìn tiền ta vậy

Ối trời.
Hoá ra là từ lúc này đây, mọi chi phí cho mình, sẽ được nhận bằng loại tiền « tây » của bọn « đang giẫy chết »

Và cuộc đời của phó thường dân loại 3, dân đen dưới đáy cùng cùng xã hội, đỡ khốn khó dần đi.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 05:08:48 pm »

 Đ/c BY thời đó coi bộ ngon dữ.
Quả dàn đấy, nếu quy ra thời bây giờ, độ oai có tầm tương đương với con xế Bel có gắn Rồng  Grin

 Ấy chết, bác baoleo nói thế là đẩy BY lúc đó lên hàng "địa chủ" rồi đấy. Grin

 Chiếc Radio Cassette Sharp 555 ấy là tài sản "chung công dân" đấy, không phải tài sản riêng của BY đâu. Ngày đó mới qua được mấy tháng 5 anh em ở chung 1 Apartaman chung nhau tiền mua đấy, khổ 4 thằng em trong nhà còn rất ít tuổi, gia đình cứ nghĩ đưa nó sang Tây là đời nó sẽ lên tiên, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới ở nhà mẹ chúng nó còn xúc cơm đưa vào tận miệng chỉ việc nhai và nuốt là xong, đùng 1 phát đi Tây thế là chúng nó "Chế Linh tình bơ vơ" ngơ ngác trước cuộc sống mới với trăm, ngàn thứ phải tự lo cho mình. Trước khó khăn đó chúng nó chẳng biết dựa vào ai vì thực tế, xác chúng nó thì to mà vốn sống thì quá nhỏ, lúc đó BY là người lớn tuổi hơn cả nên được bầu làm anh Hai trong nhà, nhất nhất mọi chuyện anh quyết bọn em nghe theo, sống cùng sống và nếu có chết thì cùng chôn, nói vậy thôi chứ ở Tây thì làm sao mà chết đói được. Grin

 Thế rồi BY quyết định họp cả phòng lại, thống nhất quan điểm sống, cắt cử từng người lo việc riêng của mình vì nội vụ chung trong sinh hoạt tập thể, tác phong lính các em nghe dăm dắp, thằng nào ở bẩn sống kém vệ sinh đá cho vỡ mông, ăn uống chung sinh hoạt chung hết, tiền học bổng mỗi tháng 100 Leva cắt 50 đến 60 Leva nộp quỹ sinh hoạt chung chi tiêu công khai, số còn lại tùy nghi tiêu dùng cho cá nhân không ai quản lý, thế là trong suốt 1 tháng không lo chết đói và sinh hoạt cũng khá xông xênh, cuối tuần mà trong phòng không có đủ 150 chai bia là coi như thiếu còn đồ ăn thì xứ sở ấy là núi thịt rồi không lo, rau củ quả nhiều vô khối vì khi đó là mùa hè. Cuộc sống coi như tạm ổn, những ngày đầu chỉ lo đến trường học cho tốt cố gắng lấy cái bằng và quan trọng hơn cả là cái Visa đóng dấu kéo hạn tiếp thêm 5 năm nữa là ổn, sau 7 năm đầu sẽ thành "Yêu Tinh" rồi thì phận ai người đó lo. Kế hoạch và chủ trương cùng chỉ đạo đàng hoàng nên 5 anh em BY trở thành một tập thể mạnh, cái mạnh không phải là vật chất hay sức khỏe mà là mạnh về tinh thần đoàn kết chăm lo cho nhau đúng tác phong lính.

 Ổn về cuộc sống rồi thì quay sang lo kế hoạch lâu dài, trông vào mấy đồng tiền nhà nước cấp thì có mà "đói", đói đây không phải là đói ăn mà là đói khi về nước sẽ không có gì, trong khi đó chủ trương của 5 anh em rất rõ ràng luôn hát vang bài ca: Lo đời ta, lo đời cha, lo 3 đời sau. Vậy thì phải mánh mung mùng mền thôi. Những chuyến thăm dò tìm thị trường, trinh sát nghiên cứu địa hình cũng như tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ anh em VN sang trước để có hướng hoạt động cùng khai thác thế mạnh sẵn có từ những mối quan hệ xưa và nay. Bất đầu từ những việc nhỏ cóp nhặt từng đồng đến những việc lớn hơn để có những tích lũy, mùa đông năm đó ập đến khi nhiệt độ ngoài trời là -27 độ thì mới thấy hết sự khủng khiếp của cái lạnh, anh em đùm bọc nhau để qua khỏi mùa đông với chủ trương không cần đẹp chỉ cần ấm để bảo đảm sức khỏe lâu dài, sắm cho anh em từng đôi giày đông mua thêm cho nhau từng chiếc áo lạnh đến đôi tất chân cao cổ.

 Thế rồi hết thời bĩ cực sẽ tới hồi thái lai, hết khổ chuyển dần sang bớt khổ và bắt đầu có của ăn của để, anh em cũng lớn mạnh dần lên, hiểu biết phong tục tập quán, quen môi trường bản xứ hơn và cũng là lúc thời cơ đến. Vài người tìm được cửa làm ăn mới từ mối quan hệ riêng, lặng lẽ tách dần khỏi tập thể do điều kiện sống bắt đầu phải xa nhau dần, song vẫn quan tâm đến nhau qua lại giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tình cảm vẫn như xưa. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi thì anh em cũng bắt đầu mạnh thật sự trên mọi lĩnh vực, mỗi người có mối quan hệ hay công việc cùng hạng ngạch kinh doanh riêng nhưng mỗi lúc có cơ hội để tập hợp sức mạnh tài chính thì chỉ cần ới 1 tiếng là có liền, ăn chia sòng phẳng theo cổ đông đóng góp và tùy ý tham gia, không ép buộc nếu không tin tưởng, có thể "tạm dừng cuộc chơi" bất cứ lúc nào và tất nhiên chưa có ai thiếu niềm tin ở quyết định của tập thể cả. Cứ thế và cứ thế từ 5 anh em chân đất mắt toét tiến dần lên trong sự không ngờ của rất nhiều người lúc đó, từ những suy nghĩ coi thường mấy thằng này chỉ lo ăn chơi cho đến 3 năm sau thì suy nghĩ đó của họ mất hẳn, nhường chỗ cho sự tôn trọng bằng cái thước đo chuẩn mực của đồng Leva giữa cộng đồng người Việt, sống giữa chế độ XHCN mà tư tưởng và hành động lộ rõ bản chất của TBCN.

 Năm 1990 khối Đông Âu đổ vỡ, dân bản xứ hân hoan bởi chế độ mới Tự do dân chủ lên nắm quyền, nhưng riêng 5 anh em BY thì buồn và luôn thầm nuối tiếc: Giá như khối Đông Âu đổ vỡ chậm lại 2 năm nữa thì tốt. Giờ đây 3 anh em trong số anh em đó khá ổn về cuộc sống, còn lại 2 người cũng chỉ ở mức trung bình cuộc sống hiện nay, 2 người đó do lệch lạc đường lối sau khi Đông Âu đổ vỡ, họ vội vã chạy qua Đức rồi tháo chạy về Ba Lan chôn vùi thêm hơn 10 năm nữa bên xứ người để rồi khi chợt hiểu ra thì hơi muộn, cũng may là còn biết sửa sai nên giờ cũng đã tạm ổn. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 09:11:25 am »

......... Giờ đây 3 anh em trong số anh em đó khá ổn về cuộc sống, còn lại 2 người cũng chỉ ở mức trung bình cuộc sống hiện nay, 2 người đó do lệch lạc đường lối sau khi Đông Âu đổ vỡ, họ vội vã chạy qua Đức rồi tháo chạy về Ba Lan chôn vùi thêm hơn 10 năm nữa bên xứ người để rồi khi chợt hiểu ra thì hơi muộn, cũng may là còn biết sửa sai nên giờ cũng đã tạm ổn. Grin

Vậy là đ/c BY nhà ta thuộc số 3 đ/c lớp trên rồi Grin
Anh em ta chắc sẽ được chờ, để ăn khao  Wink
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 09:12:34 am »

Góp thêm cái anh: văn phòng NN thủa ban đầu và 3 cô thư ký xinh đẹp  Grin

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM