Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:58:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283114 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 12:20:16 pm »

 Vậy là ông nguyenhongduc cũng "ấm" rồi. Grin

 1.000 đồng lúc đó chứ có ít đâu, tôi chỉ có 395 đồng mà còn vẫn thấy vui đây này.

 Vậy là nguyenhongduc còn được hưởng chế độ 176 là ngon rồi, ít nhất còn được 1 cục đủ để "sỉn" từ bây giờ đến hết cuộc đời, giờ lại thêm quyết định số 62/2011 nữa thì toại nguyện lắm rồi. Vui lên đi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 08:19:06 am »

NHỮNG NGÀY SAU QUÂN NGŨ
Hội chứng quân ngũ của thảo dân


Cho giù đã là thảo dân, đêm nằm ngủ trong căn nhà của mình. Thế nhưng, đồng hồ sinh học của người lính trong người, vẫn chưa thể tắt đánh « bụp » được ngay.
5 giờ 15 sáng, không nghe thấy tiếng kẻng báo thức, nhưng dường như có tiếng « khoặc, khoặc » của Lữ trưởng vang bên tai.
Tiếng « khoặc, khoặc » không đinh tai, nhức óc như tiếng kẻng, nhưng lại có giá trị như những tiếng đại bác, bắn vào tai, những tay lười tập thể dục.
Hôm nào mà có tiếng « khoạc, khoạc » ở đầu dốc, dẫn từ Nhà chỉ huy xuống sân thể thao, tức là hôm đó Lữ trưởng ở nhà, có tham gia tập thể dục với anh em.
Nghe tiếng « khoạc », chả có thằng chó nào dám tiếp tục, rúc đầu vào chăn cả.
Thường là những hôm đó, bét ra cũng có 2-3 thằng mặc quần đùi, áo may ô ra tập thể dục, cho dù hôm đó rét cắt ruột. Anh em chỉ nhòm trang phục, là biết ngay thằng nào bị tiếng « khoạc » lôi ra khỏi ổ.
Baoleo vùng chạy ra sân. Hoá ra, ông bố mình – lính trung đoàn Thủ đô từ năm 46, đang vít lại cành hoa giấy, trong mảnh sân nhỏ của đại gia đình.
Chẳng nhẽ lại tập thể dục và hô 1-2 một mình Huh
Baoleo đành lọ mọ tìm cái bếp điện, dùng dây « may xo » trần của Liên Xô, để nấu cơm trong im lặng.
Mới về nhà, nhưng baoleo cũng biết : ban ngày, Hà Nội thường mất điện, hoặc điện rất yếu. Chỉ có ban đêm hay tảng sáng, điện mới khoẻ hơn 1 tý. Vì vậy, nếu có câu trộm điện nấu cơm, phải dậy sớm.
Nấu xong niêu cơm nhỏ bằng cái bếp dây « may xo » trần, có bị giật điện 2-3 lần, vì cái dây « may xo » đã cũ, phải nối với nhau bằng vài đoạn dây đồng, nên rất dễ chạm phải cái đáy nồi nhôm.
Baoleo tìm cái phích đá Liên xô, dồn cơm vào trong phích đá, có cẩn thận phủ lên mặt cơm, 1 cái khăn mặt bông cũ, trước khi xoáy nắp đậy vào. Làm như vậy, cơm ủ, sẽ không bị hấp hơi.
Thế là đã chuẩn bị xong, toàn bộ cơm nóng, để ăn trong cả ngày, của nhà baoleo.
Còn ít cháy cơm, baoleo coi đó là khẩu phần ăn sáng của mình.
Lúc vợ con ngủ dậy, mình phấn khởi báo công :
Ba đã nấu xong cơm cho cả nhà, và ba cũng đã ăn sáng xong rồi. Bây giờ chỉ còn hai mẹ con thôi.
Bà vợ già của mình lặng người : ông hâm ơi, đã nhiều năm, hai mẹ con đã quen ăn cơm một mình ở nhà. Bây giờ ông đã ra quân rồi, đã là dân đen roài.Ông hãy chờ, nhà mình đủ 3 người, hãy ăn.

Ôi, chiến công đầu tiên trong đời sống thảo dân, hoá ra lại là thói quen « hâm » của người mới rời quân ngũ.

Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 05:32:16 pm »

Vậy là ông nguyenhongduc cũng "ấm" rồi. Grin

 1.000 đồng lúc đó chứ có ít đâu, tôi chỉ có 395 đồng mà còn vẫn thấy vui đây này.

 Vậy là nguyenhongduc còn được hưởng chế độ 176 là ngon rồi, ít nhất còn được 1 cục đủ để "sỉn" từ bây giờ đến hết cuộc đời, giờ lại thêm quyết định số 62/2011 nữa thì toại nguyện lắm rồi. Vui lên đi. Grin

Năm 85 trúng tuyển ĐH kinh tế lên SG học, nhìn cái giấy thôi trả lương thời 85 (còn giữ được đến hôm nay) sau vụ bù giá vào lương tất tần tật em được 272 đ/ tháng (trong đó lương có 14đ, còn lại là ... bù gạo, 6 loại nhu yếu phẩm ... ) lên SG trường trả cho đúng 1 tháng, tháng sau phán cái rụp: đ/c học chính quy không được hưởng lương, chỉ có hệ tại chức, chuyên tu mới có, điên hết cả người vì mình thi hệ chính quy...Năm 86 ra Thanh Xuân học ngoại ngữ em được tiêu chuẩn 150đ (100đ nhà cho, 50 đ ca cóng ) vậy mà bác Đức ra quân năm đấy nhận 1 phát 1000đ  Roll Eyes... đúng là tá hỏa nhểy  Grin, em 83 chuyển nghành được mỗi tháng lương 65đ của lon 1/ , về tỉnh xếp lại thành 75đ, mà như vậy là cao lắm rồi, đại học ra trường đâu đó khoảng trên dưới 50đ, ngày học ở bổ túc công nông tỉnh, nhìn bảng lương 272đ của em, nhiều thầy cô phát vãi ... nghĩ lại thấy bac Đức sướng nhểy  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #23 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 02:58:49 pm »

NHỮNG NGÀY SAU QUÂN NGŨ
Công chức nhà nước


Có bậc cha chú trong họ, giữ chân Thứ trưởng, baoleo được nhận về  Viện K.. đầu ngành của Bộ X.
Ngày đi làm, baoleo háo hức còn hơn cậu học trò bước vào lớp 1.
Chẳng gì thì cũng đã có mác : « sỹ quan - kỹ sư - đảng viên », lòng lại đang bừng bừng nhiệt huyết cách mạng, mong muốn được cống hiến, mong muốn được làm việc nhiều, để có thu nhập, phụ giúp gia đình nghèo.
Lãng mạn hơn nữa, lại còn mơ mộng rằng : tiếp thu nhanh như mình, có khi lại được cử đi học Phó tiến sỹ ở Liên xô, cũng chưa biết chừng.
Trong trẻo, phơi phới, vui tuơi, hồn nhiên, yêu đời – baoleo mặc quân phục cũ đi làm, như các bậc cha anh, sau khi chuyển ngành hồi 9 năm, cũng mặc quân phục đi làm ở cơ quan dân sự.
 Hỡi ôi, thời cuộc đã sang trang.
Sau buổi trà nước ồn ào, baoleo được nhận 1 ghế gỗ 3 nan, 1 bìa 3 dây, 1 cây bút bi và 1 nhiệm vụ rõ ràng : hãy nghiên cứu.
Rồi nhiều tháng qua đi, công việc vẫn thế.
Gần như toàn bộ thời gian ở công sở, mọi người chỉ còn bàn cách đánh quả chui, bàn mua xe Mi pha xanh ngọc, bàn mua áo lông Đức mầu lông chuột.
Mọi người thầm ghen tỵ nếu ai đó có con Mô kích đỏ lượn vè vè. Và lườm nguýt kẻ nào, hôm qua lén đi thăm sếp 1 mình.
Cái quan trọng nhất, trong cặp lồng cơm trưa, thằng nào có miếng giò to, và thằng nào chỉ có vài con cá khô bằng đầu tăm, để làm mồi.
Trong không khí ấy, nếu mà nói về người lính, có lẽ sẽ bị quy vào diện đưa đi Trâu Quỳ.
Hàng tháng lĩnh lương, phần đóng góp nhỏ bé ấy cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhoi, so với việc phụ giúp gia đình làm hàng gia công mậu dịch.
Cuộc sống công chức đói nghèo, làm người cựu binh héo mòn đi.

Hơn 10 năm sau ngày ra quân, baoleo không có 1 giây phút nào nhớ rằng : đã có thời mình mặc áo lính.
Không về thăm lại đơn vị, như đã hứa hẹn ngày nào.
Không tìm gập lại đồng đội một thủa, như đã từng dặn lòng.
Thời ấy, gập lại anh em, nhớ lại thời mặc áo lính mà làm gì.
Đã quyên đi tất cả, chỉ còn là 1 gã dân đen - chạy rẽ đất, rẽ cát, cuốc đất, lật cỏ, cặm cụi, tằn tiện, nhặt từng hạt thóc mót rơi, cố tồn tại để kiếm gạo nuôi con.
Hơn 10 năm sau khi ra quân, trí nhớ như đã bị xoá hẳn « một thời quân ngũ ».

Và chỉ chợt nhớ ra : baoleo đã từng khoác áo lính, mới gần đây thôi. Khi cái đói không còn là nỗi lo thường trực hàng ngày.
Và quan trọng hơn, bắt đầu gập lại những người, cũng đã từng khoác áo lính, có cùng tâm hồn, như các câu chuyện, sẽ được kể tiếp, sau này.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 08:13:49 am »

hà hà, "đại ca" baleo viết cảm xúc thiệt đó,  Grin
Logged

baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 08:18:50 am »

Xin cảm ơn các bác đã ghé thăm topic và chia sẻ.  Wink
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 08:22:45 am »

NHỮNG NGÀY SAU QUÂN NGŨ
Giũ áo, « từ quan » - thực sự là phó thường dân loại 3


« Sống mòn » đời « chuyên viên nghiên cứu » mãi cũng chán.
Để vào diện « khung – quy hoạch », đặng sau đó ‘cướp » được tiền của thiên hạ để làm giầu – thì điều kiện « cần » của baoleo là hơi bị thừa.
Hỡi ôi, điều kiện « đủ » thì có chém mất đầu, baoleo cũng không bao giờ có được. Ấy là bởi : baoleo « bị cứng khớp gối ».
Chịu, không thể nào nịnh thối sếp được.
Thế là, sau khi dời quân ngũ về làng, baoleo hết làm « viện xỹ », rồi lại đi nước ngoài 2 năm theo lệnh, nghèo vẫn cứ nghèo.

Xin xuống đơn vị thi công trực tiếp, gần như là một trong những Chủ nhiệm công trình đầu tiên của thời mở cửa, nhưng va phải cơ chế « cống-nạp », lại thấy đau lòng.
Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, biệt thự M 2 cho Đại sứ Iran, Biệt thự M 4 cho UNDP, đều được Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đánh giá cao về công tác thi công, an toàn, chất lượng. Sếp Trường của Cục, đã có 1 ngoại lệ là gửi công văn về Công ty để ngợi khen.

Thế nhưng, đã qua thêm 5 năm làm công chức nhà nước, baoleo đã ý thức được rằng : chốn quan trường này, không có chỗ dành cho cựu lính baoleo.
Trăn trở, suy tư, rồi cũng phải rút ra kết luận cho bản thân mình : thôi, về, làm phó thường dân loại 3.

Buổi chiều, trước ngày giũ áo - từ quan, baoleo ngồi uống bia cỏ chia tay ở Vân Hồ -cổng Bộ, với mấy cậu cùng Phòng, cũng nguyên là lính-giải ngũ về.
Trong lúc xé râu mực, thằng Ninh – nguyên là lính trong đội khâm liệm-chôn cất liệt sỹ ở thị xã Hà Giang thời 84-86 (bây giờ là anh Ninh - Cục phó Cục Công thự của Bộ) hỏi :
- Thế ông không tiếc cái biên chế nhà nước à.
Baoleo trả lời, mà như đặt ra tuyên ngôn cho chính mình :
-Người ta, chỉ có thể để giành 2 thứ cho con. Một là cái chức vụ, hai là 1 chút tiềm còm. Baoleo tôi không phù hợp với chốn quan trường của thời đại này. Vậy thì nên sớm giũ bỏ nó. Ra đi tìm cách kiếm cơm ngoài đường, đặng giành chút tiền còm nuôi con.

Thế là sau 5 năm dời quân ngũ, baoleo chính thức trở thành phó thường dân loại 3, dân đen dưới đáy cùng cùng xã hội.
Đơn kiếm độc hành, lủi thủi kiếm ăn.
Những năm tháng quân ngũ, càng chìm đi, khuất lấp trong khói bụi mịt mù ở chốn mưu sinh.
Chỉ còn lại bản chất : quyết chiến ở trong lòng.

Góp thêm cái ảnh thời 2 năm ở nước ngoài.
Thời đó, mình làm cụm trưởng ở nhà máy lọc dầu Baghdad, còn khu ký túc xá nằm ở Mahmodia, bây giờ xem báo, mới thấy khu vực Mahmodia là nơi khét tiếng về đánh bom. Oài  Cool

Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 08:45:41 am »

Mõ Bao leo nếu không tự giới thiệu là người trong hình thì thằng em này cứ ngỡ đó là một bác Irac chính hiệu nai tơ!  Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 02:57:12 pm »


Hơn 10 năm sau ngày ra quân, baoleo không có 1 giây phút nào nhớ rằng : đã có thời mình mặc áo lính.
Không về thăm lại đơn vị, như đã hứa hẹn ngày nào.
Không tìm gập lại đồng đội một thủa, như đã từng dặn lòng.
Thời ấy, gập lại anh em, nhớ lại thời mặc áo lính mà làm gì.
Đã quên đi tất cả, chỉ còn là 1 gã dân đen - chạy rẽ đất, rẽ cát, cuốc đất, lật cỏ, cặm cụi, tằn tiện, nhặt từng hạt thóc mót rơi, cố tồn tại để kiếm gạo nuôi con.
Hơn 10 năm sau khi ra quân, trí nhớ như đã bị xoá hẳn « một thời quân ngũ ».

 Sau khi trở về cuộc sống đời thường thì ai cũng vậy bác ạ, sự "hụt hẫng" với cuộc sống mới, bắt đầu lại từ đầu với 2 bàn tay gần như trắng với một quá khứ "vẻ vang" thì gần như ai cũng có, phía trước là cuộc sống với muôn vàn khó khăn cùng bỡ ngỡ ban đầu, ai có người thân khá giả chút ít thì còn đỡ chứ mấy bác "bạch định" toàn phần nữa thì hội nhập cuộc sống mới còn khó hơn cả lên Sao Kim Sao Hỏa.

 Ngày mới về, nhìn cuộc sống cứ trôi tuy không ồn ào nhưng đối với người lính là những cơn sóng gió lớn. Làm gì đây để sống? Ai cho mình làm và làm cái gì? Đó là những điều mà phải gọi là vô cùng nan giải.

 Nhưng cũng không hẳn vì cuộc sống khó khăn sau giải ngũ để người lính chẳng còn nhớ điều gì về thời quân ngũ, có chăng là vì ít kỷ niệm hoặc quá bận lăn lộn cuộc sống hiện tại chẳng dành nổi chút thời gian để nhớ về đồng đội hôm qua. Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, trằn trọc không ngủ lại được, tự dậy ra ban công ngồi hút thuốc vặt bên ấm trà để tự ôn lại quá khứ chiến trận đã đi qua, trận này trận kia, thằng nào còn đứa kia mất, hoàn cảnh ra sao, anh em hy sinh thế nào và nếu như thế này thì sẽ thế nọ ...vv Những giả thiết, những ví dụ sẽ là cái không thể tránh được coi như người lính tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm để tìm câu giải đáp cho bài toán khó về cuộc sống hôm nay. Kỷ niệm đời lính sẽ ào ào trở lại tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất, ở trận đó nhờ có thằng này đứa kia đã làm gì? Phản ứng ra sao hành động thế nào và kết quả đã đạt được. Một chút ân tình của đồng đội mà mình đã nhận lúc khó khăn ấy, một tý quan tâm chăm sóc dù chỉ là bát cháo loãng hoặc ngụm nước chưa đun sôi cũng là ân nghĩa của đồng đội, chưa kể thằng này đứa kia từng cứu sống mình hay mình cứu sống họ, chẳng ai đòi hỏi ai phải trả cái ơn cứu mạng đó nhưng có lẽ chẳng ai quên cả. Kỷ niệm đó sẽ theo mãi con người để nhớ về một thời là như thế, chẳng phải nhớ lại chuyện cũ để khẳng định mình và cái tôi đã là thế này thế nọ mà nhớ đến để thấy thương yêu nhau hơn những người từng đứng chung trong đội ngũ.

 Bản chất con người có nhiều loại, kẻ kiêu hãnh ngoan cường người hèn nhát, kẻ quỵ lụy luồn cúi người thà chết đứng chứ không chịu sống quỳ và cuộc sống trong QD hay ngoài đời thường vẫn luôn đầy dãy, đó là sự muôn mặt của cuộc sống và chúng ta phải chấp nhận một thực tại đó cho dù thích hay không thích vì nó đã tồn tại trong thế giới loài người từ ngàn đời nay rồi. Điều quan trọng nhất là cần biết "lọc" và nhìn ra bản chất của vấn đề mà ứng xử thôi bác ạ.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 03:01:36 pm »

  Chào bác Baoleo và các bác cựu CCB  !
  Ông chú ruột em khi phục viên năm 1987 mang quân hàm  thượng úy , đã tham gia chốt giữ các điểm cao trên Hà giang. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ không nghề nghiệp ,hai đứa con thì đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ mới sinh nên chú ấy cũng quyết định giải ngũ về giúp đữo vợ con. Tiêu chuẩn khi về hình như quy ra gần tạ thóc thì phải !
   Cuộc sống mưu sinh những năm như vậy cũng thật khó khăn, xin vào các cơ quan thì họ sợ lương ...cao hơn thủ trưởng nên không ai nhận. Chú phải làm đủ các nghề như thợ mộc, lên rừng làm thợ xẻ , đào đãi  vàng, bốc vác bến, nuôi chim cút...đủ thứ để nuôi bốn miệng ăn trong nhà. Nhiều khi nhìn thấy ngồi tư lự hút thuốc nhìn chú già hom hem hẳn đi, không như hồi còn trong quân đội.
  Bố em nhìn chú ấy cũng thấy ái ngại. Ngày đó bố em gọi nhập ngũ nhưng vừa xây dựng gia đình và vừa sinh ra em nên chú xung phong đi thay. Thời đó học hết cấp III là hiếm, có thể xin thi đỗ bất cứ trường đai học nào vì chú học rất giỏi, được cử đi học chữa đồng hồ dưới Hà nội ( Cả tỉnh tiêu chuẩn có hai người ) là nghề dễ kiếm tiền thời bấy giờ nhưng đành bỏ hết tham gia quân đội và đi học sĩ quan. Nhiều lần trên chốt cả năm không có thư từ làm gia đình em tưởng hi sinh rồi.
  Thỉnh thoảng bạn bè cùng đơn vị đến thăm, bác nào bét nhất về hưu thì cũng thượng tá, anh em đùa vui " Chiến trường không chết lại chết ...vũng trâu đằm, nhìn mày giờ thảm quá, trình độ có, đào tạo cơ bản , đáng lẽ ở lại thì bây giờ..." chú chỉ cười buồn, đúng là trăm cây trăm hoa, chẳng ai hiểu được.
  Do cuộc sống vất vả nên cũng phải...bỏ cả thẻ Đảng, mới chào cờ đỏ búa liềm lại cách đây gần chục năm khi tham gia công tác chính quyền. Ai cũng nói do tính thật thà nên khó tiến. Khi em nhập ngũ mọi người nói chú lên đơn vị cũ nhờ chỉ huy là bạn cũ nhờ họ giúp cho vào đó sau này đi học hành cũng dễ nhưng biết chú ngại em nói thôi. Cũng may trời thương, tuy không gặp may mắn về sau như bác nhưng con cái đều tốt nghiệp đại học và xây dựng gia đình có công ăn việc làm ổn định cả...
  
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2012, 03:08:09 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM