Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:35:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283515 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 08:48:01 am »

Xin cảm ơn các bác đã đọc bài và viết ủng hộ.
Baoleo tôi xin gửi thêm 1 tấm hình, để nhớ thêm một thời quân ngũ

Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 05:48:59 pm »

hehe bác baoleo ở trong nước mà nắm thông tin trể quá , bọn em bên K ngay từ năm 87 đã có thông tin giải trừ quân bị rồi . Mấy ông cấp C , D méo mặt hết vì đa số chỉ được đào tạo qua trường quân chính nên biết chắc sẽ bị cho về quê đuổi gà . Đêm đêm nhìn thấy mấy ổng nằm suy tư , thở dài trên võng mà tội , chỉ biết có mỗi cái nghề đánh nhau , về quê ruộng không có biết làm gì sống ?
Nhớ mãi chuyện một ông C phó đòi xé thẻ xin ra khỏi Đ , em hỏi anh làm cái gì kỳ vậy ? Bọn em cố gắng phấn đấu gần chết mà không được vào Đ vậy mà anh ..Ông ta nói : Mày không biết cái gì hết , tao về quê chỉ biết nấu rượu lậu , xin ra khỏi Đ để khỏi bị kiểm điểm phê bình nhức đầu .


 Cái thằng lính bộ binh "phọt phẹt" trưởng thành từ chiến đấu mà đi lên, đánh nhau bằng đòn "giang hồ" và kinh nghiệm tự đúc kết, may ra được học qua vài lớp quân chính cấp F QK hay QD thì thời gian sau này chẳng cho về quê đi cày thì để nó "ăn bám" Quân đội à?

 Khối thằng chết dở vì cái chuyện giải trừ quân bị này đấy. 17 18 tuổi cầm súng biết gì hơn đâu ngoài mấy chữ học được thời phổ thông, vào chiến trường thì úp mặt xuống đất mà chiến đấu, rồi động viên khuyến khích, rồi cố gắng vươn lên và nhất là cái thời phong thẳng quân hàm từ thượng sỹ lên thiếu úy với "cái kẹo" cho về phép 3 tháng cùng quyết định kết nạp Đảng. Khối chú dính đòn. Đùng một phát xin mời về đi cày hết thì còn biết làm gì nữa ngoài nấu rượu lậu với chạy xe 3 bánh kiếm cơm, thôi thì đành sống bằng ý chí và niềm tin vậy chứ biết làm sao. Ngay mình đây về sớm hơn nhưng cũng có được ưu tiên ưu đãi gì đâu, nhưng cũng may còn kịp để tự lo cho mình chứ cứ như mấy chú kia thì chết dở.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 10:41:59 pm »

hehe bác baoleo ở trong nước mà nắm thông tin trể quá , bọn em bên K ngay từ năm 87 đã có thông tin giải trừ quân bị rồi . Mấy ông cấp C , D méo mặt hết vì đa số chỉ được đào tạo qua trường quân chính nên biết chắc sẽ bị cho về quê đuổi gà . Đêm đêm nhìn thấy mấy ổng nằm suy tư , thở dài trên võng mà tội , chỉ biết có mỗi cái nghề đánh nhau , về quê ruộng không có biết làm gì sống ?
Nhớ mãi chuyện một ông C phó đòi xé thẻ xin ra khỏi Đ , em hỏi anh làm cái gì kỳ vậy ? Bọn em cố gắng phấn đấu gần chết mà không được vào Đ vậy mà anh ..Ông ta nói : Mày không biết cái gì hết , tao về quê chỉ biết nấu rượu lậu , xin ra khỏi Đ để khỏi bị kiểm điểm phê bình nhức đầu .


 Cái thằng lính bộ binh "phọt phẹt" trưởng thành từ chiến đấu mà đi lên, đánh nhau bằng đòn "giang hồ" và kinh nghiệm tự đúc kết, may ra được học qua vài lớp quân chính cấp F QK hay QD thì thời gian sau này chẳng cho về quê đi cày thì để nó "ăn bám" Quân đội à?

 Khối thằng chết dở vì cái chuyện giải trừ quân bị này đấy. 17 18 tuổi cầm súng biết gì hơn đâu ngoài mấy chữ học được thời phổ thông, vào chiến trường thì úp mặt xuống đất mà chiến đấu, rồi động viên khuyến khích, rồi cố gắng vươn lên và nhất là cái thời phong thẳng quân hàm từ thượng sỹ lên thiếu úy với "cái kẹo" cho về phép 3 tháng cùng quyết định kết nạp Đảng. Khối chú dính đòn. Đùng một phát xin mời về đi cày hết thì còn biết làm gì nữa ngoài nấu rượu lậu với chạy xe 3 bánh kiếm cơm, thôi thì đành sống bằng ý chí và niềm tin vậy chứ biết làm sao. Ngay mình đây về sớm hơn nhưng cũng có được ưu tiên ưu đãi gì đâu, nhưng cũng may còn kịp để tự lo cho mình chứ cứ như mấy chú kia thì chết dở.
Thế mà quân đoàn 3 em thấy sĩ quan quân chính còn sót lại nhiều phết. Các bác sĩ quan quân chính bên quân sự còn đỡ, bên chính trị thì....không đỡ nổi vì trình độ lùn quá. Nhiều chuyện dở khóc dở cười, khó tin nhưng có thật do các bác sĩ quan quân chính này là tác giả được truyền miệng nhau khá hay. Em xin kể một chuyện về tiểu đoàn phó chính trị tiểu đoàn em. Thứ 2 đầu tuần có tiết mục nghe thông báo chính trị do cán bộ chính trị tổng hợp từ các báo, mà các bác biết rồi, các anh chính trị có bao giờ tự viết giáo án đâu, toàn gọi thằng nào chữ đẹp lên chép lại ở đâu đó, đến giờ thì lật ra đọc cho bộ đội nghe, thông báo chính trị cũng vậy, thế nên mới có tai nạn không đỡ được. Thông báo chính trị của đồng chí tiểu đoàn phó chính trị tiểu đoàn em có đoạn "....liên đoàn bóng đá thế giới "ép - i - ép - a" (FIFA).." cả tiểu đoàn ngớ ra một lúc mới hiểu và rúc rích cười.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 07:42:00 am »

Vâng, các bác ạ. Những ngày sau khi rời quân ngũ, đúng là những thời kỳ khó khăn. Có lẽ tất cả chúng ta, sau khi rời quân ngũ đều có tâm trạng như thế.
Chính vì thế, baoleo muốn kể lại thời kỳ khó khăn ấy của mình, và sự nỗ lực vượt qua nó với tâm thế của một người lính Cụ Hồ.
Baoleo rất muốn được các bác chia sẻ thêm, trong Cat "Về người lính hôm nay', Cat mới mở này.
Cảm ơn các bác.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 07:42:50 am »

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Đêm trước ngày về (tiếp)


Kẻng báo sinh hoạt buổi tối vang lên, baoleo bước nhanh vào phòng họp chi đoàn đơn vị.
Chẳng có bộ sơ vin nào, nên baoleo vẫn mặc quân phục, chỉ có điều không còn đội mũ, đeo sao.Hôm nay, đặc biệt là các cô bé tân binh, quậy không thể tả. Nào là bắt ghi lưu bút, nào là bắt baoleo hát hò.
Phải vận hết 12 thành công lực, baoleo cũng gân cổ, hét đủ 3 bài hát theo yêu cầu.
May mà tay Vang, trợ lý chính trị, chợt nhớ ra:
-Thôi, để anh baoleo về chuẩn bị quân tư trang. Còn chúng ta, tiếp tục họp, triển khai nội dung nghị quyết chi đoàn tháng này.

Rời phòng họp, baoleo lần bước theo con đường có hàng cây long não 2 bên, để về nơi nghỉ.
Một giọt sương đêm, từ vòm cây long não, chơt rơi thẳng vào cổ áo nhà binh.
Rùng mình se lạnh, baoleo chơt nhớ ra lời hẹn với cô bé Hải Lệ ban chiều.

Baoleo quay ngược lên Nhà chỉ huy, qua sân cột cờ, đến cửa phòng thư viện.
Cửa phòng thư viện đã đóng. Đèn đã tắt. Chỉ có làn gió biển thổi vào 2 cánh cửa khép hờ.
Lẫn trong hương vị mặn mòi của biển cả, baoleo như cảm nhận được mùi hương hoa ngâu, mùi lan đất, mùi lá xả chen lẫn hương hoa cỏ tranh, lan toả ra, từ hàng hiên của căn phòng.
Lại gần, baoleo nhận ra: không phải là bộ nữ quân phục quen thuộc. Mà là 1 tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti, và mái tóc xuôn dài, đang tựa hững hờ bên hàng hiên, hướng cặp mắt nâu tròn, ra phía biển.
-May mà anh không quên, lời em nhờ.

Hải Lệ không quay lại, nhưng dường như cũng biết baoleo đang đến gần.
Không chờ nghe baoleo nói gì, Hải Lệ quay người:
-Anh có còn thời gian, ra vườn hoa Thanh Niên, mà anh thiết kế không?
Cũng chẳng chờ nghe baoleo nói có hay không, cô bé quay nhanh ra phía vườn hoa.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2012, 08:42:51 am »

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Đêm trước ngày về (tiếp)


Như một cái máy, baoleo đi theo Hải Lệ, một cách vô thức.
Vào đến vườn hoa, Hải Lệ không ngồi xuông ghế đá, mà đứng lại, cạnh bảng tin.
-Anh có thích ngắm biển đêm không?
Hải Lệ ngước nhìn mình. Làn mi cong dài, nhưng cũng không che được ánh phản chiếu của 2 ngọn đèn pha, trong cặp mắt nâu, long lanh, ngấn nước.
-Ờ, thì cũng....
Baoleo đáp không rõ nghĩa.
-Ngày mai, anh về rồi, chỉ có biển sẽ ở lại, ở rất xa anh. Anh sẽ không còn nhìn thấy biển đâu. Anh ra ngồi phía sau bảng tin này đi, anh sẽ nhìn thấy biển, và những gì của biển, anh nhé.

Hải Lệ vòng ra phía sau bảng tin trước, baoleo vô thức, bước theo sau.

Hải Lệ ngồi, tay vân vê làn đăng ten ở gấu quần sa tanh đen, nhưng đôi mắt nâu, lại ngẩng lên nhìn mình, dường như không chớp.
Ngồi xuống bên cạnh, baoleo không chỉ cảm nhận thấy hương thơm hoa ngâu trên mái tóc của cô bé. Mà còn như cảm nhận thấy hương cốm nồng say, phía bên trong tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti.
Baoleo căng mắt nhìn ra phía trước. Đêm thượng tuần, trời tối đen. Chẳng thể nhìn thấy làn nước đại dương trong xanh. Chỉ cảm thấy những sợi tóc mềm, vờn quanh cổ áo, thoang thoảng mùi hương hoa cỏ tranh.
Cũng không nhìn thấy vệt sao băng phía cuối trời, chỉ cảm thấy tay mình, đang được ủ trong hơi ấm của mùi cốm trinh nguyên.
Lại lờ mờ đoán rằng: sương xuống nhiều quá. Nhưng sao chỉ ướt mỗi một bên vai áo quân phục, chỗ Hải Lệ tựa vào. Còn vai áo bên kia, lại khô cong?

Tiếng Hải Lệ thì thầm, dịu dàng như sóng biển:
Ngày mai, anh sẽ về với vòng tay thiết tha
Em sẽ đến sau cùng
Lặng soi trong mắt  người xưa ấy
Lời không nói-là lời ở lại
Còn mọi điều
Theo gió cuốn, sẽ bay đi.........

Baoleo lắp bắp:
- Ờ, rồi anh sẽ về thăm lại đơn vị. Thăm lại mọi người và anh em, cơ mà.

Giọng Hải Lệ như mờ đi trong sóng biển, và vai áo phía Hải Lệ tựa vào, vẫn như có những giọt sương nóng- ấm, nhẹ nhàng đậu xuống một bên vai. Và bên vai đó, dường như, bắt đầu có vài vết răng hạt lựu, mịn -mờ:
Xa nhau, rơi áo em rồi
Để cho người ở, đứng ngồi không yên
Biết rằng đến hẹn, khó lên
Chín lần hẹn, mười lần quyên. Chắc rồi.
Xa nhau, rơi aó em rồi.
Nói ư –không được
Thôi người - cứ đi.

..........
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 07:39:50 am »

Ngày về

Chưa đến giờ báo thức, mới có 5 giờ sáng, nhưng tay Băng, cùng ban với baoleo, đã vồn vã: thôi, để tôi đèo ông bằng bình bịch ra bến xe. Sớm về nhà, cho vợ con nó mừng.
Khoác balô lên vai, mình cùng tay Băng, ra cổng đơn vị.
Cậu vệ binh thấy mình, ưỡn căng ngực hơn mọi lần. Thay vì: chào thủ trưởng. Chú vệ binh chỉ nhỏ nhẹ: Anh về, mạnh khoẻ nhé.
Ừ, chào em, chào đơn vị, chào tuổi xuân đã qua đi trong bộ quân phục.
Người dân baoleo về nhà đây.

Thủa ấy xe khách đi từ đơn vị mình về đến Hà Nội, bét ra cũng phải nửa ngày. Phải đi qua ít nhất 1 phà, là phà Bình, hoặc phà Phả Lại.
 Tầm 2 giờ chiều, chiếc xe ca Ba Đình đổ khách xuống bến Nứa. Điểm cuối của hành trình.
Chẳng còn mệnh lệnh nào cả, cũng chẳng còn phải nhẩm tính: mình còn bao nhiêu thời gian ở Hà Nội. Thời gian bây giờ, tất cả là của mình.
Baoleo khoác ba lô, lội bộ từ bến Nứa ra Hàng Than, để tìm tầu điện, xuôi Kim Liên, về nhà mình.
Tầu điện chỉ chạy đến bến xe Khâm Thiên thì ngừng lại. Mất điện. Chẳng biết chờ đến khi nào, baoleo nhảy xuống, đi bộ qua công viên, để về nhà.
Đi mãi, cũng mỏi chân, baoleo tìm đến 1 ghế đá ven hồ, ngồi  nghỉ 1 lát.
Mặt hồ Bẩy mẫu, rộng mênh mông trong tâm trí tuổi thơ.
Nay, tuổi thơ đã qua, và tuổi trẻ cũng đã qua trong đời quân ngũ. Mắt cũng đã quen với mênh mông đại dưong. Mặt hồ Bẩy mẫu, dường như nhỏ lại.
Nhưng, mặt hồ thì nhỏ, mà tương lai cuộc đời, bắt đầu từ hôm nay, lại mênh mông như đại dương, chưa nhìn thấy đâu là bờ.

Hít một hơi căng ngực, baoleo sốc lại balô lên vai: thôi, bắt đầu từ bây giờ, baoleo sẽ bắt đầu cuộc đời: cuốc đất, lật cỏ, côi cút kiêm ăn. Chỉ mong mỗi ngày, sẽ kiếm được hơn 1 quả trứng cho con.
 Xế chiều, khi chạm vào cửa nhà, là baoleo đã được đón ngay bằng tiếng bi bô: a, ba về.
Bà vợ cũng ngạc nhiên: sao anh lại được về, vào giữa tuần thế này, mà sao mũ đâu cả rồi.
Thực ra, vì chuyện có được ra quân hay không, và vào lúc nào, chẳng ai biết trước được. Vì thế, baoleo không hé răng cho vợ con biết trước, kế hoạch giải ngũ của mình.

Sau khi nghe mình nói với con: ba về hẳn rồi, ba không phải đi đơn vị nữa. Bây giờ, ba sẽ ở nhà, kiếm việc, nuôi con.
Bà vợ mình lặng đi. Trong tâm trí người vợ lúc ấy, hẳn chỉ còn suy nghĩ: thế là ông chồng thất nghiệp rồi. Chẳng còn phụ cấp, chẳng còn hộp sữa, cân đường, phụ vợ nuôi con.
Nhưng rất nhanh, bà vợ quả quyết. Thôi, từ bây giờ có anh, anh sẽ trông con, và em sẽ có thêm thời gian, nhận thêm hàng đan móc mậu dịch, nhà mình cũng sẽ đủ rau cháo, qua ngày.
Ừ, ngày mai. Ngày mai, cuộc đời của 1 chiến binh sẽ sang trang. Là cuộc đời của 1 người dân nghèo, vật vã trong mưu sinh.
Và đó là câu chuyện của ngày mai.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 08:51:06 am »

Tạm chen ngang dòng hồi ức, để viết về chuyện hôm nay, tạm gọi là:

Giờ này em ở đâu

Thời gian như bóng câu ngoài khung cửa. Thoáng chốc đã mấy chục năm rồi.
Người lính năm nào, nay đã là cựu lính- phó thường dân loại 3, đang cần mẫn cuốc đất-lật cỏ để kiếm ăn trên đất Hà thành xôn xao.
Những cơn mưa của cơn bão số 4, cuối tháng 7- năm 2012, như quất thẳng vào người cựu lính- phó thường dân loại 3, đang gò người trên con ‘Dim già’ trên đường nhặt thóc giữa chốn đô thị phồn hoa.
Những hạt mưa lạnh ngấm vào cái thân thể còm cõi,  làm người cựu binh rùng mình. Cái rùng mình làm nhớ lại giọt sương năm xưa, đã rơi vào cổ áo nhà binh Hải quân, trong cái đêm chia tay cô bé Hải Lệ thủ thư.

Hỡi Hải Lệ, cô bé mắt nai bên mép sóng vùng 1 năm xưa, cho giù bây giờ, em đã là một mệnh phụ phu nhân quyền quý ở vùng Vườn Đào-QN, hay là một người mẹ nghèo, đang tần tảo gỡ hầu trên gềnh đá Cát Hải. Em hãy nhớ về những năm 8x, với những đợt sóng bạc đầu, chùm lên con tầu PCF năm xưa. Em hãy nhớ về vùng biển biên giới Đông bắc, thời biên giới - chiến tranh :

Nơi đông đến với muôn vàn nỗi nhớ
Nơi một thời, ta thầm gọi tên nhau.

Một con sáo sang sông - Một nhành hoa đào nở
Anh đi hoài trong nỗi nhớ mênh mông

Biển biên cương, thẫm đẫm ánh sương mờ
Trong gió lạnh, có mùi hương quả chín
Trong gió sớm, có điều gì xao xuyến
Để ráng chiều - đỏ mọng cả hoàng hôn

Những ước mơ xa - những kỷ niệm mềm
Trang trí nhớ như chùm hoa mua tím
Những lầm lỡ, cũng là bài học lớn
Và mơ hồ, là ánh mắt người thương

Anh chẳng dám tìm, điều mới lạ đâu em
Bởi biết cuộc đời, không đẹp như mơ ước
Hạnh phúc bay về, đâu dễ đậu cành ta
Và bây giờ, em hỡi, cách xa
Càng tô đậm, những dáng hình kỷ niệm

Nơi mình đã sốn,g một thời rất đẹp
Áo lính sờn,  nhưng trán ngập ước mơ
Nơi một thời ta tập tọng làm thơ
Bởi bối rối trước cái nhìn là lạ
Nơi lạnh đến, bỗng hóa thành nỗi nhớ
Nơi một thời ta thầm gọi tên em….
Logged
hoa.nguyenquoc
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 03:07:10 pm »

Nhân ngày thương binh liệt sĩ, hoa.nguyenquoc gặp một bài viết thật cảm động. Xin kính gửi lên diễn đàn nghiên cứu và đăng để anh em cùng suy nghĩ và tự hào.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:54:53 pm »

Xin chào bác Baoleo, cùng các CCB trang DNGN. Tôi xin gửi vào topic : khi người lính trở về một đoạn ký ức của tôi,
Những ngày đầu tháng 6 năm 1986,trung đoàn tôi tổ chức cho anh em lính 3 - 1983 học chính sách để xuất ngũ - đợt ra quân lần ấy có 200 đc, đa số là lính Hà nội.
Đại đội tôi có 7 ae, đều là người HN.
Chúng tôi bàn nhau : mỗi người góp 1 bộ quân phục K82 , đổi dê, mua đồ gia giảm, rượu.v.v... Mời ban chỉ huy đại đội.
Đêm ra quân thật ấn tượng, anh em vui vẻ suốt đêm, men rượu làm đỏ hồng má các chiến sỹ, khói thuốc thơm lan tỏa , ...
Những khoảnh khắc đó vẫn in đậm trong tôi đến bây giờ.
Sáng hôm 16 -6-1986, chúng tôi tề tựu ở sân bóng E153,ban chỉ huy trung đoàn đọc quyết định xuất ngũ của anh em lính 1983, sau đó là lễ : hạ sao- trao súng...
Tiếp theo chúng tôi về đơn vị thanh toán chế độ . Tôi nhớ lúc đó phụ cấp trung sỹ được : 53 đồng.mỗi anh em khi ra quân được  phát 1000 đồng.
Khoảng 10 giờ đoàn xe lên đường , chiều hôm đó chúng tôi được đưa về Đoan hùng. Đoàn nghỉ lại , hôm sau sẽ đi tiếp. 7 thằng Hà nội tụi tôi sốt ruột - ra bắt tàu về Hà nội ngay trong đêm hôm đó...
Khoảng 4 giờ sáng ngày 17-6-1986, bọn tôi về tới ga Hàng cỏ.Chúng tôi cuốc bộ về nhà : từ ga HC về nhà tôi khoảng 5 km.Tôi về đến nhà lúc 5 giờ sáng, tôi gõ cửa, cả nhà mừng quýnh,
Tôi đưa cho mẹ tôi 1000đồng ( 5 tờ giấy loại 200 đồng - loại  này bây giờ không thấy tiêu nữa- do mệnh giá qúa thấp )
Cả nhà tất bật lo tổ chức liên hoan...
Tôi ở nhà chơi 1 năm, rồi vào làm ở nhà máy Chỉ khâu Hà nội, ...
Đến năm 1992 về theo Nđ 176...
Sau đó đi làm vài nơi, mỗi nơi được vài ba  năm, lần hồi kiếm sống cho tới bây giờ...
 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 11:00:25 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM