Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:50:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283457 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 09:07:02 am »

"Nước còn giặc, còn đi đánh giặc
Chiến trường rộn rã bước hành quân"

Nhưng rồi, cũng đến ngày đất nước yên hàn, người chiến binh cởi bỏ áo lính, về lại với đồng quê, và gia đình nhỏ bé của mình.
Baoleo xin viết lại, một loạt ký ức, về người lính rời quân ngũ về làng, người lính ấy đã vật vã kiếm rau cháo để nuôi vợ con như thế nào, mưu sinh trong cơ chế thị trường ra sao, mà vẫn giữ bản chất của lính cụ Hồ.

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Ý tưởng giải ngũ đến từ khi nào


Năm 1989 đến.
Tin đồn râm ran bấy lâu nay, giờ đã được bàn tán công khai trong nội bộ sỹ quan: có chế độ giải ngũ hàng loạt trong quân đội nay mai.
Lúc đó, baoleo cũng không hiểu lý do của tin đồn giải ngũ, mà lại thiên về: “đấy là luận điệu tuyên truyền của địch”
Chỉ mãi đến bây giờ, mới hiểu được rằng, hồi đó, năm 1989, đã kết thúc 10 năm của cuộc chiến biên ải phương Bắc, đã kết thúc 10 cuộc chiến bên K, đã đến lúc phe XHCN không còn, đã đến lúc: “phải đặt lợi ích dân tộc – lên trên lợi ích giai cấp”, đã đến cao điểm của Đổi Mới, đã đến lúc phải lo nồi cơm cho nhà. Nên tinh giảm quân đội, là điều dễ hiểu và nên làm.
Nhưng đấy là hiểu biết của ngày hôm nay.
Quay trở lại năm 1989 đó.
Tin đồn cũng có tác dụng nhất định. Và sỹ quan baoleo bắt đầu có những đêm mất ngủ.
Một mặt, bộ quân phục đã quen mặc trên người. Nếp sống đã quen với đời quân ngũ, không vướng bận nếp trần tục - nỗi bụi trần, của đời sống dân sự bên ngoài chòi canh.
Nhưng mặt khác, tiếng gọi bi bô của con thơ, mỗi khi được dịp về thăm nhà, lại như đang thúc giục trái tim mình.
Đêm về, nằm trong doanh trại, tưởng như có thể nghe rõ tiếng sóng biển ngoài xa, đếm được từng lần hô mật khẩu đổi gác của lính vệ binh, và lại như thấy trước mặt hình ảnh gia đình:
Đứa con nhỏ 4 tuổi, bị nhốt 1 mình trong nhà. Tự chơi bằng cách hoà xà phòng bột vào thùng đựng nước ăn của nhà, để chế tạo sữa bột.
Người vợ đang chen lấn xuống con đò nhỏ, băng ngang sông Hồng mùa nước lên (bến đò chỗ cầu Vĩnh Tuy bây giờ), để từ chỗ dậy học bên Kim Lan, về cho thằng cu ăn bữa cơm nửa trưa-nửa chiều.
Và câu ngạn ngữ dân gian luôn ám ảnh: nghèo như vợ chồng bộ đội – giáo viên, lại luôn hiện về trong những đêm mất ngủ này.
Và, ý định xin giải ngũ bắt đầu mạnh dần lên.
Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 10:26:11 am »

Ngày sắp ra quân, bọn em cứ nghêu ngao hát " trả súng đạn này, cho đại đội, cho tiểu đoàn, ta trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao...", hát nhạc chế nhiều quá đâm ra đến giờ quên luôn lời gốc của bải hát Giã từ vũ khí
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2012, 09:13:08 am »

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Ngày hạ sao, gửi tiết


Khi mà đạt được “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, thì chuyện gì phải đến, ắt đến.

Vào một đêm tháng 10, sau đợt đốc gác thứ 2, cái se lạnh của biển đầu màu đông, làm baoleo tỉnh giấc ngủ vùi.
Vặn tìm làn sóng trong chiếc Ori ông tông của  Lữ trưởng, vớ ngay được tần số ca hát đêm khuya. Tục truyền rằng, tần số này có, từ thời đánh Mỹ, để phục vụ các đàn anh hành quân đêm đêm, trên các nẻo đường Trường Sơn. Đến thời mình ở lính, vẫn còn. Và đến hôm nay, vẫn còn. Đêm đêm, baoleo vẫn mở tần số 99.9 me ga hẹc ra nghe các bài hát đêm khuya, để đỡ đơn côi, trong đêm vắng, bên người vợ ốm đau của mình.

Quay lại cái đêm tháng mười năm 1989 đó. Lúc ấy, làn sóng ra dio tràn ngập các bài ca về Hà Nội. Các bài hát gợi nhớ cho mình về 1 con ngõ nhỏ trong làng Phương Liên, nơi có đứa con 4 tuổi và ngôi nhà bé nhỏ, đơn sơ của mình.
Chợt nhớ đến thắt lòng. Con có ăn dúm đường tiêu chuẩn, ba gửi về không. Hay là lại giải ra chiếu, để chơi đồ hàng, làm mẹ lại phải mất công dọn thêm.
Làng Phương Liên, dạo này máy nước công cộng lúc chẩy, lúc không, hai mẹ con có biết đèo nhau đi chở nước ăn từ vòi nước ở cuối đường Đại Cồ Việt về không.
Lại sờ đến đôi quân hàm, cũng đã nhiều năm quân ngũ rồi, đã đến lúc nên về.
Đó là đêm quyết định, baoleo sẽ xin giải ngũ, ra quân.

May làm sao, đấy cũng là dịp Phòng Cán bộ xem xét việc nâng quân hàm của quân chủng trong năm.
Đoàn 22 của mình, là nơi thích hợp để  Phòng Cán bộ làm việc: phong cảnh đẹp, yên tĩnh, thức ăn ngon. Phòng đã về đơn vị mình được gần 1 tuần.
Hôm sau, chọn giờ thể thao, trước bữa cơm chiều, mình thành thực trình bầy với tay Thiêm – chuyên quản cán bộ Cục Hậu cần, về nguyện vọng xin ra quân của mình.
Thật là một ngày đại cát, mà cũng có thể do sự hứa hẹn của bữa cơm chiều có mực tươi xào.
Tay Thiêm hứa sẽ giúp nhiệt tình.

Rồi cũng đến tháng 12. Nhân dịp về Cục Hậu cần công tác. Mình được đích thân đại tá Vũ Nghiễn – bí thư đảng uỷ Cục thông báo: cậu baoleo này, cậu đã có quyết định ra quân rồi. Nhưng để đấy vài hôm nữa, mình ra đơn vị cậu công tác, sẽ công bố và trao quyết định cho cậu.
Thế là, đời quân ngũ của mình chỉ còn tính từng ngày.
Và bắt đầu thấy man mác buồn, nhớ đơn vị, nhớ đời quân ngũ, nhớ lân tinh và sóng biển bạc đầu.

May mắn là mình có các thủ trưởng tốt.
Một hôm, Lữ trưởng vỗ vai: baoleo này, ngày mai, đơn vị sẽ tổ chức ăn liên hoan 22/12 sớm. Kết hợp tiễn cậu ra quân. Có cụ Nghiễn xuống dự đấy.

Rồi đến buối sáng nhận quyết định ra quân.
Đơn vị họp toàn thể trong hội trường, cái hội trường 2 tầng trát đá rửa, do đích thân mình tự thiết kế và chỉ huy xây.
Sau một hồi các nghị quyết và quyết định, cũng đã đến phần quan trọng nhất: Cụ Nghiễn đích thân: mời đ/c baoleo lên nói lời cuối cùng.
Quãng đường từ chỗ baoleo ngồi, đến bục phát biểu, có lẽ là quãng đường của những bước chân cuối cùng, trong đời quân ngũ của baoleo. Ý thức được điều đó, baoleo nện gót giầy mạnh hơn thường lệ.
Đến hôm nay, baoleo vẫn còn nhớ được đầy đủ câu nói duy nhất của mình khi đó:
-Hôm nay, tôi xin gửi lại quân đội ….sao trên mũ và quân hàm trên vai…..Nhưng 1 khi Tổ quốc cần, một lần nữa, baoleo xin lại lên đường.

Lúc ăn cơm, cụ Nghiễn vỗ vai tớ: lúc cậu nói câu: gửi lại sao-mũ, rồi ngừng lại, tớ hoảng hồn chỉ sợ cậu nói gở. Nhưng cuối cùng, cậu làm tớ nở cả mặt.
Vâng, tình yêu quân ngũ, có bao giờ có thể mờ phai.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 09:36:33 am »

Thời quân ngũ

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 09:41:06 am »

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Các Quyết định

Số phận baoleo cũng có nhiều cái kỳ kỳ.
Trong đời sống dân sự, việc thuyên chuyển 1 thằng cha binh bét, tép riu như baoleo, ấy vậy mà, các quyết định thuyên chuyển, đều phải do cấp Bộ ký, có đóng triện Quốc huy đàng hoàng.
Còn các Quyết định cuối cùng về đời quân ngũ của baoleo, ấy lại đều do Đại tá Bí thư Đảng uỷ Cục ký, chứ cóc phải là 1 ông chỉ huy mặt sắt đen sì nào, ký cả.
Có thể, cái bản tình nhu mì, nó vận vào mình không?
Trước khi nhớ tiếp, về những thời khắc cuối trong quân ngũ, xin giới thiệu với các bác, các Quyết định cuối cùng, trong đời quân ngũ của baoleo.



Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 09:49:23 am »

Hầy, bác baoleo ngày xưa chắc biết làm thơ? 
Văn viết cứ như có vần điệu! Cheesy
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 09:49:32 am »

hehe bác baoleo ở trong nước mà nắm thông tin trể quá , bọn em bên K ngay từ năm 87 đã có thông tin giải trừ quân bị rồi . Mấy ông cấp C , D méo mặt hết vì đa số chỉ được đào tạo qua trường quân chính nên biết chắc sẽ bị cho về quê đuổi gà . Đêm đêm nhìn thấy mấy ổng nằm suy tư , thở dài trên võng mà tội , chỉ biết có mỗi cái nghề đánh nhau , về quê ruộng không có biết làm gì sống ?
Nhớ mãi chuyện một ông C phó đòi xé thẻ xin ra khỏi Đ , em hỏi anh làm cái gì kỳ vậy ? Bọn em cố gắng phấn đấu gần chết mà không được vào Đ vậy mà anh ..Ông ta nói : Mày không biết cái gì hết , tao về quê chỉ biết nấu rượu lậu , xin ra khỏi Đ để khỏi bị kiểm điểm phê bình nhức đầu .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
xuyenmoc
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 04:15:47 pm »

Cảm động vô cùng ,  khoảnh khắc nói lời chia tay ấy sẽ theo ta hoài ,phải không baoleo ? ( xin lổi , Xuyên Mộc 55 tuổi , chả biết xưng hô thế nào cho đúng .
Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 09:15:08 pm »

Cảm động vô cùng ,  khoảnh khắc nói lời chia tay ấy sẽ theo ta hoài ,phải không baoleo ? ( xin lổi , Xuyên Mộc 55 tuổi , chả biết xưng hô thế nào cho đúng .

Để em thanh minh cho : cứ theo giấy giới thiệu sinh hoạt đảng như ở dưới đây thì baoleo sinh năm 1957 ,năm nay được 55 tuổi ,vậy là 2 bác bằng tuổi nhau .

Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 08:26:03 am »

NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Đêm trước ngày về


Quyết định giải ngũ đã nhận.
Bữa cơm liên hoan cũng đã xong.
Thế nhưng, baoleo vẫn chưa thể phi thẳng về nhà ngay.
Nguyên do là tại cái thời 8x ấy, từ đơn vị baoleo về nhà, xe khách chỉ có các chuyến chạy buổi sáng.
Khi còn đội mũ, đeo sao, thì còn hét ra oai sờ.
Đi ké về nhà, là có thể ngự xe ôtô của đơn vị, thậm trí, còn được đi ké cả trực thăng về nhà.
Nhưng lúc này, baoleo chỉ còn là một tay thị dân, duy nhất, lạc lõng ngay trong doanh trại nhà binh, vốn vài giờ trước đây, là của mình.
Sáng mai, mới có thể bắt xe khách về nhà.

Buổi chiều cuối cùng trong quân doanh, baoleo làm các thủ tục thanh toán lần chót.
Bấy giờ đã là dân, nên baoleo chẳng ngại ngùng gì, mà không suy nghĩ tư túi một tý.
Mình bảo thằng Cường, thượng uý - trưởng ban Hậu cần: thôi, bao nhiêu tiêu chuẩn nhu yếu phẩm, mày quy hết ra xà phòng 72 cho tao.
Do đặc thù của đơn vị, nên khoản hậu cần chỗ baoleo cũng kha khá.
Trong các lần đi công tác, baoleo cũng đều quy đổi tiêu chuẩn của mình ra xà phòng cả.
Lý do là: xà phòng 72 thời đấy rất có giá, đổi 1 bánh xà phòng, của thể mua mấy lạng gạo cho con.
Vì thế, cộng dồn từ các đợt công tác trước, đến lần chót này, nhà tớ đủ xà phòng giặt, đến tận sau khi baoleo đi nước ngoài 2 năm về (1 năm sau khi ra quân, baoleo đi nước ngoài 2 năm).
Chiều xuống, sau khi đi chào hỏi mấy nhà dân, gần đơn vị xong, baoleo chợt nhớ ra 1 việc cuối. Đó là trả sách cho thư viện.

Buổi chiều mùa đông se lạnh. Mới 5 giờ chiều, chuẩn bị vào giờ cơm tối, mà mặt trời đã khuất sau các làn mây xám chì, sau dẫy đồi thông.
Một mầu trắng sữa huyền, bao phủ quân doanh. Trời không còn sáng, nhưng cũng chưa tối hẳn, để có cớ, bật mấy ngọn đèn vàng, trong phòng đọc sách của đơn vị.
Baoleo cầm cuốn “Núi đồi và thảo nguyên”, bước vào phòng thủ thư.

Một mùi hương lan đất, dịu dàng, như làm mênh mông thêm không gian bé nhỏ của căn phòng. Một cặp mắt nâu, trong veo, hàng mi dài, mềm mại, như làm sâu thêm đôi mắt nâu tròn, lúc nào cũng long lanh ánh nước.
-   Sáng mai, anh đi từ lúc chưa báo thức, phải không?
-   Rõ, Hải Lệ à.
Baoleo nửa đùa, nửa nghiêm trang, trả lời cô bé thủ thư, dân Núi Đèo, mới học hết 10. Biết một chút tiếng Nga, biết danh từ có 6 cách.

Baoleo đưa trả cho cô bé Hải Lệ quyển sách.

Hải Lệ không cầm cuốn sách, mà nắm lấy bàn tay mình:
-Tí nữa, khi có kẻng sinh hoạt đơn vị, anh lên đây, em nhờ tí nhé.
Hải Lệ chỉ hơi nghiêng khuôn mặt lên, nhìn mình, đủ để cho baoleo nhận thấy một nửa giọt nước, đang trực lăn ra ngoài bờ mi cong, dài.
Ánh mắt nâu, không chớp e lệ và và khẽ chìm xuống như mọi khi. Mà như ánh lên tia lửa lân tinh đêm nào.
Baoleo dường như cũng cảm thấy có 1 ánh chớp, vừa vụt lên, trong ánh hoàng hôn trắng mờ.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM