Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:19:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 235429 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #510 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2013, 02:53:15 pm »

  
      Chào huonghn76 và các đồng đội trên trang M&H. Xin mời các bạn đọc đoạn bác kể dưới đây, một gia đình liệt sỹ ở  huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
      
      
                                                  
Ngôi nhà của vợ liệt sỹ.

        Tôi và đại tá Phạm Tiến Thích nguyên huyện đội trưởng Can Lộc, phó chủ tịch thường trực hội CCB huyện, thường trực Ban LL CCB sư đoàn 341-Hà Tĩnh đi thăm nhà chị Lê Thị Quý vợ liệt sỹ Nguyễn Trung Tính.
        Liệt sỹ Nguyễn Trung Tính, ở đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 266, sư đoàn 341 hy sinh ngày 18 / 7 /1978 tại Châu Thành, Tây Ninh (BGTN).
        Biết gia cảnh Lê Thị Quý vợ liệt sỹ, cô đơn, nghèo khó, chúng tôi đến khảo sát thực tế để vận động đồng đội  và doanh nghiệp, cơ quan có lòng hảo tâm tài trợ, làm nhà tình nghĩa cho chị.
        Từ thị xã Hồng Lĩnh vào thị trấn Nghèn, tôi được đồng chí Phạm Tiến Thích dẫn đường, vượt cầu Viên Chăn đi qua các đoạn đường nhựa, đường đất dài khoảng 7km đến làng Cứu Quốc, xã Thuận Thiên ( Phúc Lộc cũ). Nhà chị Lê Thị Quý ở ngay đầu làng. Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa một khoảnh đất rộng 500 mét vuông. Trước khi vào nhà phải đi qua con ngõ nhỏ đầy cỏ dại. Bước vào trong sân, tôi ngỡ ngàng bởi ngôi nhà chị Quý như cái chuồng gà. Một ngôi nhà lụp xụp được xây bằng những viên gạch vở, táp lô vở, những viên đá to bằng quả bưởi… loại vật liệu xây nhà này được chủ nhân nhặt từ phế liệu của ai đó vứt bỏ ngoài bãi rác. Vữa xây không có xi măng, chỉ có vôi với cát, Tường xây không có chất kết dính  tạo nên những đường nứt, vở ngang dọc có thể đổ bất cứ lúc nào. Vào ngồi trong nhà tôi có cảm giác sợ ngôi nhà có thể bất chợt đổ sập xuống đầu. Mái nhà là những thanh mèn mục nát, đỡ những viên ngói gập ghềnh. Nhiều viên ngói bị vở đôi, sứt góc cạnh được che chắn bằng các  miếng bao bóng, giấy caston đã bị nước mưa làm mục lổ chổ. Ngồi trong nhà ánh sáng lốm đốm dọi xuống nền nhìn như ngồi dưới bóng cây thưa lá.
       Chị Quý ngồi tiếp chúng tôi tại cái giường một, rả giường vênh váo, không có chiếu. Tôi  bảo:
-       Chị lấy cái chiếu trải lên ngồi cho êm chứ?
 Chị Quý ngượng ngùng trả lời:
-       Chiếu bị ướt mưa, mục nát hết rồi bác ạ.
      Tôi nhìn ba bao bì mỗi bì đựng khoảng 1/3 khối lượng  đặt chồng lên nhau, phía dưới kê những viên tap lô đã vở đôi đặt giữa nhà, hỏi chị  Quý:
-   Bao bì đựng cái gì trong đó, sao chị không để trên giường lại để giữa nhà cho vướng?
 Chị Quý rụt rè thưa:
-   Dạ! Bì em đựng lúa. Lúa của em còn chừng đó, ăn cho đến mùa gặt này. Bao bì để đó khi có
mưa di chuyển tới chổ không bị ướt dễ hơn. Để lên giường nước mưa ướt giường thấm vào bì lúa. Chẳng nhẽ lại kê thêm trên giường vài viên táp lô dưới bao bì trông kỳ quá bác ạ.
      Tôi chui qua cữa vào gian nhà trong. Gian trong kê một giường rộng một mét hai, Trên giường trải  tấm nệm vải màu trắng đỏ, hoen úa. Nệm mềm nhủn, chổ dày, chổ mỏng, nhăn nhúm. Một cái màn trắng đã chuyển sang màu đất, trên đình màn mạng nhện chăng đầy, dính bụi trông như nhà hoang. Cạnh giường nằm có một hộc đựng vạt dụng bằng xi măng, khối lượng khoảng 250 lít, dưới đáy hộc đang có nước mưa lấp xấp vì trời mới mưa hôm qua. Trong phòng mùi mốc ẩm bốc lên cảm giác tanh hôi, khó chịu.
       Tôi bảo chị Quý thắp cho anh Tính nén hương và cho tôi chụp kiểu ảnh.. Tôi loay hoay, né tránh mãi mới tìm dược chổ không bị loá sáng bởi lốm đốm ánh mặt trời trên mái nhà dột dọi xuống. Khi chụp riêng tấm ảnh của liệt sỹ Nguyễn Trung Tính tôi tìm mãi không lấy đâu ra chổ đứng tránh được loá nắng các lỗ thủng từ mái nhà. Tôi nói với liệt sỹ:
-   Đồng đội cho tôi đưa ảnh xuống chụp một kiểu để đưa lên mạng cho anh em nhìn rõ hơn. Chắc
liệt sỹ Nguyễn Trung Tính cũng đồng ý và tôi đã chụp được bức ảnh dưới đây.
      Tôi tận mắt nhìn thấy cảnh người vợ liệt sỹ nghèo khó ở một vùng quê nghèo khó mà thấy nao lòng.

                                                             ( bài sau tại sao lại thế?)

                              


Chị Lê thị Quý vợ liệt sỹ Nguyễn Trung Tính và ngôi nhà chị đang ở tai xã Thuận Thiên huyện Can Lộc Hà Tĩnh
 
                          

                            Chị Quý đang thắp hương tại ban thờ chồng như thế này đây.

                        
 

Đại tá Phạm Tiến Thích phó chủ tịch thường trực Hội CCB huyện Can Lộc đứng trước ngôi nhà chị Quý vợ liệt sỹ

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2013, 08:25:11 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #511 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2013, 10:35:34 pm »

Đọc bài của bác Thắng và nhìn hình ảnh nhà chị Quí đau lòng thế . Bao gian nan khổ sở của đời lính mình bỗng thấy bé lại .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #512 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 07:22:33 am »

           Chào bác vanthang341ht! Chào các bác! Tranphu341 rất trân trọng những công lao và tình cảm của bác đã dành cho đồng đội. Những đồng đội đang sống và cả những đồng đội đã hy sinh trong chiến tranh giải phóng Dân Tộc hay làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp bạn.

             Hoàn cảnh của gia đình vợ Liệt sỹ Tính thật đáng thương tâm sót sa vô cùng. Đúng là đó đây còn rất nhiều cảnh gia đình Liệt sỹ còn rất nhiều khó khăn. Có thể nói là Thật nghèo. Các cấp chính quyền thì cứ nói thành tích này thành tích nọ vv.. về quan tâm chăm sóc gia đình có công. Nhưng đúng là chỉ " Bệnh thành tích" thôi.

           Tranphu341 không thấy bác nói gì về các con của Liệt sỹ có mấy người. Hiện tại sống ở đâu vv..

           Chúc bác cùng gia đình luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #513 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 07:30:09 am »

CB chào bác vanthang341ht. Chào anh khách của Đại Ngàn. Chào anh TranPhu341. Chào tất cả các bác. Cứ mỗi ngày đọc chuyện của bác vanthang341ht. Làm mọi người càng thấu hiểu thêm rằng. Sự hy sinh của những người đồng đội đã để lại phía sau một sự thiếu vắng,mất mát lớn lao và cái trống trải cô đơn rộng đến khôn cùng. Chiến tranh đã qua đi lâu rồi. Ai cũng cứ muốn khép lại những quá khứ buồn đau đã từ xa xưa ấy! Nhưng cứ nhìn hình ảnh và cuộc sống của những người vợ liệt sỹ thế này, thì quá khứ làm sao có thể ngủ yên. Cảm ơn bác vanthang341ht đã làm được rất nhiều việc mang đầy nghĩa, đầy tình cho đồng đội đã khuất. Chúc bác mạnh khỏe tiếp tục sưu tầm những câu chuyện hay còn len lỏi mãi tận làng quê xa hẻo lánh. CB kính bác.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2013, 11:49:58 am gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #514 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 07:54:16 am »

        
                 Chào bác văn Thắng và các bác !
           Em đọc bài của bác từ hôm qua nhưng rồi cũng chẳng còn biết nói cái gì nữa .Những liệt sĩ đã mất vì nhiện vụ đó hy sinh và thiệt thòi lớn .Nhưng người thân trong gia đình họ cũng khổ cực không kém .Đi những nơi gặp những hoàn cảnh như thế , em chỉ thấy đau lòng vì hiểu nhưng không làm gì được
           Cũng như hoàn cảnh chị Quý ,may nhờ có bác và đồng đội CCB vận động các đơnvị địa phương ,ban ngành .Mong cho chị có một gian nhà mới . Đó là sự chi ân thiết thực nhất đối với gia đình liệt sĩ trong hoàn cảnh hiện tại
           Vẫn một lời chúc xưa :Chúc bác Văn Thắng mạnh khỏe là cánh chim đầu đàn ,làm được nhiều việc có ý nghĩa cho các hộ  thân nhân các gia đình đồng đội có hoàn cảnh khó khăn .

             Lắng đọng câu ca năm ấy .
             "...Chỉ còn tình yêu ở lại..."
             Người vợ ,thầm lặng ,ngẩn ngơ .
             Anh ra đi mãi không trở lại .
             Để em đứng tựa cửa ngóng trông ...

             Căn nhà thiếu hơi ấm đàn ông.
             Ngói đã mục ,chỗ nằm kia rách nát ...
             Lúa đã hết ...mùa màng ,lại thất bát
             Nước mắt cạn ...mái đầu trắng đợi chồng .
            
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2013, 01:25:38 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #515 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 09:17:36 am »



                            Lời của vợ liệt sĩ Nguyễn Trung Tính

Tội này em tội với anh
Ngói lành chẳng đủ che hình anh yêu
Nắng vẫn nắng mưa vẫn nhiều
Bao nhiêu nước mắt dìm chiều đơn côi
Tây nam ở mô anh ơi ?
Mà xa xăm thế để người biệt vong
Em là gái đã có chồng
Nhà em rách nát còn trông anh về
Em gom thóc chẳng đựng bồ
Tường nghiêng anh ngắm nắng bò  ngang hiên
Chỉ mình anh chỉ mình em
Mấy mươi năm lặng đi tìm trong đêm
Can lộc bao rú bao nghèn
Bao nhiêu hoa tím kết viền hoa tang
Chẳng làm nên chút khang trang
Hồn em nghèo với với hồn anh hết  đời
Tội này em gánh anh ơi
Trách cao xanh lại thương người cao xanh
Chỉ mình em nhớ đến anh
Thế là đủ thế là mình của nhau

ntl
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #516 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 01:45:28 pm »

    Xin chào các bạn đọc.
    Tranphu ơi. Nguyễn Trung Tính cưới vợ, ở nhà với vợ được 15 ngày rồi vào chiến đấu ở chiến trường Tây Nam và hy sinh trong đó. Hai vợ chồng đã có con cái gì đâu. Chị Quý ở vậy nuôi cha mẹ già, thờ chồng từ bấy đến nay.
    CB ơi. Những câu chuyện như thế đang len lõi ở những làng quê nghèo vùng sâu, vùng xa trên đất Hà Tĩnh chắc còn nhiếu lắm.
    Tôi đọc bài thơ của huonghn76, của nguyentrongluan mà nước mắt chảy dài.
    Tôi đi đến nơi, nhìn tận mắt cảnh nghèo khó của Hà Tĩnh chúng tôi nhất là những gia đình chính sách, những gia đình có công nhưng lại quá thiệt thòi vì nghèo túng, đang sống bên cạnh những gia đình cán bộ nhà cao cửa rộng, có những con chó lai cao to buộc trước thềm nhà. Tiếng sủa của chó ồm ồm đến dễ sợ. Ai yếu bóng vía chạm tay đến cửa sắt ngoài cổng phải giật thót mình vì hành động nhảy chồm lên và tiếng gào thét của chó. Undecided Undecided
    Nguyentrongluan quả thực là một nhà thơ. Nhìn ngôi nhà trong ảnh, qua chuyện kể sơ sài của vanthang mà nhà thơ Luân đã cảm tác mấy câu làm người đọc mềm lòng.
    Nước mắt tôi ứa ra khi đọc:
"...Tây nam ở mô anh ơi ?
Mà xa xăm thế để người biệt vong
Em là gái đã có chồng
Nhà em rách nát còn trông anh về
Em gom thóc chẳng đựng bồ
Tường nghiêng anh ngắm nắng bò  ngang hiên
Chỉ mình anh chỉ mình em
Mấy mươi năm lặng đi tìm trong đêm ..."
                 
    Buồn quá phải không bạn!
      Cảm ơn các bạn nhiều.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2013, 07:53:20 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #517 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 11:12:06 am »

          Chào bác vanthang! Chào các bác! Tranphucamr ơn bác vanthang đã nói rõ thêm về hoàn cảnh của Gia đình Liệt Sỹ Tính.

           Thật cảm phục tình cảm của chị Quý. Sao chị lại chịu đựng được đến như vậy? Rất cảm ơn bạn huonghn76 và bác Nguyentrongluan đã có bài thơ thật hay, thật cảm động phần nào nói lên được nỗi lòng, sự thiệt thòi, sự hy sinh cao thượng của những người phụ nữ là vợ của Liệt Sỹ. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã nói giúp, đã dùng ngôn từ THƠ để ca ngợi họ thay chúng tôi. Những dòng thơ đó phải chăng được phôi thai, được chắt lọc từ tâm hồn lính chiến, từ máu và nước mắt?

Bác vanthang! CCB Quảng nguyên Thượng úy Tiểu đoàn Trưởng, thường lái xe cho Tranphu những lúc đi xa. Mới vừa rồi làm thêm được một việc rất tình nghĩa với một người Bị bện Tâm thần đã bỏ nhà đi biệt tích 2 năm. Quê ở Thạch Hà Hà Tĩnh.

          Đây là bài báo viết về tấm lòng người CCB Quảng.

Tấm lòng người cựu chiến binh
Đã  mười năm không còn khoác trên người bộ quân phục, nhưng cựu chiến binh Vũ Hồng Quảng vẫn luôn giữ phẩm chất người lính, với tấm lòng giản dị mà cao quý làm đẹp cho đời.
Anh Vũ Hồng Quảng sinh năm 1961, trú tại số nhà 252, tổ 12, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình. Anh nhập ngũ năm 1982, từng là trợ lý tuyên huấn của trung đoàn 230, sư đoàn 369, xuất ngũ năm 1993 với cấp bậc Thượng uý. Có thời gian, anh từng là trưởng thôn Đại Minhn (xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình), tổ phó an ninh tổ 12 phường Phú Khánh. Hiện nay, anh công tác tại Xí nghiệp cơ khí Đoàn Kết và mở một cơ sở kinh doanh đồ gỗ tại nhà. Dù ở cương vị nào anh cũng sống hết mình với phẩm chất của người cựu chiến binh và người công dân tốt, không cần “đao to búa lớn”, chỉ là những việc làm tuy nhỏ nhưng ấm áp tình người.
 
Nhà ở ngay mặt đường Hùng Vương, con đường cửa ngõ thành phố, tai nạn giao thông là hiểm hoạ thường ngày, nhất là khi chưa có dải phân cách, anh nói mình không nhớ đã giúp bao nhiêu người bị tai nạn, thậm chí cả chết đuối trong nhiều năm qua. Nhưng anh cũng chia sẻ những trường hợp đặc biệt mà anh vẫn còn nguyên ấn tượng. Như nhữnh lần đêm tối, mưa gió đưa người đi cấp cứu bản thân cũng suýt gặp nguy hiểm. Đặc biệt có lần anh và gia đình nơm nớp lo sợ anh nhiễm phải căn bệnh thế kỷ sau khi cứu một người bị tai nạn vỡ đầu, toàn thân thấm ướt máu nạn nhân mà mấy ngày sau anh mới biết là một con nghiện đã mắc HIV, may mắn khi anh đi xét nghiệm thì “ông trời có mắt” – như anh đùa. Hay lần hai xe ô tô đâm nhau, có lái xe bị kẹt một chân đã gãy đôi trong xe, anh phải dùng xà beng cạy mới đưa được người lái xe đó ra ngoài, cảm giác gai người khi chứng kiến sự đau đớn khi ấy làm anh nhớ mãi.
Gần đây nhất anh đã giúp người tâm thần bất ổn đi lang thang ở Thái Bình tìm được gia đình ở Hà Tĩnh. Một tối dịp giáp tết, trời lạnh, nhìn thấy một người ăn mặc phong phanh đi nhặt rác ăn trên đường, anh không đành lòng bèn đến đưa đồ ăn và hỏi han để tìm cách giúp đỡ. Sau nhiều nỗ lực, anh được người lang thang đưa cho chứng minh thư, và từ đó xác định được tên, tuổi, địa chỉ anh ta là Trần Văn Hiến, sinh năm 1964, quê ở xã Thạch Ngọc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Có được thông tin, anh gọi tổng đài và liên lạc được với gia đình người nọ. Trong thời gian chờ người nhà anh ta sắp xếp công việc ra đón, anh không quản đêm tối, giá lạnh, ban ngày xin nghỉ làm để đi theo trông chừng, bất chấp anh Hiến bỏ chạy, thậm chí định đánh anh. Sự tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ của anh Quảng không chỉ khiến cả gia đình anh Hiến cảm động, biết ơn, anh còn được Phó Chủ tịch xã Thạch Ngọc – anh Lê Trọng Hải gọi điện cảm ơn. Đối với anh Quảng, chỉ đơn giản vì: “Nhìn thấy người ta lang thang chịu đói chịu lạnh, trong khi mình được ăn no mặc ấm, tôi không ngủ được”.
Dù gặp nhiều chuyện không may khi giúp người, dù căn bệnh vô cảm đang ngày càng lây lan mạnh mẽ trong xã hội nhưng bao năm qua anh chưa hề chùn bước. Anh tâm sự: “Thấy người gặp nạn thì tôi giúp, chỉ thế thôi, tôi không nghĩ gì cả, cũng không muốn khoe khang”. Tấm lòng ấy chân thật, vô tư, tuy giản dị mà thật cao quý, đặc biệt trong xã hội ngày nay.
Đỗ Thị Mai Hiền
Sinh viên thực tập
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #518 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 01:33:33 pm »

       
Bác vanthang! CCB Quảng nguyên Thượng úy Tiểu đoàn Trưởng, thường lái xe cho Tranphu những lúc đi xa. Mới vừa rồi làm thêm được một việc rất tình nghĩa với một người Bị bện Tâm thần đã bỏ nhà đi biệt tích 2 năm. Quê ở Thạch Hà Hà Tĩnh.

        
     Gần đây nhất anh đã giúp người tâm thần bất ổn đi lang thang ở Thái Bình tìm được gia đình ở Hà Tĩnh. Một tối dịp giáp tết, trời lạnh, nhìn thấy một người ăn mặc phong phanh đi nhặt rác ăn trên đường, anh không đành lòng bèn đến đưa đồ ăn và hỏi han để tìm cách giúp đỡ. Sau nhiều nỗ lực, anh được người lang thang đưa cho chứng minh thư, và từ đó xác định được tên, tuổi, địa chỉ anh ta là Trần Văn Hiến, sinh năm 1964, quê ở xã Thạch Ngọc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Có được thông tin, anh gọi tổng đài và liên lạc được với gia đình người nọ. Trong thời gian chờ người nhà anh ta sắp xếp công việc ra đón, anh không quản đêm tối, giá lạnh, ban ngày xin nghỉ làm để đi theo trông chừng, bất chấp anh Hiến bỏ chạy, thậm chí định đánh anh. Sự tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ của anh Quảng không chỉ khiến cả gia đình anh Hiến cảm động, biết ơn, anh còn được Phó Chủ tịch xã Thạch Ngọc – anh Lê Trọng Hải gọi điện cảm ơn. Đối với anh Quảng, chỉ đơn giản vì: “Nhìn thấy người ta lang thang chịu đói chịu lạnh, trong khi mình được ăn no mặc ấm, tôi không ngủ được”.
Dù gặp nhiều chuyện không may khi giúp người, dù căn bệnh vô cảm đang ngày càng lây lan mạnh mẽ trong xã hội nhưng bao năm qua anh chưa hề chùn bước. Anh tâm sự: “Thấy người gặp nạn thì tôi giúp, chỉ thế thôi, tôi không nghĩ gì cả, cũng không muốn khoe khoang”. Tấm lòng ấy chân thật, vô tư, tuy giản dị mà thật cao quý, đặc biệt trong xã hội ngày nay.


     Chào tranphu.
     Cảm ơn chú đưa bài viết về hành động và suy nghĩ đẹp của một ccb ở Thái Bình đã giúp đỡ người Hà Tĩnh chúng tôi. Xã hội ta vẫn còn nhiều người tốt, phải không chú.
     Mời tranphu và các bạn đọc tiếp bài viết về vợ liệt sỹ Nguyễn Trung Tính dưới đây.

                                                                                            
Tại sao lại thế

     Tôi như sực nhớ ra, cách đây hơn mười năm, hồi ấy Trần Đình Đàn làm chủ tịch và sau đó làm bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh rồi trúng Uỷ viên Trung Ương Đảng, được Trung Ương điều ra Hà Nội làm chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội. Tôi hỏi Phạm Tiến Thích:
-   Hình như hồi Trần Đình Đàn làm chủ tịch thì lúc đó chú còn là chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Can Lộc, đúng không?
-   Đúng!
-   Vậy hồi đó đài truyền hình Việt Nam có buổi giao lưu mà bà chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh báo cáo là Hà Tĩnh đã xoá hết nhà tranh tre dột nát rồi cơ mà?
-   Đúng!
-   Thì sao?   Đồng chí Phạm Tiến Thích hỏi lại tôi.
-   Tôi còn nghe nói Trần Đình Đàn chủ tịch tỉnh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về xoá đói giảm nghèo tại Hà Tỉnh nữa?
-   Đúng!    Nhưng anh ơi, anh không nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo của tỉnh đó thôi. Hồi đó huyện Can Lộc của chúng tôi còn được đánh giá là hoàn thành sớm nhất tỉnh về công tác xoá đói, giảm nghèo cơ đấy(?)
-   Thế cơ ạ. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên quá, đồng chí Thích nói rõ hơn:
-   Có gì mà ngạc nhiên. Này nhé những nhà tranh tre dột nát thì họ xoá hết là phải lắm. Nếu không xoá thì có ở trong nhà được đâu. Còn xoá rồi có làm lại hay không thì lại là chuyện khác. Những người sống trong các nhà tranh tre dột nát ấy sau khi bị xoá họ ở vào đâu thì chỉ có những người đó biết thôi. Còn những nhà như nhà chị Quý đây là nhà xây, lợp ngói đàng hoàng có phải nhà tranh tre dột nát đâu, vậy nên chưa bị xoá, phải không(!...Huh).
            Đồng chí Phạm Tiến Thích vốn hay nói hài hước, tôi thấy có lý cũng chen vào:
-   Thế mà tôi lại nghĩ khác. Tôi nghĩ, hồi còn làm chỉ huy trưởng huyện đội Can Lộc chú cùng đi khảo sát với các đoàn cán bộ huyện, tỉnh. Ngồi trên xe con loại tiền tỷ khi đi qua đây nếu trời nắng nóng thì bị máy điều hoà nhiệt độ níu kéo trong xe, nếu trời mưa lại giữ đôi dày đen bóng lộn không thể đặt nó xuống đất.
-   Anh Thắng cũng  hài hước quá. Đồng chí Thích nói.
 Nói rồi Phạm Tiến Thích trở lại với thái độ nghiêm túc:
-   Nói thật với anh, những ngôi nhà như thế này thì cả huyện Can Lộc còn nhiều lắm. Chị  Quý là gia đình liệt sỹ mà còn thế này thì nhà khác không phải là gia đình liệt sỹ sẽ như thế nào? Cả huyện còn rất nhiều nhà kém hơn nhà này nữa đấy anh ạ.
        Tôi chen vào:
-      Thôi đừng nói chuyện này nữa, dù sao thì huyện cũng đã biết gia cảnh chị Quý mà báo cáo lên tỉnh và nhà tài trợ VinGruop hứa ủng hộ tiền cho chị Quý làm nhà. Chúng ta những đồng đội của Nguyễn Trung Tính bây giờ bàn nhau nên có biện pháp nào để động viên anh em góp thêm công sức, tiền của giúp vợ liệt sỹ sớm có ngôi nhà  trước mùa mưa lũ. Tôi đề nghị Ban liên lạc CCB sư đoàn 341 huyện Can Lộc sẽ đến đây xem tại chổ, bàn bạc nên có cách nào ủng hộ hợp lý nhất. Còn Ban liên lạc CCB sư đoàn Hà Tĩnh sẽ viết lời kêu gọi, kèm theo hình ảnh ngôi nhà, động viên các doanh nhân, doanh nghiệp, cơ quan có điều kiện, có lòng hảo tâm ủng hộ thêm ít nhiều để giúp chị Quý. Trước hết để chị có nơi thờ liệt sỹ tử tế hơn, sau nữa chị Quý có thể sống đỡ hơn cuộc đời còn lại của người vợ liệt sỹ cô đơn khi tuổi già. Đấy cũng là cách chúng ta trả ơn với những đồng đội đã hy sinh cho chúng ta được sống. Chú thấy thế nào?
     -    Nhất trí, chốc nữa về chổ tôi, gặp anh em ban liên lạc CCB F341 Can Lộc ta sẽ bàn anh ạ.-Đồng chí Thích nói.

        Và,  tôi sẽ báo cáo các bạn đọc trong các bài viết sau, khi chúng tôi đã làm được nhà cho chị Lê Thị Quý.
 
                                
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 01:05:01 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #519 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 11:14:40 am »

         Cb chào bác vanthang341ht. Chào các bác. Những câu đối thoại của bác vanthang341ht với bác Tiến Thích vừa hài vừa thâm thúy quá. Còn câu văn chốt cuối bài Cb hy vọng chị Quý sẽ có những niềm vui trong mong đợi được đổi đời đã sắp đến. CB chúc bác mạnh khỏe có nhiều hơn những chuyện hay cho người đọc. Cb kính bác
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 01:14:25 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM