Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 06 Tháng Sáu, 2024, 02:31:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 237223 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #450 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 11:21:01 am »

Biết cụ tuổi cao.... nhưng đã ra sách đâu phải chuyện đùa  Undecided; nhất là lại dưới góc độ của một người  đã kinh qua biết bao thời gian và cống hiến bao công sức cho đất nước. Ở cương vịTrợ lý tác chiến Cục tác chiến BTTM, trợ lý thứ trưởng Bộ Quốc Phòng-phó Tổng TMT phụ trách tác chiến-thượng tướng Lê  Ngọc  Hiền. là tầm cao lắm - phải khác nhiều chứ; khác nhiều lắm. Ra sách mà đứng tên cụ Tuần thế này thì hỏng hết thanh danh của cụ ý ; rõ khổ,  Undecided - phong trào viết sách đây mà.

Mong cụ và các bên liên quan xem lại???  Wink
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #451 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 11:47:27 am »

Không phải chỉ thanh danh cụ Tuần mà còn cả của cụ Hiền và các cụ khác nữa, và quan trọng nhất là tính chính xác về lịch sử của những sự kiện mà mọi người đều biết. Tại thời điểm 75 cụ Hiền mới đeo hàm thiếu tướng chưa lâu, chưa phải thượng tướng, vì vậy khi viết về thời điểm lịch sử hồi đó nên viết là "thiếu tướng Lê Ngọc Hiền giao nhiệm vụ..." chẳng hạn, chứ không nên viết "thượng tướng Lê Ngọc Hiền giao nhiệm vụ...".
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #452 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 01:39:41 pm »

    Tôi cũng nhất trí quan điểm như hai bạn quangcan và qtdc vừa nêu. Đã là sách lịch sử ở tầm vĩ mô (chứ không nói là tầm chiến lược) như vậy cần nhất là tính lịch sử. Có nghĩa là thời gian, sự kiện phải có độ chính xác cao.
    Tôi đưa tiếp đoạn viết dưới đây của cụ.
  
                                                  GIỜ G VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN BẤT NGỜ

         Việc giữ bí mật tuyệt đối công tác chuẩn bị trước giờ G hết sức quan trọng, nếu địch biết sẽ đối phó, tạo tình huống mới ta phải xử lý hết sức phức tạp. Song thực tế trước giờ G đã xẩy ra 3 sự việc có nguy cơ làm lộ bí mật:
        Một là trước giờ G một tuần, địch bắt được 3 chiến sỹ thông tin đi trinh sát triển khai mạng thông tin liên lạc chiến dịch, địch đưa về thị xã Buôn Ma Thuột khai thác thông tin.
        Hai là trước giờ G 2 ngày, trên đoạn đường 14 từ Thuần Mẫn cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 8km một trung đội địch đi tuần vào rừng đúng vào chỗ ém quân của một đơn vị thuộc Sư đoàn 320, buộc quân ta phải nổ súng tiêu diệt gọn để giữ bí mật vị trí ém quân, một chiến thắng ngoài ý muốn.
        Ba là để giữ bí mật việc điều Sư đoàn 320 từ Bắc vào Tây Nguyên, Bộ Tổng tham mưu đã điện cho Sư đoàn 320 để lại thiết bị và chiến sỹ thông tin tại miền Bắc, hàng ngày phát sóng như thường lệ để ngụy trang đơn vị vẫn còn ở miền Bắc. Sư đoàn được bổ sung chiến sỹ và thiết bị thông tin liên lạc mới để chỉ huy nhưng chỉ được lên máy sử dụng khi có lệnh. Quá trình hành quân báo cáo tình hình về Bộ qua đường thông tin của Binh đoàn 559. Cấm cán bộ, chiến sỹ của sư đoàn viết thư thông báo cho gia đình đơn vị chuyển vào Nam. Trên đường hành quân cấm viết nhật ký. Thế nhưng, trên đường hành quân vẫn có chiến sỹ viết nhật ký hàng ngày từ khi đơn vị xuất phát đến vị trí tập kết và đã làm rơi quyển nhật ký, địch nhặt được.
       Ba sự việc trên, qua kênh tình báo ta biết được tại sở chỉ huy quân Ngụy ở Buôn Ma Thuột địch đã có trong tay cả con người và tài liệu về ta. Ta bám sát theo dõi thông tin nhưng thật bất ngờ không thấy địch có phản ứng đối phó gì.
       Theo kế hoạch trước giờ G 24 giờ, tất cả các lực lượng tấn công phải hành quân vào vị trí xuất phát tấn công cách thị xã Buôn Ma Thuật khoảng 4km trú quân. Đây là vùng rừng gần dân, có nhiều vườn cà phê, sẽ có nhiều người dân vào vườn cà phê, vào rừng làm ăn rất dễ phát hiện, làm lộ vị trí ém quân của ta. Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho tất cả các đơn vị nếu có dân vào chỗ ém quân phải bắt hết đưa về tuyến sau, bố trí chổ ăn nghỉ chu đáo. Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh B3 chuẩn bị tài liệu tuyên truyền nói chuyện với dân về chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng để dân an tâm và ủng hộ.
       Chỉ huy sở tiền phương của Bộ Tổng tham mưu và chỉ huy sở Bộ Tư lệnh chiến dịch ở chung gần nhau. Đêm ngày 8 tháng 3 năm 1975 cũng hành quân vào vị trí chỉ huy cách Tây Bắc thị xã Buôn Ma Thuật 3km nằm trong tầm hỏa lực pháo của địch. Sáng ngày 9/3/1975, cơm sáng xong tất cả Bộ chỉ huy vào hầm làm việc, khoảng 8 giờ nghe tiếng dân vào rừng tìm người gọi nhau í ới vang cả khu rừng, họ nói với nhau “quái lạ quá, xẩy ra chuyện gì không biết, vào rừng người nào là mất người đó” cả ngày hôm đó ta bắt giữ trên 30 người, lúc đầu những người này rất hoảng hốt nhưng sau được giải thích và được đối xử tốt nên họ an tâm không ai bỏ trốn. Quân ta căng thẳng chờ đợi địch phản ứng để đối phó nhưng địch không có phản ứng gì. Sau khi nổ súng ta thả dân về nhưng họ xin ở lại vì về sợ địch làm khó cho gia đình.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2013, 08:51:56 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #453 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2013, 08:06:25 pm »

                                     DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG BUÔN MA THUẬT

       Theo kế hoạch ngày 9/3/1975, Trung đoàn 10 Bộ Tư lệnh B3 đánh tiêu diệt trận địa pháo Núi Lửa và giải phóng thị trấn Đức Lập. Trung đoàn 10 là trung đoàn thiện chiến có nhiều cách đánh sáng tạo, hiệu quả, đã đưa pháo 105mm vào trận địa ngắm bắn thẳng vào từng mục tiêu lô cốt, vị trí phòng thủ quân địch, tiêu diệt trận địa pháo Núi Lửa và giải phóng thị trấn Đức Lập nhanh gọn ngay trong buổi sáng, thu toàn bộ vũ khí, xe tăng, pháo… và rút ra củng cố làm lực lượng dự bị.
        Tấn công thị xã Buôn Ma Thuột bằng hiệp đồng tác chiến binh chủng pháo, xe tăng và bộ binh, thời gian vào ban ngày để tránh thương vong cho dân và bộ đội. Tất cả các cứ điểm, trận địa chính của địch đều nằm trong tầm hỏa lực pháo binh ta. Giờ G là 5 giờ sáng ngày 10/3/1975 pháo binh tầm xa của ta đồng loạt bắn cấp tập khoảng 12.000 viên đạn pháo trong vòng 30 phút. Toàn bộ các cứ điểm, trận địa địch rung chuyển dưới làn đạn pháo. Quân Ngụy bất ngờ, bị thiệt hại nặng, pháo địch bắn trả yếu ớt. Quân ta ngừng bắn pháo tầm xa, sử dụng pháo cùng xe tăng dẫn bộ binh tiến công vào thị xã tiêu diệt từng mục tiêu địch. Đến 9 giờ 30 thiếu tướng Vũ Lăng phó tư lệnh chiến dịch báo cáo về Sở chỉ huy tiền phương Bộ là quân ta đã chiếm, làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Ở Sở chỉ huy tiền phương nghe tin đài địch vẫn gọi điện xin cấp trên chi viện, chúng tôi thông báo với thiếu tướng Vũ Lăng là địch vẫn còn đang xin viện binh, đề nghị cho kiểm tra lại. Một lúc sau thiếu tướng Vũ Lăng báo lại: “đã phát hiện hầm ngầm địch, “Tao” cho đánh theo kiểu đánh đồi A1 Điện Biên Phủ”, làm chủ rồi. “Tao” đang ở sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy đây, khát nước, đang pha trà uống”. Chúng tôi chúc mừng anh. Anh nói chuyện với chúng tôi dùng ngôn ngữ đời thường như vậy vì anh vốn là Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu được điều vào làm phó tư lệnh B3 và tất cả trợ lý tác chiến làm việc ở Sở chỉ huy tiền phương đều là cấp dưới của anh, do đó chúng tôi rất gần gũi và hiểu nhau.
       Sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột, một số tàn quân kéo về cố thủ ở sây bay Hòa Bình chờ chi viện. Ngày 11/3/1975 ta điều Trung đoàn 10 lực lượng dự bị chiến dịch đánh tiêu diệt gọn, giải phóng và làm chủ sân bay Hòa Bình.
        Ngày 12/3/1975, Bộ Tham mưu Ngụy Sài Gòn điều động được 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, lực lượng dự bị chiến lược đến chi viện, đổ bộ xuống đèo Phượng Hoàng trên quốc lộ 26, bị quân ta đánh thiệt hại nặng, rút chạy, quân ta truy kích tiêu diệt. Các đơn vị nhỏ lẻ trên địa bàn cũng bị tiêu diệt, giải phóng toàn bộ tỉnh Đắc Lắc.
        Kết thúc thắng lợi chiến dịch chỉ trong 4 ngày (kế hoạch 10 ngày) mở ra cục diện mới trên chiến trường toàn miền Nam. Thế và lực trên chiến trường hoàn toàn thay đổi. Quân ta thừa thắng xông lên, quân Ngụy suy yếu chủ trương rút lui chiến lược về cố thủ bảo vệ vùng duyên hải miền Trung.

   (Các phần đã và đang viết trong bài này tôi chỉ hiệu chỉnh tháng, còn ngày để nguyên theo tác giả)
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
linh71
Thành viên
*
Bài viết: 115


« Trả lời #454 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2013, 08:58:01 pm »

Chào bác vanthang341ht. Dạo này em hay đi lang thang...Hôm nay ghé nhà bác hóng tý.Đọc "Hành trình người lính" của cụ NHT, thấy cụ Tuần có lẽ nhớ lộn: ngày 10-3-1975 vào lúc 9h30 sáng bọn em còn chạy quần ở khu ngã sáu, Chi khu hành chính ta còn chưa lướt tới thì làm sao mà tướng Vũ Lăng đã ngồi uống nước chè ở BTL Sư đoàn 23 được? Đến gần trưa hôm sau -11-3 thì lính 316 và lính 95B chúng em mới chọc vào được BTL Sư 23, bác vanthang341ht ạ.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #455 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2013, 09:22:12 pm »

Chào bác vanthang341ht. Dạo này em hay đi lang thang...Hôm nay ghé nhà bác hóng tý.Đọc "Hành trình người lính" của cụ NHT, thấy cụ Tuần có lẽ nhớ lộn: ngày 10-3-1975 vào lúc 9h30 sáng bọn em còn chạy quần ở khu ngã sáu, Chi khu hành chính ta còn chưa lướt tới thì làm sao mà tướng Vũ Lăng đã ngồi uống nước chè ở BTL Sư đoàn 23 được? Đến gần trưa hôm sau -11-3 thì lính 316 và lính 95B chúng em mới chọc vào được BTL Sư 23, bác vanthang341ht ạ.

    Cảm ơn bạn linh71.
    Đấy là cách mà nếu đồng chí Nguyễn Hữu Tuần có xem ông ấy sẽ kích hoạt trí nhớ để có thể xem lại và hiệu chỉnh bài viết của mình cho đúng với lịch sử như nó đã diễn ra.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #456 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2013, 07:29:11 am »

         Chào bác vanthang chào các bác! Tranphu341 rất cảm phục bác vanthang luôn luôn có những sáng kiến, có nhiều đề tài hay làm cho ngôi nhà của các chiến sỹ Đoàn bb Sông Lam LUÔN SỐNG ĐỘNG VUI VẺ VỀ NHỮNG THỂ LOẠI, NHỮNG GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH.

          Đúng là trong chiến đấu không phải chỉ có súng, có đạn, có bom, có pháo. Mà còn phải có cả những cái rất đời thường là soong, là nồi, là bát đĩa. Thậm chí lính chiến đấu thì cũng vẫn phải thải các thứ cặn bã trong cơ thể ra nữa chứ hi hi  Grin Grin Grin và đây cũng là vấn đề rất là " lính".

          Còn về vấn đề thời gian của cuộc chiến đấu giải phóng BMT thì như bạn linh71 phân tích thì Tranphu đọc lại thì câu nói của Tướng Vũ Lăng chưa thật rõ ngày. Hoặc người viết không rõ nghĩa chứ trong ngày 10/3 thì không thể có chuyện "uống trà" như thế được?

          Tranphu chúc bác vanthang cùng các bạn vui khỏe và luôn hướng về Đất Tổ. Vì hôm nay là ngày giỗ của Cụ Tổ nhà mình! Grin Grin Grin

         
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #457 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2013, 06:32:06 pm »

Cân nhắc mãi em đành phải viết mấy dòng này chứ không nhắn tin riêng:

Có lẽ bác vanthang341 nên ngừng đưa thông tin từ sách của cụ Tuần lên đi ạ. Sách thế này chỉ có tác dụng ngược và hỏng danh người viết mà thôi. Càng đưa lên càng nhiều sạn. Bác vanthang341 có lẽ nên góp ý với gia đình cụ; nếu nói thu hồi sách thì có lẽ hơi quá nhưng nếu trong gia đình có ai hiểu thì ......
Logged

vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #458 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 03:06:59 pm »

Cân nhắc mãi em đành phải viết mấy dòng này chứ không nhắn tin riêng:

Có lẽ bác vanthang341 nên ngừng đưa thông tin từ sách của cụ Tuần lên đi ạ. Sách thế này chỉ có tác dụng ngược và hỏng danh người viết mà thôi. Càng đưa lên càng nhiều sạn. Bác vanthang341 có lẽ nên góp ý với gia đình cụ; nếu nói thu hồi sách thì có lẽ hơi quá nhưng nếu trong gia đình có ai hiểu thì ......

     Cảm ơn quangcan đã có ý kiến phản hồi đầy trách nhiệm. Quangcan không chỉ phát hiện ra cái không hợp lý về thời gian mà con quan tâm đến vị trí và cái DANH của người viết.
     Tôi nghĩ về thời gian có thể người viết nhớ không chính xác vì tuổi đã cao nhưng những sự kiện và con người xuất hiện trong bài viết: đặc biệt tác giả có lưu tâm hơn về việc con ngừơi trong cuộc có cách nhìn nhận sự kiện và phản ứng nó trong những tình huống cụ thể có gì để chúng ta phải suy ngãm không?
     Tôi sẽ đưa đoạn viết dưới đây cho hết nội dung ý định của tác giả trong quyển sách rồi sẽ nghe theo quangcan dừng lại. Chắc cụ Nguyễn Hữu Tuần đang theo giõi sự phản hồi của bạn đọc trên bài viết của mình, tác giả sẽ trao đổi lại với vanthang341?

                 
TRUY KÍCH TIÊU DIỆT ĐỊCH, GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN MIỀN TRUNG

       Kết thúc chiến dịch giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột nhanh gọn, mở ra cục diện mới trên chiến trường, Bộ Tư lệnh tiền phương điện ra Hà Nội xin Bộ Chính trị và Quân ủy TW thành lập Quân đoàn 3 và xin mở chiến dịch mới giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Quân ủy TW, ngày 16/3/1975, Chỉ huy sở tiền phương điện mời thủ trưởng các đơn vị liên quan họp thông báo thành lập Quân đoàn 3, lực lượng quân đoàn bao gồm các lực lượng tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột do thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh, đại tá Kim Tuấn làm phó tư lệnh, đại tá Đặng Vũ Hiệp làm chính ủy và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị: Quân đoàn 3 mở chiến dịch giải phóng các tỉnh còn lại trên cao nguyên, Bộ Tư lệnh B3 bảo vệ thị xã Buôn Ma Thuột và các vùng mới giải phóng. Cuộc họp giao nhiệm vụ vừa kết thúc, thủ trưởng các đơn vị đang trên đường về thì Sở chỉ huy tiền phương của Bộ nhận được thông báo của Bộ Tổng tham mưu: Ở phía Bắc quân ta đã mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. Ngày 17/4/1975 quân địch bỏ chạy rút khỏi chiến trường Tây Nguyên bằng đường bộ. Lệnh cho các đơn vị đón đánh tiêu diệt địch, không cho chúng rút về phòng thủ ở các tỉnh ven biển miền Trung gây khó khăn cho ta. Chỉ huy sở tiền phương Bộ Tổng tham mưu triển khai mệnh lệnh, triệu tập thủ trưởng Bộ Tư lệnh B3 và các trợ lý tác chiến, quân báo ở gần họp bàn phương án đón đánh địch. Cuộc họp nhận định địch không chạy theo đường 14 ta vừa giải phóng, đường 19 ta có lực lượng Sư đoàn 968 đánh cắt giao thông mấy tháng nay; khả năng địch sẽ chạy theo đương số 7 qua thị trấn Cheo Reo về Củng Sơn – Phú Yên. Đồng chí Thông, trưởng phòng Quân báo Bộ Tư lệnh B3 báo cáo: “Đường số 7 toàn bộ cầu cống đã bị quân ta phá sạch, lâu nay địch không sử dụng đường này”. Sau khi thảo luận, hội nghị nhận định sẽ sử dụng phương tiện công binh hiện đại sửa chữa cầu đường và rút lui theo đường số 7. Tính toán thời gian, hội nghị nhận định địch sẽ chạy về thị trấn Cheo Reo vào khoảng 5 giờ sáng ngày 18/3/1975. Đại tướng Văn Tiến Dũng ra lệnh:
    - Một, Sư đoàn 968 đón đánh địch trên đường 19;
    - Hai, tỉnh đội Phú Yên điều động 1 tiểu đoàn lên đón lỏng ở Củng Sơn;
    - Ba, đồng chí Kim Tuấn sử dụng 1 trung đoàn mạnh của Sư đoàn 320 gồm pháo binh, xe tăng hành quân từ Thuần Mẫn đến thị trấn Cheo Reo bảo đảm 5 giờ sáng ngày 18/3 quân ta có mặt trên đường 7, cách phía Nam thị trấn Cheo Reo 2km. Trên đường đi còn 8 bót địch, mỗi bót có khoảng 1 trung đội bảo an chốt giữ, quân ta được lệnh vừa hành quân vừa thông báo cho địch biết cấp trên chúng đã bỏ chiến trường tháo chạy về đồng bằng, quân giải phóng đang đuổi theo tiêu diệt, các bót không được bắn vào quân giải phóng, nếu bót nào nổ súng thì dùng xe tăng, pháo bắn áp chế mà đi không dừng lại tiêu diệt, đảm bảo quân đến điểm tập kết đúng giờ quy định.
     Sau khi nghe trợ lý tác chiến truyền lệnh, đồng chí Kim Tuấn không nhất trí hành quân như vậy vì cho rằng các bót địch tuy nhỏ nhưng ở trong công sự vững chắc, khả năng không tin các thông báo của quân ta và sẽ đánh trả gây thương vong cho quân ta. Đồng chí Kim Tuấn xin nối máy trực tiếp với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng đang ngồi nghe các trợ lý truyền lệnh bảo trao máy cho Đại tướng và nói đại ý: tình hình địch và phương án đánh như các trợ lý đã thông báo, tôi không đủ thời gian phân tích thêm, anh cứ thế mà thực hiện. Là tư lệnh một hướng chiến trường, nếu để địch chạy thoát, anh hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đồng chí Kim Tuấn chấp hành không có ý kiến gì thêm.
      Đến sáng 18/3/1975, đồng chí Kim Tuấn đã đưa được 1 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn bộ binh đúng 5 giờ 30 đã có mặt tại địa điểm quy định. Khoảng 8 giờ quân địch hành quân vừa đến vị trí phục kích, quân ta nổ súng. Bất ngờ và hoảng loạn, toàn bộ đội quân ô hợp gồm quân lính, gia đình sỹ quan cùng tài sản, khí tài rơi vào rối loạn, quan không chỉ huy nổi lính, binh lính phản chiến tháo chạy toán loạn, toàn bộ quân địch tan rã, bỏ lại khí tài trang bị, quân ta làm chủ chiến trường, Sư đoàn 23 Ngụy quân bị xóa sổ, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng.
          Ở hướng Bắc, quân đang tiến công từ Huế vào Đà Nẵng, lần lượt giải phóng từng tỉnh tiến nhanh về phương Nam. Trên Tây Nguyên, Quân đoàn 3 không còn địch để đánh. Chỉ huy sở tiền phương của Bộ, điện ra Hà Nội xin điều Quân đoàn 3 xuống giải phóng thành phố Nha Trang và Quân cảng Cam Ranh thì nhận được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa Quân đoàn 3 thần tốc xuống miền Đông Nam Bộ chuẩn bị giải phóng Sài Gòn.


Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #459 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 04:36:04 pm »

Chậc, nói thật là cũng không có gì mới bác ạ,  Undecided.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM