Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:42:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 234996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #440 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 06:52:35 pm »

   Bác Vanthang 341ht à ! Một điều mà tôi thấy rất vui khi thấy bây giờ đã có đông đảo một thế hệ trẻ thời @ 8x vẫn đam mê đọc những tiểu thuyết và xem những cuốn phim chiến tranh chống Pháp, Mỹ cứu nước của dân tộc ta...

Em xin bổ xung : nhất là trong những ngày tháng 4, khi thấy những hình ảnh anh bộ đội trên những thước  phim tài liệu đen trắng, những gì quí trọng và gần gũi lại ùa về.
Nói đâu xa,  hình avatar trứ danh của bác Sư nằm ấy- đề nghị bác đừng đổi nhé, hoặc cho em xin lại Grin
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #441 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 07:37:13 pm »

    Cảm ơn sudoan5, cảm ơn HAHOI đã nói lời động viên vanthang341. Xin cảm ơn các thế hệ 7, 8, 9x đã tiếp bước cha anh cất cao bài ca chiến thắng "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Vanthang xin hầu chuỵện các bạn trên một nội dung mới sau đây.
                                                                    
                                                                  * *

     Nhân viết về những ngày tháng 4 lịch sử, tôi được anh bạn (đồng đội cùng quê Hà Tĩnh) tặng quyển sách: “HÀNH TRÌNH NGƯỜI LÍNH”. Tôi đưa lên trang M&H này bài viết của anh bạn tôi để các bạn cùng tham khảo.
       Giới thiệu qua về tác giả.
        Đại tá Nguyễn Hữu Tuần sinh năm 1931, quê xã Quang Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Nhập ngũ 1950, tốt nghiệp trường sỹ quan Lục Quân (khoá VI), Học viện Hải quân Trung Quốc tại thành phố Đại Liên (1956-1962) và trải qua các lớp đào tạo tại các nhà trường, học viện quân sự QĐNDVN. Trưởng thành từ các đơn vị chiến đấu, trở thành sỹ quan tham mưu tác chiến của BTL Hải Quân. Trưởng tiểu ban tác chiến-huấn luyện của “Đoàn tàu không số” (1963-1970). Trợ lý tác chiến Cục tác chiến BTTM, trợ lý thứ trưởng Bộ Quốc Phòng-phó Tổng TMT phụ trách tác chiến-thượng tướng Lê  Ngọc  Hiền.
       Vài nét về Nguyễn Hữu Tuần (tác giả tự thuật):
        Năm 1950 đang học Văn Hoá tại trường Đặng Dung (thị trấn Nghèn, Can Lộc), tôi tình nguyện nhập ngũ và được chọn vào học trường sỹ quan Lục Quân, sau khi tốt nghiệp được đề bạt cán bộ trung đội và hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Cuộc hành quân đầy gian khổ, vượt Trường Sơn leo không biết bao nhiêu núi, vượt không biết bao nhiêu khe suối, ăn uống thiếu thốn, ốm đau thiếu thuốc nhưng với sức trẻ và lòng yêu nước, cả trung đội tôi đoàn kết một lòng, vượt mọi khó khăn đến với Trung Ương Cục Miền Nam gần như đầy đủ quân số (chỉ thiếu một người vì ốm đau phải gửi lại dọc đường). Đến đơn vị mới được BCHQS miền Đông-Nam-Bộ đón tiếp và phân công anh em chúng tôi về các tỉnh. Tôi được điều động về đại đội QTNVN ở Căm Pu Chia, làm trung đội trưởng đại đội SIVOTHAII (đại đội mang tên một nhà yêu nước CPC)
       Những năm tháng chiến đấu trên đất Căm Pu Chia, cùng đồng cam cộng khổ bảo vệ nhân dân Căm Pu Chia càng thấm thía tình đoàn kết quân dân giữa hai dân tộc. Nhân dân Căm Pu Chia coi chiến sỹ QTNVN như con em của mình. Những giọt nước mắt mà nhân dân Căm Pu Chia giành cho QTNVN hy sinh trên đất CPC là chân tình. Sự hy sinh chiến đấu của bộ đội ta trên đất bạn là vô tư và cao cả.
       Năm 1954 theo hiệp định Giơnever Quân TNVN rút về nước tôi được về phép 20 ngày. Hết phép tôi được cử sang Trung Quốc học đại học tại Học viện Hải quân (Đại Liên TQ). Sau 6 năm học tập, tôt nghiệp ra trường tôi về công tác tại quân chủng Hải quân.
       Năm 1970 đang công tác tại Ban Tác chiến và huấn luyện của “Đoàn tàu không số” tôi được điều về Phòng K-Cục tác chiến BTTM theo giõi tác chiến của QTNVN trên chiến trường CPC. Năm 1973 tôi được điều sang phòng B-Cục tác chiến theo giõi chiến trường QK8, K9 ở Đồng bằng sông Cửu Long, rồi làm tợ lý cho thượng tướng Lê Ngọc Hiền thứ trưởng BQP- phó TTMT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,  đánh bọn Pôn Pốt-Iêng Xa Ri trên biên giới Tây Nam.
       Suốt 39 năm trong cuộc đời binh nghiệp tôi đã tham gia chiến đấu khắp các đơn vị Hải quân, Lục quân trên các chiến trường Việt Nam-CPC, trong các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược của QĐNDVN, những gương mặt ngay thẳng, trung hậu của đồng đội, các tướng lĩnh hàng ngày cứ hiện về trong tôi. Họ luôn luôn nhắc nhở tôi, nhắc nhở chúng ta lịch sử vẫn sống và chúng ta không bao giờ được tảng lờ quá khứ.

                    

                                                      Đại tá Nguyễn Hữu Tuần

                                      

                                                     Và đây là quyển sách anh tặng tôi
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2013, 08:11:45 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #442 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2013, 01:40:04 pm »

    
                           PHỤC VỤ BỘ CHÍNH TRỊ HỌP CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC MỚI

         Mùa khô 1974, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Trên chiến trường sau khi quân Mỹ và các nước đồng minh rút về nước, quân Ngụy Sài Gòn mất chỗ dựa và hỗ trợ sức mạnh. Quân dân ta tranh thủ thời gian hòa bình củng cố thêm sức mạnh cả về nhân lực và khí tài, đã củng cố và mở rộng được các vùng giải phóng. Trên biên giới Tây – Nam mặc dù Pol Pot, Ieng Sary ngày càng công khai chống đối, nhưng Đảng ta vẫn kiên trì đàm phán, giải quyết các bất đồng, với mong muốn khôi phục tình đoàn kết chiến đấu vốn có giữa hai dân tộc để hạn chế thiệt hại.
         Tình hình thế giới: Sau “ngoại giao bóng bàn năm 1972” và bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ Trung – Mỹ được cải thiện, sự giúp đỡ của Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam vẫn còn nhưng bị hạn chế. Sự giúp đỡ và chi viện của các nước anh em trong phe XHCN vẫn tiếp tục được đảm bảo, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam vẫn được duy trì. Xét tương quan lực lượng và tình hình trên chiến trường và quốc tế như trên, Bộ Chính trị chỉ thị tiếp tục củng cố lực lượng đồng thời đẩy mạnh tấn công trên tất cả các mặt trận, bám sát tình hình, nắm bắt phản ứng của Mỹ để có đối sách phù hợp đề phòng Mỹ gây chiến tranh trở lại.
         Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã triệu tập Tư lệnh các chiến trường về Hà Nội họp nhận nhiệm vụ để triển khai trên tất cả các hướng.
         Đầu năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Chính phủ Việt Nam cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) quản lý . Mặc dù các tàu chiến Hạm đội 7 của Mỹ có mặt trên Thái Bình Dương nhưng cũng không có phản ứng gì để gián tiếp hỗ trợ quân Ngụy Sài Gòn. Trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, Thượng tướng Trần Văn Trà chủ động mở chiến dịch tấn công giải phóng thị xã Phước Long  thắng lợi. Lần đầu tiên quân Ngụy Sài Gòn để mất một thị xã mà không đủ sức phản công chiếm lại. Ở Mỹ, Lầu Năm Góc cũng không có phản ứng gì. Chính sự sáng suốt, mưu trí, quyết đoán chứng tỏ trình độ, tài năng của Thượng tướng – Tư lệnh chiến trường. Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Phước Long đã đưa ra nhận thức mới về tình thế và tương quan lực lượng trên chiến trường, tạo ra bước ngoặt mới trong chiến tranh. Đánh giá các phản ứng của Mỹ, Bộ Chính trị nhận định thời cơ mới xuất hiện và chỉ thị cho Bộ Quốc phòng chuẩn bị tài liệu, các phương án mới để Bộ Chính trị họp khẩn cấp.
         Tôi nhớ mãi chiều thứ 7 một ngày giữa tháng 10 năm 1974, Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo qua tôi báo cho Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến chuẩn bị tài liệu để sáng chủ nhật cùng đi với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đến Học viện chính trị quân đội ở Sơn Tây làm việc và giao nhiệm vụ cho tôi( trợ  lý của anh Hiền) tổ chức chuyến đi. Để tổ chức chuyến đi, tôi đã hỏi lại Văn phòng Bộ về địa điểm, số người cùng đi với Đại Tướng; Văn phòng Bộ cho biết vì ngày mai chủ nhật có trận đá bóng giao hữu quốc tế ở sân Hàng Đẩy ồn ào nên Đại Tướng chỉ thị lên Học viện chính trị làm việc cho yên tĩnh. Đại tướng đi một mình cùng lái xe còn đoàn anh Hiền đi bao nhiêu người do anh Hiền quyết định tùy theo yêu cầu công việc. Tôi báo cáo lại anh Hiền và được chỉ thị tôi cùng đi và thêm một bảo vệ, một bác sĩ và lái xe. Tôi điện thoại cho Thủ trưởng Học viện chính trị biết ngày mai chủ nhật có 02 vị tướng đến trường làm việc riêng của Bộ Tổng tham mưu, đề nghị Học viện bố trí cho đoàn 2 phòng làm việc liền nhau ở tầng 2 có điện thoại và các phương tiện làm việc, bố trí có nước uống cả ngày; trong thời gian đoàn làm việc bố trí người gác nghiêm ngặt, cấm tuyệt đối không ai được lên tầng 2. Đoàn sẽ đến lúc 7 giờ 40, chỉ cho 1 thủ trưởng ra đón đoàn vào phòng khách uống nước, sau đó đoàn lên phòng làm việc và sẽ không tiếp bất kỳ ai. Buổi trưa cho đoàn ăn cơm theo tiêu chuẩn 2 suất tiểu táo (cho 2 tướng) 1 suất trung táo (cho tôi), 4 suất cho bảo vệ, bác sỹ và 2 lái xe ăn chung với học viên của trường, tiền ăn và phiếu gạo Văn phòng Bộ Tồng tham mưu sẽ thanh toán. Buổi chiều đoàn làm việc đến 17 giờ. Ngày hôm đó đoàn đã được Học viện đón tiếp và phục vụ chu đáo theo yêu cầu, bữa cơm trưa rất ngon không lấy tiền. Thật là một ngày làm việc vất vả một mình giúp việc cho 2 vị tướng bàn những việc trọng đại nhưng cũng vui vì cảm thấy được việc và các tướng tin tưởng.
         Vừa về đến Hà Nội, Đại Tướng nói với tôi: “Hôm nay làm việc như vậy là tốt, tối nay cậu làm cho tôi một bản báo cáo so sánh tương quan lực lượng địch, ta trên chiến trường, tình hình nhân dân trong các vùng giải phóng, những nhận định, đánh giá và các phương hướng dự kiến tiến hành như đã bàn”, làm xong 20 giờ đem sang nhà riêng cho tôi xem trước để sớm mai thứ hai họp Bộ Chính trị. Tôi báo cáo với Đại Tướng là tình hình và số liệu hiện nay đã có nhiều thay đổi so với số liệu họp Bộ Chính trị vừa qua nên phải làm mới, tôi phải phối hợp với đồng chí Tiến trưởng phòng tổng hợp Cục Tác chiến và cán bộ Cục Tình báo cùng làm thì số liệu mới chính xác được, vì hôm nay là tối chủ nhật sợ các đồng chí đã nghỉ, đi chơi xa không có nhà vì vậy xin Đại Tướng 03 giờ sáng sẽ mang tài liệu sang nhà. Đại Tướng bảo đêm nay tôi còn làm việc đến 01 giờ sáng mới đi ngủ, nếu 03 giờ sáng cậu đến đánh thức dậy thì sáng mai không đủ sức họp Bộ Chính trị, vậy thì sáng mai 6 giờ 30 cậu đưa sang nhà riêng tôi xem trước khi họp Bộ Chính trị.
       Tối đó tôi cho liên lạc đến mời các anh bên Cục tác chiến, Quân báo nhưng thật xui cho tôi cả 2 anh không có nhà. Để kịp thời gian, tôi tranh thủ dự thảo bản báo cáo trước để khi có đú người thì cập nhật số liệu và thảo luận hiệu chỉnh bổ sung lại cho nhanh. Mãi đến 23 giờ mới có đủ người làm việc. Mấy anh em tập trung làm việc khẩn trương nhưng vẫn không xong kịp báo cáo trước 6 giờ 30. Đến 7 giờ sáng mới xong, tôi không kịp đưa đến nhà riêng Đại Tướng mà đưa thẳng lên phòng họp Bộ Chính trị. Đẩy cửa nhìn vào thấy Đại Tướng đang thuyết trình, tôi nhẹ nhàng bước vào phòng họp. Mọi người nghe tiếng động quay nhìn về phía tôi, thấy trợ lý quen mặt nên tiếp tục họp, tôi bước vội lại chỗ Đại Tướng đặt tập tài liệu xuống bàn, lấy bao kính của Đại Tướng đè lên rồi lặng lẽ ra đi, không dám làm thủ tục chào hỏi quân sự và cũng không nói gì, cứ thế ra đi sang phòng bên cạnh ngồi chờ với thượng tá Phan Đình Túc trợ lý kế hoạch của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu phục vụ hội nghị. Mặc dù cả đêm không ngủ, làm việc căng thẳng, buổi sáng chưa ăn, nhưng tôi không dám về. Chờ đến 9 giờ, hội nghị giải lao tôi gặp Đại Tướng xin lỗi làm báo cáo không kịp thời gian và xin nhận kỷ luật. Đại Tướng bảo đây là tài liệu có ý nghĩa chiến lược, các số liệu cho phép sai số 5%, báo cáo làm tốt, chữ viết rõ ràng, tôi đọc được và sử dụng hết; rồi rất tâm lý Đại Tướng bảo tôi sang phòng nghỉ của các vị trong Bộ Chính trị có hoa quả, bánh ngọt và nước uống ăn cho đỡ đói rồi cho về nhà nghỉ cả ngày. Thật vui và bất ngờ không bị Đại Tướng khiển trách mà còn được khen, tôi về nghỉ một ngày thoải mái.

         Cuộc họp của Bộ Chính trị đã đánh giá thế, lực, những thắng lợi của ta trên chiến trường, phản ứng của Mỹ, Ngụy và nhận định Mỹ đã chấp nhận thua, khả năng trực tiếp can thiệp gây chiến tranh trở lại không còn. Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước đã xuất hiện và đề ra các phương án tấn công mới.

                                                                  (còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2013, 01:52:15 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #443 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2013, 08:18:52 pm »

     
                                          CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TẤN CÔNG BUÔN MA THUỘT

        Thị xã Buôn Ma Thuột là địa bàn chiến lược quan trọng của vùng Tây Nguyên. Tại đây địch xây dựng căn cứ địa của Sư đoàn 23 quân Ngụy Sài Gòn và khu hậu cần lớn cho cả vùng Tây Nguyên (Khu kho Mai Hắc Đế). Nếu địch mất thị xã Buôn Ma Thuột sẽ có tác động mất cả vùng Tây Nguyên thì cục diện chiến trường sẽ biến động lớn; quyền chủ động thuộc về ta nên Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu chọn tấn công Buôn Ma Thuột, đánh vào chỗ hiểm yếu của địch mở màn cho chiến dịch tấn công mùa khô 1974 – 1975 trên toàn miền Nam.
         Để đảm bảo cho chiến dịch tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột chắc chắn thắng lợi. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho các hướng chiến trường triển khai hàng loạt hoạt động nghi binh chiến lược, chiến dịch và kỹ thuật để đánh lạc hướng tấn công chủ yếu của ta, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó tại chỗ, kìm chân lực lượng dự bị chiến lược của địch bảo vệ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn để chúng không dám điều động tùy tiện.
         Trên hướng Tây Nguyên, Bộ Tổng tham mưu sẽ điều Sư đoàn 968 tình nguyện quân Việt Nam ở Hạ Lào về cùng với hàng ngàn dân công Khu V làm nhiệm vụ nghi binh bao vây thị xã Playku, Kontum, mở các trục đường rừng cho xe tăng và pháo binh ta tiến quân. Sư đoàn 968 đánh cắt đứt tuyến giao thông đường 14, đường 19 về thị xã Playku và Kontum. Trước tình thế đó Sư đoàn 23 Ngụy phải điều 2 trung đoàn lên bảo vệ 2 thị xã trên rồi chôn chân tại đó không rút về được. Như vậy để bảo vệ Buôn Ma Thuột chỉ còn một trung đoàn bộ binh có xe tăng, pháo binh, các đơn vị bảo vệ kho tàng, 20 tiểu đoàn bảo an và hàng ngàn dân vệ bảo vệ vòng ngoài thị xã. Về phía ta, lực lượng tấn công Buôn Ma Thuột có toàn bộ lực lượng B3, được Bộ Tổng tham mưu tăng cường 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn đặc công và các đơn vị pháo phòng không, công binh, thông tin liên lạc, Dự kiến chiến dịch trong 10 ngày, vừa tiến công đánh chiếm thị xã vừa đánh viện binh. Bộ Tổng tham mưu sẽ hợp đồng với các Tổng cục, các quân, binh chủng đảm bảo đủ cơ số vũ khí, khí tài, đạn dược, phương tiện vận tải và nhiên liệu cho chiến dịch. Chiến dịch dự kiến bắt hàng ngàn tù binh, giao cho Tổng cục Hậu cần chuẩn bị đủ lương thực nuôi dưỡng trong 1 tháng sau đó tùy tình hình diễn biến của chiến trường sẽ giải quyết tiếp.
         Về phần mình, Bộ Tổng tham mưu đã hiệp đồng với Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, các quân binh chủng và các đơn vị có liên quan trên toàn chiến trường triển khai công tác chuẩn bị đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi. Thông báo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy TW cho Bộ Tư lệnh B3 (Tây Nguyên) triển khai thực hiện. Bộ Tổng tham mưu thành lập Chỉ huy tiền phương của Bộ do đồng chí Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng chỉ huy bên cạnh Bộ Tư lệnh B3 để chỉ đạo, hỗ trợ Bộ Tư lệnh B3. Chỉ huy sở tiền phương của Bộ được tổ chức gọn nhẹ bao gồm đại diện các cục: Tác chiến, Quân báo, Thông tin liên lạc, Hậu cần, Kỹ thuật, Bảo vệ; đồng chí Hiền giao cho tôi tổ chức, chỉ huy hành quân. Chỉ huy sở tiền phương được đi thành từng đoàn nhỏ, vào B3 mới tập kết. Đoàn đồng chí Hiền đi trên 2 xe, 4 tài xế, có đủ phương tiện thông tin liên lạc, bác sỹ, bảo vệ.
        Công việc hết sức khẩn trương, giữa tháng 10 – 1974 Bộ Chính trị họp ra nghị quyết, mọi việc triển khai nhanh chóng và cuối tháng 10 – 1974 đoàn Sở chỉ huy tiền phương đã khởi hành từ Hà Nội, hành quân đi qua Hà Tĩnh gần nhà, rất muốn ghé nhà thăm vợ con nhưng để giữ bí mật tôi cho xe đi quá nhà 3km, vào nông trường Thạch Ngọc ăn tối và nghỉ lại qua đêm. Sáng hôm sau hành quân sớm, đi dọc theo đường Trường Sơn Đông. Đường hành quân là đường vận tải chiến lược trong chiến tranh, hòa bình mới lập lại chưa kịp sửa chữa là đường đất, đá hộc, rất nhiều “ổ gà”, “ổ voi” xe xóc lắc la, lắc lư, ngồi trên xe rất mệt. Anh Hiền ngồi hàng thứ 2 bên phải nói với tôi cho anh ngồi lên trên bên cạnh lái xe cho thoải mái, tiện quan sát; nhưng để đảm bảo an toàn tôi đề nghị anh vẫn ngồi chỗ cũ, ghế trên là vị trí của bảo vệ - một chiến sỹ người dân tộc Tày (tên là Bé) rất thiện xạ. Xe lắc lư, tôi và anh Hiền chuyện trò, trao đổi một lúc rồi ai nấy chìm vào giấc ngủ hoặc những kỷ niệm riêng của mình. Tôi miên man nhớ lại cách đây 23 năm (năm 1951) mới 20 tuổi đầu tôi được giao nhiệm vụ đi cùng một trung đội do đồng chí Phan Thắng và Nguyễn Hiệu chỉ huy độc lập hành quân đi bộ vượt Trường Sơn Nam tiến vất vả gian lao biết chừng nào; những đêm mưa rừng xối xả không chốn nương thân, những ngày nắng cháy hành quân cả ngày không một giọt nước trên đất Bình Thuận, những lúc kiệt sức cắt rừng, vượt đèo, vượt suối, nhưng rồi tất cả cũng  vượt qua; cùng với con đường gian nan và vất vả của dân tộc vì độc lập, thống nhất Tổ quốc nhất định thắng lợi. Đang miên man suy nghĩ, xe vượt địa phận miền Bắc lúc nào không hay, chúng tôi dừng nghỉ ở trạm giao liên đầu tiên trên đất Quảng Trị. Từ đây xe đi theo các Trạm giao liên của Binh đoàn 559, có lán trại, ăn nghỉ chu đáo, có ngày đoàn đi liên thông 2 trạm mới dừng nghỉ để sớm vào chiến trường.

                                                                (còn nữa)
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #444 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 08:16:14 pm »

 
                                                            (tiếp theo)

         Đến Tây Nguyên, sau khi được Bộ Tư lệnh B3 bố trí chổ ăn, nghỉ, làm việc chu đáo, chương trình làm việc của Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tham mưu được bố trí kín từng ngày. Đầu tiên là cuộc họp, làm việc với Bộ Tư lệnh B3 gồm các đồng chí: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo tư lệnh, thiếu tướng Vũ Lăng phó tư lệnh, đại tá Đặng Vũ Hiệp chính ủy, đại tá Năng tham mưu trưởng, đại tá Nguyễn Quốc Thước tham mưu phó và các trưởng phòng, ban chức năng của B3. Hội nghị đã nghe báo cáo tỉ mỉ những công tác chuẩn bị từ trên Bộ Tư lệnh B3 đến các đơn vị thành viên đã làm, đang làm, những khó khăn, thuận lợi. Nghe thiếu tướng Vũ Lăng, đại tá Năng báo cáo kết quả công tác trinh sát thực địa và việc đắp Sa bàn nổi toàn bộ khu vực chiến dịch để bàn cách đánh, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng hướng tấn công trên Sa bàn.
        Sau khi nghe Bộ Tư lệnh B3 báo cáo, thượng tướng Lê Ngọc Hiền thay mặt Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Tư lệnh B3 mở chiến dịch giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Về lực lượng tấn công và sử dung binh khí như đã nói ở phần trên, anh Hiền còn phân tích sâu cách đánh, sử dụng lực lượng tấn công, lực lượng dự bị chiến dịch. Hướng tấn công chủ yếu sử dụng Sư đoàn 320 cùng với Trung đoàn Pháo binh và Lữ đoàn xe tăng tấn công từ hướng Tây Bắc. Sử dụng Sư đoàn 290 đánh lên từ hướng Đông Nam. Một số mục tiêu nhỏ lẻ giao cho 2 tiểu đoàn đặc công.
       Việc sử dụng Trung đoàn 10 của Bộ Tư lệnh B3 đánh tiêu diệt trận địa pháo Núi Lửa, giải phóng huyện lỵ Đức Lập ở Tây Nam thị xã trước giờ G rồi rút ra củng cố làm lực lượng dự bị chiến dịch được thảo luận sôi nổi. Thiếu tướng Vũ Lăng phó tư lệnh và đại tá Năng tham mưu trưởng chiến dịch còn băn khoăn chưa nhất trí về sử dụng lực lượng dự bị chiến dịch quá yếu và đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho thêm 1 trung đoàn bộ binh nữa làm lực lượng dự bị chiến dịch mạnh. Thiếu tướng Vũ Lăng và đại tá Năng nhận định Trung đoàn 10 của B3 đánh vào Núi Lửa và huyện lỵ Đức Lập là 2 cứ điểm mạnh, có xe tăng, pháo binh bảo vệ, nằm trong công sự vững chắc, quân ta sẽ bị thương vong, tổn thất nặng không còn đủ sức làm lực lượng dự bị; chiến dịch sẽ gặp khó khăn. Anh Hiền tiếp tục phân tích rằng chiến dịch mở ra trong hoàn cảnh thuận lợi, Mỹ đã chịu thua, không có phản ứng gì khi ta giải phóng Phước Long, quân Ngụy suy yếu, Bộ Tổng tham mưu đã có kế hoạch nghi binh chiến lược, đã buộc địch phân tán Sư đoàn 23 Ngụy trên Tây Nguyên, kìm chân lực lượng dự bị chiến lược Ngụy quân ở phía Bắc Quảng Trị, trên các chiến trường miền Nam cũng mở các chiến dịch phối hợp. Thực tế hiện nay Bộ Tổng tham mưu không còn quân tăng cường cho chiến trường nữa. Hiện chỉ còn 200 quân đi vào B2 đang hành quân trên địa bàn B3; tôi viết lệnh, Bộ Tư lệnh B3 cho người ra đón đưa về sử dụng, tôi sẽ làm việc với B2 sau. B3 cho người ra đón chậm, 200 quân đã hành quân xuống địa bàn B2 nên không đón được. Thiếu tướng Vũ Lăng lại đến gặp riêng anh Hiền trao đổi về lực lượng dự bị chiến dịch yếu. Hai anh tranh luận sôi nổi về học thuyết, nghệ thuật chiến dịch quân sự, kinh nghiệm thực tế chiến trường… “Anh lần đầu tiên được giao nhiệm vụ chỉ đạo một chiến dịch lớn mà thất bại thì mất uy tín đấy” anh Lăng nói với thượng tướng Lê Ngọc Hiền như vậy rồi bắt tay vui vẻ ra về.
        Các đơn vị tham gia chiến dịch bắt đầu huấn luyện theo nhiệm vụ được giao; thời gian đến ngày mở màn chiến dịch còn đủ ra Hà Nội báo cáo rồi quay vào vẫn kịp giờ G. Anh Hiền chỉ thị cho tôi chuẩn bị ra Bắc báo cáo tình hình. Tôi trao đổi với anh Hiền: "mọi việc anh triển khai trong này ở Hà Nội đã biết cả rồi, anh không nên ra Bắc lúc này; còn việc anh Vũ Lăng xin thêm quân thì trong tay anh không còn quân để cho, anh nên tâm sự thẳng với anh Lăng những khó khăn ở ngoài Bộ Tổng tham mưu mà anh Lăng chưa biết hết. Nếu anh vẫn cần đi tôi viết điện ra Hà Nội xin phép". Anh Hiền chỉ thị: "ta cứ đi vài ngày sau lại điện báo cáo". Thế là tôi lại chuẩn bị đưa đoàn anh Hiền lặng lẽ lên đường ra Bắc. Đi được 2 ngày tôi viết điện gửi Bộ Tổng tham mưu báo cáo tóm tắt những việc anh Hiền đã làm việc với Bộ Tư lệnh B3, còn thời gian chuẩn bị chiến dịch, anh Hiền sẽ ra Bắc báo cáo trực tiếp, Anh Hiền ký điện gửi đi, điện đã gửi đi một ngày mà không thấy hồi âm, tôi chỉ thị bộ phận thông tin phát lại, nhưng đài Hà Nội báo nhận đủ rồi, không nhận nữa. Tôi báo cáo lại với anh Hiền “Hà Nội không trả lời có nghĩa là không đồng ý chuyến đi của anh”. Anh Hiền bảo: "đã đi rồi cứ ra sẽ nhận khuyết điểm sau". Đoàn ra đến Quảng Trị, giữa đường rừng có trạm gác mới, bắt dừng xe, một cán bộ lại hỏi tôi “có phải đoàn đồng chí Tuần không?”. Tôi trả lời đúng rồi, đồng chí đó cho biết đồng chí Đồng Sỹ Nguyên Tư lệnh Bình đoàn 559 mời đoàn vào nghỉ ở cơ quan Bộ Tư lệnh để chờ lệnh Bộ Tổng tham mưu. Chúng tôi theo người dẫn đường đi khoảng 1 giờ đến nơi, gặp đồng chí Đồng Sỹ Nguyên và được biết “tối nay đoàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng vào sẽ biết lý do giữ anh lại đây”.
       Tối hôm đó đoàn Đại tướng vào, anh Hiền gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng và được thông báo “tôi vào trực tiếp chỉ huy chiến dịch, anh làm tham mưu cho tôi, không phải ra Bắc nữa”.
        Sáng hôm sau, 2 đoàn kết hợp làm một do đại tá Hoàng Dũng và đại tá Tuyến trợ lý của Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy hành quân vào Tây Nguyên. Đến Bộ Tư lệnh B3, thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh B3 báo cáo: "công việc chuẩn bị chiến dịch tiến hành đúng theo kế hoạch, hiện nay các đơn vị tham gia chiến dịch đang huấn luyện theo phương án tấn công. Tình hình địch trong thị xã Buôn Ma Thuật vẫn yên tĩnh. Sư đoàn 320, đơn vị chủ công trong quá trình hành quân từ Bắc vào vẫn giữ được bí mật tuyệt đối". Đại tướng Văn Tiến Dũng thông báo một số thông tin mới về tình hình thế giới, trong nước, diễn biến các chiến dịch trên các chiến trường toàn miền Nam và quyết tâm của TW mở chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột. Đại tướng nhất trí với cách và sử dụng lực lượng như anh Hiền đã làm việc với B3. Về lực lượng dự bị hiện các anh còn lo lắng nhưng thực tế hiện nay ta đã cài thế quân Ngụy, sử dụng lực lượng dự bị như vậy là hợp lý, đủ mạnh và chắc thắng. Bộ Tư lệnh B3 nhất trí chấp hành không có ý kiến gì thêm.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2013, 08:23:36 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #445 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 04:33:12 pm »

Sau khi nghe Bộ Tư lệnh B3 báo cáo, thượng tướng Lê Ngọc Hiền thay mặt Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Tư lệnh B3 mở chiến dịch giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Về lực lượng tấn công và sử dung binh khí như đã nói ở phần trên, anh Hiền còn phân tích sâu cách đánh, sử dụng lực lượng tấn công, lực lượng dự bị chiến dịch. Hướng tấn công chủ yếu sử dụng Sư đoàn 320 cùng với Trung đoàn Pháo binh và Lữ đoàn xe tăng tấn công từ hướng Tây Bắc. Sử dụng Sư đoàn 290 đánh lên từ hướng Đông Nam. Một số mục tiêu nhỏ lẻ giao cho 2 tiểu đoàn đặc công.

Việc sử dụng Trung đoàn 10 của Bộ Tư lệnh B3 đánh tiêu diệt trận địa pháo Núi Lửa, giải phóng huyện lỵ Đức Lập ở Tây Nam thị xã trước giờ G rồi rút ra củng cố làm lực lượng dự bị chiến dịch được thảo luận sôi nổi. Thiếu tướng Vũ Lăng phó tư lệnh và đại tá Năng tham mưu trưởng chiến dịch còn băn khoăn chưa nhất trí về sử dụng lực lượng dự bị chiến dịch quá yếu và đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho thêm 1 trung đoàn bộ binh nữa làm lực lượng dự bị chiến dịch mạnh. Thiếu tướng Vũ Lăng và đại tá Năng nhận định Trung đoàn 10 của B3 đánh vào Núi Lửa và huyện lỵ Đức Lập là 2 cứ điểm mạnh, có xe tăng, pháo binh bảo vệ, nằm trong công sự vững chắc, quân ta sẽ bị thương vong, tổn thất nặng không còn đủ sức làm lực lượng dự bị; chiến dịch sẽ gặp khó khăn. Anh Hiền tiếp tục phân tích rằng chiến dịch mở ra trong hoàn cảnh thuận lợi, Mỹ đã chịu thua, không có phản ứng gì khi ta giải phóng Phước Long, quân Ngụy suy yếu, Bộ Tổng tham mưu đã có kế hoạch nghi binh chiến lược, đã buộc địch phân tán Sư đoàn 23 Ngụy trên Tây Nguyên, kìm chân lực lượng dự bị chiến lược Ngụy quân ở phía Bắc Quảng Trị, trên các chiến trường miền Nam cũng mở các chiến dịch phối hợp. Thực tế hiện nay Bộ Tổng tham mưu không còn quân tăng cường cho chiến trường nữa. Hiện chỉ còn 200 quân đi vào B2 đang hành quân trên địa bàn B3; tôi viết lệnh, Bộ Tư lệnh B3 cho người ra đón đưa về sử dụng, tôi sẽ làm việc với B2 sau. B3 cho người ra đón chậm, 200 quân đã hành quân xuống địa bàn B2 nên không đón được. Thiếu tướng Vũ Lăng lại đến gặp riêng anh Hiền trao đổi về lực lượng dự bị chiến dịch yếu. Hai anh tranh luận sôi nổi về học thuyết, nghệ thuật chiến dịch quân sự, kinh nghiệm thực tế chiến trường… “Anh lần đầu tiên được giao nhiệm vụ chỉ đạo một chiến dịch lớn mà thất bại thì mất uy tín đấy” anh Lăng nói với thượng tướng Lê Ngọc Hiền như vậy rồi bắt tay vui vẻ ra về.
        Các đơn vị tham gia chiến dịch bắt đầu huấn luyện theo nhiệm vụ được giao; thời gian đến ngày mở màn chiến dịch còn đủ ra Hà Nội báo cáo rồi quay vào vẫn kịp giờ G. Anh Hiền chỉ thị cho tôi chuẩn bị ra Bắc báo cáo tình hình. Tôi trao đổi với anh Hiền: "mọi việc anh triển khai trong này ở Hà Nội đã biết cả rồi, anh không nên ra Bắc lúc này; còn việc anh Vũ Lăng xin thêm quân thì trong tay anh không còn quân để cho, anh nên tâm sự thẳng với anh Lăng những khó khăn ở ngoài Bộ Tổng tham mưu mà anh Lăng chưa biết hết. Nếu anh vẫn cần đi tôi viết điện ra Hà Nội xin phép". Anh Hiền chỉ thị: "ta cứ đi vài ngày sau lại điện báo cáo". Thế là tôi lại chuẩn bị đưa đoàn anh Hiền lặng lẽ lên đường ra Bắc. Đi được 2 ngày tôi viết điện gửi Bộ Tổng tham mưu báo cáo tóm tắt những việc anh Hiền đã làm việc với Bộ Tư lệnh B3, còn thời gian chuẩn bị chiến dịch, anh Hiền sẽ ra Bắc báo cáo trực tiếp, Anh Hiền ký điện gửi đi, điện đã gửi đi một ngày mà không thấy hồi âm, tôi chỉ thị bộ phận thông tin phát lại, nhưng đài Hà Nội báo nhận đủ rồi, không nhận nữa. Tôi báo cáo lại với anh Hiền “Hà Nội không trả lời có nghĩa là không đồng ý chuyến đi của anh”. Anh Hiền bảo: "đã đi rồi cứ ra sẽ nhận khuyết điểm sau". Đoàn ra đến Quảng Trị, giữa đường rừng có trạm gác mới, bắt dừng xe, một cán bộ lại hỏi tôi “có phải đoàn đồng chí Tuần không?”. Tôi trả lời đúng rồi, đồng chí đó cho biết đồng chí Đồng Sỹ Nguyên Tư lệnh Bình đoàn 559 mời đoàn vào nghỉ ở cơ quan Bộ Tư lệnh để chờ lệnh Bộ Tổng tham mưu. Chúng tôi theo người dẫn đường đi khoảng 1 giờ đến nơi, gặp đồng chí Đồng Sỹ Nguyên và được biết “tối nay đoàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng vào sẽ biết lý do giữ anh lại đây”.
       Tối hôm đó đoàn Đại tướng vào, anh Hiền gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng và được thông báo “tôi vào trực tiếp chỉ huy chiến dịch, anh làm tham mưu cho tôi, không phải ra Bắc nữa”.
        Sáng hôm sau, 2 đoàn kết hợp làm một do đại tá Hoàng Dũng và đại tá Tuyến trợ lý của Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy hành quân vào Tây Nguyên. Đến Bộ Tư lệnh B3, thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh B3 báo cáo: "công việc chuẩn bị chiến dịch tiến hành đúng theo kế hoạch, hiện nay các đơn vị tham gia chiến dịch đang huấn luyện theo phương án tấn công. Tình hình địch trong thị xã Buôn Ma Thuật vẫn yên tĩnh. Sư đoàn 320, đơn vị chủ công trong quá trình hành quân từ Bắc vào vẫn giữ được bí mật tuyệt đối". Đại tướng Văn Tiến Dũng thông báo một số thông tin mới về tình hình thế giới, trong nước, diễn biến các chiến dịch trên các chiến trường toàn miền Nam và quyết tâm của TW mở chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột. Đại tướng nhất trí với cách và sử dụng lực lượng như anh Hiền đã làm việc với B3. Về lực lượng dự bị hiện các anh còn lo lắng nhưng thực tế hiện nay ta đã cài thế quân Ngụy, sử dụng lực lượng dự bị như vậy là hợp lý, đủ mạnh và chắc thắng. Bộ Tư lệnh B3 nhất trí chấp hành không có ý kiến gì thêm.


Lắc cái đầu là lắc cái đầu, nếu bác vanthang341ht đưa thông tin lên chuẩn như trong sách thì người viết sách để sạn nhiều quá,  Grin.

Nhiều thứ em thấy hơi hơi ... thế nào ý?  Wink
Nếu so sánh với thông tin từ Cục quân lực thì sẽ càng thấy rõ ràng hơn:
Trích dẫn
...Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, những tháng cuối năm 1974 đầu năm 1975, các mặt chuẩn bị. cho kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976 được đưa lên một quy mô mới; theo đó, công tác động viên tuyển quân, huy động vật chất chi viện chiến trường càng gấp gáp, khẩn trương. Cường độ hoạt động của Cục Quân lực, Cục Tác chiến và các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan Bộ Quốc phòng dồn dập, khẩn trương lên đến đỉnh điểm. Với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp chính quyền, các địa phương, chỉ trong 2 tháng đầu năm 1975, miền Bắc huy động 57.000 quân (trong tổng số 108.000 quân của kế hoạch động viên năm 1975) và gấp rút huấn luyện để đưa số quân này vào chiến trường. Thực hiện lệnh của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, các đồng chí Phan Thượng Địch, Nguyễn Xuân Các, Vũ Quang Phục - cán bộ Cục Quân lực tham gia đoàn cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu vào chiến trường trực tiếp tham gia tổng tiến công và nổi dậy....

Nếu bác quân lực nào mà tính bổ sung dưới một trung đoàn lính cho các đơn vị thuộc B3 sau trận đánh Buôn Ma Thuột, trận nghi binh và cắt đường,..... thì em nói thật: vứt,  Grin. Các cụ nhà mình đâu có dại, nếu tăng cường ngay thêm một trung đoàn bộ binh nữa cho B3 từ giai đoạn đầu??? Rồi, em dám chắc có ngay nhưng liệu có cần thiết ngay???

Mà hơn thế nữa, việc diễn giải các ý có vẻ hơi khác khác thế nào ý,  Grin
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #446 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 08:26:40 pm »

Quangcan nói đúng đấy: sư đoàn chủ công hành quân từ bắc vào vẫn giữ được bí mật là sư đoàn 316 của AHQD Đàm Văn Ngụy. Có thể lỗi ở người biên tập và người ghi chép, các cụ đến tuổi này thường không viết trực tiếp nữa.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #447 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 08:49:39 pm »


    Vâng! Xin cảm ơn các bạn quancan và qtdc.
    Tôi đưa lên đây nguyên tác của tác giả, xin bảo đảm là không đánh máy sai về nội dung. Có một vài chổ tôi thấy không khớp thời gian tôi đã xin tác giả sửa và đã được tác giả nhất trí.
    Chiến trường Tây nguyên tôi không được trực tiếp tham gia. Khi ta đánh ở Tây Nguyên thì sư đoàn 341 chúng tôi đã hành quân vào chiến trường Đông-Nam-Bộ.
    Chắc là tác giả bài viết này đang theo giõi các bạn trao đổi ở đây. Nếu ông Nguyễn Hữu Tuần có đọc sự phản hồi của bạn đọc xin ông trao đổi với vanthang341 qua điện thoại để trả lời các bạn đọc.
    Cảm ơn các bạn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #448 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 09:00:10 pm »

Trước hết nhờ bác vanthang341ht chuyển lời hỏi thăm sức khỏe đến bác Tuần (cụ ngoài 80 rồi còn gì). Hai cuộc KCCP-CM rồi các cuộc chiến tranh BVTQ sau này còn rất nhiều bí mật hết mật cần bạch hóa. Mỗi người tham gia chỉ có thể hiểu được một góc độ của mình thôi. Hợp tất cả lại sẽ có một cái nhìn tổng hợp đúng dần dần bác ơi.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #449 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 09:57:12 pm »

Trước hết nhờ bác vanthang341ht chuyển lời hỏi thăm sức khỏe đến bác Tuần (cụ ngoài 80 rồi còn gì). Hai cuộc KCCP-CM rồi các cuộc chiến tranh BVTQ sau này còn rất nhiều bí mật hết mật cần bạch hóa. Mỗi người tham gia chỉ có thể hiểu được một góc độ của mình thôi. Hợp tất cả lại sẽ có một cái nhìn tổng hợp đúng dần dần bác ơi.

    Đúng thế bạn qtdc.
    Ông Nguyễn Hữu Tuần vừa điện cho tôi. Vẫn là mỗi người ở một vị trí, góc độ khác nhau, cách nhìn sự việc cụ thể tại thời điểm khác nhau, bây giờ khi tông kết cuộc chiến có những đánh giá khái quát hơn, không tránh khỏi những nhận thức đa chiều khi sự việc chưa được minh bạch hoá như bây giờ. Ông Nguyễn Hữu Tuần viết quyển sách này vào thời điểm tuổi 80 nhưng nói cái của 40 năm trước đây khi ở ông chỉ có trí nhớ, ngoài ra không thể có sự trợ giúp sức của "gu gồ" nào cả. Grin Tất nhiên không vì thế mà chúng ta không tham gia vào việc hiệu chỉnh cho sự việc hoàn thiện hơn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM