Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:51:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 235011 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #430 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 02:45:51 pm »

                                                  
                                        Người lính sư đoàn 341 khi bước vào chiến đấu trận đầu.
      
       Trận đầu bước vào nhiêm vụ chiến đấu người lính sư đoàn 341 không thiếu gì những bỡ ngỡ, khó khăn. Điều bỡ ngỡ khó khăn nhất là giải quyết vấn đề trang bị mang theo.
       Khi hành quân bằng cơ giới các đâị đội còn đông quân. Bộ phận hậu cần vẫn trang bị các loại soong nồi đủ phục vụ cả đại đội nếu ăn tập trung. Tại vị trí tập kết trước khi bước vào chiến đấu, số soong nồi loại to đùng ấy phải để tại "cứ" tiểu đoàn. Mỗi đại đội chỉ giữ lại một hai người trông coi vì để tăng cường lực lượng tối đa cho phía trước. Công tác hậu cần được triển khai ở cấp tiểu đội. Thế là các tiểu đội đều phân công nhau mang theo soong nồi để phục vụ ăn uống hàng ngày. Từ vị trí tập kết cuối cùng, trước khi hành quân tiền nhập đánh trận Xuân Lộc bộ đội lo ràng buộc soong nồi rất chu đáo. Các chiến sỹ thông tin mang trang bị hầu cần càng trở nên khó khăn hơn. Chiến sỹ hữu tuyến buộc soong nồi cùng các cuộn dây. Chiến sỹ thông tin vô tuyến buộc sau máy 2W của mình. Chiến sỹ bộ binh buộc soong nồi sau ba lô. Lại còn nắp soong, gạo ăn 5 đến 7 ngày, súng đạn...lỉnh ca, lỉnh kỉnh rất rườm rà, phức tạp.
      Buổi tập hành quân tiền nhập đầu tiên có khi báng súng người đi sau va vào đít nồi người đi trước. Nắp nồi va vào soong, soong va vào máy thông tin, súng va vào nồi… Có người nồi va vào mấy trái lựu đạn mang bên hông, phải nghiên cứu cách chằng buộc cho khỏi phát ra tiếng động. Thế rồi mọi thứ cũng được giải quyết. Soong nồi vẫn được các chiến sỹ sư đoàn 341 mang theo vào trận đánh.
     Dọc đường hành quân chiến đấu lính các sư đoàn 7, sư đoàn 5, sư đoàn 6 nhìn thấy bộ đội mang theo soong nồi sau lưng  biết ngay là sư đoàn 341. Lính sư đoàn 341 nhìn thấy bộ đội mang quân phục không đồng màu (quần màu nọ, áo màu kia) hoặc không mang quân phục, sau lưng chí có cái túi buộc túm phía trên bằng dây dù hoặc dây vải thì chẳng biết là công trường 5, công trường 6 hay công trường 7,  càng ngạc nhiên và tự đặt câu hỏi không biết sau chiến đấu họ nấu ăn bằng cách nào(?). Lính các sư đoàn khác nhìn thấy lính sư đoàn 341 mang theo soong nồi sau lưng thì tự hỏi không biết họ sẽ chiến đấu bằng cách nào(?).
     Trận đánh đầu tiên vào thị xã Xuân Lộc Long Khánh cán bộ, chiến sỹ sư đoàn 341 mới tìm ra bài học thiết thực cho mình là chỉ nên mang theo trang bị gì để bước vào chiến đấu có hiệu quả nhất.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2013, 02:53:16 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #431 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2013, 03:32:51 pm »


      5h 40 phút ngày 9 tháng 4 ta nổ súng tấn công thị xã Xuân Lộc.
      Theo phương án ban đầu giờ G là 5h 00, nhưng hôm đó sương mù nhiều, tầm nhìn bị hạn chế nên đến 5h40 mới nổ súng tấn công.
      Lập tức pháo từ các trận địa của ta nhả đạn. Bầu trời thị xã ầm ầm rung chuyển. Pháo ta bắn, pháo địch bắn và sau đó ít phút máy bay các loại AD6, A37, F5 từ sân bay Biên Hoà, sân bay Tân Sơn Nhất nhào đến lồng lộn, ném bom cả trong và ngoài thị xã. Pháo địch từ các trận địa Núi Thị, Suối Tre, ngả ba Tân Phong bắn như vãi đạn vào các trận địa pháo ta và dọc đường số Một (phía Bắc-Tây Bắc thị xã) Lợi dụng khi khu trung thâm khói đạn bao trùm  cả một vùng rộng lớn, các mũi, các hướng tranh thủ khắc phục vật cản phía trước.
     Sau một giờ liên tục đọ pháo với nhau, các trận điạ pháo địch bị ta khống chế. Những mục tiêu chủ yếu trong thị xã bị pháo binh ta tiêu diệt và làm tê liệt nhanh chóng.
      6h 40 phút từ đài quan sát phía trước vụt lên hai phát pháo hiệu đỏ. Lệnh tấn công. Lập tức từ các hướng bộ đội ta tràn vào thị xã. Cuộc đọ súng giữa ta và địch bằng lực lượng bộ binh diễn ra rất ác liệt. Máy bay địch không còn được chỉ thị mục tiêu để ném bom, chúng lồng lộn, quần đảo khu vực ngoài thị xã bị pháo cao xạ của ta hất lên cao, càng điên cuồng gầm rú ném bom vu vơ vào các rìa rừng cao su.
      Trước đó từ vị trí xuất phát tấn công, lính sư đoàn 341 vẫn lỉnh kỉnh nồi soong sau lưng. Tình thế cuộc chiến đấu không cho phép các chiến sỹ mang vác như vậy vì nó cản trở sức cơ động.  Anh em đã bỏ lại tất cả  chỉ mang theo vũ khí xông lên, nồi soong nằm lại ở tuyến xuất phát rất nhiều. Có đồng chí không kịp mở nồi soong vì buộc quá chặt, đã để lại cả ba lô quần áo của mình.
      Cuộc chiến dấu phát triển thuận lợi. Ta nhanh chóng làm chủ các mục tiêu chủ yếu. Địch tập trung lực lượng cố giữ bằng được những mục tiêu còn lai chờ viện binh.
      Thị xã Xuân Lộc Long Khánh mục tiêu chiến lược cuối cùng địch phải giữ. Vì thế “Tổng thống Thiệu quyết định dồn sức chi viện cho Xuân Lộc (Long Khánh) với nhiều tuyến phòng thủ từ ngoài vào trong. Xuân Lộc trở thành khu vực phòng ngự trọng yếu để bảo vệ Sài Gòn ở phía đông. Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo đóng quân ở đất Long Khánh và Đảo được chính quyền Sài Gòn coi như viên tướng quyết định sự sống còn của tuyến phòng ngự này, bởi mất Xuân Lộc coi như cửa ngõ phía đông đã mở sẵn để đón Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
       
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #432 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2013, 09:53:03 am »

        Chào bác vanthang341ht! Chào các bạn! Bác vanthang vẫn bền bỉ viết về chủ đề của lính Sư đoàn. Đúng là trong những ngày đó, anh em mình hành quân cả hơn ngàn km từ Vĩnh Linh Quảng Trị vào Miền Đông Nam Bộ.

        Hơn 20 ngày hành quân tới nơi không kịp tắm giặt, không kịp nghỉ ngơi là vào chốt chiến đấu ngay. Điều nghiên tấn công Xuân Lộc ngay. Anh em mình được học tập huấn luyện rất bài bản nhưng dù sao cũng chỉ là huấn luyện chứ chưa thể có kinh nghiệm chiến trường như Công trường 7-9 và các lực lượng vũ trang đã chiến đấu nhiều năm trong đó. Nên có nhiều thứ còn lớ ngớ như việc đi chiến đấu mà vẫn đeo ba lô, vẫn mang cả soong nồi như bác kể.

       Tranphu cùng đơn vị thay chốt cho anh em Công Trường 9 tại đường 13. Tại đây Tranphu học được cách làm muối tinh bằng cách pha muối với nước, để lắng đọng cấn, cát. Gạn lấy nước trong rôi đun đến khi còn đọng lại toàn muối tinh. Nếu trộn thêm bột ngọt, thì như bột súp, bột canh bây giờ. Rôi học được cách làm hầm dưới những tán là thấp. Nhưng chặt cây gẫy một nứa để xòa xuống che hầm mà cây vẫn sống, lá không bị héo để máy bay không phát hiện ...

          Chúc mừng bác đã kể về những chi tiết của người lính chúng mình vào trận chiến những năm 75 ấy.
Logged
LinhF341
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #433 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 10:15:04 am »

      Chào các bác! Đây là Nguyễn Hà hiện công tác tại ngành NH, Người cháu bên ngoại của Liệt sỹ Tiểu đoàn Trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, Văn Đình Tùng. Đã vô cùng dũng cảm, anh dũng chiến đấu và hy sinh trong những ngày Pốt tổng phản công tháng 2/79 tại Tỉnh Công Pông Sư Pư, mà Tranphu đã kể cùng bạn đọc. Cháu Nguyễn Hà có đọc và biết chuyện của người Cậu mình. Rất vui mừng và tự hào là người cháu của Liệt sỹ Văn Đình Tùng là người rất có uy tín, có năng lực nhiều tương lai phát triển trong ngành Ngân hàng, Tư pháp. Dịp này cháu về công tác tại Thái bình vào thăm Tranphu tại nhà hàng Châu Á.




Chào chú Thắng, chú Trần Phú!
Hóa ra trái đất cũng tròn thật Cheesy
Hà này là bạn học của cháu. Nhà cũng gần nhà cháu luôn.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #434 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 12:43:54 pm »

    Chào bác Vanthang341ht, bác nói đúng. Để phù hợp với đặc điểm địa hình tác chiến của vùng sông nước miền Đông Nam bộ lính bọn tôi về quân trang thì của bác Định quần áo nilon đủ các màu (xanh, nâu, đen…)để mau khô, dép râu tất VNCH lội sình lầy, vai mang bồng nhưng vẫn có xoong nồi, gạo, muối…để tổ chức nấu ăn cho từng tiểu đội ngoài ra những thứ cồng kềnh buộc phải mang đó là đà giát làm hầm duy chỉ có cán bộ cấp C, D thì đồ đoàn gọn nhẹ trong túi mìn mo (craymo) và khẩu súng ngắn treo lủng lẳng trên ngực. Thông thường thì sau mỗi trận đánh khi trời tối thì có quân vận tải phía sau (K22) vào bổ sung đạn dược, cơm vắt và cáng thương binh tử sỹ ra.  Nhưng thường thì khi đánh vào các Chi khu lớn thì đồ ăn thức mặc tự túc, tại chỗ, có trận vì khi vượt qua cửa mở quần áo rách bởi hàng rào kẽm gai nhưng sau trận đánh nhiều thằng đã tự trang bị cho mình…quần loe, áo trẽn đuôi tôm lấy ở tiệm may rồi thì bị thủ trưởng C chửi thậm tệ : MK, chúng mày thèm ăn đạn của mình lắm hả !?. Rồi khi  ra Bắc cũng vẫn những bộ đồ QK9 ấy, quanh người toàn những đồ quân dụng Mỹ như xanhtuya, dao găm…thì lính phía ngoài này nhìn chẳng hiểu chúng tôi là binh chủng đặc biệt nào cả mà cứ thưởng là…"văn công” sau họ biết và kháo nhau đấy là lính B2 ra.
Logged

vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #435 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 05:16:17 pm »

Chào chú Thắng, chú Trần Phú!
Hóa ra trái đất cũng tròn thật Cheesy
Hà này là bạn học của cháu. Nhà cũng gần nhà cháu luôn.

      Chào LinhF341.
     Bác chưa gặp được cả Linh và Hà. Trái đất tròn, chắc cũng có dịp chúng ta sẽ gặp nhau.
    
Trích dẫn
Bác vanthang vẫn bền bỉ viết về chủ đề của lính Sư đoàn.
    Tranphu ạ, bác đang chuẩn bị đưa một đoạn hồi ký của Nguyễn Hữu Tuần một trợ lý đắc lực của thượng tướng Lê Ngọc Hiền phó TTMT QDNDVN thời kỳ đánh Mỹ những ngày tháng 3 tháng 4 năm 1975.
    
Trích dẫn
Để phù hợp với đặc điểm địa hình tác chiến của vùng sông nước miền Đông Nam bộ lính bọn tôi về quân trang thì của bác Định quần áo nilon đủ các màu (xanh, nâu, đen…)để mau khô, dép râu tất VNCH lội sình lầy, vai mang bồng nhưng vẫn có xoong nồi, gạo, muối…để tổ chức nấu ăn cho từng tiểu đội ngoài ra những thứ cồng kềnh buộc phải mang đó là đà giát làm hầm duy chỉ có cán bộ cấp C, D thì đồ đoàn gọn nhẹ trong túi mìn mo (craymo) và khẩu súng ngắn treo lủng lẳng trên ngực. Thông thường thì sau mỗi trận đánh khi trời tối thì có quân vận tải phía sau (K22) vào bổ sung đạn dược, cơm vắt và cáng thương binh tử sỹ ra.  Nhưng thường thì khi đánh vào các Chi khu lớn thì đồ ăn thức mặc tự túc, tại chỗ, có trận vì khi vượt qua cửa mở quần áo rách bởi hàng rào kẽm gai nhưng sau trận đánh nhiều thằng đã tự trang bị cho mình…quần loe, áo trẽn đuôi tôm lấy ở tiệm may rồi thì bị thủ trưởng C chửi thậm tệ
    Đúng thế bạn sưdoan5.  Chúng tôi lúc mới vào chiến trường B2 cứ thấy bộ đội các công trường 5,6,7,9... chẳng hiểu là đơn vị nào. Họ có trang phục khá giống nhau và cũng khá nhiều kiểu trang phục không nhận ra đơn vị nào cho chính xác. Để biết đơn vị nào đều phải hỏi trước đã, dần rồi cũng quen. Lần đầu mới tiếp xúc vẫn có cảm giác hơi lạ về cách ăn mặc của bộ đội trong này, cảm phục các bạn như là một đội quân giàu kinh nghiệm chiến trường và đã thiện chiến.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2013, 08:07:21 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #436 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 08:17:30 am »


       Từ ngày 9-12 tháng 4 chiến trận Xuân Lộc-Long Khánh càng trở nên ác liệt. Ta và địch giành nhau từng đoạn chiến hào. Đến 11h ngày 11/4 địch dùng 48 lần chiếc trực thăng đổ quân tăng viện xuống ngả ba Tân Phong. Toàn bộ lực lượng của sư đoàn 18 chúng đã ném hết vào Xuân Lộc. Còn thêm lữ đoàn kỵ binh 3, chiến đoàn 8 sư đoàn 5, các tiểu đoàn biệt động quân của quân khu 3, các liên đoàn biệt động què quặt của QK1 và QK2, thiết đoàn 3 xe tăng (60 chiếc), các tiểu đoàn pháo binh lãnh thổ và lữ dù 1… Chúng còn huy động đến mức cao nhất lực lượng không quân còn lại ở Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ…vào chiến trường Xuân Lộc.
      Ngoài sức mạnh về quân số, phương tiện chiến tranh đã huy động, chúng còn  dùng xe tăng chui sâu  dưới mặt đất chỉ để lòi tháp pháo, tạo thành những ổ đề kháng và hoả lực mạnh chống lại sức tấn công của ta. Vì vậy chúng đã gây cho  ta không ít khó khăn.
      Ngày 11 tháng 4 địch  chiếm cứ được một vùng trung tâm thị xã chúng cho trực thăng chở một số phóng viên nước ngoài đến Xuân lộc khoe chiến thắng của mình:

     “Lần đầu tiên các Thông Tín Viên quốc tế được chứng kiến tận mắt  Thị Xã Xuân Lộc, phố xá, nhà cửa ngã đổ ngổn ngang,, tro than vẫn còn cháy đỏ nghi ngút và khói vẫn bốc lên, quyện cùng  mùi tử khí nồng nặc từ những xác chết của cán binh  nằm la liệt khắp nơi. Những Sĩ Quan của Sư Ðoàn 18 Bộ Binh (VNCH) đã hãnh diện hướng dẫn Phái đoàn báo chí đi thăm những điểm nóng, với những chứng tích chiến thắng còn nóng hổi của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hầu hết các nhà báo quốc tế, trong thâm tâm đều biết rõ số phận của Sài Gòn chỉ có thể còn được đếm từng ngày, nhưng họ đều gởi về nước những bản tin rất có lợi cho Việt Nam Cộng Hòa.”

      Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, đại tướng Văn Tiến Dũng điện cho QĐ4: “Khi địch đã dồn quân vào cố cứu thị xã Xuân Lộc thì ta không cần  đánh vào đó nữa mà tập trung lực lượng đánh địch vòng ngoài đến ứng cứu…”
      Thực hiện ý đinh đó 21h ngày 12 tháng 4, QĐ4 lệnh cho các lực lượng  bí mật lùi ra hình thành thế bao vây và triển khai đánh địch tiếp viện vòng ngoài.
      Sau mấy ngày chịu đựng những trận pháo kích nặng nề, các tiền đồn xung quanh Xuân Lộc bắt đầu đổ sập từng mảng rất nhanh chóng, vòng vây quanh Xuân Lộc thu hẹp dần. Lê Minh Đảo càng thấy cuộc chiến trở nên tuyệt vọng.

     “Trong những ngày Tướng Ðảo còn đang đương đầu với cơn bão lửa tàn khốc tại Xuân Lộc, thì chiều tối ngày 21.4.1975, Tổng Thống Thiệu lên Ðài Truyền Hình đọc bài diễn văn từ chức dài 90 phút cay đắng tố cáo Ðồng Minh Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Thiệu cũng xin Quốc Dân Ðồng Bào, Quân Ðội, các tổ chức Xã Hội-Chính Trị và các nhóm Tôn Giáo tha thứ cho những lỗi lầm mà hắn đã phạm phải trong thời gian nắm quyền. Rằng Thiệu không còn xứng đáng nữa, xin từ chức. Nhưng Thiệu không đào ngũ. Trên thực tế, có lẽ nên đưa danh tính Thiệu vào sách kỷ lục Guiness, là viên Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bỏ chạy ra nước ngoài sớm nhất. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, theo hiến pháp, đương nhiên lên nắm quyền Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa. Tổng Thống Trần Văn Hương phát biểu trong ngày nhậm chức: ‘’Số mệnh đã chọn Tôi’’. Ông kêu gọi Quân Ðội giữ vững vị trí cho đến khi “Toàn quân hy sinh hay Tổ Quốc bị mất”. Nhưng mọi sự đã quá muộn màng. Chiến Sĩ Sư Ðoàn 18 Bộ Binh trong những giây phút tang thương của đất nước đã nỗ lực tột độ giữa vòng vây trùng điệp của Cộng sản. Sức người có hạn, trong cơn bão lực tàn nhẫn của chiến tranh, đến sắt thép cũng phải chảy thành tro, huống hồ là thịt da của con người. Chuẩn tướng Lê Minh Ðảo, một trong những anh hùng cuối cùng của QLVNCH trở thành con tốt đen thí mạng của Thiệu.”

      Ngày 21 tháng 4 năm 1975 thị xã Xuân Lộc được giải phóng, mở màn cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

     (Những dòng chữ nghiêng trên đây được trích từ PV nước ngoài}
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #437 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 11:31:46 am »

    Thấm thoát đã 38 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất non sông về một mối. Giữa tháng tư lịch sử này trong lòng nao nao nhớ lại những ngày gian khổ đã qua.  Ngày này năm ấy đ/v chúng tôi đang tham chiến ở Long an – cửa ngõ phía Tây Nam Sài gòn, qua đài bán dẫn của CTV đại đội đã được nghe từng bước chân hành quân của nhiều đ/v QĐND – VN và thắng lớn trên nhiều hướng tiến về Sài gòn, rồi được nghe TT NVT đọc thông điệp từ chức dài cả tiếng đồng hồ được phát đi qua đài Sài gòn và tôi còn nhớ câu nói của TT “… Đồng bào bỏ tôi chứ tôi không bỏ đồng bào…” rồi oán trách Mỹ… một sức mạnh vô biên, một động lực phi thường trong mỗi chúng tôi chắc tay súng, vững một niềm tin sắt đá,  chẳng còn bao xa nữa những người lính ta lại gặp ta những người con trung dũng kiên cường sẽ  gặp lại và vang mãi khúc khải hoàn ca tại Sài gòn. Giờ phút chiến thắng, ngậm ngùi thương nhớ biết bao đồng đội của mình đã anh dũng hy sinh trong khoảnh khắc lịch sử này. Xin có một nén tâm nhang để tri ân các anh hùng liệt sỹ.
Logged

vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #438 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 01:27:16 pm »

    Thấm thoát đã 38 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất non sông về một mối. Giữa tháng tư lịch sử này trong lòng nao nao nhớ lại những ngày gian khổ đã qua.  Ngày này năm ấy đ/v chúng tôi đang tham chiến ở Long an – cửa ngõ phía Tây Nam Sài gòn, qua đài bán dẫn của CTV đại đội đã được nghe từng bước chân hành quân của nhiều đ/v QĐND – VN và thắng lớn trên nhiều hướng tiến về Sài gòn, rồi được nghe TT NVT đọc thông điệp từ chức dài cả tiếng đồng hồ được phát đi qua đài Sài gòn và tôi còn nhớ câu nói của TT “… Đồng bào bỏ tôi chứ tôi không bỏ đồng bào…” rồi oán trách Mỹ… một sức mạnh vô biên, một động lực phi thường trong mỗi chúng tôi chắc tay súng, vững một niềm tin sắt đá,  chẳng còn bao xa nữa những người lính ta lại gặp ta những người con trung dũng kiên cường sẽ  gặp lại và vang mãi khúc khải hoàn ca tại Sài gòn. Giờ phút chiến thắng, ngậm ngùi thương nhớ biết bao đồng đội của mình đã anh dũng hy sinh trong khoảnh khắc lịch sử này. Xin có một nén tâm nhang để tri ân các anh hùng liệt sỹ.

     Chào sudoan5.
     Cũng hay bạn nhỉ. Lớp trẻ bây giờ và cả một ít người đã có tuổi khi nghe chúng ta kể chuyện cũ họ cứ cho rằng chúng ta chỉ hoài niệm, luyến tiếc thời đã qua, sống bằng quá khứ và truyền thống...Giá như không có những quá khứ, những truyền thống như vậy thử hỏi chúng ta bây giờ sẽ ra sao? Đang sống, đã chết, làm ông nọ, bà kia Shocked hay thế nào bạn nhỉ??? Huh
     Hãy cất cao bài ca: "Cuộc đời vẫn đẹp sao" của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đi các bạn!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #439 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 02:34:09 pm »

   Bác Vanthang 341ht à ! Một điều mà tôi thấy rất vui khi thấy bây giờ đã có đông đảo một thế hệ trẻ thời @ 8x vẫn đam mê đọc những tiểu thuyết và xem những cuốn phim chiến tranh chống Pháp, Mỹ cứu nước của dân tộc ta để gìn giữ và phát huy truyền thống Dựng nước – Giữ nước của cha anh đi trước khi qua tiếp xúc với các cháu, như các cháu kể lại khi xem phim “mùi cỏ cháy”… nhiều bạn đã khóc, và mình cũng vậy cảm xúc dâng trào, tôi cảm nhận được thế hệ của chúng ta đã có lớp lớp người kế tiếp chứ không để “…đại bác bắn vào tương lai " nên chúng ta hãy tự hào hát vang mãi khúc “Cuộc đời vẫn đẹp sao” bác ạ !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM