Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 12:26:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 235532 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 08:38:18 pm »


  Thật sự mình ngưỡng mộ những bậc tiền bối như vậy, nói và làm đi đôi với nhau; Không một chút tư túi cá nhân, không sợ cường quyền ; luôn vượt qua khó khăn bằng trí thông minh sáng tạo; quan tâm tới đời thường của cấp lính - được sống và chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông là một vinh dự mà vanthang341 và đông đội có thể tự hào.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2012, 09:37:17 am »

       Tôi nghe Nguyễn Thanh Hồng trợ lý tuyên huấn sư đoàn kể lại: “Sau ngày miền Nam giải phóng sư đoàn trưởng Trần Văn Trân đến khám Chí Hòa nơi giam giữ ông ngày xưa. Ông lục lọi khắp văn phòng nơi lưu giữ hồ sơ tù nhân, phát hiện ra tập hồ sơ của mình trong đó có bức ảnh và số tù cuả “thượng sỹ đông y Nguyễn Văn Thương”. Ông ôm ghì tập hồ sơ vào ngực khóc tức tưởi. Tạp hồ sơ đó sau được cấp có thẩm quyền thu hồi, lưu giữ”.


       Vào một ngày của tháng 8 năm 1981 tôi và Nguyễn Phi Yến được phân công ra Hà Nội vào cơ quan Văn Phòng BQP sưu tầm tư liệu để viết sử “Sư đoàn Sông Lam”. Hai chúng tôi ở trạm 66 một thời gian khá dài. Một ngày chúng tôi nghe tin có đoàn sỹ quan cao cấp của QĐNDVN Việt Nam từ Cộng Hòa Dân Chủ Đức mới về đang ở trạm, trong đó có trung tướng Đoàn Khuê và đại tá Trần Văn Trân. chúng tôi tìm đến để moi tài liệu về sư đoàn 341 thời kỳ những năm sáu mươi. Rất may hai chúng tôi được các thủ trưởng tiếp đón thân tình. Trung tướng Đoàn Khuê kể cho tôi  nghe về lữ đoàn, rồi sư đoàn nhẹ 341 từ cái thời mà ông còn là sư đoàn trưởng. Nói đến thời kỳ thành lập sư doàn 341 năm 1972 thì trung tướng Đoàn Khuê nói vui với chúng tôi: “ Phần này thì tôi dành cho anh Trân”, rồi ông quay sang phía Trần Văn Trân: “ Nhưng cậu bốc vừa thôi vì năm 1972 thành lập sư đoàn 341-QK4 cậu còn bị địch nhốt trong nhà tù của chúng đấy nha”.
      Chúng tôi ngồi “khai thác” sư đoàn trưởng của mình những năm ông chỉ huy huấn luyện, xây dựng sư đoàn ở Quảng Bình, rồi chỉ huy sư đoàn đánh nhau ở Xuân Lộc và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi nói những chuyện chiến đấu của sư đoàn, tôi hỏi sư đoàn trưởng: “ Thủ trưởng có cảm nghĩ thế nào khi chỉ huy sư đoàn ta đánh ở Xuân Lộc và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh?” Ông nói: “ Nếu là cảm nghĩ trước khi tham gia chiến dịch lịch sử có một không hai này thì báo chí nói nhiều rồi. Riêng miềng thì thế này, miềng bị chúng bắt làm tù binh mấy năm không được đánh nhau tức lắm. Lính mà. Phải không anh? (Ông quay sang trung tướng Đoàn Khuê). Đến khi được tự do lại được chỉ huy sư đoàn đánh nhau và tham gia trận đánh này, chiến dịch này miềng sướng lắm, thỏa chí lắm! Miềng nói hơi văng hoa với các cậu tí chúuc hí. Chúng tôi và cả trung tướng Đoàn Khuê cùng cười.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2012, 09:55:51 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2012, 08:19:36 pm »


  Thật sự mình ngưỡng mộ những bậc tiền bối như vậy, nói và làm đi đôi với nhau; Không một chút tư túi cá nhân, không sợ cường quyền ; luôn vượt qua khó khăn bằng trí thông minh sáng tạo; quan tâm tới đời thường của cấp lính - được sống và chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông là một vinh dự mà vanthang341 và đông đội có thể tự hào.

   Đúng thế xuanxoan ạ. Chúng tôi tự hào vì những người chỉ huy của mình luôn là những người có đức độ, tài năng, trên dưới một lòng.
   Thực tế trong cuộc sống cán bộ cấp chỉ huy trung đoàn, sư đoàn không có điều kiện gần gủi anh em lính tráng ở đơn vị cơ sở được mấy. Trong chiến đấu lại càng không thể gần nhau. Do không mấy khi gần gủi nên khi có điều kiện tiếp xúc thì rất ái ngại, cứ cho là cấp trên quan cách khó gần, muốn đề đạt một nguyện vọng gì đó lại không thực hiện được. Ngược lại ở đơn vị cơ sở một số ít cán bộ trung, đại đội và có cả cán bộ tiểu đoàn cũng quan cách nên tự cán bộ chiến sỹ chúng ta cứ xa nhau dần. Thế nên trên dưới hiểu và gần gủi nhau là rất khó. Thực tế thì dù là lính binh nhì đến cấp tướng  "lòng trâu cũng như dạ bò" cả thôi.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 10:44:29 pm »

Chào bác vanthang341ht và anh em thành viên trên VMH

Thanh Sơn có việc đi phép về quê, nên chưa có thời gian viết bài tham gia cùng anh em. Chiều nay (26/7/2012) Thanh Sơn cùng một số anh em CCB Sư đoàn 341 tại Hương Sơn Hà Tĩnh đã đến dâng hoa, thắp nhang cho một số đồng đội của 341 đưa từ trong Nam ra và các liệt sỹ khác tại nghĩa trang Nầm.
Nghĩa trang Nầm (Hương Sơn Hà Tĩnh) có khoảng 1000 mộ liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và Biên giới Tây Nam của nhiều đơn vị, trong đó có nhiều liệt sỹ mới được đưa từ nước bạn Lào về trong những năm qua.
Thời gian năm 1971 - 1972 có một số đơn vị chiến đấu từ trong Nam ra, ở Lào về quê Thanh Sơn để an dưỡng và chữa bệnh, chữa vết thương tại trạm xá đơn vị, trong số thương bệnh binh đó có nhiều anh đã hy sinh và an táng tại quê của Thanh Sơn, thành ra nghĩa trang Nầm trở thành nghĩa trang lớn của cả nước. Tối nay Huyện uỷ, uỷ ban nhân dân và các ban ngành huyện Hương Sơn Hà Tĩnh tổ chức lễ cầu siêu anh linh các liệt sỹ tại nghĩa trang này. Buổi lễ rất hoành tráng và đầy xúc động. Thanh sơn có chụp một số hình ảnh, song không có dây truyền tín hiệu từ ĐT vào laptop nên chưa đưa lên mạng được, Thanh Sơn sẽ đưa lên sau.

Nhân dịp anh Văn Thắng mở toppic mới Thanh Sơn chúc tất cả anh em thành viên VMH mạnh khỏe và cùng anh em chúng tôi tham gia vào toppic này để thêm phần sinh động.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:41:34 am »

Chào bác vanthang341ht và anh em thành viên trên VMH

   Chiều nay (26/7/2012) Thanh Sơn cùng một số anh em CCB Sư đoàn 341 tại Hương Sơn Hà Tĩnh đã đến dâng hoa, thắp nhang cho một số đồng đội của 341 đưa từ trong Nam ra và các liệt sỹ khác tại nghĩa trang Nầm.
Nghĩa trang Nầm (Hương Sơn Hà Tĩnh) có khoảng 1000 mộ liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và Biên giới Tây Nam của nhiều đơn vị, trong đó có nhiều liệt sỹ mới được đưa từ nước bạn Lào về trong những năm qua.

   Nhân dịp anh Văn Thắng mở toppic mới Thanh Sơn chúc tất cả anh em thành viên VMH mạnh khỏe và cùng anh em chúng tôi tham gia vào toppic này để thêm phần sinh động.
 

   Chào Đậu Thanh Sơn . Sáng nay tại thị xã Hồng Lĩnh Đảng ủy chính quyền, nhân dân và các đồng chí thương binh-gia đình liệt sỹ cũng đến dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sỹ trên núi Hồng Lĩnh. Tôi đưa vài tấm ảnh để các đồng đội cùng chia sẻ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 08:33:18 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:52:06 am »

                                                Thương binh hạng 1/4 Trần Xuân Thủy.
      Ngồi đối diện với tôi chị Thái Thị Lương vừa kể chuyện vừa thỉnh thoảng  quay lại nhìn chồng đang ngồi bên cạnh.  Thủy (chồng chị) khi thì ngúc đầu ừ, hẹ đồng tình, có lúc phụ họa vài câu cùng vợ.
      Chị Lương kể: Hồi đó (1977) anh Thủy đi phép, chúng em yêu nhau, hai bên cha mẹ đi ăn hỏi. Anh Thủy trả phép rồi đi chiến đấu từ đó mãi đến cuối năm 1978 anh bị thương. Em chỉ biết anh bị thương chứ nặng nhẹ thế nào thì em không rõ. Em vẫn muốn đi thăm anh nhưng bác thấy đấy, chưa thành vợ, thành chồng em ái ngại nên không giám đi.
      Vào đầu năm 1979 anh Thủy về phép cưới em. Khi ấy gặp anh thấy cái đầu cạo trọc, nửa bên phải sau tai một cái sẹo to tướng thoi thóp như trên đỉnh đấu trẻ sơ sinh.
      Thế em có sợ và có suy nghĩ gì không?- Tôi hỏi.
      Có chứ Bác. Không phải thấy anh bị thương nặng mà thay lòng đổi dạ. Em chỉ nghĩ hình như số phận của chúng em là vậy. Em càng thấy thương anh nhiều hơn là yêu anh. Cha mẹ hai bên cũng rất ủng hộ. Cưới xong anh Thủy ở nhà với vợ được một tháng rồi lại đi “Đoàn 200” ở đội 405 Nghĩa Đàn Nghệ An. Mười tháng sau anh về lần nữa thì có đứa con trai đầu lòng. Giờ đã là bác sỹ có vợ, hai con đang làm việc tại bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh. Con gái thứ hai chồng nó cũng bộ đội. Cháu sắp sinh đứa thứ hai đó bác kìa. Vì vậy mà chúng em nhờ bác và bác Tám giúp cho chồng cháu về thị đội Hồng lĩnh để đỡ đần thêm vợ con nó, cũng là đỡ đần thêm cho chúng em chứ một mình em nuôi chồng, nuôi con giờ lại nuôi cháu nữa thì em sống sao nối bác. Đấy bác xem, các cháu lích nhích, tất cả đang đứng cạnh bác đó.
      Đỡ lời chị Lương tôi nói: “Tôi có trao đổi với chú Tám rồi (Trần Hậu Tám đại tá phó chỉ huy trưởng TMT-BCHQS Hà Tĩnh, trước đây cùng trung đoàn) chú nói cố gắng giúp cháu về được Hồng Lĩnh gần nhà để đỡ đần thêm cho ông bà, vợ con nhưng nó là nhân viên cơ yếu phải tranh thủ ý kiến cơ quan chuyên môn nên có chậm. Giờ thì đã có danh sách đề nghị rồi, chỉ chờ trình ký nữa là xong. Hôm nay chú Tám có điện cho bác, bác đến nhà báo cho gia đình và cháu biết đây. Thế thì mừng quá rồi bác ơi! Tình cảm đồng đội như các bác thật quý hóa quá.
      Em xin lỗi bác và nói trước mặt bố Thủy đây cuộc đời của em từ khi con gái tới giờ vất vả lắm. Hồi lấy bố Thủy đến nay có ba mặt con, sắp tới có năm đứa cháu đó. Cứ hết phục vụ chồng, nuôi con ăn học, giờ lại cháu… có giờ nào được nghỉ ngơi đâu bác. May mà nhờ phúc ấm Tổ Tiên bây giờ có đỡ hơn chút ít.
      Bác biết không, trước đây bố Thủy cứ một tuần lên cơn thần kinh hai, ba lần, Khi lên cơn nhìn anh Thủy em vừa sợ lại vừa thương, bởi vậy mà em có giám môi hở răng lạnh gì khi anh nặng lời với vợ và các con đâu. Có lúc chịu đựng quá mức, đêm nằm em chỉ khóc một mình không cho anh Thủy biết vì nếu anh biết, xúc động quá anh cũng lên cơn. Khổ thế đấy bác ạ. May sao từ năm 2008, sau khi lấy được hài cốt bác ruột bố Thủy hy sinh ở Phú Yên về nghĩa trang địa phương tới giờ số lần lên cơn của bố Thủy ít dần đi. Chắc cũng có cả vợi bớt nổi lo gia đình nữa.
     Tôi quay lại hỏi Thủy: “Chú có lo lắng lắm đến việc không lấy được hài cốt của anh chú không?”
     Có bác ạ. Thủy nói- Từ lâu em vẫn ước ao làm sao lấy được hài cốt của anh ruột em. Em thì đã đành, còn phải thực hiện sự mong ước của ông bà già nữa chứ, bác. Căn cứ vào giấy báo tử thì biết anh hy sinh ở Phú Yên, giấy báo tử không ghi  mai táng chổ nào cả. Cũng nhờ sự giúp đỡ của đồng đội một thời chiến đấu với nhau mới tìm được.
      Chú có biết khi mình bị thương thế nào không?-tôi hỏi Thủy.
      Em chỉ biết lúc đó em làm trung đội trưởng thông tin tiểu đoàn 7, đánh trận Năm Căn-Hòa Hôi. Địch vào cả khu vực tiểu đoàn bộ bị chúng em đánh bật ra. Đuổi chúng được một đoạn thì thấy cái chân đế ĐKZ của nó quẳng chỏng chơ dưới bờ ruộng. Em phán đoán chân đế ở đó thì nòng súng chắc chúng đang quẳng đâu đây. Ba thằng đang đi hàng ngang tìm kiếm thì một tiếng nổ đinh tai. Thằng Long, thằng Hiếu đều bị thương nặng. Còn em máu chảy khắp người, máu ướt từ đầu tới chân, rồi lịm đi không biết gì nữa cho đến khi về phẩu trung đoàn. Đây bác xem.
     Thủy ghé đầu cho tôi xem. Một vết thương nát hộp sọ phía trên tai phải, to bằng bốn ngón tay, đã được bọc một lớp da đầu. Tì tay vào đó mềm như sờ vào lớp da ổ bụng. Nghe Thủy nói trong não còn nhiều mảnh nhỏ như những vỏ hạt lúa không thể lấy ra được nữa.
      Tôi nói với Thủy trận đó hàng trăm cán bộ chiến sỹ trung đoàn 266 hy sinh và bị thương. Đồng đội khiêng cáng anh em mình cả thương binh, tử sỹ xếp thành từng hàng dài vừa khiêng vừa khóc. Thương tâm lắm nhưng cũng căm thù bọn Pôt đến cực độ. Từ đó chúng ta tổ chức lực lượng tấn công sang KPC giải phóng PnomPenh vào ngày 7 tháng 1 năm 1979 đấy chú ạ.
      Tôi hỏi vui câu này chú đừng dận tôi nhé: “ Những năm 1980-1990 tại đoàn 200 chú có tham gia cùng mấy anh em thương binh buôn lạc vỏ trên tàu Thống Nhất không đấy”. Đâu có bác, hồi đó vết thương em hãy còn đau, vả lại em vẫn rèn luyện bản lĩnh người lính và tiêu chuẩn Đảng viên chứ!
      Chị Lương từ nãy ngồi nghe anh em chúng tôi nói chuyện giờ mới lên tiếng: “Thương quá cho những gia đình có người thân hy sinh ở đó bác nhỉ. Nhà em to phúc quá bác ơi!”
 

      
Trần Xuân Thủy thương binh hạng 1/4 và vợ Thái Thị Lương
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:33:39 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanlieu42
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 09:43:23 am »

Tôi đã theo dõi suốt chặng đường của các chú nhưng vì tuổi "thất thập cổ lai hy" nên k dám xông trận. Khi xem đến bài chú Thắng nói về thủ trưởng Trân tôi thấy lòng mình như có điều gì mách bảo với đồng đội là phải góp thêm những mẩu chuyện về thủ trưởng của mình :Nhắc đến Tướng Trân trước hết ta nói về một vị chỉ huy tài ba-Một người cha của lính-Một ngươi anh cả trong đơn vị và cao cả hơn là Một Nhân Cách trong lực lượng vũ trang-Một học trò xuất sắc của Đại tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp. Chính ông đã tạo nên Sư đoàn 2 lần Anh Hùng LLVTND. Những mẩu chuyện của các bạn kể về ông như chính những việc ông làm trong những giờ phút đời thường mà tôi gặp - Tôi có vinh dự hơn mọi người là từ ngày chuyển về sư đoàn là ở miết cho đến ngày chuyển ngành ra dân chính, mà lại ở ngay cơ quan BTL. Là người phục vụ trực tiếp BTL theo chế độ hiện hành và tham gia đón các đoàn khách TW,BQP,đến các Tỉnh,TP lớn. Những lúc rãnh rỗi thủ trưởng cho cần vụ xuống bảo tôi lên cùng đi chơi với xếp mà thực ra ổng đi kiểm tra các trung đoàn. Có lần ông cùng tôi về nhà ở Làng Đại Học (Thủ Đức),dọc đường ông bảo lái xe dừng ở chợ nhỏ mua một quày thịt chó. Về nhà ông cỡi áo ra tự thái thịt ướp gia vị rồi nướng. Cả nhà cùng ăn và cũng là lần đầu tiên tôi được ăn thịt chó nướng có ướp vừng và các gia vị khác. Khi rời sư đoàn lên Quân đoàn ông bả tôi lấy cho ông 30 kg gà, bảo nhà bếp nấu cho ông một nồi cháo, lấy cho ông 30 cây thuốc-ông mời hết lính ăn cháo gà rồi phát cho mỗi người hai gói thuốc. Tư đó đến lúc ô về học viện Đà lạt tôi có lên thăm ông được một lần...
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 10:53:04 am »

Tôi đã theo dõi suốt chặng đường của các chú nhưng vì tuổi "thất thập cổ lai hy" nên k dám xông trận. Khi xem đến bài chú Thắng nói về thủ trưởng Trân tôi thấy lòng mình như có điều gì mách bảo với đồng đội là phải góp thêm những mẩu chuyện về thủ trưởng của mình :Nhắc đến Tướng Trân trước hết ta nói về một vị chỉ huy tài ba-Một người cha của lính-Một ngươi anh cả trong đơn vị và cao cả hơn là Một Nhân Cách trong lực lượng vũ trang-Một học trò xuất sắc của Đại tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp. Chính ông đã tạo nên Sư đoàn 2 lần Anh Hùng LLVTND. Những mẩu chuyện của các bạn kể về ông như chính những việc ông làm trong những giờ phút đời thường mà tôi gặp - Tôi có vinh dự hơn mọi người là từ ngày chuyển về sư đoàn là ở miết cho đến ngày chuyển ngành ra dân chính, mà lại ở ngay cơ quan BTL. Là người phục vụ trực tiếp BTL theo chế độ hiện hành và tham gia đón các đoàn khách TW,BQP,đến các Tỉnh,TP lớn. Những lúc rãnh rỗi thủ trưởng cho cần vụ xuống bảo tôi lên cùng đi chơi với xếp mà thực ra ổng đi kiểm tra các trung đoàn. Có lần ông cùng tôi về nhà ở Làng Đại Học (Thủ Đức),dọc đường ông bảo lái xe dừng ở chợ nhỏ mua một quày thịt chó. Về nhà ông cỡi áo ra tự thái thịt ướp gia vị rồi nướng. Cả nhà cùng ăn và cũng là lần đầu tiên tôi được ăn thịt chó nướng có ướp vừng và các gia vị khác. Khi rời sư đoàn lên Quân đoàn ông bả tôi lấy cho ông 30 kg gà, bảo nhà bếp nấu cho ông một nồi cháo, lấy cho ông 30 cây thuốc-ông mời hết lính ăn cháo gà rồi phát cho mỗi người hai gói thuốc. Tư đó đến lúc ô về học viện Đà lạt tôi có lên thăm ông được một lần...

    Cảm ơn anh Liễu đã có bài viết phụ họa với vanthang về thiếu tướng Trần Văn Trân.
    Đúng như anh nói thiếu tướng Trần Văn Trân không chỉ là người chỉ huy tài ba, ông còn được anh em cán bộ chiến sỹ trong sư đoàn coi ông như người anh cả của sư đoàn bởi ở ông còn có cái gì đó rất gần gủi người lính. Đó là tình người, tình đồng chí, đồng đội.
    Và anh Liễu ơi, ông Trân từ trần năm nào, thi hài ông mai táng ở đâu anh nhỉ? Chị Hà vợ ông chắc còn khỏe?
    Xin có lời chúc sức khỏe anh Liễu và các cháu anh nhé!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 08:04:02 pm »

                                      
Đại tá chính ủy sư đoàn 341 lấy vợ.
     Ông là đại tá Trần Nguyên Độ về làm chính ủy sư đoàn 341 tháng 1/1974 đến tháng 7/1977, cùng thời với đại tá sư đoàn trưởng Trần Văn Trân.
     Nghe nói trước khi về sư đoàn 341 ông đã từng là phó trưởng đoàn quân sự bốn bên của QĐNDVN trong việc thực thi “Hiệp định Pa Ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” vào tháng giêng năm 1973. Khi đoàn quân sự của chính phủ VNDCCH đáp máy bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì đồng chí Trần Nguyên Độ bị đau dạ dày cấp phải mổ ngay trên máy bay tại sân bay. Sau mổ, máy bay lại đưa đồng chí trở về Hà Nội vào viện 108. Sau một thời gian ngắn điều trị, đại tá Trần Nguyên Độ trở lại thực thi nhiệm vụ của mình. Kết thúc nhiệm vụ đồng chí trở về làm chính ủy sư đoàn 341.
     Thế là sư đoàn có một đại tá chính ủy tuổi khoảng ngũ tuần nhưng còn độc thân.
     Tại sao ở cái tuổi đó nhưng chưa có vợ? Ai mà biết được. Các vị chỉ huy sư đoàn thời đó, lại là đại tá… cao như ông trời, ai dám lại gần tỷ tê trò chuyện để biết tại sao ông lại chưa vợ cơ chứ. Nhưng rồi người ta cũng biết cả. Lính mà, thiếu gì cách để lính ta moi tin…
     Lại nghe nói trước đó ông đã từng học taị Liên Xô. Trước khi đi học ông có yêu một cô văn công QK2 tên Mùi. Sau khi đi học về với học vị phó tiến sỹ triết học nhưng cuộc tình với cô Mùi bị tan vỡ. Vì sao bị tan vỡ thì không thằng lính nào moi ra được. Hiểu được phần nào chuyện thâm cung bí sử của đại tá Trần Nguyên Độ thì chỉ mấy ông trong Bộ Tư lệnh sư đoàn. Thế mới có chuyện đại tá sư trưởng và các đồng chí trong BTL sư đoàn tìm-giới thiệu-hỏi-cưới vợ cho chính ủy sư đoàn khi tuổi đã “Tiên tri mệnh”.
     Ấy là vào thời điểm miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, sư đoàn được giao nhiệm vụ làm quân quản tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian làm quân quản gia đình đồng chí sư đoàn trưởng có cơ hội đoàn tụ sau nghìn ngày vợ con tưởng ông đã chết. Vợ đại tá sư đoàn trưởng Trần Văn Trân-chị Hà-phó tiến sỹ hóa học được chuyển vào làm công tác giảng dạy tại thành phố HCM. Chị Hà lai quen biết Lê thị Kim Yến lúc đó đã tốt nghiệp cao học-môn hóa- giảng dạy cùng trường. Yến đã ngoài 30 tuổi chưa chồng.
    Con gaí đến tuổi đó chưa chồng chắc phải có nhiều lý do để con trai (đàn ông) dò xét. Thời điểm này học vị đó không phải nhiều. Con trai nào dám yêu một con gái có học vị cao khi mình còn kém xa về bằng cấp. Con trai có đến học vị đó chắc gì lại yêu con gái ngoài ba mươi tuổi chưa chồng? Chẳng nhẽ họ không đặt câu hỏi vì sao con gái ở tuổi đó lại chưa có chồng…?
     Như sự sắp xếp của số phận, anh Trân chị Hà trở thành “ông tơ, bà nguyệt” xe duyên cho ông Độ cô Yến thành vợ thành chồng.
     Ban đầu Yến chỉ đến nhà anh chị Trân-Hà chơi, sau quen dần. Chủ nhà mai mối, đôi uyên ương nẩy nở những “mối tình đầu” tuy có chút muộn màng. Thêm vào đó là sự vun vén của các đồng chí trong BTL sư đoàn. Mỗi lần đến chơi tại sư đoàn Yến càng trở nên quen thân như người nhà với cơ quan sư đoàn bộ. Anh em trưởng phó phòng, các đồng chí trợ lý coi Yến như người nhà của chính ủy Trần Nguyên Độ. “Duyên càng đượm, lửa càng nồng”. Và, vào một ngày đầu năm 1976 đám cưới của chính ủy Trần Nguyên Độ và Lê thị Kim Yến được tổ chức tại cơ quan sư đoàn bộ. Cô dâu Yến trong bộ quần áo dài trắng tinh bên cạnh anh Độ bộ Comle màu xám toát lên vẻ trẻ trung một thời ngang tuổi “quá bốn mươi một chút”.  
     Vậy là hạnh phúc-niềm vui không chỉ nhân đôi. Hạnh phúc non sông, hạnh phúc nhà. Hạnh phúc lứa đôi của trai tài gái sắc đã đành, còn có cả hạnh phúc của đôi trai tài, gái tài. Hạnh phúc của “ba mươi năm dân chủ cộng hòa, kháng chiến đã thành công” hạnh phúc có được từ sự cố gắng của nhiều phía. Còn niềm vui ư? Khỏi phải nói. Không chỉ cặp uyên ương quá lứa, lỡ thì vui mà cả sư đoàn vui, nhất là sư đoàn bộ. Thế mới thỏa niềm ao ước bấy lâu của những người đã không phí công vun đắp cho một hạnh phúc muộn màng.
     Cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng thòi ra. Mặc dù trước đó các đồng chí trong BTL đã biết, rằng đại tá chính ủy không yếu về năng lực, ý chí mà có một điểm yếu lâu nay không giám thổ lộ với đồng đội, bây giờ không báo cáo cũng bị lật tẩy, đó là người đàn ông yếu. Được các đồng chí trong BTL sư đoàn hết lòng giúp đỡ, cán bộ chiến sỹ cơ quan sư đoàn bộ cũng nhiệt tình chăm lo cho hạnh phúc của thủ trưởng sư đoàn. Anh em đồng đội bày mưu, tính kế… Một cuộc săn tìm cây thuốc, con thuốc đến tận vùng kinh tế mới Dầu Giây đưa về hàng trăm con Tăc Kè to, nhỏ khác nhau. Quân y sỹ sư đoàn bộ Nguyễn Văn Hữu ra công sao tẩm, pha chế giúp thủ trưởng tăng cường sinh lực. Cặp đôi song tài cũng nổ lực cố gắng để không phụ lòng tốt của anh em, đồng chí, đồng đội. Cuối cùng đã mang lại kết quả không có gì hơn thế. Một cháu trai ra đời vào giữa năm 1977 “Mẹ tròn, con vuông”. Vậy là không chỉ vợ chồng ông Độ chị Yến vui, gia đình nội ngoại của hai bên vui mà cả sư đoàn cùng vui.
     Tôi chỉ kể câu chuyện này đến đây. Thay cho lời kết của đoạn viết này vanthang xin để các đồng đội, bạn đọc trên trang VMH tự nhận xét tình đồng đội của sư đoàn tôi.
      Một điều tôi muốn tham khảo ý kiến các đồng đội và bạn đọc rằng phải chăng khi cặp vợ chồng đã ở phía bên kia của tuổi sinh sản thì  khó sinh con? Con của bố hoặc mẹ đã có tuổi, thọ hơn những người khác? Con của những cặp vợ chồng sinh muộn trí tuệ không phát triển bằng người khác cùng lứa? v.v…và v.v…

                                            

  
Trần Nguyên Độ hính ủy sư đoàn 341 (1974-1977)
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2012, 04:54:23 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2012, 01:29:42 pm »

      Hồi dó tôi thấy ở đại tá chính ủy Trần Nguyên Độ có sự khác biệt với những người lãnh đạo, chỉ huy cùng cấp thứ nhất đó là sự mẫn cảm, nhạy bén về chính trị.
      Khi Sài Gòn vừa giải phóng, sư đoàn được giao làm nhiệm vụ quân quản, cán bộ, chiến sỹ vừa qua chiến đấu gian khổ, chịu đựng thiếu thốn đủ điều nay lại về sống giữa thành phố hoa lệ đầy những cám giỗ về vật chất, tinh thần. Đội ngũ cán bộ các cấp đứng trước những thử thách cam go, vừa chiến đấu với sự chống phá của kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc, vừa xây dựng một chính quyền mới trên sự đổ nát của chính quyền Sài Gòn cũ. Chính quyền mới đó phải thật sự hơn hẵn chính quyền cũ về mọi mặt trong lúc đội ngũ cán bộ chiến sỹ chưa đủ hành trang, bản lĩnh để làm thật tốt việc đó.
      Vì vậy Đảng Ủy-BTL sư đoàn nghĩ ngay ra một kế hoạch là phải khẩn trương đào tạo cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong sư đoàn những nhận thức, quan điểm chính trị đủ mạnh để chiến thắng trước hết là bản thân mình sau đó là hoàn thành nhiệm vụ nặng nề của đơn vị. Một đợt tập huấn chính trị do ông khởi xướng và tổ chức cho cán bộ quân sự, chính trị trong sư đoàn được tiến hành. Đợt tập huấn kéo dài 45 ngày, nội dung học tập bao gồm: triết học, kinh tế-chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, công tác xây dựng chính quyền cách mạng trong nhiệm vụ quân quản. Phần lớn các nội dung trên do ông tự soạn, giới thiệu và hướng dẫn cách nghiên cứu thảo luận, học tập. Hầu hết cán bộ đại đội tiểu đoàn qua học tập nghiên cứu đã được củng cố về nhận thức lý luận chính trị, có bản lĩnh hơn trong đánh giá so sánh bản chất của hai chế độ xã hội mà mình đã chứng kiến một đã sụp đổ và một đang được xây dựng mới. Do đó trong quyển “Sư đoàn Sông Lam” khi nói về sư đoàn làm nhiệm vụ quân quản tại thành phố Hồ Chí Minh có tựa đề: “ Vào thành vững như thành” quả không sai.
      Khi đại tá Trần Nguyên Độ lên cương vị chính ủy QĐ4 vẫn bản lĩnh chính trị vốn có ấy trên cương vị mới, ông đã cùng Đảng Ủy-BTL QĐ với lực lượng quân sự trong tay đã góp phần tạo ra cục diện mới trên chiến trường Tây Nam, tạo đà cho cách mạng KPC phát triển mau lẹ, lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pot-Iêng Xa Ri vào ngày 7 tháng giêng năm 1979. Và tại thủ đô PnomPenh Đảng Ủy BTL QĐ4 lại trở thành lưc lượng bảo vệ, nơi tư vấn trực tiếp cho công cuộc xây dựng Đảng và chính quyền cách mạng KPC vừa mới thành lập.
      Đặc điểm nổi bật thứ hai đó là cách sống giản dị, tác phong làm việc chửng chạc, nghiêm túc.
      Ông thường có thói quen hút thuốc lào, ngồi làm việc, lên lớp chính trị hay nói chuyện vui với cán bộ chiến sỹ lúc nào cũng có điếu thuốc lào bên cạnh. Mỗi lần rít một điếu thuốc lào ngửa cổ lên, há miệng là tuôn ra một cụm khói trắng đục mờ. Khói từ trong bành miệng rộng ùa ra làm cho hàm răng trong tư thế dàn đội hình thể dục Grin luôn bám một lớp men răng đặc trưng vàng khè như củi khô gác bếp lâu ngày. Đã thành thói quen nên đi đâu lái xe và công vụ không thể không mang theo cho ông cái điếu cày. Mà đã hút thuốc lào thì còn phải bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh khác kèm theo ngoài điếu, thuốc còn phải đóm, bật lửa hoặc diêm, que xoi điếu và cái bô để thủ trưởng thổi tàn thuốc khi ông ngồi trong phòng họp nữa chứ. Bởi thế nên cấp dưới hay chiến sỹ nào muốn làm quen thủ trưởng cũng không đến nổi khó khăn lắm.
      Còn công việc, nhiệm vụ ông đã triển khai thì rất rõ ràng, phương pháp cụ thể vì vậy cán bộ đồng cấp, cấp dưới không chỉ mến mà còn nể phục ông.

      Tôi đã đọc đâu đó trên trang mạng này, và ngày nay trong các đơn vị quân đội ta, ngay cả ở sư đoàn 341 hiện giờ những mẫu người chỉ huy, những mẫu cán bộ như ngày xưa trong chiến đấu không còn nữa hoặc rất hiếm có.
      Phải chăng cơ chế thị trường mọi thứ đều đã trở thành hàng hóa hết cả rồi.(?) Huh Huh Huh
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM