Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:45:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275928 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 03:44:16 pm »

Trích dẫn
ngoài được ăn thịt gà mấy lão còn được memai K lúc đó mời "thằng em nhỏ" đi ăn cỗ. Chuyện động trời như vậy mà mấy lão lính già ấy kín như bưng cho đến tận bây giờ.

Không kín mới là chuyện lạ!  Grin
Nếu nhà bác cứ oang oang cái vụ "thằng em nhỏ" ăn cỗ memai thì Gấu nó có để yên không? Hay là nó lại bắt ôm mùng mền, gối nệm ra hè nhà ngủ với muỗi!  Cheesy
Mà cái vụ này thì lão thầy cãi khoái chí lắm đây!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #81 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 07:08:03 pm »

Trích dẫn
ngoài được ăn thịt gà mấy lão còn được memai K lúc đó mời "thằng em nhỏ" đi ăn cỗ. Chuyện động trời như vậy mà mấy lão lính già ấy kín như bưng cho đến tận bây giờ.

Không kín mới là chuyện lạ!  Grin
Nếu nhà bác cứ oang oang cái vụ "thằng em nhỏ" ăn cỗ memai thì Gấu nó có để yên không? Hay là nó lại bắt ôm mùng mền, gối nệm ra hè nhà ngủ với muỗi!  Cheesy
Mà cái vụ này thì lão thầy cãi khoái chí lắm đây!


hehe khoái cái giề , bọn em bị mấy lão lính già cưỡng chế học môn giáo dục giới tính chứ sướng ít gì . Từ lúc ở quân trường thằng nào cũng có cuốn sổ tay chép giáo trình với các bài CGT , CK , seven day..sang chiến trường thì các lão kia huấn luyện thực tế .
Mà cái loại cỗ mế mai này nó cũng lạ lắm , giống như mắm bồ hóc vậy , lúc đầu thấy rất sợ  , không dám ăn nhưng sau này càng ăn lại càng ghiền .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 09:48:27 pm »

Đây là một topic cũng thú vị . Nơi kể chuyện của những người mới vào bộ đội . ( chưa đi chiến đấu ) .
Tôi đã có chuyện viết dưới đây về giai đoạn này nghĩ đưa lại lên cũng tâm sự với anh em mình , chia xẻ tâm tình những ngày đầu nhập ngũ .
 

Chuyện Tân binh bốn mươi năm mới kể lại

  Nguyễn trọng Luân


Chuyện đã 40 năm nhưng tôi tin ai đã là lính C2D76 F304B quân khu Việt Bắc đều nhớ , mà nhớ nhất là Ngô Thịnh , Bùi Tiến  , Triệu Bình vì mấy  tên này cùng B với hai nhân vật  trong chuyện này .

  Chuyện về lính

Người thứ nhất : Kinh “ Còi “

Kinh là người dân tộc tầy Lạng sơn . Tiểu đội trưởng khung ở B1 . Hắn có cái còi phải nói là kêu . Tiếng còi của Kinh vang hơn còi trọng tài bóng đá bây giờ , nó kéo dài  nó vừa thống thiết vừa thúc dục vừa răn đe , lại vừa kêu gọi . Những ngày đầu vào lính , Ngô Thịnh và anh Đỗ Kim Long giáo viên khoa điện choáng váng vì tiếng còi này . 5 giờ sáng còi : thức dậy . 5 rưỡi còi : ăn cơm sáng ( ăn ngô xay ). 6 rưỡi còi : ra thao trường . 11 giờ trưa còi : đi đều về . 1 giờ còi : báo thức . 1 rưỡi còi : lại thao trường ...v.v ấy là chưa kể còi báo động tiểu đội , còi báo động trung đội , còi báo động đại đội , còi đi văn nghệ , còi sinh hoạt hàng tối , còi nghỉ đêm ... Thôi thì một ngày đêm kinh thổi còi số lần còn hơn trọng tài Vi lít . Bọn lính sinh viên mãi rồi cũng quen , bảo nhau thôi thì sống chung với  “Còi ”
Lính không sợ Kinh mà sợ còi . Vì nghe còi là mất ngủ , mất chơi thậm chí đang ăn thì mất ăn . Kinh rất nguyên tắc khi huấn luyện tân binh mới . Kinh bảo “ Tó là tôi rất thưng yiu các tồng chí ”. Ra thao trường Kinh gióng xé tai một hồi còi rồi dõng dạc :
“ Các toòng chí lên hểu lò thao trờng tổ mồ hoi coòng hon chín trờng tổ máo ”  ( Các đồng chí nên hiểu là thao trường đổ mồ hôi còn hơn chiến truờng đổ máu )
Đúng quá . Kinh nói đúng . Hắn rèn quân khiếp lên được . Sáng sáng hành quân ra thao trường mỗi người mang trong ba lô mười viên gạch . Một lần , Thịnh tồ mang không đủ số gạch trong ba lô  Kinh phát hiện ra  “mẹc” cho . Thịnh cãi lại  -  Sao tiểu trưởng không mang viên nào ? Kinh rút còi thổi đánh choe một phát , cả tiểu đội ngay đơ không ai cãi câu nào chỉ còn hưng hức tiếng cười tắc trong cổ họng đang xếp hàng dọc .
Tối ấy Kinh còi gặp Thịnh tồ : Tồng chí hút thuúc . Thịnh xoè tay đón điếu tam đảo của cấp trên mà cảm động ra trò . Đi ăn cơm , Kinh chỉ cho tiểu đội xếp hàng ở bờ ao . Cái bờ ao ở trước nhà đóng quân của Kinh chỉ to hơn cái bờ ruộng quê tôi một tý . Kinh bảo : Các toòng chí xếp hàng mà lo mơ là xướng ao lớ ! Rồi Kinh thổi đánh  “ choe “  , khiến cá rô phi đang ăn nổi mặt ao giật mình lặn rào rào . Tiểu đội hàng dọc của  Kinh tăm tắp đi đều ra tận bếp . Mấy cô gái làng bịt miệng cười nhìn Kinh nhưng vẫn đầy sự thán phục . Còn Kinh thì lơ đi như không hề biết .
Hồi ấy bọn Ngô Thịnh và Triệu Bình khoa điện hay có bạn gái ở mấy trường sư phạm và Y khoa xuống thăm . Hai thằng này Sợ Kinh lắm . Chỉ sợ đang tâm sự ngoài bờ mương Kinh phát hiện ra gióng cho một hồi còi thì có mà chạy bỏ cả dép . Ấy vậy dù Kinh biết có trai gái ngồi tâm sự ở bờ ao nhưg chưa bao giờ Kinh nổi còi . Hắn nhân văn thật !
 Nhưng không phải còi đều làm oai cho Kinh cả đâu . Một hôm đội sản xuất họp buổi tối ở sân nhà Ngô Thịnh . Trên thì đội trưởng chúi mũi vào ngọn đèn tù mù mà nhắc nhở phân gio giống má . Cuối sân mấy thôn nữ rúc rích với bọn thằng Ngô Thịnh . Kinh đi qua , tức quá . Không nhẽ lại lôi chiến sĩ của mình ra khỏi cơn giao lưu kết nghĩa ấy . Bèn rút còi thổi thật mạnh , tiếng còi  như chưa bao giờ to đến thế . Choét choét , choét . Ông già bà lão đổ nghiêng trên sân , rồi sau đó là tiếng la ó của bà con . Sáng hôm sau Kinh bị lãnh đạo phê bình vì thổi còi vào tai cuộc họp đội sản xuất . Ngô Thịnh và Triệu Bình bấm nhau cười rúc rích trong khi Kinh bần thần đứng bên bờ ao .
 Ngày chúng tôi đi chiến đấu Kinh còi đi học tiếp lên Bê phó . Đi trên Trường sơn bọn B1 khen , hồi huấn luyện không có Kinh còi nó rèn bọn mình thì bây giờ có theo kịp anh em cũng khướt .

người thứ hai : Giang  “xẻng”

Giang học khoá 4 khoa chế tạo máy  Đại học Cơ điện . Vào C2D76 Hắn ở B2 cùng thằng Cảnh khoa điện , thằng Định k5B khoa máy . Tiếng là cùng trường nhưng Giang cứ lầm lì đi thao trường một mình ở cuối hàng còn hai thằng Cảnh và Định vác hai khẩu CKC vênh vang đi trước .
Phải nói là Giang là con người chỉn chu kỉ luật của đơn vị , cũng như nếp sống văn hoá quân đội . Thật là môt tấm gương cho trung đội noi theo . Mỗi ngày đi thao trường Giang đeo cái xẻng qua vai nằm chéo ra đằng sau lưng . Lúc nào cũng thấy Giang nghiêm chỉnh đi đúng  hàng và đặc biệt bọn Cơ điện không bao giờ thấy Giang ngồi quán nước chợ Hanh . Giang có răng khểnh hay cười nhưng kiệm lời . Bọn mình thấy hắn nghiêm chỉnh nên nhiều khi cũng ngại . Tuy thế chẳng bao giờ Giang phê bình ai . Cứ cặm cụi , cứ cung cúc tập luyện và hầu như Giang không mắc một khuyết điểm nào suốt 3 tháng rưỡi huấn luyện .   Một hôm sinh hoạt đại đội , chủ đề  : lí tưởng của người chiến sĩ thể hiện cụ thể trong đời sống tân binh . Thôi thì nhiều ý kiến lắm . Đại đội toàn người có học , không là sinh viên thì cũng là cán bộ công nhân nhà máy nên phát biểu không mấy khó khăn . Nào là : tôi gác tình riêng để lên đường đi chống Mỹ . Nào là dù vợ dại con thơ tôi cũng không hề nao núng .  Nào  : biết là bố tôi ốm nặng tôi vẫn hướng về phía chiến trường . Có chú  trẻ măng ở quê nhập ngũ thì thật thà nói : bộ đội khổ thì khổ thật nhưng còn sướng hơn ở nhà , đi bộ đội ăn no hơn nên tôi thấy bình thường ...Mọi người nói vãn rồi thì thấy Giang giơ tay xin ý kiến
Giang bước lên , nhìn bình thản hơn 100 anh em trật tự phía dưới rồi nói thật ngắn gọn :
- Tôi vào bộ đội đã 3 tuần nay , tôi vẫn không có súng . Tôi chỉ được phát một cái xẻng . Tôi biết Đảng giao vũ khí gì tôi dùng vũ khí đó mà đánh giặc , gắn bó yêu thương nó coi nó như vợ mình , cho dù tôi chưa có vợ . Cái xẻng tôi mang từ sáng đến chiều trên lưng và ngay cả ban đêm khi báo động nó vẫn trên lưng tôi . Đã 3 tuần nay tôi chỉ tháo ra khi đi ngủ , còn ngày chủ nhật tôi vẫn ... cầm ở tay .
Cả đại đội cười rinh rích . Cười hinh hích rồi cười toé lên . Bê trưởng B2 thì đỏ mặt . C phó quay sang hỏi   :
-    Sao thiếu súng mà không báo lên C bộ .
Ngay lúc ấy Chính trị viên bước lên . Ông  làm động tác cho hơn trăm con người yên lặng . Vị trung uý nói trong xúc động :
- Thưa các đồng chí . Đây là tấm gương sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng . Quân đội phải cám ơn mái trường XHCN đã rèn luyện giáo dục các đồng chí tốt như thế . Tôi mong từ nay về sau đồng chí Giang phát huy không xa rời lí tưởng và không xa rời cái xẻng coi cái xẻng là vũ khí chiến đấu để làm gương cho toàn đơn vị .
Đại đội vỗ tay rào rào . Giang nghiêng bên này cũng thấy rào rào , nghiêng đằng trước , đằng sau cũng thấy rào rào . Hoan hô , hoan hô .
 Ngày hôm sau Giang được phát súng CKC nhưng cái xẻng thì nó không thể xa rời lưng Giang được nữa . Chót phát biểu trước thiên hạ rồi , lại được thủ trưởng khen rồi , thôi gắng mà đeo . Cái xẻng nó mặc định vào Giang mất rồi . Bây giờ cả đại đội hễ ai gặp Giang cũng chú ý nhòm sau lưng xem  có còn cái xẻng không . Suốt cho tới ngày đi chiến đấu Giang vẫn đeo cái xẻng sau lưng một ngày dễ đến 14 tiếng  và Giang đương nhiên được gọi là Giang xẻng . Vào chiến trường Tây Nguyên Giang cũng vẫn là Giang xẻng .
Bây giờ Giang ở đâu , nếu đọc được chuyện này gọi điện cho mình nhé : Số máy của mình : 0976582742 . Cứ gọi rồi khắc nhận ra tên nhau
   Ấy là chuyện về lính , chứ còn chuyện về chỉ huy thì cũng nhiều không kém . Tất nhiên chuyện về chỉ huy cũng dễ hay và dễ nhớ như chuyện lính tráng mà thôi .
 Người lính tân binh ngày đầu vào bộ đội gặp thủ trưởng nào thì thủ trưởng ấy sẽ trở thành người thầy đầu tiên .
    Chuyện về hai người “ thầy lính “ đầu tiên ấy xa lắc lơ rồi mà vẫn nhớ . Buồn thì ít mà vui thì nhiều , vì có 4 tháng chưa kịp buồn thì đã đi chiến trường . Suốt đường hành quân cứ nguyên chuyện đại trưởng và chính trị viên cũng đủ vui , đỡ nhọc .

Kể về Đại đội trưởng .

      Hồi ấy , gọi theo mấy  “đồng chí chị nuôi ” là Đại trưởng . Đại trưởng ơi , em xin về . Đại trưởng ơi y tá bảo lên uống thuốc , rồi ăn cơm mấy cô ẽo ợt bê cơm lên xê bộ éo éo gọi Đại trưởng ơi ...cơm . Vui thế .
Đại trưởng cười , nói giọng thổ Cao bằng thân thiện  :  
-   “ mấy tứa này gần chù gọi pụt pằng anh ,”
 Rồi cười he he nheo mắt nhìn cái Tĩnh đánh hai quả mông tanh tách chạy về bếp . Bê trưởng Đinh văn Bệ ở B1 , hàm chuẩn  uý người tày Lạng sơn thì chê :
-   Cái láo ây loái tiếng kinh chưư .. sói à .( cái lão ấy nói tiếng kinh chư sõi à )
Đại trưởng biết , đại trưởng mắng : pậy nào , tồng chí pệ pậy nào . Rồi cả thầy trò cười ngất ngả . Ngày đầu tiên về đơn vị tập hợp ở sân kho hợp tác , cán bộ trực ban chạy ra : báo cáo đại trưỏng đại đội có mặt đầy đủ xin chỉ thị  đồng chí . Đại trưởng lừ lừ : Tủ cái gì mà tủ , tôi lếm nhanh tược có trăm hai . lói dối thế thì ti chín tấu làm sao tựơc . trung đội trưởng trực ban ứ ứ rồi im thít .
Một hôm , ngoài thao trường 209 ( thao trường 209 là  khu doanh trại của E209 sư 312 cũ ở đầu dốc Vai có mấy cái nhà 2 tầng  để học đánh vào thành phố ).
Lính tập hợp thành vòng tròn , đại trưởng hạ khoa mục . Nào là khi vào thành phố , đừơng xá nhằng nhịt , người đông , dễ lộ , nhiều dây điện nhùng nhằng...v.v . đại trưởng nói :
-   ... Các tồng chí đừng có tởng ,vào thành phố ló khó lắm chớ , chết nhơ chơi à . xe cộ ló ti tối mắt à , dây địn ló nhiều như ... đại trưởng ngó quanh đang tìm cái gì để ví cái sự nhiều của dây điện , chợt ông nhìn  ra mấy bụi tre mắt sáng lên ...dây địn nhiều như lá tre à .
Thế là cả đại đội cười phá lên , tưởng đại trưởng cáu nhưng không  , ông ấy đỏ mặt lên rồi cũng cười phá lên . Cười ngặt nghẽo , và thế là chiến sĩ nào cũng nhớ dây điện trong thành phố là ... Rất Nhiều .

Chuyện về chính trị viên   ( khó kể hơn )

Trung úy Vũ Văn Mấu quê Phủ lí . Năm ấy cũng đã 28 tuổi . Đã từng đánh nhau ở Lào vì thế ông rất hay kể chuyện về Lào , và theo ông ấy thì Lào cũng giống như người Tày nên cứ ai người Tày ở đại đội là ông ấy yêu quí trừ ... đại trưởng ra
    Tuần có 2 ngày sinh hoạt đại đội thì cả hai ngày Chính trị viên cầm chịch . Tư tưởng mà lị . Ông  rất thận trọng với đám lính ngộ chữ này nên không mấy thiện cảm . Ông ấy lệnh các trung đội tháng ra một tờ báo tường . Thôi thì 4 Bê báo tường đẹp ơi là đẹp , đủ cả văn , thơ , nhạc , hoạ , chuyện tranh truyện cười xanh xanh đỏ đỏ vui mắt lắm . Nhưng ông chỉ dò tìm những cái tên của mấy chú tân binh Phú Lương Định Hoá  người Tầy bổ xung . ( số là trong đại đội tôi có 7 người là dân tộc Phú luơng Định Hoá bổ xung về sau ) Còn như Ngô Thịnh , Trọng Luân , Triệu Bình , Mạnh Tiêu , thầy Kim Long , Thầy Huấn , cả anh Thiệp Hải Phòng là cây văn hoá cũng  đừng hòng nhé . Thơ á , vẽ đẹp á , chả là gì . Một lần , ông dò ra bài thơ  “đào hầm “ của binh nhì Ma văn Mát . “ Đào hầm mỗi ngày một lần / đào hầm mệt lắm/ nhưng căm thù giặc sài lang / mồ hôi ướt áo chẳng cần . ”Các bạn đừng cho là tôi bịa nhé , chính tôi làm tờ báo ấy đấy . Trong cuộc sinh hoạt tiếp theo , chính trị viên gọi Ma Văn Mát lên . Ông bắt tay , khen ngợi rồi hỏi :
-   Đồng chí đào hầm bằng gì .
Mát trả lời :
-   bằng cuốc chim . Vì hắn có cái cuốc chim .
Chính trị viên khen tốt lắm , thế chứ ! cuốc chim là vũ khí diệt mĩ đấy . Cái cuốc chim của đồng chí không kém gì cái xẻng của đồng chí Giang . Đồng chí viết như thế là toát ra từ đáy lòng căm thù giặc , đồng chí phải báo tin về cho gia đình  thành tích của mình và phải căm thù giặc hơn nữa rồi động viên bố mẹ cũng căm thù giặc như đồng chí mà trồng nhiều khoai sắn .
Tối hôm ấy tôi thấy Ma Văn Mát hí hoáy viết thư tới khuya lắm .
Hôm sau mình hỏi : sao mày viết là giặc sài lang . Nó bảo thằng nào đểu cũng là sài lang tất . Tôi chịu nó . Mà tôi cũng chẳng hiểu sài lang là gì .
Trung uý Mấu chọn liên lạc riêng cho mình là binh nhì Lí Trọng Nghẻ . không phải là Nghé đâu nhá . Nhưng ông ấy cứ gọi nó là Nghé . ông ấy bảo gọi thế cho nó hiền lành gần gũi mình hơn . Lí do nó là người dân tộc . Công nhận nó hiền , khoẻ , thật thà . ông ấy thích lắm . Hiền , thật thà , khoẻ là tiêu chuẩn trước tiên để chọn liên lạc và công vụ của các thủ trưởng  . Có điều thằng này nghiện thuốc lào dã man , mà chính trị viên thì không hút thuốc . Suốt ngày kè kè bên thủ trưởng , đến  giờ nghỉ nó nhào ngay xuống bếp anh nuôi hút một điếu phê quá ngã ngửa ở sân gần bụi chuối  đúng lúc trung uý Mấu đi xuống . Chính trị viên há hốc mồm nhìn chú liên lạc của mình nằm ti hí mắt , hiền từ nhìn thủ trưởng . Nó cứ nhìn trung uý Mấu mà không dậy nổi , ở đôi mắt đang nhìn thủ trưởng với một phần hai con ngươi lăn ra hai giọt nước .
Sau lần ấy ông Mấu cho phép nó được hút thuốc lào tại C bộ , nhưng mỗi ngày 4 lần chia đều ra hai buổi .
Chúng tôi vào lính thì đã có sẵn 4 cô Chị Nuôi rồi . Hai tháng sau lại bổ xung 2 cô nữa.  Mỗi khi mấy cô chị nuôi mặc cái áo lót đông xuân nữ màu trắng ngực cao như ngọn núi đi giặt về là tụi mình khoái lắm . Em nào cũng binh nhất nhá , bọn mình thì binh nhì . Nhưng các binh nhì cứ dán mắt vào mấy bộ ngực hiên ngang của binh nhất cấp trên . Cấp trên cũng tạo điều kiện cho cấp dưới bổ túc và tỏ ra thông cảm với những cái cổ họng đang chạy lên chạy xuống . Chính trị viên cáu lắm , còn đại trưởng thì cười hi hí : chúng mày coi chừng à  mấy tằng sin viên là nó tĩ lắm lố . Cả tiểu đội nữ gọi đại đội trưởng là “đại trưởng ” nhưng tịnh không cô nào dám gọi chính trị viên là “Chính viên ” hay “  trị viên  ” bao giờ cả .

   Rồi chúng tôi đi B . Cả đại trưởng và chính trị viên dẫn quân vào đến  trạm 5 Trường sơn thì chia tay chúng tôi để quay ra bắc  . Hôm ấy đúng vào 30 tết . Cả hai ông xuống từng võng bắt tay và ôm từng người chiến sĩ của mình . Bốn tháng ở bên nhau , biết bao chuyện lặt vặt vui buồn mà chỉ có đời bộ đội mới nhớ được nhiều về nhau đến thế . Trong bóng đêm Trường sơn , tôi vẫn cảm nhận ra hai ông ấy trào nước mắt .

( còn tiếp )
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 11:22:26 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 09:51:46 pm »



Chuỵện Tân Binh bốn mươi năm mới kể ( tiếp theo )


chuyện về tiểu đội anh nuôi ( chị nuôi )

          Trong đại đội đầu tiên của tôi ở Bắc thái có một tiểu đội tôi thích nhất . Từ  A trưởng đến chiến sĩ đều rất đẹp , ai nhìn  cũng thích . Họ lại trẻ , lại ngoan , hơn một trăm con người đều thích chẳng cứ tôi . Đó là tiểu đội nữ anh nuôi .
   Hôm đầu tiên về đến đơn vị đã thấy một thím ra đón mặt tươi như hoa , cười nói rộn ràng . Xe vừa dừng dưới luỹ tre ( lối đi vào Cbộ sau này ) thím ào lại đưa đây em xách hộ , nào đưa tay em đỡ mà nhẩy xuống . Thật ngỡ ngàng có cô gái xinh mà thân tình đến thế . Cánh cựu Sinh Viên đang chộn rộn tâm hồn vì mới mặc quân phục có vài tiếng đồng hồ cũng dịu lại và cái thằng đàn ông trong con người mình đánh thức mình nhìn chằm chằm vào bộ ngực nở nang của thím
Sáng hôm sau . Bữa cơm đầu tiên của chúng tôi . Thôi thì khỏi phải nói có bao nhiêu nụ cười của các thím đều mang ra dùng hết . Một sào đất người rặt những người có học , mặt mũi tinh khôi , tâm thần mộng mị đứng xếp hàng ở sân nhà ăn để các thím điểm tâm . Không giống như đợt quân trước đó đi từ làng quê mười bẩy mười tám tuổi mặt bấm là ra sữa . Cánh lính này nó cao to , thư sinh mà chú nào cũng ngoài 20 . Vừa cứng cáp , vừa e lệ kiểu cáo già vừa ngây thơ như con sói cô đơn . Các thím thích lắm . Phải nói là các thím thích thật  . Chỉ ba ngày sau , lí lịch nữ quân nhân nhà bếp này chúng tôi ai cũng thuộc . Thuộc nhất là Mạnh Tiêu khoá 4 và Ngô Thịnh khoá 6 . Không hiểu sao chúng nó lấy thông tin ở mạng nào mà Thịnh tồ ghé tai tôi nói nhỏ : “ A trưởng Tĩnh máu lắm đấy “
Gọi là tiểu đội nhưng ngoài hai nam giới luống tuổi có 4 cô thôi . Tĩnh , Hà , Xuân , Phiến . chỉ có Phiến là người Cao bằng , còn ba cô đều dân  Đất tổ Vua Hùng . Máu là phải .
Vào đơn vị 15/9 ngày 21/9 đã phải phục vụ địa phương chương trình văn nghệ tết Trung thu . Tối hôm ấy , trăng lên vượt qúa luỹ tre cả đại đội ngồi kín sân kho hợp tác xã với độ trăm người vừa trẻ con vừa người lớn nghe các chú tân binh hát múa . Đã lại sức sau một tuần thay đổi trạng thái lại đang bừng bừng nhiệt huyết  , tối ấy các chú hát hay dã man . Các nam phụ lão ấu vỗ tay cũng dã man , cả tiểu đội chị nuôi các em long lanh ánh mắt . Từ ngạc nhiên sang thích thú đến thẫn thờ nhìn các chú lính SV đại học cơ điện . Thằng Tiêu rỉ tai tấn công đi , thằng Thịnh vỗ nhẹ vào vai được đấy . Tôi nghe mà ù cả tai , chưa kịp phản ứng gì đã thấy thằng Ngô Thịnh sán vào em Tĩnh A trưởng rồi hai đứa tình tang thu dọn cái thang tre nhẹ tênh khiêng đi trả . Sớm hôm sau khi ra nhà bếp thấy Mạnh Tiêu rười rượi đăm chiêu trong khi Ngô Thịnh vừa xếp hàng lấy cơm vừa hát “ Rà pô ta u nát sờ nái ia ...”  ( Bài ca thanh niên sôi nổi của Nga )
Sau này cùng tiểu đội trinh sát ở chiến trường hai thằng vẫn cãi nhau cái vụ đêm hôm ấy , cho tới bây giờ không ngã ngũ . Dù cả hai đã già cóc kẹ và đều về hưu trên Thái nguyên
   Tiểu đội nữ này họ đặt câu hỏi : Sao đợt lính này không ăn bánh mì ? sao họ chỉ thích chè đặc cà phê ? sao họ ăn uống không hộc tốc như các đợt quân khác ? sao họ hay đi sửa quần áo thế ?..Vân vân và vân vân . Nhưng chỉ có mỗi câu mà họ không hỏi . “Sao họ hay  rủ chị em bọn mình ra bờ ruộng lúa tâm sự thế ? “
Hai tháng sau bổ xung thêm hai cô người Tầy Cao bằng .Trong hai cô có Hoàng Thị Làn người Cao bằng tuổi 18 trắng phau phau . Làn nói tiếng kinh chưa sõi . Nhưng yêu thì cần gì phải nói . Mình thích cô ấy thật . Nhưng chưa bao giờ dám ra ruộng lúa như bọn thằng Thịnh , thằng Cảnh khoá 5 . Những tối đi sinh hoạt  về , Làn đi theo mình tới cổng . Hai đứa cấu nhau cái rồi Làn chạy đường Làn mình chạy đường mình .
Một hôm . Trời mùa đông nhá nhem . Làn rửa soong nồi ngoài giếng . Tôi xoay xoay cái bát B52 giả vờ đứng bên hỏi han . Thấy Làn ngẩng lên :
- Em puồn lắm .
-   Sao Làn buồn
- Anh Thì ở B1 anh ấy pảo : Làn ơi sao mày iu cái thằng ten như cột nhà chái ? ( Làn ơi sao mày yêu cái thằng đen như cột nhà cháy ?)
Trong nhá nhem mùa đông mà mặt mình cũng nóng ran lên , vừa buồn cười vừa tức , mà lại thương Làn . Hôm sau đi thao trường gặp thằng Thì thấy nó nheo nheo nhìn mình . Vào chiến trường đến Kon tum thì nó đi đơn vị Kĩ thuật xe trên B3 . Chẳng biết cái thằng  “tình địch “ của mình sau năm 75 còn sống hay chết .
Trước khi đi B độ một tuần . Một hôm chừng chín giờ tối tôi nghe Làn gọi ngoài cổng . Chạy ra Làn nấp vào hàng dứa tây ngõ nhà chủ dúi vào tay tôi một gói lá chuối mềm mềm , kéo vội tay tôi cắn một cái rồi vùng chạy . Tôi đứng nghe chó trong xóm sủa râm ran kéo dài về phía C bộ . Tôi trở vào giở gói lá chuối hơ lửa  thì ra một đùm thịt lợn luộc . Nấp sau cánh cửa dưới bếp nhà chủ , tôi nhìn ra trời sương lạnh đầu đông Bắc thái . Làn thương lính đói , thương chúng tôi xắp ra trận , hay ... tình yêu của trai gái thời chiến tranh đơn giản vậy thôi ? Hay tôi ngộ nhận . Và , mãi mãi về sau tôi không bao giờ có cảm giác này nữa .

Ngày đi chiến đấu . Từ sáng tinh mơ , bếp đại đội bộn bề soong chậu nồi niêu chồng đống không ai rửa . Tất cả tiểu đội nữ anh nuôi ôm nhau , nép vào nhau đứng ngoài bờ ruộng nhìn vào sân kho nơi chúng tôi xếp hàng nhận mệnh lệnh hành quân đi vào Nam . Họ khóc . Họ khóc nhiều như những người thân của lính . Gọi nhau , chạy ra chạy vô , dúi vào tay lính những cái khăn Musoa , vài viên thuốc cảm , lọ dầu . Rồi chúng tôi hành quân ra đồi thông ga Lương Sơn. Cả tiểu đội nữ anh nuôi đi theo . Đi bên cạnh , lúc đầu hàng lúc xuống cuối , vừa cười vừa khóc . Hôm ấy trời lạnh . Má Làn đỏ rực , cái màu  má đỏ của cô gái vùng cao ám vào trong tôi từ ấy . Họ không được tới chỗ chúng tôi . Đứng bên kia đồi thông Lan gọi anh ơi tặng em tấm ảnh anh ơi . Bấy giờ tôi mới nhớ chưa tặng em cái gì . Tôi lội bờ ruộng rạ chạy sang đưa cho em tấm ảnh bé như con tem chụp ngày đầu vào lính . Làn buông tay đồng đội đang léo xẹo vào nhau ùa lại : anh đi rồi về anh nhé . Tôi chạy quay trở về , đàng sau là tiếng cô Tĩnh , cô Hà , xuân ...và tiếng Làn ngọng líu lo gọi tên mình  .
   
   Bốn năm chiến trinh , chúng tôi không có một kiềng đóng quân cố định . Lê từ hầm này sang hầm kia từ vùng núi này qua vùng núi nọ . Thư từ chả có điều kiện mà gửi , nhận thư vào lại càng khó .Trong cái đại đội tôi hàng mấy chục người không còn trở về . Mấy chục người mang mảnh đạn trên thân thể . Ngày trở về , Bắc Thái nghèo xơ xác , bộ đội không còn đông như ngày xưa , khiến xóm làng lại đìu hiu hơn . Sư đoàn 304B cũng chuyển đi đằng nào , chẳng còn phiên hiệu nữa . Tiểu đội anh nuôi gái của tôi trôi nổi về đâu ? không ai rõ . Chẳng biết số phận các em thế nào ? Một thời các em hiến tuổi trẻ của mình vào lính , một thời các em yêu thương người lính bằng tình yêu nguời em gái , người chị lo anh trai em trai bát cơm miếng nước .
       Trở về đâu ? thân gái cứng tuổi giữa vùng quê khốn khó ? Có đủ sức vượt qua cái thời đói kém những năm 80 của đất nước mình hay không ?
        Bây giờ ai ở thị thành  ? ai về thôn dã , các em no đủ không ?  ai thành bà già áo chàm ở miền núi đồi nào tít Cao bằng Lạng sơn , Phú thọ . Tôi cứ hình dung ra ở một nơi xa lắm một bà già ngồi bần thần giở mớ huân chương cũ trong chiêù mưa buồn trên nhà sàn xa ngái , mắt long lanh trẻ lại , nhớ một thời đã từng là bộ đội chống Mỹ ở Bắc thái xa lắc lơ . Trong mớ huân chương cũ ấy có tấm ảnh tôi ngày xưa nhỏ xíu , ố vàng /

NTL






   

 
 

Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #84 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 06:31:32 am »

Cám ơn anh Nguyentrongluan và những câu chuyện rất tình người, dí dỏm nhưng sâu lắng và lại rất thật trong cuộc sống rèn luyện, sinh hoạt của đời tân binh, rồi đặc điểm, tính tình và cả những nét đặc trưng rất riêng của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, nhất là suy nghĩ trăn trở của bác về những chiến sĩ "gái" ra răng sau hàng chục năm qui cố hương. Rứa mới thấy, ai được sống trong môi trường quân đội cũng là một điều kiện thuận lợi để học hỏi, hiểu đời, hiểu người hơn. Em xin viết thêm một bài về các anh "Tân binh già" thời huấn luyện bộ binh:Cuộc sống người chiến sĩ thời bình tuy không bị sự câu thúc về súng đạn và chiến trường nhưng cũng thật vất vả với chương trình huấn luyện. Mà tân binh như chúng tôi, vừa rời ghế nhà trường phổ thông, nhìn đời bằng toàn màu hồng. Những bài chính trị khô khan vậy nhưng chúng tôi cứ há miệng như nuốt lấy từng lời của chính viên tiểu đoàn là thiếu tá Mạnh Chính, với giọng nói truyền cảm của người miền Nam tập kết. Tôi nghĩ: Cứ cách thức truyền đạt và nội dung giáo dục này thì thanh niên miền Bắc chỉ có rồ mới đào ngũ, do vậy trong đám lính trẻ (dưới 18 tuổi) thì cực kì giữ gìn tác phong kỉ luật và rất tích cực học tập rèn luyện. Nhưng khổ nỗi, đợt huấn luyện này tiểu đoàn 930 lại trộn lẫn một mớ các ông trốn nghĩa vụ quân sự tới bốn thâm niên, cho nên tuổi đời lớn, kinh nghiệm sống kiểu “Gấu” cũng dạn dày, coi điều lệnh và kĩ luật quân đội không là gì. Và trong môi trường này các kĩ năng ấy cũng được phát tác mà hậu quả làm cho chúng tôi phải chịu lây như bỏ gác... báo động, trộm của dân...báo động, trộm của nhau cũng phải chịu hình phạt nửa đêm báo động cả trung đội. Nhưng cái vụ lấy củi ngày chủ nhật thì chúng tôi chịu hết nổi. Thường mỗi chủ nhật thì 1/3 quân số được ra ngoài doanh trại đi chơi. 1/3 coi và vệ sinh doanh trại. Còn 1/3 vào rừng đốn củi. Phần lớn anh nào cũng chỉn chu lo công việc của mình hoàn thành, nhưng mấy ông tân binh già thì không. Thường mấy anh này canh me cho đồng đội đưa củi về nhập cho chị nuôi trước, để khá muộn, mấy anh mới vác về một cây gỗ đồ sộ, tính nhanh chóng quẳng vào đống củi chung rồi quay ra qua mặt chị quản lý, coi như xong nhiệm vụ. Nhưng “thiên bất dung gian” chị quản lý và mấy chị nuôi toàn là dân Mường Thanh Hóa, đứng xa hàng chục mét các chị vẫn phát hiện là cây gỗ đểu chặt trộm của dân bên kia mương. Sau này tôi vào Sài Gòn mới biết cây đó là cây bông gòn, mà các bác biết cây gòn thì để đến bao giờ mới khô, dù có khô thì cũng không đun nấu được mà chỉ khói um trời đất. Thế là bị chị nuôi báo ban chỉ huy C. Thế rồi báo động quán triệt và tuần sau cả trung đội không được nghỉ mà phải lên rừng lấy củi tiếp...thật tê tái
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2012, 06:50:14 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #85 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 05:52:52 pm »

MÊ MAI .
   Kính gửi các bác cựu binh chiến trường K !
   Trên các ngả đường chiến trường các bác từng đi qua, đã gặp rất nhiều số phận phụ nữ khốn khổ do chiến tranh đưa đến cho họ, mất chồng, mất con, trở thành góa phụ khi tuổi đời còn rất trẻ, họ đã mất đi chỗ dựa trong cuộc sống hàng ngày của bờ vai người đàn ông yêu thương của họ. Thật đáng thương phải không các bác !
   Không riêng gì phụ nữ bên K, mà tất cả những đất nước từng xảy ra các cuộc chiến tranh thì đều có những số phận như vậy. Việt nam cũng là đất nước xảy ra chiến tranh liên miên, những người đàn ông liên tục hết trang lứa này đến trang lứa khác nối nhau cầm súng ra trận, trong đó rất nhiều người không bao giờ trở về, để lại nhiều người mẹ, người vợ liệt sĩ sống cô đơn mòn mỏi tuổi thanh xuân của mình. Ngoài ra còn rất nhiều lý do như tai nạn, bệnh tật góp vào danh sách những người phụ nữ góa bụa trên...
  Câu chuyện của em lại không liên quan đến những con người như trên, em không muốn xúc phạm đến những con người như vậy, dù chỉ là câu chuyện vui. Mà em muốn đề cập tới một số mảnh đời khác , số phận khác, họ trở thành memai do chính tính cách và lối suy nghĩ của họ đã đưa đẩy cuộc đời họ đến một ngã rẽ không có tương lai. Trong cuộc sống, khi ở quân ngũ hay sau này về quê cày ruộng em cũng có tiếp xúc một số người như vậy và thấy rằng : cho dù thế nào, vì ai thì họ cũng rất đáng thương ...
  Năm 1995, em theo một đơn vị về một vùng quê làm đường dân sinh, một vùng quê không giàu và cũng không nghèo, có một doanh trại quân đội đóng cạnh đó...tuy nhiên không liên quan lên bọn em cũng không giao tiếp với đơn vị nọ. Công việc tiến triển rất tốt, hàng ngày chiến sĩ mang dụng cụ đi làm việc còn em thì mang túi đi...cải thiện thêm thắt khẩu phần ăn cho anh em, nói chung là rất sướng, gạo đơn vị cấp không thèm dùng đến, quy đổi ra tiền và thêm vào mua gạo ngon hơn ăn, ngan vịt xứ đó rất nhiều và rất rẻ, cứ vài tối làm một con nướng luộc, nấu cháo tùy ý, rượu họ nấu cũng không tệ, các em gái cũng thân thiện với bộ đội khi biết là ở nơi khác đến.
  Vào một buổi chiều, em đang lúi húi cùng đồng chí anh nuôi xử lý mấy con vịt thì thấy chỉ huy gọi lên nhà ( chúng em chia nhau ở nhờ rải rác các nhà dân trong thôn ). Chạy lên ban chỉ huy thì thấy anh đại đội phó quân sự đang nói chuyện cùng một người phụ nữ, thấy em đến anh nói :
   - Đây là chị H, nhà đầu đằng kia, chị bị bệnh tim nên ngày nào cũng phải đi ra trạm xá tiêm, nghe nói đơn vị có quân y đi cùng chị sang nhờ cho chú hàng chiều hết giờ sang tiêm cho chị, đỡ phải ra trạm xá xã cho xa. Em sang giúp chị ấy nhé !
   - Vâng, cái này thì dễ thôi ạ, chị chỉ đường cho em xong về trước lấy chuẩn bị sẵn thuốc, em lấy đồ nghề sang ngay .
  Thế là hàng ngày, khi hết giờ , chiều đến em xách bơm kim tiêm sang tiêm cho chị đó. Nói một chút về người phụ nữ này, trông chị ấy em cũng khó đoán tuổi, chắc tầm khoảng trên dưới ba mươi. Ngày xưa thời con gái chắc chị ấy tuy không vào hàng sắc nước hương trời nhưng ...cũng đẹp vì tuổi đã nhiều ở nông thôn lao động lam lũ, bênh tật như vậy mà chị vẫn giữ được nước da trắng, cổ kiêu...hai ngấn rưỡi mà đôi khi nói chuyện thấy đôi mắt lá răm ánh lên sự lúng liếng gần chết người.
  Chỉ có điều, sang vài lần em thấy chị có hai đứa con tuổi sàn sàn trứng gà trứng vịt gần nhau khoảng 3-5 tuổi, hai đưá trẻ rất dễ thương, hôm nào mẹ về muộn tự động tắm rửa cho nhau và đi ngủ.Môt lần em hỏi chị ấy về bố bọn trẻ đang công tác ở đâu mà không thấy ở nhà thì chị trả lời làm em giật mình " bố các cháu là sĩ quan quân đội, tên là XXX " trùng tên với một sĩ quan cao cấp cỡ...quân khu, rất lạ là tuy thời đó đời sống bộ đội còn chút ít khó khăn nhưng gia đình sĩ quan cấp cao như vậy mà sống dưới mức nghèo thì là chuyện hiếm.
  Mọi chuyện nếu chỉ có thế thì chẳng có gì đáng nói, em cũng không quan tâm lắm, hàng ngày vẫn sang tiêm thuốc cho chị ấy, tiện thể khi chị chưa về thì quét cái sân, xách chum nước hay tắm cho hai đưá nhỏ. Một hôm chính trị viên đến hỏi :
  - D à, từ mai chú thôi sang nhà cái H tiêm cho nó nữa nghe chưa.
  - Sao vậy anh, có vấn đề gì ạ.
  - Mày không biết à, người quanh đây đang xì xào về chuyện mày và con mẹ ấy nhiều lắm, đến tai bọn anh và anh em đơn vị, chuyện này không hay ho gì, để tránh chuyện cho mày và đơn vị, mấy hôm nữa anh em mình về , đề nghị thay thằng quân y khác .
  - Em thấy chẳng có vấn đề gì cả, mà chị ấy cũng có chồng đang là sĩ quan quân đội công tác xa anh ạ, kệ họ nói, em nghĩ không sao đâu.
  - Mày đúng là...ngu quá, chồng chọt, quân đội mẹ gì con mụ ấy. Hai đưá con nó là...chửa hoang, ai hỏi nó hết nói tên ông nọ đến thằng kia ở mấy đơn vị gần đây. Mày muốn sau này đưá thứ ba nó nói là con của đơn vị này không đấy ! Hay mày...dính rồi, quen mui không dứt ra đựơc hả !
   Nghe nói vậy em cũng hết hồn, đi hỏi một số dân thì thấy họ nói đúng như vậy, chị này có hai đưá con nhưng không chồng, họ cũng khẳng định là liên quan đến bộ đội nhưng không rõ tác giả. Hèn chi tối đi đến nhà mấy cô gái chơi thấy em cứ che miệng cười rúc rích, mấy ông bà già nhìn không thiện cảm cho lắm. Từ đấy em không sang luôn tuy trong lòng có một chút áy náy.
  Ba hôm sau thấy chị sang, chính viên ra tiếp, được một lúc thấy hai người to tiếng với nhau, nhìn chi thật sợ, khuôn mặt xinh xắn trở lên tái mét, môi xám lại, giọng chính trị viên sang sảng :
   - Tôi nói không cho nó sang là không sang, nó vừa được giao một số nhiệm vụ khác, chị ra trạm xá mà tiêm, thông cảm nhé !
   - Anh không cho chú ấy sang nhà giúp tôi thì tôi mang thuốc sang đây, cho chú ấy tiêm cho tôi luôn ở đây đi !
   - Ở đây cũng không được, chị muốn sau này chúng tôi mang tiếng à ! thôi tôi không đôi co với chị nữa, chị về đi !
   Nghe vậy người phụ nữ tội nghiệp nọ như bị điện giật, hai tay run bắn , hàm răng cắn chặt vào nhau tủi hờn, nước mắt rơm rớm :
   - Anh...anh...thật...quá...đáng, bộ đội gì mà như vậy, các anh hay hô khẩu hiệu giúp đỡ nhân dân mà lời nói lại ngược lại với việc làm. Tôi không thèm nhờ các anh nữa.
   Nói xong chị quay gót đi ra, em thấy vậy vội nói với chỉ huy :
   - Anh ạ, chị này đang bị bệnh tim, em sợ đang lúc tức giận quá mà đường ra trạm xá lại xa, chị ấy lên cơn đau đột ngột thì nguy. Hay...anh cho em tiêm cho chị ấy nhé !
  - Ừ...thôi, anh cũng sợ mình hơi quá đáng thật, chú chạy nhanh gọi chị ta về đi. Nốt lần này thôi nhé !
Em vôi vàng chạy vào khoác túi thuốc, không kịp soạn gì, ôm luôn tất chạy theo hướng chị vừa đi, được một lúc thì nhìn thấy em gọi theo , chị không quay lại, chỉ nói  :
  - Chú về đi, chị không sao, sắp tới bênh xá rồi, chú đừng theo chị nữa...mang tiếng !
  Em đứng lại bên đường, nhìn theo bóng dáng người phụ nữ dáng lầm lũi, xiêu vẹo đi khuất dần trên con đường, cạnh những hàng ngô đang mọc dưới ruộng hai bên mà tự dưng thấy trong lòng có gì đó tê tái, se sắt lại...





  
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2012, 06:15:00 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #86 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 10:29:07 pm »

Cái vụ này em cũng từng suýt bị, nhưng không phải với dân mà là vợ mấy ông sĩ quan trong đơn vị, không có bằng cấp hay công ăn việc làm gì, đơn vị tạo điều kiện cho vào làm công nhân viên quốc phòng, nấu cơm cho bộ đội. Việc nặng như nấu nướng các chị không làm được, chỉ nhặt rau, làm thịt cá, chia cơm... và tám chuyện.
Mấy chị này gái một con, sống gần bộ đội nên bạo dạn không thua gì chị em bên ngành y. Chuyện trên trời dưới bể gi cũng tám được, chuyện trong trung đoàn thì cũng thuộc như lòng bàn tay, chuyện trai gái thì cũng bàn tán xôn xao như thể chỗ ấy ... không có đàn ông.
Em là trung đội phó, hay phải xuống bếp làm trực ban kinh tế nên các chị cũng quen mặt, cũng hỏi chuyện. Nhiều lúc không bỉết vô tình hay cố gì cứ cà cà vào người em hay tìm cách nắm chân nắm tay làm em "bức xúc" không chịu được  cũng phải chịu.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #87 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 07:06:03 am »

Những ngày chủ nhật được nghỉ, đại đội cho 1/3 quân số đi chơi, nhưng cũng không được tự do đi lung tung mà phải bám theo tổ (tam). Mà nếu cứ đi thị trấn Kim Tân mãi cũng nản vì phải cuốc bộ xa và tốn tiền mua linh tinh. Tuần này tụi tôi la cà vào bản chơi. Đây là khu vực sinh sống của đồng bào Mường, có các cụ ông mậu chân chất cởi mở và nhiều bạn gái cùng trà tuổi có nước da trắng mịn, cặp mắt mí lót, dưới cặp lông mày lá liễu lúng liếng mà tính tình rất hiền lành và hiếu khách ở bên kia triền đồi có con đường liên huyện. Tuy nhiên , có lẽ sống chung trong địa bàn có nhiều doanh trai bộ đội với bao lớp quân đến rồi đi phục vụ cho chiến trường suốt chiều dài thời kì chống Mỹ, lúc đầu dân tin tưởng và thương yêu bộ đội, nhưng bộ đội thời giáp ranh hòa bình bắt đầu “quái” dần và lần hồi làm mất lòng dân cho nên khi vào dân chơi thì họ cũng vui vẻ niềm nở thôi chứ chắc suy nghĩ bên trong của họ cũng giống ý của Linhquany nói là rất nêu cao tinh thần “Cảnh giác các chú đội”. Nhưng thường câu chuyện chủ khách cũng rất rôm rả vui vẻ vì bộ đội vùng đồng bằng hay kể chuyện lạ hoắc với dân vùng cao trung du, ngược lại bộ đội cũng lạ lẫm những tập quán thói quen, đời sống sinh hoạt của bà con bản Mường, vậy là có cam, bòng và dổi ăn và nước chè tươi mới hái ngoài vườn. Sau đó chúng tôi lang thang ra cánh đồng sau cơn mưa trung du thì phát hiện từ xa hàng chục đứa con trai gái choai choai, bên hông đeo cái giỏ tre, tay cầm cây roi mây nhỏ hoặc roi tre, đi dọc ruộng và liên tục giơ roi quất một cái lại cúi xuống nhặt cái gì bỏ vào giỏ. Ngạc nhiên, chúng tôi mò tới hỏi thăm và “ Thực mục sở thị” em nào cũng đang đeo một giỏ khá nhiều Ngóe, và cái động tác quất cho ngóe què hoặc chết là phương thức thu hoạch sản phẩm của đất ruộng sau cơn mưa, và dĩ nhiên đây đích thị là món “Ngóe ôm măng” và nhân ngóe trong bánh chưng của dân bản, mà chúng tôi đã có dịp thưởng thức
Mấy tháng huấn luyện cũng qua đi. Hôm nay đơn vị tổ chức bắn đạn thật. Nói gì thì nói, mấy tháng trời vật lộn với khẩu súng không đạn riết cũng quen và coi là bình thường. Nhưng nay trong ổ tiếp đạn và trên ổ qui lát có đạn thật trong đó, đa số chúng tôi có cảm giác bây giờ cây súng xa lạ và nguy hiểm sao ấy. Thế rồi ba viên ở tư thế nằm cũng qua được và còn bình tĩnh vì nằm sấp cũng khá vững chắc. Sáu viên điểm xạ ở tư thế quì thì thật sự là thử thách vì tư thế chân chống chân quì không vững, hồi hộp lo không đạt điểm trung bình...thế là mọi yếu lĩnh bay hết ra khỏi đầu, thao tác luống cuống. Tôi nhắm mắt kéo một phát hết cả 6 viên đạn mà suýt ngã ngửa ra sau nếu không có hai gối và hai cẳng chân của hạ sĩ Định, người dẫn bắn, cố tình thúc vào lưng cho tôi dựa trước đó (động tác này nếu cán bộ tác chiến trung đoàn và ban giám khảo nhìn thấy thì coi như lĩnh kỉ luật tại chỗ). Với kết quả một viên duy nhất vào vòng số 9, thật sự làm tôi tê tái trong khi bạn đồng đội bên cạnh được gắn một bông hoa đỏ vào ngực trái. Nhưng vẫn chưa ngán bằng môn ném lựu đạn. Cũng tất run nếu bắt thăm được ném lựu đạn bằng quả lựu đạn chày của Trung Quốc thì còn bình tĩnh vì nó có cái cán khá dài, có thể nắm gọn trong tay rồi nhắm mắt quất về phía cột cờ đuôi nheo làm đích thì cũng đạt 70%. Ngược lại nếu bắt thăm phải ném thủ pháo thì sợ đến đứt hơi vì quả thủ pháo có hình khối, bằng nhựa màu xanh xám của Trung Quốc, chiều dài khoảng một gang tay, các bề còn lại rất lỡ cỡ  chỉ nắm được ba mặt do vậy sức nắm lỏng lèo. Thượng sĩ Thuần động viên tôi khá nhiều nhưng tôi cũng nhắm mắt tung xa chừng mười mét. Báo hại anh Thuần đẩy tôi ngã sấp tại chỗ và nằm đè lên người tôi trước tiếng nổ oàng...Ngồi dậy vội vàng phủi bụi, mặt đỏ nhừ vì xấu hổ quá chừng trong khi ban giám khảo cười như lắc nẻ, làm tôi vừa run vừa sượng chín mình. Sau đợt duyệt xạ kích ấy tôi toàn đạt dưới điểm trung bình do vậy khi xảy ra  trận tập kích vào đơn vị ở Công Pông Chàm, tôi đứng dưới hào kéo một phát hết 30 viên đạn mới cáu trong khi khẩu súng chổng thẳng lên trời. Đang phân vân sao trận địa im lìm không có tiếng súng nào thì anh Minh y sĩ đứng cạnh chửi tôi: Ngu thế, kéo cò vậy thì bắn chim à. tức quá.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2012, 09:06:24 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #88 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 08:33:00 am »

Nhà em thấy là chi em bắn bia tốt hơn anh em nhiều lắm đấy chị AT ạ! Nghiêm túc đấy nhé!
Tuy rằng, khi bắn đạn thật thì có nhiều em run lắm, kể cả tè ra tại chổ luôn! Xong rồi không dám đứng dậy mà nằm khóc hu hu....Báo hại tụi em phải tập hợp lại, che chắn cho các chị em khác khiêng cô ấy về!  Grin
Nhưng mà báo bia cho thấy cô ấy bắn được 29 điểm!
Phục quá!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #89 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 08:56:08 am »

   Em thấy thường là bộ đội nữ chỉ huấn luyện xong khóa tân binh là đi học chuyên môn như quân y, thông tin...chứ không huấn luyện làm lính chiến như nam giới. Mới đầu đợt nhập ngũ cùng bọn em thấy một số ( mà toàn xung phong , tình nguyện mới oách ) mấy thằng nghĩ chắc tuyển hội này vào làm cảnh thôi, ai dè khi lên thăm anh bạn cùng nhập ngũ ở tỉnh đội mới thấy họ cũng tập tành chẳng kém đàn ông. Đáng nhẽ phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa thì các bác hứng họ như...hứng đá. Cũng đeo AK, vận động chiến thuật, bò lổm ngổm, vũng nước cũng phải phi vào tuốt.
  Nhìn bộ mặt những cô gái đỏ bừng, mồ hôi đầm đìa bết cả vào tóc nghiến răng nghiến lợi giật quy lát súng thấy...mà thương. Cũng mũ cối sùm sụp, bao xe trước ngực, lựu đạn ngang sườn, lá ngụy trang giắt đầy  lưng, hò hét xung phong vang trời mới cảm phục các bạn nữ quân nhân đó, nếu không nhìn thấy phần hậu thì cứ nghĩ là...nam giới !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM