Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:17:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275999 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #450 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 07:12:18 am »

Hì ...hì .. Có vẻ thanhh63 đặt nhiều niềm tin quá. Grin

 BY anh không đánh giá tất cả ai cũng ... thế nhưng để như ... thế thì không phải ai cũng ... thế. Grin

 Nói, chỉ là một chuyện và làm lại là chuyện hoàn toàn khác, không thể chỉ nhìn ở một góc nhỏ của vấn đề rồi đánh giá "tích cực" rồi đặt trọn niềm tin quá, đôi khi dẫn đến "hụt hẫng" lớn. Kinh nghiệm nhãn tiền nhé. Grin

 Liên bang Xô Viết đã đặt trọn niềm tin ở một con người được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ XHCN không hề biết đến chiến tranh, được ăn, dạy và tiếp thu tất cả những gì tốt đẹp nhất, ai cũng hy vọng một luồng gió mới cho một chế độ sẽ không có giằng buộc của thói công thần, tham quyền cố vị từ những bậc lão thành, về nguyên tắc thì những người đó sẽ là những chiến binh giữ chặt thành trì của Cách mạng Xô Viết ... vv và ...vv. Ngược lại, chính ông ta lại là người phá chế độ XHCN ở LB Xô Viết nhanh nhất. Thực tế cả Thế giới thấy. Grin

 Kinh nghiệm từ cuộc sống xã hội. Nhà càng giàu, bố mẹ có càng nhiều tiền thì ... con cái càng biết cách đốt tiền nhanh nhất. Nếu chỉ nghe con nó nói mà giao hết tài sản cho nó quản lý thì ... có ngày ra đê mà ở. Thực tế nhiều gia đình từng gặp hoàn cảnh dở khóc dở cười này. Grin

 Nói tóm lại: Chỉ là sáng tác một bài hát để rồi nói lên rằng: "Hãy giao tài sản cho con". Thì cũng ... Lạy con luôn, bố chưa muốn ra cánh đồng. Grin

Lời đầu, chúc bác luôn luôn hạnh phúc sau đêm hôm qua: "Kỷ niệm 22 năm ngày cưỡi  Grin"...
Lời tiếp  Grin: bác nghĩ có thể không tin được sao ?, may mà bác và em là phó thường dân, chứ quan chức thì ... suốt đời măng còi măng cọc  Grin.
Bác "nói" toàn đúng, cứ như NQ vậy  Grin, và cái "làm" thì khó vô cùng, đơn giản là mất nhiều sức lực hơn, giết nhiều nơ ron thần kinh hơn, nên ai cũng chỉ "khoái nói" thôi, mà chỉ nói mà không cho chúng nó "làm" thì làm sao biết chúng nó làm "trật" ... khó nhỉ  Shocked
Còn cái LBXV kia thì không trước thì sau nó cũng "trở lại" chỉ có điều là F2 thôi. Và điều cuối cùng, nếu bác giao cho đám con nhà bác quản lý toàn bộ thì cái ngày ra ... đường và quãng đường ra ... ruộng rút ngắn nhanh lắm  Grin, mà không giao cũng không được, ra ruộng rồi còn cần gì? thôi cứ giao từ từ theo "quy trình" cho nó lành bác nhểy.  Grin  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #451 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 10:22:40 am »

Hề...hề...2 bác BY và thanhh63 nói đều chí lý, không giao thì nó cũng sẽ giành lấy, đó là quy luật rồi, của ông bà cũng đương nhiên là của tôi, tại sao lại không giành, nếu ông không giao thì "ông không phải bố tôi" cái này bác Lưu Quang Vũ bảo rồi. Nếu mà ta giao thì ta thành người vô sản và ta lại có cả thế giới cơ mà, và em cắn rơm cắn cỏ chỉ xin các anh chị tệ nhất cũng cho em làm ôsin chứ đừng cho em vào nhà dưỡng lão, phải không bác thanhh63. Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #452 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 11:23:24 am »

   Ý của bác Thanh là sống phải có niềm tin, còn ý của bác BY là tin quá có ngày...đổ thóc giống ra mà ăn  Grin . Chậc ! Thôi em lại làm động tác lót dép dựa cửa nghe các bác vậy !

   Bạnh Anhgodl : Đó là anh bạn của bạn đang " khóc " đấy ! nói thật là mấy bác sĩ quan trẻ " khóc " kinh lắm. làm mọi người mủi lòng còn hơn cả nghe thằng nghiện than vãn. Bây giờ cho anh bạn đó chọn một trong hai con đường : Hoặc là học đại học thường,( trình độ bình thường thì ngồi cạo giấy như mình thôi, chẳng lên cơm cháo gì đâu ) hay không học làm công nhân, vác đất, xe ôm. Hoặc là đi sĩ quan ( Nếu ở đơn vị huấn luyện thì cơm bưng nước rót, sáng có thằng bê nước đánh răng rửa mặt tới tận giường ) thì sẽ chọn con đường nào  Grin !

   Túm lại là bạn cũng đã có niềm tin. thực sự nếu chiến tranh có xảy ra thì những người lính ( Mình chẳng thèm nói đến sĩ quan, cả đời lính mình chỉ khâm phục vài bác, mong các bác phục vụ QĐ lâu dài sẽ rất có lợi cho QĐ ) cũng sẽ làm những gì cha anh ngày xưa đã làm. Nếu căng nữa đã có các bác BY, Thanh 63, Nguyendinhthang, Hà anh, DongminhKH....lên đường giúp đàn em kinh nghiệm chiến đấu. Các bác chẳng khoe vấn...bắn súng tốt đấy thôi, phát bách phát trúng ( tức là trăm phát trúng...một phát  Grin )

   Các bác tiếp đi ạ !

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #453 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 01:52:04 pm »

Hic híc ...  Cheesy, bác BY "hoàn thành" nhiệm vụ "lính bơm" rồi nhen, các bác khác yên tâm, ổng bơm để "thử máu" mấy thằng CCB xem còn đỏ, hay hồng, hay nhờ nhờ, hay chuyển màu toàn phần ... cha này khiếp lắm  Grin...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #454 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 02:12:12 pm »

Hề...hề...2 bác BY và thanhh63 nói đều chí lý, không giao thì nó cũng sẽ giành lấy, đó là quy luật rồi, của ông bà cũng đương nhiên là của tôi, tại sao lại không giành, nếu ông không giao thì "ông không phải bố tôi" cái này bác Lưu Quang Vũ bảo rồi. Nếu mà ta giao thì ta thành người vô sản và ta lại có cả thế giới cơ mà, và em cắn rơm cắn cỏ chỉ xin các anh chị tệ nhất cũng cho em làm ôsin chứ đừng cho em vào nhà dưỡng lão, phải không bác thanhh63. Grin

Bác ơi, nhiều khi vào nhà dưỡng lão còn tốt hơn ở " nhà mình". Hôm nay sinh hoạt chi bộ, có chị vào họp mắt dướn không nổi, hỏi ra đêm qua trông cháu cả đêm  Shocked Huh Shocked Huh...

Thôi một chút "lính thời bình" cho sung  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=FcHrOPE2jVY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=FcHrOPE2jVY</a>
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #455 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 11:42:12 am »

   Cám ơn bác Thanh 63 đã cho em xem những clip thật hay. Em xin tiếp mạch chuyện về lính các thời so với thời bình bác nhé !

   Sếp của em là lính F 313, nhập ngũ năm 80 cho đến cuối 85 ra quân. Bác ấy tranh luận với em là : Mày biết tao đi lính bốn năm giữ chốt, đánh một trận  ...xong bật vì không chịu nổi pháo. Vậy là anh có mấy năm lính thời bình. Chỉ qua một đêm thành thời chiến, thành lính chiến thực thụ gần nửa năm nữa.

   Bác ấy cũng tâm sự rất thật : Thực ra thời lính bọn anh khó nói lắm. Nghe kể mấy ông bên K xa Tổ Quốc, xa đồng bào thì thấy quá vất vả, bọn anh thì tiền tuyến, hậu phương ngay đằng sau. Nhưng đó mới là điểm chết người đánh vào tâm lý mỗi thằng lính chốt. Chỉ cần 20 cây số thôi, người ta cẫn ăn chơi nhảy múa ầm ầm, vẫn tán gái , vẫn kê cao gối ngủ. Mỗi lần ra thị xã Hà giang xong chơi chẳng muốn về chốt nữa, nhưng nhiệm vụ là nhiệm vụ. Mình là lính, theo sự chỉ huy phân công của cấp trên. Đánh là đánh, chạy là chạy, theo chiến thuật và theo...thần kinh có vững hay chịu đựơc nhiệt  của mỗi chỉ huy  thôi.

   Theo các bác thì có phải thế không ạ !
   
 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #456 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 02:52:42 pm »

Thực ra thời lính bọn anh khó nói lắm. Nghe kể mấy ông bên K xa Tổ Quốc, xa đồng bào thì thấy quá vất vả, bọn anh thì tiền tuyến, hậu phương ngay đằng sau. Nhưng đó mới là điểm chết người đánh vào tâm lý mỗi thằng lính chốt. Chỉ cần 20 cây số thôi, người ta cẫn ăn chơi nhảy múa ầm ầm, vẫn tán gái , vẫn kê cao gối ngủ. Mỗi lần ra thị xã Hà giang xong chơi chẳng muốn về chốt nữa, nhưng nhiệm vụ là nhiệm vụ. Mình là lính, theo sự chỉ huy phân công của cấp trên. Đánh là đánh, chạy là chạy, theo chiến thuật và theo...thần kinh có vững hay chịu đựơc nhiệt  của mỗi chỉ huy  thôi.

   Theo các bác thì có phải thế không ạ !
   

 Anh thì cho rằng cách lập luận của ông lính này là: Được voi thì đòi tiên, được tiên thì đòi ông Bành Tổ. Grin

 Đầu năm 1979 khi các đơn vị chủ lực của ta ở chiến trường K lúc đó nghe tin chiến tranh BGPB nổ ra, gần như đơn vị cũng sục sôi mong và hy vọng đơn vị mình được điều động ra Bắc chiến đấu trên mảnh đất Tổ quốc mình, xét một cách công tâm nhất bằng tâm lý của người lính thì dù cho có phải chết trên mảnh đất quê hương và Tổ quốc của mình thì vẫn sướng hơn ở nơi đất lạ xứ người.

 Ở K, mọi người lính cho dù chiến đấu ở hoàn cảnh nào thì trái tim vẫn luôn hướng về Tổ quốc, một lá thư gia đình, một tờ báo cũ, một tin tức nhỏ  cũng là nguồn động viên và hy vọng của tất cả mọi người, một chút quà nhỏ từ điếu thuốc lá đến ấm trà mang nhãn mác Made in Vietmam cũng làm vơi đi nỗi nhớ quê hương rất nhiều, thèm khát từng thứ nhỏ nhất đến muốn được nghe tiếng nói của người con gái VN kể cả chửi bậy chứ đừng nói đến được nhìn thấy. Chuyện chiến đấu và hoàn cảnh chiến đấu thì khỏi cần bàn thêm ở đây vì nhiều topic khác trên VMH nói nhiều quá rồi, ngoài sự ác liệt và căng thẳng chiến đấu, người lính còn phải chịu những áp lực tâm lý nặng nề nếu như không xác định tốt được rằng: Cá nhân hay anh em khác đang cầm súng chiến đấu cho ai và vì mục đích gì? Những tờ truyền đơn của địch giải trắng rừng với lời mời gọi cùng một lời hứa về một tương lai "tươi sáng" nếu chịu ném bỏ vũ khí bước sang bên kia giới tuyến, những cám dỗ, những khó khăn sẽ làm lung lạc ý chí và quyết tâm của nhiều người nếu tư tưởng họ xác định không tốt.

 Nếu chúng ta mang so sánh giữa các đơn vị BGTN và BGPB hoặc từng "lật cánh" từ Nam ra Bắc ở thời điểm đó thì trở thành thiếu hiểu biết về nhau, mỗi đơn vị mỗi hoàn cảnh riêng, cùng chiến đấu và đều hy sinh vì một mục đích chung thì ở đâu cũng đều đáng trân trọng. Nhưng đối với tất cả những người lính từng chiến đấu xa Tổ quốc thì dù chỉ 1 giây, để hít cho đầy lồng ngực chút không khí quê nhà cũng là điều luôn ước ao, mong mỏi và hy vọng. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #457 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 11:09:19 am »


   Sáng hôm sau mẹ em đến trường nói chuyện với cô giáo nọ, về kể làm mọi người đau hết cả bụng. cô ấy nói " Chán lắn chị ạ ! anh ấy cả đêm chỉ nói mỗi chuyện...phim chiến đấu Liên xô thôi "  Grin

   
Em về quê mấy ngày, quay vào thấy các bác hành quân nhanh quá.
Đọc đoạn này của bác linh Quany em lại nhớ có cô bạn học cùng lớp nói chuyện với em kể rằng; bạn của cô ấy phàn nàn thế này " Mày cứ nói chuyện với mấy thằng bộ đội xem, mình nói chuyện trên trời dưới đất gì rồi nó  cũng quay về chuyện bộ đội, chúng nó chẳng biết chuyện gì cả". Hic.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #458 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 03:21:32 pm »


Em về quê mấy ngày, quay vào thấy các bác hành quân nhanh quá.
Đọc đoạn này của bác linh Quany em lại nhớ có cô bạn học cùng lớp nói chuyện với em kể rằng; bạn của cô ấy phàn nàn thế này " Mày cứ nói chuyện với mấy thằng bộ đội xem, mình nói chuyện trên trời dưới đất gì rồi nó  cũng quay về chuyện bộ đội, chúng nó chẳng biết chuyện gì cả". Hic.

   Hóa ra CBDT mấy hôm về quê ...hỏi vợ  Grin !
   Đúng là nói chuyện với bộ đội chán lắm. Đựơc ba câu sáu điều quanh quẩn rồi lại về chuyện...súng nhể !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #459 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 10:03:57 pm »


   Hóa ra CBDT mấy hôm về quê ...hỏi vợ  Grin !
   Đúng là nói chuyện với bộ đội chán lắm. Đựơc ba câu sáu điều quanh quẩn rồi lại về chuyện...súng nhể !  Grin

Haizzz, vợ con gì đâu bác ơi. Bác nhắc em lại rầu lòng.
Em hành quân chậm, các bác để em quay lại cái tết đầu tiên trong quân đội tí.

Em học at xong thì về đơn vị mới, trung đoàn dồn hết lũ at năm nhất và năm 2 lên đồi Charlie sáo cỏ thông, làm kinh tế cho trung đoàn, gần tết mới được về đơn vị. Lính cũ ra quân hết, chỉ còn lại khung nên đơn vị vắng hoe, buồn như trấu cắn. Từ ngày 30 tết, mỗi bữa ăn tụi em được 1 lon bia cùng chế độ ăn tết theo quy định của bộ, sư đoàn, trung đoàn cũng cho thêm từ tiền tụi em đi làm kinh tế có được nên ăn uống thoải mái cũng không hết. Đúng là no dồn đói góp, chẳng bù cho ngày thường.

Tối giao thừa, tiểu đoàn cũng tổ chức vui chơi đón xuân tại sân tiểu đoàn, chương trình không vui lắm vì không có người, nội dung cũng đơn điệu theo kiểu tổ chức cho có. Đứng ở sân tiểu đoàn nhìn lên đồi Charlie thấy rừng vẫn còn có nhiều đám lửa cháy, chác là dân đốt rẫy. Sáng mùng một, Tây Nguyên nắng nóng như không phải tết, tụi em lại ra sân chơi một vài trò theo kế hoạch, đến nửa buổi thì về đơn vị xem tivi hoặc hát karaoke. Tới trưa ăn uống vẫn ê hề, vẫn có một lon bia theo tiêu chuẩn. Em vốn không uống được bia rượu, chỉ một lon là say nhưng vì ngày tết, chẳng làm gì nên cũng cố uống hết tiêu chuẩn rồi về ngủ.

Em ăn xong về đơn vị nằm mới được khoảng 20' gì đó thì nghe báo động đi chữa cháy rừng, lửa do dân đốt nương trên đồi Charlie đã cháy vào vùng trồng thông làm nguyên liệu giấy, vượt quá khả năng chữa cháy của lực lượng tại chỗ, công ty nguyên liệu giấy cầu cứu trung đoàn em, thế là tất cả các loại xe trong trung đoàn và xe của công ty được huy động tăng bo gần hết quân của trung đoàn lên đồi Charlie chữa cháy.

Em bắt đầu ngấm men cồn, đầu óc lâng lâng, lại còn cả bệnh say xe nữa nên xe mới chạy được một đoạn, bữa trưa hôm đó đã trào ra ngoài hết. Xe nào cũng chật níc quân và hình như xe nào cũng có một cái xô cho lính nôn, không chỉ riêng em mà có rất nhiều thằng nôn, không biết vì say xe hay say rượu, hay say cả hai giốgn như em.

Đứng ở trung đoàn nhìn lên thì thấy đồi Charlie ngay trước mặt, nhưng chạy được lên đến nơi thì cũng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Lên đến nơi, không biết là đơn vị nào với đơn vị nào, xuống xe lính tráng lao vào dập lửa. Sau khi ngồi trên xe qua đoạn đường đồi núi, say bia, say xe, em không thể chịu được nữa nên báo cáo một anh sĩ quan cho nghỉ và kiếm một gốc thông chui vào nằm. Trời mùng một tết vẫn nắng, đồi Charlie lửa bén vào thông cháy ngày càng dữ dội. Em thiếp đi không biết gì nữa.

Lúc em tỉnh dậy, trời đã nhạt nắng, lửa đã tắt từ lúc nào, xung quanh chẳng còn ai. Em chột dạ " Chắc mọi người chữa cháy xong về hết rồi, mọi người bỏ quên mình ở đây rồi. Khi đi không theo đội hình gì cả, không kiểm tra quân số, không giao cho ai chỉ huy, cứ thấy xe là lên. Thôi, tối nay ngủ một mình trong rừng rôi sáng mai tìm đường về đơn vị." Nghĩ vậy, em lững thững đi xuống dưới chân đồi. Chiều vùng núi xuống nhanh, trời đã nhá nhem tối. Trong rừng vẫn có ánh lửa từ lán của những người thợ rừng xứ Bắc không kịp về quê ăn tết Em ghé vào lán hỏi thăm xem họ có thấy bộ đội đi đâu không, họ bảo dập tắt lửa, bộ đội lên xe đi hết rồi.

Thế là xong, ngủ rừng thật rồi. Em đi tiếp xuống chân đồi thì bất ngờ gặp một đơn vị cũng đang dắt nhau đi tới, họ cho biết một bộ phận chữa cháy nơi này xong đã lên xe cơ động qua chỗ khác để chữa cháy tiếp, cứ ngồi đây đợi lát nữa xe quay lại đón. Hên quá, em nhẹ cả người, thế là không phải ngủ rừng nữa. Trời tối hẳn, có mấy chiếc xe quay lại chở bộ đội về. Hơn 8h tối thì về đến đơn vị, cơm chiều nuôi quân dọn sẵn từ hôi nào đã nguội ngắt, em không ăn, hình như cũng không tắm mà để nguyên vậy đi ngủ luôn. Đó là cái tết đầu tiên em xa nhà, cái tết đầu tiên trong quân đội.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM