Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:46:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275924 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:26:41 am »

Sướng cái nước non gì???
Thấy đó, thèm nhỏ dãi mà chẳng được xơi! Tức cành hông!  Grin
Khi qua bên đó, bộ đơn vị mới nó không huấn luyện lại cho mấy ông à? Vùng Biển hồ mà không học lại cách gói đồ làm phao thì học gì nữa cha!  Cheesy
Khi ở quân trường thì tụi mình chỉ được học gói lượng nổ mà thôi!


hehe lính cũ cũng không biết lấy gì huấn luyện  Grin Đánh BH thì đơn giản lắm , có lệnh là hành quân bô từ hướng bắc ( rừng núi ) xuống hướng nam ( đồng bằng ) rồi  mượn xuồng của dân , 1 xuồng 3 thằng 2 chèo 1 cảnh giới , lính thành phố không biết chèo xuồng cứ xoay mòng mòng , lính QK9 chỉ cho vài phút là chèo được , mấy thằng không biết bơi mặt xanh như đít nhái nhưng cũng phải cắn răng chịu
Đánh nhau trên bộ mình thoải mái vận động , còn đánh dưới nước thì đành ngồi chịu trận chờ trời kêu ai nấy dạ . Được cái đơn vị em 2/3 lính là dân sông nước miền tây nên cũng ổn .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:30:44 am »

   Em hỏi nhỏ bác Đongminhkh tý. Thế khi có tin báo tử miệng về thì người yêu bác chắc kịp thời bàn giao...không sổ sách kịp thời cho ai không ạ ?  Grin
[/quote]

Người yêu người iếc giề....
Mới qua bển được gần nữa năm thì ẻm cho mình leo cây làm khỉ tuốt luốt!
Sau này về, gặp lại mấy lần....nhưng thôi, hổng dám!  Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:49:10 am »

Sướng cái nước non gì???
Thấy đó, thèm nhỏ dãi mà chẳng được xơi! Tức cành hông!  Grin
Khi qua bên đó, bộ đơn vị mới nó không huấn luyện lại cho mấy ông à? Vùng Biển hồ mà không học lại cách gói đồ làm phao thì học gì nữa cha!  Cheesy
Khi ở quân trường thì tụi mình chỉ được học gói lượng nổ mà thôi!


hehe lính cũ cũng không biết lấy gì huấn luyện  Grin Đánh BH thì đơn giản lắm , có lệnh là hành quân bô từ hướng bắc ( rừng núi ) xuống hướng nam ( đồng bằng ) rồi  mượn xuồng của dân , 1 xuồng 3 thằng 2 chèo 1 cảnh giới , lính thành phố không biết chèo xuồng cứ xoay mòng mòng , lính QK9 chỉ cho vài phút là chèo được , mấy thằng không biết bơi mặt xanh như đít nhái nhưng cũng phải cắn răng chịu
Đánh nhau trên bộ mình thoải mái vận động , còn đánh dưới nước thì đành ngồi chịu trận chờ trời kêu ai nấy dạ . Được cái đơn vị em 2/3 lính là dân sông nước miền tây nên cũng ổn .
  Thực ra bọn em phát mỗi người một túi nilon, ( không phải túi tử sĩ đâu các bác nhé ) nhưng rồi cũng vứt đi đâu mất hết, cả mũ con cũng vậy. Mục đích để gói đồ khi vượt qua sông ao hồ, vừa là phao, vừa là bệ di động đặt súng trên mặt nước nhưng dân miền núi mấy ông biết bơi đâu, cứ cho xuống nước là...chìm nghỉm. Em một lần hành quân qua hồ bị thụt tý chết đuối, các bác sĩ quan dạy cách lấy hai ống quần hươ hươ lên không khí khi căng thì buộc túm gấu lại cũng nổi, em làm theo vừa nhảy xuống ôm lấy thì bị xì hết hơi đi tàu lặn luôn, cứ nổi bong bóng ùng ục làm mấy anh At mò gần chết vì em đeo đầy đủ vũ khí, quân tư trang ( chưa kịp bắt trước các bác đô ra rượu  Grin ).
  Bếp Hoàng Cầm thì cũng chỉ học thôi bác ạ, Bọn em dũng cảm không sợ máy bay nên chỉ những đợt hội thao, diễn tập mỗi đơn vị đào một hai cái làm mẫu kiểm tra, đảm bảo nếu có đun nấu...vẫn khói. Vào dân nấu nhờ cho nhanh.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
linhcongbinh
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 12:41:49 pm »

Chào linh Quany.
mình cựu lính lữ đoàn 249 thuộc BTL Công Binh.
Rất cảm ơn bạn đã mở  ra 1 topic để cho chúng ta những người lính của thế hệ sau giao lưu chia sẻ với thế hệ cha chú lớp trước,cùng ôn lại một thời quân ngũ.
Thời nay tuy rằng chúng ta chỉ đi nghĩa vụ 1-2 hoặc 3 năm thôi nhưng cũng ít nhiều có kỷ niệm với mảnh đất mình đã ở chứ,và tuy là thời bình thật nhưng mà cũng không hẳn không được nghỉ ngơi đâu nhé.năm 1996 bọn mình vẫn phải đi dò gỡ mìn trên biên giới Bát Xát-Lao Cai đó.vất vả và nguy hiểm lắm,không khác chiến trường là mấy đâu.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 04:04:36 pm »

   Chào bạn linhcongbinh !
   Như vậy anh em mình có lẽ cùng chà với nhau phải không nhỉ. Chúc mừng bạn gia nhập đơn vị của Lính thời bình.
  Từ những năm 90 trở đi, trừ một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt thì binh chủng công binh là binh chủng vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy nhiều nhất trong thời bình, nhiệm vụ phải đi rà phá, tháo gỡ những bom mìn còn sót lại sau thời gian chiến tranh. Sư đoàn mình đóng quân là F 316 cũng tham gia vào nhiệm vụ ấy cả hai hướng vị Xuyên - Hà giang và Bát Xát - Lào Cai cho đến tận ngày hôm nay vẫn có những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ đó tại các điểm cao biên giới. Tuy thời bình nhưng hàng năm vẫn có người bị thương hoặc hy sinh. Mình cũng có thời gian ở công binh nhưng không lâu và là bên quân y nên cũng chỉ hiểu chút ít về binh chủng các bạn, Rất mong linhcongbinh có những bài viết kể lại thời quân ngũ của mình trong những ngày tháng đó nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #45 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2012, 09:43:19 am »

....Ngày kết thúc huấn luyện tân binh đến dần, bọn em cảm nhận rõ qua từng cử chỉ lời nói của các cán bộ, và anh em, bạn bè của bộ đội xuống thăm, chơi liên tục. Một số người có tư tưởng sợ phải đi xa, nhất là nghe tin đồn phải sang trung đoàn 174, trung đoàn khét tiếng vất vả trong huấn luyện, ma cũ bắt nạt ma mới. Những ai đã huấn luyện bên đó về kể lại thêm mắm thêm muối làm hội tân binh sợ xanh mắt, nào là khi khai thác gỗ, nứa, nào là đồi núi bên đó hiểm trở, nào là luật kê chân giường của tân binh mới về, đấm đá nhau đi viện, lính mới bị bắt trông kiến trong vòng tròn, chui xuống gầm giường ...sủa như chó làm vui cho lính cũ và đáng sợ nhất là người dân khu vực đó không thiện cảm với bộ đội, lính đi lẻ ra đường hay bị đánh úp sọt ( bị dân ghét bắt nguồn từ các thế hệ đàn anh đi trước, tại sao thì chỉ có các bác CCB Hà giang ngày trước đóng ở Yên Bái hiểu lắm  Grin )..
   Một số người láu cá được lính cũ rỉ tai mách nước là gần đến ngày kết thúc, biên chế đơn vị mới...đào ngũ. Thực tế có xảy ra như vậy, do khi giao quân nếu thiếu ai đó thì cán bộ giao quân gọi bổ sung người khác giao cho đủ bên nhận quân, vài người trốn về hôm sau đến nghiễm nhiên được giữ lại vì đã biên chế xong, nhưng số này sau đó lúc bọn em ra quân họp mặt hội đồng ngũ hàng năm mới biết các vị ấy một thời gian cũng đảo ngũ thật hết, anh em mời đi không dám đến hoặc đến mọi người ca hát thì lẩn một góc uống rượu, đúng là đã sợ thì ở đâu cũng khó sống ( buồn cái là toàn rơi vào lính thị xã, quê nếp của em ), anh em gọi là bộ đội tuột xích, mỗi năm ra thị đội làm lao công vài ngày.
  Ngoài những cá nhân có tư tưởng ra, toàn bộ đơn vị vẫn huấn luyện, sinh hoạt bình thường, đang trong giai đoạn tập bắn bài 3 ban đêm nên anh em đơn vị cũng chăm chỉ luyện tập. một hôm B trưởng gọi em lên nói :
  - Còn hai ngày nữa là kết thúc huấn luyện rồi, mày có muốn xin ở lại thì tao nói với đại đội cho, đợt này vẫn giữ lại mấy thằng làm At kiêm chức thay cho mấy thằng ra quân. Mày ở lại tiếp tục...chép giáo án cho tao !
  - Em tưởng bắn xong bài 3 mới biên chế chứ ạ, theo lịch thì ít ra gần chục ngày nữa mà.
  - Không bắn nữa, biên chế sớm, mày suy nghĩ đi !
Lúc đó tư tưởng của em cũng thấy bình thường, vì cũng xa nhà mãi rồi nên cũng thấy chẳng có gì ghê gớm, em cứ kệ xem thế nào. Tối hôm sau, tức trước hôm biên chế em xin phép về nhà mua ít đồ lặt vặt làm kỷ niệm rồi phi ra...nhà em gái người yêu B trưởng chơi....




« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2012, 09:58:41 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #46 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2012, 02:23:10 pm »

Cuộc chiến tranh chống đế quốc thực dân hơn ba mươi năm kết thúc với thắng lợi vẻ vang. Giữa năm 1975, Đơn vị tôi C11 kĩ thuật. E26 Tăng - Thiết giáp quân khu 7 đóng quân trên một quả đồi mang tên "Trung tâm 43 - Bảo toàn trung hạng" trong tổng kho Long Bình - Biên Hòa. Sau ba tháng về Hải Phòng nghỉ phép. Anh Thanh thượng sĩ trung đội trưởng trung đội 2 cơ khí trở vào đơn vị với vẻ mặt ủ rũ chán chường. Tâm sự, anh nói: Vì nghiã vụ đối với tổ quốc, mình ra đi chống giặc, nay trở về chứng kiến thằng con trai sáu tuổi bơ vơ cùng bà nội già nua yếu đuối vì mẹ nó không thể chờ đợi chồng lâu hơn đã để nó thiếu thốn tình thương cả cha lẫn mẹ lúc mới hơn tuổi đầu. Ai cũng trầm ngâm trong số các anh "Lính già", mỗi chiều trải cái chiếu nilon  cuối sân chào cờ pha chè Thái uống, thỉnh thoảng với tay lấy ống Bazoka làm bằng cái ống pháo sáng rít một hơi thuốc lào Vĩnh Bảo nghe re ré rồi ngửa mặt lên trời thả những cụm khói tròn. Uống xong ngụm nước, anh Hồ tiểu trưởng 1 người Ninh Bình nói: Mẹ xư! Đi chiến đấu bảo vệ đất nước chán, bây giờ về mới thấy: Vợ già, con dốt, nhà dột, nản quá. ngày ấy con trẻ con, lính binh nhì, hơn mười sáu tuổi đời, tôi không cảm được những suy tư ấy của các anh. nhưng sau này học hành và tuổi quân nhiều hơn, tôi mới thấy nao lòng vì đó là sự thật. Vì dù chủ trương chính sách hậu phương quân đội là đúng đắn nhưng trong một xã hôi mang cơ chế kinh tế bao cấp của miền Bắc lúc đó, mọi sản phẩm vật chất, tinh thần xã hội đều thiếu thốn cùng cực, hạt thóc cắn ba cho chiến trường BC và để xây dựng CNXH thì lấy gì điều tiết nhằm bù đắp sự thiếu hụt cuộc sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của những phụ nữ đơn thân nuôi con một mình vì chồng ra chiến trường thì chuyện nhà dột, con thất học, vợ già vì lam lũ là hệ lụy tất yếu mà người lính phải ghánh chịu khi trở về.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2012, 06:55:31 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 08:19:19 am »

Thời hòa bình, đất nước yên hàn. Trong kế hoạch hoạt động hàng năm, ngoài thời gian tái huấn luyện xạ kích, điều lệnh đội ngũ, điều ệnh nội vụ.v.v. Người chiến sĩ còn tham gia tăng gia sản xuất lương thực. Địa bàn đơn vị tôi "Tác chiến" là chân núi Chứa Chan, từ quốc lộ 1 quẹo vào rừng bằng ngả ngã ba Ông Đồn về hướng ga Gia Ray. Thôi thì cưa cây lớn cổ thụ, dứt cành lá, chặt cây núp xúp phơi dưới nắng cho khô rồi nhằm ngày nắng to sẽ đốt rẫy để lấy diện tích canh tác. Ngoài chuyện tăng gia cũng vui vì các chế độ sinh hoạt cũng thoải mái lỏng lẻo, quân phong quân kỉ tự do. Lính ta còn tranh thủ ngày chủ nhật vác súng cacbin hoặc CKC vào sâu trong rừng bắn thú, bắn chim. Nhưng cũng có đêm mưa dầm, nằm tòn teng trong võng bạt, có anh cắc cớ còn mắc cao gần đỉnh kèo lán trại. Đêm đen tối hù không đèn đóm, cái radio National cũ ríc với mấy cục pin chảy nhão của chính trị viên với giọng xì xèo như người hết hơi. Nên chiến sĩ nhà ta thay nhau kể đủ mọi chuyện tiếu lâm cười inh góc rừng. Riết rồi cũng hết lại chuyển sang chuyện nói xấu tỉnh nhau như chuyện "Cầu tõm, chín củ thành mười" tỉnh Hà Nam. " đào rau má phá đường tàu" " Trâu đeo mõ, chó leo thang, gà chạy vũ trang, lợn đào công sự" tỉnh Thanh Hóa. "Chân dép lốp bám càng tàu vũ trụ" " Thái Bình là đất ăn chơi, tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành" hoặc khi tiên lên công nghiệp hóa thì có câu" Thái Bình có chiếc cầu bo, có nhà máy cháo, có lò đúc muôi" tỉnh Thái Bình.v.v Trong đó có bài vè về trốn nghĩa vụ quân sự:
Hà chuồn, Nam lủi, Thái Bình bay
Hải Phòng (có khi nói Hải Hưng) anh dũng trốn ban ngày
 Thanh Hóa mất mùa xin ở lại
 Nghệ An thấy vậy cũng giơ tay.
Cũng chỉ là chuyện tào lao cho hết thời gian ru vào giấc ngủ nhưng cũng không ít lần anh nọ anh kia bay từ trong võng trên đỉnh kèo lán xuống đất đấm nhau với đồng đội vì : Máy giám nói xấu quê tao. ..Rồi sáng mai lại vui vẻ vác dao quắm, cuốc thuổng lên rẫy. Bây giờ nghĩ lại cũng thấy hay hay của những ngô nghê lính thời bình.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 09:09:54 am »

   Đúng là chuyện quê hương,bản quán trong quân đội nhiều khi lấy đó ra trêu chọc nhau nhiều chuyện cũng...chảy ra nước mắt chị Anh Thơ ạ. Nhưng khi quá hay dẫn đến những phản ứng tiêu cực gây hậu quả khôn lường. Một sự thật em không muốn kể ra vì thấy là xấu đi hình ảnh quân nhân nhưng những ai nhập ngũ thời đầu 9x ( không hẳn khắp các đơn vị ) chiến sĩ một vài đại đội chia hẳn thành phe, cái gọi là nợ đồng lần trong quân ngũ thực sự đáng sợ. Lính tỉnh này đông hơn bắt nạt tỉnh kia ít hơn, sau khi lính cũ ra quân thì lính mới vào lại phải chịu luật chơi như vậy cho đến khi...thành cũ. Khi huấn luyện, học tập trở thành một đội ngũ thì anh em lại giúp đỡ nhau, cũ chỉ bảo mới tận tình. Lính tuổi quân, dân tuổi đời, cứ nghiêm chỉnh thi hành.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2012, 03:20:50 pm »

CÁI MÕ QUAY !
   Hẳn tất cả các bác lính cựu hay quân nhân thời sau trong cuộc đời quân ngũ ai cũng nhớ và biết đến một học cụ huấn luyện : Đó là cái mõ quay ( Trong Nam gọi là gì em cũng không rõ, đây là cách gọi của lính Bắc )
  Đây là một thứ không khác gì đồ chơi của trẻ em mà hồi nhỏ em cũng hay làm để chơi, chỉ cần một cái ống bơ, cành cây và dây thun là xong một cái, quay kêu coong coong cả ngày vui tai, nhưng đối với người lính bộ binh thì gắn nhiều với sự rèn luyện trong học vận động tấn công.
  Quân xanh, tức là địch nằm phục sẵn trong chiến hào, chiếc mõ quay liên tục tượng trưng cho hoả lực chống lại bộ binh tấn công, nếu chỉ thế thì chẳng có chuyện gì đáng nói, mà do những người cầm mõ quay mãi cũng chán nên nghĩ ra nhiều trò để làm phía bên kia, đồng đội của mình phải vất vả với thứ đồ chơi, học cụ này.
 Khi các tổ bộ binh tấn công giả định mục tiêu, thường thì nghe tiếng mõ phải nằm xuống hay tránh nó đi, nếu không tình huống sẽ là bị thương hoặc hi sinh, đồng đội lại phải bò tiếp cận lôi hay vác xuống, lôi thôi ở chỗ đó. Mấy ông " địch " cứ im im chờ mọi người bò lên gần đến nơi với bất thình lình nhò ra quay liên hồi, tổ nào gặp thì coi như " đi " hết. Tổ khác lên khênh xuống, đợi anh em đang khênh băng băng lại quay vài tràng, thôi thì ném vội " thương binh, tử sĩ " vào bụi xong nằm xuống, nhiều khi bị quăng trúng gốc cây đau tím người, tức điên lên mà không làm gì được thằng quay mõ, nó đúng. Nếu chiến đấu thực thì địch chắc cũng không lịch sự hơn nó đâu, thao trường đổ mồ hôi mà...
   Nhưng lính thì lắm trò lắm, đã thế thì phải trả đũa chứ, chẳng lẽ thua thằng...mõ à ! Bọn em phân công nhau, mấy người cứ bò lên đánh động càng to càng tốt, mấy người im thin thít bò vòng hướng khác và cầu mong đừng gặp..thằng mõ khác nó quay thì chết toi. bình thường thì đeo 2 quả lựu đạn chày bằng gỗ tiện tròn, nhưng lần này thì mỗi thằng đeo tới 4 quả. " Địch" đang chăm chú theo dõi mấy đồng chí vừa bò vừa kêu, chắc mẩm lần này bố con chúng mày tha hồ mà khênh nhau và vứt nhau vào búi đây, chết cười với mấy thằng ngu thế. Đang chuẩn bị nhô ra quay đã tay thì đột nhiên thình lình từ bên sườn phía dưới xuất hiện mấy chiến sĩ, chẳng thèm hô xung phong bắn găm bắn gần, cứ lựu đạn tương rào rào, côm cốp, hết lựu đạn thì móc đất ném, Bác Hồ đã dạy " ai có súng dùng súng..." cho nên cuốc thuổng không có thì ta...dùng đất đá chẳng sao. " Địch" trong chiến hào cứ " Ối giòi ơi " liên tục, mấy chiến sĩ hướng chính diện lao lên...ném bồi. Cuối cùng không chịu được đồng chí địch đành phải kêu bằng tiếng ...Đan mạch :
  - ...chúng mày ném thế vỡ đầu ( phụ huynh ) mày ra thì chết chứ sống làm sao được.
  - Mày là địch, chẳng chết chứ để sống làm gì, thế mày quay ( phụ huynh ) mày có sống đựoc không !
hi hi  Grin
Không biết các bác cựu ngày xưa thế nào ? chắc cũng lắm trò hơn bọn hậu sinh chúng em nhiều nhỉ ?

  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM