Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:39:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275931 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #30 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 11:29:46 am »

Các bạn thân mến ở lính thời bình .
Đây là mảng khó viết nhất  trong việc viết về người lính . Những bài đã viết đều chưa hẳn là thời bình , vẫn là những câu chuyện dai dẳng từ lính thời cũ rơi lại . Chúng tôi lính cũ , già , mong được nghe chuyện của lính trẻ bây giờ , những xuy nghĩ của người lính trong thế kỉ 21 của thời kì hiện đại của thế hệ con cháu hơn mình rất nhiều . Đây là một bước tiến của VMH . VÌ THế , mong được đọc nhiều bài với tâm thế của nó . Thưa các bác lính già , chúng ta có thể làm phong phú topic này với những tâm sự của người đi trước và đặt ta vào thời gian của vài chục năm sau thời ta là lính

@ cựu bộ đội trẻ :
Cám ơn bạn , bạn đã từng lên đồi charlie ư ?
Tôi cám ơn bạn đã nhắc lại cái tên ấy ( cao điểm 1015 ) trận đánh để lại lịch sử của trung đoàn tôi - E 64 F320 A ngày 12,13, 14/4/1972 )
Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #31 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 12:11:30 pm »

Chào chú linh quany !

Là lính thì thời chiến hay thời bình đều cực , Tôi nhớ thời quân trường , chỗ tôi tuy rằng chưa chiến đấu nhưng việc rèn luyện cũng bở hơi tai , việc gác sách thì B nào cũng phải tổ chức gác tại lán trại của B ,kiểm tra và đốc gác do B trưởng thực hiện . chuyện bỏ gác rất hay xảy ra ,mỗi khi B trưởng bắt được tại chỗ có chuyện bỏ gác là ông ta thổi còi báo động chiến đấu bắt mọi người trong thời gian 2 phút vừa mặc quần áo vừa chay ra địa điểm tập kết chừng vài trăm mét . ai đến không kịp sẽ bị làm bản kiểm điểm . có đồng chí quýnh quá vì thời gian có hạn vơ liền một lúc 2 cái quần của mình ,vừa chạy vừa mặc ,quần thì mặc được rồi nhưng không có áo anh ta liền xỏ 2 tay vào ống quần còn lại  ,đứng xếp hàng rất nghiêm . ban đêm dưới ánh sáng mờ mờ vậy mà B trưởng không  phát hiện . Trước hàng quân ông ta thao thao bất tuyệt, quán triệt một số vấn đề khoảng 30 phút sau mới cho giải tán .

 Vào những ngày lễ quan trọng trong năm ,cho dù là thời bình ,nhưng báo động giả chiến đấu là rất thường xuyên , nhất là vào đêm noel hàng năm ,thường thì một đêm báo động 3 lần ,mãi rồi anh em biết ý ,cứ vào những đêm lễ 90% quân số mặc nguyên quần áo và đi giày trong chân lên giường ngủ .cứ nghe hiệu còi báo động là vùng chạy cho kịp .

Ngoài báo động chiến đấu còn có loại báo động di chuyển bí mật( tình huống chiến đấu giả) . khoảng tầm 2 giờ đêm là có hiệu lệnh báo động di chuyển ,tất cả đơn vị trong thời gian ngắn nhất phải cho tất cả quân tư trang ,và các phương tiện vũ khí cá nhân di chuyển ,không được để sót bất cứ thứ gì ,từ bàn chải hộp kem đánh răng ,nồi niêu xoong chảo đem đi tất ,sót thứ gì kỷ luật thứ đó .  cả đơn vị nhanh chóng hành quân theo lệnh của cán bộ khung ,không phải đi mà phải chạy lúp xúp , cứ như vậy vòng vèo qua nhiều xã khoảng cách chừng 15 cây số . sau khi thấy được cán bộ khung mới dẫn về doanh trại  . khổ nhất là anh nuôi kẻ gồng người gánh ,nào gạo, nào nồi to ,chảo gang cứ kìn kìn ,có anh mang nặng quá lại đi xa mặt méo xẹo mà cấm dám kêu ,sợ kỷ luật thì ít nhưng sợ cắt thi đua mới là chuyện lớn .

Cán bộ khung ông nào cũng giỏi chính tri ,hành quân xong , về đến điểm tập kết ,ông ấy còn quán triệt tình hình thế giới ,tình hình trong nước ,tình hình các thế lực thù địch trong và ngoài nước , âm mưu tạo phản ,bạo loạn ,lật đổ chính quyền nhân dân các cấp vv....và vvv...     LÍNH TRÁNG nghe mà như nuốt từng lời chỉ một lát là hết mệt ngay ,đã vậy còn trở nên " rét - và run ". Cá biệt có chiến sĩ muốn đêm nào cũng hành quân .( chưa rõ lý do)

 ôi chuyện người lính thời bình kể sao cho hết ,tuy rằng máu không đổ nữa nhưng mồ hôi thì đổ nhiều .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 12:37:52 pm »

   Em có một chuyện vui về gác như này. Khi em về C16 ( 12 ly 7 ) có một đồng chí chuyên xin gác chỗ ban chỉ huy đại đội . Những ai gác sau đ/c này khoái lắm vì không bị gọi dậy, cứ yên tâm ngủ tới sáng. Hóa ra chú này cũng khôn ra phết là đến ca ôm súng nằm tựa lưng vào cửa BCH...ngủ, nếu chỉ huy có dậy kẹt cửa mở ra thì biết liền lên chưa bao giờ bị bắt quả tang. Các bác biết nếu báo động hành quân nửa đêm mà vác 12 ly 7 đi tìm địch thì khổ thế nào. Tuy nhiên mãi rồi cũng có ngày lộ do một lần đi thao trường về mệt quá ngồi dựa cửa ngủ say đổ xuống đất ngáy khò khò, đại phó dậy mở cử thấy lù lù nằm thượt thượt trước cửa giật mình tưởng bị sao liền lay mãi mới dậy. Chết cười ở chỗ đ/c này mở mắt dậy nhìn thấy chỉ huy liền ...cất cao tiếng hát như thể ta đây ...vẫn thức. Mới đầu đại phó trố mắt ra, sau đó không nhịn được ôm bụng cười sằng sặc và hết trận cười tặng cho mấy cái tát vì hai tội ngủ trong khi gác và hát trong khi gác và gọi thủ kho quân khí cùng  Bt của đ/c ấy tập trung quân số, sửa soạn vũ khí hành quân.
  @ cưubodoitre : Chỉ huy và anh em đơn vị bạn đáng yêu và hiền từ thật đấy .  Grin
 
Đơn vị em cũng chẳng hiền lành gì đâu bác ơi, thanh niên mà, nhưng do kỷ luật rắn quá nên từ quan tới lính cũng ngại. Lính thì ngại bị kỷ luật, quan thì ngại lính nó làm lá đơn gửi cho báo quân đội nhân dân hoặc gửi trực tiếp cho bộ trưởng quốc phòng thì cha con ăn không hết  Grin, thực tế đơn trung đoàn em đã có rồi. Đánh lộn thì cũng có, ngày em mới đi học at về, lính cũ sắp ra quân, chẳng biết c16 12.7 đụng độ gì với vệ binh, bị tụi vệ binh đánh, mấy thằng 12.7 chạy về kéo nguyên cả đại đội lên tập kích vệ binh, mấy thằng vệ binh phải đi viện, trung đoàn dọa giữ tuổi quân toàn bộ số lính đó, có thằng xỉu luôn, nhưng sau đó c16 chỉ phải bồi thường tiền thuốc men cho bọn đi viện, tất nhiên giá thành cao hơn thực tế. Ngày em đi học bê phá, lớp em cũng có đánh nhau với mấy lớp khác, nhưng cũng không gây hậu quả nghiêm trọng vì cán bộ can thiệp kịp thời. Hình thức kỷ luật quen thuộc ở quân đoàn 3 tụi em lúc ấy là tổ chức sinh hoạt liên miên, hết cấp này đến cấp khác để giáo dục, quán triệt, sau đó là có quyết định kỷ luật hẳn hoi, không kiêng nể ai. Có thế đơn vị mới ổn định, lúc ở trong đó thấy mệt mỏi, bức bối, nhưng bây giờ nhìn lại mới thấy nó giá trị.
chú nguyentrongluan : cháu đã 3 lần lên đồi Charlie, lần ở lâu nhất là 1 tháng. Di tích chiến tranh còn lại nơi đó là những quả đồi trọc vì chất độc hóa học, những hố bom và những mảnh bom, những cây cổ thụ cháy từ trên ngọn xuống đứng chơ vơ giữa đồi. Đồi Charlie cao và dốc, chúng cháu vác mỗi cây cuốc leo lên đỉnh đồi giữa ban ngày mà còn bở hơi tai, mồm mũi tranh nhau thở, không hiểu ngày trước, trong đêm tối, rừng già, các chú lên đó như thế nào và chiến thắng như thế nào trong điều kiện địa hình bất lợi như thế. Cháu đã đọc nhiều về trận đánh đồi Charlie của cả hai phía, được biết rằng đó là trận đánh rất ác liệt, tổn thất của cả hai phía là không nhỏ.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 06:24:57 am »

Tháng ba năm 1983 sau khi ra khỏi quân đội chuyển nghành về bệnh viện đa khoa Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh.  Mọi khó khăn ập đến như định mệnh đối với một nữ quân nhân trở về từ chiến trường. Xa quê hương bơ vơ nơi đất khách, không nhà cửa, không hộ khẩu. Phần thì mang cái bụng bầu nặng nề đi làm. Phần thiếu thốn về vật chất, thiêu thốn tình cảm và nhớ chồng còn bên kia biên giới. Một hôm tôi đọc được bài thơ " Tình yêu ấy, cuộc đời ai nỡ trách" của nhà thơ Đình Kính trong cuốn văn nghệ quân đội tháng 3/1983, Anh mới gửi từ Căm Pu Chia về cho tôi trong đó có câu thơ:
                ...Từ xa tôi thảng thốt nhận ra em
                đi bên chồng và đứa con trai
                Khuôn mặt em mãn nguyện đủ đầy...
Bài thơ tả hoàn cảnh một chiến sĩ đã được báo tử về địa phương khi nhiều tháng đơn vị tìm kiếm sau một trận đánh với quân Mỹ ở chiến trường Đông Nam bộ. Anh bị thương, được nhân dân cứu giúp rồi thất lạc đơn vị sang một đơn vị khác. Đất nước thống nhất, anh trở về quê với bao hy vọng tràn trề. Ngoài hình bóng mẹ, trong tim anh luôn mang nặng dáng hình người yêu đã thề non hẹn biển chờ đợi anh ngày trở về. Và khi bước chân xuống từ chuyến xe muộn cuối ngày tại phố huyện nhỏ nhoi, bất chợt anh nhìn thấy người yêu đi bên cạnh chồng và con trai. Dù xa nhau nhiều năm nhưng anh không thể quên được hình dáng của nàng. Chần chờ lưỡng lự. Anh quay gót vội vã đi về hướng ngôi làng có căn nhà và người mẹ tảo tần đang âm thầm nhang khói cho anh mà cố gắng tránh cho nàng một phút giây khó xử. Đọc xong bài thơ, nước mắt tôi lưng tròng mà nghĩ đến hoàn cảnh chiến tranh ly loạn gây ra bao hệ lụy khó lường cho cả người ở người đi. Cũng từ đó tôi xét hoàn cảnh mình cũng chưa phải là khó khăn nhất. Tôi quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt công tác và đợi anh về
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2012, 04:48:07 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 07:36:14 am »

Trích dẫn
đi về hướng ngôi làng có căn nhà và người mẹ tảo tần đang âm thầm nhang khói cho anh

Giống trường hợp của em! Đang sống sờ sờ mà ba mẹ em bắt em lên ngồi ngắm gà khỏa thân hơn năm! Mãi đến khi em về nhà thì gia đình mới tá hỏa tam tinh....
Hóa ra là mấy đứa bên kia về nói với ba mẹ em là em đã "anh dũng hy sinh"! Cheesy
Điên!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 07:58:09 am »

   Cháu cảm ơn chú Nguyễn Trọng Luân đã ghé qua chia sẻ cùng anh em bọn cháu trong đơn vị Lính thời bình !
Là những người lính nhập ngũ những năm đất nước đã hết chiến tranh, so với các chú bác và anh chị đi trước thì bọn cháu cũng khác nhiều lắm, về ý thức , suy nghĩ của một người lính làm nghĩa vụ thời bình chủ yếu mong làm tròn bổn phận xong về với gia đình, không như các chú bác, anh chị thời chiến đã ra đi xác định tư tưởng sống còn, phân định rạch ròi mục tiêu, kẻ thù. Người lính thời bình chỉ lấy thao trường và các chế độ của quân đội làm thước đo chuẩn mực về sự rèn luyện, phấn đấu chứ không phải chiến trường.
  Quân đội thời chiến là sức mạnh trong chiến đấu, mọi hy sinh, gian khổ xảy ra bất cứ lúc nào với người lính, trong đó thời bình quân đội chỉ mang tính chất ngăn chặn mọi ý định xâm chiếm của thế lực bên ngoài, phòng chống Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Do vậy ý thức hệ cũng khác một chút so với thời các cô chú và anh chị...
  Trong chiến tranh, càng gian khổ ác liệt bao nhiêu thì những người lính cháu thấy tâm hồn lại càng lãng mạn, tình cảm bấy nhiêu, một điều nhận thấy rất rõ là có rất nhiều nhà văn, nhà thơ có những tác phẩm rất hay, đi vào lòng người nhưng thời bình có vẻ điều ấy kém hơn thì phải. Cháu cũng không thể giải thích được, mong các  cựu CB lính chiến giải thích giúp ạ.
  Cháu rất muốn chú và các anh chị cùng quan tâm, chia sẻ với các thế hệ đi sau về cuộc sống cùng những người lính qua các thời điểm trong quân đội. Kính chúc các cô chú, anh chị khoẻ , mong rằng luôn ghé thăm kiểm tra, điều lệnh nội vụ truyền lại kinh nghiệm cho chiến sĩ đơn vị bọn cháu nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #36 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:36:08 am »

Chào chú linh quany !

...

 ôi chuyện người lính thời bình kể sao cho hết ,tuy rằng máu không đổ nữa nhưng mồ hôi thì đổ nhiều .
  Bác Thanhnhiet kể hay quá, bác nói kể sao cho hết chứng tỏ bác còn rất nhiều câu chuyện để tâm sự và kể cho mọi người nghe phải không ạ ?  Cheesy
   Em cũng không được biết ngày trước, thời các bác bộ đội mình huấn luyện như nào nhưng khéo cũng giống tụi em ở bộ binh thôi nhỉ. Sau này chỗ Cuubodoitre không biết có hiện đại thêm nhiều không nhưng khi em chép giáo án cho chỉ huy, cop py từ sách ra thì thấy các thông tin đều ghi từ những năm 70, 80 tuỳ từng khoa mục huấn luyện, cũng chỉ ngoài 7 tư thế vận động trên chiến trường, bắn súng AK, ném lựu đạn chày hay đào hầm âm, bếp Hoàng Cầm hay mắc tăng võng, buộc phao nilong khi vượt sông,  ( hai mục này không thực hành nên đi hành quân gặp mưa hoặc qua ao hồ bọn em...ướt hết...) ...
   Chuyện học chính trị cũng vui lắm bác ạ. Các bác cựu K hay kể chuyện ngao ngán khi học môn này nhưng bọn em lại thích, ít ra đối với các chú lười rèn luyện thì ngồi học trong nhà khoái hơn vác súng chạy đồi trời nắng. Những đot nhập ngũ đầu năm 9x trình độ văn hoá bọn em cũng không đồng đều, đa số anh em các huyện vùng cao chỉ học hết cấp một, đến thành phố, thị xã chủ yếu là cấp hai, cá biệt vài trường hợp khi đi lĩnh phụ cấp mới học...ký tên mình, đồng chí nào thích ngủ thì mời ra cột cờ đứng cho tỉnh, vấn đề lớn là tuỳ theo kiểu giảng dạy của từng sĩ quan chính trị thôi, mấy bác qua chiến đấu thì không câu nệ sách vở lắm, nói thoải mái, anh em cười rần rần nhưng lại ngấm, còn mấy bác mới ra trường nói đúng...như sách, bài bản, cụ thể nhưng tỷ lệ chiến sĩ ra chào cờ buổi trưa hơi cao. Hi hi
  Trong huấn luyện, rèn luyện thì hành quân là không thể thiếu, các đơn vị trực chiến bảo vệ mục tiêu thuộc dạng A thì như cơm bữa. Nếu hành quân theo chương trình cụ thể thì bọn em không đáng sợ lắm vì khi giao ban kế hoạch dã phổ biến cho các Bt, At về nói và cho chiến sĩ nghỉ ngơi sớm  chuẩn bị trước, từ thường xuyên lên tăng cường hay lên cao liên miên vẫn vô tư nhưng ngại nhất một ngày huấn luyện mệt mỏi, sức thanh niên đang ngủ như chết mà tự dưng có ông chấp chới bỏ gác bị báo động thì bực mình lắm, nhất là các đơn vị hoả lực, đã thế các bác hay ra tình huống pháo bắn đội hình thì nếu phải nằm vũng trâu đằm hay bãi...trâu bò cũng phải phi thân vào, có lần bọn em đang vác 12 ly 7 có tình huống gặp xe tăng giá súng thấp để diệt, tối quá loay hoay ráp súng bị cái đầu bò với giá xoay ở chân súng nghiến cho giập cả tay.
  Các bác xem chuyện huấn luyện của các bác có giống thế không ạ !
  
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:14:35 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 09:24:31 am »

Trích dẫn
đi về hướng ngôi làng có căn nhà và người mẹ tảo tần đang âm thầm nhang khói cho anh

Giống trường hợp của em! Đang sống sờ sờ mà ba mẹ em bắt em lên ngồi ngắm gà khỏa thân hơn năm! Mãi đến khi em về nhà thì gia đình mới tá hỏa tam tinh....
Hóa ra là mấy đứa bên kia về nói với ba mẹ em là em đã "anh dũng hy sinh"! Cheesy
Điên!


hehe có vụ đó nửa à , vậy là số ông sướng quá , hồi xưa được nhìn gà khỏa thân bây giờ lại được nhìn bọn Tây tắm không mặc quần áo  Grin
Mấy chú sao này được huấn luyện vậy là quá tốt chứ thời anh học không biết cái bếp HC ra sao , buộc tăng võng hay gói phao nylon thế nào .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2012, 09:31:24 am gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 09:53:54 am »

Sướng cái nước non gì???
Thấy đó, thèm nhỏ dãi mà chẳng được xơi! Tức cành hông!  Grin
Khi qua bên đó, bộ đơn vị mới nó không huấn luyện lại cho mấy ông à? Vùng Biển hồ mà không học lại cách gói đồ làm phao thì học gì nữa cha!  Cheesy
Khi ở quân trường thì tụi mình chỉ được học gói lượng nổ mà thôi!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:24:08 am »

Trích dẫn
đi về hướng ngôi làng có căn nhà và người mẹ tảo tần đang âm thầm nhang khói cho anh

Giống trường hợp của em! Đang sống sờ sờ mà ba mẹ em bắt em lên ngồi ngắm gà khỏa thân hơn năm! Mãi đến khi em về nhà thì gia đình mới tá hỏa tam tinh....
Hóa ra là mấy đứa bên kia về nói với ba mẹ em là em đã "anh dũng hy sinh"! Cheesy
Điên!

  Em hỏi nhỏ bác Đongminhkh tý. Thế khi có tin báo tử miệng về thì người yêu bác chắc kịp thời bàn giao...không sổ sách kịp thời cho ai không ạ ?  Grin
  Khi huấn luyện bắn súng hay ném lựu đạn, kiểm tra kể cả lựu đạn thật đi ném không ai vấn đề gì ( bọn em ném loại mỏ vịt, hình như F1 của Liên xô ), nhưng đánh bộc phá khối thì xảy ra tai nạn. Có một anh B trưởng lúc làm mẫu cho chiến sĩ xem lúc tra dây cháy chậm gắn nụ xòe vào kíp không biết có phải quá tay ấn mạnh vào mắt ngỗng không mà nổ luôn trên tay, bác ấy bị mất mấy ngón trong đó có một ngón đồn là đeo chiếc nhẫn vàng làm anh em đi kiểm tra hiện trường suốt.
  Gói cái loại lương khô TNT này em hãi lắm, nhất là đoạn tra kíp, thấy mấy bác lính cũ tra xong ghé răng cắn cái phập cho miện kíp bóp vào dây cháy chậm làm bọn em toát mồ hôi hột, cứ loay hoay dùng kìm, lâu nhưng...cho nó lành.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2012, 10:32:33 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM