Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 11:54:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275993 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #180 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 03:17:14 pm »

Hehe...Sẵn dịp nói về tiền, có cái này hơi bị hiếm nè:


Hình như cuối năm 1986 thì mất dạng luôn!  Grin Grin Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #181 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 03:19:37 pm »

  
Trích dẫn
kiếm tờ 10 đồng cụ HỒ KHÓ QUÁ



Đây phải không bác!

   Hóa ra em nhớ không lầm, đúng là đồng tiền hình con voi này em thấy từ bé nhưng không nhớ rõ thời gian nào đang lưu hành. May quá có bác Đongminhkh gia đình cũng khá giả giống bác đốc tờ Thanh nên không kịp tiêu hết hay đổi tiền mới giữ lại để anh em trẻ tuổi sau này biết được hình ảnh những đồng tiền ngày xưa !  Grin
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 03:27:02 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #182 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 04:35:52 pm »

_Không phải tờ tiền mệnh giá 10 000 đồng kia là tờ Cụ Mượt đâu !
_Tờ Cụ Mượt là tờ tiền mệnh giá 100 đồng tiền cũ được đổi và lưu hành từ năm 78 đến năm 85 thì lại đổi tiền.Ngày đó tờ Cụ Mượt mệnh giá 100 đồng là to nhất. Còn tờ 10 000 đồng đỏ này hiện giờ vẫn tiêu được.

 Vẫn sai. Tờ Cụ Mượt là tờ 10 đồng được phát hành năm 1958 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiền màu hồng đỏ cánh sen rất đẹp, tờ tiền to bản với họa tiết văn hoa in trên nền giấy cotton với ông "Cụ" nhiều râu béo tốt hồng hào. Grin

 Một thời thanh niên HN thường mặc áo sơ mi trắng, trên túi ngực có thấp thoáng bóng tờ Cụ Mượt và cái bút máy Kim tinh TQ nắp vàng chóe là đủ "tư cách" và tự tin để bước vào bất kể chốn ăn chơi nào ở HN, nói ba hoa thế thôi chứ làm quái gì có gì mà nói chuyện ăn với chả chơi. Grin

 Tiền Cụ Mượt được lưu hành đến đầu tháng 5.1978 thì được đổi để thống nhất tiền tệ trên toàn quốc, song có lẽ ai cũng luôn nhớ về đồng tiền mệnh giá này vì nó từng tồn tại và giá trị ổn định nhất từ xưa đến nay. Trước 30.4.1975 không mấy ai có được tiền nghìn, căn nhà mặt phố cổ HN diện tích khoảng 50 60 m2, 2 tầng cũng chỉ khoảng 10 000 đồng quay lại, đồng tiền rất giá trị và điều quan trọng là không ai có nhiều tiền. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #183 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 04:43:33 pm »


   May quá có bác Đongminhkh gia đình cũng khá giả giống bác đốc tờ Thanh nên không kịp tiêu hết hay đổi tiền mới giữ lại để anh em trẻ tuổi sau này biết được hình ảnh những đồng tiền ngày xưa !  Grin
.

Không phải như vậy ông nhỏ ơi , Nói như vậy người ta cười . Từ ngày có internet thì kho tàng văn hóa của nhân loại người ta đều đưa lên đó hết (hay còn gọi là số hóa đấy) . Nếu bạn muốn tìm kiếm cái gì đó thì chỉ việc vào google (gu- gồ)rồi search (tức là bạn gõ cụm từ khóa vào google ,ví dụ như gõ chữ linhquany thì trong 3-5 giây google sẽ cho ra 5-10 ngàn kết quả . có kết quả rồi bạn dẫn link về chỗ bạn muốn . cái này người ta gọi là :" Tin học như cơm bình dân " vừa rẻ tiền lại dễ ăn .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #184 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 05:18:29 pm »

Đây rồi sệch gu-gồ (search google) đỏ cả mắt mới ra tờ tiền 10 đồng của nhà nước ta phát hành năm 1958 .(dân dã gọi là cụ nọ cụ kia)




Năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho in hệ thống tiền mới chuẩn bị phát hành thay thế tiền in năm 1951. Ngày 27/2/1959, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 15.SL cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành tiền mới in thu đổi tiền cũ với tỉ giá 1 đồng mới ăn 100 đồng tiền cũ.
Hệ thống tiền mới mặt trước ghi quốc hiệu, luôn có quốc huy và nơi phát hành là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, không có chữ ký hoặc con dấu; mặt sau ngoài mệnh giá tờ giấy tiền còn có năm in là 1958. Cả hai mặt đều in hình ảnh xây dựng đất nước và phong cảnh miền Bắc.

dưới dây là nguồn :

http://giadinh-numis.com/Web/showthread.php?70-K%E1%BB%B2-XI.-Ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-Vi%E1%BB%87t-Nam-D%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-C%E1%BB%99ng-h%C3%B2a
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #185 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 05:32:28 pm »

_Không phải tờ tiền mệnh giá 10 000 đồng kia là tờ Cụ Mượt đâu !
_Tờ Cụ Mượt là tờ tiền mệnh giá 100 đồng tiền cũ được đổi và lưu hành từ năm 78 đến năm 85 thì lại đổi tiền.Ngày đó tờ Cụ Mượt mệnh giá 100 đồng là to nhất. Còn tờ 10 000 đồng đỏ này hiện giờ vẫn tiêu được.

 Vẫn sai. Tờ Cụ Mượt là tờ 10 đồng được phát hành năm 1958 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiền màu hồng đỏ cánh sen rất đẹp, tờ tiền to bản với họa tiết văn hoa in trên nền giấy cotton với ông "Cụ" nhiều râu béo tốt hồng hào. Grin

 Một thời thanh niên HN thường mặc áo sơ mi trắng, trên túi ngực có thấp thoáng bóng tờ Cụ Mượt và cái bút máy Kim tinh TQ nắp vàng chóe là đủ "tư cách" và tự tin để bước vào bất kể chốn ăn chơi nào ở HN, nói ba hoa thế thôi chứ làm quái gì có gì mà nói chuyện ăn với chả chơi. Grin

 Tiền Cụ Mượt được lưu hành đến đầu tháng 5.1978 thì được đổi để thống nhất tiền tệ trên toàn quốc, song có lẽ ai cũng luôn nhớ về đồng tiền mệnh giá này vì nó từng tồn tại và giá trị ổn định nhất từ xưa đến nay. Trước 30.4.1975 không mấy ai có được tiền nghìn, căn nhà mặt phố cổ HN diện tích khoảng 50 60 m2, 2 tầng cũng chỉ khoảng 10 000 đồng quay lại, đồng tiền rất giá trị và điều quan trọng là không ai có nhiều tiền. Grin

Ý bác Binhyen1960 rất chính xác. Đó mới là tờ Cụ Mượt, nhưng có lẽ ở thủ đô thì các chàng trai còn coi chưa thể hiện bản lĩnh "tay chơi" khi có tờ tiền này trong túi ngực áo "Lon" chứ ở quê như chúng tôi làm gì có của hiếm ấy, nhưng chúng tôi "dạng con cán bộ" lại có kiểu chơi khác đó là trên túi áo ngực luôn có cuốn sách bìa màu đỏ bầm láng bóng và hàng chữ nhũ vàng "Trước tác Mao Trạch Đông" và cây bút máy Hồng Hà hoặc tay nào khá giả có cây bút bắp cày màu đen tuyền của Trung Quốc, trong khi chẳng có đồng nào cả, hồi đó tiền học phí của tôi là 1,5 đ/tháng vì đã được miễn giảm vì có hơn hai học sinh/ hộ. Đúng là thời kinh tế bao cấp của nước ta ngày ấy, giá trị sử dụng của tiền tệ rất ổn định và trở thành công cụ đắc lực để nhà nước điều hành nền kinh tế quốc gia. Như bác BY nói đúng về giá cả bất động sản lúc đó. Bố tôi từ Hà Nội về thấy căn nhà của mẹ con chúng tôi xuống cấp quá nên Ông bán cái xe xuống khung được 1000đ để mua một cái xe khác, số tiền còn lại sửa chữa căn nhà gia đình tôi đang ở là nhà của địa chủ xây năm 1938, nhà nước tịch thu cấp cho bố mẹ tôi, căn nhà trở lên mới đẹp và chỉ nhỏ hơn ngôi nhà thờ Chúa sừng sững giữa làng. Đầu năm 1975, tôi đi Nam, bà con dòng họ, bố mẹ cho được gần ba mươi đồng toàn tiền một đồng năm hào. Bây giờ nghĩ lại thấy cũng hay mà ngậm ngùi một thời thiếu thốn.
@Thanhnhiet, chính xác đấy bác ạ. Có lẽ do tâm lý làm lu mờ ý chí nhưng rõ ràng tôi thấy tờ tiền này là đẹp nhất trong các loại tiền tệ của ta mà tôi từng biết.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 07:14:20 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #186 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 06:06:11 pm »


   May quá có bác Đongminhkh gia đình cũng khá giả giống bác đốc tờ Thanh nên không kịp tiêu hết hay đổi tiền mới giữ lại để anh em trẻ tuổi sau này biết được hình ảnh những đồng tiền ngày xưa !  Grin
.

Không phải như vậy ông nhỏ ơi , Nói như vậy người ta cười . Từ ngày có internet thì kho tàng văn hóa của nhân loại người ta đều đưa lên đó hết (hay còn gọi là số hóa đấy) . Nếu bạn muốn tìm kiếm cái gì đó thì chỉ việc vào google (gu- gồ)rồi search (tức là bạn gõ cụm từ khóa vào google ,ví dụ như gõ chữ linhquany thì trong 3-5 giây google sẽ cho ra 5-10 ngàn kết quả . có kết quả rồi bạn dẫn link về chỗ bạn muốn . cái này người ta gọi là :" Tin học như cơm bình dân " vừa rẻ tiền lại dễ ăn .

  Thế mà em cứ tưởng ... Grin
..... nhưng chúng tôi "dạng con cán bộ" lại có kiểu chơi khác đó là trên túi áo ngực luôn có cuốn "Trước tác Mao Trạch Đông" ..................................
  Bác Vệ có .....nhầm không đấy ạ ? Trước tác MTĐ ngày trước bố em kể chỉ có lính Trung quốc sang mới có , ông nào cũng có, cứ thập thò túi áo thỉnh thoảng mang ra đọc như tụng kinh vậy. Hay là quyển gì đó của Hồ chủ Tịch ạ ....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #187 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 06:18:01 pm »


   May quá có bác Đongminhkh gia đình cũng khá giả giống bác đốc tờ Thanh nên không kịp tiêu hết hay đổi tiền mới giữ lại để anh em trẻ tuổi sau này biết được hình ảnh những đồng tiền ngày xưa !  Grin
.

Không phải như vậy ông nhỏ ơi , Nói như vậy người ta cười . Từ ngày có internet thì kho tàng văn hóa của nhân loại người ta đều đưa lên đó hết (hay còn gọi là số hóa đấy) . Nếu bạn muốn tìm kiếm cái gì đó thì chỉ việc vào google (gu- gồ)rồi search (tức là bạn gõ cụm từ khóa vào google ,ví dụ như gõ chữ linhquany thì trong 3-5 giây google sẽ cho ra 5-10 ngàn kết quả . có kết quả rồi bạn dẫn link về chỗ bạn muốn . cái này người ta gọi là :" Tin học như cơm bình dân " vừa rẻ tiền lại dễ ăn .

  Thế mà em cứ tưởng ... Grin
..... nhưng chúng tôi "dạng con cán bộ" lại có kiểu chơi khác đó là trên túi áo ngực luôn có cuốn "Trước tác Mao Trạch Đông" ..................................
  Bác Vệ có .....nhầm không đấy ạ ? Trước tác MTĐ ngày trước bố em kể chỉ có lính Trung quốc sang mới có , ông nào cũng có, cứ thập thò túi áo thỉnh thoảng mang ra đọc như tụng kinh vậy. Hay là quyển gì đó của Hồ chủ Tịch ạ ....

 Thế mới khổ chứ. Ngày ấy (1973) ở phố huyện Xuân Thủy quê anh sát đê sông Hồng có hai khu vực riêng biệt, nhưng được gọi chung là khu "chuyên gia" một cho chuyên gia dầu khí Liên Xô, vì sông ngòi ao hủng quê anh ngày ấy lúc nào cũng có những đám nuớc sôi ùng ục bởi tác động của ba giàn khoan thăm dò dầu khí. Một cho chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc hướng dẫn nông dân đồng bằng Bắc bộ canh tác lúa. Trong chương trình hoạt động về văn hóa của họ, giống nhau ở chỗ cùng chiếu phim và cung cấp họa báo cho học sinh và nhân dân xem, nhưng khác ở chỗ là chuyên gia Trung Quốc phát tận tay học sinh cấp II và III những cuốn sách về gương anh hùng quân đội nhân dân Trung Hoa và đặc biệt là "Trước tác Mao Trạch Đông" Tuy nước ta cũng có những ấn phẩm về Bác nhưng khổ sách to, in trên giấy xấu hơn và cái quan trọng là không vừa cái túi ngực. Vậy đấy chứ anh không nhầm, thậm chí cũng chẳng đọc chữ nào, nhưng nếu không có thì không phải trai thời thượng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 07:11:47 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #188 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 08:38:53 pm »

   Kính mời các bác cựu cùng em hành quân qua các chặng đường của Lính thời bình nhé !

....Từ khi về sống cùng với những người lính công binh trong đơn vị mới, em nhận thấy so với đơn vị cũ vừa qua hai công việc khác hẳn nhau. Nếu bên C16  huấn luyện thật ồn ào, hô hào ầm ĩ thì bên C17 lại ngược lại, im lặng và khẽ khàng . Những người lính công binh hàng ngày lên thao trường đồ nghề mang theo thật đơn giản , một khẩu AK đeo lưng, một cây thuốn, một cây đóm, cờ, mấy cây ghim chốt lựu đạn và vài thứ linh tinh trong một cái túi đeo hông lên thực địa.

    Những tên vũ khí nổ chết người dần dần em cũng đưuọc nghe qua : K58, Guanta, TM41, TM57, POMZ2, OZM72...Thật khủng khiếp khi thấy giới thiệu về những tính năng ghê gớm của chúng. Nó làm bao nhiêu người lính các bên không còn nguyên vẹn hình hài hay trở thành thương tật vĩnh viễn gây ra gánh nặng gia đình, xã hội khi đạp, vướng phải. Những người lính thời bình này cũng đang ngày đêm tập luyện để lên biên giới gỡ mìn giải phóng đất đai...

    Thật dễ tưởng tượng sự căng thẳng của những người lính khi đi làm nhiệm vụ khi chỉ cần nhìn qua công tác huấn luyện. Từng mũi thuốn xăm vào mặt đất, que đóm dò tìm dây vướng nổ, tùng cây cờ mọc lên chỗ đã an toàn. Họ biết nếu khi đi thực địa thật thì chỉ cần một chút sơ suất có thể vĩnh viễn không bao giờ trở về . Đại đội trưởng trước khi đưa anh em lên thao trường thực hành có nói : “ Các đồng chí phải biết, sau này khi đi gặp những quả mìn thực sự, xảy ra điều gì thì các đồng chí không bao giờ có cơ hội...rút kinh nghiệm lần sau các đồng chí ạ !...”

    Sự thực đúng là như vậy, sau này có lần em về Viện 6 gặp một  đồng ngũ đang điều trị tại đây. Hai người bạn thân, một chết, một thương tật vĩnh viễn, chuyện rất đau lòng . Lý do cũng là khi tháo gỡ một quả mìn chống tăng TM41 do vội vàng nhấc lên sau khi đã lôi quả lựu đạn mỏ vịt bẫy phía dưới ra lắp chốt an toàn vào nhưng không biết còn một quả nữa . Người bê quả mìn bị quả lựu đạn nổ cùng quả mìn thổi bay đâu mất, người còn lại tuy rất nhanh, không biết có linh cảm hay nghe tiếng sập kim hỏa của lựu đạn vội lăn xuống hào gần đấy, do sức ép quá lớn nên bị giập phổi, nổ luôn một con mắt , con mắt còn lại dần cũng hỏng theo, không cứu chữa được.
    Sau này các lứa đàn em sau lần lượt lên biên giới, vẫn đều đều xảy ra những chuyện bị thương hoặc hy sinh, nhẹ nhàng thì mất chân hoặc tay , chắc do những loại 652A, 652B chết tiệt do thằng bạn lớn ngày xưa sản xuất với chủ ý thâm độc mà các bác cựu BGTN. BGPB hay kể về nó, nhắc đến nó với sự hãi hùng...

   Tuy vậy, cũng có chuyện...cười ra nước mắt. Một số anh chàng lười, lúc huấn luyện thì lớt phớt, qua loa, thấy mặt chỉ huy thì hăng hái, chỉ huy đi thì ..rúc bụi ngủ . anh em kể lại lúc tập đào lỗ dưới mìn chống tăng toen hoẻn bằng nắm tay nhưng khi đi vào bãi mìn thì đào thành một cái hố...con bò chui lọt ( để kiểm tra lựu đạn bẫy ) ....

   Những lần đi công tác hay chơi đâu đó, em vẫn muốn tìm hiểu và đến thăm những người anh em đã từng bị đổ máu này, nhưng họ sống trong im lặng, không đưọc tự tin, không tự hào vì đã cống hiến như các bác cựu binh, nhất là các cựu binh KCCM , không có gặp gỡ vui vẻ. Không biết họ nghĩ gì, hay họ nghĩ họ không phải lính chiến đấu lên không dám , hay đơn giản hơn : họ là LÍNH THỜI BÌNH . Thế thôi !
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 09:27:50 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #189 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 10:28:58 pm »

 
   Những lần đi công tác hay chơi đâu đó, em vẫn muốn tìm hiểu và đến thăm những người anh em đã từng bị đổ máu này, nhưng họ sống trong im lặng, không đưọc tự tin, không tự hào vì đã cống hiến như các bác cựu binh, nhất là các cựu binh KCCM , không có gặp gỡ vui vẻ. Không biết họ nghĩ gì, hay họ nghĩ họ không phải lính chiến đấu lên không dám , hay đơn giản hơn : họ là LÍNH THỜI BÌNH . Thế thôi !


Đọc những dòng này của bác thấy mờ hết chữ...thương những người lính ở tất cả các thời!
Cảm ơn bác nhiều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM