Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:30:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 275905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #110 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 08:07:25 pm »



Trong hình trên chỉ có 15 viên đạn súng ngắn quân dụng K54 nhưng tôi biết chắc xuất xứ từ 3 nguồn(3 nước sx khác nhau) .Những viên đạn có vỏ màu xanh đen chắc chắn là của Việt nam ,những viên này rất hay lép do công nghệ và máy móc của mình kém quá . những viên đạn màu vàng sáng là của Liên xô (rất tốt) % ,viên màu đồng đỏ là của ai chưa rõ có thể là của TQ (cũng chẳng khá gì hơn của VN SX)

Nhìn chung đạn dược nó có thời hạn sử dụng ,gọi là đát ,nhưng thực tế biết đàng mô mà lần vì nó không ghi ngày sx trên vỏ đạn . hai nữa là chế độ bảo quản kém như ẩm ướt gây xịt hạt nổ ở cuối catut .

Vậy mới có chuyện trung tá ,thiếu tá công an f. Nguyễn thái Bình. Q1. tp hcm ,KHI trấn áp tội phạm bắn đến ba phát súng K54 mà đạn vẫn lép ,không nổ ,đối tượng hình sự thấy vậy thừa thắng xông lên dùng mã tấu chém túi bụi ,buộc CA phải dùng tay đỡ gạt , và bị thương nghiêm trọng .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #111 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 09:17:29 pm »

 Chào mừng ngôi nhà của Linh quany và những lính thời bình.
 Thật ra thì mỗi người lính chúng ta hầu hết ai cũng trải qua cuộc sống thời bình trong quân ngũ và có thể nói đấy là khoảng thời gian không thể nào quên có rất nhiều kỷ niệm .Đang sống tự do ở nhà vào khuôn khổ đời lính thì nhiều chuyện xảy ra ,mỗi anh một tính một nết,thủ trưởng mỗi người một kiểu ,lính cũ mỗi ông một phách ....rất nhiều thử thách chờ đón ta và rồi mọi việc cứ thong thả qua như dòng chảy vốn dĩ sẵn có của cuộc sống .Giờ nhìn lại nhiều lúc không khỏi trạnh lòng ,ngày ấy sao khổ thế thành ra nhiều lúc đối xử với nhau chả ra sao có khi chỉ vì hơn kém nhau miếng cháy,lưng cơm mà cũng điều tiếng gầm ghè khích bác nọ kia ,nhiều thứ phát cho theo tiêu chuẩn chả dùng được mà cứ khư khư ôm giữ,tội thật... càng nghĩ càng thấy thương cái thời ấy.
 Một vài dòng hồi ức khi xông nhà ,mời các bạn cứ tiếp tục nhé ...       
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #112 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 10:07:43 pm »

   Em cám ơn bác VMT đã ghé qua tâm sự cùng bọn em !
   Em mong rằng những người  lính thời bình luôn được sự quan tâm , chia sẻ của các bác CBB để hiểu biết thêm nhiều hơn sự phát triển của quân đôi ta qua các thời kỳ, những kinh nghiệm chiến đấu phải trả bằng máu của những người đi trước đúc kết trở thành giáo án huấn luyện cho thế hệ đi sau....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #113 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2012, 10:50:48 am »

....Nhân tiện việc đang bàn luận về súng ống. Em có điều thắc mắc trong câu chuyện này nhờ các bác cựu giải đáp giúp !

   Đơn vị sau những ngày huấn luyện vất vả, đã lên đường đi hội thao với hai khẩu đội 12 ly 7. Em lên đại đội cùng văn thư soạn sổ sách cho quen. Anh Pháo At trước khi đi hội thao nghe thông báo sẽ rút em lên là văn thư kiêm thủ kho quân khí ca cẩm " Mẹ ! Mày đúng là vô tích sự, đã về đến chỗ tao rồi thì tưởng ở luôn, ít ra hành quân không vác súng được thì xách đỡ anh em kính ngắm, giá vai , thùng đạn hay vài thứ lặt vặt. Hóa ra mày sang đây chỉ múa bút. Tiểu đội thiếu người vẫn hoàn thiếu ! ) Em nghĩ cũng thấy tội, mỗi tiểu đội là một khẩu đội, đúng ra biên chế đủ phải là 8,9 người nhưng chỉ có 6 người, em đi còn 5 đâm ra anh em sẽ vất vả thêm, cho dù ở dưới A em cũng không làm gì được nhiều ..

  Hai Bt cười hinh hich, các bác sĩ quan ấy cũng khoái em lắm, mấy lần đơn vị nghỉ một số ngày đi lao động xây dựng doanh trại, do em quen biết khu vực nông trường gần đó nhiều nên hai anh cùng em đi giao dịch với dân để hợp đồng làm việc như rãy cỏ chè, làm sắn ( mì ) khai thác gỗ...Có hôm hai anh em đi qua nhà một cô bạn em quen, vào mải tám quá ...đến trưa luôn, thế là ở lại uống rượu ngủ đến tối về báo đại đội là đang...thương thảo, sắp xong. Tìm việc mỗi đầu chiến sĩ các bác cho em 2.000, mỗi lần được vài chục ngàn anh em trong A lại có bữa chén tươm tất kiểu lính. Các bác nói " Quất nó lên đại đội còn được việc hơn, ở lại với chúng mày bon tao đách trưng dụng được vì phải huấn luyện ". Văn thư , quân khí chủ yếu là chơi nên lượn lúc nào cũng được, quan trọng có mặt lúc phát súng và thu súng ra vào kho.

  Nhưng trước khi bàn giao thì em vẫn phải...học cách thao tác 12 ly 7 trước đã. Hàng ngày ngồi trong nhà tháo súng, ghi chép từng chi tiết, tính lỗ bắn trên vòng tròn máy ngắm , tra bảng bắn. nói chung là những môn đó em học rất nhanh, chẳng cần ghi cũng nhớ, kể cả môn nhận dạng máy bay theo mô hình. Chỉ có điều hơi yếu nên khi thực hành em ì ạch. Bác nào bên binh chủng này chắc nhớ ai tính toán tốt thì thường làm xạ thủ 1 ( đó là thời bình, chiến tranh em không rõ ) mà xạ thủ 1 trong hành quân thì phải khiêng...cái nòng tầm 32 - 35 kg gì đó chưa kể quân tư trang, chú nào dốt ngồi trong hầm lắp đạn, ( kể ra lắp một lúc năm mươi viên phân loại các kiểu vạch đường, xuyên cháy hay nổ cũng hoa mắt, toét má bàn tay ấy chứ ). Hic . Trong lúc di chuyển có thể đỡ nhau nhưng hội thao thì ...cứ thế mà diễn. Ôi trời, lúc lắp súng đã chạy thở không ra hơi rồi, nâng nòng lên ráp cũng chùn tay, nhiều khi luống cuống nó nghiến cho tím tay. Một lần hành quân rèn luyện, em khênh nòng một đoạn, đi lắc quá làm đồng chí khênh cùng đằng sau bị đòn khênh day vào vai đau không chịu được chửi " Dm ! Mày đánh võng vừa thôi chứ, sưng vai b.. mày lên rồi đây này ", Qua con mương em trượt chân lộn cổ xuống, chưa xuống nước nhưng súng văng ra, may không đè vào ai, đầu chúi xuống, ba lô lộn về phía trước gìm đầu không tài nào nhấc lên được, mấy anh em dừng lại không thấy em cụng cựa gì hô nhau " Nó ngất rồi, chúng mày nhanh xuống đỡ nó lên xem thế nào đi ". em buồn cười quá nhưng đang mệt...mặc kệ, cho mấy bác hè nhau xuống khênh lên mặt đường. May cho em sinh muộn chứ trước chục năm mà phải đi vác kẹo lạc cùng mấy bác BGPB chắc em chết quá !

  Trong lúc xem tài liệu, em thấy có một bức ảnh chụp của Trung quốc hơi lạ, đồng chí cầm cờ trước khẩu đội có một cái như cái thước kẹp, trên đầu thước có một mô hình máy bay. Cứ dơ lên đầu ngắm ngắm khi chuẩn bị phất cờ bắn.Thắc mắc với At anh ấy không biết, hỏi B trưởng cũng không biết, đại đội trưởng xuống đưa xem bác ấy cầm ảnh ngắm nghía một lúc rồi nói...cũng không biết nốt. Sau này ra ban quân khí hỏi bác trưởng ban nói " Cái này chỉ bọn Tàu nó dùng thôi, chẳng có tác dụng gì nên quân ta...không thèm dùng " hi hi. Các bác cựu từng sử dụng loại này giải thích cho em với nào, chẳng lẽ tự nhiên họ sản xuất ra để...vứt đi ạ...

  Những chuyện huấn luyện rồi cũng chấm dứt vào một ngày đẹp trời, em nhận lệnh : Ra ban quân khí trung đoàn học lớp quân khí viên một tháng. Thế là em sắp thành LÍNH QUÂN KHÍ .
  

  
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2012, 03:46:24 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 11:50:13 am »

.Xin chào các bác tham gia topic. Các bác bàn về súng ống rôm rả quá. Anhtho là nữ quân nhân nhưng ngày ấy cũng rất thích súng ngắn, xin kể các bác nghe về chuyện súng đạn. Tôi không phân biệt được các loại súng đạn, nhất là súng ngắn, của nước nào sản xuất, tính năng tác dụng và phân cấp trang bị như thế nào. Anhtho xin kể chuyện về vụ này cách nay hơn ba mươi năm trước. Thời chống Mỹ, tôi thấy bố và các chú đeo khẩu súng bên hông và gọi một từ chung là “Súng Lục”, tôi không hiểu ý nghĩa cái tên ấy nhất là khi vào miền Nam, nghe mấy ông cụ kêu chung là "súng sáu". Nhưng cứ thấy mấy chú bộ đội đeo súng vào làng là thấy sự oai phong lẫm liệt. Đến sau này khi yêu Vetran, những buổi đi công tác từ cây số 6 đến cây số 11 quốc lộ 5 hướng Udong khám chữa bệnh cho dân trong khuôn khổ công tác dân vận. Vetran tặng  tôi một khẩu súng ngắn màu xám bạc có tên Browning nhỏ nhắn nằm gọn trong lòng bàn tay, cũng chỉ để trong túi quần cho yên tâm chứ chẳng có tình huống nào sử dụng, còn Vetran có một khẩu nhỏ thó đen trũi có cái lòng ngắn tũn và ổ xoay với 6 viên đạn lớn hơn đầu đũa một chút màu vàng chóe dễ thương nằm trong cái bao da hình tam giác bé tẹo như chỉ giữ kín được cái lòng súng và ổ rulo, còn toàn bộ lòi hết ra ngoài vì vậy mấy anh  trong đơn vị kêu là súng mặc silip. Khẩu thứ ba là loại Col45 to chảng rất nặng nhưng mới ton, nằm trong bao da vừa to vừa dài, bằng cái xanh tuya rông Mỹ đeo vào nó sệ tới gần đầu gối. Trong số súng này tôi thấy khẩu của tôi và khẩu Rulo chỉ  có mấy viên đạn, ngày về phép, Vetran đưa súng ra đê sông Hồng bắn thì tịt ngòi hết, lúc ấy hai khẩu súng chỉ còn giá trị như đồ chơi con nít. Riêng khẩu Col45 thì đạn rất nhiều, Vetran đựng vào hai cái tất chân quân trang, nhưng những lúc vào rừng lấy củi làm chất đốt cho chị nuôi, Vetran cứ đưa súng ra bắn thì cũng viên được, viên không, có viên nằm cứng trong lòng súng, không kéo quilat ra được. Đó là súng ngoài luồng vì chưa kể một khẩu K54 đơn vị cấp cho Anh đi công tác. Sau này có một sự cố, bây giờ nghĩ lại vẫn tức. Anh được thuyên chuyển công tác về E 684 ở Tân Cảng phương 22 – Bình Thạnh. Một đêm nghe điện báo: Công an đang giữ anh và ba người nữa. Tôi vội vàng tìm đến và được biết: Cu chàng và mấy anh kia đi uống bia ôm, chắc em cave nào đó sờ phải khẩu súng thật và âm thầm báo chủ quán, rồi công an dùng xe hụ còi tới, tịch thu súng. Rất phiền hà.. . Nhưng may ngày ấy, tôi có người anh đồng hương làm phó công an quận, anh ấy chỉ đạo cấp dưới thả Vetran, hẹn sáng mai (chủ nhật) ra cơ quan CA viết bản đề nghị tự giác giao nộp vũ khí. Và từ đó tôi khuyên Vetran giã từ mọi thứ vũ khí, kể cả cây kiếm duyệt binh của thời Nga Hoàng  có hình hai con sử tử chầu quả địa cầu và số 1916 trên lưỡi kiếm. Chắc các anh chị cũng thắc mắc xuất xứ số vũ khí ấy? Vetran và cả trà lính 75 cùng huyện Giao Thủy lấy từ một kho vũ khí cá nhân ở trung tâm 43 – bảo toàn trung hạng tổng kho Long Bình – Biên Hòa. Và không phải chỉ có bấy nhiêu thứ. Tuy nhiên, cũng không dễ dàng đưa ra ngoài vì cổng 9 lộ 51, cổng 10 Tam Hiệp và cổng 11 hướng Vũng tàu thuộc bộ tư lệnh tổng kho kiểm soát rất kĩ, nhưng ngày đơn vị chuyển quân ra khỏi tổng kho về căn cứ 26 thiết giáp QK7 - Gò Vấp thì Vetran đang đi tăng gia trồng sắn ở Long Khánh nên không tham gia chuyển cứ và cũng rất tự nhiên cái hòm gỗ tự đóng của Vetran ngoài quân tư trang còn chứa những đồ chơi chết người ấy mà đồng đội vô tình  chất lên xe tải chở đồ hậu cần ra khỏi tổng kho Long bình.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2012, 02:23:46 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 04:12:45 pm »

Súng đạn vốn không phải thứ để đem ra đùa nên tốt nhất không có nhiệm vụ thì không nên giữ, nhất là thanh niên. Nhiều khi trong cuộc sống, gặp những chuyện bức xúc, thế nào cũng nhớ đến mấy cái thứ này, và trong cơn nóng giận, một phút thiếu kiềm chế thôi thì hậu quả không biết đến đâu.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #116 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 07:49:48 pm »

........................................... Cu chàng và mấy anh kia đi uống bia ôm, chắc em cave nào đó sờ phải khẩu súng thật ...
    Bây giờ em mới biết nhiều loại súng thế ! Bình thường anh đi chơi hay mang theo ...súng giả hả chị ! Grin
    @cucubodoitre : Đúng là mang súng ra đường rất nguy hiểm, nhưng lính tráng thì toàn súng dài, mang sao được  Grin . mình thỉnh thoảng về nhà chơi mấy cô bạn gái hỏi " anh ơi ! súng của anh có to không ? " Trả lời luôn : " Súng anh to lắm nhưng ít sử dụng, thường là hàng ngày đem ra tập .....nâng lên, hạ xuống thôi ! "  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #117 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 08:24:08 pm »

    @cucubodoitre : Đúng là mang súng ra đường rất nguy hiểm, nhưng lính tráng thì toàn súng dài, mang sao được  Grin
Mang được chứ bác. Em có thằng bạn vệ binh sư đoàn, đi kiểm soát QS, nó bắt thằng nào đó vượt rào ra thị xã chơi, hai thằng đánh nhau, thằng bạn em cay cú lên đạn bóp cò. May có ông trung tá tình cờ đi qua nắm được khẩu súng chĩa lên trời, thằng bạn em xuống hạ sĩ luôn.
mình thỉnh thoảng về nhà chơi mấy cô bạn gái hỏi " anh ơi ! súng của anh có to không ? " Trả lời luôn : " Súng anh to lắm nhưng ít sử dụng, thường là hàng ngày đem ra tập .....nâng lên, hạ xuống thôi ! "  Grin
Ngày em học ở trường QS, có sinh viên đại học Quy Nhơn vào học quân sự, các cô SV cứ hỏi : "Các anh ơi, súng gì của bộ đội rất dài và rất to hả anh?"
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 11:23:02 pm »



khẩu súng : Baby-Browning của chị Anh thơ đây .( Em đánh giá cao bài viết vừa rồi của chị về độ thật thà ).

Súng này trước năm 1975 dân Sài gòn gọi là khẩu súng dành cho phụ nữ đi đánh ghen . lý do : nó nhỏ quá để trong bóp đầm phụ nữ là phù hợp .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #119 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2012, 06:01:10 am »



khẩu súng : Baby-Browning của chị Anh thơ đây .( Em đánh giá cao bài viết vừa rồi của chị về độ thật thà ).

Súng này trước năm 1975 dân Sài gòn gọi là khẩu súng dành cho phụ nữ đi đánh ghen . lý do : nó nhỏ quá để trong bóp đầm phụ nữ là phù hợp .
Ôi! Cám ơn anh Thanhnhiet. Không hiểu anh lấy đâu ra lắm thứ đồ chơi này vậy. Ba mươi năm rồi, hôm nay lại được nhìn thấy "em nhỏ" cả nghĩa đen và nghĩa bóng nhá. Nhưng khẩu súng của em có màu hơi xám xanh, bóng lãy rất sạch mà không khi nào em phải lau dầu, riêng đạn thì rất hiếm, hết số đạn trong súng thì coi như đồ chơi Baby, hồi năm 1975 chắc cũng chỉ mấy anh quân khí mới có giữ loại đạn này. Em nghĩ cự ly, tác dụng sát thương không lớn, vì khi kéo quilat nên đạn nhẹ hều à. Nhìn nó dễ thương lắm, bỏ trong túi quần quân phục nữ, vải coton thì nhìn không thấy gì. Đúng rồi, nếu bỏ trong ví đầm thì gọn thật. Nhưng nói chung, cũng không nên tàng trữ súng ống làm gì, cứ thực hành như bác Thanhnhiet với cây búa vẫn hạ trực thăng phải không @cựu bộ đội trẻ và @Linhquany.
@Linhquany. Chị không biết Vetran đi chơi đưa súng giả theo như thế nào, nhưng "Thực mục sở thị" hôm ấy thì em cave đó chắc sờ nắn tìm "súng", không may sờ phải súng thép, thế mới ra cớ sự...May mắn và phúc tổ còn dày chứ nếu không Vetran khó có cơ hội phấn đấu tiếp vì cái tội "Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép" vì không có giấy phép mang súng mà.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2012, 09:28:25 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM