Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:53:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)  (Đọc 60078 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #150 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 07:43:38 am »

Theo em em được biết thì ghẻ ruồi là một bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh xuất hiện do ky sinh trùng có tên là con ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì da đaò hầm đẻ trứng và sinh ra các vết thương do nhiễm trùng.
 Chắc bác BS còn nhớ hồi những năm từ 1975-1978, Nha Trang cũng bị bệnh này với mức độ hơn 40% dân số bị nhiễm? Lúc đó dân Nha trang gần như ai cũng là nghệ sĩ đi đâu cũng lấy đờn ra khảy "từng tứng tưng!" Grin
@Quankhivien thân mến! không phải vậy chú ạ. Bệnh ghẻ, chú đề cập là bệnh do kí sinh trùng da Sarcoptes Scabiei gây lên, nó đục thành luồng dài trong thượng bì, hay gặp ở các kẽ tay có da non, rất ngứa. Ngày còn ở quê, sáng sớm mấy bà tinh mắt dùng cây kim băng loại nhỏ khêu gảy ra con ghẻ trắng tươi, mà dân hay gọi là "cái ghẻ". Bệnh này phát triển cũng do điều kiện vệ sinh và cả dinh dưỡng kém, có thể gây thành dịch ở một vùng nông thôn rộng lớn. Nhưng có nhiều thuốc bôi (xức) chữa trị tiêu diệt KST và mầm mống của nó. Còn ghẻ ruồi là hiện tượng viêm da như ở một số địa phương Quang Nam vừa rồi thì không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên cũng có thể tùy địa phương gọi tên bệnh theo tập tục, quan niệm và từ ngữ vùng miền cho một loại bệnh. Do bản chất kí sinh trên vật chủ là người, nên người ta còn dùng cụm từ "Con ghẻ" chỉ những người ăn bám, quấy nhiễu, phá hoại, như một bộ phim nào đó của Đông Âu, lâu quá rồi quên, nhưng không phải đề cập tới ý nghĩa "mẹ ghẻ con chồng". Chúc @quankhivien và các bác tham gia topic mạnh giỏi..
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 09:52:23 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #151 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:48:32 pm »

 Chào Anh Thơ. Ngày ấy, cả C chỉ có mỗi mình ông ấy bị ghẻ mới lạ chứ, mặc dù vấn đề vệ sinh tất nhiên là xấu rồi, (có lần bắt được một ít cá rô nho nhỏ, đem chiên giòn, vì có ít nên tiết kiệm ,không bỏ đầu và ruột; thế là, đang ăn bỗng một đứa vội phun con cá ra đất, bảo thối quá, vì tò mò nên tiến hành mổ tử thi con cá, thấy trong miệng nó vẫn còn ngậm thức ăn màu vàng, từ đấy có ấn tượng mạnh với cá rô).
 Như QKV nói là căn bệnh ghẻ ruồi ấy, sau giải phóng có nhiều địa phương phát triển thành dịch, người người có ghẻ, nhà nhà có ghẻ, khi ấy ở Nha Trang, chỉ có mua thuốc mỡ lưu huỳnh do ông giám đốc bệnh viện da liễu bào chế, bôi lên thì mới khỏi.
 Còn chuyện ông cán bộ C do bị "mắc hơi" và bôi cái thứ mỡ hổn hợp chứ không phải mỡ lưu huỳnh, nên nhiễm trùng, may mà không nhiễm trùng máu (có lẽ nhờ trước đó đã tiêm một lượng lớn Pinicilin), sau một thời gian thì ông ấy cũng tự khỏi. Đấy là câu chuyện, "lớn đầu mà còn dại" .
Logged
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #152 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 02:04:44 am »


Vậy tại sao khi tiếp (truyền) máu người ta không phải uống thuốc chống đào thải? Câu hỏi này là của 1 người hiến máu tình nguyện hỏi. Là hội viên hội hiến máu, được đào tạo khá nhiều kiến thức về máu nhưng con gái tôi cũng không trả lời được. Các bác giúp cháu với.

Good and huge question!

Từ lâu truyền máu cũng coi như là sự thành công về cấy ghép, transplantation.

Tuy nhiên tề bào máu, RBC không biều hiện Kháng nguyên MHC,( Major Histocompatibility Complex)  mà chỉ biểu hiện một vài kháng nguyên như chúng ta thường biết như kháng nguyện ABO của nhóm máu và yếu rồ Rh (+), (-) trên bề mặt của cell

Ví dụ: người có nhóm máu A thì cò KN A trên bề mặt của tế bào máu và cò kháng thể B trong huyềt tương. Người có nhóm máu B thì có KN B và KT A. Người nhóm máu AB thì có cả hai KN A,B, không có KT A,B nên có thể nhận đưỡc tất cả các loại máu, ta gọi là universal recipient. Người có nhóm máu O thì không có cà hai KN A, B nhưng có cả hai KT A,B, nên nhóm máo O chỉ cho nhưng không được nhận, ta gọi là universal donor. nên trước khi truyền máu mình chỉ cần typing ABO  Rh (+), (-), tầm soát kháng thề trong màu chính xác và  thì ngăn được tai biến. Vì sao ta không uồng thuốc chống thải ghèp vì truyền máu vào đường tỉnh mạch , máu chỉ kéo dài 3 tháng . cấy ghèp nội tạng thì ta muốn nội tạng cấy ghép, phải hoạt động, function trong nhiều năm. Hơn nửa đáp ứng miền dịch đối với KN qua đường tỉnh mạch thì cũng ít thấy. Correct me if I am wrong

Nói về sự tương tác giữa KT và KN. Cơ chề chống thải ghèp của cơ thể thì cũng xin vào dịp khác vì dài dòng và phức tạp lắm.

 Kháng nguyên MHC biểu hiện trên tất cả các tề bào, mô và nội tạng. MHC là một kềt hợp phức tạp của hàng triệu  tề bào, đủ hình, dạng trên bể mặt của cell . đóng vai trò chính trong đáp ừng miển dich đồi với một KN, một vật lạ đươc đưa vào và sống trong cơ thể .Do đặc điểm này nên tìm một perfect match giữa người cho và nhận là một việc hoàn toàn khó ngoại trừ cầy ghép giửa cặp sinh đôi cùng trứng.nên khi typing tissues giữa người cho và người nhận cho sự trùng hợp của khàng nguyên MHC thì nguyên tắc vẫn là càng close càng tốt, ít ra là phải có 6 kháng nguyên match với nhau

Có nhiều  lọai cấy ghép như cấy ghèp trên cùng cơ thề , autograft là mình lấy da lành cấy vào da đã bị bòng. Cấy ghép giữa các cặp sinh đôi,isograft . hai lọai này không sợ bị đào thải. cấy ghép cùng chủng loãi nhưng khác cơ thề như ghèp thận, phổi, tim từ người này qua người khác allograft, loãi này có nguy cơ cao bị đào thải và phải dùng thuốc chồng thải ghép suốt đời

Không biết nói vậy chú cò hiểu không nữa, but I hope this will help you.



« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 02:10:12 am gửi bởi Quincy » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 09:29:25 am »

Cám ơn Quincy!

Cũng hơi hoa mắt nhưng vẫn ổn vì để nói chuyện được với cháu, tôi thường tìm hiểu những lĩnh vực mà cháu hoạt động hoặc ưa thích (cháu thích nhạc Hàn, tôi có thể nói chuyện với cháu khá thoải mái về T-ara, SNSD, SuJu, ...). Bác diễn giải đơn giản, dễ hiểu mà còn giải thích cả vì sao máu nhóm này truyền được hay không truyền được cho nhóm kia. Tuy vậy cũng không thể mang 1 loạt các khái niệm phức tạp để nói cho người hiến máu (thường không có chuyên môn) hiểu được.

Tôi giải thích lại thế này bác xem có đúng không nhé.

Giữa dị vật và cơ thể có thể có 1 loạt các thông số mà dựa vào đó cơ thể nhận biết đối tượng đó có là dị vật hay không. Nếu bằng 1 cách nào đó ta làm giảm dần sự khác nhau (giữa dị vật và cơ thể) của các thông số này thì đến 1 ngưỡng nào đó cơ thể sẽ không coi dị vật là vật lạ nữa và sẽ không đào thải nó (như vậy không phải uống thuốc chống đào thải). Việc chia máu thành các nhóm sao cho nhóm máu cho với nhóm máu nhận có các thông số ít khác biệt nên cơ thể sẽ không coi máu truyền là dị vật nên không phải uống thuôc chống đào thải.

Không biết tôi hiểu thế có đúng không?
Logged

dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #154 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 09:23:00 am »

Em mới đọc được bài viết này, có bác nào bị chai chân thì áp dụng thử:
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/09/10-ngay-chua-het-sach-benh-chai-chan/
Nhà em chắc chắn là phải thử luôn rồi!!!
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 01:50:46 pm »

Có một căn bệnh mà người lính nào cũng có thể mắc phải: lúc còn ở đơn vị huấn luyện.
Lý do cũng đơn giản:
Các chú binh nhì mới từ môi trường gia đình - vốn tự do , thoải mái , nay vào QĐ , chưa quen với 11 chế độ , vậy nên : sau một ngày huấn luyện mệt nhoài ,nhiều chú "quên " cả tắm, rửa , cứ thế đi ngủ !
Quần áo trước kia có mẹ, chị ,em gái giặt cho, nay một mình -thì chuyện giặt giũ có phần xa xỉ qúa . Hic .
Do đó các chú mới mắc phải căn bệnh : có những quầng đỏ - to cỡ đồng xu, càng gãi - càng sướng.
Căn bệnh đó giới chuyên môn gọi là " Hắc lào " 
Tôi cứ thắc mắc : tại sao không phải là: Hắc Thái ,hoặc Hắc Campuchia nhỉ ?
Đêm đến các chú bôi cồn Iôd, ASA, chuối xanh vào chỗ ngứa, nhiều chú bị  HL ăn vào bộ tư lệnh pháo binh- bôi thuốc xong, nóng và xót qúa, cứ nhẩy cẫng như lên đồng ...HIC.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 07:27:47 pm »



Tôi giải thích lại thế này bác xem có đúng không nhé.

Giữa dị vật và cơ thể có thể có 1 loạt các thông số mà dựa vào đó cơ thể nhận biết đối tượng đó có là dị vật hay không. Nếu bằng 1 cách nào đó ta làm giảm dần sự khác nhau (giữa dị vật và cơ thể) của các thông số này thì đến 1 ngưỡng nào đó cơ thể sẽ không coi dị vật là vật lạ nữa và sẽ không đào thải nó (như vậy không phải uống thuốc chống đào thải). Việc chia máu thành các nhóm sao cho nhóm máu cho với nhóm máu nhận có các thông số ít khác biệt nên cơ thể sẽ không coi máu truyền là dị vật nên không phải uống thuôc chống đào thải.

Không biết tôi hiểu thế có đúng không?

Hi chú

Tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta, trừ tế bào máu đỏ đều được bao bọc bời những MHC protein là tập hơp của hàng triệu tế bào đóng vai trò tạo đáp ứng miển dịch mà trong dó nhận biết một vật lạ đã được cấy ghép vào cơ thể để loại trừ, reject cùng là một dạng đáp ứng miển dịch.

Phân tử MHC này ở mỗi người là một unique, không ai giống ai ở kiểu di truyền nên tìm một perfect match giữa người cho và người nhận rất khó, như con đã nói ở trên. Trong cấy ghèp ngoải trùng hỡp nhóm ABO người ta còn làm tissue typing để xem các kháng nguyên (MHC) trên bề mặt của các tế bào có match với nhau nhiều không. Vì MHC không âi giống ai nên khi đưa vào cơ thể người nhận sẽ nhận biết và chồng lại .

Chú cũng hiểu về khái niệm nhưng mấy từ chuyên môn thì chú chưa biết nên chú dùng THÔNG SỒ con thấy hơi lạ lạ.

Xin lỗi chú, đến giờ con phải đi kiếm cơm, khi nào rảnh con sẽ nói vể máu đỏ

Chào chú,


Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #157 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 08:17:15 pm »

Ví dụ: người có nhóm máu A thì cò KN A trên bề mặt của tế bào máu và cò kháng thể B trong huyềt tương. Người có nhóm máu B thì có KN B và KT A. Người nhóm máu AB thì có cả hai KN A,B, không có KT A,B nên có thể nhận đưỡc tất cả các loại máu, ta gọi là universal recipient. Người có nhóm máu O thì không có cà hai KN A, B nhưng có cả hai KT A,B, nên nhóm máo O chỉ cho nhưng không được nhận, ta gọi là universal donor. nên trước khi truyền máu mình chỉ cần typing ABO  Rh (+), (-), tầm soát kháng thề trong màu chính xác và  thì ngăn được tai biến. ...
Chào bạn Quincy đã trở lại diễn đàn. Quay trở lại với vấn đề truyền máu mà bạn Giangtvx đã thắc mắc. Theo hiểu biết nông dân của tôi thì thế này;
 Do kháng thể chống lại kháng nguyên nên: - Máu A chống máu B và AB (không chống máu O)
                                                           - Máu B chống máu A và AB (không chống máu O)
                                                           - Máu AB không chống A và B và O
                                                           - Máu O chống máu A, B, AB
  Do đó Máu : - AB nhận được máu A, B, và O
                   - A chỉ nhận được máu O
                   - B chỉ nhận được máu O
                   - O tất nhiên không nhận được gì cả.
 Không biết các bạn nghĩ sao. Xin mời chiên gia, BS vetran.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #158 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 08:31:25 pm »

Em mới đọc được bài viết này, có bác nào bị chai chân thì áp dụng thử:
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/09/10-ngay-chua-het-sach-benh-chai-chan/
Nhà em chắc chắn là phải thử luôn rồi!!!

Bệnh này theo tôi nghĩ là bị cườm ở gót chân nên mới đau, thốn. Cườm là tổ chức mỡ biến thành sừng để vây bọc vật lạ như gai, mảnh chai, ... Chứ nếu đi chân không dép, bị chai gót, thì không đến nỗi đau, thốn.
 @ bác nguyenhongduc : Tôi nhớ có bài thơ , trong đó có câu :" Hắc lào, ghẻ lở, đón xuân sang".
 - Hình như là từ "hắc lào" người miền Bắc dùng, còn trong Nam là "lác" ,có 3 loại lác :lác khô, lác ướt, lác đồng tiền; Tôi thấy người ta chữa lác đồng tiền bằng cách giã lá muồng Tàu ( muồng trâu) với muối, rồi đắp lên chổ lác.
Logged
nguyenmanhhungf341
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #159 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2016, 04:24:48 pm »

Chao Bac tranphu341. Em là Linh c20 e 266. em thấy bác kể lại trận đánh của c9 d9 e 266 vơi hy sinh cua tieu đoàn trương Văn đinh Tùng làm em nhớ lại nhung ngày mình đi đài quan sát ở khu vực tiểu đoàn 9 chốt. em còn nhớ vị trí đó cũng nằm trên trục đường 33 ở Kongpongsupu.lực lượng pot o khu vực này còn mạnh chúng còn cả xe tăng, boc thep nên su đoan phai đieu cả pháo 85 phục xe cơ giới tren đường 33, ngoài ra còn phải đặt cả mìm chống tăng trên đường. hôm đó ngoài c9 không giữ được chốt, phía c11 cũng phải lùi xuống nơi đài quan sát của  c20. Khi có tăng cường và trực tiếp chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Văn đình Tùng và nếu em không nhầm còn có cả xe tăng của ta nữa toàn bộ đội hình c9 xung phong lấy lại chốt. Em đi đài quan sát ở đó cũng lâu, nhớ nhất là ở khu vực này không chọn được vị trí cây đặt đài được an toàn, buộc phải chọn cây hơi độc lập, nên mỗi lần thay nhau nên quan sát phải hết sức nhẹ nhàng không để cây bị rung thế mà vấn bị pôt tặng cho một quả cối cắm dưới gốc cây đài quan sát nhưng không nổ. khi c9 và c11 phải lùi xuống, đài cũng phải lùi về phía sau, bọn em phải leo nên cây thốt lốt để quan sát, tiếng đạn thẳng của pốt bắn xuyên qua lá thốt lốt nghe tiếng soạt rất to. sau khi xuống nghĩ lại may quá, nếu ở trên đó mà chúng đạn bị thương, khi rơi xuống đất thì đi 100%. Em nhớ có thế để kể thêm với bác, vì lâu quá rồi em sẽ nghĩ lại kể tiếp với bác sau nhé. Chào bác, Chúc bác và các Cựu chiến binh, người lính luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !               
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM