Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:12:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)  (Đọc 60238 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #140 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 02:51:51 pm »

Chuyện kể của bác vetran về cái mặt phụ khoa em có nghe từ thời còn đi lính ,nhưng chắc là truyện có nhiều dị bản nên nhân vật chính trong chuyện là 2 mẹ con
nhà quê dẫn nhau lên thành phố khám lờ . khi cứ quen dùng từ ngữ thật thà ở nông thôn nên bị người khám bệnh sạc cho một trận . tình tiết cao trào của truyện là khi 2 mẹ con khám xong đón xe buýt về nhà thì bị kẻ gian lấy mất nón . Tức mình vì đứa con dại ,ngay trên xe chỗ đông người bà mẹ chửu con : " Đồ cái mặt phụ khoa ,có cái nón cũng không giữ được ..." 
   
Đó đó ....Câu chuyện chỉ có vậy thôi ,nhưng truyền nhau trong dân gian cho đến ngày hôm nay .        còn ai thấy chuyện ni nhạt thì cho thêm nửa kg muối là vừa .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #141 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 03:14:43 pm »

Nhân câu chuyện của Thanhnhiet làm tôi chợt nhớ đến cái câu mà chị em thường hay nói. Ấy là:

Đẻ con khôn mát..... rười rượi,
Đẻ con dại thảm hại.... thay!


Không biết có đúng thế không?
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #142 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:08:42 pm »

          Nghe các bác kể chuyện vui về khám bệnh. Em xin góp một trường hợp ở chỗ em như sau:
        Có một bà tuổi sồn sồn đội nón đến trạm y tế xã để khám bệnh. Khi gặp được anh y sỹ ở trạm, bà ta liền túm áo anh y sỹ nài nỉ : " Cậu ơi cậu, cậu xem giúp chị với. Không biết chị bị bệnh gì mà dạo này hay đau lắm ". Anh y sỹ nhẹ nhàng gỡ tay bà ra và ôn tồn hỏi : " Được rồi, chị nói xem chị bị đau như thế nào". Như cởi được nỗi bức xúc, bà ấy tuôn ra một tràng : " Ôi, chị đau lắm cậu ạ. Nó đau từ đỉnh đầu, đau sâu xuống cổ, sau sổ thắt lưng, đau sưng bắp vế, đau nẻ lỗ khoong ( hậu môn ) đấy cậu ạ ". Nghe đến đây, anh y sỹ liền cười ngất rồi xua tay: " Thôi thôi, chị tả thế thì em chịu thua, không thể đoán ra bệnh gì đâu". Bà ấy vẫn năn nỉ : " Ấy cậu ơi, chị nói thật mà, câu xem có cách nào giúp chị với "...
        Các bác xem bà ta bị bệnh gì và cách chữa ra sao Huh Huh Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 01:26:34 pm »

 Chào bác DinhLongGiang. Lính ta đầu óc tham mưu rất là phong phú, vì vậy chắc bác Giang phải bật mí thôi, chứ để anh em đoán, không khéo lại vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì nguy to  Grin.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 07:23:06 am »

Tôi đồng ý với bác BS - 812 về vấn đề bác DinhlongGiang nêu, hai ngày nay tôi suy nghĩ chán kể cả tìm lại mấy cuốn sách nói về "văn hóa phồn thực" Việt nam đang lưu truyền nhiều nhất ở vùng cao nước ta như : Hội chen, lễ hội "Linh tinh, tình Phộc", "chợ tình Nhân Lý", lễ hội "nõ lường" tục thờ "Nữ Oa". Cho tới lễ hội Kate và tục thờ dương vật, âm vật (Linga - Yoni) trong tháp của dân tộc Chăm vùng Trung Trung bộ, và gần đấy khi ra nghỉ ở Mũi Lé - Phan Thiết, tôi cũng chứng kiến tục thờ  cả Yoni - Linga ở tháp Chăm gần lầu Ông Hoàng trên ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài - Phan Thiết, nơi Hàn Mặc Tử, hẹn hò với Mộng cầm ngắm trắng, nhưng vẵn không phát hiện ra xuất xứ của các bộ phận gây bệnh với triệu chứng đau toàn bộ các cơ quan đoàn thể, đau toàn bộ châu thân chị BN của bác DinhlongGiang. Chi bằng để tránh những luồng tư duy không lành mạnh khi anh em cố tình ngồi suy diễn. Đề nghị bác DinhlongGiang "bóc" trắng phớ ra để anh em hiểu cho rồi. Qua đó nếu không bác nào bàn về cái bệnh ấy nữa thì tôi xin chuyển đề tài qua chuyên khoa khác.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2012, 06:08:36 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #145 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 01:52:31 pm »

Có câu chuyện về bệnh ghẻ ruồi. Khi ở đường 5, một vị CB C bổng dưng bị bệnh ghẻ ruồi, hai bàn tay mọc đầy những nốt ghẻ, nốt cũ thì đã vở mũ, nốt mới thì đỏ au, y tá tiêm bao nhiêu pi 500 U (mấy chục lọ) cũng không khỏi, đành nghe theo cách chữa dân gian, nào lá ổi, lá sầu đau, ..., nhưng vẫn không khỏi. Có đứa lính bảo, vậy là trong người có độc tố, nên nó cứ xì ra, vậy phải triệt cái căn của nó thì mới khỏi, mà ở đây đâu có thuốc Bắc để uống triệt căn, chỉ còn một cách; Vậy là thủ trưởng và quản lý xẩm tối, mang ruột gạo ra dân để rút nọc độc. Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật não lòng, thủ trưởng ăn cơm bằng thìa (muỗng), nhưng chỉ cầm được cái thìa bằng 2 đầu ngón tay, vì cả hai bàn tay sưng to, căng cứng, mặt nhăn nhó, có lẽ đau nhức lắm.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:19:49 pm »

Cộc ... cộc ... cộc ... !

Kính chào các bác, các anh, các chị!

Phù ... phù ... phù ...!

Đến rồi, đến nơi rồi. Cuối cùng cũng đến được cái nơi mà sớm muộn gì trong cuộc đời cũng phải đến!

Từ đầu đến giờ em nín thở theo dõi các bác (trao đổi). Lúc thì tủm tỉm, lúc thì cười phá lên khoái trá. Có lúc vỗ đùi đánh "đét" miệng hét "Ơrêka! Ơrêka!" chạy vội đi sắm đồ lề các bác mách bảo. May mà sắm chưa đủ vì hôm sau mở topic đọc tiếp mới tá hỏa ra vì các bác viết vậy nhưng các bác lại bảo không phải như vậy (như bác haanh dạy cách chữa bệnh bằng cách áp tay vào cái huyệt dưới rốn 1 gang chẳng hạn). Chỉ tội cho cái dân ngoại đạo bọn em, cứ ngơ ngơ ngác ngác chẳng biết đâu mà lần!

Topic ta lúc vui, lúc buồn nhưng thật may mắn và sung sướng vì trải qua mấy "chiến dịch" nhưng quân số vấn còn đủ cả!

Topic cung cấp rất nhiều bài thuốc hay, rất thường gặp với các di chứng của lính chỉ có điều là tôi (và có thể còn nhiều anh em khác nữa) không hiểu về y, dược nên đôi lúc cứ phân vân (chả biết các bác đùa hay thật nữa) nên có muốn cũng chưa dám dùng. Một khó khăn nữa khi tìm các vị trong toa thuốc là không biết thứ mình tìm được có thực là vị thuốc đó không (trùng tên? giống hoặc không giống lắm ảnh trong topic ... ). Bác nào có kinh nghiệm tổng kết các bài thuôc trong topic cùng với các chỉ dẫn sử dung cho mọi người, tôi nghĩ chắc cũng có nhiều ý nghĩa.

Hôm nay đến bệnh viện (không phải xô cửa mà có gõ cửa hẳn hoi) may là chưa phải thăm khám  gì nhưng cũng có nhờ anh em giúp cho 1 chút. Số là con gái tôi nó là 1 hội viên hội hiến máu Hà Nội. Có 1 vấn đề đặt ra như sau: Khi có 1 dị vật lọt vào cơ thể (thí dụ như cái dằm đâm vào tay, cái gai đâm vào chân, ...) thì đầu tiên cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ dị vật đó. Nếu không loại bỏ được thì cơ thể tìm cách cách ly dị vật bằng cách bao bọc nó lại. Vấn đề này các bác đã thảo luận ở trên rồi. Cơ chế đào thải dị vật đặc biệt rõ khi phải tiến hành cấy ghép hoặc thay thế các bộ phận cơ thể như thay tim, thận, ghép gan, ... Để chống đào thải hình như người ta phải uống thuốc cả đời.
Vậy tại sao khi tiếp (truyền) máu người ta không phải uống thuốc chống đào thải? Câu hỏi này là của 1 người hiến máu tình nguyện hỏi. Là hội viên hội hiến máu, được đào tạo khá nhiều kiến thức về máu nhưng con gái tôi cũng không trả lời được. Các bác giúp cháu với.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 06:32:13 am gửi bởi Giangtvx » Logged

haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #147 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:50:27 pm »

hehe 1 câu hỏi hay và nghiêm túc , chắc phải chờ bác quincy vào trả lời chứ mấy ông BS lính trả lời không nổi đâu vì nếu tìm trên google được thì chắc bác giangtvx không phải vào đây hỏi làm gì  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #148 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 06:01:33 am »

Có câu chuyện về bệnh ghẻ ruồi. Khi ở đường 5, một vị CB C bổng dưng bị bệnh ghẻ ruồi, hai bàn tay mọc đầy những nốt ghẻ, nốt cũ thì đã vở mũ, nốt mới thì đỏ au, y tá tiêm bao nhiêu pi 500 U (mấy chục lọ) cũng không khỏi, đành nghe theo cách chữa dân gian, nào lá ổi, lá sầu đau, ..., nhưng vẫn không khỏi. Có đứa lính bảo, vậy là trong người có độc tố, nên nó cứ xì ra, vậy phải triệt cái căn của nó thì mới khỏi, mà ở đây đâu có thuốc Bắc để uống triệt căn, chỉ còn một cách; Vậy là thủ trưởng và quản lý xẩm tối, mang ruột gạo ra dân để rút nọc độc. Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật não lòng, thủ trưởng ăn cơm bằng thìa (muỗng), nhưng chỉ cầm được cái thìa bằng 2 đầu ngón tay, vì cả hai bàn tay sưng to, căng cứng, mặt nhăn nhó, có lẽ đau nhức lắm.
Trường hợp bệnh của vị cán bộ C mà bác BS - 812 nêu, có lẽ xảy ra rất nhiều trong những điều kiện vệ sinh môi trường có vấn đề và còn có thể do những yếu tố dịch tễ trong khu vực. có lẽ "Ghẻ ruồi" không phải là tên một bệnh, vì trong y văn bệnh học không ghi nhận. Theo tôi nghĩ nguyên nhân đầu tiên là một dị ứng, sau đó ta điều trị không đúng cách, đúng thuốc dẫn đến tình trang bội nhiễm và tổn thương trên da ngày càng phát triển trầm trọng hơn. Tôi hy vọng trưởng hợp đ/c cán bộ C ấy được chữa trị  không phải bằng cách bôi (xức) một "chất" nào đó lấy từ con người. Nhưng nếu điều trị bằng chích nể, (hút độc) với tình trạng vô trùng kém thì có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trung huyết. Còn nữa, Nếu bà con đắp hoặc thoa xức bằng một loại cây lá gì đó không hợp với cơ địa của BN cũng gây dị ứng sung phù, rịn nước vàng và đau nhức
Ngày còn ở quê, tôi chứng kiến một cas bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bà con nông dân dùng cây lá "đài bi" giã đắp vào các khớp lớn (theo truyền miệng trong dân gian). Hậu quả các chỗ đắp sưng tấy căng mọng và đặc biệt rát nóng như bỏng lửa mà chỉ dịu bớt khi ngâm vào nước lạnh (nước giếng khơi). Vấn đề đặt ra là việc can thiệp vào điều trị bằng đông y thuốc nam đối với các bệnh nói chung và bệnh ngoài da nói riêng cần thận trọng yếu tố vệ sinh, vô trùng và đặc biệt yếu tố cơ địa và các tác nhân gây dị ứng. Cho dù quan điểm của thiền y Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) nói là "Nam dược trị Nam nhân" nhưng chúng ta cũng phải có hiểu biết nhất định về Nam dược trong dân gian, mà cao hơn nữa là kiến thức của thầy thuốc phải uyên thâm để tránh trường hợp như bác Thanhnhiet nêu về dùng nhân sâm trong đau bụng thì nguy.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 06:37:30 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #149 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 07:00:11 am »

Theo em em được biết thì ghẻ ruồi là một bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh xuất hiện do ky sinh trùng có tên là con ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì da đaò hầm đẻ trứng và sinh ra các vết thương do nhiễm trùng.
 Chắc bác BS còn nhớ hồi những năm từ 1975-1978, Nha Trang cũng bị bệnh này với mức độ hơn 40% dân số bị nhiễm? Lúc đó dân Nha trang gần như ai cũng là nghệ sĩ đi đâu cũng lấy đờn ra khảy "từng tứng tưng!" Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM