Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:34:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)  (Đọc 60049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 10:31:28 am »


Hí..Các bác cứ lập lờ thế làm em càng tò mò muốn biết Wink Huh Mời chị Anh Thơ tạm lánh ra ngoài với ạ Grin Grin
   Đơn giản thôi mà bác Giang. Nó là chuyên khoa...mà thôi. Em cũng ngại lắm !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 10:52:26 am »

Khoa Phụ, các bác ạ!  Grin
Gì mà các bác ngại ngùng thế.... Wink
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 11:38:57 am »

Xin chào các bác! Vấn đề đầu tiên đặt ra rà tại sao trong đám tang vị giáo sư tim mạch, lại để một vị giáo sư khác không muốn chân dung mình lồng trong biểu tượng nào của chuyên khoa mình đang dạy lũ bác sĩ tương lai. bác BS -812 dũng cảm nhận mình ở nhãn khoa tức là khoa bác Hưng ngang, cũng là khoa của Anhtho. Rồi @ quankhivien hiểu ra cái khoa ấy ngược lại của BS Hưng dọc, đến Linhquany rụt rè, bác Dinhlonggiang cũng tránh tiếng, riêng bác dongminhkh thì thẳng thừng nhưng vẫn ngán. Thôi vậy là anh em ta hiểu ngầm với nhau: Tại sao vị giáo sư kia khóc thảm thiết trong đám tang đồng nghiệp phải không. Xin mời anh em ta chuyển đề tài.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 01:48:46 pm »

 Tôi chẳng phải Y bác sỹ hay Y tá hộ lý gì cả. Có học qua đâu mà biết. Grin

 Nhưng lúc đồng đội bị thương, hy sinh dáo cả bí quá không ai tiêm thuốc men gì cả cho anh em và người bị thương thì kêu váng trời đất vì đau. Vậy là cứ tiêm bừa, cứ bắp mà tiêm là OK hết. Gần chục năm trước ông cụ nhà tôi ốm đau nặng, mỗi lúc tìm bác sỹ Y tá tiêm thuốc cho, phiền bỏ đời ra nên tôi cũng "nổi máu" làm ẩu như thời còn là lính mà tự tiêm lấy, cũng xi lanh cũng thuốc men, cũng sát trùng và tiêm như bình thường, cũng đỡ khối công sức vất vả mỗi khi tiêm thuốc và điều quan trọng là không nhiêu khê nhất là lúc bệnh nhân đau đớn.

 Nhưng một điều tôi biết chắc rằng trong ngành Y nó có những chuyên khoa riêng của nó, khoa nào thì tên khoa đó, tên khoa học là chuyện tên khoa học, chẳng dung tục gì cả dù nó chỉ những bộ phận nhạy cảm của con người. Phụ khoa thì gọi là phụ khoa đi cho nó đỡ lằng nhằng, mắt ngang mắt dọc làm quái gì cho nó tăng phần dung tục ở góc nhìn thiếu trong sáng.

 Chuyện đơn vị tôi nhé.

 Trại ăn dưỡng D33 của sư đoàn toàn lính ốm đau thương tật, hôm đó trên đường có một chiếc xe Lam chạy qua có một bà bụng chửa to vượt mặt đang đau đớn quằn quại vì sắp "vỡ chum", xe dừng đưa bà chửa vào trại nhờ bác sỹ đỡ giúp vì về bệnh viện chắc không kịp sợ sinh cháu bé rơi giữa đường. Ca đỡ đẻ ngon lành, con vuông chằn chặn nhưng mẹ thì hơi "méo" một chút, nghe nói sau đẻ là không đi tiểu được, bị gì đó phải thông đường tiết liệu, bác sỹ bảo Y tá nam làm, mấy thằng Y tá chạy vào chạy ra nhăn nhó báo cáo xin thua không biết chỗ thông, ông bác sỹ cáu lên chửi ầm ỹ: Đan Mạch chúng mày, lúc đêm tối không đèn không đóm thì sao chúng mày thông tốt thế, giờ giữa ban ngày ban mặt, đèn sáng đàng hoàng lại bảo không biết thông. Ông ấy vào bắt tay làm lấy, chỉ lúc sau sản phụ hết kêu đau đớn tức bụng sau sinh.

 Vậy thôi, chuyện đời thường, biết thì làm và có gì ghê ghớm đâu? Có ai hiểu sai cái nghề này và sự "dung tục" nó ảnh hưởng gì đến nhau đâu?

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:09:41 pm »

   Câu chuyện của bác Vetran là ở sự hài hước nên em...tránh chạm húy !  Grin

   Thôi Mob nói vậy em cũng xin kể luôn !

   Ngày trước em còn học ở trường quân y. Môn thông tiểu thì nói chung ai cũng ngại cho nên chủ yếu lớt phớt cho qua...trên giấy. Sau đó có đi học nâng cao ở đúng môn này . Khi vào phòng thực hành nếu bọn em làm bệnh nhân , mấy bạn nữ làm hộ lý, y tá thì lúc nào có một bác sĩ tay lăm lăm cái panh gắp bông tiêm lúc nào cũng chực gõ...vì sao đố các bác biết !  Grin

   Đến lúc bọn em đòi thực hành ngược lại thì mấy bác sĩ già không cho. Lý do rất đơn giản : chúng mày toàn thằng trẻ tuổi không biết gì. Chỗ thông không thông thông nhầm chỗ khác ...bán nhà mà đền. Hi, có mấy bác bảo thủ thì có chứ bộ đội bây giờ tinh thông lắm, cái gì chẳng biết và chắc có gì mà mất để phải đền  Grin !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 05:10:31 pm »

Thấy các bác chỗ này vui quá ,em cũng vào đây kể một câu chuyện có thật của đời em . Câu chuyện như sau :

 Số là hồi ấy khoảng năm 1985 thì phải,vì cố hoàn thành công việc cho nhà nước nên em phải thức đêm nhiều . Thức đêm cộng với ăn uống thiếu thốn của người lính nên em bị cái gọi là Amidan nó sưng to và hành sốt . vì tính háo thắng ham công việc nên em giấu đơn vị ,đến khi giấu không được nữa vì đêm sốt mê man sáng không dậy được ,mọi người kiểm tra thì mới té ngửa ,sau đó họ chở đi bệnh sá đơn vị cấp cứu . Chẳng hiểu họ khám và trao đổi với nhau cái gì nhưng mỗi ngày có một cô y-tá trung cấp rất là xinh đến chích thuốc kháng sinh vào bắp tay ,phải nói là ai đã từng bị chích kháng sinh(pinicilin) thì phải biết rất là buốt và buốt lâu .   Cũng may nhờ tài nghệ của cô y tá trung cấp này vừa bơm thuốc vào bắp ,vừa dùng ngón tay khều khều ,gãi gãi xung quanh mũi kim cho thuốc lan tỏa nhanh nên cũng đỡ đau . Thấy người đẹp chăm sóc mỗi ngày tôi dở tính dê ra nói với cô ấy : "anh khoái cái ngón tay khều khều móc móc của em quá nó làm cho anh khoan khoái . bữa nào rảnh rỗi bày cho anh chích và khều với nhé ..."  Cô ta im lặng không trả lời .

Có một lần khi đang bơm thuốc cho tôi ,mũi kim cũ cứ luộc đi luộc lại trong nồi nước sôi mãi ,bị gẫy ngang gần sát xi-lanh thuốc từ xi lanh xịt ra ngoài ,thuốc từ bắp tay lẫn máu theo kim gẫy tràn ra ngoài , tôi thấy tê tái tại chỗ , cô ta mặt hơi biến sắc ,nhanh như cắt  dùng kéo kẹp bông gòn ,nhả cục bông sát trùng ra, nhổ nhanh mũi kim gây  . Hú vía , cô ta nói : có trường hợp như vậy nhưng phải mổ mới lấy được kim ra . Thấy tình hình như trên, có vẻ có lợi cho việc làm quen tôi cứ ôm tay tỏ vẻ đau đớn ,ý là ăn vạ cô ta,biết được ý định ấy của tôi cô ta xuống nước tỏ ra ân cần hơn và cho biết nhà để khi nào khỏi bệnh ghé thăm chơi  .

Ngày tháng qua mau ,thế rồi tiêm với khều mãi khoảng 15 ngày sau bệnh cũng khỏi , khi khỏe một cái là tôi mòn mèn đến nhà cô y tá kết thân ,sau giờ hành chính bắt cô ta bày cho cách tiêm , vừa tiêm vừa khều . Như có duyên nợ từ kiếp trước ,có bao nhiêu bí quyết cô ta truyền cho học trò một cách nồng nàn ,ngày lại ngày thày và trò dạy và học trong đê mê ,cứ mỗi lần gặp nhau cả hai lại mong cho thời gian ngừng trôi để hai người được ở bên nhau mãi mãi . được sự ân cần chỉ bảo của cô y tá xinh đẹp ,tay nghề tiêm chích thuốc của tôi cũng khá ,làm cô ta rất hài lòng . nhưng hỡi ơi ,đời là thế khi đã thuộc bài rồi cũng là lúc tôi chán thầy dạy . sự thăm viếng cô ta cứ nhạt dần ,nhạt dần rồi thôi hẳn ,cho đến bây giờ là gần 30 năm sau ,tôi mới nhớ lại cô ta - thế là nhật ký đời tôi ghi thêm một lần- có thể là yêu .


Tái bút : em không dám múa rìu qua mắt thợ tại đây . nhưng cứ theo lời cô y tá trung cấp kia nói ,là cô ta phải học xong lớp 12 ,sau đó học lớp y tá 2 năm nữa mới được công nhận là y tá trung cấp. điều này không biết có đúng không ?


 
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #86 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 05:27:33 pm »

   Chào bác Thanh nhiệt. Lâu lâu bác vô cho một bài dài phạc ! Grin

   Có lẽ câu hỏi cuối bài của bác nên để các bác sĩ chuyên đào tạo trả lời, nhưng nó cũng tương đối dễ nên em mạo muội cầm đèn chạy tí : Y tá trung cấp học có thể tùy từ 1 - 2 năm, ngang thời gian với y sĩ nhưng chức trách và nhiệm vụ khác nhau. Y tá sơ cấp học từ 6 tháng - 1 năm. còn cứu thương...1 tháng. Nói chung học đến trung cấp thì đều bắt buộc phải qua trình độ 12 ( thời em là thế ).

   Nhưng theo em biết về môn tiêm truyền, bản thân em tiêm cho cả nam lẫn nữ cũng khá nhiều, đủ kiểu giảm đau, chống sốc nhưng nghe bác nói tiêm giỏi đến mức...đê mê  Grin thì em khó tin quá. Đã tiêm thuốc là đau, thuốc gì cũng vậy, kể cả gây mê hay gây tê chí ít cũng phải nhói một phát. Đằng này...như vậy tay nghề của bác đã vượt qua giới hạn thông thường hoặc mũi kim quá lớn gây sốc cho bệnh nhân mất cảm giác đau  Roll Eyes .
  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #87 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 07:31:56 pm »

Tiêm bấp  đau nhiều, đau ít còn phụ thuộc vào gause của kim và độ nhấy vicosity (sp) của thuốc. Gause nhỏ đường kính kim lớn và ngược lại. Điường kính kim lớn thì chích đau hơn. Người ta thường dùng G18 là gause nhỏ để dể rút thuốc sau đó đổi qua G20 hay G22 để chích.

To bác Xuanxoan, nghe bác kể sơ qua có những đốm xuất huyết dười da thì mình nghỉ là xuất huyềt do giảm tiểu cầu, cò nhiều nguyên  nhân. Hiện nay các trang bên VN viết cũng rất nhiều . Còn chuyện làm thuốc của các đồng bào dân tộc thì mình có nghe ngoại kể hồi nhỏ nhưng thiệt tình không thấy và cũng không tin gì.

 Khi đọc Tam Quồc Diển Nghĩa cũng có bao giai thoại nói về các bệnh của Tào Tháo, Khổng Minh, Châu Du nhưng ta cũng đoán ra ông Tào tháo bị bướu nảo, KM bị lao, và Châu Du bị xuất huyết dạ dày.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2012, 09:38:29 am »

Chào bác sỹ vetran. Lâu lắm rồi mới thấy bác quay lại và...báo một tin buồn. Nhân đây tôi xin nhờ bác chuyển lời chia buồn của tôi, một cựu chiến binh; Xin được chia buồn cùng gia đình đồng chí BS Hoàng văn Bợi, cầu cho hương linh của đ/c Bợi sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng; Cầu mong gia đình đ/c Bợi sớm vượt qua nỗi đau mất mát, để tiếp tục chăm lo chu đáo cho cháu trai, đang mang trong người di chứng của chiến tranh để lại.

Xin kính chào các bác tham gia topic. Vetran tôi mới đi tiễn đưa đồng đội, đồng nghiệp, nguyên Thượng úy BS Hoàng Văn Bợi QYV 7B, hưởng thọ 61 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng qua ngả quẹo vào đài hỏa táng Đa Phước – Bình Chánh, tp HCM. Nhân đây tôi xin trao đổi với các bác một ý thế này. Ngày trước còn nhỏ tôi nghe các cụ hay đọc câu ca:
        Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
       Thơm mồm bổ phải, diệt trung lao
Thế là trong tư duy và trở thành tiềm thức tôi cứ đinh linh thuốc lào rất tuyệt. Nhất là thuốc lào hút bằng điếu cày, điếu bát, mà ngày trước tôi còn “thực mục sở thị” nhiều cái điếu bát cổ ở làng quê tôi chạm trổ bạc, khảm trai xà cừ rất cầu kì, rất quí với những cụ ông tao nhân mặc khách và chức sắc trong xã hội sử dụng. Mà tôi cảm nhận hơn tất cả là các cụ hút khói thuốc qua miệng vào phổi sau khi qua một lớp nước thì có lẽ các chất độc cũng giảm thiểu, nên ngày xưa cũng ít thấy các cụ mắc bệnh phổi liên quan rõ rệt tới thuốc lào. Ngày nay cả hành tinh xanh đều lên án thuốc lá, nhưng nó là chuyện xa vời đẩu đâu nên anh em chúng ta cứ theo quan niệm: Kệ chuyện thiên hạ. Nhưng thưa các bác, chỉ tính từ cuối năm ngoái, nơi tôi công tác đã phải tiễn hai đồng nghiệp ra đi vì ung thư phổi, di căn não, và một bác thuyên tắc, xơ hóa toàn bộ phổi. Và đặc biệt còn một bác đang nằm rút dịch hàng ngày tại BV Phạm Ngọc Thạch do tràn dịch màng phổi. Tất cả đều trong độ tuổi trên 50 đến 60 với mức hút thuốc trên 20 năm, ngày 1,5 đến 2 gói. Chắc bác nào hưa hút lâu và hút nhiều như vậy cũng không nên sợ.


« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2012, 10:54:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2012, 09:43:00 am »

Thấy các bác chỗ này vui quá ,em cũng vào đây kể một câu chuyện có thật của đời em . Câu chuyện như sau :

 Số là hồi ấy khoảng năm 1985 thì phải,vì cố hoàn thành công việc cho nhà nước nên em phải thức đêm nhiều . Thức đêm cộng với ăn uống thiếu thốn của người lính nên em bị cái gọi là Amidan nó sưng to và hành sốt . vì tính háo thắng ham công việc nên em giấu đơn vị ,đến khi giấu không được nữa vì đêm sốt mê man sáng không dậy được ,mọi người kiểm tra thì mới té ngửa ,sau đó họ chở đi bệnh sá đơn vị cấp cứu . Chẳng hiểu họ khám và trao đổi với nhau cái gì nhưng mỗi ngày có một cô y-tá trung cấp rất là xinh đến chích thuốc kháng sinh vào bắp tay ,phải nói là ai đã từng bị chích kháng sinh(pinicilin) thì phải biết rất là buốt và buốt lâu .   Cũng may nhờ tài nghệ của cô y tá trung cấp này vừa bơm thuốc vào bắp ,vừa dùng ngón tay khều khều ,gãi gãi xung quanh mũi kim cho thuốc lan tỏa nhanh nên cũng đỡ đau . Thấy người đẹp chăm sóc mỗi ngày tôi dở tính dê ra nói với cô ấy : "anh khoái cái ngón tay khều khều móc móc của em quá nó làm cho anh khoan khoái . bữa nào rảnh rỗi bày cho anh chích và khều với nhé ..."  Cô ta im lặng không trả lời .


 
Chào các bác! Qua tâm sự của bác Thanhnhiet, tôi thấy cũng có lý vì động tác đánh lừa sự chú ý của bác vào mũi kim của cô y tá, con cái đê mê sung sướng là do tự bác tưởng tượng đấy nhá, vì mấy chục năm hành nghề tôi cảm nhận là tâm lý của BN nữ thì thích y tá nam tiêm chích và ngược lại, bởi tôi cũng đã từng vừa chích vừa "khều" khi tiêm mông cho một cô (ba mấy à) mà rút kim bỏ vào hộp hủy kim mà cô ấy vẫn nằm im, hoảng hồn tưởng cô nàng bị sao, tôi lay gọi thì cô mới mở mắt mơ màng hỏi "Ủa chít nhanh thế anh" hú hồn. Hồi ấy, giữa năm 1975 khi học kĩ thuật xe máy ở Gò Vấp, tự nhiên trên ngực trái tôi có khối u càng ngày càng lớn, đỏ au đau buốt mưng mủ. Bác y tá già của trường nói: phải chích mới hết. Tôi hết hồn vì lính Bắc tò te nghe tiếng chích, đồng nghĩa với mổ, không biết có sao không? Sau một lúc lọ mọ trong tấm ri đô trắng ngăn đôi phòng y tế, ông cầm ra một ống tiêm rồi bảo tôi nằm sấp xuống giường để ông chích. Thôi rồi! một liều, ba bảy cũng liều, chết là hết chứ gì, suy nghĩ của tôi cứ miên man theo hướng tiêu cực khi ông bắt “tụt quần ra”.Tôi nghĩ: thọt là chắc rồi con ơi! vì sống ngoài miền Bắc, tôi chưa thấy ai tiêm mông cả. Bỗng bốp một phát rất mạnh mà không đau đớn gì cả, rồi có cảm giác rị rọ ở mông, khi ông rút kim ra mới thấy tê tái của thuốc Penicilline một triệu đơn vị. Từ những lần tiêm sau, tôi chú ý khi tiêm, Ông cầm cây kim riêng, khum mu bàn tay vừa vỗ cũng đồng thời cây kim đã cắm sâu vào cơ mông, sau đó ông mới lắp ông tiêm có thuốc vào bơm. Sau này tôi tìm hiểu thì ra đó là một kĩ thuật tiêm bắp của một số trường phái điều trị của Pháp quốc mà các bác y tá già và các Ma sơ hành nghề y ở một số dòng nữ tu thường áp dụng. Nhưng sau này học nghành y tôi mới biết phương pháp đó đã không được dùng vì không đảm bảo vô trùng dễ gây Abces vết tiêm. Vì trong quá trình tác nghiệp, không phải lúc nào các anh chị y tá cũng tuân thủ nguyên tắc vô trùng hai bàn tay ngà ngọc. Nhưng rõ ràng phương pháp tiêm này cũng rất hiệu nghiệm vì phân tán sự chú ý của bệnh nhân.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2012, 10:22:15 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM