Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:50:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)  (Đọc 60047 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:42:51 am »

 Chào các bác. Chào bác xuanxoan, chặt dừa cũng nhọc lắm đấy, nhưng phải "tiêu thổ kháng chiến" ,quyết không để cho địch có cái mà ăn, nên phải cố chặt thôi bác à  Grin .
 Bạn binhyen1960 ơi, lá mỳ chính, chứ không phải bột mỳ chính. Bây giờ ,ở Hà Nội mà có lá này, chắc được gọi là rau siêu sạch đấy.
 Bạn honghot.K ơi, có phải bạn nói đến loại cây này không, http://tuelinh.vn/keo-dau-651 . Nếu đúng thì ở Khánh Hòa gọi là cây "dẹp" (có lẽ vì cái trái nó dẹp lép), còn nơi khác thì gọi là cây keo. Ở Pailin, người ta trồng nhiều loại cây này (và cả mọc hoang ) là để dùng thân chống cho cành cà phê khỏi đổ gãy, lính của bác Hênh rất thích ăn cá khô nướng với đọt lá cây này, vì nó có mùi , hạt non của cây này quê tôi thường cho con nít ăn để chết lãi, hạt già ,khô, sao đen, dùng trong Đông y; Trở lại với vấn đề của bạn honghot.K , thì củ hủ dừa (noãn dừa), có tính hàn tỳ vị (ăn vào, ngủ không cần bật quạt); Còn lá keo dậu, có chứa độc tố mimosin, tác động vào tỳ vị. Do đó, nếu kết hợp cả 2 thứ đó lại ,thì có thể làm cho tỳ vị ngưng trệ (trúng thực), không hoạt động được nữa nên phải đưa đi cấp cứu đó.
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:20:12 pm »

  ''Thắc mắc biết hỏi ai ?'' Cũng may nhờ có cái bệnh viện của lính nên em đã rỏ được 1 số chuyện ấp ủ bao nhiêu năm qua , mà cũng phải công nhận là những anh lính thời trước hình như ai cũng có kiến thức về y   học,cây thuốc nhất là những cây rừng , vì thế cứ em chế biến nấu món ngon nào cũng đều bị khuyên đem bỏ thật là tiếc, nhưng giờ qua các giải thích của mấy bác em mới hiểu được vì sao không nên ăn .Xin cám ơn các bác !
   Ầm ! 1 tiếng nổ vang lên ... 1 đồng đội đã đạp phải trái mìn 652a mất nửa bàn chân được chuyển đi trạm xá D ... Và 1 tuần sau thông tin báo về là đồng đội đó đã hy sinh vì bị hoại tử vết thương , hỏi anh em trong đơn vị hoại tử là sao ? Vì là lính trơn nên anh em cũng nói chung chung ờ thì là hoại tử là 1 vết thương có thể chết nếu không điều trị kịp thời , nên ngày trở về em cứ bị ám ảnh bởi 2 chử hoại tử , có lần em đi lội ruộng bắt cá cùng những người bạn , thì có 1 người đạp phải cái mãnh chai đứt cả lòng bàn chân , vì bị di chứng của lính em la lên đưa nó đi cấp cứu mau lên không thôi nó sẽ bị hoại tử mà chết, thật ra là em cũng không biết rỏ hoại tử là gì ?
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #62 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 06:53:28 pm »

Hi!Hi! Nhờ di chứng của lính mà bạn honghot.K xử trí trường hợp dẫm mảnh chai là đúng đấy; Vì thứ nhất, lội trong bùn, nhiều khả năng nhiễm trùng tê-tê-nốt (phong đòn gánh), một số vi trùng ,vi-rút chạy thẳng vào đường tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, những trường hợp này chết chắc 100% nếu không ngừa kịp, còn anh "hoại tử" thì cứ tà tà, không phải cuống, vì phải có thời gian thì vi trùng, vi khuẩn mới nhai hết cái chổ mà nó xâm nhập, và cái chổ nó đã ăn xong, chỉ còn lại một đám bầy nhầy, gọi là "hoại tử", và chỉ cần gọt, giũa cho sạch cái đám bầy nhầy ấy đi, thì sẽ khỏi, nhưng một số trường hợp, gọt không sạch sẽ, sau phẩu thuật, môi trường vết thương tiếp xúc không hoàn toàn vô trùng, vết thương lại bị nhiễm trùng, lại hoại tử, và lại cắt, nếu không còn gì để cắt thì chết. Ở chiến trường, điều kiện cấp cứu vết thương kịp thời đã khó, mà điều kiện vô trùng trong phẩu thuật cũng như hậu phẩu lại còn khó hơn, chưa nói đến thuốc men điều trị, năm 79, y tá cấp C mà có được lọ Pinicilin 500.000 đơn vị là ngon lắm rồi.
Logged
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #63 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:03:06 am »

Khi một vết thương ảnh hưởng, ngăn máu tười và oxygen đến nuôi các cells, ta gọi là thiếu máu cục bộ (ischemia) và các cells này trở nên yếm khí (anaerobic)

Thiếu máu cục bộ các mô sẽ chết (necrosis)

Các mô chết do thiếu máu tười ta gọi là hoại từ (gangrene)

Đây cũng là một biến chứng hay gặp trong các BN tiểu đường, nhưng ta đang nói về vết thương nhiểm trùng

Những chất tạo ra từ các cell đã chết là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi khuẩn mà tiêu biểu nhất là chủng Clostridium.peringens. Đây là loại VK kỵ khí nghỉa là chỉ sinh sản trong mội trường không có oxygen, và tìm thấy trong đất và đường ruột của người.

Những vết thương bị hoại tữ thường đổi màu đen và có mùi hôi do VK tạo ra độc tố , di chuyển theo các cơ, giết các cell, tạo ra những cell chết và VK lên men cabohydrate trong các mô, cơ tạo ra gas, (gas gangrene). Và dần dần đi vào máu (như chú -B12 đã nói), mộ khi đã vào màu thì rất khó chữa như suy gan, suy thận....

Tetanus, phong đòn gánh cũng là chủng Clostridium nhưng là C.tetani, cũng sồng trong đất. VK này tấn công hệ thần kinh trung ương CNS. loại VK này không bao giờ lan ra từ các vết nhiểm trừng (infection) nên không tạo ra cơ chế viêm của cơ thề (ìnlammation như sưng, đau, đỏ, nhức).

Vk này gây các cơ co lại , đầu tiên là các cơ ở hàm ... và dần dần đến các cơ khác khi đã lan đền cơ hô hấp thì BN sẽ chết do suy hô hấp.

Chú BS-812, lúc đó lình tình nguyện của mình có được chủng ngửa phong đòn gành không ?
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 12:16:08 am gửi bởi Quincy » Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 07:36:48 am »

 Chào bạn Quincy. Cám ơn bạn đã giải thích cặn kẻ về cơ chế nhiễm trùng và hoại tử một cách bài bản, cặn kẽ; Bệnh viện này đang thiếu Y, Bác sỹ trầm trọng, nếu được, bạn cứ ở lại đây để phục vụ lính, mình sẽ đề nghị ban giám đốc trả lương cho bạn với mức 2000 USD/ tháng; Nếu bạn đồng ý, hãy cho số tài khoản và mã pin để tiện việc chuyển tiền  Grin ,mong bạn vui vẻ cộng tác.
 Lính chiến đấu nên không có chủng ngừa đâu bạn, vì nếu bị thương thì còn có tác dụng ,chứ chết thì coi như uổng phí một mũi thuốc, mà có biết bao người hy sinh, vậy thì uổng phí biết bao nhiêu là tiền. Grin
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 10:06:01 pm »

      Mừng quá vì nay bệnh viện đã có tăng cường thêm 1 y, bác sỹ ngồi trực bàn cấp cứu cùng với y, bác sĩ kiêm giữ xe Linh Quany . Em có chứng kiến cái bệnh nầy lạ lắm , mà cũng không biết có bệnh hay không , gì có ý kiến trái chiều ?                                                                                                                         
      Rừng PaiLin khi mặt trời vừa lặn thì mọi cảnh vật đều chìm trong bóng tối , trời vừa tối , cả tiểu đội tập trung lại hội ý để nhận nhiệm vụ gác đêm và công tác ngày mai , thì Thu lính 82 la lên : '' sao mà tui không thấy gì cả vậy !'' , Thu quơ tay mò mẫm dò để đi tới bàn mà hội ý , anh em nói chắc mầy bị ''quáng gà'' rồi Thu ơi . Liền sau đó anh Phước ruồi B trưởng nói : Quáng gà cái gì nó tư tưởng đó , nó biết là ngày mai đi tác chiến nên giả bộ bịnh ! '' . Không biết thật giả ra sao , Thu xin được gác ca đầu tiên , vẫn dò từng bước chân và đi ra giao thông hào để gác, em thấy tội quá nên nói để đi gác chung kèm với Thu .... Đến sáng hôm sau thì Thu hoàn toàn thấy trở lại .... Lên khai bệnh với y tá C thì y tá nói chẳng có gì cứ công tác bình thường, vậy mà hể chiều tối thì Thu lại không thấy gì cả . Rốt cuộc em cũng không biết có phải Thu bị bệnh quáng gà như 1 số anh em nói , hay là tư tưởng như 1 số cán bộ và y tá nói ... Huh
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #66 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 10:40:49 pm »

Năm 1969 tôi ở tuyến đường Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình chứng kiến có vụ như thế này: ở trung đội tôi có anh bỗng dưng bị bệnh như là chảy máu dưới da, người cứ tím đen lại, không thuốc nào chữa khỏi, chỉ có một cách duy nhất là chờ chết. Đồng bào địa phương là người dân tộc Nguồn nhìn thấy biết ngay là anh này bị dính phải thuốc độc của đồng bào rồi và cho biết thuốc độc đó là do người dân tộc lấy cái râu hổ đem cắm vào măng tre sinh ra 1 loài sâu. Mang loài sâu đó về nuôi, lấy cứt con sâu đó làm thuốc. Định hại ai thì lấy tý cứt sâu ấy gẩy vào chén nước rồi mời người ta uống. Người uống phải nước này mấy tháng sau mới sinh bệnh, do đó không thể biết là đã uống nước nhà ai. Người dân còn cho biết là 1 năm cái nhà nuôi con sâu ấy phải hại được 1 người thì mới làm ăn được mà nhà nào làm ra loại thuốc độc đó thì mới có thuốc giải độc. Mẹ  chỉ truyền cho con gái chứ không truyền cho con trai. Cái đồng chí bị chết ấy quê ở xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình vẫn được công nhận là liệt sĩ. Từ đấy bọn tôi mối khi đi kiểm tra đường dây đều phải mang bi đông đựng nước đi theo, không dám uống nước nhà ai cả.

Không biết có bác nào đã chứng kiến hoặc nghe nói về chuyện như vậy chưa?
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2012, 11:23:34 am gửi bởi linh thong tin » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #67 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 07:00:53 am »


   Sợ quá đi "lính tthông tin" mình cũng nghe râu hổ là độc nên khi bắn được hổ phải đốt râu trước nhất - đó là đồng đội truyền tai nhau về kinh nghiệm trong trường hợp bắn được hổ ( thực tế chỉ trúng mìn thôi); nhưng nếu vậy ai dám vuốt râu hổ đây giống như truyện chuông buộc cổ mèo vậy...chắc chắn là bác hổ này đã bị tiêu diệt nên đồng bào mới nhổ được râu hùm. Trong chiến tranh, đồng chí mình chết vì làm nhiệm vụ và đây là một trường hợp hy sinh nên công nhận Liệt Sĩ  là hoàn toàn đúng.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 09:42:44 am »

Kính chào các bác tham gia topic. Tôi xin kể câu chuyện đồng đội, đồng nghiệp tôi: 8h sáng nay 20/8 sau chào cờ đầu tuần tại cơ quan thì tôi nhận được tin đồng đội tôi nguyên thượng úy bác sĩ quân y bệnh viện 7B nay là đồng nghiệp cùng cơ quan đã "ra đi" sau một cơn vật vã khó thở. Hoàn cảnh anh rất tội :Cách nay 15 năm, Anh chị có đứa con thứ ba, là con trai út (ráng) sau hai con gái (cũng là 2 BS) với tràn trề hy vọng con trai nối dõi tông đường. Nhưng cháu bị bệnh Down ở mức độ nặng (ngày đó kĩ thuật siêu âm chưa phổ biến nên không chẩn đoán sớm tình trạng thai nhi). Rồi sau đó Anh đi khám và được chẩn đoán "Nhiễm chất Dioxin" và mới chỉ đầu năm đến nay anh xuống sắc, xuống sức nhanh chóng tới mức mất 10 kg thể trọng. Đặc biệt anh ấy hút thuốc lá thật nhiều nên gây khó thở, thuyên tắc phổi và xuất hiện khối u. biết kết cục xấu sẽ đến với Anh nhưng không ngờ nhanh thế, vì mới ngồi nói chuyện đùa với nhau trong buổi họp chi bộ cuối cùng có anh cách nay mấy ngày. Cũng cố gắng để đạt "Lục thập hoa giáp" của cuộc đời và ít tháng nữa thì được cầm sổ hưu mà không kịp. Vĩnh biệt Anh, đồng chí đồng nghiệp BS Hoàng Văn Bợi quê quán huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2012, 03:27:26 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #69 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 03:34:47 pm »

Chào bác sỹ vetran. Lâu lắm rồi mới thấy bác quay lại và...báo một tin buồn. Nhân đây tôi xin nhờ bác chuyển lời chia buồn của tôi, một cựu chiến binh; Xin được chia buồn cùng gia đình đồng chí BS Hoàng văn Bợi, cầu cho hương linh của đ/c Bợi sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng; Cầu mong gia đình đ/c Bợi sớm vượt qua nỗi đau mất mát, để tiếp tục chăm lo chu đáo cho cháu trai, đang mang trong người di chứng của chiến tranh để lại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM