Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:49:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)  (Đọc 60043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #130 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 07:43:59 am »

Tết này (2-9) chẳng muốn đi xa
Một là nắng nóng, hai là xăng cao.
Đi ra rồi lại đi vào
Mở trang máy tính.... a chào anhtho.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2012, 09:21:34 am gửi bởi linh thong tin » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #131 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 02:04:42 pm »

Ở chỗ em thì chữa mụt lẹo như sau:
Sau khi mọc khoảng 2 ngày, sáng sớm vén tóc gáy lên, đàn ông bên trái, phụ nữ bên phải, tìm kỹ sẽ thấy một nốt đỏ như đầu kim. Dùng kim lễ và nặn máu ở nốt đó ra sẽ hết mụt lẹo ngay. Em đã làm thử và thấy có hiệu quả, việc  này cách đây hơn 15 năm.( Chú ý là làm vào buổi sáng, lúc mặt trời chưa mọc). Em không hiểu lý do tại sao? Bác Vệ có thể giải thích rõ không ạ?
Không biết bác BS-812 đã biết phương pháp này chưa?
Hồi đó thằng bạn làm cho em, sau đó nó chửi: Mẹ..không chịu lấy vợ,  coi chó nó.... chi cho nó mọc mụt lẹo!( ngoài em người ta tin rằng mọc mụt lẹo là do coi chó nó "ấy") Grin Grin Grin Grin

Hai vấn đề cần trả lời Quankhivien về chắp lẹo.
- các cụ đe dọa con cháu về chuyện nhìn trôm chó dính "Lẹo" sẽ bị dính lẹo vì các cụ không muốn con cháu nảy sinh tư tưởng không tốt khi tư duy chúng còn trong trắng, chứ nếu bây giờ anh và chú Quankhivien già rồi mà có dịp nhìn cái gi gỉ gì gì ghê gớm hơn nếu đe dọa đui luôn mắt thì cũng cứ cố mở ra nhìn cho bằng được
- Lẹo mắt có cơ chế bệnh sinh rõ ràng, phương pháp chữa trị tây y cũng đơn giản, nhưng vì theo BS -812 lúc nào cũng muốn có thuốc tốt mà re rẻ nên anh em mới phải bàn chuyện điều trị ít tốn kém đấy chứ
- Ngoài cách châm các du huyệt chữa bệnh này, anh chưa nghe ai nói cách tìm vết đỏ dưới chân tóc như Quankhivien đề đạt. Chả biết có đúng hay chú cố tình tung hỏa mù, chỗ châm không châm mà như Linhquany châm vào huyệt Trường Cường của chị em là rách viếc đấy.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #132 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 02:46:19 pm »

   Ngày trước bác sĩ dạy em cũng nói vậy bác Vệ ạ. Cẩn thận không rách việc nếu dùng thủ pháp này không đúng lúc . Hình như huyệt đó có tên khác là " huyệt quằn quại " phải không bác !  Grin

  Em dạo này lại thích nghiên cứu về...đông y. Định bụng nếu nhỡ thất nghiệp tay dao tay thớt đi phục vụ bà con cũng được.

  Hôm nay, em xin nói về một thứ, gọi là thuốc cũng được mà gia vị cũng được. Chắc chắn không ai không biết, đó là...củ tỏi ta :

   Công dụng làm gia vị thì các bác quá rành, kể cả trong một số việc điều trị cảm cúm, đầy hơi, chướng bụng ....ai đi qua bộ đội đều ít ra một lần được y tá đơn vị nhỏ mũi bằng dung dịch tỏi pha nước với tỷ lệ phần nghìn để phòng dịch . Lỡ quân y pha đậm đặc quá còn thấy như muốn xịt máu mũi ra vì cay. Mới đây em đọc không biết trong tài liệu nào thấy nói thế giới họ còn nghiên cứu và lấy vỏ tỏi làm màng nhĩ nhân tạo cho người bị điếc cơ đấy.

   Tuy nhiên có một thứ em nhìn thấy lại ít có trong tài liệu nào nhắc đến : Đó là tỏi ngâm rượu. Một lần nhìn thấy một bà rất đẹp lão, hồng hào em hỏi bà dùng thảo dược gì mà trông sức khỏe tốt như vậy. Bà trả lời rất đơn giản là bóc tỏi đổ rượu vào ngâm, mỗi tối uống vài giọt, có thể pha với nước lọc cho dễ uống. Lý do tại sao thì em cũng chưa giải thích được vì hồi đi học thạc sĩ ( tranh thủ ngày trông xe, tối đi học ) tốt nghiệp xong...bị rơi mất bằng. Các bác thử trả lời giúp em nhé !

   À ! em vừa tìm nguồn tham khảo về tác dụng của Tỏi đây ạ : http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=5282


Xin cho biết tác dụng chữa bệnh của tỏi và cách ngâm rượu tỏi? Phan Văn Hưng, Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp

Theo BS Vũ Định thì Y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhân dân đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...

Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống.

Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng). Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.

Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.

Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #133 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:50:30 pm »



   Đề nghị Lính Quân y ghi thêm: Dùng rượu tỏi ít thôi không ảnh hưởng tới mắt, nhiều quá không tốt; còn tỏi củ con trai ăn 1 củ tốt thôi.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 05:48:39 pm »

Tiếp tục mạch chuyện về kĩ năng tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân (T4G): Ngày ấy cách nay gần 20 năm. Bác sĩ Ngọc Oanh giám đốc trung tâm kế hoạch hóa gia đình huyện Nhà Bè tp HCM tổ chức tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch tại xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức là những vùng sâu mênh mông động ruộng với giao thông chính là ghe xuồng ba lá vì kênh rạch chằng chịt mà không có đường bộ. Được sự hỗ trợ tổ chức của chính quyền xã ấp và sự nhiệt tình của nam nữ nông dân trong độ tuổi sinh đẻ. Buổi tuyên truyền kết thúc với sự hài lòng của cả hai phía. Cũng thời gian này năm sau, đọc bản báo cáo của y tế các xã, trung tâm KHHGĐ hoảng hồn vì tỷ lệ sinh đẻ không giảm mà tăng lên rõ rệt, nhất là các trường hợp sinh con thứ ba. Thực hiện chỉ đạo của huyện ủy, ủy ban ND, đoàn lại về địa phương khảo sát đánh giá lại. Trong cuộc họp, BS Oanh nêu vấn đề :Việc thực hiện hướng dẫn tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai và đặt câu hỏi kiểm tra cách sử dụng bao cao su tránh thai. Trước hết chị hỏi: thường đến tối các anh chị giải trí thế nào, một vài cánh tay giơ lên và một chị được chỉ định đứng lên phát biểu : Mèng ơi! BS hỏi dậy, đâu có gì mới, zùng này cả đời có điện đóm gì đâu, đi mần dề, ăn cơm xong là tối hù, máy hình, radô không có, nội ra nội dô chút xúi muỗi mòng chích quá trời nên đành xoa chân lên giường. Chị Oanh chỉ định người đàn ông trung niên thứ nhất, đề nghị cho ý kiến tại sao đã được hướng dẫn cách dùng bao cao su tranh thai mà anh vẫn sinh con thứ ba. Anh trả lời: thưa BS theo bác sĩ dặn là khi vợ chồng gặp nhau thì mở cái bao mấy chị ở trạm y tế phát ra xài. Tôi làm y chang, nhưng nhai nó lạt nhách mà dai nhằng, không có mùi vị gì ngon, tôi đàng nhả ra rồi lên ngủ với bả...Các bác có thể hình dung ra sắc thái của BS Oanh lúc đó.Nhưng chị bình tĩnh chỉ một thanh niên thứ hai. Anh này bình tĩnh và tự tin lên hẳn bàn làm việc. Thưa BS em làm y chang từng động tác zầy nè ( vừa nói anh vừa với cái “áo mưa” trong hộp xé bao vừa biểu diễn vừa nói: mấy cổ dạy là trước lúc “sinh hoạt” thì bóc cái bao đó ra, tròng dô ngón tay cái dầy lè, mà tui nắm thiệt chắc ngón tay cái à nha, zậy mà cổ vẫn dính mới kì chớ....Cả sân bãi trước trạm y tế xã cười ồ, tiếp theo là nhiều tiếng bàn tán xôn xao thắc mắc...Tại sao, tại sao mần đúng mà vẫn dính.... Các bác đoán xem tại sao.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #135 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:37:13 pm »

 Chào các bác. Qua câu chuyện của bác Vệ, thấy được sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, nên công tác truyền thông vất vả như thế, mà kết quả lại không được như mong muốn; Chứ bây giờ, giáo cụ trực quan về vấn đề này rất là phong phú, nhất là của TQ; Nên câu chuyện truyền thông chắc hiệu quả hơn trước nhiều.
 Về tác dụng của tỏi, bác nào bị hen, suyễn cũng có thể dùng để cắt cơn (vì nó làm tan đàm nhớt tức thì), bằng cách giã nát, vắt lấy nước cốt chừng một muỗng canh, uống vào, ít phút sau sẽ thấy dễ chịu ngay.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #136 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 11:04:19 pm »

hehe em cũng chơi 1 bình rượu tỏi theo cái bài báo này nhưng quên đọc cái đoạn tác dụng phụ , mỗi bữa em quất 3 ly nóng trong người quá hết dám uống luôn  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #137 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 01:12:40 am »

Thấy các bác bàn về chuyên bệnh tật và các loại thuốc điều trị tại đây rôm rả , tôi cũng xin kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến thuốc và bệnh ,câu chuyên này tôi được nghe kể lại từ hồi còn nhỏ nhưng tôi lấy làm tâm đắc trong suốt cuộc đời mình . Câu chuyện như sau :

 " Có một ông thày lang nọ hành nghề y và bán thuốc chữa bệnh , Nhưng do việc học hành không đến nơi đến chốn bập bõm qua loa ,nên mỗi khi có người bệnh đến khám và chữa thì ông đều phải dở sách ra coi rồi mới dám kê toa . Một hôm có người đến khai đau bụng và xin mua thuốc , ông liền dở sách ra coi thấy đề : "Đau bụng uống nhân sâm ....." ông ấy liền lật đật bán nhân sâm cho người bệnh để họ về sắc uống cho mau khỏi .
 Ai ngờ qua ngày hôm sau ,thân nhân người bệnh đến nhà ông mắng vốn "Vì uống thuốc của ông nên bệnh nhân đã chết .." lấy làm hốt hoảng vì bốc thuốc theo sách vở chân truyền lẽ nào ?    Ai ngờ khi mở sách ra coi kỹ lại thì thấy sách ghi ở trang đầu là " ĐAU BỤNG UỐNG NHÂN SÂM ..." nhưng trang thứ 2 ghi là : " TẮC TỬ " .

Vậy nếu là người cẩn thận và hiểu biết thì đã đọc kỹ, và sách và y văn nói rằng :
" Đau bụng uống nhân sâm tắc tử."  tức là:  đau bụng mà uống nhân sâm là chết.

Qua vụ việc trên ông thày lang kia rút ra được một bài học cho nghề nghiệp của mình . Còn việc bệnh nhân chết thì thày thuốc có nhiều mánh khóe và lý do để chạy tội ."
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #138 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:39:07 am »

Thấy các bác bàn về chuyên bệnh tật và các loại thuốc điều trị tại đây rôm rả , tôi cũng xin kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến thuốc và bệnh ,câu chuyên này tôi được nghe kể lại từ hồi còn nhỏ nhưng tôi lấy làm tâm đắc trong suốt cuộc đời mình . Câu chuyện như sau :
Qua vụ việc trên ông thày lang kia rút ra được một bài học cho nghề nghiệp của mình . Còn việc bệnh nhân chết thì thày thuốc có nhiều mánh khóe và lý do để chạy tội ."

Câu chuyện của bac Thanhnhiet rất hay. Tôi nhắc nguyên văn như thế này "Phúc thống, phục nhân sâm, tắc tử" ý nghĩa dịch nôm thì như bác Thanhnhiet đề cập. Đây là một câu chuyện cổ về nghành y, nhưng nghành y thời hiện đại này còn nhiều bất cập hơn trường hợp cụ thể vừa nếu, mà cơ quan quản lý nhà nước về y dược cũng rất trăn trở để chấn chỉnh từ chính sách vĩ mô tới các biện pháp kỹ thuật. các bác tin tưởng vào sự tiến bộ cả về chuyên môn và y đức của nghành y Việt Nam, và yên tâm lớn khi trao sức khỏe, tính mạng mình cho "từ mẫu"
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2012, 08:49:59 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #139 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:41:32 am »

Kính thưa hội đồng quản trị bệnh viện. Từ cơ cấu tổ chức là những cán bộ quân y về hưu hoặc phục viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho CCB nhưng tình hình kinh tế xã hội ngày càng khó khăn, thu nhập của nhân viên eo hẹp, nên cơ sở của ta thực hiện chủ trương xã hội hóa nghành quân y  và học tập "BV quân dân y miền đông" tiền thân là QYV 7C ở chợ nhỏ Thủ Đức là khám chữa bệnh cho cả nhân dân. Nhưng mới mở rộng qui mô một thời gian, ngoài hiệu quả tăng thu nhập thì lại nảy sinh một số vấn đề trong giao tiếp, khám và điều trị mà trong phạm vi quân đội chưa bao giờ xảy ra. Tôi đơn cử hai trường hợp sau. Để các bác quyết định xem có duy trì mô hình kết hợp tiếp hay không.
Buổi sáng, phòng khám nhộn nhịp bệnh nhân ra vào xếp sổ khám bệnh. Ai cũng chú ý đến lượt mình thì đột nhiên từ phòng số 10 khám Tai Mũi Họng, một chị tuổi xồn xồn phóng thẳng trong phòng ra hành lang tru tréo: Trời đất ơi hỏi gì hỏi quá trời rồi soi khám lung tung vậy hả trời. Cả dãy phòng khám xôn xao, bắt buộc Linhquany phải vào can thiệp. Sao, sao! sự thể thế nào, chị nói tui nghe coi. Như vớ được đồng minh, chị BN không giảm cường độ mà con cao giọng hơn để mọi người đều nghe: Mèng ơi, BS gì ác nhơn ác đức, tôi chỉ đòi khám đau đầu mà ổng hỏi có tức ngực, khó thở, có chóng mặt không, có mắc ói, ho, sổ mũi không. Rồi ổng còn quấn tấm vải có cái đồng hồ bóp rồn rột cứng ngắc cánh tay, rồi còn chấm chấm cái miếng tròn tròn nghe tim nghe ngực. Tôi biết ổng hỏi nhiều, khám nhiều rồi ăn tiền nhiều, rồi lấy cớ ghi miếng giấy có nhiều thuốc để tôi mua cho tốn tiền đây mà. Biết vậy hổng thèm đến đây khám, vừa mất thời gian lại còn mất một ngàn mua cuốn tập. Cả dãy hanh lang phòng khám cười rân. Phân bua xong, chị te tái xách giỏ đệm ra cổng về, bỏ quên cuốn sổ khám bệnh. Trong phòng, BS -812 lắc đầu ngao ngán.
Ngày hôm sau, phòng khám lại xảy ra một trường hợp xôn xao. Số là, đầu giờ có một chị khá lớn tuổi từ xã vùng sâu tới rụt rè gõ cửa phòng số 6, cô điều dưỡng (mới tuyển) mở cửa tươi cười, thì chị hỏi: cô ơi! Có phải đây là phòng khám L...không? Thay đổi sắc mặt, cô điều dưỡng nói: Bà này quê mùa mà mất lịch sự quá, người ta phải kêu là khám phụ khoa..Ờ rồi, rồi tôi biết. Miệng nói, tay chị đặt cái nón mê (nón lá cũ gãy vành) ngoài cửa rồi bước vào phòng khám. Ngoài hanh lang đông người đi qua lại, gặp mấy em thiếu niên mặt mày méo xẹo do vừa nhổ răng đi qua sẵn chân đá bay mất cái nón. Khám bệnh xong, chị BN ra cửa, một giây ngỡ ngàng tìm kiếm, chị chống tay tru tréo: Mồ cha cái đứa mặt… ngập ngừng một giây chị nhớ lại lời dặn của cô điều dưỡng rồi chửi tiếp… Cái mặt phụ khoa đứa nào lấy mất cái nón của bà..Lại lần nữa cả hành lang phòng khám cười rần rần. nhân việc này, tôi đề đạt, khoa ngoại chẩn nên ghi rõ chức năng từng phòng thay vì đánh số như vầy gây bối rối cho nhân dân nhất là bà con vùng sâu vùng xa ít có điều kiện tiếp cận ánh sáng “văn minh hiện đại”
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2012, 05:17:56 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM