Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:05:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường số 4 rực lửa - Đặng Văn Việt  (Đọc 41611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 05:30:16 pm »

LIÊN TỤC TRUY KÍCH


       Từ hôm tiếng súng mở đầu chiến dịch của ta, biết bao nhiêu tin dữ bay về Thất Khê : nào Đông Khê thất thủ, nào binh đoàn Sác-tông bỏ chạy khỏi Cao Bằng bị chặn đánh tơi tả. Binh đoàn Bay-a lên đón cũng bị tan tành. Cả Lơ-pa-giơ lẫn Sác-tông đều bị bắt sống. Bọn đóng quân ở Bản Trại thấy mất hết các vị trí xung quanh đểu hốt hoảng bỏ đồn chạy dồn về Thất Khê. Và hàng ngày, từng tốp tàn binh chạy thoát về Thất Khê với dáng điệu đói mệt, tiều tụy, râu tóc rậm rạp, mặt mũi phờ phạc, hốc hác toàn những Lê dương da trắng từng khét tiếng sừng sỏ, thiện chiến nổi danh từ Đại chiến thứ hai, những tên Ta-bo người Phi tinh nhuệ chuyên đánh rừng núi, rồi hỗn hợp cơ động Âu Phi, tất cả giờ đều giống nhau ở cảnh thân tàn ma dại, tay không, chui lủi rừng chạy thoát về đây. Mà đã là kẻ bị thua đều đồn thổi rất mạnh, rất lớn về sức mạnh của đối phương để chứng tỏ mình chẳng phải hèn. “Chỉ vì Việt Minh đã quá lớn mạnh, thiện chiến vô cùng”. Mỗi tên tàn quân đã trở thành một quả tạc đạn nổ bùng vào tinh thần ý chí của bọn sĩ quan và binh lính đóng tại Thất Khê, khiến từ đồn trưởng đến tên ngụy nhãi nhép đều chỉ tính tới việc lo cách chạy nhanh cho thoát chết. Ba mươi sáu chước, chước chuồn sớm là hay nhất. Rồi còn nạn đập phá, cướp bóc của lũ tàn quân ở trong phố nữa. Qua cơn thoát chết, chúng phải ăn, phải hút, phải uống, phải phá cho bõ lúc cay cực vừa qua. Vì vậy cả cái tiểu khu Thất Khê từ đồn chính đến phố xá, công sở đều náo động, hoảng hốt như trong cảnh đón đợi trời sập. Thế là chúng đã mau chân rút khỏi Thất Khê trước khi trung đoàn chúng tôi kịp truy kích tới. Cầu Bản Trại ta đã phá, không thể đưa cơ giới và pháo nặng qua sông được. Trước lúc rút,  chúng đã dùng xe kéo pháo lăn tùm xuống sông Kỳ Cùng. Thật nực cười : khi trung đoàn chúng tôi đã tiến vào thị trấn Thất Khê làm chủ tình hình cả vùng tiểu khu, vậy mà còn rải rác bọn tàn binh lầm tưởng Thất Khê chưa rút, đã chạy xộc thẳng vào thị trấn, đinh ninh đã trở về với đất thánh, bơ sữa, rượu vang, thịt bò đang chờ chúng, tưởng sẽ được đón tiếp như những vị “anh hùng” không ngờ lại bị bộ đội “Việt Minh” chĩa súng vào ngực bắt hàng, có tên đã gục xuống ngất xỉu đi vì quá buồn thảm cho số phận mình. Thật uổng công chui lủi hàng tuần trong rừng sâu, chịu cơ cực đói khát để cuối cùng rồi cũng chẳng thoát khỏi “mệnh trời”, có tên ôm mặt khóc tu tu như một kẻ điên dại, có đứa còn vùng chạy.

        Ban chỉ huy chúng tôi họp trong gian nhà ở căn cứ, chốc chốc lại nghe tiếng súng và tiếng thét của bộ đội hô đuổi bọn tàn binh nhào chạy quàng xiên tuyệt vọng.

        Tiểu đoàn 251 đánh xong bọn Đơ-la-bôm-mơ ở dãy núi Khâu Pia cũng đã kịp trở lại đội hình. Tôi hỏi Nguyễn Hữu An :

        - Chạm địch có khó khăn không ?

        Tiểu đoàn trưởng An cười :

        -   Báo cáo anh đánh đuổi chúng dọc theo các mỏm núi đá cũng khá găng. Chúng chiếm trước điểm cao mà.

        - Thế Đơ-la-bôm-mơ đâu ? - Tôi hỏi đùa.

        An lắc đầu :

        -   Hơi tiếc ! nó chạy thoát mất ! nhưng nhiệm vụ đánh bật chúng lộn lại không cho tên tiếp cứu Lơ-pa-giơ - Sác-tông thì tiểu đoàn hoàn thành.

   Anh Mân lúc lắc đầu, anh nói với tôi :

        -   Đúng là tiếc ! phía trên các anh ở 308 và 209 tóm cổ cả Lơ-pa-giơ với Sác-tông, giá dưới này ta cũng với được Đơ-la-bôm-mơ thì hay tuyệt ! Ngừng giây lát, anh chậc lưỡi : Lực lượng mình ít, bị xé lẻ điều đánh nhiều nơi. Cũng khó thật.

        Lại có lệnh gấp của Bộ chỉ huy : nắm thời cơ, 174 tiến nhanh xuống giải phóng Na Sầm, tranh thủ tiêu diệt sinh lực định, không cho chúng rút chạy an toàn.

        Thế là ban chỉ huy trung đoàn chúng tôi giao Thất Khê lại cho các đồng chí ở huyện và tổ chức hành quân truy kích gấp. Cầu Bản Trại bị phá sập làm trở ngại việc rút Thất Khê của địch. Giờ ngược lại, chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc vượt sông. Mặc ! trung đoàn dùng mọi cánh qua sông gấp : thuyền mảng, bơi lội ... đơn vị nào sang được trước, bôn gấp. Vượt sông rổi cứ thế thẳng Đường số 4 mà đuổi địch. Tôi rất ngạc nhiên khi qua đoạn Pò Ke - Bản Nhàn, thấy rất nhiều xác giặc chết trên đường, Tây trắng, Tây đen. ngụy binh đủ cả, có đứa xác trương lên to phềnh, mùi hôi thối nồng nặc. Đơn vị cứ phải bịt mũi nhắm mắt vượt nhanh cho quãng đường trên một ki lô mét này.

         Quái lạ ! Không biết đơn vị nào đã phục trúng bọn nó ở quãng đường này ? Tôi tự nghĩ thầm như vậy và phỏng đoán có thể anh Thanh Phong, Phó tư lệnh quân khu đặc trách phẩn Nam Thất Khê đến Na Sầm đã kịp thời dùng lực lượng địa phương của Lạng Sơn chặn đánh được bọn Thất Khê rút lui này. Cũng có thể Bộ điều được thêm lực lượng chặn lại và tiêu diệt chúng chăng ? Chúng chết nhiều như thế này thì bọn sống sót chạy về sẽ thúc đẩy sự khiếp đảm của bọn đóng ở Na Sầm - Đồng Đăng, chúng sẽ rút tuột mất. Quả nhiên khi chúng tôi đến nơi, cả Na Sầm và Đồng Đăng đều chỉ là đồn hoang, đúng như người xưa từng nói : “binh thua như núi lở” một khi đã thua chạy thì chỉ đạp nhau, xéo nhau mà chết. Cứ thế đồn nọ nối đồn kia từ Thất Khê đến Na Sầm rồi Đồng Đăng chúng rút chạy theo lối cuốn chiếu về Lạng Sơn tất.

         Mãi sau này khi chiến dịch đã kết thúc, tôi gặp lại các anh Quốc Trung, Siêu Hải ở thị xã Lạng Sơn, mới vỡ lẽ vì sao địch chết ở Pò Ke, Bản Nhàn nhiều vậy.

         Anh Thanh Phong, phó Tư lệnh Quân khu I, được phân công chỉ huy đoạn Đường số 4 từ Thất Khê đổ xuống. Anh đã bố trí Đại đội 183 tân binh của Quốc Trung cùng hai Tiểu đoàn 426 - 428 dọc theo đoạn đường Pò Ke, Bản Nhàn này. Ngày 9-10, máy bay “bà già” lượn từ Lạng Sơn lên Thất Khê mấy lần, rối lại quay về.

         Sáng 10 - 10, địch cho một tiểu đoàn trinh sát vừa đi vừa dò la tình hình từ Bản Nằm - Đèo Khách xuống đoạn đường mà ta đã phá hoại, xong rút về Bản Nằm ... Trinh sát của ta báo cáo :

         Phía Na Sầm : yên tĩnh.

         Phía cầu Bản Trại - Bản Nằm : địch tập trung rất đông ở bên kia đầu cầu đã bị phá sập, đang tìm mọi cách vượt sông. Chúng cho một số xe cơ giới, thiết giáp lao xuống sông để đỡ công phá hoại. Triệu chứng rõ ràng là địch bỏ Thất Khê, tìm đường tháo chạy về phía Na Sầm - Lạng Sơn.

        Khoảng 3 giờ chiều ngày 10 - 10, địch kéo đi đông nghịt như kiến, không thành hàng ngũ, lính lẫn với dân, ùn ùn đi dọc theo đường cái. Thời cơ ngàn năm có một đã đến quân ta từ các sườn núi nổ súng : đạn súng các loại, các cỡ xả như trời rung, đất chuyển vào đầu giặc. Chúng ngã gục, kinh hoàng, la thét rồi rùng rùng quay lại Bản Nằm, bố trí chiếm các cao điểm, bất động. Trời tối dần, chúng cũng không dám mò ra nhặt xác đồng đội.

        Ngày hôm sau, địch cho máy bay lên oanh tạc xối xả vào những nơi ta bố trí, cả vào những khe suối mà chúng nghi có dân công hay bộ đội ta tập kết. Cuộc chiến đấu trở nên vô cùng căng thẳng, gay go, quyết liệt. Địch không vượt được đoạn đường đã bị khoá chặt, còn ta cũng không áp sát được địch vì lưới lửa dày đặc. Địch và ta quần nhau đến tối mịt.

        Sở Chi huy tiền phương ở gần Phiêng Chuông bị một loạt bom. Anh Thanh Phong bị thương gãy ống chân, phải đưa về hậu cứ, 24 nữ dân công bị hy sinh trong trận bom này.

        Tin thắng lợi của quân ta ở mặt trận phía trên đã làm nức lòng và củng cố quyết tâm của cán bộ chiến sĩ mặt trận Pò Ke - Bản Nhàn. Đêm hôm ấy, các đơn vị đều được lệnh chuẩn bị sẵn sàng để sáng hôm sau mở đợt tấn công cuối cùng vào đạo quân rút lui đang hoang mang cực độ, để trả thù cho các đồng bào bị hy sinh.

        Mới sớm tinh mơ, bỗng có tiếng reo to của bộ phận tiền tiêu. “Chúng nó xin hàng”. “Chúng nó xin hàng”.

        Anh Châu dõi ống nhòm về phía địch :

        - Nó hàng thật, anh em ơi !

        Qua ống nhòm, thấy địch đang xếp hàng chờ ta đến tiếp nhận súng ống đeo lên vai, đứa buộc khăn trắng vào đầu, đứa cầm mùi xoa trắng vẫy ...

           Từ tư thế chuẩn bị tiến công, bộ đội ta đã chuyển sang tư thế đón nhận đầu hàng. Từng tốp lính địch ném súng xuống chân bộ đội ta, trật tự nối nhau vượt sông Kỳ Cùng về trại tập trung.

        Pò Ke - Bản Nhàn, hai bản nhỏ bên lề Đường số 4, không ngờ lại là nơi đã diễn ra một trận đánh lớn, diệt và bắt sống hầu hết số quân của phân khu Thất Khê, đám tàn binh của Lơ-pa-giơ, Sác-tông, Đờ-la-bô-mơ.

        Mấy năm trước, mỗi lần đi nghiên cứu Đường số 4, tôi thường đến đỉnh đèo Kéo Lầm. Ở đây nhìn xuống vùng Thất Khê - Bản Trại rất rõ. Muốn vượt sang bên kia Đường số 4, hướng Đông Bắc, chúng tôi đểu phải dừng chân ở Kéo Lầm khi đi và lúc về. Tôi thường vào nghỉ nhờ nhà cụ giáo Quỳnh. Trước cụ ở Bản Chu nhưng nay tản cư ở vùng này với dân bản. Cô con gái cụ tên là Nẹng. Một cô gái Tày đẹp nhất vùng Tràng Định - Thất Khê, từng nổi tiếng là hoa khôi. Quả là cô Nẹng đẹp thật. Tóc dài đen nhánh, khuôn mặt trái xoan với nét thanh tú ở cặp mắt, đôi môi. Tôi thường nói chuyện với cụ giáo, cô gái ý tứ ra vào nhẹ nhàng như một cái bóng. Tôi để ý nét mặt đẹp đó luôn phảng phất một nỗi buồn. Qua ít lần đi lại thân tình. Một hôm cô Nẹng hỏi tôi :

        - Chỉ huy ơi ! Bao giờ bộ đội ta đánh vào Thất Khê.

        Tôi vui vẻ trả lời :

        - Sau này nhất định phải giải phóng Thất Khê chứ. Còn bây giờ chưa thể được. Địch ở đây còn mạnh lắm. Cả một tiểu khu bao gồm cụm cứ điểm từ đồn chính tới bốt phụ. Phải có thời gian cô ạ.

        Nét mặt cô gái càng buồn, cô nói mà nước mắt ứa ra :

        - Chẳng biết Nẹng còn sống đến ngày bộ đội giải phóng Thất Khê bắt thằng Hai Nạng không. - Nói xong có Nẹng khóc.

        Tôi hỏi gặng mãi, cô chỉ cán môi ấm ức :

        - Em thù nó lắm. Nó là con rắn độc đấy.

        Sau đó cụ giáo mới kể lại cho tôi biết : tên Hai Nạng thấy Nẹng đẹp, đòi cưới làm vợ hai. Gia đình không đồng ý. Doạ dẫm không được, nó liền gọi cô lên đồn rồi hiếp cô, sau đó đến nhà nói thẳng với ông cụ giáo : “Coi như cô Nẹng đã sống với tôi rồi. Cụ nên cho cưới đi !”.

        Uất ức quá, cụ giáo Quỳnh tìm cách cùng con gái trốn khỏi Thất Khê rồi tản cư lên tít đèo Kéo Lầm sinh sống trong tình thương yêu đùm bọc của bà con trong bản.

        Đầu năm sau, khi trung đoàn đang tập trung huấn luyện ở vùng Nước Hai, tôi được tin cô Nẹng đã chết sau một trận ốm nặng.

     Chao ôi ! Nếu không vì giặc giã, vì sự ức hiếp bất công đầy tội lỗi của tên tay sai ngụy binh Hai Nạng, có lẽ chẳng thể nào cô Nẹng chết được. Một người con gái xinh đẹp dịu hiền như cô sống trong cảnh đất nước độc lập thanh bình ắt phải được hưởng niềm hạnh phúc êm ấm. Cứ nhớ lại cảnh tối trăng rừng, cô gái thả tóc dài mượt ngồi ở mảnh sân nhà sàn, lặng nhìn về phía cánh đổng Thất Khê khuất sau dãy núi, như một bức tranh tố nữ huyền ảo, tôi càng tiếc thương cô gái chân thật, hiển thảo ấy vô cùng. Tôi thương cả cụ giáo Quỳnh, chẳng rõ rồi cụ có vượt qua khỏi nỗi cô đơn, đau khổ này không.

        Trên đường dổn dập tưng bừng đuổi địch để giải phóng toàn bộ quê hương Lạng Sơn, nhớ đến gia đình cụ giáo Quỳnh, tôi lại nhớ tới cả cụ Huấn ở Bình Gia, cụ Pèn ở Bản Tồn - Đông Bắc Tràng Định. Mỗi lần đi đánh giặc ghé vào nhà các cụ trú chân hoặc khi chiến tháng về gặp lại, các cụ đều dận dò “Đánh mau lên, đánh nhiều vào vớ, để mau mà giải phóng đất Lạng Sơn kẻo ké già rồi, ké không được thấy nước độc lập à ! Bao giờ đại thắng giết hết lũ giặc Tây, chỉ huy Việt về bản ăn cơm, uống chén rượu Tày với ké cho thật say nhé”. Riêng tôi, sau trận Bình Liêu, lại tiếp tục theo đơn vị, rong ruổi khắp các chiến trường. Lời hẹn hội ngộ cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Nhiều cụ đã khuất bóng, mỗi lần nhớ đến các cụ, lòng tôi rạo rực, băn khoăn, luyến tiếc.

        Nhắc đến tên Hai Nạng, tâm trạng tôi dội lên niểm tiếc nhớ cô Nẹng. Chẳng biết cụ giáo Quỳnh có còn ở Kéo Lầm nữa không ?

     Biết tin này hẳn cụ thắp hương khấn vong linh con gái để con mình mãn nguyện ở nơi xa.

        Gia đình cụ giáo Quỳnh chỉ là một trong hàng trăm ngàn nạn nhân của tên Hai Nạng. Sau này giải phóng, thể theo nguyện vọng của nhân dân cả vùng Tràng Định - Thoát Lãng. Ủy ban quân quản Lạng Sơn đã lập phiên toả xử tội tên Việt gian Hai Nạng khét tiếng độc ác, phản động đó tại giữa thị xã. Tôi được cử ngồi ghế chánh án.

        Nhân dân đã đến dự rất đông. Hắn đã bị đền tội đích đáng : tử hình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 05:33:51 pm »

        Khi trung đoàn ập đến Na Sầm, địch đã rút chạy trước một ngày.

         Chúng tôi tiến xuôi xuống. Đồn Đồng Đăng cũng im lìm không một bóng giặc, ngổn ngang đồ đạc chúng vội vã bỏ lại. Trên một mảng tường của căn nhà trại lính, tôi đọc hàng chữ Pháp viết nguệch ngoạc vội vã của một tên Lê dương nào đó : “Liệu hồn ! Chúng mày chưa nốc cạn cốc rượu mừng thắng lợi thì chúng tao đã quay trở lại dây!”

        Dòng chữ đã nói lên tâm trạng của bọn lính viễn chinh chuyên nghề đi xâm lược chiếm đóng nước người. Đã thua chạy hoảng loạn lo chuyện rút nhanh thoát chết lại mà còn cay cú giở trò doạ dẫm ngớ ngẩn, đúng như câu tục ngữ : cà cuống chết đến đít còn cay.

        Chẳng cứ gì bọn binh lính Lê dương tép nhem đồn trú ở nơi biên giới xa xôi này hoảng loạn, mà ở tận Hà Nội, các tướng lĩnh chóp bu Pháp cũng thất đảm lúng túng. Chúng đã nghĩ tới việc lui về tận miền Trung Trung Bộ cố thủ, đã cho chở tài liệu giấy tờ quan trọng và cả của cải xuống Hải Phòng chuẩn bị cho xuống tàu thủy chở vào Sài Gòn. Lúc ra lệnh rút nhanh Lạng Sơn, lúc lại ra lệnh đình chỉ, tạm hoãn. Tất cả chứng tỏ sự bối rối, lúng túng, rất bị động từ Cao ủy Pi-nhông, đến Tổng chỉ huy Các-păng-chi-ê và cả A-lếc-xăng-đri. Còn Công-xtăng, chỉ huy trưởng quân khu biên thuỳ đặt bản doanh trại tại Lạng Sơn thì từ đầu tháng 10 luôn luôn khẩn thiết đề nghị với A-lếc-xăng-đri xin rút ngay khỏi Lạng Sơn để bảo toàn lực lượng. Đến ngày 17 tháng 10, bất chấp cả lệnh hoãn rút Lạng Sơn của Các-păng-chi-ê, Công-xtăng đã để nguyên vẹn thành phố Lạng Sơn lại, âm thầm tổ chức một cuộc rút quân trong đêm tối mà y mệnh danh là cuộc rút lui “trong trật tự ! rất khôn ngoan”. Chúng rút theo đường Lạng Sơn Đình Lập, Đường số 13, bí mật xuyên qua màn đêm để về Bắc Giang. Vừa thấy mặt Công-xtăng, Các-păng-chi-ê đã quát lên :

        - Đồ hèn ! Quay lại Lạng Sơn ngay !

        Công-xtăng đâu phải tay vừa, y thừa biết cái tâm trạng “lòng vả cũng như lòng sung” của cấp trên trong cơn bối rối này, nên từ tốn thưa lại :

        - Tôi đã tổ chức rút lui có trật tự, âm thầm. Tôi chẳng cho phá phách ầm ĩ như Sác-tông đã làm ở Cao Bằng. Đối phương đã không biết gì, không đuổi đánh và gây tổn thất được tôi.

       Cuối cùng là một cuộc lễ long trọng ở Hà Nội gắn mề đay danh dự cho quân sĩ quân khu biên thuỳ để trấn an tinh thần bọn bại binh và bưng bít dư luận ở Đông Dương và cả chính quốc Pháp. Công-xtăng vụng chèo khéo chống ! Thua phải chạy mà không bị đánh tơi bời. Thế là thắng rồi !

       Mãi sau này địch mới rút ra một bài học lớn trong thảm bại biên giới là trong nhiều vấn để sai lầm, có sai lầm đáng nhớ nhất, ấy là rút khỏi Cao Bằng quá chậm mà rút khỏi Lạng Sơn lại quá hấp tấp.

       Từ Đồng Đăng đến Lạng Sơn có 14 kilômét. Dọc đường hoang vắng không một bóng người. Trên đường cái chỉ ngổn ngang bừa bãi những hòm đạn, đồ hộp, thùng, chai lọ địch không tha nổi trên đường rút chạy vứt bỏ lại. Vừa mới đến Đồng Đăng được một hôm, Trung đoàn chúng tôi đã được lệnh “Địch có hiện tượng rút bỏ Lạng Sơn. 174 bám gấp”. Dù biết Lạng Sơn vốn là sở chỉ huy quân khu biên thuỳ, lại là cái túi chứa đựng hết thảy bọn tàn quân từ Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng chạy về, nhưng với ý chí thừa thắng xông lên, trung đoàn cứ ào ạt tiến về. Vừa bôn vừa nghe ngóng tình hình địch, vừa lên phương án tác chiến. Dân công không vận chuyển lương thực kịp, nhưng bộ đội đã dùng đồ hộp, gạo sấy của địch trong lúc chúng ở thế thua, bỏ chạy, ta một cũng thắng mười. Anh Mân vừa động viên bộ đội như vậy, anh lại thủ thỉ căn dặn cán bộ “hãy cẩn thận. Nơi chiến trường ác liệt không sao, nhưng lại dễ đổ ngã vì viên đạn bọc đường” ở nơi thành thị ấy !

       Còn tôi lo nắm vững đường dây với trinh sát của ta từ phía trước báo về để nắm chắc tình hình địch.

       Mọi lo lắng bằng thừa. Khi Trung đoàn tiến vào Lạng Sơn thì địch đã lặng lẽ chuồn xa. Lạng Sơn như một cái kho lớn đầy ắp đạn được, súng ống, lương thực, quân trang quân dụng mà Công-xtăng đã “ngoan ngoãn” để lại để đổi lấy sự rút lui bí mật, êm ả ; an toàn, “ngoan” tới mức địch không hề có ý nghĩ gài mìn và lựu đạn ở kho nữa. Cả hai cái pháo đài Đèo Giang, Văn Vỉ, nổi tiếng vào loại kiên cố nhất nhì Đông Dương, còn nguyên vẹn các loại lô cốt, hầm ngầm, với cả súng lớn, súng bé, trên hai quả núi cao vời vợi ôm lấy cả bầu trời của thị xã Lạng Sơn. Nếu địch cố thủ mà ta húc vào ắt là hao binh tổn tướng. Quân đội Pháp có truyền thống xây nhiều pháo đài, chiến luỹ, để ra oai lúc thời bình, để rút lui bỏ chạy lúc thời chiến,    như chiến luỹ Ma-gi-nô ở Pháp trong Đại chiến thứ hai, thì nay pháo đài Cao Bằng, pháo đài Đèo Giang, Văn Vỉ cũng nguyên số phận. Công binh của trung đoàn đã rất cẩn thận dò mìn, mọi chỗ đều an toàn, chỉ việc hoan hỉ mở đồ hộp ra chén. Sau khi báo cáo lên trên là địch đã rút khỏi Lạng Sơn, chúng tôi được lệnh “tiếp quản ngay toàn bộ thị xã, đón chờ các đồng chí bên dân, chính, đảng về” !

         Sau khi cho đại đội trinh sát và Tiểu đoàn 255 vào xục xạo kiểm tra tình hình thị xã rồi án ngữ ở hướng Lộc Bình, chúng tôi bố trí Tiểu đoàn 249 chiếm các pháo đài Đèo Giang, Văn Vỉ, bảo vệ thị xã.

         Trung đoàn bộ chúng tôi đóng ờ phía Bắc ngoại thị cùng với Tiểu đoàn 251. Các điểm cao có bố trí cao xạ phòng không. Có lẽ địch quá tiếc rẻ nên hôm sau cho hai Hen-cát đến thả một loạt bom để phá kho. Cao xạ của trung đoàn đánh trả mạnh, không quân địch loáng nhoáng coi như làm xong nhiệm vụ rồi chuồn. Có lẽ chúng báo cáo bừa là đã hủy được kho tàng, nhưng mấy quả bom đã rơi trượt hết. Sau này sách báo địch đã rền rĩ những lời tiếc của : “Lạng Sơn để lại 11300 tấn súng đạn, lương thực, dụng cụ chiến tranh, thuốc men, quân trang, quân dụng đủ để đối phương trang bị cho tám trung đoàn mạnh !”

         Mà quả thật là nhiều. Tôi và anh Mân khi vào thị xã xem đến kho nào cũng thấy đầy ắp, đủ các loại súng, các cỡ đạn. Nghĩ lại những ngày ở rừng chia nhau từng viên đạn, từng khẩu trung liên, nhìn cảnh tượng trước mắt, tôi nói với anh Mân :

         - Hồi bên Đường số 4, giá có nằm mơ cũng không mơ thấy nhiều như thế này.

   Anh Mân bàn với tôi :

         - Phải để nghị trên cho lực lượng chuyển gấp, giải tán kho nhanh mới được. Nhất là loại đạn pháo, súng nặng và thuốc quân y.

         Hai chúng tôi đang vừa đi vừa bàn chuyện, bỗng một người nom nhanh nhẹn hoạt bát, tay cầm máy ảnh, lưng buộc toòng ten những cuộn giấy, bìa, nói vui vẻ :

         - Xin hai cấp chỉ huy một “pô”. Thế ! Mời các đồng chí đứng cạnh cái xe “Giép” này.

         Cứ thế anh bắt chúng tôi đứng để anh nháy mấy kiểu liền. Anh bảo rất cần cho công tác thông tin của tỉnh rồi anh mời chúng tôi vài hôm nữa xem triển lãm “chiến thắng biên giới” ở giữa trung tâm thị xã.

        - Năm ! La xơ-mơ1 ! Công tác thông tin tỉnh.

        Vừa chỉ tay vào ngực anh vừa vui vẻ phấn chấn tự giới thiệu, rồi lại vội vã bắt tay tạm biết nói rất nhanh : “Vội quá ! Chiến thắng rồi, các nhà quân sự 174 có thể tạm được nghỉ, nhưng cánh thông tin tuyên truyền chúng tôi bây giờ mới bở hơi tai đây. Cơ mà vui ! ô-rơ-voa ! mê vích-toa ! xăng xoá-xăng cát-tơ2 . Chả là anh thích nói tiếng Tây cho vui.

        Đấy là anh Trần Năm, con người nổi tiếng vui, hăng hái, yêu đời của thị xã Lạng Sơn xưa kia và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Anh vốn là người dưới xuôi, nhưng ở đất Lạng Sơn từ thời thuộc Pháp. Cái biệt hiệu La xơ-mơ người thị xã cùng thời gán cho anh là vì anh vốn là một cầu thủ bóng đá, một tay bát “gôn” của đội bóng. La xơ-mơ đã từng nhiều lần vào Nam ra Bắc tham dự những trận bóng đá nẩy lửa thời bấy giờ, cầu thủ cùng thời với Trương Tấn Bửu, Tý Bồ, Hội, Ba Goòng. Kháng chiến bùng nổ, cũng như những chàng trai nổi tiếng của xứ Lạng : Phạm Ơn, Sơn Hải, Đinh Như Thành, Tiêu Sơn Tráng Sĩ (tên Tráng Sĩ nên họ ghép thêm biệt hiệu Tiêu Sơn cho vui) ... hăng hái nhập cuộc kháng chiến chống Pháp, cứu nước với cả nhiệt tình hăng say. Đinh Như Thành, Tiêu Sơn Tráng Sĩ thì vào bộ đội, Phạm On tham gia công tác tỉnh đội, còn anh Trần Năm làm ban kinh tế, rồi ban thông tin tuyên truyền. Họ cùng cơ quan tỉnh sơ tán lên các vùng Hội Hoan - Kéo Coong - Bình Gia hoạt động công tác, kéo cả gia đình tản cư theo. Lạng Sơn giải phóng, chúng tôi mừng một thì những người như Trần Năm, Phạm Ơn mừng gấp mười. Họ được trở về với mảnh đất ruột thịt đã từng gắn bó nhiều kỷ niệm thân thương từ tấm bé tới lúc trưởng thành.

        Năm 1985, nhân dịp lên dự 35 năm ngày giải phóng Lạng Sơn và chiến dịch Biên giới thắng lợi, tôi gặp lại các anh. Bây giờ người quanh phố gọi là “Cụ Năm”, “Bác Phạm Ơn”, “Bác Thành”, “Bác Sơn Hải”. Anh Thành tham gia bộ đội pháo binh đã từng đánh Đông Khê - Bình Liêu với tôi, nay đã về hưu nhưng dáng vóc vẫn đẫy đà to lớn. Phạm Ơn hiện đang giúp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ghi lại lịch sử của tỉnh nhà. Lại có cả bác Sơn Hải, con người nổi tiếng về lo toan cơm áo gạo tiền của Trung đoàn 174, một cán bộ hậu cần mà thời kỳ đó còn dùng danh từ “cấp dưỡng”. Nay bác Sơn Hải là ủy viên phường Chi Lăng ở thị xã, vẫn to cao, vui vẻ, dù tuổi đã nhiều. Cụ Năm tuổi gần 80, đã phải chống ba-toong, chiếc ba-toong của một tên đại úy Pháp thua trận Bông Lau, cụ vẫn còn giữ được. Già nhưng cụ vẫn vui và nhắc lại nhiều chuyện sinh động thời chống Pháp và rất cảm động, chính cụ Trần Năm đã tặng lại tôi và anh Mân tấm ảnh chụp bên chiếc xe “Giép” khi vào tiếp quản Lạng Sơn, nước ảnh hơi ngả vàng, nhưng sự giữ gìn tư liệu của cụ là một tấm lòng vàng. Một con người biết trân trọng quá khứ !

        Trở lại với chiến thắng của trung đoàn vào Lạng Sơn. Cũng ngày hôm đó, các anh Hoàng Văn Kiểu - Bí thư và anh Minh Tước - Ủy viên Khu, anh Huyền Trang, lúc ấy là Chủ tịch tỉnh cùng các cán bộ chính quyển, đoàn thể đã về. Chúng tôi sung sướng được bàn giao Lạng Sơn cho các anh, cùng các anh bàn tính tới bao nhiêu là công việc. Nào là tổ chức lễ chiến thắng ! Nào là quản lý thị xã, quản lý tiền tệ. Nào là vấn đề người tản cư muốn trở về thị xã dọn dẹp. Nào là bọn Việt gian, mật vụ địch cài lại, và cuộc sống của người dân vùng tạm chiếm nay ở lại thị xã. Vậy tổ chức cho họ tản cư ra sao để tránh sự oanh tạc của máy bay địch. Cuộc chiến tranh còn tiếp diễn kia mà. Đây chỉ mới là thắng lợi chặng đầu trên con đường trường kỳ kháng chiến.




-----------------------------------------------------------------
1. La xơ-mơ (La semeuse) là tên một đội bóng đá thời thuộc Pháp.

2. Au revoir, “mê” victoire 174 (tạm biệt, mê thắng lợi cùa 174).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:12:53 am »

QUẢ ĐẤM CUỐI CÙNG VÀO TIỂU KHU DUYÊN HẢI - TRẬN BÌNH LIÊU

   
   Quả nhiên chỉ một tháng sau, trung đoàn chúng tôi được lệnh tham gia hướng mặt trận Đông Bắc của chiến dịch Trung du. Vẫn trên trục Đường số 4, chúng tôi tiến công giải phóng Bình Liêu, một căn cứ mạnh lại thêm bọn ở Hoành Mô hoảng sợ rút về đây nên số quân lên tới 300 tên. Trong cứ điểm này còn có cả bọn sỹ quan Tưởng Giới Thạch từ đám tàn quân Bạch Sùng Hy trốn thoát, được Pháp cứu trợ cho ẩn náu tại đây.

          Vào thời gian này, đã là tháng 12 năm 1950. Bọn Pháp đã hoàn hồn sau đòn trời giáng của chiến dịch Biên giới. Chính phủ Pháp cử tên Đại tướng Đờ Lát - đờ Tát - xi - nhi (sau này được phong Thống chế), vốn được mệnh danh là tướng tài của Pháp thời bấy giờ, sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, để cố bày xếp lại thế bố trí cứ điểm và quân cơ động với hy vọng tạo thế, giành lại quyền chủ động chiến lược trên toàn cõi Đông Dương.

          Trung đoàn 174 được lệnh giải phóng đoạn Đường số 4 còn lại cùng với Trung đoàn 176 của Lạng Sơn và Trung đoàn 98 với ý đồ của trên, buộc địch không đoán ra chiến trường chính của chiến dịch mới của ta ở đâu. Đông Bắc hay Trung du ? Khi được lệnh phối hợp vời chiến dịch Trung du, anh Mân và tôi ngồi bàn, anh phát biểu :

          - Địch rút khỏi Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập sau trở lại chiếm Đình Lập, Tiên Yên, củng cố Đường số 13, chúng tính uy hiếp Đường số 1, và muốn trở lại xứ Lạng này. Nay có lệnh mới, anh Việt nghiên cứu cách đánh thế nào cho bung nốt cái phân khu Duyên Hải còn  lại của Đường số 4 đi, nhà quân sự kiêm quân y, tìm đúng huyệt mà điểm, địch phải ngã quỵ mà ...

          Quả thật vậy, tuy không được làm nghề y, nhưng 3 năm trường thuốc đã tự nhiên tạo cho tôi những ý thức là luôn quan tâm đến sức khoẻ của bộ đội từ ăn, mặc, ở, đến chữa, phòng bệnh, dùng thuốc tây, thuốc ta phối hợp, còn trong từng trận đánh thì làm thế nào tiết kiệm được nhiều xương máu nhất, giảm bớt đau thương. Phương châm của chúng tôi là “chuẩn bị thật chu đáo, đánh nhanh giải quyết nhanh, đánh chắc, thắng chắc, đánh là tiêu diệt gọn”. Có lẽ đây cũng là bài thuốc chống bệnh đánh liều lĩnh, thắng bằng bất cứ giá nào ...

          Còn mục điểm huyệt, thì mỗi lần đánh là phải tìm nơi nào gõ vào là địch lăn quay. Rõ ràng Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới đã sáng suốt chọn điểm Đông Khê, nên mới tạo thời cơ cho thắng lớn. Trước đây, Trung đoàn 174 đã chọn điểm chiến thuật đánh vào Cạm Phầy ở Đông Khê, mở toang cửa nhảy vào pháo đài làm địch trở tay không kịp, phải đầu hàng trước thế mạnh của quân ta.

          Bây giờ ta tiếp tục đánh vào phân khu Duyên Hải còn lại của cái quân khu Biên Thuỳ. Rải rộng tấm bản đổ, các cán bộ tham mưu và tôi nghiền ngẫm : phân khu Duyên Hải nằm như thế rẻ quạt, lấy Tiên Yên làm trung tâm, chia ra 3 nhánh : một nhánh là Tiên Yên - Đầm Hà - Hà Cối - Móng Cái. Theo nguyện vọng của Tỉnh ủy Hải Ninh, chúng tôi thống nhất chọn Bình Liêu làm điểm của chiến dịch nhỏ này. Trung đoàn 174 tập trung tiêu diệt Bình Liêu, nếu Hoành Mô rút về, tiêu diệt luôn và để Trung đoàn 98 chặn viện từ Tiên Yên lên. Tiểu đoàn 888 của Trung đoàn 176 phối thuộc và có thêm hai đại đội bộ đội địa phương Đình Lập và Hải Chi bố trí giữa Đỉnh Lập - Khe Tù, chặn đánh quân ở Đình Lập rút chạy.

          Họp ban chỉ huy ở bản Đục, nhà anh Nông Quang Trung sau này là Bí thư huyện ủy Đình Lập, tôi báo cáo phương án tác chiến. Tham dự cuộc họp có anh Mân và hai đồng chí khách quý, phái viên của Bộ Tổng tham mưu. Đó là anh Trần Quý Hai và anh Trần Công Khanh. Chính ủy khu Bình Trị Thiên và Quân khu trưởng Quân khu V từ mảnh đất Thuận Hoá Bình Định xa xôi ra tham quan chiến trường miền Bắc. Tham dự còn có đồng chí Hoàng Minh Huấn, Tỉnh ủy viên và đồng chí Hoàng Thanh tức Nhị Quý Bí thư Tỉnh ủy Hải Ninh.

        Từ địa bàn quen thuộc của đất Lạng Sơn, trung đoàn tiến vào vùng đất lạ bị địch chiếm đóng lâu ngày. Toàn người dân tộc Ngái và Hán. Ở quanh đồn giặc, cơ sở cách mạng của ta non yếu nên hễ có bóng người lạ xuất hiện là lập tức đồn bốt được báo động. Chúng chia quân đi phục các nẻo đường ban đêm, các thôn bản, cứ nửa tiếng lại gõ mõ cầm canh, canh gác, chúng phát cả súng để bắn lại ta.

        Trên đoạn đường Đình Lập - Khe Tù tạo thế bất ngờ đánh phục kích không phải là dễ dàng. Thế mà anh Thái Dũng đã cùng tiểu đoàn Lũng Vài (Tiểu đoàn 29 đã chiến thắng trận Bố Củng - Lũng Vài năm 1947), từ căn cứ Biển Động, Mai Xiu, xuyên qua bao rừng núi trùng điệp, tiêu diệt đồn Đồng Khuy rổi áp sát Đường số 4, đánh trận phục kích Châu Sơn oanh liệt, diệt hai xe tăng, tám tên địch, trong đó có tên chì huy đồn Đình Lập (16 - 10 - 1948). Tiếp theo là trận Điền Xá (4-8-1949) cách Tiên Yên 17km, các anh Nam Long, Mạnh Hùng đã đánh một trận nổi tiếng, diệt 20 xe chở toàn bọn sĩ quan Pháp đi tập huấn từ Lạng Sơn về, diệt 150 Pháp, bắt sống 25 tên.

        Địa không lợi, nhân không hoà thì việc tìm được người am hiểu thông thổ là một vấn đề có tính quyết định. May thay Tỉnh ủy Hải Ninh đã cử đến cho chúng tôi đồng chí Nguyễn Văn Thắng, quê ở Châu Sơn, là Đại đội trưởng Hải Ninh lúc đó.

        Vớ được “ông thổ công” Văn Thắng, tôi vui mừng chẳng kém gì lúc gặp Đình Giang và Hùng Quốc ở huyện Tràng Định và Thoát Lãng trước đây. Văn Thắng thông thuộc địa hình, dân tình không chỉ của huyện Đình Lập mà cả của đất Bình Liêu nữa. Suốt thời gian hoạt động trên mảnh đất này, Văn Thắng luôn ở cạnh chúng tôi.

        Việc tổ chức trinh sát địa hình tiến hành rất gian nan, nguy hiểm. Chúng tôi phải vòng theo đất biên giới Trung Quốc đến gẩn đồn Hoành Mô rồi xuyên rừng tiến sát đồn Bình Liêu để nghiên cứu địa thế và tình hình địch. Địch phục, chúng tôi tránh, tránh cả dân. Bọn phỉ từ trong rừng rậm thỉnh thoảng lại bắn ra làm cho cuộc hành trình đã khó khăn lại càng thêm căng thẳng.

            Đánh trận vận động công kiên chiến này, chúng tôi dùng hình thức bôn tập. Trung đoàn từ Lạng Sơn tập kết quân ở Lộc Bình, cấp tốc hành quân một mạch từ Lộc Bình qua đèo Ngàn Chi, thẳng vể phía cánh đồng Bình Liêu. Cán bộ đi trinh sát xong - được nhiệm vụ về đón bộ đội, lập sa bàn ngay dọc đường để phổ biến kế hoạch tác chiến.

            Đơn vị pháo cho đan sẵn những sọt tre chứa đầy đất cát, chất thành công sự để không gây một tiếng động nhỏ vì ta phải bố trí pháo rất gần địch. Đại đội công binh chuẩn bị sẵn đòn tre và mặt sàn để bắc 5 chiếc cầu, lấy chiến sĩ ngâm mình trong dòng suối giá lạnh làm trụ để cho cả trung đoàn hành quân, áp sát đồn.

            Đại đội trinh sát được chia thành từng tốp nhỏ xuống từng đơn vị, làm hoa tiêu dẫn đường các mũi tiến vào vị trí tập kết, triển khai quanh đồn trong đêm tối mịt mù.

            Kế hoạch tỉ mỉ công phu, chu đáo, có nhiều khó khăn, nhưng trung đoàn đã được Tỉnh ủy, chính quyền và nhân dân Lạng Sơn, Quảng Ninh giúp đỡ hết lòng có thể nói cả huyện Lộc Bình cùng ra trận với chúng tôi. Huyện Lộc Bình vốn nổi tiếng có chiến khu Chi Lăng, Nà Thuộc, kiên cường suốt mấy năm liền chống đỡ với gần hai mươi chín lần tiến công càn quét của giặc Pháp. Gần hai tháng trước ngày giải phóng, lần thứ ba mươi, giặc Pháp mới lọt được vào khu Chi Lăng, Nà Thuộc. Sống trong lòng địch nhưng bà con vẫn gửi con em ra vùng tự do tham gia chiến đấu. Đồng chí Ngô Văn Tiếp, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện, nói với tôi : “Suốt thời kì địch chiếm đóng, chỉ có hai thôn là tôi không xây dựng được cơ sở, còn hầu hết có tổ chức của chính quyền cách mạng. Nay được tin bộ đội mở cuộc tiến công, bà con tham gia tiếp tế, vận chuyển, dân công rất đông. Ủy ban kí giấy vay dân trong các bản mỗi nhà ba mươi cân gạo, năm nhà một đầu lợn để kịp có lương thực, thực phẩm nuôi quân. Cùng với bà con Tày, Nùng huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, còn có cả đồng bào vùng địch ở Đình Lập, Hải Chi, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hà Cối tỉnh Quảng Ninh (lúc bấy giờ gọi là Hải Ninh) cũng tham gia lực lượng dân công tiếp tế”.

            Trận đánh diễn ra khá gay go, quyết liệt không kém gì lúc đánh Đông Khê. Ngay từ những phút đầu khi Ban chỉ huy trung đoàn vào sở chỉ huy thì đồng chí Đài, Đại đội phó trinh sát dẫn đẩu một tốp đi trước lên đỉnh đồi, đặt đài quan sát. Mấy băng tiểu liên nổ liền, đồng chí Đài bị trúng đạn ngã lăn ra và mấy phút sau đã hy sinh trong tay đổng đội.

         Đúng vào đêm Nôen (24-12-1950) vào lúc 22 giờ, khi mọi việc chuẩn bị đã xong, trung đoàn ra lệnh nổ súng. Bốn khẩu 75 ly thi nhau nhả đạn nhằm vào các lô cốt. Sau hơn 40 phút công phá, các hoả điểm của địch vẫn bắn ra rất mạnh. Quân ta không thể nào mở được đột phá khẩu. Cơ số đạn pháo chỉ còn một nửa. Anh Mân và tôi hội ý chớp nhoáng, nếu cứ tiếp tục bắn thì trong vòng ba mươi phút, đạn pháo sẽ hết nhẵn. Chúng tôi thống nhất đình chỉ việc pháo kích, cho bộ đội tạm rút ra chỗ khuất nghỉ ngơi.

         Sáng 25 tháng 12, lúc sương sớm vừa tan dẩn ; mục tiêu lộ rõ. Qua ống nhòm, đồn xuất hiện gần như không sứt mẻ. Té ra trong đêm tối, pháo của ta ước lượng cự ly sai nên bắn trượt hết ra ngoài. Theo lệnh của trung đoàn, cuộc tiến công lại tiếp tục. Tiểu đoàn 249 cho Đại đội 315 và 316 mở được cửa vào đồn nhưng không phát triển được. Địch chống trả rất ngoan cố. Mũi thứ ba, Tiểu đoàn 251 vẫn nằm ngoài rào, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu An đề nghị trung đoàn cho diệt hoả điểm số 1. Tiểu đoàn trưởng pháo báo cáo đạn pháo chỉ còn 3 viên, trong ấy một viên bị móp vỏ, bắn sẽ nguy hiểm. Cuộc chiến đấu trở nên quyết liệt, vô cùng căng thẳng. Thắng hay bại gần như treo trên đầu sợi tóc. Tôi suy nghĩ rất lung, chợt nảy ra ý nghĩ phải đưa pháo vào gần hơn nữa, bắn thật chính xác, may ra mới chuyển bại thành thắng, đồng chí Sáu Nhật hưởng ứng ngay ý kiến và đề nghị cho tự mình xuống sát đồn, tìm vị trí. Một lúc sau, Sáu Nhật báo cáo, có thể lợi dụng dãy nhà trại con gái (vợ lính) phá thông tường, tiến sát lô cốt chính cách đồn 30m, chỉ cần khoét một lỗ ở mảng tường con kiến, nhằm thẳng vào lỗ châu mai của lô cốt số 1 mà bắn. Quả nhiên, chỉ một phát đạn chúng tôi đã đánh gục địch, xung kích xông lên, phối hợp hai mũi 51 và 249 diệt gọn đồn trong sự bàng hoàng kinh sợ của bọn giặc. Trong khi Tiểu đoàn 249 và Tiểu đoàn 251 đánh đồn Bình Liêu phố, thì Tiểu đoàn 255 trong đêm 25 tháng 12 đã diệt gọn đồn Bình Liêu (nơi mà quân của đồn Hoành Mô rút về) nằm trên một mỏm cao án ngữ cả cánh đồng và khu phố huyện. Khi vào chiếm đồn Bình Liêu phố, giữa cảnh tan hoang đổ nát, còn thấy nguyên một bàn tiệc bày sẵn để đón mừng Nô-en : những ngọn nến cháy đỏ, cành thông trang trí rực rỡ, rượu mạnh, bánh kẹo, lợn sữa, gà quay ... Bọn địch không ngờ ở nơi kiên cố, hẻo lánh, gần như bất khả xâm phạm này, chúng nó phải đón đêm Nô-en khủng khiếp này.

           Vào khoảng 15 giờ ngày 25 tháng 12 nãm 1950, ta hoàn toàn làm chủ chiến trường, bắt sống tên quan ba Clen-sơ chỉ huy Bình Liêu, tên quan hai Cốt-man chỉ huy Hoành Mô, thu toàn bộ vũ khí trong đó có một khẩu cối 120 ly. Hai máy bay Hen-cát từ Hà nội đến, bị cao xạ của trung đoàn bắn đuổi, một Đa-cô-ta đến thả 20 dù tiếp tế đều rơi vào tay quân ta.

           Ở mặt trận phụ, quân chiếm đóng Đình Lập hoảng sợ, rút chạy, bị tiểu đoàn 888 địa phương Lạng Sơn và đại đội địa phương Hải Chi, Đình Lập của tỉnh Hải Ninh do Minh Tuấn và Hùng Cường chỉ huy phục kích trên Đường số 4, giữa Đình Lập và Tiên Yên đánh cho tơi tả.

           Sau một đêm, một ngày chiến đấu căng thảng, mặc dù mệt mỏi, nhưng nhiệm vụ chưa cho phép xả hơi. Tiểu đoàn 249 giữ đồn và khu phố. Tiểu đoàn 251 chuyển sang phục kích trên đường Bình Liêu - Tiên Yên cách phố 1 km, phối hợp với Trung đoàn 98 đợi đánh quân viện. Quả như đã dự kiến, vào khoảng 15 giờ, một tiểu đoàn địch xuất hiện. Chúng hành quân theo đội hình chiến đấu, tiến từng bước rất thận trọng. Tốp đầu của chúng vừa lọt vào phố Bình Liêu, Tiểu đoàn 249 được lệnh nổ súng chặn đẩu, Tiểu đoàn 251 được lệnh xuất kích. Địch như ong vỡ tổ, chống cự rất yếu ớt, vứt súng đạn, quân dụng đầy đường, mạnh đứa nào đưa ấy tẩu thoát vào rừng, một số lớn đểu tội hoặc đầu hàng. Trung đoàn 98 chặn hậu vì xuất kích chậm nên không tóm gọn hết toán viện binh.

           Một trận đánh đã diễn ra đẹp về chiến dịch và chiến thuật. Nhìn lại, chúng tôi đã điểm đúng huyệt. Quân Hoành Mô rút về để củng cố cho Bình Liêu, cả hai đều bị diệt gọn, bắt sống cả hai đồn trưởng. Điểm đúng huyệt Bình Liêu đã gây một chấn động, tạo diễu kiện cho ta đánh tan tác quân rút lui của Đình Lập, cũng như viện binh từ Tiên Yên lên.

        Một số đồn bốt nhỏ, nổi tiếng là ngoan cố gian ác và khó đánh như Phong Dụ, Đồng Và thuộc Tiên Yên, Chức Bái Sơn ở Bắc Hà Cối, Pò Hèn, Thán Phún ở Bác Móng Cái đều rút chạy.

        Tỉnh Hải Ninh trước đây gẩn như bị chiếm đóng toàn bộ, nay đã có một vùng giải phóng rộng lớn. Đồng chí Nguyễn Xuân Trúc, Chủ tịch tỉnh, đồng chí Dương Tường lúc ấy là Phó bí thư huyện ủy Bình Liêu, nói với tôi : “Đồn Bình Liêu rất kiên cố, thế mà các đồng chí đã tiêu diệt gọn. Nhân dân huyện Bình Liêu và tỉnh Hải Ninh chúng tôi vô cùng phấn khởi. Các cơ quan của tỉnh lâu nay phải ở nhờ đất bạn - (Na Dương, Đông Hưng) nay tỉnh đã có địa bàn rộng lớn không còn phải sống lưu vong vất vả nữa ... Cám ơn các đồng chí lắm lắm ...”

        Đồng chí Dương Tường là cán bộ người Cao Bằng, lúc đó được phái xuống tăng cường cho huyện ủy Bình Liêu. Nay đồng chí là Trung ương ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng.

        Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, trước cảm xúc của những ngày chiến thắng huy hoàng, đã ghi lại lời ca :

                “Bình Liêu, đồn giặc đây ...
                Giờ còn đâu lũ giặc hung tàn
                Bình Liêu ... vang tiếng quân ca ...


        Trung đoàn chuẩn bị xuôi xuống sát vùng biển thì có tin địch ở Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối rục rịch, chuẩn bị rút chạy ra biển. Cái khu tự trị Nùng mà bọn thực dân Pháp dày công xây dựng với Trung đoàn Vàng A Xáng gần như tan ra mây khói. Mọi việc đang tiến hành, thì Trung đoàn nhận được lệnh của Bộ Tổng chỉ huy : 174 rời Đường số 4, chuyển qua Đường số 18, phối hợp tác chiến trên một chiến trường mới.

        Vậy là sau 3 năm, kể từ cuối năm 1947 đến cuối năm 1950, con Đường số 4, từ Tiên Yên, Khe Tù lên Cao Bằng đã sạch bóng quân thù. Đường số 13 từ Đình Lập đến Lục Nam cũng không còn một tên giặc. Cùng với các đơn vị bạn, với nhân dân tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh, chúng tôi đã cơ bản làm tròn nhiệm vụ chặt đứt Đường số 4 mà Bộ Tổng Tư Lệnh đề ra từ chiến dịch Thu Đông 1947 cái tên “Đường thuộc địa số 4 (RC4)1  mà bọn thực dân Pháp ngạo nghễ đặt ra thì nay đã trở thành Đường số 4 vĩnh viễn là của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.




-------------------------------------------------------------------
1. RC4 : Route coloniale no4
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2022, 10:38:30 am »

CẢM NGHĨ THEO DÒNG HỒI TƯỞNG THAY LỜI KẾT LUẬN


       Ba mươi nhăm năm qua, đất nước ta đã điểm tô nhiều trang sử  vẻ vang trong những dấu son tươi thắm. Từ chiến dịch Biên giới 1950 đến Điện Biên 1954 và chiến thắng trọn vẹn 30 tháng 4 năm 1975.

          Riêng tôi, cứ mỗi lần nhớ đến chiến thắng lịch sử của mùa chiến dịch tiến công Biên giới, tâm hồn tôi lại dâng trào niềm xúc động mạnh mẽ, với hình ảnh rộn rã, tưng bừng của cả một vùng rộng lớn núi rừng, thôn bản miền Cao - Bắc - Lạng.

          Hễ mỗi lẩn có dịp đi công tác trên Biên giới, dọc theo con Đường số 4 lịch sử, tôi lại cảm hoài nhớ đến những cán bộ và chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp cao cả, giải phóng đất nước, bản làng khỏi tay bọn xâm lược. Tôi thường rất vui mừng gặp lại các cán bộ cũ của trung đoàn. Có đồng chí cao tuổi được nghỉ hưu ở quê nhà. Có nhiều đồng chí vẫn làm việc với các cương vị khác nhau, người ở quân đội, người đã chuyển ngành và hầu hết đã thành đạt. Có đồng chí là cấp tướng, là quân đoàn trưởng, có đồng chí giữ cương vị cao trên Bộ Tổng tham mưu, có đồng chí là sư đoàn trưởng và đang trấn ải trên vùng Biên giới. Thật rất xúc động khi nắm tay các đồng chí ôn lại một thời trai trẻ đã qua. Đây là Nguyễn Hữu An, là Trần Sơn, Nguyễn Châu, Đoàn Độ, Nông Ngọc Cận, Hải Bằng, La Văn Cầu ... Những con người rắn rỏi kiên trinh phục vụ quân đội, những người đã cùng chúng tôi, người lính 174 “bát cơm xẻ nửa, chăn xui đắp cùng”.

          Từ năm 1953, tôi rời Mật trận rồi đến năm 1960, tôi chuyển ngành nhận nhiệm vụ khác, không ở quân đội nữa. Năm 1975, qua đài, báo tôi theo dõi chiến dịch lịch sử đại thắng mùa xuân từ lúc mở đầu chiến dịch Buôn Mê Thuật cho tới ngày 30 tháng 4, giải phóng Sài Gòn. Nhớ lại thuở trai trẻ ở biên giới Cao - Lạng, bỗng nhiên tôi có cảm giác thật kỳ lạ, cứ như là lịch sử lặp lại vậy. Chiến dịch Biên giới, đòn đánh mở đầu ở Đông Khê đã điểm trúng vào đại huyệt của địch, khiến chúng vỡ bung thế trận, hoang mang, lúng túng rơi vào tình trạng suy sụp, rơi từ sai lầm này đến sai lầm khác, để rồi gánh chịu cái kết quả bi thảm là bỏ tuột một vùng lớn đất đai, rút chạy từ Cao Bằng xuống đến Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tiên Yên, cả chiều ngang từ Đình Lập đến Lục Nam. Vẫn chưa yên cơn choáng váng, chiến dịch kết thúc rổi mà vẫn hoảng hốt, chúng vội rút cả Hoà Bình, Lao Cai, mở cho ta cái hành lang xuyên suốt từ Việt Bắc thông vào cửa ngõ Khu 3, tuột vào Khu 4, nối với chiến trường Trung Bộ.

          Cũng giống như thế ! Năm 1975, chỉ một đòn tiến công Buôn Mê Thuột, đòn điểm trúng huyệt khiến địch hoảng sợ, tan vỡ, vội vã tuỳ nghi di tản. Sự hoảng loạn của cái “tuỳ nghi di tản” vô tổ chức này, đã như một phản ứng dây chuyền, nghiền nát luôn cái ý định co cụm và cứ thế lùi dần, rơi vào tuyệt vọng.

          Ở chiến dịch Biên Giới, sau Đông Khê, chúng tôi được lệnh chớp thời cơ, nỗ lực tiến công lấn tới. Năm 1975, khi địch tan vỡ ở Huế, Đà Nẵng, những lời giục giã của trên “Thần tốc ! Thẩn tốc !” đã đẩy bước chân của bộ đội ta thần tốc tiến nhanh, tiến mạnh tới toàn thắng.
          Có khác chăng là ở quy mô chiến trận và lực lượng ta đã hùng hậu, đủ sức thực hiện nhiệm vụ khi thời cơ xuất hiện hồi năm 1975.
          Năm 1950 xưa, giá như ngày đó ta chỉ cẩn có thêm vài sư đoàn, hẳn sức lấn tới chắc còn có hiệu quả lớn lao hơn, chiến dịch Biên giới sẽ thắng to hơn. Bản thân bọn Pháp đã phải nghĩ đến một kế hoạch phòng ngự từ miền Trung vào kia mà.

          Biết bao nhiêu quyển sách của chính người Pháp, từ tướng tá đến nhà văn, nhà báo, khi nói đến thất bại Biên giới trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của họ đều chung một ý : “Thất bại ở chiến dịch Biên giới là tiền đề dẫn tới thảm bại Điện Biên Phủ”. Tôi nghĩ rằng người Mỹ, kẻ theo chân Pháp đến Việt Nam và cũng bỏ chạy như Pháp hẳn sẽ nghĩ tiếp và cũng từ thảm bại Điện Biên Phủ dẫn tới Sài Gòn sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975.

           Thêm một sự trùng hợp thật kỳ lạ. Hồi đánh Đông Khê, 35 năm trước kia, Trung đoàn 174 chúng tôi đã được trên giao trách nhiệm là đơn vị chủ công đánh vào hướng chính của trận mở màn chiến dịch. Thế rồi năm 1975, lại chính Trung đoàn 174 trong đội hình của Sư đoàn 316, đã vinh dự là một mũi quan trọng đột phá vào Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975 mở màn cho chiến thắng lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh cho ngụy nhào, giải phóng trọn vẹn đất nước sau 30 năm dài bị chia cắt.

           Gần đây, lên Lạng Sơn, ngồi ngắm phong cảnh vườn hoa Đắc Lắc, tôi lại thêm một cảm nghĩ : năm 1950, quả đấm quyết định cho bước chuyển biến mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp là ở địa điểm Đông Khê, vùng núi rừng Biên giới. Năm 1975, lại chính là Buôn Mê Thuột, cũng là một vùng rừng núi Trường Sơn. Người Ba Na, Ê Đê, Mơ Nông của núi rừng Tây Nguyên cũng cùng một ý chí kiên trung theo cách mạng, một tấm lòng trung thành với Bác Hồ như người Tày, người Nùng, người Dao, người H’Mông của núi rừng Việt Bắc. Hai tỉnh kết nghĩa thật rất thú vị !

           Còn tôi, tuy không sinh ra ở Cao - Bắc - Lạng, nhưng cuộc đời chiến đấu của tôi gắn bó với Cao - Bắc - Lạng, với con Đường số 4 từ tuổi thanh niên, vào lúc khởi đầu cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, đã khiến tôi cảm nhận niềm vinh dự được coi mình cũng là người con thân thương của miền Cao - Bắc - Lạng.

           Bởi lẽ, chiến trường mặt trận Đường số 4, từ cuộc sống khăng khít của Trung đoàn 174 chúng tôi, với mảnh đất hùng vĩ thân yêu Biên giới, với sự chăm sóc, dìu dắt, chăm lo của tỉnh ủy, chính quyền, đoàn thể và hết thảy bà con dân bản, mà Trung đoàn 174 đã từng bước trưởng thành từ cái nôi vô vàn ân nghĩa đó.

           Viết những trang hổi ký Đường số 4 - con đường lửa này, những mong bộc bạch, thổ lộ mối tình cảm sâu nặng nhất, những kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời chiến đấu của người cán bộ trong đội hình Trung đoàn 174, đứa con đầu lòng của lực lượng vũ trang Cao - Bắc - Lạng thời chống Pháp.

           Với tôi, xứ Lạng và nước non Cao Bằng cũng như chiến khu Việt Bắc khắc vào tim tôi nhiểu kỷ niệm đẹp, mãi mãi không quên. Mãi mãi cảnh sắc, tìỉnh người Cao - Bắc - Lạng rất xứng đáng là miền đất địa đầu, kiên trinh, son sắt và cũng rất kỳ diệu của Tổ Quốc Việt Nam chúng ta.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2022, 10:29:07 am »










Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 10:14:57 am »

LƯỢC TRÍCH MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ VỀ “ĐƯỜNG SỐ 4 RỰC LỬA”


Thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Giám đốc Học viện quân sự cao cấp - Viện trưởng Viện chiến lược quân đội nhân dân Việt Nam

        Hồi ký viết tốt... Nêu nhiều sự kiện và nhân vật tốt... Mối quan hệ quân dân, đồng đội, nhất là đối với đồng bào thiểu số, nói về nghệ thuật đánh giao thông,công kiên tốt ...Tính văn học tốt, không khô khan, hấp dẫn... Nói lên được nhiều vấn đề về quân sự, về chính trị, về văn học... Sách có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ noi theo và phát triển truyền thống tốt đẹp của ông cha... là một bạn chiến đấu cũ của anh Đặng Văn Việt, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn hồi ký quan trọng này.


Trung tướng Doãn Tuế - Nguyên tư lệnh binh chủng pháo binh - tổng tham mưu phó

        Tôi đã vinh dự được phối thuộc, dưới sự chỉ huy của đồng chí Đặng Văn Việt trong nhiều trận... tôi có ấn tượng sâu sắc là trên một đoạn đường địch bị đánh đi đánh lại nhiều lần, tìm trăm phương nghìn kế để phòng tránh,nhưng vẫn bị đánh thua, càng về sau càng thua đậm... Do đấy, thắng bại, chủ yếu là chí thông minh, lòng dũng cảm của quân dân ta, của người chỉ huy, quyết định. Tôi xin giới thiệu cuốn sách với lòng trân trọng.


Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản ngoại văn

        ... Một trận đánh quan trọng có tính quyết định chiến lược thời chống Pháp ... chính xác về quân sự. Hấp dẫn về văn học... Anh cựu sinh viên y khoa đã thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc. Không gì vui bằng ôn lại những trận đánh oanh liệt trên mặt trận đường số 4, mà chính người chỉ huy chiến trường thuật lại ... Anh nắm rất chắc chiến lược, chiến thuật, tình tiết từng trận đánh... Anh là trung đoàn trưởng xuất sắc trong 5 trung đoàn trưởng chủ lực đầu tiên của quân đội ta... lời văn gọn, mạch lạc, không thừa không lên gân.


Phan Huy Lê - Giáo sư sử học Đại học tổng hợp - Chủ tịch Hội sử học

        Tôi đã dọc hứng thú một mạch, hai đêm liền cuốn hồi ký của anh Đặng Văn Việt, người xem bị lôi cuốn từ đầu đến cuối. Là một trí thức yêu nước, sôi nổi, sớm giác ngộ, xếp bút nghiên... trở thành người cán bộ nghiên cứu của Bộ tổng tham mưu, một người trung đoàn trưởng, một chỉ huy quân sự nổi tiếng với danh hiệu  “vua đường số 4” - “Hùm Xám đường số 4”.


Dương Công Hoạt - nguyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng, nguyên phó Ban dân vận trung ương

         Tôi nghĩ tài liệu này không những có giá trị góp phần vào kho tàng lịch sử chiến đấu của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần bổ ích cho bất cứ dân tộc nào trên trái đất, hiện đang phải chiến đấu để tự giải phóng mình, để mưu cầu độc lập tự do...


Vũ Song - Thứ trưởng - nguyên Đại sứ Việt Nam ở Argentina, Tiệp Khắc - Đã làm công tác ngoại giao ở 42 nước

         Sách viết dưới dạng hồi ký, cho phép tác giả tái tạo lịch sử dưới dạng văn học sử...qua 35 năm, Anh nói lên sự việc như mới ngày hôm qua. Tuổi anh đã nhiều nhưng tâm hồn lại rất trẻ...trí nhớ anh thật là tốt... Nội dung hấp dẫn, sôi nổi, sâu sắc...Việc anh làm trên đường số 4 đã lớn nhưng việc anh viết lại giai doạn lịch sử này còn giá trị lớn hơn... Trên thế giới hiện nay có 180 nước vào Liên hợp quốc. Từ nghị quyết của Liên hợp quốc về xoá bỏ chế độ thực dân cũ, nhiều nước được độc lập, nhưng thực tế chỉ có chừng 40 nước có độc lập thực sự, trên 100 nước bị rơi vào chế dộ thực dân mới, họ bị đô hộ qua tay sai, họ còn phải đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế yếu đánh mạnh. Đấu tranh nghị trường, đấu tranh ngoại giao, không ăn thua, họ phải đấu tranh vũ trang. Những kinh nghiệm của Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ, còn mới nguyên đối với họ. Sách này đáp lại một số yêu cầu ấy, có qua châu Phi, châu Mỹ mới thấy vấn đề sôi sục lắm, sách in ra là trúng. Phạm vi phục vụ của nó sẽ lớn, sách đưa ra quốc tế sẽ là một đóng góp lớn.

         Tôi nghĩ và cho rằng đây là một thành công, một việc rất có ý nghĩa
.


Tôn Thất Hoàng - một bạn thân từ hồi còn tấm bé

         Cám ơn Việt đã làm sống lại trong bạn bè, những tình cảm, những kỷ niệm thời trai trẻ cách dây 40 năm. Phương châm mà bạn đã dùng: “Chuẩn bị thật chu đáo, đánh nhanh giải quyết nhanh, đánh chắc, thắng chắc, đánh là tiêu diệt gọn”. Có lẽ dây củng là bài thuốc chống bệnh đánh liều,thắng bằng bất cứ giá nào.

         Nhiều người có tiếng tăm khen hồi ký này. Tôi cũng có lời khen, hơi khác họ chủ yếu là về tình người : Quý đồng đội, quý người dân Cao - Bắc - Lạng, quý trọng xương máu đồng đội, quý trọng đất nước, sâu đậm qua việc làm và suy nghĩ thấu đáo. Nửa cái hay do điều đó. Nửa cái kia là hay về quân sự.

         Tuổi chúng mình bây giờ cái gì quý nhất ? Vẫn là tình người, tiếc thay không phải ai cũng hiểu điều này. Tất cả mọi sự vất vả của ngày nay cũng chính vì mất tình người, mong hồi ký của bạn làm sáng tỏ vấn đề này
.


Thanh Tịnh - một nhà thơ lớn

Chiến công vang dội đỏ rừng xanh
Bản động ê a trẻ học hành
Danh hiệu đại vương đường số 4
Lòng dân biên giới tặng công anh
Bốn chục năm sau nay mới gặp
Đầu vườn khóm trúc gió đung đưa
Với giọng bồi hồi anh kể lại
Bao người bao cảnh chiến trường xưa.


                                           Rằm trung thu 87



Nguyễn Ngọc Trâm

ÂM THANH

                   Xin thở than với anh đôi vần

          Xem ra anh viết có tài
          Vừa tài quân sự vừa tài nhớ dai
          suốt đường số 4 chạy dài
          non nửa thế kỷ nhớ hoài không quên
          Nhớ từng chiến dịch,từng tên
          Nhớ từng đồng chí, nhớ luôn cả thù
          Dạt dào tình cảm chiến khu
          Cao Bắc Hải Lạng ngàn thu nhớ hoài
          Địch thua sứt trán mẻ tai
          Quan to quan nhỏ chạy dài thua dau
          Phục kích đợt trước phủ đầu
          Địch chạy thục mạng đợt sau nặng đòn
          Quân dân thắng lợi hoàn toàn
          Cao Bắc Hải Lạng sử vàng nêu danh
          Chắc rằng không thiếu tên anh
          Thắm tình nghĩa nặng trưởng thành nơi đây.


                                              7- 4-1987


Nghiêm Đa Văn
           
   Hồi kí quân sự, hồi kí chiến tranh là một thể loại văn học đặc biệt, một thể loại lịch sử đặc biệt, được sự quan tâm sâu sắc và rộng rãi của nhiều tầng lớp độc giả, có tác dụng sâu rộng trong sự nghiệp giáo dục truyền thống.

           Các tướng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam có một đặc điểm là rất ít viết hồi kí vì nhiều lí do khác nhau, vì thế cuốn hồi kí của trung đoàn trường Đặng Văn Việt cho đến nay là một cuốn hồi kí quý giá và hiếm hoi của tủ sách hồi kí chiến tranh Việt Nam. Bằng một bút pháp chân thật, mộc mạc, trung thực đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, tác giả đã làm sống lại cuộc chiến đấu khốc liệt, hào hùng suốt một nghìn ngày đêm trên con đường rực lửa. Dưới ngòi bút ấy từng trận đánh được mô tả xác thực, chuẩn mức như những đường ngắm cơ bản trên đầu súng.

           Tác giả đã làm được một công việc phi thường là giải thích rành rẽ đầy sức thuyết phục một vấn đề mà trong nhiều thập kỉ rất nhiều người không hiểu dược. Vấn đề đó là tại sao, và bằng cách nào, một đạo quân cách mạng còn non trẻ, thiếu kiến thức quân sự, thiếu trang bị kĩ thuật, thiếu vũ khí đạn dược, thậm chí thiếu cả lương thực để tồn tại ... lại thắng được một đạo quân viễn chinh nhà nghề đông đảo được trang bị đến tận chăn răng, trình độ thiện chiến đạt đến mức siêu đẳng, trang bị vũ khí hiện dại, tối tân, đạn dược đầy đủ, hậu cần vô tận ...

           Nhìn lại con dường lửa của cuộc chiến một nửa thế kỉ qua bằng thái dộ nghiêm túc và độ lượng, chính là mở ra con đường mới đi đến một nền hòa bình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, tin cậy nhau ...




TRÍCH THƯ CỦA MỘT SỐ CỰU CHIẾN BINH PHÁP GỬI CHO TÁC GIẢ ĐẶNG VĂN VIỆT

Jean Cornauoult - quan tư - trung uy cũ của 1 er BEP.

         1. Je me réjouis, qu’après d’un demi siècle, nous puissions entrer en contact et parler en amis. En effet, les liens qui unissent nos deux peuples sont forts, et toutes les occasions de les concrétiser sont bonnes.

         2. Je dois vous dire que je nái jamais oublié ce jeune officier, et no tre conversation cordiale pendant le repas. S’il est encore en vie, et qúil se souvient du jeune lieutenant du 1er BEP, blessé à la cuisse, quíl a capturé c’est avec beau coup de plaisir qu'à mon tour, je l’inviterai à défeuner.

         3. Je dois vous dire que j’ai toujours eu de la sympathie pour le VN et les Vietnamiens, Comme tous les francais en général, je vous précise que dans nos réunions d’officiers anciens du VN, je n’ai jamais eutendu de paroles déplaisantes au sujet de votre armée - et réunir les anciens combattants des deux cotés ne poserait pas de problèmes.

         4. J’ai beaucoup apprécié votre livre qui m’a beaucoup appri ser les conditions difficiles que vous avez connues Ce qui ne fait qu’ augmenter votre mérite.

         5. Pendaut notre sejour au VN, nous avons vraiment apprécié partout la chaleur de ưaccueil et la possibilité qui nous a été données de circuler partout sans aucune surveillance policière et en tout liberté.


DỊCH RA TIẾNG VIỆT

         1. Tôi lấy làm vui mừng là sau 1/2 thế kỉ chúng ta có thể gặp nhau và nói chuyện như những người bạn. Có thể nói những mối dây nối liền hai dân tộc chúng ta là rất vững chắc, bởi vậy những cơ hội để nối lại cụ thể những mối liên hệ ấy đều là rất tốt.

         2. Tôi có thể nói là tôi không bao giờ quên được người sĩ quan trẻ ấy, và những phút nói chuyện thân mật trong bữa ăn - nếu ông ấy còn sống, và còn nhớ đến - người trung uý trẻ của tiểu đoàn dù (1er BEP) bị thương ở đùi mà ông đã bắt được, tôi sẽ hết sức vui lòng đến lượt tôi, được mời ông ấy một bữa cơm.

         3. Tôi muốn nói với ngài, là tôi luôn có cảm tình với nước Việt Nam và người Việt Nam. Cũng như hầu hết những người Pháp, tôi cũng có thể nói với ngài là trong những cuộc họp cựu chiến binh ở Việt Nam về không bao giờ tôi được nghe những lời phàn nàn về quân đội của các ngài do đó việc nối lại quan hệ giữa CCB của 2 nước không có gì là khó khăn.

         4. Tôi đánh giá rất cao cuốn sách cùa ngài - Nó cho tôi biết những điều kiện khó khăn mà ngài đã phải gặp - những điều ấy chỉ làm tăng thêm giá trị của ngài.

         5. Trong thời gian ở Việt Nam, chúng tôi ở đâu cũng nhận được sự đón tiếp nồng hậu, ở đâu chúng tôi cũng dược tạo những điều kiện dễ dàng trong việc đi lại rất thoải mái tự do, không bị công an kiểm soát.



Đại tá L. Stein (CCB trên ĐS4)

        1. L’histoire a tourné les pages - Il est temps que les anciens combattants des deux côtes adverses, ceux qui out observé honnêtement les lois intemationales sur les blessés et les prisonniers de guerre, ceux là peuvent maintenaut, après un demi siècle de paix, se rencontrer, s’entretenir saus haine et sans rancune.

         2. Nous, combattants francais, nous vous situons bien parfaitement. Nous nous accordons tous à dire que, vous étiez un combattant loyal et chevaleresque, mais, mais terriblement rusé et astucieux.


DỊCH RA TIẾNG VIỆT

         1. Lịch sử đã sang trang, đã đến lúc những cựu chiến binh của đôi bên đối địch, những người đã tuân thủ thi hành, luật quốc tế đối với thương binh và tù binh chiến tranh, những người ấy, sau 1/2 thế kỉ chiến tranh đã trôi qua, có thể gặp nhau, nói chuyện với nhau, không mặc cảm không hận thù.

         2. Chúng tôi, những CCB Pháp, chúng tôi đánh giá ngài rất đúng đắn, tất cả chúng tôi đều thống nhất nhận định rằng ngài là một CCB thẳng thắn, đầy tính trượng phu, nhưng khôn ngoan, chịu khó và mưu trí một cách khủng khiếp.




Đại tướng Albert Charles Mayer, Phó chủ tịch liên hiệp Hội CCB châu Âu gửi CCB Việt Nam qua Đại tá Đặng Văn Việt.

        1. Pour nous tous, francais et Vietnamiens, qui nous sommes affrontés loyalement, voici près de 50 ans, en combats fraticides.
         -  Le Vietnam pour son indépendance
         -  La Prance pour la sauvegarde des valeurs souvent partagées dont elle est toujours porteuse.
         Le temps est de repenser nos relations de tous ordres et dans toutes les domaines.

         2. La France, elle n’a jamais été saisie du trouble d’un quelconque “syndròme Vietnamien”.
         La France a toujours su qu'avec le VN, elle vivait un simple hiatus de l’histoire.
         C’est à dire qu’il n’y apas d’antinomie à ce que nos rapports soient fondès sur une complémentarité, une communaulé d’interêt à la hauteur des affinités profondes, mystérieuses et séculaires, dont sont prénétés nos deux peuples.
         A nous, ensemble d’approfondir et de développer ces potentialités ...


DỊCH RA TIẾNG VIỆT

        1. Tất cả chúng ta, người Pháp và người Việt Nam, cách đây 50 năm, đã chạm trán nhau, trong 1 cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

        - Nước Việt Nam chiến đấu cho nền độc lập của mình.
        - Nước Pháp để cứu vãn những quyền lợi cùng chung hướng, mà một thời đã được chia sẻ ...

        Giờ đây, đã đến lúc chúng ta hãy nhớ lại những quan hệ về mọi mặt và mọi lĩnh vực.

        2. Nước Pháp chưa bao giờ phải chịu một “hội chứng về Việt Nam”. Bởi lẽ, nước Pháp coi cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một gián đoạn ngắn trong lịch sử giữa 2 nước.

        Có nghĩa là không có sự .. đối với các quan hệ của chúng ta, những quan hệ này dựa trên sự cộng đồng bổ sung cho nhau, sự chung hướng về quyền lợi ở ngang tầm tế nhị, sâu sắc, có khi cả bí hiềm, qua cả thế kỷ mà cả hai dân tộc chúng ta dã từng trải qua.

        Đã đến lúc chúng ta hãy khai thác và phát triển những tiềm năng ấy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 10:18:13 am »







Hết
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM