Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:07:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến - Tập 1 (1945-1954)  (Đọc 113083 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 08:16:33 am »

PHAN TRỌNG TUỆ
(1917-1991)

Phan Trọng Tuệ sinh ngày 7-7-1917 (tại Vientaiane, Thủ đô Lào), quê quán thôn Đa Phúc, xã Đài Sơn (Chùa Thầy), huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.

Năm 1925, học chưa hết bậc tiểu học, ông đi làm thợ cơ khí. Thuở nhỏ, ông chịu ảnh hưởng của người mẹ có tinh thần yêu nước. Gia đình là nơi tới lui của một số cán bộ cách mạng, đảng viên, bị địch khủng bố hồi Xô Viết Nghệ Tĩnh, lánh sang Lào. Ông nhận nhiệm vụ liên lạc cho cán bộ cách mạng, đưa tài liệu từ Lào qua Thái Lan và ngược lại.

Năm 1934, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại làng Na Hải Điền (thuộc Thành ủy Viêng Chăn). Năm 1935, ông bị địch bắt khi còn ở tuổi vị thành niên nên chúng giam 8 tháng rồi trục xuất về Việt Nam với cả gia đình. Năm 1936, ông về xã Sài Sơn làm nghề sửa xe đạp, chụp ảnh. Sau đó cùng hai đồng chí cùng bị trục xuất về nước với ông, thành lập chi bộ Đảng. Năm 1937, bắt được liên lạc với Thành ủy Hà Nội. Năm 1938, làm Bi thư Chi bộ Sài Gòn. Năm 1939, được Đảng rút vào hoạt động bí mật. Chi bộ Sài Sơn đổi thành Chi bộ Sơn Tây, thuộc Liên tỉnh ủy A (Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lí). Chi bộ Sơn Tây phụ trách cả tỉnh Sơn Tây. Năm 1940, làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Sơn Tây, Ủy viên Liên tỉnh ủy A, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kì, phụ trách Binh vận, đặc trách Thái Nguyên, khu du kích Bắc Sơn, và đến Hà Đông, Sơn Tây gây dựng khôi phục cơ sở cách mạng tại các nơi bị địch đánh phá

Năm 1943, ông bị địch bắt, vì một tên phản bội khai báo. Địch kết án ông 27 năm tù khổ sai ở Ba Vì. Tháng 6-1943, ông bị đày ra Côn đảo. Tháng 6-1943 đến tháng9-1945, ông hoạt động tích cực trong nhà tù Côn Đảo, là Chi ủy viên Chi bộ Hầm cấm cố Lao 3.

Ngày 23-9-1945, được Xứ ủy Nam Bộ rước về đất liền.

Tháng 10-1945, ông là thành viên Ủy ban kháng chiến Hậu Giang (gồm nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Cuối năm 1945, ông phụ trách Chính trị bộ Chủ nhiệm Chiến khu 9, Ủy viên Liên tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ. Năm 1946, ông là Chính ủy Bộ Tư lệnh Chiến khu 9, Bí thư Khu ủy, Thường vụ Khu ủy miền Tây Nam Bộ. Năm 1947, ông đắc cử vào Xứ ủy Nam Bộ.

Năm 1949, ông được điều động về làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Bí thư Khu ủy, Thường vụ Khu ủy, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1950, chuyển sang làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu 7, sau đó là Bí thư Quân khu ủy, Bí thư Khu ủy.

Năm 1951, ông trở về Nam làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 9, sau đó là Phó Chính ủy kiêm Phó Tư lệnh Phân liên khu miền Tây.

Năm 1954, ông đặc trách khu Vĩnh - Trà. Sau Hiệp định Giơnevơ, ông làm Phó trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến ở Nam Bộ (Trưởng đoàn là Phạm Hùng).

Ông mất ngày 19-12-1991.

QUÁCH VŨ
(1922-1966)

Quách Vũ tên thật là Quách Vĩnh Chương, sinh năm 1922 tại Vĩnh Lợi, Bạc liêu.

Quách Vũ vào trường Trung học Cần Thơ sau Lưu Hữu Phước, nhưng họ sớm trở thành đội bạn tri âm vì cả hai đều có năng khiếu âm nhạc.

Đậu tú tài, Quách Vũ ra Hà Nội, gặp lại Lưu Hữu Phước và cùng nhóm sinh viên Nam Bộ phát động phong trào “trở về nguồn” và ca hát “Thành hiệu về lịch sử”. Quách Vũ đăng kí vào trường luật, nhưng chẳng bao lâu lại “xếp bút nghiên” về Nam tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quách Vũ tham gia nhóm “Hoàng Mai Lưu”, gồm 7 thành viên: Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Phạm Hữu Tùng, Nguyễn Mĩ Ca, Trần Văn Khê và Quách Vũ. Quách Vũ là thành viên trẻ nhất của nhóm nhưng rất hăng hái và xông xáo. Ông tình nguyện về Bạc Liêu hoạt động văn nghệ và phát động phong trào quần chúng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tại tỉnh nhà.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quách Vũ đi sâu vào âm nhạc. Ông công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, và Ban Văn nghệ của Sở Thông tin Nam Bộ. Ông đi khắp Khu 8 (Đồng Tháp Mười) và Khu 9 để sưu tầm dân ca. Quách Vũ hầu như là người đầu tiên xác định chủ trương “trở về nguồn”, lấy dân ca làm cơ sở cho công cuộc xây dựng nền âm nhạc mới, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như dân ca đã từng là nguồn gốc của ca nhạc tài tử và ca nhạc cải lương.

Quách Vũ là một nhạc sĩ có tài, đã để lại nhiều bản nhạc nổi tiếng, như bản nhạc không lời Nô đùa, mà có người coi là “một bản nhạc xuất thần”, hay tác phẩm Bác vô đây (nhận được giải Cửu Long Nam Bộ về nhạc), phảng phất làn điệu dân ca Nam Bộ, chỉ cần nghe một lần là cảm thấy thích và nhớ.

Ngoài ra còn một số bài hát: Câu hát Vĩnh Thông và tác phẩm Ta thắng như chẻ tre
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2012, 08:32:09 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 08:20:01 am »

Phụ lục 2

NHỮNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG

Lực lượng quân Pháp thời kì 1950-1954

    Pháp    Lê Dương    Châu Phi    Tổng số
1945     27907
1946     73340
1947    69768     617    78750
1948    46087    11338    5094    73752
1949    44505    13563    9091    85260
1950    48400    19099    13204    106372
1951    49247    18450    16901    112494
1952    51872    20283    19195    123252
1953    53866    18999    18881    122629
1954    50243    14462    18888    118364

Lực lượng quân ngụy thời kì 1950-1954

Thường trực    Dự bị
1946khoảng 2000khoảng 5.000
Tháng 7-194729.546khoảng 20.000
Tháng 5-194833.546
Tháng 6-1949 32.901
Tháng 5-194938.107
Tháng 12-1949 35.000
Tháng 8-195044.336Khoảng 40.000
Tháng 3-1951 45.919
Tháng 12-1951    63.657
Tháng 2-195269.91448.919
Tháng 2-195353.326
Tháng 6-1953 56.293
Tháng 1-1954 43.165
Tháng 3-195456.046

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1118

Danh sách các tướng Pháp chỉ huy Mặt trận Nam Bộ

Tháng 12-1946 - tháng 2-1948       Général Nyo
Tháng 2-1948 - tháng 9-1949    Général Boyer de la Tour
Tháng 9-1949 - tháng 7-1951    Général Chanson (chết trận)
Tháng 9-1951 - tháng 6-1953    Général Bondis
Tháng 6-1953 - tháng 10-1954    Général Gardet

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1118

Tổng chi phí của Pháp trong chiến tranh Đông Dương
(thống kê của Pháp)

Đơn vị: Tỉ fr 1954

  Chi phí của Pháp  % của tổng chi phí
1946      121,6      100
1947      132,4      100
1948      124,5      100
1949      193,8      100
1950      233      85
1951      341,6      77
Tháng 2-1952      330      59
Tháng 6-1953      384      48
Tháng 3-1954      164      21
Tổng số       2008,9       60

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1121, 1122

Viện trợ Mĩ cho Pháp tại Đông Dương (tỉ fr)
(theo tài liệu của Pháp)

 
Năm    Tổng số    % trong tổng chi phí
    chiến tranh Đông Dương
1951-1952    115    20%
1952-1953    145    25%
1953-1954    275    41%

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1123

Viện trợ Mĩ cho Pháp tại Đông Dương (tỉ fr)
(theo tài liệu của Mĩ(1))

 
1952    1953    1954 
Viện trợ về trang bị vũ khí85    119    200 
Viện trợ trực tiếp bằng đôla  195    173    275 
Cộng280    292    475 
Tổng chi phí chiến tranh568    598    610 
Tỉ lệ đóng góp của Mĩ50%    50%    80% 

Trích theo Jacques de Folin: Indochine 1940-1945, la fin d’un rêve, Ed. Perrin, Paris, 1993, tr. 319-120.


(1) Con số trong Báo cáo của Tiểu ban Tài chính, thuộc Thượng viện Mĩ (Kessing, thời kì 1952-1954).
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2012, 08:32:29 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 08:21:25 am »

Phụ lục 3

MỘT SỐ VĂN BẢN QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI THỜI KÌ NÀY

HIỂU ĐÚNG THANH NIÊN TIỀN PHONG

Đại tá  LÊ HỒNG LĨNH
Nhà sử học
                                                                                                     
Nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới sang Ấn Độ với tư cách là “Đại biểu nhân dân bên cạnh Thủ tướng Việt Minh” (deputy prime minester). Bác sĩ được Tổng thống Prasat tiếp với tất cả thiện chí đối với cuộc kháng chiến Việt Nam. Bác sĩ đã viết về cuộc cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta và được dự luận Ấn Độ hoan nghênh.

Về Việt Bắc, bác sĩ báo cáo xong công việc làm với Bác Hồ và Trung ương Đảng và đề nghị được trở về Nam Bộ để kháng chiến. Bác Hồ đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng đầu phái đoàn Chính phủ Trung ương vào Nam Bộ. Đầu tháng 10-1948, phái đoàn đi vào Nam.

Là cán bộ trong phái đoàn, tôi được dịp gần bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và hỏi anh Tư về việc thành lập Thanh niên Tiền phong mà anh là thủ lĩnh.

Ngày đó, sau cuộc đảo chính 9-3-1945 của Nhật, ở Sài Gòn chính quyền đế quốc phát xít do Minoda làm Thống đốc đang gặp thất bại trong việc tranh thủ quần chúng nhân dân. Chúng tổ chức ra “Thanh niên phòng vệ đoàn” giao cho Nguyễn Hòa Hiệp phụ trách nhưng không gom được mấy ai. Điều đó cũng là số phận của “Thanh niên ái quốc đoàn” do Võ Văn Cẩm tổ chức ở Hà Nội, vì mục đích của các tổ chức thanh niên này là phụng sự Nhật Bản.

Giữa tháng 3, người Nhật tên là Y Đa, vốn là một thân chủ (người đến chữa bệnh) rất phục tài và kính nể bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đã khuyến khích bác sĩ đứng ra tập hợp thanh niên Sài Gòn và Nam Bộ.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói:

- Ông có đặt yêu cầu gì cho phong trào thanh niên ấy không?

- Không! Bác sĩ hãy nhân thời cơ này mà tập hợp thanh niên lại, làm việc cho đất nước của bác sĩ.

Y Đa tất nhiên không biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lúc đó đã là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Nghe bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kể lại, tôi hỏi:

- Y Đa không đặt yêu cầu nào, anh Tư?

- Nó nói tổ chức thanh niên ra sao, đặt tổ chức mục đích ra sao, cờ hiệu thế nào là tùy mình.

- Như vậy Y Đa có ý tốt trong việc này?

- Có thể. Vì Y Đa biết rõ mình là một người trí thức yêu nước, nên y không đặt vấn đề mình đứng ra tổ chức đoàn thể quần chúng phụng sự cho đế quốc Nhật. Vả lại có yêu cầu mình như vậy thì tất nhiên mình không nhận lời.

- Liêu có tin được Y Đa không?

- Y Đa là quan chức Nhật, phụ trách về khối quần chúng, thậm chí y có thể là “Hắc Long”. Tin tưởng Y Đa là người tốt thì khó. Nhưng có khả năng Y Đa biết rõ là Nhật sắp thua đến nơi, Mĩ sắp đến, Pháp sẽ trở lại, y có một hành động có lợi cho dân tộc Việt Nam, điều có lợi lâu dài về sau cho sự bang giao Nhật Việt? Lại cũng có thể khi mình tổ chức ra được lực lượng, khi đó y sẽ cho người vào làm “đoàn” hoặc sẽ dùng quyền lực để buộc tổ chức mình ủng hộ chính quyền Nhật. Đó là điều mình cảnh giác, nhưng thực tiễn không có việc gì. Mình đã đến gặp Hà Huy Giáp rồi Trần Văn Giàu để trao đổi và xin ý kiến Xứ ủy.

Xứ ủy xét: Y Đa không đặt điều kiện, ta nên tranh thủ điều kiện công khai mà tổ chức và cổ súy phong trào cách mạng. Xứ ủy đồng ý và giao trách nhiệm cho đồng chí Phạm Ngọc Thạch đứng ra tổ chức tập hợp thanh niên. Xứ ủy quyết định lấy tên tổ chức là “Thanh niên Tiền phong” (Jeunesse d’avant garde), đặt cờ hiệu, nội dung tư tưởng và phương hướng hoạt động, hệ thống tổ chức, đồng phục, v.v., chỉ định thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong chung và ở các tỉnh.

Ban lãnh đạo Thanh niên Tiền Phong gồm bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Tổng thư kí và Thủ lĩnh, kĩ sư Ngô Tấn Nhơn, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, các sinh viên Nguyễn Văn Phú, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm, các bác sĩ Huỳnh Văn Thứ, Huỳnh Bá Nhung, luật sư Thái Văn Lung. Xứ ủy quyết định chuyển tổ chức từng công đoàn vào làm nòng cốt cho Thanh niên Tiền phong và gọi Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp, đưa thêm vào ban lãnh đạo Thanh niên Tiền phong cán bộ lãnh đạo của công đoàn: Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Hai, Nguyễn Văn Tư, Từ Văn Ri.

Thanh niên Tiền phong với đồng phục quần soọc, áo trắng cộc tay, đầu đội nón bàng rộng, lưng đeo cuộn dây thừng vào dao găm, về sau thêm gậy, chào nhau bằng cách tay xòe ngang vai trái với khẩu lệnh “Thanh Niên tiến!”. Họ đi từng đội, dậm châm đều, dưới ngọn cờ vàng sao đỏ năm cánh, hát vang bài “Tiếng gọi thanh niên”, “Lên đàng”.

Tất cả các khu phố, các ngành đều có Thanh niên Tiền phong. Các trụ sở Thanh niên Tiền phong được canh gác nghiêm ngặt. Thanh niên Tiền phong giữ trật tự an ninh cho các khu phố. Dinh Thống đốc (lúc đó gọi là Khâm sai) cũng có Thanh niên Tiền phong và do Thanh niên Tiền phong canh gác. Thanh niên Tiền phong trở thành lực lượng bán quân sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy.

Thanh niên Tiền phong phát triển rất mau, thu hút hầu hết thanh niên thành phố, thị xã, thị trấn và một phần khá lớn thanh niên thôn quê. Phụ nữ cung có Phụ nữ Tiền phong. Các người yêu nước lớn tuổi, muốn hoạt động cách mạng, cũng vào Thanh niên Tiền phong. Chỉ trong 3 tháng, Thanh niên Tiền phong Sài Gòn có hơn 200.000 đoàn viên. Trên cả 21 tỉnh thành Nam Bộ có 1.200.000 đoàn viên Thanh niên Tiền phong.

Sự phá vỡ hệ thống đàn áp, cai trị, gián điệp phòng nhì của thực dân Pháp sau ngày 9-3-1945 đi đôi với sự thua thiệt của Nhật trên các chiến trường nên chúng không thể kiểm soát quản lí tình hình, cả hai điều đó là điều kiện khách quan cho Thanh niên Tiền phong hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Cuối cùng thì Nhật cũng biết được thực chất của Thanh niên Tiền phong nhưng thấy không ngăn nổi phong trào yêu nước đang dâng cao và có thể cũng không nên ngăn nữa.

Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Sài Gòn và các thành phố, thị xã, thị trấn, lực lượng Thanh niên Tiền phong là lực lượng xung kích và đông đảo trong giành chính quyền. Thanh niên Tiền phong công khai tuyên bố là một thành viên của Mặt trận Việt Minh.

Vai trò của Thanh niên Tiền phong trong Cách mạng Tháng Tám và trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến rất to lớn. Chính vì nó là tổ chức quần chúng yêu nước được Đảng lãnh đạo.

Đây là một tổ chức quần chúng thanh niên, lôi cuốn tất cả các giới, rộng lớn, do Đảng lãnh đạo và là lực lượng xung kích của cách mạng. Và đây là sự sáng tạo của Xứ ủy Nam Kì lúc đó đã biết nắm chắc thời cơ mạnh bạo và khôn khéo lợi dụng điều kiện công khai, nhanh chóng tổ chức và phát triển lực lượng cách mạng, cổ súy phong trào.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2012, 08:32:44 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 08:33:05 am »

RƯỚC TÙ CÔN ĐẢO

TÔ BỬU GIÁM sưu tầm

Vừa giành được chính quyền, ngay chiều ngày 25-8-1945, trong phiên họp đầu tiên, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân đã quyết định phải tổ chức rước anh em ở Côn Đảo về ngay (trích lời phát biểu của đồng chí Huỳnh Văn Tiểng nhân hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Tôn năm 1988 tại An Giang).

Xứ ủy và Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Ủy ban ủng hộ chính trị phạm do đồng chí Đào Duy Kì làm Chủ tịch tại trụ sở báo Dân chúng, có các ủy viên là Nguyễn Công Trung, Tưởng Dân Bảo. Đồng chí Lí Văn Chương được giao tổ chức dùng tàu Lanessan để rước tù chính trị ở Côn Đảo. Nhưng do trục trặc, tàu Lenesssan bị Nhật đem đi mất nên Ủy ban ủng hộ chính trị phạm phân công anh Ngô Văn Chưởng tức tốc đi Kiên Giang mướn tàu Hải Nam (Trung Quốc).

Ngại rằng anh Ngô Văn Chưởng khó tìm thuê được tàu Hải Nam, các đồng chí Đào Duy Kì, Nguyễn Công Trung, Tưởng Dân Bảo quyết định phân công anh Lí Văn Chương cùng một số đồng chí khác chia nhau đi gặp các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Gò Công, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu… huy động các ghe đi biển của các tỉnh này. Sau khi sửa chữa được tàu phú Quốc, tập hợp được 27 ghe của các tỉnh (sau chỉnh đón lại còn 23 chiếc), chuẩn bị thức ăn đầy đủ, đoàn tàu do các đồng chí Tưởng Dân Bảo, Lí Văn Chương chỉ huy đã ra khơi. Tối ngày 19-9-1945, đoàn tàu, ghe tới Côn Đảo.

Trong lúc này, ở Côn Đảo, Ủy ban phòng thủ Côn Đảo do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Đảng ủy Côn Đảo làm Chủ tịch Ủy ban, đã tổ chức bố trí canh phòng bờ biển nghiêm ngặt đề phòng giặc đến tái chiếm, một phặt phân công các đồng chí là thợ máy như Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Hùng Phước (do đồng chí Tôn Đức Thắng trực tiếp phụ trách), sửa chữa chiếc cano tuần tiễu biển của chúa đảo để đưa một số đồng chí vượt bể về đất liền móc ráp với cơ sở cách mạng địa phương cho tàu ra rước các đồng chí đang còn ở đảo.

Khi chiếc cano sửa xong, chuẩn bị cho đoàn vượt biển về đất tiền thì tàu Phú Quốc và cá ghe đi biển do đồng chí Tưởng Dân Bảo chỉ huy đã tới Côn Đảo. Việc tổ chức đưa đoàn tàu đi về đất liền được sắp xêp như sau:

- Chiếc cano được lấy tên là Cano Giải phóng có 13 người: Bác Tôn, đồng chí Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Hùng Phước…

- Trên tàu Phú Quốc có tới 160-170 anh em (dành cho các anh nhiều tuổi hoặc đang bệnh, đau yếu). Trong đó có các đồng chí Lê Duẩn, Lê Văn Lương, Võ Sĩ, Nguyễn Văn L:inh, Phạm Hữu Lầu, Mai Chí Thọ…

- Các đội trưởng, chính trị viên 18 đội phòng thủ trong Đoàn phòng thủ Côn Đảo cùng các chính trị phạm khác chia nhau đi các ghe biển (có ghe chở tới trăm người, có ghe chỉ chở được 30-4 người).

Việc sắp xếp ai đi trước, ai đi sau khá gay go. Người phụ trách tổ chức ở lại là đồng chí Văn Viên. Theo lời đồng chí Phạm Hùng kể lại: “Khi sắp xếp cho ai về trước, ai về sau, tình hình tư tưởng trong anh em tù chính trị cũng như tù thường phạm rất phức tạp. Ai cũng muốn về trước. Nguyện vọng về đất liền gặp lại mẹ, vợ, con là chính đáng nhưng phải có người đi trước, đi sau vì phải phòng vệ đảo. Lúc tôi đang loay hoay vừa lo bố trí cho người đi, người ở thì đồng chí Văn Viên gặp tôi nói: “Anh yên tâm đưa anh em về trước, lo việc lớn còn việc sắp xếp người ở lại thế nào, anh để tôi lo”. Tôi thật sự xúc động trước tinh thần ấy của đồng chí Văn Viên.

Lễ xuất phát rất hào hùng. Cano Giải phóng dẫn đầu, tiếp theo tàu Phú Quốc và các tàu nối tiếp, trên nóc tàu cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.

Cả 23 chiếc ghe bầu căng buồm, no gió hướng về đất liền. Trên cột buồm rực rỡ lá cờ Tổ quốc.

Đoàn tàu ra khơi không lâu thì trời nổi gió, mưa và giông. Anh em bị say sóng và nôn mửa. Đoàn tàu cũng lạc nhau từ đó.

Chiếc Cano Giải phóng lạc vào cửa biển Mĩ Thạnh, sau đó liên hệ được với Tỉnh ủy Sóc Trăng và được đưa về nhập với đoàn tàu Phú Quốc và các ghe biển, kẻ trước người sau đều cập bến Đại Ngãi, sau đó được rước về thị xã Sóc Trăng ở trường Saint Francois Xavier mà người Sóc Trăng gọi là trường Taberd đúng vào ngày 23-9-1945.

Sau khi đoàn tàu rước tù Côn Đảo đợt 1 về bến Mĩ Thạnh, bến Đại Ngãi (đều thuộc tỉnh Sóc Trăng), Ban tổ chức đón tiếp tù chính trị chuyển sang đợt II đón tiếp các đồng chí còn lại ở Đảo.

Trong thời gian đợi tàu cấp bến, đồng chí Văn Viên đã chủ trương cho anh em ngoài việc canh gác, cảnh giới còn tổ chức đi thăm hỏi gia đình viên chức, gác dan nhà tù và giáo dục lòng yêu nước cho họ, động viên họ cùng đi tu bổ mộ các liệt sĩ. Ngoài ra còn tổ chức đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn”.

Ngày 28-9-1945, tàu về đến Đại Ngãi (Sóc Trăng) nhưng không dừng lại đây như đợt trước mà ghé bến Thương Mại (Quai de commerce), nay là bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Cũng ngày 30-9-1945, tất cả anh em tù chính trị quê ở miền Bắc và miền Trung (về Sóc Trăng đợt 23-9-1945) đều tập trung đầy đủ ở thành phố Cần Thơ dự lớp học “Chính sách Việt Minh” và “Tình hình nhiệm vụ mới” do đồng chí Hoàng Quốc Việt phụ trách. Người giảng chính là đồng chí Bùi Công Trừng, lớp học được mở tại đình Tân An.

Sau đó, thể theo nguyện vọng của các đồng chí, lãnh đạo phân công cho các đồng chí về các địa phương công tác, rải đều cho các tỉnh Nam Bộ để làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến chống Pháp tại nơi mình được cử đến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:11:55 pm »

LỜI KÊU GỌI CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN NAM BỘ
(Ngày 23-9-1945)

Đồng bào Nam Bộ!

Nhân dân thành phố Sài Gòn!

Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ!

Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn.

Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc:

“Độc lập hay là chết!”

Hôm nay, Ủy ban kháng chiến kêu gọi:

Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược.

Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó thì hãy lập tức rời khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì:

- Không làm việc, không đi lính cho Pháp.

- Không đưa đường, không báo tin cho Pháp.

- Không bán lương thực cho Pháp.

- Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt.

- Hãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp.

Sài Gòn bị Pháp chiếm, phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng.

Hỡi đồng bào!

Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.

Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chắc võ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước.

Cuộc kháng chiến bắt đầu!

Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945
                                                                                                 
Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ
TRẦN VĂN GIÀU
(Tư liệu Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:14:15 pm »

TUYÊN CÁO QUỐC DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN NAM BỘ

Đồng bào Nam Bộ!

Vì coi quân đội Anh là đại biểu của Đồng minh tới đất nước chúng ta giải giáp quân đội Nhật để đem lại hòa bình cho dân chúng Đông Dương, nên chúng tôi, Ủy ban nhân dân Nam Bộ luôn luôn giúp cho quân đội Anh làm nhiệm vụ được dễ dãi. Mặc dù có nhiều điều bất mãn, đã nhiều lần chúng tôi kêu gọi quốc dân nên nén lòng căm giận để chờ cuộc vận động ngoại giao với Đồng minh trên trường quốc tế. Nhưng do sự nhân nhượng và dung túng của quân đội Anh, bọn thực dân Pháp đã làm những điều quá đáng. Đêm 22 tháng 9, chúng nó cùng quân Anh đã chiếm Sở Bưu điện và Sở Cảnh sát của ta. Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiên cùng quân Anh đến chiếm trụ sở của Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Quốc gia tự vệ Cuộc. Chúng đã gây nhiều cuộc đổ máu ở đường phố Sài Gòn. Rõ ràng là quân đội Anh đã cùng bọn Pháp công nhiên làm sai trách nhiệm của Đồng minh đã ủy thác cho họ.

Không lẽ chịu nhục hoài, và vì danh dự của dân tộc, chúng ta phải coi trọng quyền lợi quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra cho Chính phủ Trung ương xin phép kháng chiến. Chúng tôi đã:

1) Lập Ủy ban Kháng chiến để lo việc quân sự;

2) Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với Pháp;

3) Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông, tiếp tế để bao vây địch;

4) Kêu gọi đồng bào tố cáo bọn Việt gian nguy hiểm.

Hỡi đồng bào thân mến!

Mỗi lần quân Anh lạm quyền, chúng tôi đã điện ngay cho thủ tướng Anh và các nước Đồng minh. Chúng ta chịu nhịn nhục đến nay là cùng rồi. Đồng minh đã hiểu những nguyên nhân sự hành động của ta đối với quân địch. Các đoàn thanh niên; các đoàn bảo an mau mau cương quyết phấn đấu. Các giới đồng bào hãy thi hành triệt để kế hoạch phá hoại và chống quân địch.

Toàn dân hãy đoàn kết bảo vệ quốc gia.

Ủy ban nhân dân Nam Bộ
                                                                                                          
(Báo Cứu Quốc, ngày 29-9-1945)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:15:41 pm »

HUẤN LỆNH CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NGÀY 24-9-1945

Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Lòng cương quyết dũng cảm của nhân dân Nam Bộ chống lại quân đội xâm lăng của Pháp chẳng những đã làm cho đồng bào toàn quốc cảm phục, mà lại đã chứng tỏ cho thế giới đều biết cái quyết tâm độc lập của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, đồng bào Nam Bộ đang đi qua những bước khó khăn gay go. Điều đó là một sự dĩ nhiên trên con đường tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Đồng bào phải kiên quyết, phải giữ vững sự tin ở tương lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quả quyết trong ngày độc lập.

Hỡi các đồng chí phụ trách! Các đồng chí phải căn cứ theo chính sách tranh thủ hoàn toàn độc lập của chính phủ và điều kiện thực tế của Nam Bộ mà định phương châm hành động cho đúng, làm sao cho giữ gìn được thực lực chính trị và quân sự, đồng thời tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam không chịu ách nô lệ của thực dân Pháp một lần nữa.

Trong giờ phút nghiêm trọng này, chính phủ kêu gọi đồng bào yêu quý Nam Bộ phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, dũng cảm và thận trọng, kiên quyết và trầm tĩnh, nghe theo lời chính phủ để đưa cuộc giải phóng của chúng ta đến thắng lợi cuối cùng.

Báo Cứu Quốc, ngày 25-9-1945
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:18:03 pm »

GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ(1)

Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật, thì thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai mò lại. Trong 4 năm, họ đã bán nước ta 2 lần. Nay họ muốn thống trị dân ta lần nữa.

Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lờ] nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”.

Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân đang hi sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng.

Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước”.

Nước Nam độc lập muôn năm.

Đồng bào Nam Bộ muôn năm.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1945
Hồ Chí Minh
                                                                                                  
Báo Cứu Quốc, số 54, ngày 29-9-1945


(1) Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp được quân đội Anh giúp sức đã nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn. Ngay chiều hôm đó, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ (của Đảng Cộng sản Đông Dương) và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn đã tổng đình công, không hợp tác với giặc Pháp. Một vạn rưỡi tự vệ cùng nhân dân lập vật chướng ngại trên đường phố, đánh trả quyết liệt quân xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược.
Việc quân Pháp đánh úp Nam Bộ đã làm cho nhân dân cả nước sôi sục căm thù. Các đội quân Nam tiến từ khắp cả địa phương ở Bắc bộ và Trung Bộ đã lên đường vào Nam đánh giặc, cứu nước.
Ngày 26-9-1945, qua Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước ta (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.27-28).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:20:12 pm »

HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ NGÀY 6-3-1946(1)

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Pháp do ông Xanhtơny (Saiteny), người thay mặt và có ủy nhiệm chính thức của Thủy sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d’Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm ủy quyền của Chính phủ Cộng hòa Pháp, làm đại biểu.

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc ủy viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.

Hai bên đã thỏa thuận về các khoản sau này:

1) Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kì”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.

2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.

3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:

a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.

b) Chế độ tương lai của Đông Dương.

c) Những quyền lơi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Pari có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc hội nghị.

Làm tại Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 1946

HỒ CHÍ MINH        VŨ HỒNG KHANH        XANHTƠNI

PHỤ KHOẢN
Đính theo Hiệp định sơ bộ
Của Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam

Hai Chính phủ kể trong bản Hiệp định sơ bộ đã thỏa thuận các khoản sau này:

1) Những lực lượng quân bị thay thế quân đội Trung Hoa sẽ gồm có:

a) 10.000 quân Việt Nam với các sĩ quan Việt Nam thuộc quyền điều khiển của các nhà chức trách quân sự Việt Nam.

b) 15.000 quân Pháp, trong số đó đã kể số lính Pháp hiện nay đã đóng trong cõi Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

15.000 lính Pháp ấy phải là những người Pháp chính tông, trừ những đội phụ trách canh phòng tù binh Nhật Bản.

Tổng cộng các lực lượng kể trên sẽ đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp do các đội viên Việt Nam cộng tác.

Khi các đội quân Pháp đã đổ bộ, một hội nghị tham mưu gồm các đại biểu của Bộ tư lệnh Pháp và Bộ tư lệnh Việt Nam sẽ định rõ sự tiến triển, sự du nhập, và cách sử dụng các đội quân Pháp và các đội quân Việt Nam đã kể trên.

Sẽ lập ra những Ủy ban binh vụ Pháp - Việt ở tất cả các cấp quân đội để chuyên việc liên lạc binh sĩ Pháp và Việt Nam theo tinh thần cộng tác thân hữu.

2) Những đội quân Pháp dùng để thay thế quân đội Trung Hoa sẽ chia ra làm 3 hạng:

a) Những đội phụ trách việc canh phòng tù binh Nhật Bản. - Các đội này sẽ rút về Pháp ngay khi nào nhiệm vụ của họ đã xong, nghĩa là sau khi tù binh Nhật Bản đã được đem ra khỏi xứ này; dù sao thời gian ấy không được quá 10 tháng.

b) Những đội quân cùng với quân đội Việt Nam phụ trách về việc công an và phòng vệ đất nước Việt Nam. - Cứ mỗi nǎm một phần nǎm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. Vậy trong 5 nǎm, quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn số quân đội Pháp này.

c) Những đội quân phụ trách việc phòng vệ các căn cứ hải và không quân. - Thời hạn của nhiệm vụ giao cho các đội này sẽ do các cuộc hội nghị sau quyết định.

3) Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng giữ, những khu vực riêng biệt cho đôi bên sẽ được định rõ.

4) Chính phủ Pháp cam đoan không dùng các tù binh Nhật vào những việc có mục đích quân sự.

Làm tại Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 1946

HỒ CHÍ MINH        VŨ HỒNG KHANH        XANHTƠNI


(1) In trong báo Cứu quốc, số 180, ngày 8-3-1946 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200, t.4, tr.525-528).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:21:55 pm »

TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP 14-3-1946(1)

Khoản 1. - Những kiều dân Việt ở Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam đều được hưởng quyền tự do cư trú như người bản xứ, và những quyền tự do tư tưởng, tự do dạy học, buôn bán, đi lại, nói chung là tất cả các quyền tự do dân chủ.

Khoản 2. - Những tài sản và xí nghiệp của người Pháp ở Việt Nam sẽ không phải chịu một chế độ khe khắt hơn chế độ dành cho tài sản và xí nghiệp của người Việt Nam, nhất là về phương diện thuế khóa và luật lao động. Đối lại, những tài sản và xí nghiệp của kiều dân Việt Nam tại các xứ trong khối Liên hiệp Pháp quốc cũng sẽ được hưởng sự ngang hàng về chế độ như thế. Chế độ tài sản và xí nghiệp Pháp hiện có ở Việt Nam chỉ có thể thay đổi do sự thỏa thuận chung giữa nước Cộng hòa Pháp và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả những tài sản Pháp đã bị Chính phủ Việt Nam trưng dụng hoặc những tài sản mà tư nhân hoặc xí nghiệp Pháp bị nhà chức trách Việt Nam tước, sẽ trả lại cho chủ nhân hay những người có quyền hưởng thụ. Sẽ cử ra một Ủy ban Việt - Pháp để định rõ cách thức hoàn lại.

Khoản 3. - Để nối lại ngay từ giờ những mối liên lạc về vǎn hóa mà cả nước Pháp và nước Việt Nam đều muốn phát triển, những trường học Pháp các cấp sẽ được tự do mở trên đất Việt Nam. Những trường ấy sẽ theo chương trình học chính thức của Pháp. Một bản thỏa hiệp riêng sẽ định rõ những trụ sở nào sẽ dành cho những trường học ấy dùng. Những trường ấy sẽ mở rộng cho cả học sinh Việt Nam.

Những kiều dân Pháp sẽ được tự do nghiên cứu khoa học và mở những viện khoa học trên đất Việt Nam.

Những kiều dân Việt Nam cũng được hưởng đặc quyền ấy ở Pháp. Tài sản và địa vị pháp luật của Viện Paxtơ (Pasteur) sẽ được khôi phục. Một Ủy ban Việt - Pháp sẽ định điều kiện cho Trường Viễn Đông bác cổ hoạt động trở lại.

Khoản 4. - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ dùng đến người Pháp trước nhất mỗi khi cần người cố vấn hoặc chuyên môn. Chỉ khi nào nước Pháp không cung cấp được nhân viên mà Chính phủ Việt Nam cần đến thì đặc quyền trên đây của Pháp mới thôi thi hành.

Khoản 5. - Ngay sau khi giải quyết vấn đề điều hòa tiền tệ hiện thời, sẽ chỉ có một thứ tiền duy nhất tiêu dùng trong những xứ thuộc quyền Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và những xứ khác ở Đông Dương. Tiền ấy là đồng bạc Đông Dương hiện nay do nhà Ngân hàng Đông Dương phát hành, trong khi đợi một viện phát hành tiền tệ. Một Ủy ban gồm có đại biểu tất cả các nước hội viên của Liên bang Đông Dương sẽ nghiên cứu chế độ pháp lí của viện phát hành ấy. Ủy ban ấy lại có nhiệm vụ dung hợp tiền tệ và hối đoái đồng bạc Đông Dương thuộc về khối đồng Phrǎng (Franc).

Khoản 6. - Nước Việt Nam cùng với các nước trong Liên bang họp thành một quan thuế đồng minh. Vì vậy sẽ không có hàng rào quan thuế nào trong nội địa Liên bang và thuế nhập cảng cùng xuất cảng ở mọi chỗ thuộc địa phận Đông Dương sẽ đánh đều nhau. Một ủy ban dung hợp quan thuế và ngoại thương sẽ nghiên cứu những phương sách thi hành cần thiết và sắp đặt việc tổ chức quan thuế Đông Dương; ủy ban này có thể là ủy ban dung hợp tiền tệ, và hối đoái nói trên.

Khoản 7. - Một ủy ban Việt - Pháp để điều hòa giao thông sẽ nghiên cứu những phương sách tái lập và cải thiện các đường giao thông giữa Việt Nam và các nước khác trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp; đường vận tải bộ, thủy và hàng không, sự liên lạc bưu điện, điện thoại, điện tín và vô tuyến điện.

Khoản 8. - Trong khi chờ đợi Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam kí kết một bản hiệp định dứt khoát giải quyết vấn đề ngoại giao của nước Việt Nam với ngoại quốc, một ủy ban chung Việt - Pháp sẽ ấn định việc đặt lãnh sự Việt Nam tại các nước lân bang và sự giao thiệp giữa nước Việt Nam với các lãnh sự ngoại quốc.

Khoản 9. - Vì muốn lập ngay ở Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ một nền trật tự cần thiết cho các quyền tự do, dân chủ được tự do phát triển, cho thương mại được phục hồi, vì hiểu rằng sự đình chỉ những hành động xung đột và võ lực của cả hai bên sẽ có ảnh hưởng tốt cho những việc nói trên, Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng ấn định những phương sách sau đây:

a) Hai bên sẽ đình chỉ hết mọi hành động xung đột và võ lực.

b) Những hiệp định của hai Bộ tham mưu Pháp và Việt Nam sẽ định rõ điều kiện thi hành và kiểm soát những phương sách do hai bên cùng ấn định.

c) Định rõ ràng những tù nhân hiện bị giam giữ vì lí do chính trị sẽ được phóng thích, trừ những người bị truy tố về những thường tội đại hình và tiểu hình. Những tù nhân bị bắt trong các cuộc hành binh cũng vậy. Nước Việt Nam bảo đảm sẽ không truy tố và tha thứ một hành động võ lực nào đối với những người trung thành với nước Pháp. Đổi lại, Chính phủ Pháp bảo đảm sẽ không truy tố và sẽ không tha thứ một hành động võ lực nào đối với với những người trung thành với nước Việt Nam.

d) Sự hưởng thụ những quyền tự do dân chủ đã định trong khoản thứ nhất sẽ được hai bên bảo đảm lẫn cho nhau.

đ) Hai bên sẽ đình chỉ những sự tuyên truyền đối với nhau không được thân thiện.

e) Chính phủ Pháp và Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam sẽ hợp tác để những kiều dân các nước trước kia là thù địch không thể làm hại được nữa.

g) Một nhân vật do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ định và được Chính phủ Pháp công nhận, sẽ được ủy nhiệm bên vị thượng sứ để xếp đặt sự cộng tác cần thiết cho việc thi hành những điều thỏa thuận này.

Khoản 10. - Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng tìm cách kí kết những bản thỏa thuận riêng về bất cứ vấn đề nào có thể thắt chặt dây liên lạc thân thiện và dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. Theo mục đích ấy các cuộc đàm phá sẽ tiếp tục càng sớm càng hay và chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947.

Khoản 11. - Bản thỏa hiệp này kí làm hai bản. Tất cả các khoản sẽ bắt đầu thi hành từ 30 tháng 10 năm 1946.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr. 530-533.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM