Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:17:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến - Tập 1 (1945-1954)  (Đọc 113094 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:00:08 am »

Củng cố Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang

Đầu năm 1947, theo Chỉ thị của Xứ ủy, Khu ủy Hậu Giang đổi thành Khu ủy Khu 9, vẫn do Trần Văn Hiển làm Phó Bí thư Khu ủy, (quyền Bí thư Khu ủy), bổ sung 2 khu ủy viên: Văn Viên, Nguyễn Văn Thân, nâng số Khu ủy viên lên 7 người. Từ tháng 5-1947, Khu ủy và Quân khu ủy chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đảng trong các lực lượng vũ trang, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối của Đảng trong các lực lượng vũ trang toàn Khu.

Bộ Tư lệnh Quân khu 9, sau khi Huỳnh Phan Hộ, Khu bộ trưởng và Nguyễn Hùng Phước, Khu bộ phó hi sinh, được bổ sung như sau:

- Trương Văn Giàu, Khu bộ trưởng, sau đổi là Tư lệnh Quân khu, Khu bộ phó Bộ chỉ huy Khu 8.

- Phan Trọng Tuệ, Chủ nhiệm chính trị bộ, sau đổi là Chính ủy (từ tháng 10-1946 đến tháng 7-1949 được điều về Khu 7).

- Nguyễn Văn Trẩn, Khu bộ phó (từ tháng 8-1947 đến tháng 7-1949 là Chính ủy Quân khu, đến tháng 12-1949 được rút về Nam Bộ).

- Trịnh Khánh Vàng, nguyên Chi đội trưởng ở Quân khu 7 được cử về làm Khu bộ phó (từ tháng 11-1947)(1).

- Võ Quang Anh, Tham mưu trưởng (từ tháng 7-1946 đến tháng 1-1950). Sau đó, quyền Chính ủy đến tháng 7-1950).

Chế độ Chính ủy ở Bộ Tư lệnh Khu 9 bắt đầu thực hiện từ tháng 12-1947. Khoảng giữa năm 1947, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chủ trương ra tờ báo: “Tiếng súng kháng địch” trực thuộc Phòng Chính trị Quân khu. Nguyễn Xuân Hoàng, Bi thư Tỉnh ủy Rạch Giá, được rút về làm chủ bút tờ báo. Báo được in bằng chữ chì (ty pô) khổ lớn), số lượng nhiều, phát hành rộng rãi, trở thành món ăn tinh thần của quân dân Khu 9 trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Về lực lượng bộ đội, từ cuối 1946, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định thành lập các chi đội ở các tỉnh. Lúc đầu, do nhân sự chỉ huy còn thiếu nên chỉ thành lập 2 chi đội: Chi đội 22 ở Long Xuyên - Châu Đốc, do Trần Văn Hoài làm Chi đội trưởng, Phạm Thành Dân làm Chính trị viên. Chi đội 24 ở Rạch Giá - Bạc Liêu, do Huỳnh Thủ làm Chi đội trưởng và Nguyễn Văn Sa làm Chính trị viên. Qua năm 1947, mới hoàn tất việc xây dựng 6 chi đội cho các tỉnh gồm: Chi đội 21 phụ trách Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên; Chi đội 22 phụ trách Cần Thơ; Chi đội 23 phụ trách Sóc Trăng; Chi đội 24 phụ trách Rạch Giá; Chi đội 25 phụ trách Bạc Liêu; Chi đội 20 phụ trách Vĩnh Long - Trà Vinh (lúc này thuộc Khu 8). Theo biên chế thống nhất, mỗi chi đội có 3 đại đội, mỗi đại đội có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội có từ 10 đến 14 đội viên. Như vậy, quân số của mỗi chi đội khoảng trên 300 người do các chi đội tự lập, tự vũ trang, nên quấn số, vũ khí có khác nhau; có chi đội hơn 3 đại đội (như Sóc Trăng), có chi đội chỉ có 2 đại đội và có thêm 1 hay 2 trung đội. Riêng chi đội Cần Thơ có thêm 1 trung đội trợ chiến, có trang bị súng cối 81 li, trọng liên 12 li 7 và đại liên.

Về lực lượng vũ trang ở quận, trước đây mỗi quận có từ 1 đến 2 tiểu đội, qua năm 1947, nhiều nơi có từ 1 đến 2 trung đội. Dân quân du kích và dân quân tự vệ phát triển ngày càng rộng ở khắp các làng, ấp, nhiều nơi cả thanh thiếu niên cũng lấy được súng địch trang bị cho mình. Toàn Khu 9 có 210 làng có dân quân du kích và dân quân tự vệ, chỉ còn 45 làng ở vùng tạm bị chiếm chưa có.

Tháng 9-1947, Khu 9 vẫn giữ 2 đại đội chủ lực: Đại đội danh dự Hồ Chí Minh và Đại đội Cửu Long 1. Ngành Quân báo Khu lập được nhiều đội Vệ thám phòng chuyên đánh vào các cơ quan đầu não và kho tàng của địch ở ác thị xã, thị trấn. Ngành công an có Quốc vệ đội và Công an xung phong (ở thành thị). Công binh xưởng của Khu và các tỉnh “sạc” được nhiều đạn, năm 1947 bắt đầu nghiên cứu sản xuất đạn cối 45 - 50 li. Công an cũng có công an xưởng ở tỉnh. Trường Quân chính Quang Trung của Khu liên tục đào tạo nhiều cán bộ tiểu đội, trung đội…

Lúc này, lực lượng vũ trang toàn Khu có 7.000 quân, còn địch có 22.000 quân. So sánh ta 1, địch hơn 3, nhưng đằng sau lực lượng vũ trang của ta có lực lượng chính trị quần chúng đông đảo với quyết tâm kháng chiến rất cao, nên địch không tiêu diệt nổi.



Một xưởng sản xuất vũ khí nghiên cứu chế tạo thành công đạn cối 45 - 50 li


(1) Trịnh Khánh Vàng đầu hàng giặc từ tháng 5-1951.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:03:35 am »

2. Đại hội Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất (16-12 - 20-12-1947)

Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử kháng chiến ở Nam Bộ, Đại hộ Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20-12-1947 tại cơ quan Bộ Tư lệnh Khu 8, thuộc kinh Năm Ngàn, làng Nhơn Ninh, quận Mộc Hóa (nay thuộc tỉnh Long An). Tham dự có 63 đại biểu chính thức, 5 dự thính. Các đại biểu được chỉ định trên cơ sở chọn lọc những đồng chí có tâm huyết, tiêu biểu cho sự lãnh đạo của Đảng bộ ở các địa phương và các đảng - đoàn thuộc các nhóm cũ, mới (Việt Minh cũ - Việt Minh mới hay Giải Phóng - Tiền Phong) hoặc không thuộc nhóm nào, những cán bộ từ nhà tù Côn Đảo trở về cùng ngồi chung để bàn bạc những vấn đề trọng đại của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Đại hội đã nghe đọc thư của Tổng Bí thư Trường Chinh (lúc đó có bí danh là “Thận”) gửi cho Đại hội. Đại hội đã thảo luận Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng (ngày 3 đến ngày 6-4-1497) và nghiên cứu bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đồng chí Trung Bộ, sau đó thảo luận kế hoạch học tập bức thư này trong toàn Đảng bộ.

Các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình, nhiệm vụ trong Dự thảo báo cáo của Xứ ủy lâm thời do Nguyễn Văn Kỉnh trình bày, nghiên cứu những vấn đề do cuộc kháng chiến Nam Bộ đặt ra, thống nhất phương hướng giải quyết, nhằm thực hiện tốt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ (Xứ ủy) gồm 15 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết, trực tiếp bầu bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh và đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó bí thư, đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Ung Văn Khiêm làm Ủy viên Thường vụ…

Trong quá trình thảo luận, những quan điểm lớn của Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn đều tập trung vào những vấn đề quan trọng sau đây:

- Phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, nhấn mạnh vai trò của lực lượng dân quân (đồng chí Lê Duẩn nhận nhiệm vụ Trưởng phòng dân quân Nam Bộ).

- Phát động phong trào đấu tranh ở đô thị và vùng địch tạm chiếm, coi đấu tranh giành quyền lợi thiết thực hằng ngày của nhân dân đô thị cũng là đấu tranh cách mạng.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam Bộ nhằm đẩy mạnh kháng chiến, tạm cấp ruộng đất cho nông dân, khuyến khích địa chủ hiến điền, không tiến hành ”đấu tố” gây căng thẳng một cách vô ích.

- Xây dựng chính quyền: Bên dưới thật mạnh và kiên định, bên trên thật tiêu biểu.

- Xây dựng Đảng: Phải thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Tờ báo của Đảng bộ Nam Bộ lấy tên là “Thống nhất”. Trên bìa có dăng một câu của Nho giáo làm phương châm: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách tự” (có nhiều con đường nhưng cùng quy về một hướng, suy tư trăm điều những vẫn thống nhất ý chí).

- Đặc biệt coi trọng tầng lớp trẻ, chăm sóc chu đáo phong trào thanh niên, xây dựng đội ngũ dự bị của Đảng trong thanh niên.

- Nêu bật vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh, coi đó là nhân tố đem lại thắng lợi cho cách mạng.

- Đặt cách mạng dân tộc, dân chủ trong bối cảnh của cách mạng thế giới, trong những điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong những đặc điểm của Nam Bộ.

Thành công lớn nhất của Đại hội là tạo ra được sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức, tạo một bước ngoắt quan trọng trong vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ. Trong Đại hội, những người thuộc Xứ ủy Tiền phong, Xứ ủy Giải phóng hay không thuộc nhóm nào, những cán bộ từ Côn Đảo mới về… đã cùng ngồi với nhau, chung lo những việc lớn của đất nước. Từ Đại hội này trở đi, trong Đảng bộ Nam Bộ không còn phân biệt “Việt Minh cũ, Việt Minh mới”, “Tiền phong” hay “Giải phóng”, mà chỉ có một Đảng thống nhất do lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:06:33 am »

3. Chiến tranh du kích phát triển rộng và mạnh (1947)

Đầu năm 1947, Khu giải thể các ban quân sự tỉnh, thành lập Tỉnh đội bộ dân quân, có Tỉnh đội trưởng, Tỉnh đội phó, Chính trị viên trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh để thống nhất chỉ huy các lực lượng quân sự địa phương. Tỉnh đội cũng đặt dưới sự lãnh đạo song trùng của bộ Tư lệnh Quân khu. Các cấp quận, làng cũng lập quận đội, làng đội dân quân(1). Các binh công xưởng của Khu, tỉnh, các bộ phận “rờ sạc” đạn của huyện, các công an xưởng đều tăng cường sản xuất vũ khí phục vụ cho yêu cầu chiến tranh của bộ đội và du kích.

Dân quân du kích và dân quân tự vệ ngày càng sáng tạo nhiều loại vũ khí thô sơ. Ngoài các loại hầm chông tre, chông sắt, bàn chông lựu đạn gài, đạp lôi,còn có loại hầm chông ghế đẩu, hầm chông lưỡi phảng… Du kích còn dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đồn bót. Một loại “vũ khí” mà địch rất sợ là “ong vò vẽ” vì chúng không sao đề phòng và đối phó nổi.

Trong việc cản phá tàu chiến của địch, nhờ những kinh nghiệm của hai trận đánh oanh liệt cuối năm 1946, bước sang năm 1947, một phương thức vừa phòng ngự tích cực, vừa tiến công địch rất lợi hại của Bạc Liêu đã được phổ biến rộng khắp các vùng sông nước miền Tây Nam Bộ là phối hợp đắp cản và đánh thủy lôi.

Hầu hết các tỉnh ở Tây Nam Bộ đều đã có cản để ngăn tàu địch, bảo vệ vùng độc lập. Cản lớn nhất ở Khu 9 là cản Nước Trong (ở xã Hỏa Lựu, Long Mĩ, Rạch Giá) dài 2.000 m, ngang 400 m, huy động trên 30.000 dân công của 2 huyện Long Mĩ và Phước Long làm suốt 45 ngày. Đây là cản cây thả lục bình. Hàng ngàn cây dừa xốc thẳng đứng, hàng ngàn bụi tre gai, bụi trâm bầu (bứng cả gốc) thả dày đặc cả khúc sông. Lục bình được nhốt dày đặc, sinh nở rất nhanh, phủ kín cả mặt bằng sông nước. Tàu địch không sao vượt qua được. Thả bom, đánh chất nổ đều không phá nổi. Địch đành thúc thủ. Riêng tỉnh Rạch Giá - Hà Tiên có 46 cản (40 cản đất và 6 cản cây).



Đắp cản chống tàu địch tại Mường Điều (1947)

Về đánh tàu chiến địch, trận đánh tàu địch trên kinh xáng Mương Điều (xã Tân Duyệt, Đầm Dơi, Bạc Liêu) ngày 18-5-1947 là trận đánh thủy lôi thứ 3 và cũng là một chiến công kì diệu để kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc tàu La Tonnante là loại tàu lớn nhất ở Tây Nam Bộ và cũng là chiếc tàu đầu đàn đã thoát chết trong trận Mây Dốc năm 1946, lần này lại đổ quân tiến vào Đầm Dơi. Quân ta đã đắp sẵn cản ở Mường Điều, tàu lao vào phá cản nhưng phá mãi không được. Đến 4 giờ chiều, trời sắp tối, tàu phải quay về. Khi vừa quay ra thì bị trúng thủy lôi chìm, nhưng vì chiếc tàu quá lớn nên không chìm hết. Một số lính Pháp leo lên phần mũi tàu còn nổi tiếp tục chống cự, nhưng trong thế trận giữa sông nước mà lại không di chuyển được, nên những tên sống sót này đều lần lượt bị súng đạn bắn tỉa của quân ta tiêu diệt. Tổng cộng cả đại đội trên tàu không thoát một tên.

Sau chiến thắng này, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bạc Liêu chỉ thị cho hai huyện Đầm Dơi và Cái Nước vận động đồng bào thực hiện một sáng kiến có lẽ có một không hai trong lịch sử chiến tranh: Để có thể tận khai thác tất cả những chiến lợi phẩm trên tàu, kể cả bản thân con tàu, tỉnh đã quyết định tát cạn một con kinh! Đồng bào đã chặt cây, đóng cọc, đắp hai đập ngăn cả một khúc sông lớn, hàng vạn lượt người tham gia tát nước bằng tay. Suốt 20 ngày đêm cuối cùng đã tát cạn khúc kinh xáng đó. Sau đó quân dân ta đã thu được gần 100 khẩu súng, trong đó có 6 trung liên, 3 trọng liên và nhiều quân trang quân dụng. Còn chiếc máy của con tàu thì trong điều kiện của Tây Nam Bộ lúc đó không biết dùng làm việc gì, anh em cũng tháo gỡ ra và tìm cách đưa sang Thái Lan để bán. Số tiền bán máy là 130.000 bạt Thái, dùng để mua vũ khí mang về miền Tây.



Tàu Pháp bị trúng thủy lôi của quân du kích trong trận Mường Điều (18-5-1947)


(1) Cuối 1947 qua 1948, Trung ương mới chủ trương đổi cấp quận thành huyện, làng thành xã; mới có từ huyện đội, xã đội dân quân, thay cho từ quận đội, làng đội…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:08:24 am »

Trong phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh ở Tây Nam Bộ vào những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, đã nổi lên một chiến thắng lớn là giải phóng quận Trà Cú (Trà Vinh). Trước ngày 19-12-1946, nhân dân đã làm chủ hầu hết quận này, địch chỉ còn co cụm ở quận lị và giữ con đường huyết mạch về thị xã Trà Vinh. Con đường này thường xuyên bị cắt đứt nhiều đoạn, quận lị bị nhân dân phong tỏa, không bán lương thực, thực phẩm, bọn lính đóng ở đây rất hoang mang.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang Trà Cú tiến lên bao vây đồn chợ Ngã Ba vào 11 giờ sáng ngày 30-12-1946. Trong tiếng hò reo, tiếng trống mõ của nhân dân vang dậy khắp vùng, du kích nã súng liên tục vào đồn. Địch kháng cự quyết liệt… Đến 3 giờ sáng hôm sau, ta ngưng bắn, rút về cầu Hanh (làng Ngải Xuyên). Đoàn địch sẽ rút chạy theo đường tắt về làng Phước Hưng, ta bố trí lực lượng mai phục sẵn. Đúng như ta dự đoán, Quận trưởng Trà Cú dẫn lính rút chạy khỏi đồn. Bộ phận phục kích bắt được Quận trưởng toàn bộ lính tráng, thu được nhiều súng. Tòa án cách mạng xử tử hình Quận trưởng; toàn bộ binh lính sau khi giáo dục, được trả về cho thân nhân của họ. Đây là quận đầu tiên được giải phóng ở Tây Nam Bộ kể từ ngày đầu kháng chiến.

Với chủ trương dại đoàn kết toàn dân, ngày 6-1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần Văn Soài (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

- Hai bên cam kết không chống lại nhau.

- Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.

- Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp(1).

Tuy nhiên, sau một thời gian tạm hòa hoãn với ta, từ tháng 3-1947, nhóm này bỏ kháng chiến, theo một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đánh trả quyết liệt, buộc chúng phải rút lui.

Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), những phần tử phản động đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh, liên tục đánh phá vùng tự do, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ và quần chúng cốt cán của kháng chiến. Tỉnh ủy Châu Đốc phải dời cơ quan về vùng căn cứ Đồng Tháp Mười và vùng Hà Tiên, Rạch Giá để tạm lánh.

Tháng 3-1947, được tin báo địch dùng tàu chở quân từ Chợ Mới lên Sa Đéc, phân đội 14 bố trí trận địa phục kích tại Long Điền. Lúc tàu địch quay về bị lọt ổ phục kích, ta bắn chìm tàu. Đồng bào cùng bộ đội dùng hàng trăm xuồng bơi ra đập chết 12 tên gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, bắt sống 1 tên, thu nhiều súng đạn (có 1 cối 60 li).

Hôm sau, quân Pháp kéo vào càn quét trả thù, đốt nhà, tàn sát trên 200 thường dân. Căm thù giặc dã man, trên 30 thanh niên tòng quân, thành lập phân đội 13.

Ở Hà Tiên, ngày 12-3-1947, phân đội Trần Thắng, diệt đồn Pháp ở Ton Hon (Campuchia), mở đầu cho một loạt trận đánh tiếp theo.

Ngày 27-3-1947, phân đội Trần Thắng phối hợp với đơn vị bạn phục kích địch ở Mũi Ông Cọp (gần thị xã Hà Tiên), diệt gọn một đoàn xe địch 7 chiếc, giết 20 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Ngày 6-4-1947, bọn cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu. Những người dân không theo chúng đều bị xem là kẻ thù, bị chúng giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông (lúc đó gọi là mò tôm). Thây người chết trôi lênh đênh trên sông, rạch. Đồng bào vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của chúng.

Võ Quang Hẵng, một đảng viên cộng sản ở Tân Châu, có học võ, đứng ra tập hợp 30 thanh niên thành một trung đội, trang bị bằng “dao dâu” (loại dao có cán dài, lưỡi bén, chuyên dùng sắc lá dâu tằm) phối hợp với bộ đội để tiêu diệt bọn phản động.

Giữa tháng 4-1947, một trận ác chiến xảy ra giữa bộ đội ta và trung đội “dao dâu” với quân dân xã Hòa Hảo ở Phú An, Phú Lâm suốt một ngày. Để bảo tồn lực lượng, trung đội “dao dâu” dẫn đường cho bộ đội rút qua Phú Nhuận, Long Thuận, rồi qua tả ngạn sông Hậu. Sau đó, trung đội này quay lại Tân Châu bám trụ diệt tề, trừ gian, gây thanh thế cho cách mạng.


(1) Lực lượng vũ trang nhân dân An Giang 30 năm kháng chiến 1945-1975, Đảng ủy Bộ chỉ huy An Giang xuất bản 2002.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:08:53 am »

Ngày 10-4-1947, hai tàu địch theo kinh xáng Hà Tiên vào Lung Lớn. Đến chiều, lúc quay về đến đoạn Cờ Trắng, thì lọt vào ổ phục kích của ta. Đại đội 64 nổ súng khiến binh sĩ địch hốt hoảng, làm cho 2 tàu đâm vào nhau, 1 tàu bị chìm, chiếc còn lại quay đầu chạy về Hà Tiên. Ta thu toàn bộ súng đạn của chiếc tàu chìm (trong đó có một đại liên).

Ta huy động nhân dân đắp cản tại Cờ Trắng để ngăn tàu địch.

Đặc biệt tỉnh Hà Tiên thành lập tiểu đội vũ trang toàn nữ do chị Tư Điền chỉ huy, hoạt động tích cực, lập nhiều chiến công.

Tháng 6-1947, Ban Hòa Hảo vận được thành lập ở Chợ Mới - Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.

Tháng 7-1947, Pháp cho một trung đội lính lê dương vào chiếm chùa Phật Phổ Đà (dưới chân núi Dài) xây đồn, chốt giữ tại đây.

Ngày 19-7-1947, bộ đội ta bẻ gãy cuộc càn quét lớn của địch vào Mương Chùa (Hội An, Chợ Mới) gây cho chúng tổn thất nặng. Địch trả thù cho pháo bắn vào làng hàng trăm đồng bào chết và bị thương.

Tháng 7-1947, ta huy động Đại đội 889 thuộc Trung đoàn 99 của Bến Tre, một đại đội của Sóc Trăng, Đại đội 64 của Hà Tiên, Đại đội 66 của Long Xuyên và một đại đội của bộ đội hải ngoại, tất cả được trang bị tốt, về hoạt động ở vùng cù lao Ông Chưởng, giành lại địa bàn này khỏi sự chiếm đóng của bọn Dân xã Hòa Hảo.

Tháng 8-1947, nhóm Dân xã Hòa Hảo do Hai Ngoán (Lâm Thành Nguyên) cầm đầu, đem quân vào chiếm Núi Tượng, tìm cách mua chuộc, lôi kéo đồng bào theo đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” nhưng bị đồng bào chống lại.

Cũn trong thời gian này, địch ở Long Xuyên tung một tiểu đoàn lê dương thuộc binh đoàn Nyo, với khoảng 1.000 quân Dân xã Hòa Hảo, chia thành nhiều cánh, mở cuộc càn quét lớn từ Chân Đùng (Long Kiến) đến kinh Thầy Cai (Mĩ Luông), một cánh quân của địch bị ta chặn đánh tan rã chạy về Mĩ Luông. Tiểu đoàn lê dương Pháp trụ lại ở kinh Thầy Cai. Đến chiều, ta đánh thẳng vào đội hình của địch, diệt nhiều tên, chúng bỏ chạy về Cái Hố, bỏ lại hàng trăm xác chết, ta thu nhiều vũ khí. Trận đánh có tiếng vang lớn trong đồng bào tỉnh Long Xuyên.

Tháng 9-1947, theo sự chỉ đạo của Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, để đẩy mạnh hoạt động quân sự, hỗ trợ cho công tác Hòa Hảo vận và chống hành động cướp phá của quân Dân xã Hòa Hảo ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ. Bộ chỉ huy Quân khu 9 đưa một lực lượng mạnh lên hoạt động ở Long Xuyên, Châu Đốc. Lực lượng này gồm cả 2 đại đội chủ lực của Khu (Đại đội danh dự Hồ Chí Minh và Đại đội Cửu Long 1), chia làm 2 cánh, một cánh do Huỳnh Thủ chỉ huy, hoạt động ở hữu ngạn sông Hậu); một cánh do Nguyễn Tấn Khương chỉ huy, hoạt động ở tả ngạn sông Hậu. Cùng đi với 2 cánh này có nhiều cán bộ chính trị, dân vận. Sau đó, Đại đội 64 do Trần Thắng chỉ huy từ Hà Tiên tăng cường cho cánh do Huỳnh Thủ phụ trách.

Quân ta vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13 Bọn chỉ huy quân Dân xã Hòa Hảo lừa dối tín đồ nói: “Súng Việt Minh bắn không nổ!”, xua tín đồ tràn vào trận địa của ta. Các chiến sĩ của ta một mặt giải thích cho đồng bào hiểu, mặt khác đánh địch, diệt nhiều tên, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An - Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật bọn Dân xã ra khỏi vùng này. Ta mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh bọn lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 tên.

Tại Rạch Giá, trong 3 tháng đầu 1974, lực lượng vũ trang địa phương đánh hư cầu Rạch Sỏi, bao vây bức rút 2 đồn địch ở thứ 11 và thứ 9, kìm chế lực lượng địch ở quận lị An Biên bằng đạn cối, giải phóng 3 xã: Vân Khánh, Đông Hòa, Đông Hưng. Rút kinh nghiệm vụ phá cầu Rạch Sỏi, tháng 4-1947, Chi đội 24 dùng mìn đánh sập cầu Hoằng. Pháp huy động một đại đội thân binh (Partisans) đi sửa cầu, nhưng bị quân ta phục kích, diệt 2 xe và 30 tên. Từ đó đến cuối 1947, lực lượng vũ trang còn đánh địch nhiều trận, có trận diệt 8 xe địch, 12 tên Pháp và 50 lính ngụy.

Ở Cần Thơ, trong năm 1947, đã diễn ra nhiều trận đánh diệt nhiều địch. Nổi tiếng nhất là trận đánh tại Tầm Vu lần thứ 3 vào ngày 3-5-1947 do Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy đã diệt 6 xe địch, thu 100 súng (trong đó có 2 súng cối, 4 trung liên và 47 súng trường), gây tiếng vang lớn trên chiến trường Tây Nam Bộ.

Cũng trong thời gian này, Hoành Thanh (tức Vị) và Hoàng Thám (tức Lộc) chỉ huy các tiểu đội Vệ thám phòng (biệt động) hoạt động mạnh trong thị xã Cần Thơ. Hai anh đã ném lựu đạn vào rạp Casino, tiệm nảy và nơi đóng quân của quân Cao Đài Tây Ninh. Hai anh đã hi sinh anh dũng. Riêng Hoàng Thám đã rút chốt lựu đạn “chia 2 với địch”. Đội viên Vệ thám phòng Trần Đông 15 tuổi bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết. Bọn Pháp đem em ra tàu Cần Thơ, trải ảnh Cụ Hồ xuống đất và nói: “Nếu mày bước qua tấm ảnh này thì mày sẽ được thả”. Trần Đông bước tới, quỳ xuống, nâng ảnh Cụ Hồ lên đầu và hiên ngang bước tới… Địch trói em vào cột, bịt mắt. Em giật tấm băng đen, nhìn đồng bào rồi hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Việt Nam độc lập muôn năm” sau đó ngã xuống trước họng súng quân thù.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 08:11:36 am »

Ở Trà Vinh, ngày 25-4-1947, 6 xe địch lọt vào trận địa phục kích Hiếu Tử (Tiểu Cần) trên lộ 34 của bộ đội địa phương. Ta diệt gọn một trung đội lê dương và gần 1 đại đội quân ngụy. Hầu hết các quân chức đi trên xe đều bị giết, gồm: Tỉnh trưởng Trà Vinh, Chánh mật thám tỉnh Cần Thơ, Đốc phủ sứ Nguyễn Phước, v.v. Riêng Phó tỉnh trưởng Trà Vinh Rémi bị thương, cùng một số lính chạy trốn về Ô Chát (Châu Thành).

Tại Bạc Liêu, trong năm 1947, Quốc vệ đội (lực lượng vũ trang của công an tỉnh) đã liên tục hoạt động trong thị xã và vùng tạm chiếm, diệt ác, trừ gian, gây cho địch nhiều khiếp sợ. Tháng 5-1947, 19 chiến sĩ do Trần On chỉ huy, giả dân đi làm muối giấu súng tiểu liên trong cần xé, bất ngờ tấn công bọn lính Cao Đài Tây Ninh, diệt gần 100 tên (chỉ có 2 tên chạy thoát), thu 100 súng.

Bộ đội địa phương và du kích các xã phối hợp chiến đấu trên lộ 16B (nay là quốc lộ 1A), diệt nhiều xe địch, có trận đánh hỏng cả xe thiết giáp, xe lội nước (loại xe Crabe), thu cả đại liên, trọng liên. Trên sông rạch, bộ đội và du kích cũng phối hợp đánh tàu địch. Các sông rạch thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ nối liền vùng địch tạm chiếm với vùng căn cứ của ta đều được nhân dân đắp cản để ngăn tàu địch. Các cản khá kiên cố, như cản Vĩnh Hưng bị địch dùng 5 tàu sắt phá suốt 5 ngày liền bằng mìn và chất nổ những không không sao phá vỡ nổi.

Về đánh thủy lôi, đến lúc này,trên các sông nước, tàu chiến của Pháp đã không còn hoành hành ở Bạc Liêu như trước, nên khó tìm được cơ hội nào thuận lợi. Đội đánh thủy lôi của Bạc Liêu đã mở rộng địa bàn hoạt động.

Vào tháng 10-1947, đội này phối hợp với quân dân Rạch Giá tổ chức một trận đánh thủy lôi, trận đánh thứ 4 trên sông Ba Đình, gần Vàm Rạch nước chảy. Trong trận này, thủy lôi đã đánh chìm hai tàu LCS, kéo theo hai tàu cày, hai chiếc ghe lồng chim, diệt 60 tên địch. Ta cho người lặn mò lấy nhiều súng, trong đó có súng cối, trung liên, trọng liên khá nhiều. Sau trận đó, tàu chiến Pháp hầu như không còn có khả năng đi vào tiếp tế cho các đồn bót cắm trong các vùng sâu vùng xa, do đó, hầu hết các đồn bót ở xã các chủng lộ giao thông đường bộ đều bị uy hiếp. Ngay sau trận Ba Đình, du kích bao vây uy hiếp đồn Chắc Băng, buộc địch phải bỏ đồn rút chạy.

Đên tháng 11-1947, lại một trận đánh tàu bằng thủy lôi. Đây là trận thứ 5 diễn ra tại Ao Kho (Rạch Nhà), trên sông Gành Hào, chỉ cách Cà Mau 6 km. Tàu La Terreur là một chiếc tàu lớn, chở hai đại đội quân Pháp đi từ hướng biển Gành Hào vào Cà Mau. Sau khi bị trúng thủy lôi, tàu chìm và toàn bộ hai đại đội quân Pháp đều chết chìm cùng với con tàu(1). Sau khi tàu chìm, quân dân Cà Mau lại tổ chức lặn mò vũ khí, lấy được 50 khẩu súng, có cả đại liên, trọng liên và trung liên.

Có thể nói đến tháng 10, tháng 11-1947, sau 5 trận đánh thủy lôi thì tàu chiến Pháp không còn dám hoành hành trên các kinh rạch ở miền Tây. Khi tàu đã không thể hoành hành tự do thì các đồn bót cắm chốt ở những vùng xa không thể tồn tại, vì đường bộ không còn nên không thể tiếp tế được, buộc Pháp phải rút.

Ý nghĩa của các trận đánh thủy lôi không phải chỉ là đánh chìm 5, 6 chiếc tàu địch, mà là bức rút hàng trăm đồn bót ở sâu trong vùng kháng chiến. Chính nhờ đó, từ năm 1947 trở đi, Tây Nam Bộ đã có cả một vùng căn cứ địa rộng lớn, tương đối ổn định, ít bị uy hiếp. Đó là một trong những điều kiện để phát triển lực lượng vũ trang, từ chỗ rút lui, thụ động đến chỗ chủ động tiến công. Đó cũng là một thuận lợi để từ năm 1949, tất cả các cơ quan Xứ ủy và cơ quan của Nam Bộ đã rời từ Đồng Tháp Mười về miền Tây. Từ đó, miền Tây trở thành căn cứ chính của kháng chiến Nam Bộ. Nếu không có các trận thủy lôi thì căn cứ địa này sẽ còn liên tiếp bị đe dọa bởi những đoàn tàu chiến mà Pháp vẫn tưởng rằng không có gì đánh chìm nổi(2).

Phối hợp với tác chiến, công tác địch ngụy vận trong năm 1947 cũng thu được nhiều kết quả. Nổi nhất là chị Trần Thị Mi, đã vận động được binh sĩ Cao Đài Tây Ninh ở đồn Phong Điền (Châu Thành - Cần Thơ) diệt 1 tiểu đội lính Pháp, trong đó có đồn trưởng người Pháp nổi tiếng gian ác (có biệt danh là Trâu Điên), mang về 2 súng cối, 4 trung liên, 37 súng trường và hơn 1 tấn đạn để tham gia kháng chiến. Ngoài ra còn có Linh mục Nguyễn Văn Huy, Phó chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Cần Thơ, vận động 2.000 tín đồ Công giáo nổi dậy phá vỡ “khu tự trị” do Pháp lập ra, giải tán “quân đội xã hội Công giáo” ở họ đạo Thới Lai (Ô Môn). Thành tích ấy có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân toàn địa phận Cần Thơ.

Năm 1947, năm mở đầu toàn quốc kháng chiến, là năm có nhiều thắng lợi lớn ở Tây Nam Bộ.

Vùng độc lập được mở rộng, nhất là vùng độc lập của 2 tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá nối liền với vùng độc lập của 2 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ, tạo thành căn cứ địa kháng chiến nổi tiếng của Tây Nam Bộ.


(1) Còn một lính Pháp duy nhất sống sót do sức nổ hất văng lên bờ bên kia của đoàn phục kích không biết. Tên này lết vào một nhà thờ gần đó xin với giám mục cứu giúp. Sau này, chính viên giám mục đó kể lại rằng tên lính đó khai báo số lính trên tàu là hai đại đội.
(2) Những chiến thắng này của các trận thủy lôi không chỉ có những ý nghĩa kể trên đối với Nam Bộ mà còn đóng góp với chiến dịch sông Lô ở Việt Bắc, thu đông 1947. Chúng ta biết, trong trận đánh tàu địch ở sông Lô, bộ đội ta không có khả năng dùng thủy lôi, mà phải dùng đại bác. Ngay cả đại bác chúng ta cũng không thể bắn theo phương pháp thông thường, vì pháo binh của ta chưa có kinh nghiệm. Phương pháp bắn là đặt súng sát mặt nước và bắn thẳng. Muốn thực hiện phương pháp này phải làm sao cho tàu địch đi gần vào bờ, vì nếu bắn xa thì không chính xác. Sông Lô tương đối rộng. Làm sao để tàu địch đi sát vào phía bờ có phục kích? Sáng kiến của chiến sĩ và đồng bào Việt Bắc (Đoan Hùng) là: Nhân mùa bưởi Đoan Hùng, hái bưởi, gọt vỏ, bôi nhọ nồi cho đen rồi thả trôi sông. Chắc chắn những trận đánh thủy lôi ở Nam Bộ đã vang dội theo hệ thống thông tin của quân đội Pháp, làm tướng Communal là chỉ huy cánh quân đường thủy trong chiến dịch sông Lô phải dè chừng. Các tàu Pháp nhìn thấy các quả bưởi đen trôi trên bờ sông thì không dám đi tới, sợ bị “ăn đòn” thủy lôi. Do đó, sẽ né tránh vào bờ bên kia. Thế là lọt vào trận địa pháo bắn thẳng…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 07:06:41 am »

4. Chiến tranh nhân dân phát triển, góp phần đánh bại kế hoạch bình định mới của Pháp (1948)

Cuối năm 1947 bước qua năm 1948, trên chiến trường toàn quốc cũng như Nam Bộ, có nhiều biến động mới.

- Trước hết là chiến thắng Thu - Đông 1947 ở chiến trường Việt Bắc. Thực dân Pháp mở một chiến dịch lớn với 15.000 quân, do đích thân tướng Salan, tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, chỉ huy thọc sâu vào căn cứ địa của ta hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến theo chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” nhưng bị quân và dân ta đánh bại. Việt Bắc trở thành mồ chôn của giặc Pháp(1).

Sau thất bại to lớn này, Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài”, với chủ trương “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Tháng 1-1948, Pháp đưa tướng Blaizot sang thay tướng Valluy cầm đầu quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Chúng quyết thực hiện chính sách bình định ở Nam Bộ, lấy Nam Bộ làm chỗ vơ vét sức người, sức của để tiến hành chiến tranh lâu dài. Blaizot điều 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh từ Bắc vào Nam, nâng tổng số quân cơ động ở Nam Bộ lên 6 tiểu đoàn, chiếm 60% quân số cơ động ở phía Nam Đông Dương.

Với quân số đông, tướng Boyer de La Tour, Tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ, đã thực hiện kế hoạch bình định mới bằng một hệ thống tháp canh dày đặc xây dựng dọc theo các trục lộ giao thông huyết mạch, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ những nơi chúng chiếm đóng, vừa phục vụ cho những cuộc hành quân càn quét tấn công vào căn cứ kháng chiến, đồng thời chia cắt, gây khó khăn cho hành lang tiếp tế vận chuyển của ta.

Một sử gia Pháp mô tả hệ thống này như sau: Tướng Boyer de la Tour có sáng kiến xây dựng những tháp canh hình vuông, bằng gạch dọc theo các con lộ và cả một số con kinh. Mỗi tháp canh cách nhau khoảng 1 km, chung quanh đắp đất dầy, cao 2 m, có lỗ châu mai mà bên trong có hỏa lực mạnh của pháo và đại liên. Có “chuồng cu” để quan sát chung quanh, có hàng rào bằng tre hoặc kẽm gai, gài mìn, đèn chiếu sáng. Mỗi tháp canh có một tiểu đội hoặc một nửa tiểu đội chốt giữ. Xung quanh có 6-7 lính bản địa ở. Đám lính này được mang gia đình vào ở cùng để bình thường hóa mọi sinh hoạt. Nhiệm vụ của bọn này là mỗi buổi sáng phải đi làm cái việc gọi là “mở đường”, tức dọn mìn. Sau đó là cung cấp thông tin cho những cuộc hành quân. Một tháp canh “mẹ” (tour mère) chỉ huy nhiều tháp canh “con”, giữ những nơi trọng yếu được xây dựng kiên cố, có hỏa lực mạnh để yểm trợ các tháp canh “con”. Toàn bộ mạng lưới này có khoảng 3.000 tháp trên khắp vùng đồng bằng Nam Bộ, đã có tác dụng rõ rệt trong việc kìm chế các hoạt động của Việt Minh. Bằng chứng là số tổn thương của lính Pháp năm 1949 chỉ bằng dưới 40% của năm 1948.

Quả là lúc đầu, chiến thuật De la Tour gây cho ta khá nhiều khó khăn, vì ta chưa có những vũ khí đủ sức công phá các tháp canh… Về sau, nhờ chế được các loại mìn Peta (Bêta) và sáng tạo ra cách đánh “đặc công”(2), chiến sĩ ta phá sập tháp canh, tiêu diệt địch và làm phá sản chiến thuật De la Tour của giặc. Đặc công là sáng tạo độc đáo của quân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Vắn tắt lịch sử kĩ thuật công đồn: Trung ương được biết Nam Bộ gặp khó khăn trong việc khắc phục hệ thống tháp canh De la Tour, năm 1949 đã chi viện cho một đoàn chuyên gia do đồng chí Khai dẫn đầu từ Việt Bắc vào, đem theo một số tài liệu, kĩ thuật do giáo sự Trần Đại Nghĩa soạn. Phòng quân giới Nam Bộ lúc đó với các cán bộ là Nguyễn Văn Dảnh (Trưởng phòng), Lê Tâm (kĩ sư từ Pháp về) cùng cán bộ các Binh công xưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ và Binh công xưởng của các khu đã được hướng dẫn và nghiên cứu để sản xuất thử một số vũ khí mới trong đó có loại mìn được đặt tên là Peta và loại mìn lõm (kí hiệu là FT), có đầu lõm để tập trung sức công phá theo nguyên tắc hội tụ, có thể dùng để đánh đồn bót, tháp canh. Thứ vũ khí này phải được kết hợp với con người, tức là phải có người trực tiếp mang vào tận đồn bót để đánh. tại Hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh của Bộ Tư lệnh Khu VII do tỉnh đội Biên Hòa tổ chức, đã có sáng kiến thử nghiệm lối đánh này vào tháng 11-1949 tại Chiến khu D. Loại mìn lõm xuyên tường FT phối hợp với loại mìn nổ Peta. Đánh thí nghiệm đầu tiên do Trần Công An, chỉ huy đặc công và Bùi Cát Vũ, tỉnh đội phó Biên Hòa chỉ huy. Mục tiêu là Tháp canh mẹ (Tour Mère) cầu Bà Kiêm. Thời điểm chọn là tháng 4-1950. Một nhóm chiến sĩ đặc công bí mật đột nhập vào tháp canh, áp mìn FT vào tường, điểm hỏa rồi nhanh chóng vọt ra. FT nổ đã phá thủng một lỗ tường và một chiến sĩ khác nhanh chóng đưa Peta qua lỗ thủng đặt vào trong lô cốt, cho nổ, lô cốt sập, toàn bộ binh lính địch trong lô cốt bị tiêu diệt. Chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa diệt một đồn Pháp, mà mở ra cả một làn sóng công đồn trên toàn Nam Bộ. Kinh nghiệm đã được nhanh chóng phổ biến về miền Tây và từ đó hệ thống tháp canh De la Tour không còn là trở ngại bất khả chiến thắng. Hàng loạt tháp canh ở Nam Bộ đã bị đánh sập. Người sáng chế ra hệ thống tháp canh này là tướng De la Tour sau đó được điều về Algérie. Trong tập hồi kí cuối đời (từ Đông Dương tới Algérie. Sự dấn thân của quân đội Pháp) ông ta viết về thời kì mà ông ta chỉ huy ở Nam Bộ và những thất bại của hệ thống tháp canh đó:

Vào năm 1947, trước khi có hệ thống tháp canh, chúng tôi cảm thấy không an toàn cho quân đội Pháp. Trong thư gửi cho Cao ủy Pháp Emille Bollaert năm 1947, tôi đã nói rằng: Bên ngoài những thị trấn và thị xã, tất cả nông thôn đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Muốn tồn tại ở đây, không thể chỉ dùng hệ thống hành chính như thời thuộc địa, mà phải ngăn cách giữa Việt Minh và Pháp bằng một hệ thống hành chính như thời thuộc địa, mà phải ngăn cách giữa Việt Minh và Pháp bằng một hệ thống tháp canh. Khi hệ thống tháp canh này được thiết lập, chúng tôi được an toàn trong một thời gian. Nhưng không bao lâu sau, khi Việt Minh đã tìm ra chỗ yếu của nó và cũng tìm ra chỗ mạnh của họ, đó là những con người liều mình. Họ đã dùng một thứ mìn hổ do người mang vào tận lô cốt và thế là hết…”(3).



(1) Có 3.000 tử trận, 3.000 bị thương, 270 bị bắt sống, 10 máy bay bị bắn rơi, 255 xe cơ giới bị phá hủy, 16 tàu chiến, 38 ca nô bị bắn chìm. Hàng chục thị xã, thị trấn được giải phóng. Ta thu được nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng…
Để thấy rõ ý nghĩa của Nam Bộ đối với chiến thắng Việt Bắc, có thể phân tích tình hình quân số như sau: Lực lượng Pháp trên toàn Đông Dương là 90.000, nhưng bị chôn chân, không rút được khỏi Nam Bộ và Nam Trung Bộ khoảng 40.000. Bắc Bộ chỉ có 30.000. Trong đó, khắp chiến trường Bắc Bộ cũng chôn chân quân Pháp làm cho dự kiến bán đầu của Pháp dùng tới 20.000 quân cho chiến dịch Lea đánh lên Việt Bắc, thì trong thực tế chỉ huy động được 12.000 quân và 3.000 quân quân dự bị. Qua đó càng thấy rằng nếu các chiến trường không đánh mạnh, thì quân Pháp có thể huy động một lực lượng nhiều nữa và sức đối phó của Việt Bắc sẽ gặp những thử thách nặng nề hơn.
Về phía quân đội ta, cho đến giữa năm 1947, trước chiến dịch Việt Bắc, quân số đã lên tới 122.000 Vệ quốc quân tức các đơn vị chín quy. Số quân này chủ yếu được phân bộ ở các chiến trường chính Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ. Một số không lớn ở miền Tây. Lực lượng quân sự ở miền Tây chủ yếu là quân đội địa phương, nhưng đã góp phần chôn chân một lực lượng rất lớn của quân đội Pháp. Ý nghĩa của Tây Nam Bộ đối với mặt trận cả nước và trong chiến dịch Lea là ở chỗ đó.
(2) Hồ Chủ tịch nói: “Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có sự cố gắng đặc biệt! Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt!”.
(3) Boyer de la Tour: De l’Indochine à l’Algérie. Le martyre de l’armée francaise, Paris, Presses du Mail, 1962, P. 142.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 07:10:18 am »

Ở Trà Vinh và Liên trung đoàn 109-111 có chiến thuật đặc công. Chiến thuật này ra đời khoảng cuối năm 1946, đầu năm 1947. Cho đến nay căn cứ trên những tư liệu lịch sử, có thể coi chính Trà Vinh là quê hương của chiến thuật đặc công. Lịch sử của đặc công là một trang sử vẻ vang trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được viết bằng những sáng tạo, trí thông minh, dũng cảm, sự linh hoạt “rất Việt Nam” và đã góp phần quan trọng vào những chiến thắng của thời kì chống Pháp lẫn thời kì chống Mĩ.

Nếu nói đến giai đoạn “tiền sử” của chiến thuật đặc công ở Trà Vinh thì có thể nói rằng nó bắt đầu từ “nghề nghiệp” của một nhân vật tên là Mai Văn Quý (tức Quý Đen)(1).

Sự ra đời của kĩ thuật đặc công: Vào cuối năm 1946, đầu năm 1947, Ti công an Trà Vinh chủ trương thành lập ở mỗi huyện, thị một đơn vị đặc biệt gọi là công an xung phong. Đơn vị này tuyển những chiến sĩ xuất sắc, với những điều kiện là: Tinh thông võ nghệ, dũng cảm, mưu trí, có thể ra đòn vào cơ quan trọng yếu của địch ngay tại sào huyệt của chúng. Đó là một loại hình kĩ thuật tác chiến đặc biệt, ra đời trong một tình thế tương quan lực lượng không cân đối.

Lúc đó, các đơn vị đặt vấn đề trang bị vũ khí để đột nhập vào các đơn vị xung yếu của địch. Trương Ti công an Đỗ Vi Nhân chỉ về phía đồn địch và nói: “Vũ khí trong đó là của các anh, vào lấy ra mà đánh!”.

Nhưng làm thế nào để vào đó lấy súng? Phải có nghệ thuật đánh địch để có thể thay cho súng đạn. Đó chính là nghệ thuật đặc công. Chỉ huy công an xung phong Trà Vinh là Từ Bá Khuê và Nguyễn Văn Hơn đã nghĩ đến một người là Mai Văn Quý (tên thường gọi là Quý Đen). Anh này chuyên làm nghệ trộm cắp từ thời trước cách mạng, nổi tiếng trong đám anh hùng hảo hán về nghệ thuật ngụy trang kín đáo, mưu mẹo, ra vào những nơi cẩn mật. Bây giờ, vấn đề là chuyển từ nghệ thuật trộm cắp bất lương sang tài nghệ lấy súng giặc đánh giặc.

Mai Văn Quý sinh trưởng tại xã Hiệp Mĩ, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nghèo. Tuy làm nghề trộm cắp, nhưng là một người còn có lương tâm. Với lương tâm đó, anh đã sẵn sàng giúp cách mạng ăn trộm súng giặc.

Trận đầu tiên vào cuối năm 1946, ở bót “Rạch Sắn”, một mình Mai Văn Quý lẻn vào đồn Pháp lấy trộm và mang ra cho đơn vị 12 khẩu súng.

Trận thứ hai, anh lẻn vào bót “Cây Dâu lớn”, lấy thêm 7 khẩu súng nữa. Với 19 khẩu súng đó, công an xung phong của tỉnh Trà Vinh được trang bị khá đầy đủ, trưởng thành và có cơ sở vật chất để lập nên những chiến công vang dội sau đó.

Trong 2 năm 1947-1948, Mai Văn Quý đã nhiều lần lẻn vào đồn địch, đem về cho cách mạng nhiều súng các loại, mà chưa một lần nào bị địch phát hiện(2).

Từ năm 1949, Liên trung đoàn 109-111, mà chỉ huy trưởng là các ông Nguyễn Hữu Xuyến, Dương Cự Tẩm, Dương Văn Lợi… đã bàn với Ti công an Trà Vinh để mời Mai Văn Quý về mở một lớp “truyền nghề” cho hai chiến sĩ. Sau đó các chiến sĩ này lại huấn luyện lại cho các chiến sĩ khác. Từ đó các đơn vị đặc công của Trà Vinh đã trưởng thành và liên tiếp giáng cho quân Pháp những đòn bất ngờ, hao tổn ít nhưng hiệu quả lớn. Liên chính ủy, Liên Trung đoàn 109-111, mà sau này là thiếu tướng Dương Cự Tẩm đã nhận xét: “Không biết nguồn gốc bộ đội đặc công có từ đâu, chứ ở vùng Trà Vinh và Liên Trung đoàn 109-111 thì bắt đầu từ “nghệ nghiệp” của anh Quý đen này”(3).

Kinh nghiệm của Trà Vinh đã nhanh chóng lan ra nhiều địa phương khác. Trong một cuộc Hội nghị quân chính ở Nam Bộ, vào tháng 8 năm 1948, Chỉ huy công an tỉnh Từ Bá Khuê đã báo cáo và giới thiệu kĩ thuật đặc công của Trà Vinh. Sau Hội nghị này, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ là Lê Duẩn đã sớm nhận thấy đây là một kĩ thuật rất lợi hại, cần phổ biến rộng, nên đã có Thông tư gửi cho các tỉnh đội toàn Nam Bộ, yêu cầu tổ chức học tập kinh nghiệm của Trà Vinh(4).

Với Thông tư của Xứ ủy kể trên, từ năm 1950, chiến thuật đặc công đã được triển khai và áp dụng rộng rãi trên toàn chiến trường Nam Bộ, có tác dụng rất lớn trong việc chống lại chiến thuật Commandos của quân đội Pháp(5).

Đến năm 1962, khi Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn ra Bắc công tác nhận nhiệm vụ mới, ông có đem theo một chiến sĩ đặc công Tây Nam Bộ để giới thiệu kinh nghiệm này với ngoài Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn và chiến sĩ đặc công này. Sau khi nghe báo cáo tỉ mỉ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có sự cố gắng đặc biệt! Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt… Sau này, đến thời đánh Mĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí quyết định thành lập đơn vị bộ đội đặc biệt là đơn vị đặc công.


Phong trào du kích chiến tranh tiếp tục phát triển mạnh trên chiến trường Khu 9, buộc địch phải rút bỏ những đồn bót bị cô lập, ở xa các đường giao thông chiến lược. Ở Cần Thơ địch rút 25 đồn, Sóc Trăng rút 22 đồn, Rạch Giá địch còn 17 đồn, chủ yếu là xung quanh thị xã. Ở tỉnh Bạc Liêu địch chỉ còn đóng đồn và tháp canh để bảo vệ con đường giao thông duy nhất từ Bạc Liêu đến Cà Mau.


(1) Dương Cự Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 189).
(2) Trần Dũng những người sáng tạo đặc công, báo Cần Thơ, Chủ nhật ngày 19-3-2006, tr. 3.
(3) Dương Cự Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba,, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 189).
(4) Nguyễn Hữu Tạo: Sự sáng tạo nên chiến thuật kì diệu: Đặc công (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 221).
(5) Sau này, chính những đơn vị của Liên Trung đoàn 109-111 đã là một trong những nòng cốt để khi ra Bắc tập kết hình thành nên Lữ đoàn đặc công, mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Hiệu quả của một số trận đánh đặc công tương đương với cả một sư đoàn không quân chiến lược” (Sự sáng tạo nên chiến thuật kì diệu của đặc công - Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 221).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 07:15:17 am »

- Chiến thắng ở Tầm Vu lần thứ 4(1)

Đầu năm 1948, thi hành Nghị quyết của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Bộ chỉ huy tiền phương do Khu bộ trưởng và Tham mưu trưởng Quân khu chỉ huy, lưu động ở một số tỉnh, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào du kích chiến tranh và đánh địch với quy mô tương đối lớn. Ngày 19-4-1948, bộ đội ta phục kích trên trục đường từ thị xã Cần Thơ đến Rạch Gòi khi đoàn xe địch gồm 18 chiếc đi tiếp tế cho các nơi trở về. Các chiến sĩ ta cho địa lôi nổ đồng loạt và xung phong chiếm lĩnh trận địa. Ta diệt 100 tên địch, trong đó có viên đại úy trưởng đoàn và bắt sống 80 tên, thu gần 200 súng, có 1 đại bác 105 li và toàn bộ quân trang quân dụng. tham gia trận đánh nào, có các đại đội của các Trung đoàn 122, 123, 125. Đại đội danh dự Hồ Chí Minh, đội biệt động của quân báo Cần Thơ và dân quân du kích do Khu bộ trưởng Trương Văn Giàu và Tham mưu trưởng Võ Quang Anh chỉ huy. Trong chiến thắng này, nổi bật gương dũng cảm của Đại đội phó Trần Tứ Phương. Anh đã kẹp súng trung liên vào hông vừa tiến vừa bắn hàng loạt đạn diệt từng ổ đề kháng của địch nấp dưới gầm xe chống trả lúc ta xung phong. Anh được đồng đội ca ngợi là “Triệu Tử Long thời nay”(2). Đây là lần đầu tiên ta tịch thu được khẩu pháo 105 li và đưa về căn cứ an toàn. Địch ra sức lùng sục nhưng không sao tìm được khẩu đại bác. Sau ngày đình chiến (1954), khẩu đại bác 105 li được đưa ra Hà Nội và trưng bày tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam(3).



Khẩu đại bác Quân khu 9 thu được sau trận đánh Tầm Vu 4
(tại Bảo tàng Quân đội)




Xe thiết giáp của Pháp bị quân ta tiêu diệt trong trận Tầm Vu 4 (ngày 19-4-1948)

- Trừng trị bọn mật thám ở Bạc Liêu.

Vào tháng 1-1948, 1 trung đội bộ đội địa phương cùng 1 trung đội Quốc vệ đội do Trần On chỉ huy phục kích 1 trung đội địch đóng ở đồn điền Evrad, diệt 10 tên, thu súng, nhưng thiếu tá Evrat chạy thoát. Mấy ngày sau, tổ công an xung phong của Trần On phục kích trên đường Hoành Tấu đi Hòa Bình, bắt được Evrad(4).

Lúc này, Pháp đã mua chuộc được một cán bộ chỉ huy công an xung phong của ta. Nắm được việc này, Thường vụ Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Nguyễn Khắc Cung (Trưởng ti công an) thực hiện kế hoạch phá vỡ âm mưu của địch. Được giáo dục, người cán bộ ấy đã báo cáo rõ kế hoạch của Pháp cho ta biết về việc chúng sẽ tổ chức đón bọn đầu hàng vào lúc 9 giờ ngày 6-1-1948, nhân cuộc thương lượng tiếp tục về việc trao đổi Evrad.

Đúng 9 giờ, Chánh mật thám Bạc liêu Olivier, Còmi Túc (một tên mật thám cáo già) và 3 tên khác (1 Pháp, 2 tay sai) đến điểm hẹn ở Mương 6 Giồng Me, ven thị xã Bạc Liêu. Chúng đã bố trí nhiều xe quân sự, rải quân trên đường Bạc Liêu - Cầu Sập và 1 tiểu đoàn bộ binh dọc lộ Cây Bàng để yểm trợ. Khi 5 tên đi bộ vào điểm hẹn, bị lực lượng ém sẵn của ta bắt êm, bọn yểm trợ bên ngoài hoàn toàn không hay biết.

Đây là trận đánh đầy mưu lược, táo bạo, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ công an, một trận thắng cả về quân sự và chính trị được xem là sự kiện điển hình trong công tác trừng trị bọn mật thám Pháp. Bọn địch ở Bạc Liêu vô cùng hốt hoảng. Quân dân trong tỉnh rất phấn khởi.


(1) Ở Tầm Vu, trước đây đã diễn ra 3 trận đánh:
- Tầm Vu 1, ngày 20-1-1946, do Nguyễn Đăng vạch kế hoạch.
- Tầm Vu 2, ngày 12-11-1946, do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy.
- Tầm Vu 3, ngày 3-5-1947, do Huỳnh Phan Hộ chỉ huy.
- Tầm Vu 4 do Trương Văn Giàu và Võ Quang Anh chỉ huy.
(2) Triệu Tử Long là tướng tài của Lưu Bị trong trận Tam Quốc của Trung Quốc.
(3) Có bài hát “Tầm Vu”, nhạc do Đắc Nhẫn, lời của Quốc Hương, vừa ca ngợi chiến thắng, vừa tưởng nhớ Huỳnh Phan Hộ, Khu bộ trưởng Quân khu 9.
(4) Con của Evrad từ Pháp sang, xin chuộc cha bằng 12 khẩu cạc bin và 1 tấn đạn, nhưng ta không đồng ý.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 07:17:43 am »

- Chiến thắng Sóc Xoài (Rạch Giá)

Đầu tháng 8-1948, lực lượng vũ trang Rạch Giá dùng súng cối 81 li bắn vào đồn Tri Tôn, một bộ phận khác bắn vào đồn Sóc Xoài. Địch cho một đoàn xe 11 chiếc và 3 tàu sắt từ Rạch Giá theo đường bộ và kinh xáng lên chi viện cho Tri Tôn và Sóc Xoài. Đoàn xe của địch lọt vào ổ phục kích của ta và bị diệt 3; 3 tàu sắt cũng bị trúng thủy lôi. Địch chết 72 tên (cả Pháp và lính ngụy), một số bị bắt, ta thu 58 súng và 1 đại bác 88 li. Số còn lại chạy về Rạch Giá).

Sau trận này, địch bỏ hai đồn Tri Tôn và Sóc Xoài lui quân ở Long Xuyên về tăng cường phòng thủ Rạch Giá.

Trong 3 tháng 8, 9 và tháng 10-1940, bộ đội, công an và du kích đánh nhiều trận diệt đồn Cầu Quay, phá lộ Cái Sắn, uy hiếp các đồn bót, buộc địch phải rút bỏ đồn Tân Hiệp và Dục Tượng.



Trận Sóc Xoài, tỉnh Rạch Giá (ngày 4-8-1948)

Qua tháng 11-1948, một trung đội quân địa phương Rạch Giá chặn đánh một cuộc hành quân bố ráp của lính thân binh (Partisans), mật thám và cảnh sát tại rạch Chung Sư (làng Dục Tượng), diệt và bắt sống 40 tên, trong đó có tên Sanier, chánh mật thám tỉnh Rạch Giá. Qua khai thác, ta phá tan mạng lưới do thám gián điệp của địch trong tỉnh.

- Mặt trận La Bang (Trà Vinh)

La Bang là một ấp (sóc) ở làng Đôn Châu, hơn 80% dân số là người Khơme. Địch âm mưu bỏ đồn cũ, lấy chùa La Bang làm đồn. Chúng cho rằng Việt Minh không dám đánh vào chùa. Chùa biến thành đồn, có ô ụ, hàng rào kiên cố, do 1 trung đội thân binh và 1 trung đội bảo an đóng giữ. Địch cưỡng ép đồng bào Khơme đến ở chung quanh đồn để làm “hàng rào người”, gây khó khăn cho quân ta khi tấn công đồn.

Yêu cầu của ta là phải gỡ bỏ đồn La Bang, nhưng lực lượng địa phương không đủ sức. ta vận động sư sãi và đồng bào Khơ Me ở các chùa xung quanh trở thành cơ sở bí mật để ta có thể ém quân, giấu vũ khí. Sư sãi giải thích cho bà con Khơme hiểu rõ âm mưu chia rẽ đồng bào Việt - Hoa - Khơme của địch, kêu gọi bà con đoàn kết chống địch. Ta dùng 1 đơn vị người Khơme, cả nam và nữ, đi vào các phum, sóc(1) để vận động những gia đình bị địch bắt sống tập trung quanh các chùa làm bia đỡ đạn cho chúng, đấu tranh đòi trở về nhà cũ.

Bộ Tư lệnh Khu 8 họp cùng Tỉnh ủy Trà Vinh bàn kế hoạch tiêu diệt đồn La Bang (lúc bấy giờ Trà Vinh còn thuộc Khu 8).

Theo kế hoạch, bộ đội chủ lực Khu phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích cùng lực lượng hậu cần nhân dân để tiến công đồn, chặn viện, vũ trang tuyên truyền trên diện rộng, cả mặt chính lẫn mặt phụ. Bị ta đánh suốt 4 ngày (từ ngày 15 đến ngày 18-12-1948, đồn La Bang rút chạy, lính bảo an bị tước súng. Pháp đưa quân từ Sóc Trăng sang ứng cứu thì lọt vào ổ phục kích của quân ta, chúng tháo chạy tán loạn, ta bắt được Trung úy Mathieu. Ở Bến Trại, 1 đại đội Âu - Phi từ tiểu khu đến ứng cứu La Bang, cũng lọt vào trận địa của Tiểu đoàn 307, bị diệt gọn, ta thu nhiều súng, có 1 đại liên, bắt sống hàng chục tên, trong đó có 1 Trung úy và 1 Đại úy quân y đều là người Pháp (tên Thiếu tá chỉ huy chết tại trận).

Chiến thắng La Bang có tiếng vang lớn, đã đi vào văn học nghệ thuật thời kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

Với những chiến thắng lớn trong hai năm 1947 - 1948, phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở Tây Nam Bộ đã góp phần quan trọng vào quá trình đánh bại chính sách bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ. Vùng độc lập của ta ở các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ đã nối liền nhau. Từ Khu 7, Khu 8 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, qua lộ Đông Dương số 16 (nay là quốc lộ 1 A) đã có thể đi xuống rừng U Minh đến tận chót mũi Cà Mau.


(1) Xóm ấp người Khơme
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM