Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:48:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên - phần 3 (tác giả: Nguyễn Trọng Luân)  (Đọc 254368 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #590 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:04:58 am »

Cùng các bác

Đọc 2 bài thơ của Vương Trọng và NTL mà trong lòng đắng ngắt. Phận trai thời chiến đã đành nhưng phận gái muôn vàn khổ hơn. Sau chiến tranh trong số những người con gái ấy có ai được ngồi ở vị trí VIP của Đảng và nhà nước không các bác hay là trong đám đông những người đi làm thuê, cam chịu số phận muôn phần đắng cay của mình. Angry Angry Angry
Đây là chuyện ở quân khu 1:
http://phapluatvn.vn/xa-hoi/201209/Vi-Tuong-nang-tam-tu-voi-nhung-co-gai-muon-chong-2071147/
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #591 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 01:03:10 pm »

@LXT và qdtc:
Đọc các bạn chia sẻ lại thêm chĩu lòng . Sau chiến tranh trở về đa phần người lính thiệt thòi những cũng không ít người lính thăng quan tiến chức . Nhưng ! chỉ riêng phụ nữ thì không . Sao thế cơ chứ ? Cứ buồn lẩn thẩn vậy thôi . Chiến tranh in trên gương mặt đàn bà ! Thượng đế công bằng ở đâu chứ thượng đế đối xử với người con gái ra trận thế này là thượng đế ơi Ngài u mê mất rồi . Ngay cả đắp đền vật chất người phụ nữ ra trận cũng chênh vênh thiệt thòi .
Chúng ta người trai ra trận hiểu họ hơn ai hết . Chúng ta hình như cũng góp phần trong cái bất công bằng đó cho các đồng đội gái của mình Huh
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #592 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 01:53:18 pm »



Viết ở Bệnh viện với đồng đội mình


Căn phòng trắng toát lạnh lùng
Nước mắt rơi vào hai bàn tay nắm chặt
Vợ bạn thì nấc
Còn tôi nuốt giọt mặn vào lòng

Tấm chăn dù loang lổ một góc giường
Có vết tàn thuốc thủng thâm đen lỗ chỗ
Bạn ôm mảnh chăn ấy
Thì thầm vào đêm

Đêm ở phòng chạy thận này rất trắng
Áo trắng loang loáng đi qua
tường trắng nhạt nhoà
Khay thuốc leng keng cũng trắng

Bạn tôi ngồi nhìn ra ô cửa
Ngọn Hoàng lan ghé vào
những búp non màu xanh
rười rươị mang màu nắng

Hai thằng lính trinh sát ngồi bên nhau
Bốn mươi năm có bao nhiêu đêm thức trắng
 Đêm trắng của chúng tôi trong màn đêm đen
Hai đứa tôi nhìn thấy bao bạn bè đang về ...khoác vòng hoa trắng

Bạn choàng cái chăn dù lên cặp đùi quắt queo
Tôi thấy bạn như đung đưa trên võng
Bạn nắm tay tôi
Tôi thấy màu trường sơn ùa về trong căn phòng tĩnh lặng

ở căn phòng chạy thận
Sao trắng thế ?


26/10. Hạ Long

            Chào bác chủ! Chào nhà Thơ, chào nhà văn! Tranphu341 đọc những bài thơ, bài văn của bác mà cứ thấy rờn rợn cứ thấy nao lòng. Phải chăng trong thơ có thép, phải chăng trong thơ có hoa? Phải chăng trong thơ có nhạc? Vâng thơ của bác, văn của bác có tất cả. Nhưng có lẽ có nhiều nhất là máu là thịt, là tình đồng đội của những năm tháng chiến chinh gian khổ hy sinh giờ đây là thiệt thòi là thiếu thốn?
            Tranphu cảm ơn Trời, cảm ơn đời đã sản sinh ra những Nguyễn Trọng Luân, Những Vương Trọng, những Phạm Tiến Duật vv.. đã may mắn đã sống sót để cho anh em những vần thơ, như bài thơ, bài văn nặng tình chiến sỹ, nặng tình người. Đã phần nào nói lên được nỗi khổ, sự thiệt thòi của những người chiến sỹ trong chiến tranh và thiệt thòi so với đồng lứa ngày hòa bình.
            Xin chúc bác chủ có nhiều sức khỏe cùng niềm vui cuộc sống để vắt, để lọc cho đời những bài thơ, bài viết của lính mà chúng tôi không thể nào nói ra như bác được! Kính bác!
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #593 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 01:55:00 pm »

Lùi xa cuộc chiến mới lại nghĩ về ngày xa ấy . Tôi lại nghĩ một thời những nữ y tá chiến trường chưa từng làm mẹ cứ nghe gọi Mẹ ơi . ấy là tiếng gọi của những đứa con bị thương rồi hi sinh . Lính ta bị thương về phẫu về quân y viện bên họ thân thương nhất chỉ là những cứu thương y tá . Bao sự ra đi đau đớn , bao cái chết li kì chỉ những người y tá chứng kiến . Họ cứ nghe gọi mẹ ơi , em ơi trong hấp hối của đồng đội . Họ trở về , có hạnh phúc không ? Nỗi buồn chiến tranh cứ rơi trên đầu họ , rơi trên gia đình họ .

 

BH cũng cảm thấy hạnh phúc khi các anh quan tâm đến chị em phụ nữ .

Nhưng đôi khi sự hy sinh lại chính là niềm hạnh phúc , hạnh phúc vì mình có ích cho người , cho đời , hạnh phúc khi đem lại niềm hạnh phúc và giảm đi nỗi đau của người khác . Đấy là thiên chức của phụ nữ mà , họ cảm thấy vui khi làm điều đó . Dù rằng trong cuộc chiến nào cũng có nhiều gian khổ , hy sinh , nhưng nếu họ được chọn lại thì BH tin rằng họ vẫn chọn những hy sinh ấy , cũng như các anh vậy , dù các anh có hy sinh và chịu nhiều đau khổ mất mát , nhưng các anh vẫn thấy thời gian đó thật tuyệt đẹp , đẹp hơn tất cả quãng đời các anh đã trải qua đúng không ạ . Thế đấy , theo BH hiểu hạnh phúc càng lớn thì hy sinh càng nhiều .

Người Việt nam từ xưa có câu " giặc đến nhà đàn bà cũng đánh " và lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó , như anh Thaiminhhung nói chúng ta không thể chọn thời gian mình sinh ra và không thể chọn cuộc chiến mình tham gia , và BH nghĩ dù là trai hay gái đều sẽ làm như thế khi tổ quốc cần  .

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:57:23 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #594 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:57:40 pm »

Người quân y thời chiến dù ở chiến trường hay hậu phương đều chịu rất nhiều áp lực . Ở chiến trường thì cái chết cận kề , thương binh tử sĩ về hàng ngày và nỗi đau cứ chất theo như vậy . Nhìn thấy những đồng đội từ từ ra đi trên tay mình mà mình không làm gì được còn gì đau đớn hơn , có khi nỗi đau ấy theo họ cả đời .

Còn những người Quân Y tuyến sau thì sao ?

Ở chiến trường người thương bệnh binh thấy xung quanh mình là những hy sinh mất mát của đồng đội nên họ cảm thấy nỗi đau của mình  rất nhỏ so với anh em và cả những y bác sĩ săn sóc họ cũng cùng cảnh nên họ rất hiền , rất dễ thương và  dễ cảm thông .

Còn khi về hậu phương thì khác , nhất là thương binh chiến trường K . Phần đông những người lính thương binh ấy không chỉ mang trên mình vết thương về thể xác , mà vết thương tinh thần càng lớn . Nên khi về Việt nam tiếp xúc với hoàn cảnh thực tế thì quá nhiều chuyện họ cảm thấy không lối thoát , đất nước thì nghèo đói nên tương lai người lành lặn còn khó kiếm sống nói chi thân thể không toàn vẹn , gia đình cha mẹ , anh em thì khi đói khi no , xã hội thì tiêu cực , ra đường có khi thấy thương binh người ta còn né đi chỗ khác như ghê sợ gì đó ,nên xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực , bất mãn , công thần trong suy nghĩ  và lúc ấy chính những y bác sĩ là nơi họ trút những bất mãn , buồn bực , bức xúc .

Như truyện anh BY kể về một thương binh sọ não leo lên cây ngồi và bắt cô y tá phải cởi quần áo ra cho anh ấy xem chỉ là một chuyện nhỏ trong vô số chuyện . Chuyện y bác sĩ bị thương binh đánh là chuyện thường , có khi bác sĩ y tá bị rượt đánh không dám về khoa , chuyện hắt cả cơm vào người y tá , hộ lý cũng không thiếu , nhậu nhẹt xong thì họ la khóc , hò hét , quậy phá cả đêm là chuyện cơm bữa . Nhiều khi bác sĩ , y tá tức phát khóc nhưng lại càng thương  vẫn  cười  nói nhỏ nhẹ . Chính vì vậy mà nhiều thương binh đến bây giờ vẫn nhớ những người QY ngày xưa cực khổ với mình thế nào .

Có những chuyện vừa buồn cười vừa dễ thương là nhiều anh thương binh mê y sĩ đến tối không thấy mặt là không chịu đi ngủ cứ ngồi đấy cho đến sáng , khi ấy phải tìm cô y sĩ lên gặp mặt và cô gái nói “ đi ngủ đi anh “ thế là đi ngủ .

Lúc đó người quân y không chỉ chữa về thể xác mà còn về tinh thần , tình cảm cho người lính , bởi vì dù điều trị bao nhiêu thời gian , bao nhiêu thuốc mà người bệnh không hợp tác thì không biết bao giờ mới lành , có nhửng thương binh bị gãy xương  đùi mà nằm 2 năm không lành , vì cứ vừa lành thì đi nhậu về quậy phá rồi ngã và gãy tiếp , mổ đến 4 lần mà chưa lành xương . Nên người quân y làm gì thì làm phải hoàn thành nhiệm vụ vì vậy vừa năn nỉ , ngọt nhạt , tâm lý , dùng mọi biện pháp , cả kể chịu bị mắng chửi hay đánh đập cũng chiều hết , nên phải có tấm lòng chứ giả dối thì không thể chịu đựng được .

Các anh có tin là là BH vì gần gũi chăm sóc thương binh mà bị cả đám con gái học cùng lớp “ cạch mặt “ không ăn chung , không ngủ chung , không nói chuyện … nói chung là cắt đứt tất cả mọi mối quan hệ trong 4 tháng ở 7C không ? , bây giờ các anh thương binh của BH còn nhắc chuyện đó . 


Dù cực khổ thế nào nhưng vẫn vui . Nhưng vui nhất là mấy chục năm sau anh em vẫn còn nhớ mình , bây giờ nhiều lúc BH gặp những chuyện khó khăn không vui trong cuộc sống thì BH lại nói với các anh và các anh đối với BH cũng thế . Cái quý nhất là BH có những tình cảm  không phai mờ theo thời gian của những người TB ấy .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2012, 03:34:42 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM