Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:05:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên - phần 3 (tác giả: Nguyễn Trọng Luân)  (Đọc 254325 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2012, 09:27:19 pm »

  Cám ơn các bác(BY và Chienc3) có lời góp ý,F10 tôi xin tiếp thu.Nhưng mà oan cho tôi quá ,tại bác chủ khơi mào đấy chứ:
                 …………………………………
        
   Này chú Thanh63, đừng có mà dậu đổ bìm leo, đổ lửa vào dầu rồi nói nhăng cuội.Bây giờ anh đang là “tỷ phú thời gian” chỉ có thiếu tiền , đợi anh đi đánh dậm kiếm chút ít sẽ “zô” tìm chú cho chú biết thế nào là…………………………………………………………………………..cái gì  ? đố biết Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2012, 10:30:30 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 09:07:10 am »

          

               Viết ở Cửa Lò

Nắng và gió cứ song hành nhau . Cửa Lò mênh mang gió , rổn rảng nắng .
Tôi xa Hà nội , cứ như mình lạc mất mình .
Chẳng có ở đâu con người rất sông sênh với chính mình khi ra bãi biển . Chẳng ở đâu con người tự cảm thấy mình hào phóng khi đứng trước biển . Cũng ở biển con người bỏ lại đằng sau bao nỗi ưu tư đời thường ghen ghét đố kị , bởi trước biển mình thấy mình nhỏ bé quá .
Thế mà  :
…xa cánh buồm một chút đã cô đơn …

Tôi , một ông già tuổi sáu mươi đứng trước biển thấy thế . Những trai trẻ nữ non có nghĩ vậy không ?  Chợt nhớ cái năm đầu tiên ở chiến trường trở về , ra với Hạ Long . Cuối mùa thu đầu đông 1976 , biển vắng như chợ chiều . Cái thân tôi người con trai chưa học hành đến nơi đến chốn , cứ mộng mị nghĩ sao thì viết ra thế , tôi viết thế này :

“…Ai trước biển không thấy đời bé lại
Người ơi người bình dị hóa bao la
Tầm sóng đuổi chẳng bao giờ soi mói
Cái hiên ngang không riêng trẻ hay già

Lòng của biển mùa đông là nỗi nhớ
Sóng về đây hôn mãi bãi vô tình
Chỉ có ta cô đơn ngồi trước gió
Nghe mùa đông biển nhẫn nại vươn mình …”

Sau này đọc lại thấy mình già quá . Nhưng thấy đúng . Đêm qua , người bạn gọi hỏi mình về biển mình mới chợt nhớ lại bài thơ này . Bài “ Dấu chân trên bãi biển “
Bây giờ , gần bốn mươi năm sau . Viết ở Cửa Lò .
Tôi vào quán net . Quanh tôi toàn trai gái tuổi bằng mình thời chăn trâu . Nhưng có ba người già như mình . Quán có tới 16 máy . Ba ông già là của hiếm , khiến tôi tò mò chú ý .Ông ngồi gần tôi có một mắt đang chăm chú đọc . Giữa cái không gian bắn chém ùng uỳnh mà có người đọc cũng là lạ . Tôi liếc trộm . Cái màn hình quen thế , cái màn hình mà chính mình cũng đang nhớ : Một Thời Máu và Hoa . Người đọc bặm môi , rồi cười rồi thở dài . Tôi cứ ngắm nhìn khuôn mặt người đọc để đoán bài viết . Biết đâu cái bặm môi kia lại rơi vào topic LTN của mình . Nhưng dù gì thì tôi bỗng thấy như đang gặp một người bạn trên bãi biển toàn người xa lạ này . Tôi chợt nghĩ , cái công lao nuôi được và giữ gìn cho được một cái diễn đàn như Dựng nước Giữ nước này biết mấy gian nan . Gian nan chứ , vất vả chứ để  tôi và đồng đội tôi từ gần ra xa đang nhớ về thời trai trẻ  thời mà phải nhớ của mình .
   Người đàn ông thứ hai đeo tai nghe . Anh ta nghe ai nói gì tôi làm sao biết được . Nhưng tôi nghe anh ta nói , nói thật to : Sao ? cần những 5 loại giấy tờ ư? Thất lạc hết rồi còn tìm đâu ra ? … Cả phường ai mà chả biết tôi ở K về …? Anh ta thở dài đánh sượt … con mắt nhìn ra ngoài bãi biển . Biển dập dìu những sóng và mơn man gió . Anh ấy buồn rầu đứng dậy ra khỏi quán một chân bước thập thễnh .
   Tôi quay nhìn người đàn ông đang đọc Dưng nước giữ nước . Đúng lúc thấy anh ta cười . Cái cười thật lính . Không biết tả ra làm sao cái nụ cười ấy , nhưng tôi thấy quen thấy giống như những bạn chiến đấu của tôi bốn mươi năm trước đến thế .
Điện thoại tôi reo , tôi nghe : anh ơi anh về Hà nội chưa? Mai bọn em đi Ca ra chi ê. Thăm lại cái nơi sư đoàn em đã giải phóng nó , nơi ấy là lần thứ nhất thay trọn vẹn một đợt quân sư em đó anh . Tôi hình dung ra mấy người đồng đội dắt dìu nhau qua cửa khẩu Tây Ninh . Khuôn mặt những người lính bâng lâng đi qua cái cửa khẩu một thời các anh biết  đi qua tức là vào chỗ chết .

         Biển Cửa Lò ngời ngợi xanh . Gió Cửa Lò vời vợi xanh . Tôi ngồi trên biển rười rượi nghĩ về bạn tôi và nghĩ về đời lính .
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 10:24:21 am »

Hay thật, biểu dương về tinh thần trách nhiệm cao:
...Tôi chợt nghĩ, cái công lao nuôi được và giữ gìn cho được một cái diễn đàn như Dựng nước Giữ nước này biết mấy gian nan. Gian nan chứ , vất vả chứ để  tôi và đồng đội tôi từ gần ra xa đang nhớ về thời trai trẻ  thời mà phải nhớ của mình...
Trích dẫn
Biển Cửa Lò ngời ngợi xanh . Gió Cửa Lò vời vợi xanh . Tôi ngồi trên biển rười rượi nghĩ về bạn tôi và nghĩ về đời lính .
Thương anh bạn già lại thương cho lũ lính già chúng mình. Cùng vợ con trốn Hà Nội ra biển. Nhưng chỉ trốn được cái bộn bề, hối hả với bao lo toan bon chen đời thường chứ đâu có chạy trốn được quá khứ. Thể nào rồi lại nhớ đến thằng X chết ở Tây Nguyên, thằng Y chết ở Đồng Dù, thằng Z thương tật đầy mình, mấy đứa em ở phía Nam... Thôi bạn ơi hãy gác lại mà vui với biển. Biển Cửa Lò mùa này chắc trong hơn. Bạn rảnh thì ra thăm quan Nhà máy sữa Cửa Lò, công trình vắt sữa bò Niu di lân (dạng bột, đóng bao) thành sữa tươi tiệt trùng Vinamil cho ta uống hàng ngày đấy bạn ơi. Mình và SonTH chỉ huy thi công năm 2004-2005 đấy bạn ạ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2012, 10:37:10 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 11:15:14 am »

          Chào ông bạn! Tranphu cũng đang ở khu vực Cửa Lò. Như vậy là tối nay có thể gặp nhau được tại khu vực biển Cửa đó. Sẽ hứa hẹn vui thật vui đây!!

           Chúc ngừơi lính, nhà thơ của lính cùng gia đình luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sông! Nhất là trong những ngày nắng lửa Cử Lò này. Hãy giữ cho nước da đừng đen thêm nữa ông bạn đồng niên nhé hi hi..Grin Grin Grin
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 04:12:18 pm »

Chuyện Những người lính của 2 chiến tuyến

Chuyện thứ 1 :

Nhà nội BH thuộc gia đình bần cố nông , như BH đã kể với các anh phần trước , ba BH khi ở quân đội là “ anh nuôi “ và chức vụ cao nhất của ông trong thời gian công tác đến khi khi về hưu là “ quản lý bếp ăn bộ tổng tham mưu “ . Mới đầu ông là “ anh nuôi “ của lính , sau đến khoảng những năm 1960 về sau ông chỉ thường phục vụ cho các tướng lĩnh của Bộ quốc phòng  . Năm 1975 sau giải phóng thì ông đang nghỉ hưu , nhưng do tình hình cán bộ phía nam trong những ngày đầu giải phóng thiếu nhiều nên đơn vị động viên ông trở lại công tác , ông đồng ý và cũng muốn rằng về nam công tác cũng là sớm về quê nhà , năm 1979 lúc ấy gia đình BH đã được cấp một căn nhà ở mặt tiền đường Trường sơn ngày ấy , khi đó bà nội BH vì tránh tình hình biên giới tây nam căng thẳng mới từ Bù đốp xuống ở với nhà BH ở Sân bay Tân sơn nhất , thời gian này máy bay trực thăng chuyển quân , chuyển hàng qua và Kampuchia hàng ngày cứ khoảng 5,10 phút 1 chuyến . Bà nội BH quen ở quê yên tĩnh nên bà chịu không nổi tiếng ồn ào và bà đòi về quê sống , Ba BH sau mấy mươi năm xa quê , như bao người lính khác ông chỉ muốn về quê phụng dưỡng mẹ già , sống với ruộng đồng, nghe bà nội BH nói vậy , ông thương mẹ già hơn 80 tuổi đã 20 năm chờ đợi đứa con xa quê , mà hàng ngày sống trong nước mắt , vì không biết con mình sống chết ra sao? Nên ông làm đơn xin về hưu , đơn vị muốn giữ lại nên các chú sang nhà động viên bà nội BH ở lại để ba BH tiếp tục công tác nhưng bà nội BH không chịu , Ba BH làm đơn cũng đến lần thứ 3 đơn vị mới giải quyết . Khi về quê đơn vị kéo cây gỗ và ít tôn cũ về làm nhà cho ông , còn ba BH chỉ vác mỗi cái ba lô , ông bảo “ đời ông theo cách mạng chỉ có cái quần cụt bằng bao bố , không biết nửa chữ , bây giờ về có vợ con , biết chữ , được đơn vị cất cho cái nhà , hàng tháng có nhà nước nuôi  , vậy còn gì ? “ các chú bảo Ba BH , lấy bộ sa lon về mà ngồi ông trả lời một câu mà BH thấm mãi đến bây giờ  . ông nói “ tôi đem bộ salon này về , dân người ta làm ruộng mình mẩy bùn đất không , ai dám lên bộ sa lon đó ngồi “ các chú thấy vậy , nhặt cho mấy cái ghế cũ và cái bàn tróc sơn . Khi về quê , đơn vị làm nhà xong , mọi người đến thăm , có một ông bác bà con xa , ngày xưa theo chế độ cũ nói với với Ba BH “ tao tưởng mày đi mấy chục năm về được cái gì  “ , ba BH nói với ông ta “ làm cách mạng là vậy đó anh , dân còn nghèo sao mình sướng được , nếu tui cất nhà lai nhà lầu thì anh bảo tui tham ô , tui cất nhà này thì anh chê nghèo , tui về tới đây là may mắn lắm rồi đó anh “Suy nghĩ của ông luôn bình dị như vậy mấy chục năm đi bộ đội ra sống vào chết ông chỉ nghĩ đó là việc đương nhiên phải thế  .Sau khi về quê sống BH từ một cô bé thị thành chả biết làm gì , điều kiện sống thuộc diện sung túc thời đó , trở thành cô bé nhà quê , làm đủ thứ việc , thiếu thốn đủ thứ , nhiều khi BH cũng có ý trách Ba , lúc đó Ba chỉ nói “ Ba về tới đây là may mắn lắm rồi đó con , nhiều cô chú còn nằm lại trong rừng , không biết mồ mả ở đâu , gia đình mình tuy cực hơn trước nhưng còn hơn bao nhiêu người , sống ở đời con đừng chỉ biết nhìn lên thôi, nếu không nhìn lên thì không có chí phấn đấu , nếu không nhìn xuống thì cứ thấy đời mình khổ hoài vì lúc nào cũng thấy mình chẳng bằng ai “ . Sau này có lần đi qua ngôi nhà cũ , BH nói với ông xã “ hồi xưa nhà mình ở đây nè “ ông xã BH nói “ nếu hồi đó Ba không trả cái nhà đó thì mình đỡ quá “ BH nói “ nếu Ba không trả cái nhà đó  thì em đâu có gặp anh “ và cả 2 đứa phì cười  Cheesy .

( còn tiếp )

Xin lỗi anh Luân và anh BY nhé , lâu lâu cho BH “ dài dòng “ chút , hihi .

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2012, 04:21:42 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 04:57:44 pm »

                    Chào Bé Hiền.
 Chuyện của em là có thật nhưng là chuyện quý và hiếm thời @ này đấy em gái ạ.
Chờ phần 2 của em.
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 06:29:25 pm »

    Nhân chuyến ra thăm Hà Nội, được tháp tùng cùng một người Lính Tây Nguyên đi Lào Cai. Ngày trở về mấy anh em có đi tham quan một vòng gần cửa khẩu Hà Khẩu và Chợ Cốc Lều. Trong chợ thì ngột ngạt, trời về chiều mà cái nóng cứ rưng rức khắp  người. Hai anh em đi ra ngoài, tìm một cái quán, dừng chân uống ly trà đá. Chủ quán trạc tuổi anh, nhưng dáng người nhỏ và có vẻ hom hem. Qua trao đổi, anh chủ quán cho biết, cũng từng có những tháng ngày nơi chảo lửa Quảng Trị vào năm 1972. Tôi giới thiệu người cùng đi với tôi cũng từng chiến đấu nơi ấy. Anh chủ quán bỗng hồ hỡi và nói huyên thuyên không giấu vẽ tự hào:
    - Cấp trên cho đổ quân vào nơi ấy vào một đêm tối… Cuộc chiến ác liệt quá… Rồi bị thương…
Cộng với sự ta thán cuộc đời:
    - Từ bỏ quê hương ở Thái Bình lên đây lập nghiệp từ năm 2002, bởi đấu đá với ông Tỉnh Đội trưởng về việc không công nhận công sức trong chiến đấu?
Rồi lạc quan hẳn lên:
    - Có ba đứa con, hai đứa hiện nay đã công việc ổn định, hiện tại cố gắng lo cho đứa út vào Đại học.
    Người Lính Tây Nguyên ngồi đó chăm chú lắng nghe. Tôi nhìn thấy sự biểu cảm trong đôi mắt của anh. Khi anh chủ quán lúc thì nhẹ nhàng thanh thản, lúc thì nặng nề trách móc cuộc đời. Trong câu chuyện, anh lắng nghe thỉnh thoảng bày tỏ sự đồng cảm của mình. Đôi lúc lộ vẻ xa xót cho người đồng đội cùng một thời với mình.
Lúc chuẩn bị lên tàu về Hà Nội, tôi hỏi anh:
    - Sao em không thấy anh chia sẽ gì nhiều với anh bán quán vậy?
    - Tay này có vẻ “tuột xích” (bỏ ngũ), nhưng CHIẾN TRANH mà.
    Anh trả lời mà giọng như lạc đi. Câu trả lời ngắn, nhưng tôi hiểu đó là sự cảm thông cho đồng đội, sự chia sẽ từ nỗi lòng của những người lính trong HIỆN TẠI.

Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2012, 11:19:44 pm »

Đáng lẽ BH sẽ viết câu chuyện thứ 2 , nhưng sau khi đọc bài viết của anh Tường bên topic “ ký ức một thời hoa lửa “ thì BH thấy vậy là đủ rồi  .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2012, 11:55:23 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #88 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 12:27:43 am »


---
Đáng lẽ BH sẽ viết câu chuyện thứ 2 , nhưng sau khi đọc bài viết của anh Tường bên topic “ ký ức một thời hoa lửa “ thì BH thấy vậy là đủ rồi.
---

Tiếc nhỉ. Mình thấy câu chuyện thứ 1 BH viết rất hay.
Mình đọc lại "bài viết của anh Tường" về một chuyện khác, có thấy mắc mớ gì đâu.
Mình đang làm với một bạn từ tp HCM, có ông già (già thật rồi vì đã quãng 80) xưa ở ct K, cũng thường nói rất giống ông già của BH.

Biết đâu lúc nào đấy có câu chuyện thứ 2.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #89 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 09:04:09 am »

              
                  Đi xa thấy nhớ

@các bác :

Mấy ngày đi vắng , ngôi nhà của LTN vẫn đông vui và đậm tình nghĩa láng giềng . LTN tôi thấy vui . VUi bao nhiêu thì càng nghĩ lại mình đã làm gì để  gìn giữ  tình quí mến ấy của các bác . Thôi thì chả có gì thiết thực hơn tôi sẽ viết và trao tâm tư của mình với nghĩa tình đồng đội đúng như ngày nào vào ngôi nhà lính :  Lính Tây Nguyên .
     Tối qua bác Tranphu341 hẹn LTN tôi ở Đêm Cửa Lò . 5 rưỡi chiều bác Tran phú có việc vẫn trên Diễn Châu không về kịp gọi tôi ời ời . Hẹn dịp khác vậy .Thé đấy , đang đi kí Hợp đồng mà vẫn canh cánh với đồng đội . Đâu phải ai cũng thế . Chỉ lính mới thế . Chỉ tình yêu lính mới vượt qua mọi sự vụn vặt hay dẫu lớn lao đời thường .
    Đêm qua lại xem VTV1 về Thạch Hãn và QT . Lại nhớ về 19c NH . nhìn anh em lính QT về thành cổ lại nhớ nắng Bên bờ Thạch Hãn , nhớ Chienc3, Tường cận , Luân trắng , 6971, Tichtuongnhule , Tanvinh prc25 , Tralientay , thaiminhhung , tanloc , ...... mới có hơn tuần mà tưởng như lâu lắm không gặp . Ra thế , cái sự nhớ nhau bắt đầu thật đơn giản chẳng hề quan trọng bao giờ.
   sáng nay lại nghe điện thoại của mấy đồng đội đang ngồi uống cà phê ở Sài gòn trước giờ lên đường đi K thắp hương cho đồng đội .
Tháng bẩy với người đời thì thường thôi . Tháng bẩy với người CCB thì nhiều việc thế . Chợt nhớ Lê xuân Tường hôm nọ ở NGọc Hà giao việc lại cho các bạn ở nhà : nào đến thăm nhà bạn nào , nào thắp hương ở đâu . Già hết rồi , cũng chức săc này kia đến lúc nghỉ hưu nhưng vẫn trên dưới tình lí bởi cái nghĩa tình CCB chẳng hề qui định nơi 19c này .
      Chiều nay rời Cửa Lò về ga Vinh . Bạn tôi cùng lớp là lính E 66 304 đánh Quảng trị tháng 7/72 đang cư ngụ ở Hông Lĩnh gọi ời ời : chiều tao ra đưa nhà mày lên ga . Mày lên tàu tao về Hà tĩnh luôn .
Chợt nhớ ngày xưa lúc học ở ĐH Cơ điện thằng này chuyên trị hát bài gì mà có câu ..".Mộc niên hoa ơi , mỗi khi qua cầu biên giới thấy hoa mộc niên ở ờ ...ờ ."
      Tạm biệt Cửa Lò .
Tạm biệt mùa hè ( bởi mùa hè sau đợt nghỉ ở biển là xong )
Tôi về Hà nội đây . Ở đó , có gần bốn mươi năm bươn trải của tôi , ở đó có mồ hôi và cả nước mắt nuốt ngược vào lòng những năm khốn khó . Ở đó có rất nhiều người bạn . CÓ những người bạn lính . Chiều thứ 7 nào chúng tôi cũng gặp nhau .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM