Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:03:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên - phần 3 (tác giả: Nguyễn Trọng Luân)  (Đọc 254344 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #580 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:57:08 pm »

Tham gia với các bác một chút nhé. Grin


Vâng,dân tộc ở những vùng này,ngày xưa " đầu 198x về trước"có những lối sống cực kỳ hoang dã,cưa răng và căng tai.đàn ông quấn khố che phần trước,người đi sau vẫn thấy hai quả cà lủng lẳng,đàn bà con gái quấn miếng vải quanh mông trở xuống,vú treo trần các kiểu trên ngực.Cứng như trái ổi,lủng lẳng như trái dưa,móp méo như sơ mướp có đủ cả  Grin Đặc biệt,dàn ông và phụ nữ đều hút thuốc rê màu nâu tự trồng rất nặng và rất khét.
     Chuyện của bác khanhhuyen:chắc bác muốn nói đến người S'tiêng chăng ? mà bác tả chân thực quá,nên ta cứ liên tưởng đến họ như dân các bộ lạc ở nam mỹ vậy Huh
    Còn chuyện về cây lồ ô,ở Củ chi quê hương Behien tôi thấy có nhiều bụi cây tre nho nhỏ,xưa mọc làm bờ rào(giờ không biết còn không ?).Năm 74 khi đi qua Sông Bé,tôi cũng thấy loại tre này.Chắc là lồ ô đó chăng...?
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #581 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:28:01 pm »


    Còn chuyện về cây lồ ô,ở Củ chi quê hương Behien tôi thấy có nhiều bụi cây tre nho nhỏ,xưa mọc làm bờ rào(giờ không biết còn không ?).Năm 74 khi đi qua Sông Bé,tôi cũng thấy loại tre này.Chắc là lồ ô đó chăng...?

Ở Củ chi thì không có Lồ ô anh ạ , Lồ ô hình như Bh thấy nó chỉ mọc ở vùng đất đỏ , cây tre khác cây lồ ô , nhưng chỉ những người nhìn quen mới phân biệt được vì nó cùng họ mà , nhưng cây lồ ô hơi giống nứa , lóng dài thần to và màu xanh , măng lồ ô ăn thì rất ngon , còn lóng lồ ô bánh tẻ nấu cơm thì cực ngon . BH biết những chuyện này vì có thời gian BH ở Bù đốp , bọn trẻ con đi làm nương rẫy thường không đem theo cơm , mà chỉ mang gạo , lên đó chặt vài ống lồ ô xuống suối vo gạo , đổ vào , lấy lá chuối nhét lại , rồi nhặt củi cao su chất đun , cứ khi nào ống lồ ô cháy đen là cơm chín , cứ lấy rựa chẻ đôi ra thì ăn như cơm nắm , vừa thơm , dẻo và ngon .




1-Nói như BH thì sài sang quá rồi,mang màu sắc người xuôi mình= người Việt mình mất rồi.Dân thiểu số ở miền đông nam bộ cũng như vùng rừng núi tây nguyên,họ có lối sống na ná nhau.


Anh khanhhuyen nói cũng đúng , vì lúc BH ở Bù đốp là đã giải phóng , nên có dầu lửa thắp đèn rồi , nhưng đồng bào dân tộc họ hay dùng mủ dây cao su cuốn vào cây lồ ô làm đuốc .

Nói về mủ dây cao su thì chắc các anh đã từng ở rừng cao su sẽ thấy , tức là khi người công nhân cạo mủ sẽ lấy cái bát hứng cho mủ chảy xuống , còn lớp mủ cao su dính trên thân cây thì khô đi , và ngày hôm sau người công nhân bóc bỏ lớp mủ khô đó đi để cạo lớp mới , lớp mủ đó gọi là mủ dây ( vì nó dài như sợi dây cao su để cột hàng ) người ta lấy mủ dây về để nhóm lửa hoặc đốt đuốc . Nhưng bây giờ mủ dây cũng không còn , vì giá mủ quá đắt nên người ta thu mua hết Cheesy .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #582 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:46:48 pm »

@tuanb5 : bạn hỏi thật lí thú tuanb5 ạ .
Mà BH trả lời cũng hay cũng đúng với đồng bào dưới vùng cực nam trung bộ . Riêng mình ở Tây nguyên mình chỉ thấy đồng bào đục ngang thân cây Cà boong lấy ( đục một cái hốc nó chẩy ra ) nhựa làm đuốc đốt . Nhưng khói dã man . Còn dân bản mà đốt lửa giã gao họ đốt luôn cả đống củi to luôn .

Tây nguyên hùng vĩ và phóng khoáng.
Ta thấy rõ trong giọng ca  Y Moan, Siu Black.

Hóa ra ánh sáng từ ngọn đuốc lồ ô của cụ Xuân Hồng soi tỏ khối vấn đề , các bác nhỉ!
Nhân dân thật sáng tạo, tùy hoàn cảnh cụ thể họ có cách riêng để bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Cám ơn các bác cho tôi biết nhiều điều mới mẻ.
Đúng là bể học mênh mông thật.

nguyentrongluan@ :Cây cà boong là cây gì vậy bác, hay nó là cây có họ với cây thông?

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #583 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:33:59 pm »

Các bạn lính Tây nguyên của tôi .
Vào cuối năm 74 . có một trung đoàn toàn con gái của Phú thọ Hà tây vào Tây nguyên . Họ phá rừng làm rẫy , khai hoang vùng phía ngoài Đức Cơ ( Chư prông , Lệ Thanh ...) Rồi sau giải phóng họ vẫn khai hoang trồng cao su , họ là những người đi đầu của binh đoàn 15 sau này . Những nơi chúng tôi đã chiến đấu đi qua họ lại đến đó và cuộc sống của những chiến sĩ gái ấy vô cùng cực khổ . Đã có nhiều bài báo , câu chuyện viết về họ . Tình cờ tôi đọc một bài thơ dài của anh Vương Trọng . Đọc mà nước mắt chảy ra lúc nào không biết , cứ thấy hiện lên những làng Tung , làng moóc đen đòn đièn Lệ Thanh tôi đã qua . Lại nữa , tôi đã từng vào nghĩa trang Đức Cơ đọc những cái tên con gái trên mộ chí . Họ - những người con gái quê hiền lành ngã xuống chưa từng yêu ...chết trong nỗi nhớ mẹ nhớ làng ...
Tôi đưa bài thơ lên trang Lính Tây nguyên . Nhớ những người con gái đã ngã xuống mảnh đất này .


    
Lỗi hẹn bằng lăng tím
                                                                               Vương Trọng
          
        Thân tặng Đại tá Trần Văn Khanh


Ba chục năm rồi em nằm lại Tây Nguyên
Nghĩa trang Đức Cơ chang chang bia nắng
Khói hương nhẹ, nước mắt người thì nặng
Tan trời cao
Thấm đất sâu
Em nằm đây mà ta quá xa nhau
Gọi không thưa, nhìn không thấu
Đất ôm em đỏ tươi màu máu
Mà mộ bia trắng đến rợn người
Anh đứng lặng lần về ký ức.

Một ngày đầu mùa mưa.
Đất Chưprông, Đức Cơ
Xôn xao đón mấy trung đoàn lính mới
Có ngót ngàn lính nữ Hà Tây
Làm trẻ trung cả núi rừng này
Quân trang mới, tiếng nói cười tươi rói
Ríu rít hỏi nhau qua thùng xe tải:
- Đâu hoa Pơ lang?
- Đâu chim Chơ rao, Pơ tốc?
- Đâu nào, hoa tím bằng lăng?
Đỡ nhau xuống từ xe Gas, xe Zin
Những đôi má bầu bầu dưới vành mũ cối
Theo tiếng còi, xếp hàng từng đại đội.
Bữa ăn đầu tiên tù mù đèn đóm
Từng mâm
Ngồi xổm
Bãi hoang
Giấc ngủ đầu tiên thấm hơi rừng
Nhớ nhà trùm chăn, thút thít
Mắt đỏ, sớm mai thức
Quê mình biết phía nào trông?
Ngơ ngơ, ngác ngác
Điệp trùng bốn phía rừng vây
Rừng thì nhiều, loi thoi vài ngọn núi
Khác núi Chùa Hương, chẳng giống Ba Vì
Dáng cây lạ, lạ từ màu đất
Hệt như son đỏ quạch dép, giày
Tóc đen dài, da em mịn trắng
Sống thế nào với núi rừng đây?

Ba chục năm rồi em nằm lại Tây Nguyên
Nghĩa trang Đức Cơ chang chang bia nắng
Khói hương nhẹ, nước mắt người thì nặng
Ơi Hoa, ơi Hồng...
Tên các em nhoà đi trong nắng
Hiện lên cánh rừng khai hoang
Cao su già, hai em một gốc
Rễ cây to, tay em thì nhỏ
Gỗ cây cứng, mà tay em mềm
Quê nhà chỉ quen việc nhẹ
Làm thế nào kham nổi hỡi em?
Xắn tay chặt, vẫn cánh tay con gái
Cong người bẩy, vẫn eo thon con gái
Sức mạnh tìm đâu ra?
Bố ở xa, em trai ở xa
Đồng đội nam cũng chẳng ở gần
Có ai đâu mà cậy.
Mồ hôi trơn cán búa công binh
Mồ hôi rơi thấm đất bazan
Ph? sản Trần Lệ Xuân để lại (1)
Trơ ra như đá núi
Biết hạt giống chờ mùa gieo vãi
Bazan chờ mùa xanh
Gốc cây già vẫn bám đất trụ lại
Thương em bàn tay rộp phồng
Quấn dẻ mười ngón mà đào, mà chặt
Em xoay xở vẹo lưng, tức ngực
Những gốc cây định mức
Vẫn lầm lỳ thách thức
Trong mồ hôi, nước mắt
Trong nắng đổ, mưa rơi
Nhớ lại những ngày thương lắm em ơi!

Ba mươi năm rồi em về với đất
Chưprông còn nhắc
Trận mưa nghiêng ngả rừng khuya
Tăng tích nước trút vào đầy võng
Như nước cả trời
Trút xuống một mình em
áo quần, tóc tai như ngâm, như tắm
Võng bạt tụt dây
Em lăn xuống đất
Làm bạn em chợt thức
Trước cười
Sau khóc
Thương em co ro chịu rét
Giữa rừng mưa không có áo quần thay
Nhen lửa sưởi, khói nhoè củi ướt
Em đứng run, răng va nhau cầm cập
Bỗng nhớ sao rơm rạ quê nhà
Bếp lửa ấm và bàn tay mẹ
Phương trời biền biệt xa.

Cơn sốt đầu tiên quật em trong chiều vác lồ-ô về dựng lán
Mồ hôi đầm đìa trán
Mà rét từ trong xương
Núi Chư Ti, Phượng Hoàng
Bỗng dưng nhìn nhợt nhạt
Bỏ cơm chiều, leo lên võng bạt
Đắp chăn, rung cả cây rừng
Đặt xuống đâu nhờ bạn bè ủ ấm
Lán chưa lợp đất chỗ nào cũng sũng?
Đống cỏ gianh mới cắt còn tươi
Em nằm run, mặt bừng bừng đỏ
Phải chăng hồng cầu ra đi từ đó
Để lại da vàng, môi thâm
Mũi tiêm quy- nin chưa lui cơn sốt
Đã  áp- xe đỏ bầm
Em chống gậy bước đi, cười mếu máo
Dò dẫm bước về tay bê bát cháo
Bạn bè ngồi mái lán lợp nhìn theo
Mùi cháo thơm thức dậy bao cơn đói.
Mấy tuần liền
Bột mì ngào nước suối
Luộc lên, đấy là cơm
Gạo ít ỏi dành người sốt rét, bị thương.
Rừng ở đây sao hiếm rau rừng
Quanh quẩn chỉ đọt sắn
Mít xanh
Mào gà dại
Đắng mồm, không tìm nổi quả chua
Cơn sốt mấy lần quay trở lại
Đâu rồi mượt mà mái đầu con gái?
Chiều gội, tóc dính đầy lược chải
Bần thần gỡ rối lòng tay
Biết chẳng thể nào giữ lại
Thôi đành để suối mang đi.

Anh vẫn còn ở lại với em đây
Nắng ngày hạ ngời xanh màu quân phục
Anh mượn bóng mình che em phút chốc
Như từng muốn che phần áo rách
Phơi bày lỗ chỗ thịt da em.
Những năm trời ta chật vật quân trang
Tiêu chuẩn cấp một năm hai bộ
Làm sao đủ với người đào gốc, chặt gỗ
Cày cấy, gieo trồng?
áo quần anh cũng vá chịt vá chằng
Thiếu kim chỉ, nhựa cao su mà dán
Rách rưới con trai là một chuyện
Đào hố, chặt cây có thể cởi trần
Nhìn các em vá víu thật đau lòng
Cổ áo lộn ngoài vào trong
ống quần quay sau ra trước
Được vài bữa, lại rách xơ, rách tướp
Còn chiều nào mà quay, lộn nữa đâu!
Khéo tay kim chỉ cũng thừa
Không tìm đâu ra vải làm mụn vá
Chiếc mùi-soa cuối cùng đã cắt chia nhau.

Mùa mưa ấy Tây Nguyên sao mà lạnh
Phên lán thưa ào ạt gió rừng
Ngày không sợ, chỉ lo đêm ngủ
Quay phía nào cũng buốt sống lưng
Một chiều tin vui cả khu rừng náo nức
Xe quân nhu vừa chở về áo rét
Lính con trai được phát áo "bà bô"(2)
Lính con gái lĩnh gì mà ríu rít?
Rừng Chưprông một chiều nở ngàn bông chuối đỏ
Tối nhen ngàn bếp lửa
Đêm ủ hồng ngàn giấc mơ
áo mút đỏ mỗi em một chiếc
Cả cỏ cây cũng thắm sắc cờ.
Lạ kỳ sao áo mút
ấm như lửa, mềm như da thịt
Mặc vào tưởng được ai ôm
Mặc vào thon eo, nở ngực
Mặc vào muốn được soi gương
Mặc vào như thành người khác.
Chiếc áo cấp chống rét
Mà sao đỏ đẹp đến ngỡ ngàng!
Chỉ mặc thử cho bạn bè ngắm vuốt
Rồi vội cởi ra xếp lại gọn gàng
áo đẹp thế nỡ nào mặc ngủ
Chỉ ấp iu đã ấm cả đại ngàn
ấm giấc mơ một ngày nghỉ phép
áo đỏ ơi, cùng em dạo đường làng.

Mang khát vọng biến Tây Nguyên thành khu cây công nghiệp
Nhưng cần cái ăn nuôi mình trước
Phải trồng thêm khoai, đỗ, bí, bầu
Lạc vàng hoa, ngô phun râu
Củ sắn đội đất đai nứt nẻ
Bữa ăn đã bớt dần kham khổ
Môi bớt thâm, dáng đã bớt gầy
Nếu có được quần đen và nón trắng
Có nét làng quê kiểng n?i đây.

Nhưng quê nhà tít tắp
Máu đổ lại sát gần
Những tưởng chiến tranh hết rồi từ hôm đắp đê Ba Thá
Đơn vị em nghe tin giải phóng Sài Gòn
Tung xẻng cuốc, ôm nhau khóc cười hể hả
- Hoà bình rồi, hoà bình rồi!
Chưa đầy tháng tuổi quân đã muốn về với mẹ
- Hoà bình rồi, cần lính nữ làm chi?
- Đơn vị vào Tây Nguyên làm kinh tế!
- Lính mà, có lệnh là đi!.

Dạo ấy lính mình thương vong sao lắm thế
Vun gốc bí, lựu đạn nổ
Đào sắn, mìn nổ
Đi chặt lồ ô, bị phục kích
Lính nữ chưa quen máu
Hè nhau khênh bạn, gọi thất thanh
Chất nổ ấy, găm lại từ chiến tranh
Và khởi đầu cuộc chiến tranh biên giới
Đạn pháo cầu vồng qua suối Ca Ma
Lính Pôn Pốt luồn rừng cài mìn, bắn tỉa
Rồi thế trận dàn ra hai phía
Những điểm cao trở thành chốt lửa
Giành giật, tiến lui
Đất bazan thêm màu máu đỏ.

Dạo ấy lính mình thương vong nhiều quá
Đơn vị dành riêng một đại đội đóng quan tài
Xưởng cưa là tên gọi
Rừng Mooc- đen rền nhịp xẻ bi ai
Gỗ hồng sắc, mạch cưa như máu đổ
Mỗi lần em nhóm bếp run tay
E ngại khi cho mụn cưa vào lửa
Lưỡi cưa nấc trong từng mạch gỗ
Em nghe như lời vĩnh biệt vọng về:
- Mẹ ơi, ơi mẹ!
- Mẹ ơi, ơi mẹ!
Mẹ xa lắm, mịt mù phương bắc
Tiếng gọi này chỉ núi rừng nghe.

Hoa(3) ơi!
Anh vẫn còn ở lại với em đây
Nghĩa trang Đức Cơ chang chang bia nắng
Đất Chưprông hai năm, hai tháng, bảy ngày em sống
Qua đói rách
Qua sốt rét
Qua đạn thẳng Phun-rô
Qua pháo vồng Pôn Pốt
Mà không qua được
Một ngày tháng Tám em ơi!
Em dậy sớm nấu cơm cho đại đội
Việc quen làm đã tám tháng nay
Lính xưởng cưa còn giấc say
Đêm qua xẻ tận khuya
Những mạch gỗ mùi còn khét lán
Mụn cưa vun cao như những nấm mồ
Rừng mịt mù mùa mưa
Từ bếp ra, em lần từng bước
Chiếc đèn khô bấc
Lửa đã châm rồi như muốn tắt
Em lên kho, quờ quạng tìm dầu
Nghiêng can rót
Và trời ơi
Lửa, lửa!
Can rời tay, dầu pha xăng tung toé
Lửa bùng to, liếm vệt dầu loang
Em thành bó đuốc cà- boong
Chạy kêu thất thanh rồi đổ xuống sàn
Đồng đội bốn bề lao vào dập lửa
Cứu được kho mà không cứu được em.

Nằm trong mền chăn ngún khói
Em thì thào hai tiếng Mẹ ơi
Mẹ xa quá, làm sao mà đến được
Em đòi gặp cô Nguyên (4)
Tận Xê Chín ( C9), cô Nguyên không đến kịp
Em đòi hoa bằng lăng
Đồng đội khóc
Nhớ lại lần em trốn giấc nghỉ trưa vượt qua khu rừng khộp
Để hái cành hoa tím em yêu
Nhưng xa quá, chẳng thể nào đến được
Em chạy về nhanh cho kịp buổi làm chiều.
Hoa bằng lăng, lời trối trăn em nhắc
Đồng đội nhìn nhau, khóc
Rồi khóc cúi nhìn em
Tháng tám rồi, mùa hoa không còn nữa
Chỉ có đây, một chùm quả nhỏ
Em cầm mân mê, mân mê ...rồi tắt thở.
Chỉ còn một tháng thôi
Em được ra quân về với mẹ
Thế mà không thể
Hoa ơi!

Đồng đội mặc cho em áo mút
Chiếc áo mới nguyên, em cất đáy ba lô
Hơn một năm qua
Em để dành, như chưa hề mặc
Bè bạn thương em nghẹn từng tiếng nấc
Xưởng cưa xuất thêm một chiếc quan tài
Tiễn em về với đất
Chân núi Phượng Hoàng mỗi ngày một chật
Ba ngàn liệt sĩ quanh em.

Ngày chuyển em về nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ
Nhiều thứ tan đi mà vẹn nguyên áo mút
Là đốm lửa ký ức
Sưởi em qua quạnh vắng núi rừng
Là tín hiệu báo cho anh biết
Chính là em, chẳng thể nào nhầm.


Tròn ba mươi năm em về với đất
Tây Nguyên từng mùa đổi khác
Những đơn vị nhỏ nhoi khai hoang thời ấy
Đã lớn lên, hợp thành một Binh đoàn
Đói rách ấy đã lùi về quá khứ
Thiếu thốn ấy chỉ còn trong chuyện kể
Quanh chỗ em nằm, Đức Cơ hoá phố
Đường Mười Chín phẳng căng mặt nhựa
Cao su đơn vị anh trồng xanh tận suối Ca Ma
Làng Nú, làng Tung xác xơ ngày ấy
?m no tươi khuôn mặt từng nhà
Gặp lại, bà con rơi nước mắt
Ơn những người ngày đầu về mở đất
Có tên em trong chuyện kể buôn làng...

Ơi Hồng (5), ơi Hoa...
Cành hoa ấy hôm nay anh không tìm thấy được
Đã qua rồi mùa tím bằng lăng.

                          Chưprông - Quy Nhơn
                        Tháng 5 - 2007
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #584 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:25:47 am »

Bài thơ thật cảm động , dạng thơ này giống kiểu thơ của anh Luân .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #585 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:04:35 am »

   Cảm ơn nhà thơ Vương Trọng và bác NTL,đã cho mọi người đọc bài thơ hay
   @behien! BH kể về chuyện người dân tộc, nấu cơm trong ống cây.Nếu có dịp nào BH qua quốc lộ 3 đi Cao bằng ,dọc đường người ta bày bán một loại cơm được nấu trong ống tre gọi là cơm lam.Ngạc nhiên là thứ cơm dân dã này lại là món ưa thích cho các địa gia,đi xe nhiều chấm.Họ khuân lên xe cả ôm,vì nó ngon và lạ miêng,thật tuyệt...
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #586 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:34:36 am »

Lùi xa cuộc chiến mới lại nghĩ về ngày xa ấy . Tôi lại nghĩ một thời những nữ y tá chiến trường chưa từng làm mẹ cứ nghe gọi Mẹ ơi . ấy là tiếng gọi của những đứa con bị thương rồi hi sinh . Lính ta bị thương về phẫu về quân y viện bên họ thân thương nhất chỉ là những cứu thương y tá . Bao sự ra đi đau đớn , bao cái chết li kì chỉ những người y tá chứng kiến . Họ cứ nghe gọi mẹ ơi , em ơi trong hấp hối của đồng đội . Họ trở về , có hạnh phúc không ? Nỗi buồn chiến tranh cứ rơi trên đầu họ , rơi trên gia đình họ .


  Tiếng gọi Mẹ ơi

                                    


Chưa từng làm mẹ
Mà luôn nghe gọi Mẹ ơi
Tiếng gọi của những người con trai xa mẹ

Chưa từng làm mẹ
Em vuốt cặp mắt những đứa con đi xa
Nhớ về mẹ
Gọi mẹ ơi

Mười tám tuổi em ra chiến trường
Thân con gái đêm rúc đầu vào ba lô gọi mẹ
Thương binh về đông quá thể
Trong rên la đau đớn chỉ Mẹ ơi !

Thương binh tắt hơi chỉ y tá ở cạnh thôi
Đồng đội còn đang đuổi giặc
Quê tít xa , mẹ cũng xa tít tắp
Hậu phương ở nơi chẳng thể trở về
Em nâng mái đầu xanh vuốt mắt người ra đi
Bộ ngực trinh nguyên làm mẹ
Chiến tranh vô lí
Vô lí đến tận cùng

Những người con gái nghe tiếng gọi mẹ cuối cùng
Ám ảnh suốt đời còn lại
Nỗi đau ở phía sau tiếng gọi
ở phía sau cuộc chiến
Trong tim người nữ quân y
Mấy chục năm sau chưa làm mẹ bao giờ

2012 .LTN
 

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:04 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #587 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:03 am »


       cám ơn Luân nhé, đồng đội đăng bài thơ đã nhắc mình - nhớ tới thời ở Đức Cơ có nghe nói tới nông trường của các cô gái bộ đội. Mình đi nhổ sắn về ăn mong gặp mà không thấy bóng mấy em ở đâu cả...
       Giờ đọc cảm xúc lại ừ về...hay nhỉ giờ mình tuổi 60 rồi sao mà cứ nghĩ nhiều về quá khứ thế nhỉ. Nghĩa trang đức Cơ 3.000 mộ cơ mà, lớn lắm...hôm ở sân bay Đức cơ nhìn không thấy nghĩa trang nằm ở đâu...nơi em nằm nhà quanh thành phố...ở đâu nhỉ. Khi đi tiểu trừ phunrô bọn mình cũng chẳng gặp được đơn vị này...sao thế nhỉ...giờ nghĩ lại cũng lạ đúng ra 2 cơ hội gặp đơn vị nữ này mà đợn vị mình cũng chẳng có duyên. Giờ đọc bài thơ chỉ ngậm ngùi...
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #588 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:04 am »

   Bài thơ của chú Nguyên trọng Luân về người chiến sĩ quân y hay quá làm cháu lại nhớ đến một cảnh trong phim ( tuy là phim nhưng xem rất xúc động ) có đoạn anh thương binh khi biết mình không qua khỏi nói với cô y tá hát cho nghe một bài. Cảnh người nữ quân y vừa khóc vừa ôm người thương binh hát bài Sợi nhớ sợi thương, khi hát xong mới biết người thương binh đã ra đi từ lúc nào, trên nét mặt thật thanh thản.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #589 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:36 am »

Cùng các bác

Đọc 2 bài thơ của Vương Trọng và NTL mà trong lòng đắng ngắt. Phận trai thời chiến đã đành nhưng phận gái muôn vàn khổ hơn. Sau chiến tranh trong số những người con gái ấy có ai được ngồi ở vị trí VIP của Đảng và nhà nước không các bác hay là trong đám đông những người đi làm thuê, cam chịu số phận muôn phần đắng cay của mình. Angry Angry Angry
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM