Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:33:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cộng Đồng Người Việt Nam ở nước ngoài & Pháp luật nước sở tại  (Đọc 137786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #210 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 12:39:55 am »

Moskva: Người Việt cũng dính lứu đến ma túy mại dâm

Cảnh sát Nga kiểm tra lao động. Ảnh minh họa, nguồn: NLD.

     Video: Bắt ổ ma túy và mại dâm Trung Quốc - Việt Nam  trên đường Stavropolskaya ở vùng Đông nam Moskva. Bắt công dân Tajik bán ma túy gần chợ Sadovod, Lại phát hiện khu trồng cần sa ở ngọai ô Moskva......
Xem tin,clip ở đây
Nguồn: vesti-moscow.ru/ Baonga
http://nguoiviet.eu/tin-the-gioi/moskva-nguoi-viet-cung-dinh-luu-den-ma-tuy-mai-dam.html


Với mức giá trung bình 28,3 rúp/lít xăng 95 (tỉ giá 1 USD đổi được khoảng 31,5 rúp) vào thời điểm bắt đầu 6 tháng cuối năm 2012 ở Nga được coi là mức thấp kỷ lục.
Tiếp đến những nước có giá xăng rẻ đều là thành viên Liên minh Hải quan. Xếp sau Nga là Bêlarút với mức giá trung bình 28,7 rúp/lít và vị trí thứ ba thuộc về Cadắcxtan với 30,6 rúp/lít. Trong khi đó, giá xăng ở châu Âu lại đắt hơn rất nhiều. Đứng đầu là Na uy với 79,8 rúp/lít và các vị trí tiếp theo lần lượt là Italia (71,1 rúp/lít), Hà Lan (70,1 rúp/lít).

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng sự giàu có “vàng đen” không tác động đến giá xăng. Ví dụ, NaUy cũng như Nga là những nước khai thác dầu khí, song mức thuế cao là nền tảng chính sách xã hội của NaUy, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi giá xăng cao như thế.

Bên cạnh việc thống kê giá xăng, các chuyên gia còn đưa ra bảng xếp hạng khá “tò mò” về khả năng mua xăng ở một số nước. Điều này có nghĩa là khối lượng xăng có thể mua được bằng mức lương trung bình. Về phương diện này, mặc dù giá xăng ở phương Tây rất đắt, song trên thực tế người dân nhiều nước dễ dàng mua xăng hơn nhờ có thu nhập cao. Ví dụ, NaUy đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng này, chỉ sau Lúcxămbua, trong khi đó Nga chỉ đứng ở vị trí thứ 16 trong số 32 nước lọt vào danh sách này. Người dân các nước như Ucraina, Bungari, Rumani, Látvia và Hunggari có khả năng mua được ít xăng nhất nếu căn cứ vào mức thu nhập.

(Nguồn: auto.mail.ru)
Nguồn: hoidoanhnghiep.ru


 Trực thăng của Tổng thống Nga suýt va vào máy bay tư nhân
Hồi tháng 5 năm 2012, trực thăng Mi-8 của tổng thống Nga suýt va vào một máy bay tư nhân trên bầu trời. Báo Izvestia đưa tin này vào ngày 16 tháng 8. Theo tờ báo, nhà chức trách đã nỗ lực giấu sự việc.

Tổng thống Putin bước ra khỏi trực thăng (Nguồn ảnh: Mikhail Klementiev/RIA Novosti)

Vụ việc xảy ra vào ngày 26 tháng 5. Gần ngôi làng nhỏ Buzharovo, một máy bay thể thao Rockwell CN Commander 112TSA với số đăng ký RA-0988G đã mạo hiểm vượt vào đường bay của máy bay trực thăng tổng thống. Cả hai an toàn rẽ ra trên không.

Theo lời nguồn tin của tờ báo, cơ trưởng trực thăng tổng thống Nga đã báo cáo lại sự việc này. Ông cho biết, máy bay thể thao gần như bay vượt trên đầu trực thăng. Trong khi đó, không phận phải được giải phóng khi phi cơ tổng thống di chuyển.

Báo Izvestia viết rằng thông tin về vụ việc được giấu kỹ đối với giới truyền thông cũng như các cơ quan giám sát. Chỉ một vài giờ sau đó, Rosaviatsia và Rostransnadzor mới biết về tình huống này, mặc dù theo qui định, bức điện sơ bộ về sự cố phải được gửi đi ngay lập tức.

Các nguồn tin tại cơ quan vận tải hàng không Nga cho hay, cuộc điều tra đã kết thúc. Phi công vi phạm tên là Alexandr Ryabinin. Như đã làm rõ, giấy chứng nhận phi công nghiệp dư của người này quá hạn, phi cơ không có chứng chỉ đủ điều kiện bay. Ngoài ra, phi công Alexandr Ryabinin đã cất cánh mà không thông báo với cán bộ không lưu. Đối tượng vi phạm đã bị phạt hành chính 2.000 rúp.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru



Lao động nước ngoài bất hợp pháp xây nhà cho ở quân đội tại tỉnh Novosibirsk

Theo tin hãng RIA ngày 16/8/12 trích nguồn từ Sở Nội vụ tỉnh Novosibirsk, cảnh sát vừa phát hiện được 50 lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp trên công trường xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh. ...
http://www.baonga.ru/vi/tin-moi-nhat.nd203/nga-kiem-tra-nguoi-nhap-cu-o-khap-noi.i21103.html

Nga: Kiểm tra lao động nhập cư sau khi dân biểu tình

Dân làng Chiến thắng chặn đường xa lộ đêm 10-8-2012

 

Hãng Interfax ngày 14-8-2012 đưa tin: ông Alexander Drozhdenko, Thống đốc tỉnh Leningrad ra lệnh kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, nơi người nước ngoài nhập cư có thể làm việc trong tỉnh......
http://nguoiviet.eu/tin-the-gioi/nga-kiem-tra-lao-dong-nhap-cu-sau-khi-dan-bieu-tinh-.html
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #211 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 12:05:22 pm »

Ba Lan
Ba Lan đã có chùa Nhân Hoà

Sau bao nhiêu năm ước mơ và phấn đấu, sau những tháng ngày đớn đau bầm giập, cộng đồng người VN tại Ba Lan từ nay đã có chùa NHÂN HOÀ. Đối với những người con Việt mang tấm lòng hướng về quê hương đất nước, những Phật tử nhất tâm phụng sự chính pháp thì đây là niềm vui tràn ngập không thể nói thành lời. Và có cả những rưng rưng cảm động thầm kín.


Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay ở châu Âu, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới cuộc sống đang có thật nhiều khó khăn vất vả. Tuy không phải ai cũng giàu có nhưng đa số bà con ta tại Ba Lan ai cũng đã có mái nhà che đầu, có bữa cơm ăn hạnh phúc, có phương tiện hiện đại để di chuyển. Con cái ta được cắp sách tới trường, gia đình ta được hưởng những phúc lợi của một xã hội văn minh, ta được sống giữa lòng châu Âu thanh bình trong sự rộng lượng của mảnh đất quê hương thứ hai. Ta ở xa Tổ Quốc nhưng hơi ấm từ Đất Mẹ luôn luôn sưởi cho ta. Làm sao ta quên được những ân tình ấy!

   Hàng ngàn năm trước xa xưa, tổ tiên ông bà còn gian khổ hơn nhiều, cha mẹ ta nghèo khó hơn nhiều mà làng nào cũng:
                 Quê tôi có gió bốn mùa
      Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm

  Vậy mà ở nơi đây ta lại cứ mãi cọ xát với nhau. Có vẻ như một lúc nào đó ta đã rời xa Chính niệm mà vô tình tự chà đạp lên mảnh đất tâm linh thiêng liêng của chính mình và của con cháu mình... Nhưng đó đã là câu chuyện của ngày hôm qua. Ba Lan giờ có chùa NHÂN HÒA của cả một cộng đồng người Việt. Những chướng duyên nghịch cảnh sẽ không bao giờ hết. Nhưng "đã có đường đi rồi, con không còn lo sợ".

 NHÂN HÒA là mong ước của mỗi người con Việt. NHÂN HÒA là lời nguyện của những Phật tử sống theo tinh thần LỤC HÒA Đức Phật truyền dạy. NHÂN HÒA là kim chỉ nam của cả cộng đồng. Hết mưa rồi sẽ nắng. Hết hờn giận rồi sẽ lại an vui. Hết âu lo rồi sẽ lại thảnh thơi. Ta ung dung đi qua các thị phi, ta nhẹ nhàng vượt khỏi mọi tị hiềm cay cú, ta bao dung hóa giải những lỗi lầm. Để tất cả sẽ được cùng bên nhau quây quần dưới mái chùa NHÂN HÒA.

 Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

Warszawa, 15/08/2012
Phật tử An Phương   - nguồn vietinfo.eu
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #212 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 05:37:29 pm »

Luật Séc
Số sinh của Séc và các bước xin cấp

nh minh họa, nguồn: TV Nova.

 

Mỗi trẻ em sinh ra tại Séc đều được nhận một mã số nhận dạng được gọi là số sinh. Người nước ngoài sống tại Séc trên cơ sở giấy phép cư trú được phép có số này.


Vấn đề pháp luật: Số sinh

Số sinh tại Séc được lập ra như một con số nhận dạng, được dùng cho nhiều thủ tục, thông dụng hơn cả số chứng minh thư nhân dân. Cấu trúc của nó bao gồm 10 chữ số RRMMDD/XXXX, nếu hợp lệ, phải chia hết cho 11.
- 2 chữ số đầu (RR) là năm sinh.
- 2 chữ số giữa (MM) là tháng sinh. (Nếu là phụ nữ thì cộng thêm 50, tức là 51 nếu sinh tháng 1, là 60 nếu sinh tháng 10.
-2 chữ số cuối (DD) là ngày sinh.
-4 chữ số sau dấu gạch (XXXX) là mã số được tạo để phân biệt giữa những người sinh cùng ngày.

Số sinh được bắt đầu đưa vào sử dùng từ năm 1954. Những ai sinh trước đó cũng được cấp số sinh, nhưng chỉ có cấu trúc 9 chữ số, tức 3 chữ số sau dấu gạch và không chia hết cho 11.

Đối tượng xin cấp

- Người nước ngoài sống tại Séc trên cơ sở giấy phép cư trú, tức đã có dlouhodobý pobyt – cư trú dài hạn, hay trvalý pobyt – cư trú dạng định cư, mà chưa có số sinh, có thể xin Bộ nội vụ Séc cấp số sinh.

- Với những người chưa có cư trú, trong trường hợp được cấp giấy phép cư trú dlouhodobý pobyt – cư trú dài hạn, hay trvalý pobyt – cư trú dạng định cư, sẽ được Bộ nội vụ tự động cấp luôn cho số sinh mà không phải đề nghị. Số sinh này sẽ được ghi vào thẻ cư trú của họ.

Đệ đơn

Đơn xin cấp số sinh có thể mang trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Bộ nội vụ tại địa chỉ: Ministerstvo vnitra, odbor správních činností, náměstí Hrdinů 3, 140 21 Praha 4.

Đơn được viết bằng tiếng Séc hoặc được dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Séc  với dấu của phiên dịch quốc gia. Chữ kí trong đơn phải được công chứng hoặc kí trực tiếp trước mặt viên chức Bộ nội vụ tại địa chỉ trên.

Nội dung đơn bao gồm:
- họ và tên,
- ngày tháng năm sinh,
- nơi sinh (quốc gia, địa phương)
- giới tính
- quốc tịch
- kèm theo bản sao giấy khai sinh đã qua dịch và công chứng.

Thời hạn xét đơn, chi phí

Đơn xin cấp số sinh được gửi kèm theo lệ phí 1000,- korun dưới dạng tem. Sau khi nhận đơn, Bộ nội vụ có 30 ngày để xem xét và quyết định.
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
MVČR
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #213 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 05:31:36 am »

Công dân hạng hai? - Nguyễn Hoàng (Berlin)
15.08.2012 21:24

(NguoiViet.de) Cộng đồng Việt ở Đức đang dần trở thành một bộ phận không thể thiếu và đang đóng một vai trò nhất định trong xã hội. Thế hệ thứ hai, thứ ba ra đời cùng với những thành tựu đạt được trong học tập, công tác và cuộc sống của họ đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên không ít người trong cộng đồng này vẫn cho rằng họ không có tương lai ở đây, bởi họ chỉ là công dân hạng hai hay hạng ba gì đó và vì thế mà bị phân biệt đối xử. Các kiểu vận dụng ngôn từ như ”tha phương cầu thực”, “đất khách quê người”, “kiếp tha hương”… chỉ làm cho cuộc sống và xã hội ở đây bị hiểu một cách sai lệch và tư tưởng của họ càng thêm cực đoan.

Tác giả của bài viết sau đây cũng là một người Việt trong cộng đồng này cho biết về một trải nghiệm nhỏ trong cuộc sống, dưới góc nhìn của anh.

ệnh viện quân đội Đức (Bundeswehrkrankenhaus Berlin). Nguồn: Internet

 

Berlin, Thủ đô CHLB Đức, một ngày cuối hè 2012…

Trời nắng nóng, nhiệt độ giữa trưa lên đến hơn 30ºC, quả thật là không hề dễ chịu chút nào cho người dân đã từng quen sống ở đây, trong một môi trường thời tiết, khí hậu vốn dĩ ôn hoà gần như quanh năm suốt tháng. Trên đường gần trung tâm thành phố, cạnh một bến tàu điện, người lên, người xuống, mải miết, hối hả như tác phong sẵn có của họ, và cũng có thể càng hối hả thêm vì cái nóng bất thường.

Cùng hòa vào trong dòng người là một người đàn ông trung niên có ngoại hình châu Á. Đang đi đột nhiên bỗng anh ta khựng lại, lảo đảo ngã quỵ xuống đường, ôm bụng và quằn quại. Thấy cảnh đó, nhiều người đã đứng lại, hoảng hốt rồi chạy tới để thăm hỏi cứu hộ. Một phụ nữ có con nhỏ vội rút điện thoại cầm tay gọi ngay cấp cứu. Chưa đầy mươi phút sau, xe cứu thương đã có mặt. Bốn nhân viên cứu trợ vội vã, khẩn trương sơ cứu, rồi cấp tốc chở nạn nhân tới bệnh viện.

Nạn nhân là một người Việt tỵ nạn. Ở Đức đã vài năm nay, nhưng vì lí do không chính đáng, nên cuối cùng bị bác đơn, hiện đang được sống tạm dung và chờ ngày sẽ bị trục xuất về nước. Theo lời nạn nhân kể lại, khi đang đi bỗng dưng bị giật mạnh, người như bị có kim đâm vào các đốt cột sống, đau buốt nhói đến tận tim gan và không thể nào đứng lên đi tiếp được nữa. Vào viện ngay lập tức anh được đưa thẳng vào khoa cấp cứu, tiêm thuốc giảm đau và chiếu chụp toàn thân để xác minh nguyên nhân. Không hề cần biết là người nước nào, tình trạng cư trú và bảo hiểm ý tế của anh ra sao, việc điều trị đã được tiến hành như với bao bệnh nhân khác.

Hầu hết tất cả mọi người dân sống ở Đức đều có chế độ bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc y tế. Đó là nghĩa vụ đồng thời cũng là quyền lợi của tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu là người tỵ nạn, lưu vong không có giấy tờ, họ sẽ không thể nào có bảo hiểm được. Vì thế trong trường hợp này có thể sẽ không được trả một đồng xu cho công việc của mình, song các nhân viên của bệnh viện từ y tá đến bác sỹ vẫn phải tận tình chăm sóc và dùng hết mọi khả năng để cứu chữa.
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #214 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 05:43:42 am »

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ của mình và tình trạng sức khỏa của bệnh nhân đã tạm ổn, nhân viên bệnh viện kiểm tra giấy tờ tùy thân để xác định danh tính mới biết nạn nhân là Tran V D, một công dân Việt nam, đang tỵ nạn ở Đức, không có bảo hiểm y tế và chỉ có rất ít tiền bạc mang theo trong người.

Bệnh không khỏi ngay, anh D phải nằm lại viện để tiếp tục điều trị. Vì một chữ tiếng Đức cũng không hề biết, buộc bệnh viện phải mời phiên dịch đến, bởi việc điều trị không chỉ dừng lại ở mức chiếu chụp và cho thuốc giảm đau. Phiên dịch được gọi vào lúc 2 giờ chiều của ngày hôm sau, khi xảy ra sự việc. Người viết bài này là phiên dịch viên đã được tận mắt chứng kiến toàn bộ những gì xảy ra sau đó ở bệnh viện này. Đó là bệnh viện quân đội Đức Bundeswehrkrankenhaus Berlin.

Bệnh viện quân đội Đức ở Berlin là một trong năm bệnh viện quân đội lớn và hiện đại nhất tại CHLB Đức. Bệnh nhân điều trị ở đó không chỉ là quân nhân đủ các cấp bậc mà còn bao gồm cả các thành viên của Chính phủ cũng như các nghị viện Quốc hội. Đáng kể hơn là tất cả dân chúng bình thường, trong đó có những người như anh D, một người Việt tỵ nạn và là một thành viên của cộng đồng chúng ta đang sống ở đây.

Ai đã đến từng đến bệnh viện này đều không khỏi có ấn tượng hết sức khác lạ so với những nơi khác. Hầu như tất cả các y bác sỹ đều trong đồng phục quân y, một màu trắng tinh, được là thẳng nếp với đầy đủ quân hàm, quân hiệu của mình. Không khí làm việc nghiêm túc cũng đã toát ra từ đó. Lẻ tẻ có một vài tình nguyện viên hay nhân viên vệ sinh là trong các bộ quần áo lao động bình thường vẫn thấy như ở các bệnh viện khác.

Vào phòng tiếp, sau khi tự giới thiệu là phiên dịch cho bệnh nhân Tran V D, được đáp lại bằng nụ cười rất tươi của một nữ y tá “xin mời vào, chúng tôi rất mừng vì ông đã tới “. Chỉ dăm phút sau, bác sĩ phụ trách và một y tá khác đã có mặt và cùng phiên dịch tới phòng bệnh nhân. Phòng rộng chừng 20 m² sạch sẽ, sáng sủa với đầy đủ tiện nghi như vẫn thường thấy trong các bệnh viện khác ở Đức gồm Tivi, điện thoại, nước uống, tủ cá nhân… Điều đáng chú ý là tuy rộng nhưng phòng chỉ có hai giường cho hai bệnh nhân, bên cạnh anh D là một công dân Đức. Tiêu chuẩn này thực ra chỉ để ưu tiên cho các bệnh nhân VIP có chế độ bảo hiểm sức khỏe đặc biệt như bảo hiểm tư hay bảo hiểm phụ thêm có chế độ cao cấp.

Sau khi hỏi chuyện bệnh nhân chừng 30 phút, biết rõ tình trạng và lai lịch bệnh tật từ trước tới nay, bác sỹ đã quyết định khám lại một lần nữa bằng biện pháp chiếu chụp cắt lớp MRT.

Bệnh nhân được chuyển sang khoa khác để làm thủ tục. Đích thân bác sỹ điều trị và một y tá trực tiếp vận chuyển bệnh nhân bằng xe đẩy dưới trời trưa nắng nóng để đến nơi chiếu chụp nằm riêng ở một khu khác cách đó chừng hơn trăm mét. Tuy rất nóng và mồ hôi nhễ nhại, nhưng cả y tá và bác sỹ vẫn luôn vui vẻ trong suốt quãng đường. Nhân có phiên dịch vị bác sỹ còn tranh thủ hỏi thăm thêm gia cảnh của bệnh nhân khi được biết anh ta là người tỵ nạn.

Đến khoa chiếu chụp, một nữ bác sỹ đã đứng tuổi bước ra tận cửa tiếp. Tuy giọng rất thiểu não nhưng nét mặt không hề cau có hay khó chịu “chúng tôi có quá nhiều bệnh nhân đang đợi , không biết phải làm sao bây giờ?”, nữ bác sỹ cho biết. “Nhưng đây là trường hợp ngoại lê, bởi chúng tôi không thể để phiên dịch chờ lâu đươc” bác sỹ điều trị trả lời. Họ muốn tiết kiêm cho nhà nước tiền công phiên dịch! Sau một lát trao đổi nữ bác sỹ chấp thuận để công dân Việt Nam của chúng ta “chen ngang” mà không cần bất cứ một loại “phong bì ” nào. Phòng chiếu chụp MTR có tới bốn nhân viên gồm bác sỹ, trợ lí và các chuyên gia. Thời gian chiếu chụp kéo dài chừng 30 phút. Các bác sỹ và chuyên gia xem xét kết quả tại chỗ và chẩn đoán bệnh trong một phòng kín với đầy đủ máy móc và phương tiện hiện đại. Bên ngoài phòng đợi, khách và bệnh nhân được phục vụ nước uống và giải trí bằng sách báo miễn phí.

Công dân Tran V D của chúng ta quả thực là bất hạnh khi lâm bệnh ở một nơi xa lạ mà như người ta vẫn hay nhắc đến là „đất khách quê người“ trong khi không hề có thân nhân bên cạnh, song anh hết sức tin tưởng và yên tâm khi phải nằm điều trị ở bệnh viện. Tuy vẫn còn rất đau đớn và chưa biết bệnh tình của mình sẽ ra sao nhưng anh vẫn cố gắng gượng trò chuyện với người phiên dịch về những gì anh đã trải qua mấy hôm nay, từ khi anh gục xuống bên đường được những người không hề quen biết giúp đỡ, đến khi được nằm trên giường nệm trắng tinh tươm trong một bệnh viện thuộc hàng hiện đại nhất nhì nước Đức mà ở những nơi khác người dân thường có nằm mơ cũng không bao giờ thấy, cho đến khi có cả phiên dịch bằng tiếng mẹ đẻ cho mình ở một đất nước hoàn toàn lạ lẫm không phải là Tổ quốc của anh.

Với người viết bài này, đây không phải là lần đầu tiên dịch thuật cho đồng bào mình trong bệnh viện này và cũng không phải là người ít tiếp xúc với cuộc sống, xã hội ở đây cho nên cũng không có gì để lấy làm ngạc nhiên về những điều đó. Thời gian sinh sống ở Đức gần 30 năm cùng công việc luôn phải tiếp xúc với con người, cho phép cảm nhận tương đối chính xác và đánh giá tương đối công bằng về những gì mắt thấy, tai nghe. Câu chuyện tương đối bình thường, lẽ ra không có gì đáng nói ở đây, song hình ảnh các y, bác sỹ của bệnh viện quân đội Đức- Bundeswehrkrankenhaus Berlin – trong bộ quân phục một màu trắng tinh khiết, mồ hôi nhễ nhại vì công việc và tận tụy với tất cả bệnh nhân bất chấp họ là ai, đến từ đâu và thuộc tầng lớp nào, vất vả nhưng vô cùng nhân văn trong cái nắng trưa hè giữa thủ đô Berlin luôn hiện ra trước mặt, đeo đuổi buộc phải viết ra những dòng này để chúng ta cùng suy ngẫm.
Berlin, hè 2012

Nguyễn Hoàng

(Trang  văn nghệ Tuổi trẻ Hà Tĩnh bài số 10)
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #215 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 05:28:38 pm »

Chỉ cần ở VN,xã hội đi vào trật tự,an ninh,giáo dục và y tế bảo đảm và công bằng,văn minh.Đếch thèm ở đây nữa,cày thế đủ rồi về VN sắm cái xe Audi Q7 chạy du ngoạn đến hết đời,thăm thú những nơi tuổi trẻ đã đặt chân đến,đã lăn lộn kiếm sống và để còn tồn tại.Được thế là toại nguyện lắm rồi,ôi VN quê tôi nghĩ đến y tế mà rùng mình,bệnh viện hiện đại nhất VN có 02 giường tổng thống  Grin Grin Grin Grin Grin...chao ôi,không bằng cái giường vợ tôi nằm đẻ,còn vấn đề phục vụ và chữa trị của nhân viên y tế nữa chứ . Cheesy
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #216 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 12:43:21 am »

hehe ,bác KH
Cách đây mấy năm,bố vợ ông anh tầm 80 tuổi,ở nhà 1 mình thì đau bụng vật vã,may mà kịp gọi cho con cháu về.Đưa vào BV Xanh-pôn cấp cưu,xe tacxi đưa vào khu cấp cứu,thì được BS trực bảo đợi,vì bệnh nhan thì nhiều,mà BS,y tá,...lại ít ,con lúc đó cứ đứng đực mặt ra thôi,được 1 lúc thì lân la hỏi những người bệnh bên cạnh,họ bào phải đặt vấn đề " đầu tiên = tiền đâu "  Cry Cry ngay với BS,thì ông cụ mới được khám nhanh,còn không thì....cứ xem phim " hãy đợi đấy " miễn phí nhá.Nghe mọi người khuyên thế,bà chị liền lấy tờ 500 ngàn ,cho vào phong bì đưa cho BS phụ trách ca trực,sau 10 " ông cụ được khám ngay,và BS nói chậm 10-15" nữa là bị bục dạ dày.Sau đó mới biệt thêm là cũng có 1 cụ ông khác,vào từ lâu nhưng chưa đến lượt ,con cháu ông cụ đó có " phong bao " cho BS 300 ngàn,cứ tưởng được ưu tiên khám ngay,ai ngờ gặp bố vợ ông anh ," phong bao " gần gấp 2 lần,lên được ưu tiên số 1,còn ông cụ 300 tụt xuống hạng 2  Cry Cry Cry
Chứ việc dúi vai chục ngàn cho y tá,hộ lí để khi thay bông bang họ làm nhẹ nhàng,khi tiêm kháng sinh họ tiêm từ từ ,để xin thay được bộ ga,đệm.....là " luật bất thành văn " từ lâu rồi .Chả hiểu sau này khi còn ngồi trên giàng đường trường Y,các SV có được học mấy lời thề của Ông Tổ ngành y không  Huh Huh
Ngày xưa thì " lương y như từ mẫu "
Ngày nay thì " lương y như hổ vồ "
Số y,bác sĩ,hộ lý mà còn " lương tâm " thì ít nắm,đếm đầu ngón tay mà thôi
Ngay viện mắt TW ở Bà Triệu - Hà nôi hình bà Giám đốc BV như cũng kiện tụng về việc tráo thủy tinh thể,khi thay mắt miễn phí,hay có phí cho người bệnh....khiến bao người sau khi thay Thủy tinh thể 1 thời gian ,đều bị lòa,mù ...giờ " lợn què thành lợn cụt "

Người Việt khắp nơi
Ba Lan: Câu chuyện có hậu của cô bé Khánh Chi

Khánh Chi và mẹ. Ảnh: Sławomir Kamiński / Agencja Gazeta .

 

LTS- Nhiều người Việt đang sinh sống tại Ba Lan lại có giấy tờ cư trú tại Séc, tuy nhiên con số này phần nào đã giảm sau đợt ân xá tại Ba Lan. Rất nhiều tình cảnh éo le với người Việt tại đây không có giấy tờ cư trú và Khánh Chi trong phóng sự sau là một ví dụ.


Một cô bé Việt Nam 3 tuổi, tên Khánh Chi, bị nhà chức trách Ba Lan yêu cầu rời khỏi lãnh thổ nước này, rồi có thể xin visa quay trở lại, nếu muốn sinh sống lâu dài tại Ba Lan cùng bố mẹ.

 Sở dĩ có chuyện phải ra, rồi quay lại vì Khánh Chi đang sinh sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Ba Lan, trong khi bố mẹ cô bé- Trí Việt và Hoàng Anh- có thẻ cư trú.

 Sinh tại cộng hòa Séc, rồi vượt biên vào Ba Lan, Khánh Chi không có giầy tờ khiến bé bị đủ thứ rắc rối. Thông thường, mỗi người ở Ba Lan, dù là dân bản xứ hay dân nhập cư, nếu cư trú hợp pháp sẽ có một số Pesel (số sinh), để đi học, đi khám chữa bệnh. Trong những năm trước kia, khi việc ‘số hóa’ tại Ba Lan còn chưa phát triển, Pesel chưa giữ vị trí quan trọng. Nhưng nay, bất kể việc gì cũng phải có Pesel, có thể coi như số của công dân.

Khánh Chi cùng mẹ. Ảnh: Gazeta.

       Nơi khám chữa bệnh của nhà nước không nhận Khánh Chi, cha mẹ cô phải trả tiền cho cả những mũi tiêm chủng mà đáng lý do ngân sách nhà nước tài trợ.
       Khánh Chi không phải là trường hợp cá biệt. Khi việc minh bạch hóa với hệ thống máy tính được đưa vào sử dụng rộng khắp, cũng là lúc nhiều trẻ em ngoại quốc, trong đó có Việt Nam gặp khó khăn với việc đăng ký học hành, khám bệnh, thi cử.
       Mới rồi, một học sinh trung học người Việt đã không được thi tốt nghiệp vì mang giấy tờ Séc và không kịp có số Pesel.

Cùng 2 phóng viên của TVP2 và giám đốc sở Ngoại kiều. Nguồn: danchimviet.
       Để có con số công dân này, người nước ngoài phải có thẻ cư trú ở Ba Lan và có đăng ký hộ khẩu ít nhất 3 tháng. Với việc số hóa rộng khắp hiện nay, nhiều trẻ em Việt Nam sống bất hợp pháp có nguy cơ thất học.
       Nhiều người đã phải ra khỏi lãnh thổ Ba Lan để xin vào lại với rất nhiểu rủi ro, bất trắc. Việc rời Ba Lan cũng có thể là chuyến đi không hẹn ngày trở lại vì visa vào Ba Lan hết sức khó khăn, đặc biệt với công dân Việt Nam.
      Cha mẹ Khánh Chi đã không lựa chọn như nhiều cặp cha mẹ Việt Nam khác là đưa bé về ở với ông bà và học hành trong nước. Họ đã tranh đấu cho số phận của con mình, vì mong muốn bé có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại quê hương thứ 2.
Theo mẹ cô bé, ở Hà Nội, con gái họ không tể tìm thấy một sân chơi yên tĩnh dành cho trẻ con, trong khi ở Ba Lan những chỗ như vậy có từng khu phố. Trí Việt và Hoàng Anh cũng mong muốn con của họ lớn lên sẽ không còn phải buôn bán quần áo nữa, công việc mà nhiều người Việt ở đây đã bất đắc dĩ phải làm để hy vọng vào tương lại sáng sủa hơn của thế hệ thứ 2. Cha cô bé, Trí Việt, có bằng kỹ sư nhưng không tìm được công việc thích hợp nơi quê nhà vì nếu không nằm trong bộ máy nhà nước hay không phải con ông cháu cha thì khó có thể kiếm được một chỗ đứng nhất định
       Nhờ sự giúp đỡ của Tôn Vân Anh và sau đó là sự vào cuộc của báo chí Ba Lan, cũng như sự lên tiếng của tổ chức Helsinki về quyền con người, cuối cùng bé Khánh Chi đã được ở lại Ba Lan hợp pháp cùng cha mẹ.
       Lãnh sự Ba Lan tại Séc đã giúp cô bé visa hợp pháp vào Ba lan và đây là sơ sở để làm cư trú cho bé trên lãnh thổ Ba Lan.
       Trước đó, dù Khánh Chi sinh ra tại Séc năm 2009 nhưng lãnh sự Ba Lan ở đây đã đòi hỏi nhiều thứ thủ tục, giấy tờ nhiêu khê, khiến cha mẹ bé phải bó tay.

Giám đốc Cục Ngoại kiều, Tomasz Cytrynowicz giải thích luật.
Trong chương trình phát hình sáng 17/8 trên kênh TVP2, với sự có mặt của bà Izabela Szewczyk, giám đốc sở ngoại kiều Warszawa, trường hợp của Khánh Chi đã được đưa ra như một dẫn chứng cho sự bất cập của luật pháp Ba Lan.

Hy vọng, sẽ có thêm những bé Việt Nam khác hợp pháp hóa được cư trú của mình và tìm được tương lai tốt đẹp hơn ở quê hương thứ 2.
Xem thêm clip ở đây
http://nguoiviet.eu/viet-nam-que-huong/ba-lan-cau-chuyen-co-hau-cua-co-be-khanh-chi.html
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #217 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 12:31:16 pm »

Bác sĩ sai sót, bệnh nhân chết sau mổ ruột thừa ở FV
Đại diện Bệnh viện FV TP HCM nhận đã có sai sót của bác sĩ trong cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên sau ca mổ ruột thừa tại đây. Bệnh viện sẽ lập hội đồng y khoa để có kết luận cuối cùng.......
http://vn.news.yahoo.com/b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-ch%E1%BA%BFt-sau-m%E1%BB%95-ru%E1%BB%99t-th%E1%BB%ABa-sai-032500236.html

* Sai 1 ly-đi 1 mạng người * Hic hic

Séc-Slovakia
Séc: Phát hiện 2 vườn cần sa của người nước ngoài
Mới đây, cảnh sát Séc đã phát giác liên tiếp 2 vườn cần sa của người nước ngoài nằm ở Đông và Tây Séc. Đầu tiên là vườn 2000 cây thuộc vùng Pardubice và sau đó là 1300 cây ở Tachov.


Pardubice

“Trước 12 giờ đêm ngày thứ bảy, 18/8 các đội cảnh sát đặc nhiệm vùng Hradec Králové đã đột nhập vào một khu nông trại tại một làng nhỏ thuộc Pardubice. Khi khám xét hiện trường, cảnh sát đã tìm thấy 2106 cây cần sa và đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho việc nuôi trồng ngoài trời và bắt tại chỗ 1 người ngoại quốc 38 tuổi,” phát ngôn viên cảnh sát Lukáš Maier cho hay.

Hiện tại, người nước ngoài này đã bị buộc tội sản xuất và tàng trữ bất hợp pháp các chất gây nghiện, ảnh hưởng tới thần kinh và chất độc hại. Với nó, anh ta có thể sẽ phải đối mặt với mức án 5 năm tù giam. Ngoài ra, người này còn dính thêm nghi vấn cư trú bất hợp pháp tại Séc, việc này đang được cảnh sát điều tra và làm rõ.

Đây được cho là vườn cần sa lớn nhất từ trước tới nay tại Đông Séc. Đồng thời, đây là vườn cần sa thứ tư với quy mô lớn bị phát hiện trong năm nay tại vùng này. Trước đó, vào hồi tháng năm, cảnh sát đã phát hiện ra một vườn cần sa với 795 cây tại Choltice. Một vườn khác được cảnh sát tìm thấy tại Pardubice là vào khoảng tháng ba năm nay. Vườn này có chứa 240 cây được đặt dưới tầng hầm của một cửa hàng tạp hoá ngay giữa trung tâm thành phố này.

Tachov

Không lâu sau vào ngày 20/8 cảnh sát cũng cho biết, họ mới phát hiện ra một vườn cần sa tại Tachov và bắt 2 người ngoại quốc ở độ tuổi lần lượt là 27 và 38. Từ tháng 4/2009 tới nay, tại một địa điểm được thuê lại tại làng Vysočany, 2 người này đã nuôi trồng cấp tốc loại cần sa Ấn Độ bằng cách sử dụng hệ thống trồng cây dưới nước. Họ đã chăm sóc ít nhất 1281 cây cần sa với chiều cao từ 20 đến 50 cen-ti-mét và còn thực hiện nhiều hành vi phạm pháp để thu được chất ma tuý.

Hiện 2 người này đang bị tạm giam tại đồn cảnh sát theo quyết định của toà án quận Tachov và cũng bị buộc tội tương tự.
Ngọc Minh - vietinfo.eu
ceskatelevize.cz, policie.cz

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #218 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 01:25:13 pm »

Ba Lan cho phép hai quốc tịch - cơ hội cho người Việt
16.08.2012 00:37

Quốc gia láng giềng lớn của Ukraina và là thành viên của Liên minh Châu Âu là Ba Lan đã cho phép có hai quốc tịch và đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch cho người nước ngoài, trong số đó có người Ukraina và người Việt Nam.
Từ ngày 15 tháng 8 năm nay tổng thống có thể cấp quốc tịch Ba Lan cho tất cả người nước ngoài.

Như PV TTX Unian đưa tin từ Warsava những thay đổi tương ứng đã được đưa vào luật về quốc tịch Ba Lan và có hiệu lực từ ngày hôm nay, 15 tháng 8 năm 2012. “Từ ngày 15 tháng 8 tổng thống có thể cấp quốc tịch Ba Lan cho tất cả những người nước ngoài không phục thuộc vào việc người đó có song lâu như thế nào ở Ba Lan”, - tại bộ nội vụ Ba Lan người ta lưu ý cho TTX Unian biết.

Trước đây việc người đứng đầu nhà nước cấp quốc tịch chỉ trong “những trường hợp đặc biệt”. Luật mới đồng thời cho phép cấp quốc tịch cho tất cả người nước ngoài, không có hạn chế trong khuôn khổ thủ tục của Voevod (chủ tịch tỉnh) quy định và giảm thời hạn cần thiết để nộp hồ sơ, thời gian sống “thường trú công khai” (legal) ở trong nước đến 3 năm.

Để nhận quốc tich Ba Lan từ chủ tịch tỉnh, ngoài 3 năm sinh sống công khai cần phải có thu nhập khẳng định nơi ở bằng hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và biết tiếng Ba Lan. Trước đây chỉ có những người không quốc tịch và người nước ngoài có hôn nhân với người Ba Lan, những người có cha mẹ sau khi sinh con lại đi nhận quốc tịch nước khác thì mới được cấp quốc tịch Ba Lan.

Luật mới đồng thời hủy bỏ quy tắc từ chối quốc tịch cũ đối với những ai xin cấp quốc tịch Ba Lan, - phòng báo chí bộ nội vụ Ba Lan cho biết. Bộ nội vụ đồng thời cũng cho biết luật về quốc tịch mới này đã được thông qua từ năm 2009 nhưng chỉ được chính thức công bố vào tháng 2 năm nay sau khi Tòa pháp hiến thừa nhận tính chất hợp hiến của một điều khoản trong luật mà tổng thống Ba Lan khiếu nại.

“Từ ngày 15 tháng 8 những người nước ngoài đã sống lâu ở Ba Lan và tương thích với đời sống xã hội, biết tiếng Ba Lan, có nguồn thu nhập, tôn trong pháp luật và trật tư theo luật định, không có nguy cơ đối với an ninh và quốc phòng Bal an thì đều có thể làm đơn xin cấp quốc tịch Ba Lan”, - bộ nội vụ Ba Lan nhấn mạnh. Theo số liệu của sơ di trú Bal an, trong quốc gia 38 triệu dân này có trên 100 ngàn người nước ngoài chính thức, trong số đó có 30 ngàn người Ukraina nhưng chỉ có 18 ngàn người có thẻ định cư (legalizated) còn 12 ngàn có thị thực dưới 2 năm.

PS: Hiện không có con số chính thức về số lượng người Việt ở Ba Lan, nhưng theo một số nguồn không chính thức thì ở Ba Lan có khoảng 40-50 ngàn người Việt sinh sống. Những người Việt Nam có hộ chiếu Ukraina thiết nghĩ cũng có cơ hội để nhận quốc tịch Ba Lan nếu như khắc phục được những yêu cầu giản đơn của luật quốc tịch mới của Ba Lan.

Hoàng Xuân Kiểm (Theo Unian

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #219 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 01:43:08 pm »

Kinh doanh
ZeekRewards lừa đảo bán hàng đa cấp, nhiều người Việt là nạn nhân
Lại thêm một bằng chứng lừa đảo của kinh doanh đa cấp. Ngày hôm thứ sáu vừa qua, tin tức ZeekRewards bị đóng cửa đã làm rúng động nhiều người Việt vì rất nhiều người Việt đã đóng tiền vào công ty này để hy vọng kiếm được lợi nhuận cao, khoảng 1.5% mỗi ngày.


Sau khi nghe tin trên, chúng tôi đã tìm kiếm những bài vở tin tức trên các trang mạng, và có khá nhiều bài viết về vấn đề này.

SEC (viết tắt từ The Securities and Exchange Commission) cho biết là ủy ban này đẵ đóng cửa ZeekRewards.com, một công ty có khoảng hơn 1 triệu khách hàng, mà mỗi người bỏ ra tối đa là 10 ngàn Mỹ kim, và kinh doanh theo kiểu online Ponzi and pyramid scheme (lừa đảo theo kiểu Ponzi và kim tự tháp trên mạng).

SEC tố cáo người chủ của công ty là Paul Burks, cư dân của thành phố Lexington, tiểu bang North Carolina, và công ty của ông ta là Rex Venture Group, đã kiếm tiền qua trang mạng ZeekRewards.com, mà trang mạng này chính thức hoạt động từ tháng 1, 2011.....
http://vietinfo.eu/kinh-doanh/zeekrewards-lua-dao-ban-hang-da-c%E1%BA%A5p-nhieu-nguoi-viet-la-nan-nhan.html

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM