Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:39:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cộng Đồng Người Việt Nam ở nước ngoài & Pháp luật nước sở tại  (Đọc 137796 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #100 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 04:05:52 pm »

SAO ĐỎ VẪN LÀ BIỂU TƯỢNG BỊ CẤM Ở HUNGARY
[01.06.2012 23:27 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Sao đỏ, như một biểu tượng của thể chế độc tài, vẫn tiếp tục bị cấm bởi Bộ Luật Hình sự Hungary, theo tuyên bố của Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp Rétvári Bence.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3403

TÊN ĐƯỜNG PHỐ “CÓ YẾU TỐ CỘNG SẢN” SẼ BỊ CẤM?
[02.07.2012 12:22 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua, theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế độc tài, nhất là độc tài cộng sản.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3445

ĐIỆN NGUYÊN TỬ TẠI HUNGARY: KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ THUYẾT PHỤC
[09.06.2012 21:49 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

Nội các Hungary hiện cương quyết trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử, cũng như mở rộng nhà máy điện nguyên tử hiện đang vận hành tại TP Paks. Tuy nhiên, Budapest lấy đâu ra kinh phí cho dự án đầu tư khổng lồ ấy, trong khi Hungary đang lâm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay?

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3418
( các nước họ thấy sự nguy hiểm của DHN,không kinh tế như Nhật,Đức giờ thêm Hunggari len dần dần từ bỏ,còn VN ta thì bằng mọi giá phài làm DHN là sao nhỉ.Mấy năm trước Hung cũng bị tham họa " bùn đỏ " do khai thac bauxit làm nhôm mà ra,ta có cái Bauxit Tây nguyên tốn bao giấy mực .....mà vẫn cố làm cho bằng được.Sao mấy cái mỏ đó không để dành cho con cháu sau này chúng lớn lên " học nhiều- biết rộng " chúng có tý vốn làm ăn nhỉ )
CỰU TỔNG THỐNG HUNGARY ĐÒI BIỆT THỰ NHÀ NƯỚC
[30.05.2012 21:53 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Gần hai tháng sau khi từ chức, ông Schmitt Pál mới cho biết ông đề nghị được cấp nhà công vụ mà ông sẽ được sử dụng cho đến cuối đời, theo tin của tờ nhật báo lá cải "Blikk".

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3396

( trông nười lại nghĩ đến ta )

Dịch” đạo văn tại Hungary : ĐẾN LƯỢT CỰU THỦ TƯỚNG CÁNH TẢ BỊ NHIỄM
[10.05.2012 22:49 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

Cuối tháng 4 vừa qua, các phương tiện truyền thông Hungary một lần nữa lại rộ lên nghi án đạo văn đối với cựu thủ tướng Gyurcsány Ferenc, hiện nay đứng đầu tập hợp Liên minh Dân chủ và vẫn là một lãnh tụ đối lập sáng giá tại Hungary, được coi là đối thủ khả dĩ duy nhất của Thủ tướng Orbán Viktor.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3365
( nước ngoài quan chức dính " đạo văn " phải từ chức ."Nước trong " quan chức lại lên chức vù vù do " đạo văn -bằng giả " ... Cry Cry

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, DÂN CHÂU ÂU THÍCH MÌ ĂN LIỀN VIỆT NAM
[06.06.2012 12:12 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) “Khủng hoảng kinh tế Châu Âu cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp chúng ta, thế nhưng không phải là không có lối thoát. (...) Không một ai, một tổ chức nào ngăn cản hàng hóa của chúng ta. Chỉ có một điều duy nhất ngăn cản chúng ta, đó là ý chí và quyết tâm LÀM NHƯ THẾ NÀO VÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU”.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3434

NGƯỜI VIỆT KINH DOANH CẦN SA LẠI SA LƯỚI PHÁP LUẬT
[15.06.2012 14:06 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Các nhân viên Cục Điều tra Quốc gia (NNI) và Trung tâm Chống khủng bố mới đây đã bắt được những nghi can Việt Nam bị tình nghi là kinh doanh ma túy cùng lượng tiền mặt trị giá chừng 20 triệu Ft và khoảng 14kg cần sa.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3426

LÍNH GÁC THỤY SĨ Ở VATICAN
[24.06.2012 12:46 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Tại sao đội lính gác tại Tòa Thánh Vatican lại phải là người Thụy Sĩ? Các hướng dẫn viên du lịch thường không giải thích kỹ lắm về thắc mắc này, mặc dù đây là điều không ít người quan tâm.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3439

TRỨNG VÀ LỄ PHỤC SINH TẠI CHÂU ÂU
[07.04.2012 20:21 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Khi những bông thủy tiên nở vàng ngoài vườn, bầu trời quang đãng hơn và những tia nắng bắt đầu hửng lên trên những chồi non, đó là lúc mùa xuân đã thực sự quay về sau những ngày tháng mùa đông giá lạnh.

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3330
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #101 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 04:44:06 pm »

Thủ tục cho người đã bị trục xuất từ Đức về Việt Nam, nay muốn đi du học ở Đức
16.07.2012 23:14

(NguoiViet.de) Kính gửi báo NguoiViet.de!

Tôi có con trai 20 tuổi, nay cháu đang học đại học ở Hà Nội. Cháu được sinh ra ở Đức, sau đó bị trục xuất về cùng gia đình năm cháu 11 tuổi. Vậy bây giờ cháu sang Đức du học thì có được không? Mong nhận được sự trả lời sớm nhất có thể. Chân thành cảm ơn quí báo.

Nguyễn Hằng Nga.

Hình minh họa (Internet)

Trả lời:

Chị cần biết rằng, theo điều 11 luật cư trú (§11 Aufenthalt G) khi bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh vào Đức và các nước trong khối Schengen vô thời hạn. Nếu muốn quay lại Đức, trước hết phải xóa lệnh bị trục xuất (cấm vào Đức ) và phải chi trả toàn bộ tiền chi phí cho việc bị trục xuất đó. Trường hợp của con chị có thể làm việc trực tiếp với sở ngoại kiều quản lý cháu trước đây hoặc ủy quyền cho luật sư xin xóa lệnh cấm vào Đức. Sở ngoại kiều quản lý con chị trước đây sẽ liên lạc với các bộ phận liên quan đến trục xuất con chị và ra một thống kê chi phí cho việc bị trục xuất đó gọi là Leistungsbescheid và một quyết định thời hạn cấm vào Đức gọi là Befristungsbescheid. Khi trả tiền và hết thời hạn bị cấm vào Đức, con trai của chị mới có thế nhập cảnh quay lại Đức được .

Còn việc du học tại Đức thì kể từ 01.01.2007, tất cả các thí sinh muốn sang Đức du học trước tiên phải nộp hồ sơ tại bộ phận kiểm tra học vấn (Akademische Prüfstelle, viết tắt là APS ) tại Đại sứ quán Đức ở Hà nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học, cao đẳng tại Đức, đồng thời kiểm tra các chứng chỉ học tập.

Chứng chỉ do APS cấp là điều kiện để xét đơn cấp thị thực đi học tiếng Đức, học dự bị Đại học hoặc học Đại học/cao đẳng tại Đức. Việc phỏng vấn tại bộ phận APS có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Có chứng chỉ của APS mới có thể sang Đức học tiếng Đức từ A1 đến C2 và thực hiện được việc du học. Như vậy con chị muốn du học tại Đức cần phải giải quyết hai vấn đề trên.

Chuyên gia tư vấn Bùi Quang Huy
nguon:NguoiViet.de!

Thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe Việt Nam
01.07.2012 16:04

(NguoiViet.de) Hỏi: Tôi là Việt kiều định cư ở Úc đã lâu và có bằng lái xe ở Úc. Tôi đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Lãnh sự quán Việt Nam ở Úc. Tôi thường xuyên về Việt Nam thăm gia đình và sắp tới tôi muốn ở lâu dài tại Việt Nam, nên muốn xin đổi bằng lái xe Úc sang bằng lái xe Việt Nam để sử dụng khi cần thiết. Vậy xin hỏi tôi cần phải làm những thủ tục gì, lệ phí và cơ quan tiếp nhận hồ sơ?

Bằng lái xe Việt Nam. Hình minh họa (Internet)

Trả lời:

Căn cứ tại điểm h, Khoản 5, Điều 44 và Khoản 4, Điều 45 Thông tư 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ(“Thông tư 07/2009/TT-BGTVT”); Mục 18, Thông tư 15/2011/TT-GTVT ngày 31 tháng 03 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (“Thông tư 15/2011/TT-BGTVT”) thì những thủ tục bạn cần chuẩn bị để đổi bằng lái xe do Úc cấp sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (theo mẫu quy định tại Phụ lục 29, Thông tư 07/2009/TT-BGTVT) có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương;

- Bản dịch giấy phép lái xe ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam hoặc cơ quan công chứng mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe;

- Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh của bạn, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam hoặc bản sao chụp chứng minh nhân dân;

- 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiếu giấy chứng minh nhân dân;

Khi đến đổi giấy phép lái xe, bạn phải xuất trình giấy phép lái xe do nước ngoài cấp, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chứng.

Hồ sơ trên được lập thành 02 (hai) bộ, 01 (một) bộ gửi trực tiếp đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài, 01 (một) bộ bạn tự bảo quản.

Lệ phí đổi giấy phép lái xe: 30.000 đồng (Thông tư 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29 tháng 07 năm 2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư 73/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14 tháng 05 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29 tháng 07 năm 2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội

Thủ tục cho người Việt mang quốc tịch nước ngoài muốn về Việt Nam ở luôn với con cháu những năm tháng cuối cùng
14.01.2012 01:03

(NguoiViet.de) Hỏi: Bố, mẹ tôi năm nay đã trên 70 tuổi, hiện định cư tại Mỹ, đã có quốc tịch Mỹ. Nay muốn về Việt Nam ở luôn với con cháu những năm tháng cuối cùng. Xin hỏi cần những thủ tục gì?
Trả lời:

 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố, mẹ bạn muốn về sinh sống lâu dài và đăng ký thường trú tại Việt Nam thì cần thực hiện những thủ tục sau:

Mục II- Trình tự thủ tục giải quyết cho Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCNN) về Việt Nam thường trú của Thông tư số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12/05/2009 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn giải quyết cho CDVNĐCNN đăng ký thường trú tại Việt Nam quy định:

Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:

1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);

2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

3. Bản sao một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam như: Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam…

4. 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm (02 tấm dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời);

5. Một trong những giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam.

Nơi nộp hồ sơ:

CDVNĐCNN đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:

- Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;

- Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người xin về việt nam thường trú:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:

 Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị về Việt Nam thường trú. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) kèm theo ý kiến nhận xét về Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh;

Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh có trách nhiệm:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nhận ở trong nước hay do cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về), phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú;

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

 - Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh;

- Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho CDVNĐCNN về Việt Nam làm thủ tục đăng ký thường trú.

Trách nhiệm của CDVNĐCNN xin về Việt Nam thường trú:

 - Khai đúng sự thật về lai lịch, quá trình hoạt động và mục đích xin về Việt Nam thường trú;

- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính;

- Nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định;

- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi về nước phải liên hệ ngay với Công an tỉnh, thành phố nơi xin về thường trú để làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định.

Bạn có thể tham khảo thêm vấn đề này trên trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/bo_ngoai_giao/b_bng_077719_tt

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội

Gia hạn giấy phép lưu trú cho con ngoài giá thú ở Đức có phải thử ADN không?
10.03.2011 22:01

(NguoiViet.de) Cháu sang Đức theo diện du học, cháu sang học được 2 năm thì có bầu và làm thủ tục nhận con với một người có quốc tịch Đức. Khi con cháu sinh ra, con cháu mang họ mẹ và có quốc tịch Đức. Sau đó cháu được sở ngoại kiều gia hạn cho 3 năm, theo § 28. Hiện tại cháu còn 1 năm nữa phải đi gia hạn. Nhưng cháu có nghe có trường hợp cũng nhận con như cháu, nhưng người mẹ là trường hợp trong trại tị nạn thì khi gia hạn giấy tờ tiếp theo gần đây thì sở ngoại kiều yêu cầu phải thử ADN của đứa con với người cha, nếu đúng thì sở ngoại kiều mới cấp giấy cư trú.
Cháu mong các cô chú tư vấn cho trường hợp của cháu:

1. Luật này áp dụng từ thời gian nào, chỉ áp dụng ở một số tiểu bang (là những tiểu bang nào ạ) hay trên toàn nước Đức?

2. Luật áp dụng cho những đối tượng nào (trường hợp mẹ ở trong trại tị nạn hay cả đối tượng là sinh viên như cháu)

3. Trong trường hợp sở ngoại kiều yêu cầu thử nhưng cháu không đồng ý có được không ạ, và cháu có thể thuê luật sư bảo vệ cho hai mẹ con cháu không ạ?

4. Nếu cháu đồng ý thử mà kết quả không tốt cho hai mẹ con cháu thì trước khi đi gia hạn cháu phải làm những gì để mẹ con cháu không phải về.

Cháu mong nhận được sự giúp đỡ của cấc cô chú sớm vì cháu không biết hỏi ai và cháu rất lo lắng. Cháu xin chân thành cảm ơn và chúc cô chú trong ban biên tập sức khoẻ.

(DTQC)

Trả lời:

Luật định cư của người nước ngoài (Aufenthaltsgesetz) là bộ luật của liên bang và đã được chính phủ cũng như quốc hội Đức thông qua. Vì vậy bộ luật này được áp dụng trên toàn lãnh thổ Đức cũng như dành cho tất cả các công dân đang sinh sống ở Đức nhưng không có quốc tịch Đức.

Sở ngoại kiều thường không trực tiếp yêu cầu xét nghiệm DNA. Trong trường hợp sở ngoại kiều có nghi vấn về các thông tin được bên đương sự (ví dụ: người đặt đơn xin định cư ở Đức) cấp thì họ sẽ báo cho Viện kiểm sát theo điều § 95 AufenthG. Viện kiểm sát sẽ thụ lý hồ sơ và tiến hành công tác điều tra. Nếu thấy cần thiết họ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm DNA. Về vấn đề viện kiểm sát có được cưỡng bức để xét nghiệm hay không thì đó là một câu hỏi rất hay được tranh cãi vì nó liên quan đến nhiều bộ luật khác nhau (luật gia đình, luật tố tụng hình sự, v.v…).

Trong trường hợp bạn nêu ra thì cả mẹ và con đều có quyền chống lại quyết định yêu cầu xét nghiệm DNA. Thành công hay không phụ thuộc vào hồ sơ của từng cá nhân và không thể đưa ra kết luận cuối cùng trong thời gian hiện tại. Việc này khá phức tạp nên bạn có thể thuê luật sư giúp.

Về việc các công việc bạn phải làm trước khi gia hạn xin bạn lưu ý là chỉ có bạn phải gia hạn quyền cư trú. Cháu bé khi đã có quốc tịch Đức thì không còn nằm trong phạm vi quản lý của sở ngoại kiều (Ausländerbehörde).

Các thủ tục gia hạn phụ thuộc vào quyền cư trú của bạn. Nếu như bạn được cấp giấy phép cư trú theo điều 28 Aufenthaltsgesetz, thì các thủ tục gia hạn được điều chỉnh bởi chính điều luật này.

Vào đây đọc những hướng đẫn về Hoi-Đáp với pháp luật ,có nhửng trường hợp cụ thể
http://nguoiviet.de/nv/modules.php?name=News&op=viewcat&catid=13
Rồi vào Mục
                  Tin tức » Hỏi đáp/Văn bản Pháp luật
Phía bên dưới -bên tay phải trang
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #102 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 04:48:22 pm »

thêm 1 vi dụ về nhận con nuôi,con ngoài giá thú

Người chồng Đức có thể nhận con riêng của người vợ VN làm con nuôi không?
22.04.2010 13:31

(NguoiViet.de) Hỏi: Năm 2006 tôi kết hôn với một người Đức. Sau đó một tuần, hồ sơ xin đoàn tụ của tôi được chấp nhận. Tôi hiện làm bán thời gian cho văn phòng của chồng, lương netto là 450 Euro/tháng. Chồng tôi thu nhập trung bình đã trừ thuế là 90 nghìn Euro/năm. Chúng tôi ở nhà riêng, diện tích 200m2. Chồng tôi khai thuế chung và chi tiêu chung tài khoản
   Trang chính
Trang chủ    Ảnh cộng đồng mới    Ảnh cộng đồng cũ    Ngày này năm xưa    Truyện Kiều    Video
   
   
   Tin mới: Thủ tục cho người đã bị trục xuất từ Đức về Việt Nam, nay muốn đi du học ở Đức
Tin tức » Hỏi đáp/Văn bản Pháp luật    17.07.2012 11:44
Người chồng Đức có thể nhận con riêng của người vợ VN làm con nuôi không?
22.04.2010 13:31

(NguoiViet.de) Hỏi: Năm 2006 tôi kết hôn với một người Đức. Sau đó một tuần, hồ sơ xin đoàn tụ của tôi được chấp nhận. Tôi hiện làm bán thời gian cho văn phòng của chồng, lương netto là 450 Euro/tháng. Chồng tôi thu nhập trung bình đã trừ thuế là 90 nghìn Euro/năm. Chúng tôi ở nhà riêng, diện tích 200m2. Chồng tôi khai thuế chung và chi tiêu chung tài khoản...

Hình minh họa. Nguồn: Internet
Hình minh họa. Nguồn: Internet

Tôi có 2 con riêng, 1 cháu 12 tuổi và 1 cháu 10 tuổi (con ngoài giá thú) ở Việt Nam. Vì lý do gia đình, tôi không thể nhập hộ khẩu cho 2 cháu, nên khi nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Đức, tôi không đưa tên 2 cháu vào được.

Nay tôi đã được phép thường trú vĩnh viễn ở Đức. Xin hỏi:

   1. Vợ chồng tôi có thể bảo lãnh cho 2 cháu sang đoàn tụ được không?
   2. Chồng tôi muốn nhận 2 cháu là con có được không? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Nộp ở đâu?

Trả lời:

1. Đối với việc bảo lãnh con sang sinh sống tại Đức:

Vợ chồng bạn có thể bảo lãnh cho 2 cháu sang đoàn tụ được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của Đức (bạn nên tham khảo luật sư của Đức để được rõ vấn đề này). Pháp luật Việt Nam không hạn chế đối với việc xuất cảnh của con sang đoàn tụ với cha hoặc mẹ đẻ ở nước ngoài.

2. Đối với việc xin nhận con nuôi:

Theo điểm 1, Mục II Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì chồng có thể nhận con riêng của vợ làm con nuôi.

Căn cứ vào các Điều 35, 36, 40, 41, 44, 47 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/01/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68/2002/NĐ-CP, thủ tục xin nhận con nuôi được thực hiện như sau:

   1. Về hồ sơ:

a.1. Đối với người xin nhận con nuôi:

-                Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

-                Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;

-                Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;

-                Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;

-                Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

-                Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

-                Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

-                Bản chụp giấy chứng nhận kết hôn của người xin con nuôi với cha hoặc mẹ của trẻ em được xin làm con nuôi và giấy khai sinh của trẻ em đó để chứng minh quan hệ thân thích.

a.2. Đối với trẻ em:

-                Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

-                Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều này;

-                Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

-                Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

-                Bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
2. Thủ tục:
   Hồ sơ được làm được lập thành hai (02) bộ, do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp tại Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp.
  Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan này sẽ tiếp nhận và giải quyết việc xin con nuôi. Trường hợp đồng ý, Cơ quan con nuôi quốc tế sẽ có công văn trả lời thông qua Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hai cháu đang sinh sống. Trong thời hạn bảy (07) ngày, Sở Tư pháp sẽ có thông báo tới người xin nhận con nuôi để hoàn tất các thủ tục nhận con nuôi.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #103 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 06:28:31 pm »

hôm qua vào đọc mấy tin này,định cho lên một duy nhất về việc bảo lãnh mẹ ruột sang sinh sống tại CHLB Đức.hôm nay,mở trang này ra đã thấy lão dctn khuân gần hết báo người ta lên đây rồi. Grin dất có thổ công,sông có hà bá...lão dctn nhá. Grin
1- vấn đề cư trú của người Việt tại CH Séc,như lão biết rồi.Họ đến Séc chỉ là cái cớ để đặt chân lên Âu châu,rồi chủ yếu vào Đức làm chui trong các nhà hàng hoặc gia đình người Việt.Số tiền kiếm được họ phải chi trả cho người làm giấy tờ đón họ đến Âu châu,tiền thuế đăng ký kinh doanh,tiền bảo hiểm các loại và có thể cả tiền thuê nhà,nếu không thỏa thuận việc cho đăng ký chung trong căn hộ người đưa qua.Khi đến nước thứ ba,họ vục mặt cày và học việc mong được sớm tăng lương,mong được giữ chân lâu dài,chẳng còn thời gian đâu và cũng chẳng thể có mạng cho dù ở nước Đức mạng nhiều như lá rừng,để mà đọc tin.Những người,không tiếp tục nuôi giấy tờ nữa ắt họ đã tìm được bến đậu  Wink. Tin này chẳng cần đưa.
2- Về việc bị trục xuất trước đây 11 năm,bây giờ muốn quay lại Đức để học tập.Về phần này,chuyên gia tư vấn có một chút chưa thông.
Rằng trường hợp trục xuất đó nằm trong trường hợp nào ? Nếu không bị buộc trục xuất,thì khi bị trục xuất cũng có nhiều ưu đãi và khi những đứa trẻ bị trục xuất mà bản thân chúng sinh ra tại Đức.Thì,khi bước vào tuổi 16 chúng mặc nhiên có quyền vào Đức để học tập nếu chúng muốn và gia đình chúng có đủ khả năng cung cấp,chi phí cho việc học của chúng.
3-Vấn đề nhận con nuôi,trước năm 2000 thì theo luật cũ cực kỳ thoáng.Rất nhiều gia đình Việt Nam ở phần Tây nước Đức,họ đón con,cháu của họ sang đoàn tụ dưới dạng này.Chỉ sau 2 năm rộ lên việc nhận con nuôi của người nước ngoài tăng vù vù,chính quyền Đức điều chỉnh và thắt chặt nên khó khăn hơn.
Có mấy ông từng sinh sống một thời ở phần Đông nước Đức,nhờ bạn bè quen biết tìm chỗ làm cửu qua đây.Có ông có con ruột mà cũng chẳng đón được qua.Giờ thấy tiếc quá,lúc trước ở bên đông cứ cắm mặt vào cày từ lúc gà chưa gáy cho đến sáng hôm sau,thì thời gian đâu nữa mà để ý đến những quyền lợi này.
Vậy thì mong mỏi gì ở mấy chú,cô,cậu từ Tiệp qua đây cày chui kiếm tiền nuôi giấy,hả bác dctn.Nhưng,nếu biết,nếu có người quen giúp thì chắc chắn sau 10 năm sẽ có giấy tờ Đức và sau 13 năm sẽ có quốc tịch Đức đấy.Tất cả bằng con đường hợp pháp và chân chính,không mua hay bán giấy tờ. Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #104 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 06:46:54 pm »

Vài trăm người tiếp tục biểu tình sang ngày thứ hai tại thủ đô Kyiv của Ukraina, sau khi Quốc hội thông qua một đạo luật. lấy tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức trong những khu vực có đông người Nga cư ngụ tại Ukraina.

Người biểu tình, phản đối dự luật cho phép sử dụng tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức, tranh luận với cảnh sát chống bạo loạn trước trụ sở Quốc hội Ukraina

Luật này được các ủng hộ viên của Tổng thống Viktor Yanukovich vận động thông qua tại Quốc hội hôm thứ Ba. Tổng thống Yanukovich đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người nói tiếng Nga tại miền đông.

Khu vực phía tây của Ukraina nói tiếng Ukraina và là những người có tinh thần quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội Volodymur Lytvyn sau đó tuyên bố từ chức nói rằng cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội là không chính đáng. Một số người chống đối luật này loan báo sẽ tuyệt thực.

Hôm thứ Tư, xung đột xảy ra bên ngoài một tòa nhà chính phủ tại trung tâm thành phố.

Từ trong nhà tù, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko hối thúc những người ủng hộ bà phản đối đạo luật này.

Giới chống đối nói luật về ngôn ngữ có thể đe dọa chủ quyền quốc gia sau 20 năm độc lập, tách khỏi cựu Liên bang Sô Viết. Họ nói rằng biện pháp này sẽ dần dần xóa bỏ tiếng Ukraina.

nguồn  http://vietnam-ukraina.vn/NewsDetail.asp?Msg=1550&id=321&id1=

Tòa án tại Odessa đã tuyên án: Tên Lê Quang Nhật 4 năm tù giam về tội buôn bán và tàng trữ ma túy
15.07.2012 10:56

Tên Lê Quang Nhật
Cộng đồng người Việt Nam đang sống ở nước ngoài đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, trong đó thiệt thòi nhất vì phải sống xa phương cầu thực nơi xứ người, để có một cuộc sống ổn định vừa hòa nhập với người dân bản địa, vừa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt đã phải trả bao nhiêu giá đắt để có ngày hôm nay, đến lúc cộng đồng đã ổn định thì các tệ nạn lại bắt đầu
Xem trọn bài - nguồn ở đây
http://doanhnghiepodessa.com/DNO2010/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2039357

Chuyến tàu express Huyndai    PDF.      In   
Chủ nhật, 15 Tháng 7 2012 13:02

 

Từ ngày 27 tháng 5 những đoàn tàu Huyndai đã được đi vào hoạt động, sau đợt kiểm tra chất lượng chặt chẽ của ngành đường sắt Ukraina. Tàu chạy theo đường  “Kiev-Kharkov”, “Kiev-Lvov”, “Kiev-Donesk” và ngược lại, mục tiêu chính để phục vụ cho sự thuận tiện đi lại thời điểm Euro-2012 vừa qua.
Đọc cả  bài - nguồn ở đây
http://www.nguoivietkharkov.com/index.php?option=com_content&view=article&id=27215:chuywn-tau-express&catid=83:tinkharkovkat&Itemid=497

Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp phổ thông - câu trả lời nào cho vấn đề lựa chọn tương lai của thế hệ thứ hai?    PDF.      In   
Thứ bảy, 05 Tháng 5 2012 20:51
     Hướng nghiệp cho con cái sắp đến tuổi trưởng thành luôn là vấn đề làm đau đầu các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông, bắt buộc phải chọn trường đại học để thi tuyển. Đối với nhiều gia đình người Việt Nam đang sinh sống tại Ucraina, việc định hướng cho thế hệ thứ hai của mình lại càng thêm khó khăn hơn nữa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này qua phóng sự dưới đây.

bài -Nguồn ở đây
http://www.nguoivietkharkov.com/index.php?option=com_content&view=article&id=25843:cautraloicholuachontuonglai-&catid=59:vanndhecongdong&Itemid=499

    
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #105 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 07:30:36 pm »

Cuộc sống: Mô hình bóc lột và nợ nần trong cộng đồng Việt Nam


Trung tâm thông tin nhân khẩu (DIC), trên cơ sở yêu cầu của Ban chính sách tị nạn và di trú CH Séc, đã thực hiện một cuộc điều tra với mục đích lập một mô hình về những mối đe dọa an ninh trong cộng đồng người Việt liên quan tới hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.


Việc thu thập thông tin được thực hiện trong quãng thời gian từ tháng Tám tới tháng Chín năm 2009. 21 công dân Việt Nam đã tham gia hợp tác trong cuộc điều tra này, đó là những người tới Séc lao động trong quãng thời gian các năm 2007-2008. Ngoài ra còn có 4 người Việt Nam tới CH Séc lao động từ trước năm 2004. Cuộc điều tra được thực hiện bởi tổ công tác của Trung tâm thông tin nhân khẩu CH Séc (DIC).

1. Mô hình về các mối quan hệ trong cộng đồng Việt Nam

Tập hợp A: Bao gồm tất cả những người Việt Nam tới Séc lao động và sau đó trở thành nạn nhân bị bóc lột, trong đó khái niệm “bị bóc lột” còn được hiểu theo nghĩa “bị lợi dụng” hoặc “bị tính cước phí quá cao” từ phía văn phòng môi giới, phiên dịch, dịch vụ…
Tập hợp B: Bao gồm những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc bóc lột lao động Việt Nam.
Tập hợp C: Bao gồm tất cả những cá nhân và tổ chức thuộc cộng đồng Việt Nam
Dòng D: Là mối quan hệ họ hàng (có thể rất xa) giữa những người bị bóc lột và những người bóc lột.
Vùng 1: Những lao động Việt Nam bị bóc lột nhưng không thuộc vào cộng đồng người Việt tại Séc, hoặc không có bất cứ quan hệ nào với cộng đồng này.
Vùng 2: Những lao động Việt Nam bị bóc lột là thành viên của cộng đồng
Vùng 3: Những thành viên cộng đồng Việt Nam tại CH Séc không bị bóc lột cũng như không tham gia bóc lột
Vùng 4: Những cá nhân và tổ chức thuộc cộng đồng Việt Nam tham gia bóc lột chính các đồng hương của mình.
Vùng 5: Những cá nhân và tổ chức ngoài cộng đồng Việt Nam tham gia bóc lột.

2. Mô hình kí sinh

Mô hình sau đây đặt ra mục tiêu là sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các tác nhân trong quá trình bóc lột. Mô hình kí sinh được đặt trên hệ qui chiếu so với mô hình vừa được giới thiệu trong phần trên đây. Nhóm công tác không khẳng định tất cả những người làm nghề phiên dịch, môi giới hay dịch vụ đều tham gia bóc lột, tuy nhiên họ sẽ góp phần trong quá trình này khi bắt đầu lợi dụng tình hình để kiếm lời.

Nhóm – Bị bóc lột (Vykořisťování)
Các mũi tên nằm ngang mô tả những hình thức bóc lột mà lao động Việt Nam thường gặp phải. Bên cạnh mỗi mũi tên này đều có ghi số tiền bị bóc lột (chẳng hạn như 25.000 hoặc 5.000 korun) hoặc có ghi rõ một hình thức “trả nợ” nào đó khác (chẳng hạn như “práce” – lao động). Trong trường hợp lao động để trả nợ, người bị bóc lột sẽ phải làm việc không công và chỉ được chu cấp ăn, ở mà thôi.
Nhóm – Dịch vụ
Dịch vụ tập trung vào việc giải quyết giấy tờ, hoặc kéo dài thời hạn của các giấy tờ đó. Người làm nghề dịch vụ được nhận tiền công tùy theo công việc hoặc loại giấy tờ mà mình làm. Chủ yếu là kéo dài visa và giấy phép cư trú. Dịch vụ bị liệt vào mô hình kí sinh này bởi theo lời kể của nhiều lao động Việt Nam, họ đã phải trả tới 25.000 korun cho việc giải quyết kéo dài giấy phép cư trú. Trong khi cước phí cho việc kéo dài giấy phép cư trú tại Sở cảnh sát ngoại kiều chỉ là 1.000 korun mà thôi. Số tiền công này là quá cao so với mức phí bình thường cho những giấy tờ này. Hơn nữa tại các cơ sở tư vấn xã hội của CH Séc, những dịch vụ giấy tờ này thường được giúp đỡ một cách miễn phí.
Nhóm – Môi giới, phiên dịch (agentura, tlumočník)
Số tiền 5.000 korun là mức phí mà đa số người được hỏi cho biết họ đã phải trả để có thể tìm được việc làm qua các văn phòng môi giới.
Nhóm – Thương gia (podnikatel)
Bao gồm những thương gia trong các lãnh vực ăn uống, buôn bán, xây dựng…Tuy nhiên những người chủ này chỉ trả mức tiền công tối thiểu cho các lao động của mình, hoặc thậm chí không trả tiền công mà chỉ lo ăn, ở cho họ mà thôi. Mặc dù đối với những lao động Việt Nam thất nghiệp thì đây cũng đã là một sự “làm ơn”.
Nhóm – Chủ lao động (Zaměstnavatel)
Bao gồm những công ty thuê lao động Việt Nam và tham gia vào việc bóc lột họ.
Nhóm – Cơ quan hành pháp (Institucionální prostředí)
Mặc dù không thể khẳng định các cơ quan nhà nước Séc có tham gia vào việc bóc lột lao động Việt Nam, tuy nhiên nhóm này giữ một vài trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn như nhóm dịch vụ hoạt động dựa trên việc môi giới giữa cơ quan hành pháp và người lao động.

3. Mô hình sự phát triển của các khoản nợ

Số tiền giải quyết thủ tục để sang CH Séc lao động được tính vào khoảng 153.000 korun. Tuy nhiên có thể thấy rõ là kể cả khi không có khoản tiền này thì mức chi tiêu của người lao động vẫn cao hơn mức thu của họ, cụ thể là 104.000 korun so với 87.500 korun. Người lao động sẽ phải tìm cách trả khoản nợ chênh lệch gần 16.000 korun này bằng cách làm thêm hoặc tiết kiệm ăn uống.
Mặc dù đây chỉ là một mô hình giả thiết, đã bỏ đi rất nhiều yếu tố phức tạp của cuộc sống thực tế, tuy nhiên có thể xem đây như một ví dụ cụ thể - cho thấy những khoản nợ của người lao động sẽ chỉ tăng thêm mà thôi (chứ không hề giảm xuống). Theo lời kể của một số người tham gia cuộc điều tra thì thậm chí họ còn không có được thu nhập như trong mô hình này.

nguồn :http://www.vietmedia.eu

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #106 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 11:21:33 pm »

Kinh doanh
CzechTrade: Người Việt thường ngầm từ chối đối tác

Cập nhật lúc 16-07-2012 16:53:20 (GMT+1)

Giám đốc CzechTrade tại Việt Nam Luboš Marek, ảnh: iHned.

 

Luboš Marek là giám đốc Cục xúc tiến thương mại Séc CzechTrade tại Việt Nam lưu ý. Trước việc EU đang đàm phán về thương mại tự do giữa 2 bên, Thời báo kinh tế đã có cuộc phỏng vấn ông.


HN: Anh có thể chỉ ra những đặc trưng của thị trường Việt Nam?

Việt Nam là một đất nước cộng sản, nền công nghiệp ở đây được che chở rất chặt chẽ, nhưng đồng thời nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Người Việt có thể kinh doanh và tự do di chuyển. Hiện tại, Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Nếu 15 năm trước đây, Việt Nam còn là một trong 10 nước lạc hậu nhất thế giới, thì bây giờ về mặt kinh tế, Việt Nam đã ngang bằng Bulgaria hay Romania.

HN: Khách hàng Việt Nam thường yêu cầu gì?

Với đồng tiền được bỏ ra, họ muốn nhận được dịch vụ tốt và nhanh. Mặt khác, ở đó thường bị chi phối bởi câu tục ngữ, mua không hoàn lại. Có nghĩa là họ không đề nặng vấn đề bảo hành. Nếu như sản phẩm họ mua mà hỏng trước thời hạn bảo hành, đơn giản là họ ném nó đi và mua một cái mới.  Dáng vóc nhỏ của người Việt cũng đóng vai trò quan trọng tương đối. Ví dụ, có lần chúng tôi đã gặp phải trường hợp trong lĩnh vực ý tế, khi họ đặt giường bệnh nhân với yêu cầu kích cỡ nhỏ hơn.

HN: Người Việt nhìn nhận hoá của Séc như thế nào?

Ở Việt Nam, hàng hoá Châu Âu được biết đến như là một trong những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nhưng tôi cũng từng gặp phải quan điểm rằng, Séc là nước hậu cộng sản, do đó hàng hoá của Séc không còn tuyệt vời như trước nữa.

HN: Các nhà kinh doanh cần phải chuẩn bị gì trước khi làm việc với người Việt?

Tại cuộc gặp đầu tiên, người Việt Nam thường quan tâm đến đối tác hơn là công việc. Điều đó cũng suy ra được từ trong tiếng Việt, muốn sử dụng chính xác đại từ để xưng hô, trước tiên bạn phải hỏi tuổi của người đối diện. Nó giống như là bạn đã giải mã được con người của đối tác. Các vấn đề về kinh doanh sẽ được đề cập ở các lần gặp sau đó.

HN: Anh có thể đưa ra lời khuyên gì khi đàm phán với người Việt?

Người Việt rất lịch sự và lễ độ. Đến mức là nếu họ muốn từ chối gì đó, họ làm một cách rất nhẹ nhàng và lặng lẽ, khiến người Châu Âu nhiều khi không nhận biết được. Nói sản phẩm này kia đắt hay chất lượng kém bị coi là bất lịch sự. Do đó, họ thường không liên lạc lại nữa thay vì từ chối thẳng thừng ngay trước mặt đối tác. Tuy nhiên, là thương nhân họ rất khôn khéo và khi đàm phán, họ cố gắng kiếm lời cho riêng mình, còn phía bên kia họ không hề quan tâm. Sẽ rất tốt nếu bạn đưa ra mức giảm giá nhất định hoặc trả tiền sau hay điều kiện nào khác có lợi cho họ. Làm như thế họ có được cảm giác chiến thắng và kết quả là cả đôi bên sẽ hài lòng.

HN: Thế còn sự khác biệt về văn hoá ở đó?

Người Việt không quen xỉ mũi ngoài công cộng và họ hoàn toàn không muốn nhìn thấy điều đó. Giấy xỉ mũi khi dùng xong họ thường bỏ vào túi quần hoặc túi xách. Nếu như cần thiết lắm, tốt hơn hết là bạn hãy xin lỗi và đi ra ngoài.

HN: Mức độ tham nhũng ở đó thể nào?

Hệ thống đưa - nhận tiền hoa hồng ở đó đã ở mức đáng báo động, nó xảy ra một cách tự động và ở khắp mọi nơi. Có lần, chính tôi cũng là tai nạn của hệ thống này. Khi tôi không đưa tiền bo cho một cán bộ, người này đã trả lại giấy yêu cầu của tôi vì lý do chữ ký sai. Những việc vô ích như vậy rất là phiền toái, mất thời gian và cả tiền bạc nữa. Do đó, tốt hơn hết là bạn cứ đưa tiền trước cho họ. Đó cũng chỉ là những khoản tiền nhỏ tầm vài trăm korun.

HN: Thị trường lao động ở đó có gì đặc trưng?

Ở Việt Nam, từ 12 - 2 giờ là giờ ngủ trưa. Vào thời điểm này, đa số mọi người đều ngủ và bạn không nên gọi điện cho đối tác vào giờ này, nếu không muốn bị coi là thiếu tôn trọng người khác.

HN: Thế còn các nhân viên làm việc thì sao?

Nếu là công ty của mình, người Việt sẵn sàng hy sinh tất cả quỹ thời gian của mình cho công việc. Nhưng nếu là nhân viên, họ lười biếng đến mức khó tin. Nếu không có ai giám sát, phần lớn giờ làm việc họ sẽ dùng để chơi trò chơi hoặc ngủ, tất nhiên là nếu như họ đến làm việc.

HN: Để mở công ty ở Việt Nam thì cần phải đủ những điều kiện gì?

Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết công ty nào được phép thành lập. Các công ty nước ngoài trước hết cần phải chuẩn bị dự án đầu tư và khi được cấp giấy phép thì mới có thể bắt đầu kinh doanh. Theo luật Việt Nam, không có giới hạn vốn đầu tư tối thiểu, nhưng đã có lần tôi gặp phải có người đầu tư tới 50 nghìn đô la nhưng giới quan chức không cho đó là quá cao.
Ngọc Minh - vietinfo.eu
iHned.cz

Khủng hoảng kinh tế Châu Âu và cơ hội cho DN Việt tại Ba Lan

Cập nhật lúc 15-07-2012 18:09:03 (GMT+1)
Video: Khủng hoảng kinh tế khiến các NĐT nước ngoài có nhiều cơ hội xâm nhập thị trường hơn. Tuần trước 1 trung tâm bán lẻ lớn đã được khai trương tại Ba Lan với sự góp vốn của các nhà đầu tư người Việt.

xem video -nguồn ở đây
http://nguoiviet.eu/kinh-doanh/khung-hoang-kinh-te-chau-au-va-co-hoi-cho-dn-viet-tai-ba-lan.html
 
Việt kiều từ Séc: Cặp giám đốc song sinh của Boo-Bò sữa

Cập nhật lúc 08-07-2012 15:55:39 (GMT+1)
Bố là Đỗ Ngọc Việt Dũng, doanh nhân hiện đang kinh doanh thuỷ tinh và hoá chất tại Hà Nội, mẹ là Lã Thị Việt Thanh, một thời là giám đốc và chủ nhân công ty Mityko có tiếng tại Séc đầu những năm 90 sau cách mạng nhung. Họ có 2 người con sinh đôi.
  Xem cả bài-nguồn ở đây
http://nguoiviet.eu/kinh-doanh/viet-kieu-tu-sec-cap-giam-doc-song-sinh-cua-boo-bo-sua.html

Vietnam Airlines giải thích về đường bay đi Anh

Cập nhật lúc 23-06-2012 11:30:33 (GMT+1)
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tạm thay đổi dịch vụ hàng không từ các chuyến bay thẳng không dừng sang bay thông chặng (tức dừng một điểm) tại Đức và Pháp, trên tuyến bay của hãng giữa London và Việt Nam để thu thêm khách từ hai nước này.

Xem cả bài-nguồn ở đây
http://nguoiviet.eu/kinh-doanh/vietnam-airlines-giai-thich-ve-duong-bay-di-anh.html

Tết vừa rồi bay về VN ,Tranzit qua Frank furt am mai.Khi di chuyễn trong khu cách li,tôi thấy 1 nhóm khoảng 15-20 người châu Á ,từ con nít lên 3,lên 5 tuổi ,có cháu cháu gái tầm 19-20 gầy gò mang bụng chửa ,rồi cả bà cụ tầm 80 tuổi ,thanh niên phụ nữ đủ cả d8i lại lông xộn gần mấy  khu Cửa Soi hàng ,lúc đầu không để ý lắm,vì nghĩ họ chác là dân Philippin,thái lan ... Vì thời gian đợi lên máy bay khá lâu 2-3 h gì đó,lên mới để ý tơi họ,Hóa ra " con rồng,cháu Lạc " ta cả.Thấy họ ăn mặc nhếch nhác,luộm thuộm mặt mũi ai cũng phờ phạc ,tôi lại gần hỏi " mọi người từ đâu bay về Vn vậy   " họ trả lời " Đoàn gần 40 người,đặt vé của VN Air qua phòng vé tại Nauy,lịch trình Nauy-Frank furt -Tp HCM ,nhưng chuyến bay từ Nauy đến Fran furt bị chậm ,do tuyết rơi nhiều,lên chỉ tầm 20 người kịp làm thủ tục by tiếp về TP HCM,số còn lại thì bị Rớt không bay được ,vật vờ từ sáng hôm trước đến chiều hôm nay vẫn không bay được " tôi có hỏi sau không tìm đại diện HK VN tại sân bay nhờ can thiệp giúp đỡ ,họ nói " tiếng tăm không biết,củng đã tìm được đại diện cũa HK VN nhưng mấy anh chị đó nói ,lỗi không do VN AR gây ra ,lên HKVN không giúp gì được ,mà lại chỉ ra đại diện HK Đức ,bảo bên đó họ giải quyết " do tiếng Đức không biết ,chì hiểu đại khái là " mọi người cứ chờ ở sân bay,đợi chuyến bay gần nhất HK Đức sẽ thu xếp chỗ " .Lúc đó thì cửa Soi-an ninh bắt đầu làm thũ tục ,tôi có dẫn 1 đại diện bà con đi cùng vào gặp Xếp cửa Chek vé dịch lại ngọn nguồn sự việc ,và đề đạt nguyện vọng của bà con là muốn được bay cùng chuyến luôn,ông Xếp người Đức sau khi nghe tôi dịch ,có nói với số lượng người nhiều như thế,tôi không dám khẳng định có bay được hay không,tốt nhất giờ cứ làm thủ tục kiểm tra an ninh song,rồi vào phía trong đợi,lúc nào Loa gọi hành khách ra máy bay ,thì lúc đó mới biết  có bay được hay không.Tôi quay ra dịch lại cho bà con,mọi người không còn lựa chọn nào ,phải nghe thôi.
 [Lúc vào bên trong bà con nói thêm " mình là người Việt,lên muốn ủng hộ HK VN thôi,chứ giá vé của 1 số hãng HK khác còn rẻ hơn,đem được nhiều hành lí ( kg ) hơn HKVN cơ.Thậm chí khi chuyến bay tiếp không thực hiện được ,bà coin còn gọi về phòng vé ở Nauy,hỏi đại diện HKVM tai sân bay FRanfurt là nếu " bỏ vé chiều Nauy -TPHCM đã mua,họ sẵn sàng bỏ thêm tiền mua vé mới từ Frank furt -TP HCM cho kịp công chuyện ở VN,nhưng chiều sang thì vẫn dùng vé đã mua trước có được không " câu trả lời từ phía HK VN là Không,bỏ là bỏ hết,mua lại từ đầu cả 2 chiều .Không hiểu Luật HK VN qui định như thế có đúng khộng Huh Hay là do " độc quyền đường bay quốc tế " lên thích gì thì làm thế Huh
Không phủ nhận là máy bay từ Nauy sang Frank furt không phải lỗi của họ .Mà chậm chuyến,hủy chuyến do thiên tai,thời tiết.khủng bố là lí do bất khả kháng .Không 1 hãng HK trên TG nào có thể mạnh mồm trong những trường hợp trên
Nhưng từ Frank furt về Tp HCM là bay trên máy bay của HK VN,không thể bố trí ngày cho 20 chục người ,thì chí ít cũng lo cho người ta chỗ nghỉ ngơi tối thiểu chứ,đàng này không khác " đem con bỏ chợ " là mấy
 Đến HK Nga là hãng Aeroflot ,nếu chuyến bai từ Nội bài - Matxcova bị chậm,hành khách không kịp chuyến bay Matxcova -Warszawa .Matxcova - Berlin..... chiều cùng ngày,thì Aeroflot sẽ cho 1 chuyến xe buss chở toàn bộ số hành khách bị lỡ chuyến ra khách sạn của Aeroflot gần đó,nghỉ ngơi tắm giặt ăn uống qua đem,hoàn toàn miễn phí rồi sáng hôm sau trở mọi người quay lại SB kịp làm thủ tục bay chuyến trưa ]
  Khi loa thông báo hành khách ra máy bay,tôi đợi mọi người  vào gần hết,quay ra vẫn thấy số bà con Nauy vẫn ngồi đợi,hỏi vọng ra thì họ nói " đoàn bị gạt lại rồi anh ơi.Cám ơn anh đã dịch ,nói chuyện với nhân viên Đức ..." việc đến thế ,tôi cũng bó tay ," lực bất tòng tâm " không thể giúp thêm bà con được
Nhìn cái cảnh ,đàn bà con gái -đến cụ già 80 tuổi tay xãch nách mang,quần áo nhàu nhĩ,mặt mũi phờ phạc mà xót lòng .Số bà con đó có nói vớt " từ nay về sau,có chết cũng không bao giờ đi HK VN nữa ......"
Không hiểu quan chức lãnh đạo HK VN nghe được câu này ,họ sẽ ngĩ gì Huh?
Tai tiếng của Sory Airleiner thì trong nước các " thượng đế " dính nhiều rồi.Giờ Việt kiều người ta cũng sợ ,thì còn gì để nói nữa ....Huh
Riêng với đội ngũ chiêu đãi viên của VN Airleiner chiều về,sang thì thái độ phục vụ không có gì chê trách .Mặc dù nụ cười không được thường trưc trên môi mấy cô CDV - Ngoại ngữ nói không được tốt mà thôi
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #107 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 12:45:05 pm »

Séc-Slovakia
Xưởng may hàng nhái kiêm vườn cần sa gần Cheb

Cập nhật lúc 17-07-2012 12:17:14 (GMT+1)

Xưởng may hàng nhái mới bị phát hiện, ảnh: iDnes.cz

    Video - Tại làng Chvoječná, Cheb hải quan đã tìm thấy một xưởng may hàng nhái trong một trang trại. Trong khi khám xét, họ còn phát hiện thêm vườn trồng cần sa ở tầng hầm của một trong các toà nhà này.
 
Clip-nguồn xem ỡ đây
http://vietinfo.eu/tin-sec/xuong-may-hang-nhai-kiem-vuon-can-sa-tai-cheb-sec.html

( nghe Tây đồn+ tin TTX vỉa hè - " người rơm " = nông dân = hầu như không có giấy tờ hợp pháp ,phụ trách chăm sóc " cỏ " ,Ngủ luôn tại vươn đồ ăn thức uống thì " anh chủ nhiệm & người của ban trị " 10-15 hôm tiếp tế 1 lần. Thu nhập  có 2 dạng
- lương tháng ( chủ bao hết nhà,ăn uống ) ờ Ba lan ,Hà lan 1500$ ,Nauy khoàng 3000
-ăn chia với chủ theo % trên doanh thu vụ ( ví dụ trồng 500 cây ,khi thu hoach ban duoc 5000$/vụ/3 tháng ,tiền thuê nhà,vường = 1000$ ,tiền đầu tư máy bơm,bóng điện....1000$ tiền điện nước trả ví dụ 1-200$ thôi - vì điện thì ăn cắp,nước thì ăn trộm , 5000$ -( 1000$ +1000$+ 200$ ) =2800$ .Lúc này sẽ chia làm 3,4 phần gì đó ,thường " người rơm- nông dân chì được nhận 1/3 -1/4 là ok lắm rồi .Ờ  anh nếu trồng- thu hoạch trót lọt ,1 năm sau khi trừ chi phí " người rơm -nông dân " cũng đút túi 50-70000 $ ,có khi hơn )Khi chẳng may bị CS ập vào thường nhận tội " là bị cưỡng ép ,khống chế trồng ,chăm sóc ...." Hiếm khi CS túm được " anh chủ nhiệm hay thành viên ban Quãn trị HTX "

   Thi thoãng giữa các HTX " trồng cỏ " cũng xẩy ra tình trạng " cạnh tranh không lành mạnh  là  rình mò soi mãnh rưộng trồng cỏ cũa HTX kia ở đâu,sắp đến ngày thu hoạch chưa (cướp " lúa non " sau về tẩm ướp thêm hóa chất ,phụ gia dù có bàn rẻ hơn 1 chút so với giá thị trường vẩn còn lãi chán  so với  tự bõ tiền ra đầu tư toàn bộ máy móc trang thiết bị từ đầu ,vừa lâu mà mức độ rủi ro lại cao ) điều -nghiên kĩ về số lượng người ra vào,địa hình thoát hiểm.... sau đó đem " hàng nóng " đến khống chế người trông ,đâm chém bắn người trông để cướp toàn bộ số " cỏ : dạng nguyên liệu,dạng đã sơ chế .......
Loại có trình độ nghiệp vụ cao hơn,thì liên kết với CS địa phưong ( có thề là CS hình sự -CS bài trừ ma túy kiễu như C 17,PC17 của VN....)  đợi gần ngày thu hoạch thì " Phím " cho CS đến bắt.CS cũng làm như thật ,quay phim chụp ãnh....nhưng 1 thời gian ngắn sau này ,CS sẽ quay ra bán " thanh lí " toàn bộ máy moc điện,nước,quạt thông gió....... tịch thu bửa trước cho mình.Đung là 1 mũi tên trúng 2,3 đích .vừa tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh cũa mình,vừa mua được trang thiết bị cần thiết vẫn còn " thời gian bão hành " với giá chỉ 1/3 đến non nửa so với giá cửa hàng
 Nhìn vào hệ thống bảng điện,cầu dao,cầu chì .hệ thống phun tưới nước ,làm âm không khí tự động quân nhà ta lắp mà " kinh hồn " 1 số cơ quan xí nghiệp của VN mà có được hệ thống đó chắc sương "  Run người luôn "
Sẽ tìm,gữi lên sau 1 Clip của CS quay 1 hầm ngầm trồng Ma tuy của người Việt,để thấy " qui mô hoanh tráng " như thế nào Cry Cry Cry
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #108 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 06:07:18 pm »

"...hôm qua vào đọc mấy tin này,định cho lên một duy nhất về việc bảo lãnh mẹ ruột sang sinh sống tại CHLB Đức.hôm nay,mở trang này ra đã thấy lão dctn khuân gần hết báo người ta lên đây rồi. Grin dất có thổ công,sông có hà bá...lão dctn nhá. Grin...."

He he,biết bác bận bịu ,em hiện giờ đang " triệu phú thời gian " lên cứ thấy tin gì mới là gựi lên thôi . Kiss Kiss Grin
Em  thì theo tinh thần " đâu cần thanh niên có- đâu khó Cấm có thanh niên " mà Grin
 Và lại có mấy " đứa  em con ông Bác " phu trách mãng cộng đồng - pháp luật trên 1 số tờ báo người Việt nó nhờ quàng bá hộ mà  Grin Grin
 
Chuyện nhân con nuôi,kết hôn giả ,khai tên tuỗi giả nhập trại .... co bao chuyện cười ra nước mắt
 -Nghe kễ : Xưa có 2 bố con vượt biên vào Đức,cùng nhập trại,Con cao to đen hôi nó phân về Trại người lớn.Còn ông bố chắc do " vất vả lao động nuôi con " lên " gầy gò-ốm yếu - thấp bé-nhẹ cân " nó đẫy vào trại Kinder = trại tỵ nạn dành cho thanh thiếu niên. Chăng may ông bố ăn được giấy tờ ,chắc đi làm đến 90 tuỗi mới được nghỉ hưu mất  Cry Cry.Rất nhiều trường hợp khai tên tuỗi giả khi nhập trại,sau ăn giấy tờ tốn kém bao tiền bạc,thời gian đễ sữa lại tên,tuỗi
  - Người Thổ ,thì sang khai giấy tờ độc thân ,khi co 1 giấy tờ thì mẹ cưới con trai làm chồng,em cưới anh.....lôi sang diện đaòn tụ gia đình.chắc sau người Việt mình học mấy trò đó .....
 -Sờ Ngoãi kiều Đức,nhất là Sec khi nhận hồ sơ làm Con ngoài giá thú với chị em người Việt  " mắt chử O- mồm chử A " nói tao tương chúng mày là dân Á động,thì chuyện yêu đương,quan hệ trước khi cưới Nghiêm,...chứ ,Ai dè cô thì 3 đứa con,3 thằng bố ,cô thì  5 năm lấy 3 chồng ......Potaypochan.com luon với chúng mày
- Đột trước có bà cụ khoãng 50 tuỗi,nhưng nom béo tốt,đẩy đà lắm Sang du lịch thăm con chau,song không muốn về,con cháu bố trí cho lấy " chồng giả : người Đức.Ngông ngữ bất đồng,phong tục tập quán khác nhau,chả hiểu 2 cụ tán nhau kiễu gì sau thành thật  Grin Grin Grin,thành ra không mất mấy chục ngàn Euro tiền dịch vụ,mấy năm sau giấy tờ cụ bà lên được định cư lâu dài ,thì quay ra bõ chồng ( bõ trên giấy thôi,thực ra  đôi chim cu vẫn thậm thịt đi lại với nhau .cụ bà già rồi nhưng ăn nói bổ bả ,vui tính như Minh Vượng) và làm dịch vụ cưới thêm 2 ông chồng VN nửa .số tiền thu được cụ bà lại gữi về VN cho con cháu làm ăn,mua nhà,đất......sau bất động sãn có giá,thế là cụ bà nghiễm nhiên có vài Tỷ VND mua thuoc men,du lich các nước .Siêu không  Grin
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #109 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2012, 03:36:36 am »

http://www.baonga.com/vi/xa-hoi.nd129/moskva-phat-hien-nu-hanh-khach-vn-mang-cac-bo-bai-nhiem-xa.i19528.html
Moskva: Phát hiện nữ hành khách VN mang các bộ bài nhiễm xạ
Tại sân bay Domodedovo, Moskva nhân viên hải quan vừa tạm giữ 1 nữ hành khách người Việt mang theo nhiều bộ bài có độ phóng xạ vượt quá mức quy định 300 lần tiêu chuẩn cho phép, theo tin từ Lifenews.ru ngày 17/7.....

 Chắc lần đầu tiên Hải quan -an ninh cửa khẩu Matxcova phát hiện " cờ  bạc bịp " của Cộng ( người Việt nói chung ở châu Âu ) không biết Vô tình hay Hữu ý Huh Cry Cry
Vì những  năm đầu thập niên 90 ,thế kỉ trước.Đã có vụ Hải quan -An ninh cữa khẩu sân bay Se-re-met -che-vo ; Đa-ma de-đô -vơ - LB Nga ,TÓM được 1 nhân viên sứ quán VN gốc miền Trung đem theo vài trăm Hô chiếu Đỏ = Hộ chiếu Ngoại giao " Lởm " - đóng dấu Củ khoai ,và hậu quả là " 1 loạt đường mòn 559  " bị NỔ ,khiến bao người lao đao ,mất tiền mất của,thậm chí 1 bác sĩ trong bệnh viện thuộc Bô CA phải Tự Sát vì nhiều nguyên nhân lí do ......
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM