Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:07:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cộng Đồng Người Việt Nam ở nước ngoài & Pháp luật nước sở tại  (Đọc 137475 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #30 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 12:35:47 pm »

Người Việt khắp nơi
'Thiên nga' Việt trên dòng Kalmius

Cập nhật lúc 09-07-2012 10:12:24 (GMT+1)
Đó là câu chuyện về hai VĐV khiêu vũ (dance sport) người Việt nổi tiếng trong làng thể thao Ukraine mà PV Tuổi Trẻ đã ghi chép trong những ngày tác nghiệp ở VCK Euro 2012.


Theo Dima - phóng viên nhật báo Donetsk, nói đến hai cô bé này, ở Donetsk và cả Ukraine ai cũng biết. Thế là cùng với Dima, chúng tôi đến một chung cư cũ kỹ được xây dựng từ thời Liên Xô cũ. Ở tầng bốn, mở cửa cho chúng tôi là chị Vala, một cô dâu Việt trạc tuổi ngũ tuần. Căn nhà tuềnh toàng chẳng có gì nổi bật ngoài một chuỗi huy chương và các loại cúp được trưng bày trên kệ tủ cũ kỹ. Trên các bằng khen, chủ nhân của chúng đều mang họ Lê, còn tên theo tên của Ukraine.

Chồng chị Vala là anh Lê Trọng Thủy, quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Anh qua Donetsk năm 1984 theo diện hợp tác lao động. Tại đây, anh quen chị Vala - một y tá địa phương - rồi kết duyên vợ chồng. Họ có với nhau hai người con. Cháu lớn là Le Ira đang học lớp 11 và cô em là Le Natasha, học lớp 6. Cả hai đều thừa hưởng vóc dáng thanh thoát cao ráo của mẹ và sự dịu dàng Á Đông của cha. Đặc biệt, cả hai đều là vũ công trẻ có tiếng ở Donetsk và toàn Ukraine.

Thấy tôi, Le Natasha bẽn lẽn đứng nép vào cha rồi hỏi: "Ông ấy là người VN của mình hả ba...?". Còn Le Ira luôn miệng hỏi thăm về VN, nơi cô chỉ được nghe qua lời kể của ba. Cả hai cô chỉ nói bập bẹ được vài câu tiếng Việt. Anh Thủy chia sẻ: "Sau khi Liên Xô tan rã, do khó khăn, suốt ngày chúng tôi chỉ biết chạy chợ nên chẳng có thời gian để dạy cho con tiếng Việt nhiều. Đó là thiệt thòi của những đứa trẻ mang hai dòng máu ở Donetsk. Do ở đây cộng đồng người Việt quá ít, và lại ở rải rác nên các cháu không có điều kiện tiếp xúc với cộng đồng VN".

Dù không nói được tiếng Việt nhưng sự đồng cảm, gần gũi về quê hương vẫn hiện rõ trên khuôn mặt hai cô gái trẻ. Lật từng tấm huy chương, săm soi từng chiếc cúp, Dima giới thiệu với tôi: "Đây là huy chương và cúp của Le Ira đoạt giải nhất toàn Donetsk năm 8 tuổi. Còn đây là tấm huy chương và cúp của cô em Le Natasha khi đoạt giải nhất toàn Ukraine năm 2010, 2011... Các phóng viên thể thao ở đây đều biết chị em Le Ira. Chúng tôi thường ví họ là những con thiên nga của đất Donetsk!".

Chị Vala tâm sự: "Thấy hai bé có năng khiếu nên các cô giáo ở trường khuyên chúng tôi cho các cháu đi học thêm. Lúc đầu cũng nghĩ chỉ là sự ham thích của con trẻ, nhưng một ngày bé Le Natasha ôm mẹ rồi nói: Mẹ ạ, con muốn sau này trở thành một giáo viên vũ công để về quê ba dạy". Thương con còn nhỏ mà đã biết suy nghĩ, thương chồng đã hơn 20 năm xa quê hương, tôi động viên con học để mong một ngày nào đó cả nhà sẽ về quê chồng như ước mơ của Natasha...".

Câu chuyện bị ngắt ngang bởi tiếng chuông của người đưa thư. Mọi người trong nhà bỗng vỡ òa sung sướng khi nhận lá thư thông báo của Liên đoàn Thể thao Ukraine về việc Le Natasha được nhận vào đội tuyển Ukraine. Anh Thủy sung sướng nói: "Thế là công lao bấy lâu đã được đền đáp. Mỗi năm bỏ ra gần chục ngàn đôla cho hai chị em đi học khiêu vũ là cả một gánh nặng. Đến cả người Ukraine cũng khó theo đuổi. Vì vậy có được chút thành công ban đầu như thế này thì tự hào và sung sướng lắm". Sau lời chúc mừng của Dima, tôi cũng tự hào lây bởi những người đồng hương...

Do việc buôn bán của người Việt ở đây ngày càng khó khăn nên Le Ira phải làm thêm bằng nghề nhảy hip hop, làm người mẫu cho các hãng địa phương để phụ giúp ba mẹ. Còn cô em Le Natasha thỉnh thoảng cũng nhận chụp hình mẫu quảng cáo cho các thương hiệu trái cây, nước hoa quả ở các trung tâm thương mại. Tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng đó là niềm vui của gia đình anh Thủy, là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Donetsk.

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh khu nhà, Le Ira ríu rít hỏi: "Quê ba cháu có đẹp hơn ở đây không? Ở đấy mọi người có thích khiêu vũ không? Liệu ở đấy mọi người có thích một đứa con lai như tụi cháu? Với chiều cao gần 1,75m của cháu, không biết về VN có tìm được bạn nhảy hay không? Nghề nhảy đôi của cháu thành công hay không cũng nhờ một phần rất lớn từ bạn nhảy. Nếu không có bạn nhảy, cháu sẽ làm người mẫu ở VN được chứ...?". Và nhiều câu hỏi nữa về nguồn cội của mình còn khắc khoải trong tâm hồn non trẻ của cả Le Ira và Le Natasha.

Khi nghe tôi nói "người VN sẽ rất tự hào khi có những người con như các cháu", Le Natasha nhoẻn miệng cười: "Chúng cháu rất biết ơn họ! Chú nói với họ, sau này cháu sẽ về VN để được khiêu vũ trên quê hương của ba".
Tại giải đấu năm 2010, Le Natasha khi ấy mới học lớp 4. Dù đang bị sốt đến 39 độ nhưng Natasha đã cố gắng vượt qua để đoạt được giải nhì toàn quốc. Le Natasha nhớ lại: "Nghĩ đến sự vất vả của ba mẹ, nghĩ đến trong mình mang hai dòng máu nên cháu phải cố gắng gấp đôi so với bạn bè, bởi cháu nghĩ mình không chỉ là niềm tự hào của người Ukraine, mà còn là niềm vui của quê hương ba...".


Uploaded with ImageShack.us
Le Ira (trái) và Le Natasha bên tủ trưng bày huy chương và cúp ở nhà - Ảnh: Thế Anh


Uploaded with ImageShack.us
Le Natasha trong cuộc thi đoạt giải nhất toàn Ukraine năm 2012 - Ảnh: T.Anh
vietinfo.eu

Người Việt trong 'Nhóm di dân Á Châu đông nhất Hoa Kỳ'

Cập nhật lúc 07-07-2012 14:00:28 (GMT+1)
Trong tháng 6 vừa qua, Tổ chức Pew Research vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm sắc dân Á Châu là nhóm di dân đông nhất Hoa Kỳ hiện nay.


Hòa Ái phỏng vấn Bà Kim Parker, phó giám đốc Ban Xu hướng Xã hội và Dân số học của Tổ chức Pew Research Center về kết quả nghiên cứu vừa công bố này.

Dân Á Châu học vấn và thu nhập cao

...sắc dân Á Châu, nhiều người trong số họ có trình độ học vấn cao, dễ dàng có công ăn việc làm và có thể nói mức thu nhập của họ khá cao khi so sánh với những nhóm sắc dân khác, thậm chí cao hơn cả nhóm sắc dân gốc da trắng và gốc da đen.

Bà Kim Parker

Hòa Ái: Thưa Bà Kim Parker, được biết tổ chức Pew Research Center vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, nhóm sắc dân Á Châu là nhóm di dân đông nhất hiện nay. Đại diện cho Pew Research Center, Bà đánh giá tác động của nhóm sắc dân Á Châu đến Hoa Kỳ như thế nào?

Bà Kim Parker: Chúng tôi thật sự không thể nói được sự tác động của nhóm di dân Á Châu đối với Hoa Kỳ chính xác như thế nào. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ nhóm sắc dân Á Châu là nhóm di dân đông nhất so với nhóm sắc dân gốc Nam Mỹ (Hispanic) trong những năm vừa qua. Để mô tả tác động thế nào đến Hoa Kỳ? Chúng tôi thấy rằng mỗi nhóm sắc dân đều mang đến sự đa dạng khác nhau. Họ mang đến giá trị văng hóa và giá trị riêng biệt của mỗi nhóm.
Về nhóm sắc dân Á Châu, nhiều người trong số họ có trình độ học vấn cao, dễ dàng có công ăn việc làm và có thể nói mức thu nhập của họ khá cao khi so sánh với những nhóm sắc dân khác, thậm chí cao hơn cả nhóm sắc dân gốc da trắng và gốc da đen. Điều này có nghĩa là có thể nói là nhóm sắc dân Á Châu thành công nhưng thật khó để nói về tác động của nhóm sắc dân này. Bởi vì có nhiều người đến từ những quốc gia khác nhau, có những tài năng và thử thách rất khác biệt khi đến Hoa Kỳ.
Nguyên nhân di dân đến Hoa Kỳ

Hòa Ái: Bà có thể nêu ra những nguyên nhân chủ yếu mà nhóm sắc dân Á Châu di dân đến Hoa Kỳ? Có phải vì họ không có cơ hội công ăn việc làm tốt trong điều kiện môi trường sống ở quốc gia mình?

Bà Kim Parker: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi không thấy nguyên nhân này. Rõ ràng đây là thời điểm rất khó khăn. Ngay cả Hoa Kỳ cũng rất khó để tìm được việc làm. Có nhiều người ở Mexico di dân đến đây vì ở quốc gia họ không có việc làm. Thật sự khó khăn ở hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu của sắc dân Á Châu đến Hoa Kỳ là du học và đoàn tụ gia đình. Đây là những nguyên nhân chủ yếu hàng đầu chứ không chỉ vì lý do kinh tế không thôi.

...những người Việt Nam chúng tôi tiếp xúc, họ cho biết họ có được quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng cũng như có nhiều cơ hội trong cuộc sống tốt hơn Việt Nam trong những thập kỷ qua

Bà Kim Parker

Hòa Ái: Riêng về nhóm sắc dân Á Châu gốc Việt, Bà có nhận xét gì, thưa Bà Parker?

Bà Kim Parker: Ngoài các nguyên nhân chủ yếu hàng đầu trong việc di dân của nhóm sắc dân Á Châu mà tôi đã trình bày, nhóm người Việt Nam cũng như một vài nhóm dân ở các quốc gia khác trong vùng Châu Á bị ngược đãi ở đất nước của họ. Rất nhiều người Việt Nam đến Hoa Kỳ trong những hoàn cảnh đặc biệt do liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam.


Uploaded with ImageShack.us
Sinh viên Việt Nam tại đại học Harvard. File photo


Uploaded with ImageShack.us
Một hãnh diện cho người Việt tại Hoa Kỳ: Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene, Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân Hoa Kỳ. RFA


Uploaded with ImageShack.us
Một hãnh diện khác của người Việt tỵ nạn: Hải Quân Trung Tá L.B.Hùng là viên Hạm Trưởng của chiến hạm Hoa Kỳ có tên là USS Lassen.
Cũng nằm trong nhóm sắc dân Á Châu, người Việt Nam có trình độ học vấn có trình độ học vấn cũng như có mức thu nhập cao. Dù thấp hơn những nhóm dân khác đến từ Châu Á về trình độ học vấn và mức sống nhưng nhìn chung người Việt Nam chịu khó và tỏ ra hài lòng với cuộc sống ở Hoa Kỳ. Hầu hết trong số những người Việt Nam chúng tôi tiếp xúc, họ cho biết họ có được quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng cũng như có nhiều cơ hội trong cuộc sống tốt hơn Việt Nam trong những thập kỷ qua.

Hài lòng với cuộc sống ở Hoa Kỳ

Hoàn toàn hài lòng trong cuộc sống và mọi điều kiện ở Hoa Kỳ. Đây là nhóm sắc dân rất năng động và là nhóm di dân đông nhất hiện nay

Bà Kim Parker

Hòa Ái: Có sự khác biệt nào giữa những người Việt mới di dân và thế hệ người Việt di dân sau cuộc chiến tranh Việt Nam không, thưa Bà?

Bà Kim Parker: Đây là một câu hỏi hay. Tôi không có dữ liệu chi tiết ngay lúc này. Trong các cuộc tiếp xúc trao đổi với nhiều người mới đến cũng như những người di dân nhiều năm trước đây, phần lớn khoảng 83-84% cộng đồng…Chắc chắn là có sự khác biệt giữa những thế hệ tuổi tác khác nhau.
Hòa Ái: Vậy nhóm sắc dân Á Châu, trong đó bao gồm cả nhóm dân gốc Việt có hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình ở Hoa Kỳ không?

Kim Parker Kim Parker Kim Parker Kim Parker Kim Parker: Hoàn toàn hài lòng trong cuộc sống và mọi điều kiện ở Hoa Kỳ. Đây là nhóm sắc dân rất năng động và là nhóm di dân đông nhất hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm sắc dân Á Châu, trong đó bao gồm cả nhóm dân gốc Việt hoàn toàn hài lòng với mọi hoàn cảnh so với số đông dân chúng ở Hoa Kỳ.

Hòa Ái: Xin cảm ơn Bà Kim Parker đã dành thời gian cho đài RFA cuộc phỏng vấn này.

Nguồn: Hòa Ái/ RFA
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 05:04:28 pm »

Người Việt khắp nơi
Luận án về mại dâm ở Việt Nam chiếm giải nhất tại Mỹ
Cập nhật lúc 12-05-2012 03:19:05 (GMT+1)
Luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam và còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam..
Kimberly Hoàng, tốt nghiệp tiến sĩ Xã hội học tại UC Berkeley năm 2011, đã được Hội Xã hội học Mỹ trao giải “luận án hay nhất” cho luận án tiến sĩ về mại dâm tại Việt Nam.
Luận án tựa đề “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Hồ Chí Minh; tại đây Ts Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”
Trong lá thư đề cử, Gs. Ray gọi luận án “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng Ts. Hoàng “nghiên cứu điều đã ít người dám thực hiện”.
Kimberly Hoàng là con gái trong một gia đình di cư, chủ tiệm bi-da trong khu phố cũ, tốt nghiệp danh dự tại đại học UC Santa Barbara năm 2005 rồi lấy Thạc sĩ tại đại học Stanford trước khi đến học ở Berkeley. Hiện nay Ts. Kimberly Hoàng là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giới tính, Phụ nữ và Tình dục tại Đại học Rice; Ts. Hoàng sẽ giảng dạy tại Khoa Xã hội học tại Boston College vào năm 2013.

Giải thưởng của Kimbery Hoàng sẽ được trao vào tháng Tám tại cuộc họp thường niên của Hội Xã hội học Hoa Kỳ (The American Sociological Association, ASA).

Nguồn: DCVOnline


Uploaded with ImageShack.us
Ts. Kimberly Hoàng. Nguồn ảnh: UC Berkeley


Uploaded with ImageShack.us
Công an TX Cẩm Phả bắt và hỏi cung gái mại dâm trong tư thế lõa lồ.Internet.

< vụ clip CA quay ,khi bắt được " trai trên,gái dưới " này,không hiều sao lại lọt ra ngoài,ầm ĩ trên mạng . Chì là 1 vụ " không kìm hãm được sự sung sướng " mà thôi,có cần phài quay cà clip như vậy không Huh? Có " lạm quyền trong thi hành công vụ " không Huh?,Mà thằng CA cầm máy quay ,quay nhưng góc độ tư thế rất bố láo,mất dậy.Khi vụ việc vỡ lở thì Xếp CA,lại tìm mọi cách nói,giải thích đỡ cho lủ đàn em vô học đó >
Ờ thái,Đức,Hà lan ...mãi dâm là hợp pháp,được coi là 1 nghề ,(như công an cũng là 1 nghề,mà làm Tỗng thống,thũ tướng cũng là 1 nghề ,mặc dù thời gian " hành nghề " có ngắn hơn so với những nghề khác & tai nạn nghề nghiệp khiến " đứt gánh giửa đường " không phải là ít ) có đóng thuế cho nhà nước,phải khám bệnh định kì.....Nhà nước phần nào kiểm soát được,không ít thì nhiều tránh được chuyện  " Má mì- Bố khoai " lừa,ép  " gái nhà lành " làm nhân vien -tiếp viên... " bán hoa " được
Cho lên thỉnh thoàng đài báo nói cô A,cô B ở Mỹ ra tranh cử Đại biểu quốc hội....xuất thân cô là gái " bán hoa " hoặc chuyên chụp ảnh cho tạp chí Playboi...không có gì là lạ.
Đàn ông Đức nói " với thằng đàn ông bình thường,mà 1 tháng không được " trao đỗi chất " 1,2 lần thì lâu lâu sẽ bị Ngẫn = dỡ hơi Cry Cry Grin
[Có chuyện vui,trong nghề làm quán : người mới làm bếp trong quán của người Việt,thường vài tháng đầu ăn lương học việc,qua 1 thời gian nếu làm tốt chủ quán thinh thoàng thương cho 50-100Euro < lương thì không tăng nhá  Cry Cry >
Sau khi được nhận chính thức,tùy theo tình hình doanh thu cùa quán,có chủ ngoài lương cứng,hàng tháng cũng cho thêm 50=200euro tùy người < số tiền này thục chất là tiền " boa " của khách cho Bồi bàn,-có quan Bồi bàn được đút túi hết,có quán thì toàn bộ toàn Boa, cho vào " lợn " để cuối tháng Mổ chia cho tất cà nhân viên với số lượng mổi người khác nhau.Tức là không phài tiền " thịt " của chù quán bỏ ra  Grin Grin Grin,hiếm chủ quán vô tư-tốt bụng lắm  Kiss Kiss
Dù sao trong kinh doanh củng phải tính toán " 5 xu-1 hào :thêm rau-bớt thịt : lấy của miền xuôi- nuôi miền ngược " lên khó trách người ta được  Shocked Shocked
Méo mó có hơn không. 50-200 euro cũng gánh cho phần thuốc lá,rựou bia,vé tháng....tiền đi giải " Ngẩn ".
Tiếng tốt,thì làm Bồi mấy quán nước,bia của Đức ,quán Koc-tai Thái lan,quán Tầu.... nhiều khi tiền Drin-ken = tiền nước-tiền Boa = hơn cã lương tháng ,khoàng 1500-1800eur/tháng  Grin Grin
Vài thanh niên mới vào quán làm,tôi có hỏi lương được bao nhiêu  { lương ,thưởng không phài ai cũng nói cho nhau biết đâu nha  Lips sealed Lips sealed .chì thân quen mới " tiết lộ " còn không thì " dấu như mèo  giấu C....." ,thậm chí trước mặt thì hề hề hà hà với nhau,nhưng sau lưng thì " ton hót với chủ-nói xâu đồng nghiệp ..." } sau khi nói lương cứng,tôi nói " tại sao mày không có 100 euro tiền Ngẫn "  gọi điện cho chủ hỏi đi,nhiều khi người ta bận trăm công ngàn việc ,mài đếm tiền ,là tiền cho phẳng ...mà quên số tiền đó đấy.Mấy chú tương thật ,bốc máy gọi và được chủ  quán  " túm tóc-tạt tai-tát tới tấp " Cry Cry Grin Grin
chù quán còn hỏi  " ai bào mày thế "  Undecided Undecided,chúng nó thì " con hổ có gan chuột nhắt " fun ra tôi bao.thế có chết thằng bé không  Huh Huh Grin Grin
Vài hôm sau,chù quán lôi ra 1 góc bẩu "" sao mày lại sui chúng nó thế,quán này làm gì có luật tiền giải " Ngẫn " hàng tháng ""  Grin Grin Kiss Nhăn nhở cười thôi,biết làm thế nào ]
Người Đức coi " tình dục " là 1 bản năng tối thiểu cùa con người
{ như con chó : đói thì sục sạo tìm ăn,đến mùa động đực thì tìm con cái " đạp mái "...}  Grin Grin.
còn VN thì nâng cao quan điểm " đạo đức " là phong cách Á dông,là thế nọ thế kia.Thực ra Pháp luật Vn có quản lí được đâu.Mà cứ cái gì không quản được thì lại mấy ông mấy bà lại nghỉ ra kiểu  " Cấm "  Huh Cry, Khi bị dư luận phản đối lại bỏ ,loanh quoanh kiểu quản lí " bắt ếch,bỏ đĩa " mà thôi.Bao vụ tai tiếng về " tình dục " đều liên quan đến Quan chức cả như Lương quốc Dũng ,Chủ tịch Nguyễn trường Tô,hiệu trường  Sầm ...Sướng tỉnh Hà giang...,rồi quan chức tòa án VKS  tỉnh.... rủ em út đi " tập bơi " thế nào mà để Hà bá  " đãng " mất 1 em  Cry Cry thậm chí đến 1 bí thư tinh ủy miền Trung đoạt giải " sống chiến đấu-học tập theo gương...." Vưỡn  bị ăn 1 cái tát cũa tiếp viên nhà hàng khi " sờ mông,bẹo vú " cô ta,mà báo chí đưa tin ầm ĩ 1 dạo.
Chỉ có quan chức thì mới lắm tiền,nhiều  quyền mà " ăn choi -nhẫy múa - sa đọa "  chứ dân đen thì  " làm mửa mật không đủ ăn " lấy đâu tiền vi vu với " hoa hậu,diễn viên ngàn $ .." Đúng là toàn trò hề,trò trẻ con  Lips sealed Angry
Dạo trước hình như có 1 đại biểu QH...Tổng biên tập 1 báo củng đang đàn đề nghĩ hợp pháp nghề " bán hoa " nhưng chắc thời cơ chưa " chín muồi " lên vụ việc lại chìm nghỉm. Cry Grin
Tại sao các nước Casino - Mãi dâm được coi là Hợp pháp & quản lí được: vì Luật pháp họ nghiêm minh * luật bất vị thân * .
Đánh thẳng vào đối tượng vi phạm pháp luật & ê kíp ,bất kể kẻ đó là là Tỗng thống,thủ tướng.....( 1 số nước có luật miễn trừ truy tố với nguyên thủ quốc gia đang tại chức,thì họ sẽ đợi khi bị miển nhiệm,hết nhiệm kì sẽ lôi kẻ đó ra Tòa xét sử  : luật hiếm khi xử kẻ phạm tội mà có thành tích trong......lần đầu phạm tôi do cơ chế rằng buộc ...mà được " hạ cánh an toàn " chờ nghì hưu .Cá biệt 1 số đại biễu quốc hội các nước chỉ vì câu nói sơ sểnh+ hớ còn bị dư luận ép từ chức) chứ không có kiểu với tùy loại chức vụ mà sử dụng luật Boxinh " đánh từ bụng +đáng xuống " như 1 số nước " ao làng Đông nam á "  Grin Grin


Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 05:10:56 pm »

Tinh thần Việt trên đất Đức

Cập nhật lúc 09-07-2012 19:51:08 (GMT+1)
Những năm sau này, cứ mỗi lần trở lại Đức không hiểu sao mình cứ có cảm giác rất lạ, lúc đầu nghĩ mãi không biết nên gọi cảm giác đó là gì. Nghĩ mãi rồi cũng ra. Đó là cảm giác mắc nợ, đúng ra là cảm giác mang ơn. Nghĩ cũng buồn cười, mang ơn ai không mang lại đi mang ơn lũ con nít Việt Nam trên xứ Đức này.


Có lẽ cũng chẳng ngoa chút nào khi nói những trẻ em Việt trên đất Đức đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nên một hình ảnh về người Việt trước hết là đỡ xấu xí, dị mọ rồi đẹp dần lên trong mắt những người dân bản xứ trên đất Đức. Có lẽ không ít người Việt ở đây vào những năm 90 của thế kỉ trước đã có cảm giác hớn hở, mừng thầm khi ra đường được dân Đức tưởng nhầm là người nước khác, nước quái nào cũng được, miễn không phải là người Việt Nam. Chính mình cũng đã từng hãnh diện một cách dở hơi vì tạo hóa bắt sở hữu một vẻ mặt cùng thân hình khổng lồ không thuần Việt chút nào nên thường xuyên hân hạnh “được” dân Đức nhầm sang công dân của một nước Á Đông nào đó khác, ví dụ như Malaysia hay Philippines chẳng hạn.

Khoảng từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, chính sách của nước Đức đối với người nước ngoài cũng dần thân thiện và cởi mở hơn, bởi thế, cuộc mưu sinh của dân Việt trên đất Đức cũng dần đi vào ổn định, tệ nạn giảm dần. Và cái thứ định vị trên cổ, vốn được thiên hạ gọi là “đầu”, của dân Việt không còn chỉ cựa quậy, ngó ngoáy trên vai mà bắt đầu được ngẩng dần lên. Ánh mắt bắt đầu rạng rỡ và tự tin hơn.

Và cứ mỗi lần trở lại Đức, cái đầu cùng cái bản mặt mình cũng thấy dần ngẩng cao hơn lên (cũng một phần do nơi chốn mình đến và vị thế của mình cũng khác). Nghĩ đi nghĩ lại mãi chịu không biết tạo sao. Chỉ thấy ánh nhìn ngày càng thân thiện nhiều hơn trong con mắt người dân Đức. Để người ta không ghét mình chắc không khó, nhưng để họ quí mến, coi trọng mình xem ra không dễ chút nào. Sau khi đọc một loạt báo Đức, mà toàn loại báo nghiêm chỉnh hàng đầu của Đức liên tục đưa tin về thành tích chiến công của trẻ em Việt Nam trong các nhà trường Đức thì rốt cuộc mình chợt hiểu ra tại sao.

Có đến 59% học sinh Việt theo học trường Gymnasium (*), trong khi đó học sinh Đức chỉ là 43%, cao hơn nhiều tỉ lệ học sinh nhập cư đến từ những nước được xem là phát triển thuộc EU, hơn gấp năm lần học sinh Ý và Thổ Nhĩ Kì. Các con số này được lấy từ các số liệu của cơ quan thống kê liên bang. Cao hứng, mò vào google gõ “Die vietnamesischen Schueler in Deutschland” (học sinh Việt Nam ở Đức) sững người vì thấy có đến 700.000 kết quả.

Chịu khó dòm kĩ hơn tí nữa thì thấy lắm bài báo chạy tít giật gân không kém phần báo Việt, nào là “Những học sinh Đức xuất sắc nhất có nguồn gốc Việt Nam”, “Học sinh Việt Nam giàu ý chí”, rồi thì “Những học sinh Việt Nam ở Đông Đức bỏ xa các bạn học cùng lớp”, hay “Chỉ có giáo dục mới giúp thoát khỏi đồng ruộng”, ... Chẳng nhìn đâu xa, chỉ ngay con cái đám bè bạn thân hữu ngày xưa cũng đã khối đứa góp phần làm nở mặt dân Việt. “Cu Kid” Hoàng Hà Thi ngày nào bé tẹo giờ đã kịp học xong bác sĩ chuyên khoa chuyên chữa các bệnh về não và đang làm tiến sĩ Y khoa. Cậu chàng này còn ẵm cả giải thưởng Humboldt dành cho sinh viên Y khoa mà đến sinh viên Đức cũng còn phải ao ước. Ngay đến con bé Bảo Châu mấy năm trước mình còn bế ẵm trên tay giờ cũng vì “mắc tội” học giỏi mà “bị” phóng viên đến tận nhà phỏng vấn và đẩy cả nhà nó lên trang nhất báo Die Welt hoành tráng của Đức...

Nhớ lại lần thuyết trình cho học viên cao học của một trường ĐHTH ở Đức cách đây mấy năm, tình cờ lại đúng ngay sau dịp hàng loạt các báo Đức vừa đưa tin về thành tích chiến công của trẻ em Việt Nam, không ít học viên hỏi mình những nguyên nhân nào dẫn đến “hiện tượng” học sinh Việt Nam xuất sắc như vậy, cho dù phần đa là con em lao động xuất khẩu, không phải con em các bậc trí giả gì để mà được hưởng gien di truyền nổi trội hơn người. Mình trả lời nôm na đại loại mấy ý cơ bản như thế này.

Thứ nhất, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, đặc biệt ở cái sự học, luôn cần cù chịu khó, nói nôm na là truyền thống hiếu học.
Thứ hai, quan niệm của các bậc cha mẹ “cho con một bồ tiền không bằng cho con một bồ chữ”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư vững chắc cho tương lai (trẻ cậy cha, già cậy con). Thứ ba, đối với người Việt thì “trẻ chọi nhau, già chọi con” (Dù có làm ông nọ bà kia mà con ngu dốt hư hỏng thì cũng úp mặt xuống bùn mà đi, ngược lại, có nghèo khó mấy mà con cái giỏi giang, thành đạt thì ai cũng trầm trồ xuýt xoa ngưỡng mộ, ngửa mặt cười khà khà với đời). Lũ trẻ con Việt phải gánh trên vai cái trọng trách “thực hiện giấc mơ cha”. Những gì cha/mẹ không/chưa làm được thì kì vọng con cái phải làm cho bằng được (và cha mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, từ tiền bạc cho đến tâm trí, để giúp con thực hiện giấc mơ... của mình, ví dụ “cho dân Đức biết mình là ai”).

Ở điểm thứ tư mình cao hứng nói văn vẻ như sau: nói đến ẩm thực Việt Nam người ta thường hay nhắc đến nem và phở, nói đến phở là phải nói phở Bắc, đặc biệt là phở Hà Nội với rau mùi và rau húng Láng làm gia vị. Hạt húng Láng gieo ở làng Láng thì ra cây húng Láng. Nhà tôi cách làng Láng chỉ có 2 cây số nhưng nếu hạt húng Láng mang về gieo trên đất nơi tôi ở sẽ ra húng bạc hà. Kết luận rút ra là cùng một hạt giống đó nhưng nảy mầm và phát triển thế nào còn phụ thuộc vào mảnh đất mà nó được gieo trồng. Đúng quá còn gì, nếu cậu bé mồ côi Philipp Rösler (đương kim Phó thủ tướng Đức) ngày ấy mà không được gia đình người Đức nhận về nuôi thì giờ này chắc đang mặt mũi xám xịt, cóc cáy và còng lưng chạy xe ôm hoặc đánh giày ở một xó xỉnh hẻo lánh nào đó trên xứ sở Tiên Rồng chứ làm gì có vị chính khách tầm cỡ (và rất bảnh bao) như bây giờ...

Thế đấy, người Việt khi ra nước ngoài cũng nhọc nhằn cõng theo cả những cái hay cái dở của giáo dục Việt Nam. Hồn Việt nhiều khi cũng nằm cả ở đấy. Cái tâm lý ganh đua, học “vị” điểm số thì con gái mình cũng là một bằng chứng. Thấy con gái cứ hùng hục học để săn điểm tốt, mình khi gầm vang, khi thẽ thọt khuyên nhủ điểm số không nói lên gì nhiều đâu, quan trọng là mình học được những gì để sống và làm nghề cho tốt. Nó cứ điềm nhiên coi như không và nhẩn nha bảo: “Mẹ hay nhỉ, mình là người nước ngoài, trước hết không khẳng định mình bằng điểm số thì bằng gì? Chẳng nhẽ ưỡn ngực nói với Tây là tao giỏi lắm à? Vậy bằng chứng đâu? Ít ra cũng phải có cái bảng điểm mà trình ra rồi có gì nữa mới nói sau chứ”…

Chẳng khác gì phụ huynh ở Việt Nam, phụ huynh bên này lắm nhà cũng nháo nhào lo chuyện học thêm cho con, sợ con thua bạn kém bè, thua chị kém em. Nhà bạn tôi chưa thể gọi là “lò luyện thi” như ở Việt Nam nhưng từ lâu đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho đông đảo gia đình người Việt ở Berlin. Vợ chồng nhà này là sản phẩm đích thực từ lò đúc “made in Germany”, có công ăn việc làm tốt và sống rất đàng hoàng. Chồng là kĩ sư chế tạo máy (sau đó học thêm bằng nữa về công nghệ thông tin), vợ kĩ sư Hóa. Cô này có cậu em trai là tiến sĩ, giảng viên kiêm giám đốc của The Microsensor & Actuator Technology Center thuộc ĐH Bách Khoa Berlin. Thêm cô con gái Bảo Châu giỏi giang lại chính là bằng chứng sống cho sản phẩm “made by Anh-Phuong” (tên bạn tôi). Móc đâu ra địa chỉ nào uy tín hơn địa chỉ này nữa chứ, tem dán nhãn bảo hành đóng khắp nơi... Bởi thế, nhà này bỗng thành địa chỉ tin cậy, “lò có tem”, cho bà con Việt ở Berlin cũng là điều dễ hiểu. Lúc đầu là vì nể bạn, nể bè, nể người thân quen nên nhận kèm giúp con em họ, sau là bị ép nên “lò” cũng phải nâng cấp để có thể hoạt động hết công suất. Hàng ngày, cứ sau giờ làm việc ở công ty, vợ chạy 1 “sô” tại gia, chồng 1 “sô” bên ngoài. Cuối tuần thì khỏi nói, ca kíp kín bưng từ sáng đến chiều tối. Vợ kèm các trò lớp bé, chồng kèm các trò lớp lớn, đặc biệt là đám học trò chuẩn bị làm Abitur. Abitur là kì thi tốt nghiệp phổ thông ở Đức để lấy điểm vào đại học. Thi Abitur ở Đức cực khó, nếu điểm không cao sẽ không được học ngành tốt và khó có cơ hội được vào học tại các trường đại học lớn của Berlin. Bởi thế, nhà nào nhà nấy lo thon thót nên hối hả lo cho con học thêm. Lò chạy hết công suất, đến cô bé Bảo Châu cũng lao vào cuộc, nhiệt tình tham gia giảng bài cho các em… Nhìn cảnh ấy mà ấm lòng, trào nước mắt. Nói là “lò” cho vui chứ “học phí” nhiều khi chỉ là vài đĩa bánh cuốn, khi là vài cốc chè... Với cô bé Bảo Châu thì đến lời khen dành cho mình cô bé còn ngượng ngùng không dám nhận, chỉ ỏn ẻn cười và bảo: có gì đâu “Báo Chầu” thấy vui mà…
Mấy hôm trước, trong cuộc trò chuyện với bà giám đốc một dự án lớn (của Berlin) hỗ trợ học sinh nhập cư có mong muốn sau này trở thành giáo viên, mình có hỏi bà trong số học sinh nhập cư mà dự án bà hỗ trợ có nhiều học sinh Việt Nam không. Bà ta cười lớn và bảo: “Câu hỏi rất hay nhưng câu trả lời còn thú vị hơn nhiều”. Và bà kể bà cũng đã hỏi lãnh đạo một số trường Gymnasium ở Đông Berlin (nơi có nhiều học sinh Việt Nam theo học) xem ở trường họ có học sinh nhập cư có nguyện vọng sau này trở thành giáo viên để dự án hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ thì được trả lời là không. Bà hỏi tiếp “vậy những học sinh Việt Nam của trường đâu, trường có học sinh Việt Nam chứ?”. Nói đến đây bà cười lớn và kể tiếp, lãnh đạo họ ngớ người ra một lát rồi bảo bà: “trường có nhiều học sinh Việt Nam chứ, nhưng tại sao lại xếp những học sinh đó vào học sinh nhập cư? Chúng học rất giỏi, nói tiếng Đức perfect, chẳng có tí khó khăn gì trong học tập và hòa nhập, tại sao lại xếp chúng vào học sinh nhập cư?”. Sau đó, mợ này còn dí miệng vào tai mình nói khẽ: “Quan trọng nhất là bọn chúng đủ thông minh để không chọn nghề giáo”... Mình nghe thấy thế thì cười sằng sặc không phanh được…

Ở đời, nhất là trên xứ người, để người ta không ghét, không khinh mình không khó, để người ta thân thiện, tử tế với mình cũng không khó lắm, nhưng để người ta trân trọng và đánh giá cao mình thì đó là việc không dễ chút nào. Đối với một cá nhân đã khó, đối với cả cộng đồng còn khó hơn gấp rất nhiều lần. Có khi phải sau nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm mới làm được việc ấy. Thế mà lũ trẻ con ấy đã góp phần làm được điều kì diệu đó. Tuy chưa hẳn là thật nhiều, nhưng cũng không phải ít!

Tuy nhiên, tất cả vẫn đang còn ở phía trước, nhiều khi còn rất xa xôi.

Nhưng dù sao cũng muốn nói lời cảm ơn lũ trẻ.

Berlin, 01.07.2012

* Gymnasium là trường dành cho những học sinh khá giỏi, định hướng học lên bậc đại học

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

(Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội)


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 05:16:18 pm »

Moscow trong mắt tôi

Cập nhật lúc 08-07-2012 18:09:22 (GMT+1)
Mặc dù đã có dịp đến châu Âu nhiều lần nhưng chưa bao giờ trong tôi lại ngập tràn cảm xúc lẫn tò mò như lần đầu đặt chân đến thủ đô Moscow của nước Nga, vì nhiều nguyên nhân.


Một thời vang bóng

Sau năm 1975, nước Việt Nam thống nhất hiện hữu khá nhiều hàng hóa Liên Xô, từ chiếc xe hơi cho đến đồ gia dụng. Trong lĩnh vực xe cộ, chiếc xế hộp hiệu Lada có lẽ gây ấn tượng vì nó chạy đầy ngoài phố. Nói đến hai chữ Lada, người Việt biết ngay đó là cái gì và xuất xứ từ đâu. Bên cạnh chiếc Lada còn có cái tủ lạnh Saratov và ti vi hiệu Yunost, nhà nào có được hai món này coi như gia đình khá giả. Hồi lập gia đình vào đầu thập niên 1980, nhà tôi chẳng có những món hàng khá giả vừa nêu, chỉ mua được vài món đồ gia dụng tầm thường như cái bàn ủi Liên Xô “ăn chắc mặc bền”, hay cái nồi áp suất “nồi đồng cối đá”. Cái nồi áp suất ấy được gia đình sử dụng liên tục đến nay đã 30 năm, và còn khả năng dùng thêm... 30 năm nữa, rất đáng nể.

Lúc còn tại ngũ trong Lực lượng TNXP TP.HCM, lần đầu tiên trong đời được đi máy bay từ Buôn Ma Thuột về Sài Gòn, tôi ngồi trên chiếc Antonov (AN) 2 cánh quạt cũng do Liên Xô sản xuất. Về âm nhạc thì thế hệ của tôi ai cũng biết ít nhất 2 bài hát trữ tình: Đôi bờ và Chiều Mát-xcơ-va. Dấu ấn về Liên Xô thời ấy xem ra khá đậm đà.

Liên Xô ngày trước và nước Nga bây giờ đã thay đổi khá nhiều, sau khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ. Kể từ dạo ấy, thành phố Moscow đã trải qua những năm tháng thay da đổi thịt, cởi bỏ lớp áo bao cấp, dần lột xác để  mong đuổi kịp sự thịnh vượng như các thành phố lớn của Tây Âu. Nếu quan sát trên đường phố Moscow ngày nay, bạn sẽ thấy vô số xe hơi đời mới có xuất xứ từ các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU) hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc… Các shop thời trang, mỹ phẩm cao cấp nổi tiếng của Ý, Pháp hay các cửa hàng bán thức ăn nhanh kiểu Mỹ hiện diện khắp nơi.

Nếu ai đã từng sống qua thời bao cấp ngày xưa và chứng kiến sự khác biệt do nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam tạo ra, bạn sẽ mường tượng được Moscow cũng đã và đang diễn ra tiến trình tương tự. Và giống như ở Hà Nội hay Sài Gòn, người dân Moscow không phải ai cũng giàu để có thể tậu một căn biệt thự thơ mộng ở ngoại ô, sắm xe hơi đời mới, xài hàng hiệu đắt tiền hay bước vào những nhà hàng sang trọng. Trên các nẻo đường ở Moscow, bạn dễ bắt gặp những chiếc Lada cũ kỹ ọp ẹp song hành cùng BMW, Mercedes, Audi, Toyota mới cáu cạnh, một sự phân hóa giàu - nghèo hiển hiện, không giống “ai cũng như ai” dưới thời Xô viết.
Một trong những cửa hàng của Eldorado ở Moscow  - Ảnh: Đoàn Xuân Hả


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us
Điện Kremlin bên dòng sông Moscow - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Cuộc sống đôi bờ

Đến Moscow với tư cách là du khách, bạn không thể bỏ qua chuyến tham quan quần thể kiến trúc đặc sắc Điện Kremlin - cơ quan quyền lực nhất nước Nga và Quảng trường Đỏ - nơi diễn ra những sự kiện chính trị nổi tiếng khắp thế giới. Ở Quảng trường Đỏ, đối diện với lăng Lênin là một dãy tòa nhà bằng đá granit 4 tầng, dài gần cây số, xây dựng vào thời Sa hoàng. Theo lời kể của chị Anna, hướng dẫn viên du lịch người Nga, dưới thời Xô viết dãy nhà này là chuỗi cửa hàng bách hóa quốc doanh phục vụ cho cán bộ - công nhân viên làm việc cho chính phủ, trong Điện Kremlin đối diện.

Nhưng éo le ở chỗ, tới kỳ lĩnh lương ai cũng có tiền nhưng chuỗi cửa hàng quốc doanh ấy lại chẳng có gì để mua sắm, một hiện tượng khá phổ biến ở các xã hội theo chế độ bao cấp. Cái nồi áp suất Liên Xô đã đề cập ở phần trên, hồi ấy vợ chồng tôi mua được là nhờ cả hai đều có thẻ công nhân viên nhà nước, nếu là dân thường thì khó mà mua được vì cầu quá lớn mà cung thì có hạn. Dãy cửa hàng ấy nay đã khác, nó sang trọng và chứa đựng một khối lượng hàng hóa đa dạng không khác gì so với ở Paris hay London, chỉ sợ bạn không đủ tiền để shopping mà thôi. Ở Nga, 70% hàng hóa là nhập khẩu - một thị trường tiềm năng cho những ai muốn làm ăn chân chính.

Bên cạnh những khu chung cư “nhìn thấy ghê” xây vào thời bao cấp, ở Moscow người ta đang tiến hành dựng lên các tòa nhà cao tầng hiện đại cho mục đích kinh doanh. Kiếm một căn hộ trong các tòa nhà mới ấy, tậu một chiếc xế hộp, trang bị đồ gia dụng thời thượng… đang là mục tiêu hướng tới của người dân Moscow, nhất là giới trẻ. Ước muốn là vậy, nhưng tiền ở đâu ra? Câu trả lời nằm ở ngân hàng. Ở Moscow, vay tiền ngân hàng là giải pháp khả thi vì thủ tục khá đơn giản. Ví dụ như ở hệ thống Ngân hàng Home Credit Bank chẳng hạn, nếu là công dân Nga có chứng minh thư hợp pháp, chỉ làm thủ tục mất 30 phút, bạn sẽ được cho vay số tiền 250.000 rub (khoảng 175 triệu đồng VN) mà không cần thế chấp tài sản (giống như dạng tín chấp ở VN). Dạng tín chấp này cũng có rủi ro nhưng trong mức mà các ngân hàng khả dĩ chấp nhận được.

Có vẻ như người dân Moscow đã và đang “cất vào quá khứ” nhiều mặt hàng do chính nước Nga sản xuất, để hưởng thụ hàng hóa đẳng cấp cao hơn từ khắp nơi trên thế giới đổ về, đặc biệt là hàng kim khí điện máy. Chỉ tính riêng ti vi LCD, laptop, máy nghe nhạc, điện thoại di động, iPad, tủ lạnh, máy ảnh kỹ thuật số - những thứ phổ biến trong đời sống hằng ngày, sản phẩm do Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất đã được bày bán la liệt trong chuỗi cửa hàng điện máy ở Moscow, đẩy cái ti vi Saratov và tủ lạnh Yunost năm xưa đi vào dĩ vãng. Nói đến lĩnh vực kim khí điện máy không thể không nhắc đến Eldorado - công ty có mạng lưới cửa hàng điện tử gia dụng lớn nhất nước Nga, hoạt động tại 455 thành phố ở xứ sở bạch dương.

Cả Eldorado và Ngân hàng Home Credit Bank đều là sở hữu của Tập đoàn đầu tư tài chính quốc tế (PPF) thuộc Cộng hòa Czech (ở Việt Nam hiện nay cũng có một công ty con thuộc PPF). Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga bước vào nền kinh tế tự do, hàng loạt công ty, xí nghiệp đứng trước nguy cơ “sập tiệm”, Eldorado nằm trong số đó. Người Czech đã mạnh dạn mua lại và đầu tư cho mạng lưới Eldorado để biến nó thành thương hiệu đứng trong top 5 ở châu Âu và top 10 trên thế giới hiện nay. Và đó chưa phải là trường hợp duy nhất. Nguy cơ phá sản nền kinh tế thời “hậu Xô Viết” ở nước Nga là nỗi lo của người này nhưng lại trở thành cơ hội làm giàu cho kẻ khác. Những người có đầu óc kinh doanh nhạy bén đã sẵn sàng chi tiền mua lại những cơ sở kinh tế èo uột với giá quốc doanh, sau đó phát triển nó trở thành những công ty có giá tư bản. Nhiều tỉ phú Nga xuất hiện trong thời gian qua đã thông qua kiểu kinh doanh như vậy.

Ngoài sự nổi tiếng về xuất khẩu dầu khí và vũ khí, nước Nga nói chung và Moscow nói riêng đã không còn sự chọn lựa nào khác là phải chuyển động để “hòa tan” vào một thế giới đa sắc màu. Ngành hàng không dân dụng là một ví dụ. Từ Saint Petersburg về Moscow chúng tôi ngồi trên máy bay Airbus 321 của Tây Âu sản xuất, từ Moscow về Việt Nam bay cùng Boeing 767 của Mỹ, đều thuộc sở hữu của Hãng hàng không Russia Airlines (AEROFLOT). Cũng giống như AEROFLOT, các hãng hàng không khác của Nga sở hữu rất nhiều máy bay không phải do Nga sản xuất. Hình như những chiếc máy bay dân dụng do Nga sản xuất như AN hay Tupolev (TU) không thể cạnh tranh nổi với Boeing hoặc Airbus, tương tự như xe Lada đành chào thua chiếc Toyota vậy.

Thay lời kết

Nước Nga hiện là một trong hai siêu cường về quân sự. Thế nhưng, khi người ta xếp hạng 20 nước có GDP tính trên đầu người cao nhất thế giới, không có nước Nga; xếp hạng 20 thành phố có cuộc sống tốt nhất địa cầu, không có Moscow. Muốn lọt vào top 20 ấy, chính phủ Nga còn phải làm nhiều việc trong nhiều thập niên nữa mới mong được toại nguyện. Có vẻ như một trong “những việc phải làm ngay” ấy là phát triển du lịch. Chính phủ Nga đang mở rộng cửa để chào đón du khách thập phương đến tham quan với thủ tục cấp visa dễ hơn nhiều so với xin visa vào EU. Nhiều công ty lữ hành ở Việt Nam cũng đã chọn Nga làm điểm đến mới với số du khách ngày càng đông.

Người dân Moscow có thể giận dữ khi đội tuyển Nga bị loại ở vòng bảng Euro 2012, nhưng họ sẽ không khóc, vì thể thao suy cho cùng chỉ là game. Không lọt vào top 20 thế giới nêu trên mới đáng khóc hơn, vì Mát-xcơ-va không tin những giọt nước mắt (một phim tình cảm xã hội đã chiếu ở Việt Nam). Tuy được xếp hạng là thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới, nhưng theo tôi, Moscow vẫn là một điểm đến thú vị mời bạn ghé thăm để chiêm nghiệm về sự đổi thay của đôi bờ cuộc sống...   

Nguồn: Đoàn Xuân Hải/ TN

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 05:50:18 pm »

Séc-Slovakia
Michal Nguyen: ‘Đội quốc gia Việt Nam muốn có tôi’

Cập nhật lúc 10-07-2012 11:25:15 (GMT+1)


Uploaded with ImageShack.us
Michal Nguyen trong màu áo của đội tuyển Most, ảnh: iDnes


Uploaded with ImageShack.us
CLB bóng đá Baník Most, Michal Nguyen đứng hàng giữa, thứ ba từ trái sang, ảnh: fkbm.cz.


Uploaded with ImageShack.us
Michal Nguyen, ảnh: Sedmicka.
Michal Nguyen, một cầu thủ gốc Việt hiện nay đang chơi cho CLB Most, Séc, hiện đang được huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Việt Nam để mắt tới.


Rất có thể, mùa thu tới này Michal sẽ có mặt tại sân vận động quốc gia Malaysia ở Kuala Lumpur, nơi sẽ tổ chức giải Suzuki Cup, để tham dự giải đấu danh giá nhất vùng Đông Nam Á này.

Bạn biết đội tuyển Việt Nam muốn có bạn từ khi nào?

Tôi nhận được lời mời từ mùa giải trước, khi đó họ đến xem tôi đá bóng ở Varnsdorf. Đúng trận đó tôi đá hay. Tôi và huấn luyện viên đã ngồi nói chuyện và ông ấy tỏ ý muốn tôi về chơi ở đội tuyển quốc gia. Tôi còn cần nhập tịch Việt Nam nữa, việc này đang được giải quyết một tháng nay. Tôi chỉ có quốc tịch Séc, mẹ tôi là người Séc.

Họ nhận thẳng bạn vào đội A chứ?

Tất nhiên chứ, thật là tuyệt vời! Tôi có lợi thế là bố là người Việt Nam, tôi có thể đại diện cho quê hương của cha mình. Khi họ muốn có tôi, tại sao lại không tận dụng cơ hội chứ? Đội tuyển nào cũng giống nhau.

Bạn có am hiểu bóng đá Việt Nam hiện nay không?

Tôi có xem trên mạng chứ ti vi họ không phát. Giải Suzuki Cup là một giải rất ớn ở Đông Nam Á được tổ chức vào mùa thu. Các đội tham gia bao gồm Thái Lan, Malaysia và các nước xung quanh Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ khó giành được một suất dự World Cup nhưng con đường đến Olympia gần hơn.

Bố bạn theo dõi sự nghiệp của bạn như thế nào?

Bố rất ủng hộ tôi, ông ấy rất say mê môn đá bóng. Sau mỗi trận đấu hay buổi tập luyện bố đều gọi cho tôi rồi hỏi thăm. Cách giáo dục của người Việt thường nghiêm khắc hơn, nhưng bố tôi thì không, ông ấy cho tôi thời gian thư giãn thoải mái. Nói chung, người Việt muốn đào tạo con cái mình để chúng học giỏi và sau này trở thành người có chỗ đứng trong xã hội và là người chăm sóc bố mẹ khi họ về già.
Chắc ông ấy rất sung sướng khi bạn ký được hợp đồng và bóng đá nuôi sống bạn.

Ông ấy rất tự hào và hạnh phúc. Đó là mơ ước của bố tôi. Có con trai và còn chơi đá bóng. Trước đây bố tôi cũng chơi cho đội B của Litvínov. Ông ấy đã ở đây 35 năm rồi, năm 17 tuổi ông ấy đã phải mất tới 14 ngày để sang tới đây bằng tàu hoả qua Siberia và Nga.

Tại sao ông ấy lại chọn đúng Tiệp Khắc là điểm dừng?

Ở Việt Nam lúc đó đang có chiến tranh khiến anh trai của bố tôi hy sinh. Vì thế gia đình đã gửi bố tôi sang Châu Âu để có cuộc sống tốt hơn và họ quyết định chọn Séc. Sau khi sang đây, ông ấy được chuyển tới Vítkovice để học tiếng 4 tháng, rồi họ nhận vào làm nhà máy. Ông ấy còn có chứng chỉ hành nghề thợ hàn và trụ lại nhà máy ở Litvínov tới 12 năm.

Bây giờ ông ấy làm gì?

Bố tôi giờ kinh doanh riêng rồi. Ông ấy sở hữu một quán ăn ở Brandov, ngay giáp biên giới. Ông ấy làm ở đó từ sáng đến tối, ông ấy rất khéo léo và nấu ăn ngon. Tôi cũng tự hào về bố tôi.

Người Việt Nam rất chăm chỉ.

Bạn cũng có thể tự thấy, bây giờ rất ít người Séc làm večerka, không ai trong số họ muốn làm cả. Người Việt làm quần quật từ sáng đến tối và nửa số tiền kiếm được, họ gửi về Việt Nam cho gia đình mình, nơi mà chỉ cần 15 đến 20 korun là bạn đã có bữa trưa gồm súp và món ăn chính. Thực sự là như vậy và người Việt có cách nghĩ khác.

Đã bao giờ bạn về Việt Nam chưa?

Chưa một lần nào! Bây giờ tôi có cơ hội về đó nếu được đá cho đội Việt Nam. Còn không, tôi cũng muốn đến Việt Nam, đó là nghĩa vụ của tôi. Tôi sẽ đưa bạn gái tôi đi nghỉ ở đó. Tôi có lợi thế là gia đình bố tôi ở Việt Nam nên tôi không phải trả tiền khách sạn, chỉ cần mua vé bay.

Bạn có nói được tiếng Việt không?

Tôi không biết một từ nào. Tôi được dạy dỗ như người Séc, trong gia đình chúng tôi chỉ nói tiếng Séc. Tôi sẽ phải giao tiếp bằng tiếng Anh ở đội tuyển như với huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam, khi ông ấy đến theo dõi tôi chơi bóng. Bố tôi còn dịch cho tôi khi muốn biết nhiều thông tin hơn.

Bố bạn nói gì với bạn về bóng đá Việt Nam?

Bố tôi có lần đến sân xem giải hạng nhất và nói với tôi: “Michal à, ước gì con mà thấy được 12 nghìn người đến xem một trận bóng.” Người Việt yêu bóng đá đến phát cuồng. Giải quốc gia thường có khoảng 10 - 15 nghìn cổ động viên đến xem.
Chắc bạn không muốn chơi giải hạng nhất ở đó?

Khí hậu nóng nực ở Việt Nam chắc sẽ gây khó khăn cho tôi. Không biết liệu tôi có làm quen được không. Hơn nữa, ở đó có rất nhiều mafia và họ có thể hối lộ, mua chuộc cầu thủ. Tôi không cần những thứ đó.

Khi mang trong mình một nửa dòng máu Việt Nam, bạn có gặp phải sự phân biệt chủng tộc nào khi đá ở Séc không?

Hoàn toàn không có chuyện họ chửi tôi là người Việt. Tôi nghĩ là họ không dám cả gan đâu. Tôi không bỏ qua chuyện như thế đâu.

Baník ở giải hạng hai đều là các cầu thủ trẻ, bạn có còn cơ hội đá chính nào không?

Bây giờ đang là cơ hội lớn cho tôi, tôi muốn được chơi ở đội hình chính. Tôi sẽ tập luyện nhiều để chứng tỏ cho huấn luyện viên thấy. Ở giải hạng hai, tôi đã có 16 trận ra quân, trong đó 10 trận đá chính. Tôi đã quen với đá đấu rồi.

Bạn thần tượng cầu thủ nào?

Bây giờ là Sergio Ramos, tôi thích cách anh ấy chơi cho đội tuyển Tây Ban Nha. Xuất sắc! Anh ấy có thể chơi ở vị trí hậu vệ hoặc đá cánh phải, nơi mà tôi thích chơi nhất. Tôi cũng là hậu vệ phải. Tôi là học trò của Litvínov, năm lên 7 tôi chuyển sang Teplice và khi 12 tuổi, huấn luyện viên Hofmann đã đưa tôi tới Most.
Ngọc Minh - vietinfo.eu
iDnes.cz

Tôi mà có Quyền,giải tán ngay đội tuyển nam,nuôi chỉ ę tốn cơm hại áo,mà chỉ tồ nhức đầu .Đầu tư bao nhiêu năm ,bao nhiêu tiền của công sức mà chỉ giành được huy chương Đồng,Đát sét  thì quá lãng phí Thà dùng số tiền đó đầu tư cho đội tuyễn  QG nữ  thì hợp lí hơn.Nhìn các em,các cháu là đàn bà con gái,vì thành tích,vì danh dự cua TQ mà khổ luyện vất vả,người ngợm khô,đen như cột nhà cháy,nhìn chà khác mấy thằng  " đực rựa " nghỉ mà thương,mà sót .Trong khi mấy " sao chỗi " nam thì tinh tướng,phá phách,cá độ.....Nghĩ mà chán
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 06:06:17 pm »

„Chốt hạ” thiết kế kiến trúc chùa của người Việt Nam tại Ba Lan.

Sáng ngày 05-07-2012 sau hơn 2 giờ thảo luận, đại diện các tổ chức CĐ Việt Nam tại Ba Lan đã nhất trí thông qua ý tưởng thiết kế chùa của người Việt Nam tại Ba Lan.

 

Buổi họp có sự tham dự của đại diện các tổ chức Cộng đồng cùng một số khách mời. Đại đức cố vấn tâm linh của Cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan Thích Trí Chơn và Đại đức, giáo thọ sư chùa Thiên Việt Thích Đức Đạt cũng tham dự buổi họp. Đại đức Thích Trí Chơn đã có nhiều ý kiến giải đáp, phân tích một cách cụ thể, về việc xây chùa.


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us
Ông Hoàng Mạnh Huê trình bày ý tưởng thiết kế kiến trúc chùa.


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us
Theo bản thiết kế được ông Hoàng Mạnh Huê trình bày trong cuộc họp: Chùa có hai tầng, diện tích mỗi tầng 300m2 (nhỏ hơn ý tưởng thiết kế trước). Cầu thang được đưa ra phía trước, không phải hai bên như trước.
Chùa có thể xây theo kiểu cuốn chiếu tùy theo điều kiện kinh phí của Cộng đồng. Tầng trên là phần chùa chính sẽ hoàn thiện trước còn tầng dưới có thể hoàn thiện sau khi có thêm kinh phí.
Một số đại biểu còn luyến tiếc về ngôi chùa một tầng và một vài vấn đề khác nhưng 100% đã biểu quyết tán thành bản thiết kế này.
Ban xây dựng chùa sẽ tham khảo thêm ý kiến của bà con về một số chi tiết cụ thể để triển khai bản thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh, tiến hành thiết kế xây dựng, thiết kế thi công và xin giấy phép xây dựng.

 

Dự kiến trong năm nay sẽ làm lễ Khởi công xây chùa. Năm 2013 sẽ hoàn thành việc xây chùa.

 

Như vậy vấn đề xây chùa một tầng hay hai tầng đã được quyết định.

 

Với sự trợ giúp về tinh thần và vật chất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một số cơ quan nhà nước, Phật tử khắp nơi trên thế giới và Phật tử trong nước và đặc biệt là thày Đại đức cố vấn Thích Trí Chơn, bà con yêu Đạo Phật tại Ba Lan đồng lòng sát cánh cùng Ban xây dựng chùa xây dựng thành công ngôi chùa Việt Nam trên đất nước Ba Lan

 Thủy Tiên. queviet.pl
Hôm nào vào chùa ,se chụp 1 số ảnh hiện trạng ba gio.Hình như trong máy có lưu 1 số ảnh chùa cũ ở Sân vận động xưa
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 06:24:10 pm »

   Thứ ba, 10 Tháng 7 2012 08:27 Thủy Tiên
Trao đổi với ông Hoàng Mạnh Huê về ngôi chùa tương lai của Cộng đồng

LTS: Vừa qua, bản thiết kế kiến trúc chùa người Việt ở Ba Lan đã được thông qua. Nhiều bà con quan tâm tới việc xây dựng chùa muốn biết rõ hơn về bản thiết kế này và một số việc liên quan. QV đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Hoàng Mạnh Huê, người trực tiếp làm việc này. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PVQV và ông Hoàng Mạnh Huê.

PV: Chào anh Hoàng Mạnh Huê, nhiều bạn đọc QV muốn biết rõ hơn về bản thiết kế mới được thông qua. Xin anh giới thiệu vài nét về bản thiết kế này.

Ông Hoàng Mạnh Huê (HMH): Chào anh. Tôi xin giới thiệu sơ qua như sau: Ngôi chùa gồm hai tầng với chiều cao 12m, tổng diện tích sử dụng khoảng 650m2.

Thiết kế kiến trúc do một công ty kiến trúc tại Hà Nội có nhiều kinh nghiệm thiết kế và trùng tu các chùa trong nước thực hiện còn Thiết kế xây dựng và giải quyết các vấn đề thủ tục xây dựng do một công ty Ba Lan đảm nhiệm.

Tầng một ngôi chùa gồm hội trường chính là nơi Hoằng pháp đủ chỗ cho khoảng 200 người tham dự, một thư viện, phòng ở cho thầy trụ trì. Ngoài ra còn có nhà ăn, phòng để quần áo và các phòng kỹ thuật. Có hai cầu thang rộng dẫn lên tầng hai. Tầng một rộng hơn tầng hai để đảm bảo phần thờ cúng tầng hai không nằm trên nhà vệ sinh và nhà bếp tầng một.

Tầng hai là nơi thờ cúng đủ chỗ cho khoảng 150 người. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến hệ thống thông khí và phòng cháy cho tầng này.

Một cầu thang rộng ngoài trời dẫn lên tầng hai tạo vẻ đẹp kiến trúc và cho phép ưu tiên hoàn thiện tầng hai ngôi chùa trước nếu như điều kiện kinh phí hạn chế.

Trước cửa chùa là một khoảng sân rộng để có thể tổ chức các cuộc đại lễ với sự tham gia  500-700 người. Chùa một cột , gác chuông, các công trình phụ và vườn chùa  được thiết kế hài hào tạo nên một không gian yên tĩnh, linh thiêng. Khoảng rộng vườn chùa được tính toán thiết kế để có khả năng mở rộng cho các công trình sau này.

Toàn bộ bãi đỗ xe được tách riêng với khuôn viên chùa để tạo không gian yên tĩnh.

Một cổng tam quan phía ngoài đường và tam quan thứ hai dẫn vào khuôn viên chùa được thiết kế hài hòa với ngôi chùa và tạo cảm giác linh thiêng nơi cửa Phật ngay từ phút đầu bước vào khuôn viên ngôi chùa.

Bản thiết kế kiến trúc này sẽ còn được chỉnh lý, hoàn thiện thêm để đảm bảo tối ưu về công năng, khả năng tai chính hiện tại và các yêu cầu khác.
PV: Trong bản tin về „ký kết HĐ thuê công ty thiết kế MAA…” đã nêu ý kiến của anh về việc tại sao nên xây chùa 2 tầng trên mảnh đất CĐ đã mua. Xin anh nhắc lại điều này cho bạn đọc Quê Việt hiểu rõ hơn

HMH: Khi thiết kế ngôi chùa, chúng tôi đã tuân thủ một số tiêu chí chính như sau:

Ngôi chùa phải mang những nét đặc trưng của ngôi chùa Việt Nam nhưng phù hợp với các điêu kiện khí hậu và chuẩn mực xây dựng nước sở tại.

Ngôi chùa phải đảm bảo các yêu cầu công năng sử dụng hiện tại nhưng cũng phải đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển cộng đồng người Việt tại Ba Lan trong tươg lai. Việc sử dụng phải tiện lợi, hợp lý và tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận hành.

Ngôi chùa cùng với cảnh quan xung quanh phải có kiến trúc đẹp, chúng tôi mong muốn chùa sẽ là một điểm nhấn của Cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

Tiêu chi cuối cùng là phải khả thi về phương diện tài chinh.

Qua phân tích, so sánh hai phương án, chúng tôi đã chọn phương án chùa hai tầng vì ưu điểm nổi bật là tiện lợi trong quá trình sử dụng nhất là mùa đông, tiết kiệm được các chi phí như sưởi, điện, chi phí bảo trì…Trên một nền đất trũng ngôi chùa hai tầng cho phép thiết kế đẹp hơn về mặt kiến trúc. Giá thành xây dựng chùa hai tầng và một tầng xấp xỉ nhau tính trên m2 xây dựng.

Phương án hai tầng được chọn cũng đảm bảo toàn bộ công trình có thể thi công cuốn chiếu theo nhiều giai đoạn phù hợp với điều kiện tài chính của chúng ta.

PV: Trước đây nhiều người đắn đo về việc nên xây chùa một tầng hay 2 tầng nhưng sau khi Ký kết HĐ thiết kế  thì mối quan tâm hàng đầu lại là vấn đề kinh phí và tiến độ xây dựng. Anh có thể giải trình sơ bộ về kinh phí xây dựng, kinh phí hoàn thiện và tiến độ xây dựng chùa cho bà con được biết?

HMH: Chúng tôi dự tính ngôi chùa xây dựng và hoàn thiện hết khoảng 1.300.000 zl. Các công trình phụ khoảng 500.000 zl. Giai đoạn một xây thô, hoàn thiện toàn bộ mặt ngoài ngôi chùa, hoàn thiện tầng hai nơi thờ cúng và đưa ngôi chùa vào hoạt động, chúng tôi dự tính hết khoảng 1.000.000 zl.

Về mặt tiến độ, toàn bộ thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, xin giấy phép sẽ hoàn thành vào tháng 10/2012. Nếu thời tiết cho phép chúng ta có thể khởi công trong tháng 11/2012. Nếu kinh phí cho phép toàn bộ công trình sẽ được hoàn thiện vào tháng 10-11/2013. Nếu chưa đủ kinh phí thì chúng ta quyết tâm sẽ hoàn thành giai đoạn một để  đưa ngôi chùa vào hoạt động vào thời gian trên.

PV: Một câu hỏi rất riêng: Làm công việc „vác tù và hàng tổng”, trong thời gian qua anh và nhiều người trong Ban vận động xây chùa đã bị nhiều người phê phán. Anh có điều gì nhắn nhủ với bà con?

HMH: Trong thời gian vừa qua, chúng tôi rất phấn khởi vì nhận được nhiều góp ý, lời động viên, ủng hộ từ nhiều bà con cộng đồng  nhưng cũng nhận được nhiều lời phê phán từ những người tâm huyết quan tâm đến công việc xây chùa. Chúng tôi nhận thấy có nhiều bà con phê phán chúng tôi là do thiếu những thông tin đầy đủ về quá trình làm việc và kết quả công việc của chúng tôi. Đương nhiên có nhiều phê phán do khả năng và kinh nghiệm của chúng tôi chưa đáp ứng được những mong mỏi của họ. Chúng tôi học hỏi và rút được nhiều điều bổ ích từ những lời góp ý, phê phán tâm huyết giúp cho công việc xây chùa ngày càng tốt hơn. Xin được nói lời cảm ơn đến tất cả bà con đã ủng hộ cũng như phê phán chúng tôi hôm nay. Ngôi chùa chúng ta nhất định sẽ xây dựng thành công nay mai sẽ là  thành công chung của toàn thể cộng đồng chúng ta.

PV: Xin cám ơn anh.

Thủy Tiên thực hiện (queviet.pl)

Đại đức Thích Trí Chơn đến Ba Lan.

Chiều ngày 3-07 Đại đức Thích Trí Chơn, cố vấn tâm linh của Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan đã đến Warszawa. Nhiều Phật tử và bà con yêu đạo Phật đã đến chùa Thiên Việt chào mừng Đại đức.


Uploaded with ImageShack.us

Đại đức Thích Trí Chơn và Đại đức Thích Đức Đạt đã cùng bà con làm lễ cúng rằm theo nghi thức nhà Phật. Sau lễ cúng rằm Đại đức đã có buổi Pháp thoại ngắn cùng bà con.

Đại đức Thích Trí Chơn đi từ Việt Nam sang CH Séc. Đại đức làm việc ở CH Séc 4 ngày, sau đó sang Hungari 1 ngày và từ Hungari sang Ba Lan. Dự kiến thày sẽ có các cuộc gặp mặt Cộng đồng vào 10h30 sáng thứ 5 (mùng 5-07-2012) tại văn phòng Trung tâm ASG và giao lưu Phật pháp với bà con vào 15h00 thứ sáu 06.07.2012 tại chùa Thiên Việt. Cùng đi với Đại đức trong suốt hành trình từ CH Séc, Hungari và Ba Lan có anh Đỗ Hữu Chiến thuộc chi hội Phật tử Giác Tâm, CH Séc.

TT (queviet.pl)

4 ngày ở Ba Lan của Đại đức Thích Trí Chơn
Trong chuyến thăm và làm việc tại Châu Âu lần này, Đại đức Thích Trí Chơn - Ủy viên TW Hội đồng trị sự Giáo hội PGVN, Cố vấn tâm linh các vấn đề Phật sự của Cộng đồng người VN tại Ba Lan đồng thời là trưởng Đại diện Phật giáo quận 12, trụ trì chùa Khánh An, TP. Hồ Chí Minh đã ghé thăm Ba Lan từ ngày 3 đến sáng ngày 7-7-2012.

Ngay buổi chiều ngày đến Ba Lan, Đại đức Thích Trí Chơn đã cùng Đại đức giáo thọ sư chùa Thiên Việt làm lễ cúng rằm cùng bà con Phật tử và những người yêu đạo Phật
Sáng ngày 5-7, Đại đức đã dự cuộc họp „chốt hạ” về Thiết kế kiến trúc chùa Việt Nam tại Ba Lan và đóng góp phần quan trọng vào sự thành công của cuộc họp.

Chiều cùng ngày (5-7) Đại đức đã đến thăm ĐSQ VN tại Ba Lan. Tại Đại sứ quán, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCH VN Nguyễn Hoằng cùng các cán bộ lãnh đạo ĐSQ đã long trọng tiếp đón Đại đức và trao đổi những vấn đề liên quan đến công việc tâm linh của Cộng đồng, nhất là việc chuẩn bị xây dựng ngôi chùa của Cộng đồng sắp tới.


Uploaded with ImageShack.us
Cúng rằm tại chùa Thiên Việt


Uploaded with ImageShack.us
Vào tối 5/07 tại nhà hàng Pacific, Đại đức đã có buổi giao lưu Phật pháp với bà con người Việt Nam tại Rasyn
Chiều ngày 6-07 tại chùa Thiên Việt Đại đức đã có buổi Pháp thoại với bà con Phật tử và những người yêu Đạo Phật tại Ba Lan.               

Tại các buổi giao lưu này Đại đức đã có bài Pháp thoại về đạo Phật và trả lời những câu hỏi của bà con.

Trong các cuộc giao lưu bà con đã đặt ra những câu hỏi rất cụ thể như: Đạo Phật răn dạy điều gì, phân biệt phái Nam Tông, Bắc Tông, Tiểu Thừa, Đại Thừa, các loại đạo Khổng, đạo lão, Nho giáo…về ăn chay, sát sinh, về đối nhân xử thế…

Đại đức giảng sư đã trả lời các câu hỏi này kèm theo các ví dụ có tính thuyết phục cao.

Đại đức Thích Trí Chơn giảng: Đạo Phật cũng như các đạo khác dạy mọi người „luôn làm điều thiện, không làm điều ác” nhưng đạo Phật dạy thêm: Giữ tâm trong sáng. Làm gì cũng vậy, trước hết phải „giữ tâm trong sáng”. „Tâm trong sáng” trong từng lời nói, việc làm để đừng làm tổn hại nhau, làm tổn hại tới Cộng đồng.

Về đối nhân xử thế, Đại đức khuyên mọi người đề cao việc lắng nghe người khác. Lắng nghe ý kiến người khác (nhiều khi trái ngước ý mình), để hiểu và để đi đến đồng thuận.

Cũng trong khoảng thời gian này, Đại đức đã đến thăm một số bà con Phật tử và người yêu Đạo Phật tại Warszawa.

Sáng ngày 7-7 Đại đức đã lên đường sang CH Séc và sang CHLB Đức.

Đây là lần thứ 8 Đại đức thăm Ba Lan. Trong lúc bà con yêu đạo Phật tại Ba Lan đang có sự không đồng thuận trong việc xây chùa và một số vấn đề khác thì sự có mặt của Đại đức trong lúc này là đặc biệt quan trọng. „xây chùa phải đạt được 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, trong đó yếu tố nhân hòa là quan trọng nhất” (lời thầy Thích Trí Chơn). Với những bài pháp thoại sâu sắc về Phật giáo, về triết lý nhà Phật và những lời giải đáp có tình có lý, đi vào lòng người, chỉ trong mấy ngày, Đại đức đã giúp Cộng đồng người Việt Nam đạt được Nhân hòa.

Trước khi rời Ba Lan Đại đức gửi lời chào đến toàn thể bà con. Đại đức chúc bà con mạnh khỏe, cộng đồng luôn đoàn kết một lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc mưu sinh nơi xứ người, sống bao dung hỉ xả, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để có cuộc sống an vui trong tình nhân ái.

Quê Việt


Đại sứ Nguyễn Hoằng cùng các cán bộ ĐSQ tiếp đón Đại đức Thích Trí Chơn


Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 04:49:57 pm »

Moskva: Lại cướp xe chở tiền, mất gần 20 triệu rúp
Cảnh sát Moskva đang truy nã băng nhóm tội phạm đã trấn cướp xe chở tiền, lấy đi gần 20 triệu rúp. Băng cướp gồm 7 tên có vũ trang, bịt mặt, trong quân phục cảnh sát đặc nhiệm (OMON).
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9:50 ngày 10/7/20112, tại nhà số 11 đường “Đô đốc Makarov”, khu vực Voikovsk, phía bắc Moskva. Theo kênh truyền hình Vesti dẫn nguồn từ cơ quan bảo vệ pháp luật cho biết, số tiền bị mất khỏang gần 20 triệu rúp (hơn nửa triệu USD).

Một nhân chứng sống gần đó kể lại vụ việc:

“Hai chiếc xe chặn đầu xe chở tiền. Mấy người nhảy ra, đập vỡ kính xe, đánh đập dã man những người trong xe và cướp đi mấy túi tiền. Sự việc diễn ra rất nhanh, trong vòng chỉ khỏang 2, 3 phút".

Bọn cướp thoát khỏi hiện trường trên 2 xe ôtô. Hiện nay cảnh sát thành phố đang truy nã 1 chiếc xe Infinitive màu đen mang biển số "229" và 1 chiếc Mitsubishi Outlander màu bạc với biển số "... 369 ВР".

Cảnh sát không lọai trừ khả năng vụ cướp được tiến hành do có nguổn tin chỉ điểm. Một nhân viên bảo vệ bị thương nhập viện cấp cứu.

Đây không phải là vụ cướp có vũ trang và quân phục lần đầu tiên ở Moskva. Ngày 09 tháng tư năm nay, một băng cướp gồm 4 tên mặc quân phục nhân viên Tổng cục an ninh Nga (FSB) đá dùng súng đe dọa nhân viên một chiếc xe chở tiền mang hiệu “Sobol”, cướp đi 52 triệu rúp giữa ban ngày, gần đường vòng tròn Sadovoe, không xa trung tâm thủ đô.

Hãng Ria Novosti sáng nay dẫn nguồn tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật Moskva cho biết: trưa hôm qua 9-7, ngay tại km số 6 trên đường vành đai MKAD, phía đông Moskva, đã xảy ra một vụ trấn cướp.

Ba chiếc xe hơi lạ chặn 1 xe hiệu Mitsubishi và nhóm tội phạm xông ra rút súng lục đe dọa nạn nhân. Chúng cướp đi chiếc túi có  50.000 rúp và chạy trốn trên một chiếc xe Audi A4. 
Sau đó, chiếc xe Audi nói trên đã được cảnh sát phát hiện trong sân nhà số 16 ​​trên dường Ketcherskaya, cách không xa nơi xảy ra vụ án. Ba người đàn ông đang có mặt trên chiếc xe được đưa về đồn cảnh sát để tiếp tục điều tra. Vụ việc đã được khởi tố hình sự.
Nguồn tin tham khảo:
http://www.newsru.com/crime/09apr2012/robinkas50mrmsk.html
http://center.ria.ru/incidents/20120710/82694675.html
Nguồn: vesti.ru, newsru.com, ria.r
Muôn xem clip :http://www.baonga.com/vi/xa-hoi.nd129/moskva-lai-cuop-xe-cho-tien-mat-gan-20-trieu-rup.i19

Ở Nga,sau thời Cộng sản 1991 nghề áp tải tiền là nghề nguy hiễm,dễ bị mất mạng nhất.Bọn cướp- " mafia " sẳn sàng nỗ súng bắn người đễ cướp,trấn tiền.Mạng người vói chúng rất rẻ.Bọn cướp vũ trang,có tỗ chức hay " mafia " thì không ít tên xuất thân là Cuu bộ đội,cảnh sát " tuột sích " những tên Trùm sò thường có gốc gác là an ninh,KGB vì có sẵn " nghề + cái đầu lắm mưu " kinh  nghiệp ,nghiệp vụ qua  thời gian phục vụ trong biên chế
Ông thầy cũ là trưởng khoa người nước ngoài ,trường ĐHTH Al-tai miền Xibiri LB Nga,cũng xuất thân từ KGB mà ra.Ngoài chức trưởng khoa cũa trường,ông còn ăn lương giám đốc 5,6 công ty tư nhân khác ( chắc là các Cty kia nhờ " oai hùm dọa Sói " .thế mà nhà riêng,nhà vườn của ông cũng bị đặt Bom cãnh cáo mấy lần,May không có thiệt hại gì về người.
Tôi cũng vinh dự là SV người nước ngoài đầu tiên được ông mời đến nhà Đa-tra = nhà vườn-trang trại : lửa trại ,nướng thịt ,uống rượu suốt đêm với 2 vỡ chồng ông ( hồi trai trẻ tữu lượng cũng tàm ỗn chai 0.75 -1 L ,uống song chỉ tưng tững mà không " cho chó ăn chè "  Grin Grin. Do công viec & thời tiết Xibiri mùa đông thường âm 20-35 .Trong người hầu như lúc nào củng có 1 " cút rượu 250cc " + vài lát mỡ lợn muối ( dân Nga mổ lợn xong,chon phần mỡ ngon nhất rồi ướp với muồi,hạt tiêu,tõi sâu 12-24h là thái mõng ra ăn dược. Giửa trời đông giá lạnh mà làm 1 miếng mỡ muối bằng 2 đốt ngón tay + 1 khoanh dưa chuột muối,hành củ sống + 1 tởu7ovodka = Quên sầu  Grin )
Tôi thì ướp thêm 1 tý ngũ vị hương + mì chính ,mời bạn nhậu Nga nếm thử >> mắt chữ O,mồm chữ A luôn,và hỏi " mày mua cái này ở cửa hàng nào mà ngon thế ...." tôi bào tao học chúng mày cách làm,rồi thêm gia vị của VN thôi.
Chưa có điều kiện học cách làm cá khô -cá hun khói kiểu Nga,cái này uống bới bia thì cũng " ngất ngây con gà tây " luôn  Grin
Matxcova khoảng thời gian 1993-1995 là thời kì kiếm tiền tốt của người Việt,nhưng cũng là thời kì nhiều vụ trấn,cướp,đột vòm ,giết người cướp cùa xẩy ra với người việt,Do Khuzigan = bọn đầu trôm đuôi cướp ..... là người Nga,là dân "đầu đen " = Kapkazo ,Azecbaizan,acmenia...làm,không hiếm vụ do " chỉ điềm " là người Việt.Có vụ hoàn toàn do người Việt làm./bọn này cứ lang thang các Ốp ( kí túc xá,khu tập thể do 1 số người Việt thuê lại của Nga ,rồi cãi tạo lại thành nới ngày bán hàng,đêm ngủ luôn lại quầy,hoặc lên căn hộ thuê ờ mấy tầng phía trên ....Ai mà thuê K-va-tri-ra = căn hộ khép kín thì sáng đến bán hàng,chiều về nhà  ),hoặc có " cơ sở " sẵn tại Ốp,thấy ai mà lớ ngớ,ngáo ngơ  như ỡ thành phố xa mới lên.... thì tìm cách tiếp cận và bặt cóc ,rồi đem ra chỗ khác tra khảo tiền,hoặc lục tìm sổ tay ghi số điện thoại,địa chì nhà của anh em,bạn bè -xưa làm gì có điện thoại di động nhiều,rẻ như bây giờ - sau đó chúng sẽ trói tay người bị bắt cóc ra ,rồi phủ áo khoác ra ngoài,ép dẫn đến nhà người quen,theo địa chỉ chúng mò ra được trong sỗ tay,hoặc do người kia khai ra.Đến nơi chúng cho người kia bấm chuông,còn chúng đứng nấp sau cách cừa hoặc phía cầu thang đề trong nhà mà nhìn qua " mắt thần " thì không phát hiện ra chúng.Trong nhà khi nghe tiếng chuông,ghé mắt nhòm ra thấy người quen,lền mỡ cửa mà không nghi ngờ gì,Lúc phát hiện được ra thì " mọi việc đã an bài  - mồ yên mả đẹp "  rồi Cry Cry
Rất nhiều vụ trấn,xẫy ra với các " dịch vụ buôn người = đưa người từ Nga đi Đức,Tiệp .... vì những nhà này Tiền thường rũng rĩnh mà " .Nhà 2 người bạn cũng đã được chúng hỏi thăm. 1 nhà thì chúng gọi điện đến trước nói có nhu cầu vượt biên,muốn bàn việc cụ thể,hen hò giờ giấc với nhau xong,sau khi vào được nhà đam ba câu chuyện làm quà + quan sát nhà cửa,số lượng người hiện có trong nhà,khi thấy thời cơ chín muồn,1 thằng rút súng chác là Gas,bắn thẳng vào rèm cừa sỗ và bắt môi người nằm úp mặt xuống sàn,trói băng dính,bịt mắt ,rồi lôi chủ nhà ra tra khão,đấm đá không ăn thua ,thằng khác lấy ngay cái " bàn là hoa dâu "| cam điện là vài lượt vào lưng Khỗ chủ, cũng không ăn thua.Vì tiền vừa chuyễn đi chỗ khác vài ngày trước,chỉ mót được ít đồ điện tử và vài trăm $,trước khi " chuột rút " chúng còn phán 1 câu xanh rờn " Mịa chúng mày chứ,đưa người kiếm biết bao tiền mà sao thuê cái nhà nhõ,bẫn thế này. Sao không bõ thêm tiền mà thuê mấy nhà mới xây rông rãi,sạch sẽ mà ỡ cho sướng..."  Cry Cry Grin
Đúng là PotayPochan .tienlang luôn .Sau vụ đo thì không cần bào ,chũ nhà cũng automatic  phải chuyễn đi nơi khác cho lành
 
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 08:38:14 pm »

Có 1 vụ cũng xẫy ra ở Matxcova, rang  sáng mùa đông,đang mơ gặp " nàng tiên chân dài " thì tiếng chuông điện điện thoại bất chợt vang lên cắt đứt sự.....giật mình tinh giấc ,nhìn đồng hồ thấy tầm 4-5 h gì đó,không biết ai gọi vào tầm sớm thế này,lúc đó gọi từ VN sang thì khó,đắt lắm ,nghỉ trong đầu chắc dưới Xibiri gọi lên,khi nhấc ống nghe lên ,nghe 1 goịng con gái hốt hoảng "... anh ơi sang cưu bon em với,bọn em bị rồi ....." Thôi song,tỉnh ngủ luôn ,hõi sơ qua tình hình cô em diễn biến sự việc ,vắn tắt là "... tầm đó bọn em dậy đi chợ sân vận đông Lênin như bình mọi khi,dưới đường có Tacxi quen đợi sẵn ( thường là của mấy ông già Nga về hưu ,chạy kiếm thêm tiền mua bánh mì,vodka... giá rẻ hơn xo với Tacxi hãng,mà an toàn lại cao hơn ) trước khi mờ cừa còn cẫn thận nhìn qua mắt thần,không thấy gì lạ mới mỡ cừa,vừa mở cửa ra thì có sẵn 4-5 thằng Cộng ập vào,đẩy bọn em lại căn hộ ...... " Các em đã nhờ thì phãi giúp thôi,ok đóng chặt cừa ,đợi đó anh phi tacxi đến luôn.Nhìn qua cửa sỗ tuyết roi ngập đường,đường xá vắng tanh.Chán !!!
Mặc quần áo ,đi giầy song lấy 1 cái kéo nhon,mới mà khi giật mạnh thì con ốc chốt ỡ giửa sẽ vẳng ra < ốc vặn  hờ hờ sẵn > cái kéo sẽ thành 2 con dao,đút vào áo khoác,lấy 2 cái tovit găm vào 2 bên ống chân,chùm tất ra ngoài,lồng 2 ống tay áo len,mỗi bên cài săn 5,6 cài kim khâu loại to,dài 5-7cm ( cái này dùng khi cận chiến,tay phài nắm hờ tay trai  & ngược lại ,khi có biến 2 tay rút 2 kim vả quanh vùng mặt ,hoặc đâm xuống phía dưới 2 bên đùi kiễu gì củng đau buốt,giật mình,tranh thủ lúc đó sẽ chơi tiếp,hay " ù té quyền " nếu nó to con hơn mình nhiều -Lúc nào phài ra sân bay áp tài tiền,thì dắt thêm dây đàn- buộc chì 2 đầu )
Xuống đường bắt mãi mới được tacxi,tuyết rơi dầy lên gần 1 h mới tới nơi. Xuống xe mắt trước mắt sau quan sát đông tĩnh xung quoanh,không thấy gì lạ,mới rón rén mỡ cửa đi vào,bấm thang máy vọt lên tầng 5 ( nhà thì tầng 3 - tránh trường hợp mấy thằng kia còn phục ở chiếu nghì tầng 2/3 & 3/4 ) lại quan sát ,nhìn qua khe cầu thang xuống dưới thấy yên tĩnh ,mới túc tắc đi bộ xuống,lúc đ1o thì 2 tay 2 nửa cái kéo rồi,cứ thằng nào xô ra là xiên trước,hậu quả tính sau.
Bấm chuông  1 lúc mới thấy mma61y cô em trong nhà mở cửa,cô nào cô nấy " mặt xanh-nanh vàng " vẫn còn lập cập run ,và kể lại " lúc bọn em vừa mở cửa ra,thì đã thấy 4,5 thằng nó xô vào cầm dao dí đuỗi bọn em ngược vào trong, 2 cô bạn bé nhò xinh xinh thì quá sợ ríu rít làm theo lệnh ,còn cô em to béo nhất nhà ( cao tầm 1,65m,nặng có 70-75 kg ) thì chống cự nhất quyết không chịu vào nhà,lên được 2,3 thằng ưu tiên chăm sóc.Đứa thì túm chân,đứa thì vặn tay,đứa túm tóc bế bỗng lôi vào bên trong.Sau khi đè ngửa ra quấn băng dính chân,tay bịt mắt mổi cô còn bị dán 1 tờ lịch treo tường vào mặt,chắc để khi cử động,xoay bên này vẹo bên kia sẽ phát ra tiếng động,chúng sẽ biết Huh? Cô em kể "... Mịa nhà chúng chứ,no choi chặt chân tay bọn em trước,sau dó tay sục sạo khắp người bọn em tìm tiền,vừa ngượng,xấu hỗ,vừa tức ,vừa buồn cười- có máu buồn mà  Grin Grin.Sau 1 hồi lục lọi thì củng moi ra 5-7 ngàn $,các cô dấu quanh nhà,sau đó chung bò đi,mấy cô tữ lần mò cỡi trói cho nhau ,chúng chì dứt dây diện thoại bàn trong nhà,mà không đễ ý ngoài bếp còn 1 cái nửa đê chổ khuất,lên cô em mới gọi điện cho tôi được.Và bắt đầu  tìm hiểu lí do nguyên nhân sao chúng lai nắm được  chính xác giờ giấc đi làm......số tầng,số phòng .....( thời điểm đó quen biết sơ sơ thì chì cho biết số điện thoại,chứ địa chì nhà riêng chỉ quen thân mới biết,tránh mọi rắc rối có thể xẫy ra,,,,) là do chúng theo dõi từ trước hày có " chỉ điểm " .Và gọi đện báo cho 1 số anh em quen biết,nhờ giúp đỡ .Ngày hôm sau đã túm được vợ chồng đứa bạn con em ,thằng chồng làm " chỉ điểm " nhưng con vợ thì không biết gì Huh.Sau khi được Maseger cẫn thận - vào bồn tắm tập bơi,lặn với  nước lạnh.... thằng đó đã nhận là " chì điểm " và khai ra đia chì mấy thàng kia,Lúc mọi người ập đến căn hộ bọn kia ,thì chúng đã bỏ trốn xuống tỉnh khác rồi . Đầm đá thằng kia thêm vài ngày,rồi cũng thả ra thôi,vì có giử nửa cũng không giài quyết được gì.
Lần khác ,có ông anh dưới Odesa rủ xuống chơi ,tắm biễn .....Lịch đi đã lên,nhưng vì hàng hóa thay đổi lên không đi được nữa,mải công việc tầm 1o ngày sau gọi điện xuống thì không thể liên lạc được,nghỉ bụng chắc máy lại bị hỏng hóc gì đây,hay mấy bố mải vui chơi không đóng tiền ,lên bưu điện nó cắt rồi,sau 2,3 tuần gặp đứa bạn nó bảo " ông biết chuyện gì chưa -chuyện gì Huh Anh ..... bị bọn Cộng vào K-Va = căn hộ trấn ,anh ý đánh lại ,lên bị bon nó đâm chết rồi ..." nghe song câu đó ,tôi lạnh toát người.Vì tính ngược thời gian lên,thì đúng vào khoãng thời gian tôi định xuống đó chơi.May mà không đi ...chứ không thì chả biết thế nào.
Sau được biết ,do ông anh dạo đó đang làm vàng -giắc ( thời điểm đó chân giắc máy vi tính co tỷ lệ vàng cao,mọi người thu gom qua nhiều cửa,nhiều cách sau đó dùng hóa chất sơ chế,lọc ra vàng đem sang Balan...đồii hàng hóa,hoặc bán thẳng cho đầu nậu ) Đng1 vào thời điểm đó có 1 thằng gọi điện cho ông anh bào có hơn 10 kg chân giắc bán với giá hửu nghị.Và hẹn ông anh ra 1 khu chợ đệ trao đỗi cụ thễ,đúng ngày giờ đã hẹn ông anh ra chợ đó,đợi mãi không được thì về nhà,sau chúng gọi điện lại xin lỗi vì có việc đột xuất không ra được.hẹn hôm khác. ( thực ra cái hẹn đó chỉ là cái cớ,chúng hẹn ra mục đích chính là để chì mặtt ông anh mà thôi,vì ông này nóng tính,lì đòn ,quan hệ lại rộng .Nếu vào được trong nhà,thì chúng sẽ phải đối phó với ông này nhiều nhất ) Sau đó 1 vài hôm vào buỗi sáng như thường lệ,1 thanh niên trong nhà dậy sớm đi chợ hay tập thể dục gì đó thì 4,5 thằng ập vào khống chế luôn mấy người trong nhà.Ông anh mắt nhắm mắt mờ chửi " .. bọn mày là bọn nào ,mà dám đến trấn nhà tao ...." bọn kia xô lại khống chế,nhưng ông anh vùng vẫy đánh lại ,bị chúng đâm tới tấp,máu phun khắp buồng,Sau 1 hồi nhanh chóng lục soat được ít tiền không đáng là bao,thì bọn chúng rút đi.Khi mọi người trong nhà cỡi được trói,gọi xe cấp cứu đến thì đã muộn,Mặc dù người còn ấm,nhưng do mất nhiều máu,lên đã chết trên đường tới BV.
Anh em bạn bè từ trên Matxcova xuống dùng mối quan hệ trong cộng đồng,nhờ CS địa phương truy lùng ...sau thì cũng tóm được nhóm được chúng nó,Sau đó yều cầu di lí chúng về VN thụ án.......
Khi đi 60 chục cân chưa kề 30-40 kg hành lí,thế mà khi về gọn lỏn trong 1 Lọ sứ tầm 2,3 kg.Đau lòng hết sức. Mạng người tho8i2 điểm đó hết sức mong manh để vớ.
Có năm tại Matxcova tầm thãng 4,mùa tuyết tan tại Dời Lênin lộ ra gần 70 cái Xác đủ giới tính,quốc tịch nhưng nhiều nhất vẫn là dân VN.Chi na,Mùa đông tuyết rơi nhiều lên sau khi cướp ,giết song bon chúng chì đào 1 hố nông,hất xác xuống phù tuyết lên,qua 1 đêm tuyết rơi nhiều,thì không thề phát hiện ra.Nhiều người Việt ,bị chúng lôi vào rừng cướp-hiếp -giết mất xác luôn,dâu có tìm được
Ngày nào mà không có 2 ,3 vụ cướp,trấn hàng -mất tích thì ngay đó là 1 ngày không bình thường  Huh Huh
Có thời gian SQ VN tai Matxco va có 1 phòng chuyên để các lọ sành,sứ đã thiêu,mà không chuyễn về được ,vì kinh phí co hạn,quan trong hơn là không xác đinh được danh tính,tên tuỗi....
Đến gio thỉnh thoang trên 1 số báo công đồng vẩn đang tin nhờ tìm kiếm người thân mất tin tức từ những thập kì 90 cũa thế kỉ trước.
Đi Tây kiếm được chút tiền ,không hề đơn giản .Ngoài chuyện làm cật lực,đổ mồ hơi-sôi nước mắt ra,Nhiều khi còn phài đổi bằng máu thậm chí tính mạng mình luôn
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 08:41:42 pm »

Nông dân Nga phản đối công nhân Trung Quốc
Một cuộc ẩu đả lớn giữa hơn 80 người gồm nông dân Nga tại Irkutsk, thuộc vùng Siberi của Nga và công nhân Trung Quốc tại địa phương này đã diễn ra cách đây không lâu, theo báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 04/7.

Tờ Komsomolskaya Pravda của Nga ngày 2.7 cũng cho biết cả hai bên tham gia ẩu đả đã sử dụng nhiều vũ khí thô sơ như gậy gộc, tra đâm cá, xe nâng, chai xăng tự chế…

Nguyên nhân của vụ ẩu đả này là do nông dân Nga bất mãn với các nhà máy gỗ Trung Quốc hiện hữu trên đất mình, nó đã cướp đi các cơ hội việc làm của họ.

Ngay sau cuộc ẩu đả, nông dân Nga đã mở cuộc họp và đòi đuổi hết các công nhân Trung Quốc này về nước, thậm chí có người dân Nga còn bất bình gọi những công nhân này là “lũ cướp bóc”.
Tuy nhiên theo ông Trương - một chủ tiệm ăn người Hoa ở TP. Irkutsk trả lời báo Hoàn Cầu thì phần lớn người Nga vẫn có quan hệ tốt với người Trung quốc, nhưng người Nga thường có thói quen xấu là ưa say xỉn và dễ có hành vi đánh lộn sau khi say.

Người dân địa phương Nga cho biết, ngọn lửa bất đồng chỉ thực sự bùng lên khi người dân địa phương bất bình trước cảnh công nhân Trung Quốc xả rác bừa bãi cạnh hồ nước vào khoảng cuối tháng 6 qua.

Tuy nhiên, sau khi được góp ý, không những không rút kinh nghiệm, các công nhân Trung Quốc còn lập tức gọi hơn 40 người tới chủ động đánh nhau trước và đập phá xe, đồ của dân địa phương bằng gậy gộc và gạch, gây nên những mâu thuẫn ngày càng lớn.

Lucy Nguyễn


Cư  dân Irkustsk đốt xưởng gỗ của người Trung Quốc (Nguồn kp.ru):
xem clip ờ đây
http://www.baonga.com/vi/xa-hoi.nd129/nong-dan-nga-phan-doi-cong-nhan-trung-quoc.i18746.html
Trông người lại nghĩ đến ta.
trong khi ở Vn thì lao động TQ coi như sân nhà,tung hoành phá phách ...như ở Thanh hóa, và 1 số tình miền Trung
chán như con gián  Cry Cry
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM