Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:29:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cộng Đồng Người Việt Nam ở nước ngoài & Pháp luật nước sở tại  (Đọc 137763 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:54:18 pm »

Người Việt khắp nơi

Thanh niên gốc Việt nhận huy chương của Nữ hoàng Anh

Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.
Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.
 
Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada. Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm 1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận. Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.
 
Trà Mi: Hiện trang web của Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?
 
Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn đây là một kênh thông tin có uy tín.
 
Trà Mi: Mình hiểu rằng đây là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang web không?
 
Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên.
 
Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?
 
Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở đây.
 
Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?
 
Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có nhiều vấn đề xã hội.
 
Trà Mi: Bằng cách nào trang web của bạn trở nên thành công như thế?
 
Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.   
 
Trà Mi: Làm thế nào mà trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?
 
Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải. Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.
 
Trà Mi: Chuyên phản ảnh những mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính cân bằng và không thiêng lệch?
 
Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm này.
 
Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?
 
Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng, nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích. Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên ngoài.
 
Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống, giải trí...Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện, phục vụ xã hội?
 
Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết. 
 

 

​​Trà Mi: Là một nhà hoạt động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn học được cho mình là gì?
 
Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của chúng tôi.
 
Trà Mi: Những người không ủng hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?
 
Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.
 
Trà Mi: Bạn nhiều lần được vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?
 
Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.
 
Trà Mi: Là một nhà hoạt động tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?
 
Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40 giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.
 
Trà Mi: Vấn đề là làm thế nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?
 
Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.
 
Trà Mi: Câu chuyện thành công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?
 
Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.
 
Trà Mi: Paul có dự định gì sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?
 
Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của người Việt.
 
Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
 
Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web Jane-Finch.com do chính anh thành lập.

Nguồn: Trà Mi/ VOA

hủ tướng Canada Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David Johnston tại buổi lễ trao Huy chương Kim khánh bội t

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:59:22 pm »

Người Việt khắp nơi
500 năm sống ở Quảng Tây, Người Việt vẫn không bị đồng hóa
Tin vui và cảm động: Khoảng 20 ngàn người Việt sống ở Tam Đảo (Quảng Tây) độ 500 năm trước mà không bị Tàu đồng hóa.


Kính chuyển đọc và thưởng thức để không cầm được lệ. Năm trăm năm rồi mà không bị đồng hóa thì sẽ không thể bị đồng hóa.

Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 20,000) người Jing (Kinh = Việt) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Hoa) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc (xin xem hinh dinh kem!).

Tài liệu cho biết họ đã rời xa Việt Nam khoảng 500 năm về trước (thời loạn lạc nhà Mạc?) mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt, trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Hoa. Nghe họ hát “Qua Cầu Gió Bay”, những điệu múa với cái giọng Việt lơ lớ thật xúc động. Bài “khúc hát ân tình” là một bản nhạc của miền Nam thời di cư 1954. Chú ý bài hát cuối cùng (4) có thể lấy nước mắt của người xem vì lời kêu gọi giữ nước được hát lên giữa lòng đất nước Trung Hoa.

HÁT BẰNG TIẾNG VIỆT BÀI “QUA CẦU GIÓ BAY”:
Xem clip ỡ đây
http://vietinfo.eu/viet-nam-que-huong/500-nam-song-o-quang-tay-nguoi-viet-van-khong-bi-dong-hoa.html

Nguồn: ngominhblog ;VIETINFO.EU
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 07:10:38 pm »

Người Việt khắp nơi
Ba Lan: Người Việt có thể bị 8 năm tù vì lái xe không bằng

Tại Wólka Kosowska, một thanh niên Việt Nam 32 tuổi vừa bị bắt giữ vì vi phạm luật. Anh ta lái xe không có bằng và còn bị thêm tội cố tình hối lộ người thi hành công vụ 100 Zl. (tương đương 30 đô- la). Với 2 tội danh này, thanh niên Việt Nam có thể bị phạt tới 8 năm tù giam.
Chiếc xe Mercedes do người Việt này điều khiển đã rơi vào tầm ngắm của cảnh sát giao thông một cách tình cờ. Đầu tiên, người thanh niên nói rằng “quên giấy tờ” nhưng  sau đó, nhà chức trách khám phá ra rằng, anh ta chưa từng có bằng lái.
Vụ việc đã được chuyển qua tòa và tòa án sẽ quyết định mức phạt. Wólka Kosowska là địa danh nằm cách Warszawa khoảng 30 km về phía Nam. Đây là nơi buôn bán của hàng ngàn người Việt Nam. Khu vực này cũng thường xuyên bị cảnh sát giao thông đặt chốt kiểm tra.

Nguồn: se.pl/ Danchimviet -vietinfo.eu

Còn đây là xe CS SEC.-dân sự củng như xe công ,không biển Xanh-biển Trắng như Vn
Biển số xe ôto SEC ,loại đời mới .( dùng cũng được dăm ba năm rồi )
Liên minh châu Âu dùng chung loại biễn này
Bên tai trái : mầu xanh đậm + vòng tròn sao =biễu tượng liên minh châu Âu ,phía dưới thì tùy quốc gia mà có chữ cái viết tằt
Ví dụ Balan = Poland = PL
        Đức  = Deutschland = D
Bên tay phải : mầu trắng ghi số ,chữ cái .....
nói chung thuong là chữ số ( 1,2...) = căn cứ theo tỉnh-thành phố.
VN =Hà nội = 29A,30B...
-sau đó chữ cái ( A,B..)
-lai số (1,2 ..)
-rồi 4 số nữa -như hình minh họa trên
còn đây là biễn Đức

nhỉn vào chữ WEN : có thể biết xe của tỉnh,thành phố nào; cấp lâu hay mới cấp kiểu 29A = Hà nội = cấp từ thời " bao cấp " 29 H mới cấp gần đây
Có 2 vòng tròn mầu Xanh lam -Trắng = thí 1 trong 2 cái đó là " Tem " kiểm tra kĩ thuật xe,mổi năm dùng 1 mầu,trên cái vòng tròn đó có vạch tháng/năm
CSGT chì cần nhìn mầu là biết thời gian kiểm tra kĩ thuật còn hay hết hạn
( lâu không nhớ chính xác,nhìn ảnh không rõ lắm-Có gì sai sót,nhầm lẫn = nhờ bác KH chú thích thêm  Grin Grin  )
Nga & các nước Cộng hòa củ ,cũng xài loại biển kiểu này chì khác : không có vòng tròn sao mà thôi
Lai bận rồi, gửi ành chú thich sau vãy  Grin

Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 10:46:42 pm »

Phát tin nhanh và nhiều thế,cho.....óang. Grin
1-Báo Bild zeitung của Đức hôm nay,đưa tin vụ thảm sát 5 người tại thành phố Karlsuhe phía nam của Đức.Karlsuhe là thành phố đặt công tố viện của Đức,nơi mà người ta thường nhìn thấy trên ti vi.Như vụ đặt bom ở thành phố Koln trung Đức,vụ đốt xe hàng loạt tại Berlin,mà các hung thủ khi bị bắt đều bị bịt mắt đưa lên trực thăng bay cả trăm cây số hay ngàn cây số,đến đây chỉ để nghe công tố viện đọc quyết định bắt giam khẩn cấp. Grin đa tốn.
Vâng vừa sẩy ra vụ thảm sát,do người đàn ông tên là Benard.K 53 tuổi gây ra.Báo nơi bác đưa có sự nhầm lẫn chút ít và tuần tự thông tin cũng ngắn,nhưng tôi không viết lại,vì nó là tin nước Đức  Grin sai với chủ đề.Wolfgang .P 47 tuổi là người thực thi việc cưỡng chế tức nhân viên thi hành án khu vực số 6 của thành phố Karlsuhe.
2-Tin nhân viên sứ quán nhận thêm tiền ngoài mức qui định đã niêm yết,tôi chẳng có ý kiến gì ...bác biết bao nhiêu người Việt trong nước đang đi làm không công không?tất cả đều có giá của nó cả,mong sao các bạn ấy đừng tham quá là phúc đức cho người Việt và cho nước Việt rồi.
3- Không hẳn vì lương đủ trang trải cho cuộc sống mà người ta ngay ngắn đâu bác ạ,một trung úy cảnh sát mới ra trường lương 1850 €,có thâm niên từ 3 năm là ~ 2000 € không nhớ rõ.Nói chung lương bậc của các ngành nghề tương đối đồng đều,mày nai lưng vất vả thì cũng cỡ trên dưới 2000€ tao văn phòng mài giấy thật sự mài giấy cũng rứa.Nhưng,họ tính toán chi tiêu trong phạm vi khả năng của họ.Không dùng thừa mà cũng chẳng mua thiếu.Học tính toán thì nên học họ,họ dạy con từ khi bước chân vào nhà trẻ hoặc vào phổ thông tự chi tiêu trong khoản tiền mình có. Grinchán Dù mức lương nào đi chăng nữa,đều có thể mua được nhà,tậu được xe hơi đắt hay rẻ đều dựa vào khả năng và túi tiền của mỗi người.Nhưng tất cả đều bằng thể thức trả góp,một phát có liền có mà cướp.Như công chức nhà ta với mức lương nếu chi trả kiểu Đức thì cũng vừa đủ sống.ở đây,có người mua nhà có mấy chục ngàn ~ 20 ngàn€ tự sửa cho rẻ,mà cũng phải đến khi con ông ta bước vào tuổi 30 mới trả hết " cha trả chưa song thì con trả tiếp ".Ô tô đẹp có ngay,như một người mở tiệm bán quần áo bên cạnh.Tháng khai trương,bà ta tậu cho mình một chiếc Mini Corpe màu tím,mới đẹp.Ba tháng sau đóng cửa,trả lại xe cho hãng.Hãng tính lại giá trị xe còn theo giá thị trường,lúc mua cỡ 30 thì sau 3 tháng còn cỡ 15 đến 18.Số tiền còn thiếu thì từ từ trả góp, Grin hoặc báo phá sản.Chẳng ai dại gì báo phá sản,cố mà gồng.Bầu trời tự do là đây,chứ không như mấy ông trời ở quê hương mình tưởng bở đâu.
Chứ kêu không có tiền mà ăn nhậu dài dài,thì ở đâu ra. Grin
4- Về biển số xe,tất cả các loại xe lưu hành trên nước Đức được đăng ký tại Đức,đều mang biển màu trắng,Số màu đen,đỏ hay xanh lá cây.
-Xanh lá cây,dùng cho các loại xe,phương tiện làm đồng hay lâm nghiệp.
 HN-LN-1945
- Đỏ,biển số mượn tạm thời.Chỉ có chữ cái đầu biển bên tay trái chẳng hạn HN là tên địa phương,tiếp là con tem của nơi cấp và cuối cùng là dãy chữ số.
HN - 1945
-Đen,dùng chung cho cả các đối tượng.Là dân,hãng,nhà nước,công an hay quân đội.Khác biệt ở chỗ.
Với quân đội,bên trái hàng chữ và số là quốc kỳ của Đức.Chữ cái,nếu dân sự dùng chỉ địa danh,thì bên quân sự họ dùng chỉ binh chủng hay khu vực ? và không có chữ cái ở giữa.như đã nhìn thấy chẳng hạn.
Y - 1945
Với cảnh sát,thuộc tiểu bang nào thì họ dùng chữ cái của  tiểu bang đó.Chẳng hạn,WBL-1945 chữ WBL là viết tắt của  tiểu bang Baden Württemberg và của chữ Land "đất,lãnh thổ,khu vực"
Như ở tấm biển số cảnh sát này ta thấy có nhóm chữ cái là BBL,Có nghĩa là Brandenburg Landespolizei.
- Xe công lực " cơ quan chính quyền,đoàn thể do nhà nước quản lý và điều hành.Biển số,có cờ màu xanh lam có vòng tròn sao ở giữa hiển thị nằm trong khối tịnh vượng chung Âu châu.Lá cờ này nằm bên trái của dãy số,chữ của biển số xe,ở dưới vòng tròn của những ngôi sao có chữ D mang màu trắng,có nghĩa là Đức "Deutschland". Tiếp theo là chữ cái của địa phương có quyền cấp và quản lý phương tiện giao thông.Chẳng hạn, HN - 1945
Và cuối cùng là biển số cho tất cả mọi người,cơ bản giống với biển số xe công lực.Nhưng khác ở chỗ,ngoài chữ cái đại diện địa phương ra.Còn có chữ cái thay cho xiri thứ tự từ A đến Z đơn hay kép AA dến ZZ,chẳng hạn HN - A - hay HN - AA -,HN - B -,HN - AB-,HN - BB -.Tiếp theo là đến số chẳng hạn,HN - AA - 1,HN - A - 1,
HN - Z - 1,HN - AZ -1,thứ tự cho đến số 9999,tối đa là 4 chữ số,tối thiểu là 1 chữ số.
Tất cả những chữ số này và chữ cái trừ chữ cái ở bên trái,đại diện cho địa phương quản lý.Nếu muốn từng cá nhân có thể chọn chữ cái và số đại diện cho mình.Có ý nghĩa với từng cá nhân,hay duy tâm,hoặc sở thích...tùy. Grin Nhưng thường thấy,người ta nếu là gia đình,cá nhân.thì họ dùng tên,họ cho chữ cái dại diện.Số có thể là năm,hay ngày tháng năm sinh.
Như tôi chẳng hạn, HN - DM - 1309 HN là tên địa phương,DM là đệm và tên của con,1309 là ngày và tháng sinh của ông tướng. Grin

Ngoài ra,còn có biển đăng ký theo mùa.Cơ bản cũng như biển số xe phổ thông.Chỉ khác,bên góc phải có dập hàng số dọc nhỏ,đủ đọc.Chẳng hạn,

HN - HN - 1945 10-12 hay 05
                       03-13       10  có nghĩa là có giá trị từ 1 tháng 5 đến tháng 10 .
Có nghĩa là,được phép lưu hành từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.Dùng cho những người,ít sử dụng xe,nhà gần nơi làm việc.Để người nào muốn,thì bỏ xe chạy bộ  Grin cho khỏe,tiết kiệm được ít tiền cho chuyến du lịch nào đó chẳng hạn. Grin


Tất cả các loại biển số,trừ biển số mượn.Trên biển số đều lưu tải thông tin về hành chính,về tình trạng kỹ thuật của xe.Được mã hóa bằng những con số,chữ và tem.
Biển số phía sau,có dán 2 tem.Tem màu trắng nằm phía dưới hàng chữ số của biển số xe.Là tem của cơ quan quản lý,ở dưới có phin hiệu,huy hiệu của khu vực.Nửa vòng tròn dưới ghi rõ tên của địa phương cấp và quản lý,nửa vòng tròn trên ghi rõ tên của tiểu bang.Ở giữa vòng tròn, phin hiệu có hình đại diện cho khu vực,chẳng hạn 3 con sư tử nằm thành một hàng dọc. Tem của nhà cầm quyền địa phương
Phía trên hàng chữ số,có tem màu "thay đổi hàng năm" hình tròn,đánh theo vòng tròn 12 chữ số.Thứ tự từ số 1 cho đến số 12 tương ứng với 12 tháng của 1 năm và ở giữa là một số thể hiện cho năm hiện tại,chẳng hạn 12 tức là năm 2012. Gọi là TUV. Tem TUV
biển số phía trước,không có tem của chính quyền,chỉ có duy nhất một con tem hình lục giác có màu khác với con tem ở phía sau " thay đổi hàng năm".Gọi là AZU,cũng bố trí các số y hệt như tem TUV.
Khi dán TUV hay AZU người ta dán số tương ứng với tháng thẳng lên phía trên.Tem AZU  

Dưới đây là 16 phù hiệu của 16 tiểu bang,được ngắn trên tem hành chính sau xe của 16 tiểu bang ở Đức.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2012, 08:01:01 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 04:52:56 am »

Thỉnh thoảng phải " khêu gợi " như thế,bác KH mới " nhẩy vào" góp vui cho xôm chuyện . Grin Grin
Bác vẫn  " hộ khẩu " vẫn ở Đức,lên thông tin phải RICHTIG =Đúng,chính xác hơn em rồi.Vì em " cắt khẩu Đức " ngót nghét chục năm rồi,lên thông tin nhiều khi bị " rớt mạng "  Kiss Grin
Tranh thủ lúc rỗi rãi,lướt mạng có tin tức gì hay,mới thì coppi rồi dán tem,cho phong bì rồi gửi thôi mà,chứ tự mình mà sáng tác được nhanh,nhiều như vậy thì có thẻ PV báo chí Quốc tế lâu rồi.
Máy trong chỗ làm,lại không đọc thẻ được,vẫn muốn gửi nốt ảnh Euro 2012 lên để mọi người xem ,nhưng chưa thu xếp thời gian được
Ba lan mấy hôm này nóng " vãi " ,Thôi thì lên vùng cao trốn nóng vậy .Chiều đến giờ chuẩn bị đồ ăn,thức uống máy móc để mai đi chiều Chủ nhật lại về War
Kế hoạch chiều mai cả nhà đi tắm suối nươc nóng ,cách Warszawa tầm 400 km
http://www.google.pl/search?q=zakopane&hl=vi&prmd=imvns&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=Uwn2T8SxNMvXsga4zujfBQ&sqi=2&ved=0CJIBELAE&biw=792&bih=453
Chỗ này kiểu vừa như Sapa ,Tam đảo vừa như Kim bôi-Hà sơn bình nơi có suối nước nóng ,tắm bùn ...
1 số ảnh Tây nó chụp,chứ mình cũng chụp nhiều không kém

Nói chung đi nghỉ chỗ này cũng ok,giá cả hợp lí,không bị " chặt chém " như ở VN
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 05:05:11 am »

tắm,ngâm nước nóng cho " sạch ghét "  song,sẽ đi ra Khu :phố đi bộ ,cách đó tầm 30 km " cưỡi ngựa - bẻ hoa "  Grin Grin Rồi đi tiếp đến mỏ muối sâu mấy trăm mét dưới đất chữa bệnh " bưôu cổ "  Roll Eyes Shocked Grin
Nó ở đây
http://www.kopalnia.pl/
Thời gian cho phép sẽ đến đây nữa
http://www.krk-krakowtours.com/auswitch-tours.htm
http://www.google.pl/search?q=auswitch&hl=vi&prmd=imvns&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=yA72T93MDcr4sgbt6bm_BQ&ved=0CFEQsAQ&biw=792&bih=449
Trại tù binh nổi tiếng của phát xít Đi71c trong Thế chiến thứ 2
bài vở về chuyến đi,sẽ gửi khi về đến nhà.
Giờ muộn rồi,tranh thủ chợp mắt vài tiếng 4h sáng phải dậy đi " cầy " rồi  Grin Grin Cry Cry
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 06:26:01 pm »

Nhọc nhằn mưu sinh ở Ba Lan

TT - Dù từng có một thời hoàng kim kiếm hàng triệu đôla nhờ buôn bán tháo vát, cộng đồng người Việt ở Ba Lan hiện nay cũng không thoát khỏi bối cảnh khó khăn chung của thời khủng hoảng kinh tế.

Ngày nào chợ ế thì người Việt lại dọn hàng sớm - Ảnh: TR.N.
Vào những chiều cuối tuần ở Warsaw, chúng tôi đã tìm đến chợ Bakalarska để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của bà con người Việt thời khủng hoảng kinh tế.

“Bán buôn chẳng dễ ai ơi”

Chợ mới Baka, hay chợ hoa (tên quen gọi của chợ Bakalarska) gần đường lớn Grojeska được cải tạo cho hàng trăm người Việt kinh doanh từ năm 2010 với 600 chỗ bán ngoài trời... Khác với khu trung tâm thương mại Wólka Kosowska chủ yếu bỏ mối sỉ, chợ Baka thường bán lẻ cho người Ba Lan và người Việt đi mua đông đảo vào mỗi cuối tuần. Quần áo ở đây có giá rất bình dân.

Chúng tôi làm quen với vợ chồng anh chị Toàn - Nga và cùng đứng quầy bán hàng may mặc phụ anh chị. Mặc dù là chiều thứ bảy cuối tuần nhưng khách mua vẫn rất ít, đến khoảng 15 giờ chiều là vắng hẳn người dạo chợ. Công việc dọn hàng quả thật rất nặng nhọc khi phải bưng bê những thùng cactông chứa hàng nặng ký và kéo xe đưa hàng từ sạp đến khu lưu trữ đêm.

Ở Baka có rất nhiều phụ nữ vừa đứng bán hàng vừa đảm đương những việc nặng như thế. Chị Nguyễn Thị Hiền, quê ở Thanh Hóa, cho biết chị đang mang thai và sẽ sinh con trong ba tuần nữa, thế nhưng chị vẫn ra chợ mỗi ngày.

Mặc dù buôn bán không thuận lợi nhưng anh chị Toàn - Nga vẫn chăm chỉ mỗi ngày mở sạp hàng từ 5g30 sáng đến 18g chiều dọn về. “Không thể nghỉ bán được, cho dù có bệnh tật sơ sơ cũng phải mở sạp, mùa đông âm 25oC vẫn đứng bán vì nếu không là mất sở hụi đóng tiền thuê sạp, tiền thuê nhà, ăn uống và tiền “nuôi” giấy tờ tạm trú để lao động ở Ba Lan” - anh Toàn nói.

Người Việt một thời thành danh trong nền kinh tế chợ giữa thị trường Ba Lan với bao đức tính cần cù chịu khó, buôn bán làm ăn từ TP đến những vùng sâu vùng xa nhất Ba Lan, từ mùa hè sang mùa đông giá rét... trong quá khứ nay đang tồn tại chật vật trong khó khăn. Hà, một thanh niên quê ở Bắc Ninh sang Ba Lan 10 năm, hiện đang thất nghiệp nên ra chợ Baka tìm kế sinh nhai, cho biết: “Bây giờ tìm kiếm việc làm rất khó khăn. Đi làm thuê làm mướn (kéo xe, trông quầy hàng) thì tiền lương rẻ. Công việc lại nặng nhọc từ 6g sáng đến 18g chiều, phải bốc hàng mấy trăm thùng/ngày. “Sức trâu” nào cũng khó chịu nổi lâu dài”. Nhưng Hà cho biết trước áp lực của cơm áo gạo tiền nơi đất khách, rồi thì anh cũng phải đi làm sau khi nghỉ ngơi một thời gian chứ không thể thất nghiệp dài ngày được.

Đìu hiu khu thương mại

Từ thủ đô Warsaw đi theo đường cao tốc E 67 sang E 77 và rẽ vào đường Nadrzeczna là đến khu trung tâm thương mại Wólka Kosowska. Khu vực này gồm bốn trung tâm lớn quy tụ người buôn bán gốc Việt, gốc Hoa và gốc Thổ Nhĩ Kỳ. “Những năm trước, cảnh bán buôn ở đây luôn tấp nập và sầm uất, người mua kẻ bán trao tay tiền cục khối lượng lớn xoay như chong chóng, còn bây giờ thì ế ẩm lắm” - một chủ sạp bán quần bò (quần jean) cho biết.

Những vụ “bùng” (vỡ nợ) có thể lên tới hàng triệu USD xảy ra thường xuyên trong giới làm ăn buôn bán người Việt ở các trung tâm cũng bắt nguồn từ việc kinh doanh thua lỗ và lừa đảo. Gần đây, một số người bán hàng “có số má” như N.L. (bán quần bò), V. “rụi” (bán quần áo trẻ em)... vỡ nợ hàng trăm ngàn USD lại càng khiến tình hình kinh doanh của cộng đồng u ám hơn bao giờ hết. Những chủ nợ dù xót của nhưng không thể làm gì khi con nợ cao chạy xa bay.

Theo nhiều doanh nhân người Việt có thâm niên làm ăn hàng chục năm qua trên đất khách như Trung, Vinh, Tuấn..., bên cạnh lý do chung là khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh thì có nhiều nguyên nhân khác khiến hoạt động kinh doanh của người Việt ở Ba Lan gặp khó khăn. Trần Hoàng, một nhân viên văn phòng luật người Việt ở Warsaw, cho biết: “Môi trường pháp lý Ba Lan thay đổi, chính sách siết chặt hơn, việc kinh doanh nhỏ lẻ ngày càng đi vào quy củ, mức đánh thuế thu nhập rất cao (48%) cũng là các lý do khiến nhiều người Việt quen kiểu làm ăn chụp giật, không khai báo thuế... trước đây nay trở nên bị động”. Ba Lan hiện nay không còn là đầu mối trung chuyển hàng hóa ở Đông Âu quan trọng nhất nữa, đồng thời sức cạnh tranh buôn bán giữa các chợ và giữa các cộng đồng sắc tộc tăng cao, sức mua của người dân bản xứ lại giảm do lạm phát, thu nhập ít...

Ông Trần Quốc Quân, phó chủ tịch Tập đoàn thương mại Âu - Á (EACC) trụ sở ở Wólka Kosowska, cho biết: “Đây là thời buổi khó khăn nhất của cộng đồng kinh doanh VN ở Ba Lan kể từ thời bán buôn tại chợ trời ở sân vận động Mười Năm”. Dù vậy, theo ông Quân: “Người Việt đang tìm kiếm cho họ cách làm ăn hiệu quả phù hợp với khả năng của mình để vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Bà con vẫn cố gắng bám trụ giữ chỗ cửa hàng để hi vọng những năm tới tình hình sẽ khá hơn”.

Trở về quê hương

Tháng 4-2012, nhật báo Ba Lan Wyborcza có bài báo phản ánh về “Cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta” đề cập đến nhiều doanh nhân người Việt đã chia tay Ba Lan để đi nước khác hoặc trở về VN đầu tư kinh doanh.

Bài báo trích dẫn phát biểu của tiến sĩ Kinga Wysienska - một nhà xã hội học và khoa học chính trị ở Viện nghiên cứu chính sách công ISP - khẳng định: “Đây là một xu hướng mạnh. Lượng người VN rời Ba Lan không phải hàng trăm mà là hàng ngàn. Những người bán lẻ quần áo may mặc đang trải qua thời điểm tồi tệ nhất”.

Có vẻ như sau giai đoạn buôn bán ăn nên làm ra thời sân vận động Mười Năm, nhiều người Việt rơi vào vết mòn trong tư duy kinh doanh và không năng động trong việc thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp tình hình mới, ví dụ phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ ở mọi nơi thay vì vẫn tập trung ở các trung tâm.

Việt, 32 tuổi, sang Ba Lan từ năm 2001, sau 11 năm mưu sinh ở Ba Lan, cho biết anh trở về quê hương vào trung tuần tháng 7 này để tìm kiếm cơ hội làm việc trong nước bởi ở Ba Lan “chợ ế, làm ăn khó khăn quá”.

Doanh nhân Trần Quốc Quân thì nói: “Nhiều doanh nhân gốc Việt tại Ba Lan không kinh doanh nữa hoặc kinh doanh cầm chừng chứ không quyết liệt như xưa. Họ bắt đầu chuyển tiền về VN làm ăn, mua nhà cửa... để nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già trên quê hương”.

Hơn 20.000 người Việt ở Ba Lan

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, đại sứ VN tại Ba Lan Nguyễn Hoằng cho biết: “Cộng đồng người Việt ở Ba Lan hiện nay ước tính có khoảng 20.000-25.000 người, chủ yếu tập trung làm ăn buôn bán ở thủ đô Warsaw”.

Trước đây, vào thập niên 1990-2000, Ba Lan từng là nơi đất lành chim đậu, môi trường kinh doanh an toàn và dễ chịu hơn các quốc gia Đông Âu khác như Ukraine hay Nga.

Ba Lan cũng là một thị trường với sức mua cao (44 triệu dân) và là đầu mối trung chuyển hàng hóa từ châu Á sang các nước Tây Âu, Đông Âu... đã giúp người Việt buôn bán rất khấm khá, nhiều doanh nhân trở thành triệu phú đôla, phất lên từ việc bỏ mối hàng hóa ở chợ trời sân vận động Mười Năm. Cộng đồng gốc Việt được đánh giá là một cộng đồng khá thành đạt và hội nhập tốt ở Ba Lan.

TRUNG NGHĨA (từ Warsaw)
Nguồn. tuoitre.vn

 Trong " Tập đoàn thương mại Âu - Á (EACC) " 2 người Việt có cổ phần trong đó.
Nhưng cảm giác có phần " lép vế " ....Huh so với cổ đông người Thỗ .
Cùng là những doanh nghiệp như nhau,đóng tiền chi phí như nhau .....
Nhưng các doanh nghiệp người Việt ,quyền lợi thường bị " đì " trong nhiều việc  Cry Cry Cry ,
Còn với các doanh nghiệp Thổ nhĩ kì ,có phần nào họ được ưu ái hơn !!! Huh
Do tính  cộng đồng cũa người Thỗ cao hơn người Việt ,hay do " lợi nhuận " đồng tiền chi phối ??!! Huh Huh
Cùng 1 diện tích cừa hàng như nhau,nhưng tiền chi phí dịch vụ vệ sinh,lò sưỡi..... đắt nhất so với  2 trung tâm còn lại là :
Trung tâm GD -do người China làm chủ ,và trung tâm ASG - do người Việt làm chủ < nghe " Tây đồn " Tập đoàn EACC đã mua lại 1 phần,nửa phần...... trung tâm ASG Huh >
Ban quãn lí trung tâm nói :chi phí cao là do thuê đội bảo vệ mới " Xịn " hơn,
Nhưng " XỊN " đâu chưa tháy ,3 vụ " đập hộp " kho hàng liên tiếp xẫy ra.Mặc dù camera + bào vệ 24/24 .Tôi là 1 trong 3 khổ chủ đó.Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Trung tâm,nhưng sự bồi thường thiệt hại hoàn toàn trẻ con,vớ vẩn.
Nói chung nhiều bê bối xãy ra tại Trung tâm này,kể ra cà ngày không hết chuyện
Số người Việt tại Ba lan,chắc cao hơn số mà Đại sứ phõng đoán,vì nhiều người không có giấy tờ hợp pháp,rồi từ các nước trong liên minh EC sang,khi biên giới được bãi bỏ
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 06:29:22 pm »

Hải quan Đức kiểm tra nhà hàng, bắt một người Việt

Cập nhật lúc 08-07-2012 13:13:06 (GMT+1)
Vào ngày 6.7.2012 hải quan Dortmund đã tiến hành một đợt kiểm tra nhằm vào các nhà hàng và quán ăn tại hai thành phố Lüdenscheid và Hagen để phát hiện lao động chui.


Hải quan Dortmund đã có một cuộc kiểm tra nhằm vào các nhà hàng và các quán ăn nhanh, trong đó phát hiện một số nơi đã thuê những nhân viên không có giấy phép làm việc. Trong số những người bị bắt có một người Việt Nam 40 tuổi có giấy tờ tạm trú ở CH Séc. Người này đã lao động không có giấy phép, nghĩa là trốn thuế và được đưa đến sở ngoại kiều để lập tức bị trục xuất khỏi EU trong thời hạn quy định.

"Rất nhiều người sử dụng nhân công không có giấy phép làm việc nhằm vụ lợi cho bản thân. Nếu như hải quan trong lúc kiểm tra phát hiện được hành vi vi phạm thì mức phạt có thể lên tới 5.000 € cho người lao động và lên đến 500.000 euro đối với người sử dụng lao động,", Uwe Jungesblut, phát ngôn viên của cơ quan hải quan chính ở Dortmund cho biết.
Hải quan Đức, ảnh minh họa: n24.de.

Lüdenscheid, thuộc Dortmund, nơi diễn ra kiểm tra, ảnh: google maps.
Trần Thùy – vietinfo.eu
zoll.de

Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 10:12:55 pm »

Để tiện lợi cho việc quản lý,các phương tiện giao thông lưu hành trên lãnh thổ CHLB Đức.Từ năm 1998 cho đến nay,thống nhất lưu hành tem quản lý hành chính của trên 200 địa phương về con số 16 tiểu bang,thành phố-đặc khu và khu tự trị.



Ngoài ra còn 2 con tem quản lý phương tiện giao thông,mang phù hiệu con đại bàng trực thuộc quản lý toàn liên bang thông qua;

                 

bộ nội vụ " Cảnh sát,công an" BMI Bundesministerium des Innen và bộ quốc phòng Bundeswehr.

Tem của bộ nội vụ,chỉ gắn trên các phương tiện giao thông trực thuộc liên bang của bộ nội vụ thông thường xe cảnh sát màu xanh lá cây  
và lực lượng biên phòng
.Ngoài ra còn dùng cho lực lược Technisches Hilfswerk,nó giống như lực lượng Tình trạng khẩn cấp và cứu trợ của Nga. đơn vị này được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1950,có hệ thống phân cấp từ trung ương đến địa phương.Lực lượng THW cũng như lực,BP,BG,BW khác với lực lượng cảnh sát của từng tiểu bang,họ không mang biển kiểm soát của bất cứ địa phương nào từ trung ương đến địa phương,mà họ mang chữ cái viết tắt ghi chính danh ngành nghề của họ.Chẳng Hạn;

Có nghĩa là Bundespolizei-Cảnh sát liên bang.
Tem của quân đội,chỉ gắn trên các phương tiện lưu thông thuộc về quân đội.

Với xe của các nguyên thủ quốc gia,chính trị gia,nhà ngoại giao,quân đội nước ngoài.Tất cả vẫn bắt buộc dán tem quản lý hành chính tại nơi đương sự cư trú hay làm việc.
Với nguyên thủ quốc gia,được qui định như là 4 vị trí quan trọng nhất,qui định này đã được định nghĩa từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 cho đến ngày nay và vẫn tiếp tục.04 vị trí này,được qui định rõ ràng cho từng nhân vật quyền lực ứng với từng vị trí từ số xe 0 - 1,0 - 2,0 - 3 và 0 - 4.
Số xe mang biển đăng ký 0 - 1.

Bundespräsidenten - Tổng thống liên bang.
Số xe mang biển đăng ký 0 - 2.

Xe công vụ của thủ tướng,là xe Audi A8 với  biển số 0 - 2.
Bundeskanzlers - Thủ tướng.
Số xe mang biển đăng ký 0 - 3.
Außenministers - Bộ trưởng bộ ngoại giao.
Số xe mang biển đăng ký 0 - 4.
des Ersten Staatssekretärs im Auswärtigen Amt - Thư ký thứ nhất bộ ngoại giao.Ngang hàm thứ trưởng thứ nhất của Việt Nam.
Chủ tịch quốc hội - Bundestagspräsident
Số xe mang biển đăng ký 1 - 1. đầu 1 - ... duy nhất chỉ có 01 số duôi cũng là 1.không có xe 1 - 2 v..v.. hoặc 2 - ..,3 - .. v..vv..
Tất cả những xe này,vẫn chịu sự quản lý của cơ quan hành chính địa phương,nơi các cơ quan nhà nước đặt trụ sở,tức là dán tem địa phương chứ không lạm dụng..t...nh...d...c  Grin mà dán tem quốc gia,như xe Cảnh sát liên bang hay quân đội.
ps.dài quá,sơ lược vậy cho tất cả bạn đọc hiểu dược một phần nhỏ nhoi về luật pháp nước Đức.Tiếp phần sau sẽ là,biển số của các cơ quan chính phủ,cơ quan ngoại giao nước ngoài trên lãnh thổ CHLB Đức và xe quân sự của các lực lượng quân sự nước ngoài đóng trên CHLB Đức.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2012, 10:31:08 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 11:36:11 am »

".....sơ lược vậy cho tất cả bạn đọc hiểu dược một phần nhỏ nhoi về luật pháp nước Đức..."
Bác viết thế là chi tiết rồi,ai đọc cũng hiểu hết.Chứ em viết kiểu " cưỡi ngưa xem hoa " Sau đợt này," học tập ,nghiên cứu theo gương bác.... " về biển số cua Balan chi tiet hơn  Grin Grin Grin
2.30  sáng thứ hai,mới về đến nhà,4.30 đã phải dậy đi làm,Vào chỗ làm cứ mơ mơ màng mang mệt quá,hôm qua thê nào mấy trang gữi ảnh đều không gừi được
Kế hoạch là đi 4 chỗ :
- bãi tắm nước nóng tự nhiên Zakopane + phố đi bộ cách đó 15 km,rồi đi tầu điện lên đỉnh núi cao hơn 1000m ,ngắm phong cảnh uống bia,ăn thị nướng,Mãi " ăn nhậu " việc quan trong nhất là mua 1 két rươu anh đào 70 độ,thì lại quên,đúng là " hàng thu6o61c thì qua-hàng quà thì nhớ " .từ nhà đi lại quên cái máy ảnh chụp dưới nước ,lên không minh hoa bang hình ãnh về bể bơi nước nóng & Maseger ... Grin Grin
- mò Muối,sâu mấy trăm mét dưới đất
-hồ Mắt ngọc = 1 hồ trên đỉnh núi
- trại Auwichz = no8i Đức giam giữ-thiêu tù binh trong CT TG lần 2
Nhưng do thời gian có hạn ,chỉ đi đuoc 2 cái trên.Đề lần sau đi 2 cái dưới vậy Grin Grin.thư thả sẽ tài ảnh lên sau

Liên bang Đức
Cảnh sát Đức tìm Pham Thi Ngoc Anh 16 tuổi

Cập nhật lúc 07-07-2012 05:25:00 (GMT+1)
Đã 4 tuần nay cảnh sát Đức tìm kiếm một cô gái người Việt 16 tuổi tên là Pham Thi Ngoc Anh, sống ở Garmisch-Partenkirchen, phía nam Đức, sát biên giới Áo. Ngày 5.6 Cô đi đến München chơi rồi mất tích.


Uploaded with ImageShack.us
Ngoc Anh, người đang mất tích, ảnh: merkur-online.de.

 

Uploaded with ImageShack.us
Garmisch-Partenkirchen nằm ở phía nam nước Đức, ảnh: google maps

Ngoc Anh mất tích từ ngày 5.6.2012. Cô gái 16 tuổi này sống cùng gia đình tại Garmisch-Partenkirchen. Vào ngày tháng sáu hôm đó, Ngoc Anh đi tới München thăm người bạn quen từ năm 2011, khi đi có mang theo một khoản tiền mặt. Người bạn này cũng là người Việt Nam.

Sau nhiều tuần tìm kiếm và lần theo các dấu vết, hiện Ngoc Anh đang ở đâu vẫn là một câu hỏi. Gia đình của cô gái đang rất mong muốn xã hội cùng giúp đỡ đưa Ngoc Anh về nhà. Nhiều người thân cũng lo lắng xem liệu có gì xảy ra với cô gái không.

Ngoc Anh, 16 tuổi được miêu tả như sau:

Một cô gái xinh đẹp, cao 165 cm, dáng người thon thả, tóc đen dài ngang vai, để ngôi bên trái, mắt màu nâu. Ngoc Anh nói thành thạo tiếng Anh và Đức, khi đi mặc áo khoác đen và áo kẻ ô bàn cờ màu trắng với quần bò.

Ai có thông tin về cô gái, xin liên hệ với cảnh sát hình sự ở Garmisch-Partenkirchen qua số điện thoại 08821/9170 hoặc bất kể một đồn cảnh sát nào gần nhất.
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
merkur-online.de

Một phụ nữ Việt đứng đầu dường dây mại dâm tại Singapore

Cập nhật lúc 07-07-2012 00:43:29 (GMT+1)


Uploaded with ImageShack.us
Ông Seng Swee Meng. Photo: asiaone chồng bà Ngô Thị Tiến.

 

Bà Ngô Thị Tiến 32 tuổi cùng chồng là Seng Swee Meng, 42 tuổi, quốc tịch Singapore và các em vợ thành lập mạng lưới buôn người từ VN sang Singapore làm gái ăn sương.


Trong một chuyến tảo thanh vào tháng 8 năm 2011, cảnh sát Singapore bắt trên 30 cô gái người Việt, làm việc trong các địa điểm khác nhau ở Joo Chiat và Geylang.

Hơn phân nữa trong số này làm việc cho đường dây của Seng và vợ và đặc biệt có 4 cô gái trẻ do cặp vợ chồng này quản lý đều là gái đồng trinh từ 16 dến 17 tuổi.

Seng đối diện với 4 cáo trạng chứa chấp gái điếm, 4 cáo trạng đi đón họ ở phi trường Changi Airport, 4 cáo trạng có thu nhập đến từ kinh doanh gái điếm và 2 cáo trạng về giàn xếp các địa điểm cho đàn em  hành nghề.

Ngày 11 tháng 4 năm 2012, Seng bị kết án 5 năm tù. Qua ngày hôm sau, cô em vợ là Ngô Ngọc, 27 tuổi, cũng bị kết án 18 tháng tù giam. Từ tháng 7 năm 2011, bà vợ Ngô Tiến về VN rồi trốn luôn. Người anh của bà Tiến cũng đang bị nhà chức trách Singapore truy nã.

Đặc biệt trong số “khách hàng” của Seng có luật sư Spencer Gwee Hak Theng cũng bị truy tố, cùng với 10 người khác, về tội mua dâm gái vị thành niên.

Có hai người trong số này đã bị tòa tuyên án 3 tháng tù ở và 4 tháng tù ở, các bị can còn lại đang tiếp tục bị tòa nghị án. Người ta nhận thấy các bị cáo nhận án đã trả khá rẻ cho những lần”giải trí” với các cô giá VN vị thành niên, chỉ khoảng 100 đô la.

Nguồn AsiaOne/calitoda

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM