Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:47:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cộng Đồng Người Việt Nam ở nước ngoài & Pháp luật nước sở tại  (Đọc 137461 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2012, 07:52:00 pm »

Moskva: Họat động lưu thông của tàu điện ngầm bị gián đọan
Sáng sớm hôm nay , thứ ba 3-7, họat động giao thông trên một số tuyến đường tàu điện ngầm ở thủ đô Moskva đã bị gián đọan vì lý do kỹ thuật.

Ảnh minh họa

Theo hãng "Interfax" dẫn nguồn tin từ cơ quan quản lý tàu điện ngầm Moskva cho hay: khoảng 7:00 ,  trên tuyến đường Sokolniki ( màu đỏ) trong khu vực từ ga tàu Юго-Западная"("Tây Nam") đến ga "Спортивная" ("Sportivenaya"), sự lưu thông của các chuyến tàu liên tục bị gián đọan trong khỏang thời gian 1,5 giờ đồng hồ, vì lý do mất điện trên đường ray.

Lúc 6:57 , trên tuyến Arbat-Pokrovskaya ( màu xanh dương), các đòan tàu lưu thông khó khăn trên đọan đường  từ ga"Киевская" (" Kievskaya ") đến "Парк Победы"( "Công viên Chiến thắng") trong khỏang 18 phút do sự cố kỷ thuật của đòan tàu.
Những sự cố trên đã được khắc phục và các chuyến tàu lại tiếp tục lưu thông như bình thường.

Đây là lần thứ ba họat động lưu thông của các chuyến tàu điện ngầm gặp trục trặc kỹ thuật trong vòng 24 giờ qua. Vào đêm hôm qua, thứ hai 2-7, giao thông trên tuyến đường Kaluzhsko-Riga( màu cam) - từ ga "Tretyakov" đến  ga "Kitai Gorod" bị gián đọan vì dây cáp  bị chập điện trong đường hầm.

Nguồn tin tham khảo: http://interfax.ru/news.asp?id=253612
Nguồn: interfax.ru
Hệ thống tầu điện ngầm = Metro của Nga thời CCCP,ngoài chức năng vận chuyển hành khách ra ,nó còn được coi là kiệt tác nghệ thuật ,1 số " станция " = nhà ga ; trạm dừng ;bến .. của Metro vật liều làm phù điêu,tranh ảnh nổi chủ yếu là bằng đồng ,1 vài " станция " khác thì có nhưng hình ành về 1 số trận đánh của hồng quân Liên xô trong đại chiến TG thứ 2,rất hoành tráng,hệ thống thông gió,hút gió ,lò sưởi hô làm rất chuẩn,mùa hè đứng mát lạnh ,mùa đông thì ấm áp.Xưa có 1-3 " станция " gồm 2,3 tầng chồng lên nhau,độ sâu từ mặt đất xuống đáy đến cả trăm mét sâu.Với độ sâu từ vài chục đến cả trăm mét so voi mặt đường như vậy,mà chuyện ngập úng nước hãn hữu lắm mới xẩy ra.Hình như họ xây 1 loạt bể beton ngầm ,dọc theo truc đường ray tầu chạy,mỗi 1 bễ ngầm đó chứa được ít nhất củng hàng trăm m3 nước,khi trời mưa nước từ các ống thoát sẽ chầy vào bể ngầm đó,rồi ừ đó họ dùng máy bơm nước công suát lớn bơm nước ra sông Mátxcova,lên các ga ngầm đó luôn khô ráo quanh năm.Sau thời kì " ПЕРЕТРОЙКА = cãi tỗ " thì vật liệu dùng đa phần là " nhôm-kính " dáng dấp hiện đại ,công nghiệp hơn so với xưa.Trước đây hệ thồng Metro ỡ Matxcova gồm
-1 vòng tròn nhỏ = khu Trung tâm
-1 vòng tròn to hơn,nằm ngaòi vòng tròn nhỏ.Dạng như giáp danh nội đô với ngoại ô Matxcova
-các đường dài , chạy suốt từ đầu này đến đầu kia,xuyên qua  2 vòng tròn kia dài chắc tầm 30-50 km gì đó,vì đi từ điểm xuất phát đến đểm kết thúc mất tầm 1 h,Nay nhiều tuyến được kéo dài,mở rộng hơn
-có các tuyến ngắn hơn ,để kết nối các tuyến đường dài với nhau
-các điểm gặp nhau cùa vòng tròn lón,bé :;tuyến dờng ngắn ,dài đều là nhà ga ,và có thể đi bỗ để chuyển đỗi hướng tầu ( ví dụ : từ hải phòng không thề đi thẳng vào Huế,nhưng có thể đi Metro tuyến dài về Ha nội ,và từ Hà nội chuyển sang tầu tuyến ngắn -tuyến nội đô ra bến xe Giáp bát.Rồi từ bến Giáp bat chuyển hướng,tầu đi tuyến đường dài Hà nôi-Huế....)
- 1 bến con,bao giờ cùng có 2 làn đường ray chay ngươc-xuôi nhau ( ví du tay phài là hướng tầu chạy từ A-B,bên tay trái sẻ là tầu chạy ngược lại từ B-A >
- tầu chạy từ 3,4h sáng đến 12,1 h đem,cứ 3-5 phút giờ cao điểm lại có 1 đôi tầu ngược -xuôi
Ai chưa quen,lần đầu tiên khi di chuyển từ tầu này sang tầu khác,từ bến này sang bến khác dể bị lac,có khi cà ngày cứ loanh quoanh dưới bến
Cũng có vài vụ đánh bom khũng bố của phiến quân Che-trin tại Metro Mtxcova ố lượng người chết,bị thương không ít
Có vụ Metro bị ngập nước,cung gây hậu quã về người & vật chất
Có vài vụ ,thang chuyền đưa khách xuống bến ngầm truc trặc kỉ thuật,đang chạy xuống,thì bị dừng đột ngột,hoặc chuyển hướng ngược chiều ,khối người bươu đầu,sứt trán
Mêtro cũa Balan -Đức thì không đẹp & hoành tráng được như Nga
Để tìm lại xem còn ảnh Metro Nga-Đức không,nếu có sẽ gữi sau.Metro Balan thì bé xíu.có vài tuyến giờ đang xây thêm, 1 số tuyến nửa
VN cũng bắt đầu triển khai xạy thí điểm Metro ngầm,nổi ở TPHCM, Ha nội ...về trình độ kĩ thuật ,tay nghề cũa công nhân VN thì không lo ngại lắm,vì vừa xây vừa học cũng được.Nhưng so nhất là mấy ông ,mấy bà chủ thầu,chủ đầu tư bắt tay nhau ,rut lõi vật liệu công trình...dẫn đến công trình vừa cắt băng khánh thành hôm trước thì hôm sau đã nứt,ngấm nước .Hành khách vừa đi tầu đke65n ngầm ,vẫn phải mặc áo mưa như đi trên đường quốc lộ.Rồ mấy ông sở Điên cắt điển theo ngẩu hứng ,tầu chạy vào đúng doạn ngầm sâu nhất,dài nhất thì mất điện ...lúc đó cắc " hành " khách chỉ bết ngửa cổ kêu Trời "..thôi rồi Lượm ơi " .. Grin Grin
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 11:20:38 am »

Liên bang Đức
Năm người chết trong vụ bắt con tin ở Đức

Cập nhật lúc 05-07-2012 00:43:37 (GMT+1)
Video: Cảnh sát cho hay bốn người cùng một tay súng đã thiệt mạng trong vụ bắt con tin ở thành phố Karlsruhe của Đức. Tay súng này đang sắp bị đuổi vì không trả được tiền thuê nhà. Anh ta đã cố thủ và bắt cóc con tin nhốt ở bên trong.
Sau khi phát hiện khói bốc lên từ căn hộ, cảnh sát đã tràn vào và thấy xác các nạn nhân. Cả năm người đều đã chết vì bị bắn trọng thương. Tại căn hộ 3+1 nhà chung cư, Wolfgang S. (47) đã bắn chết 3 con tin là nhân viên tịch biên, thợ khóa và chủ nhân mới của căn hộ này. Sau đó ông ta bắn chết bạn gái của mình vào ngực rồi tự sát vào đầu.
Vụ bắt cóc con tin xảy ra sáng ngày 4/7 khi nhân viên công quyền tới để trục xuất người đàn ông ra khỏi căn hộ tại Karlsruhe, tây nam nước Đức. Vào lúc 09:00 sáng giờ địa phương (07:00 GMT), cảnh sát được gọi tới nơi khi có tiếng súng. Khoảng 11,30 giờ cảnh sát ập vào khi khói bốc lên từ căn hộ và đã thấy xác của những người bị bắn chết.

Bạn của người thợ khóa cho biết "anh có vợ và 2 con. Anh không muốn nhận và làm việc này".
Bao vây

Người phát ngôn cho cảnh sát Fritz Bachholz nói: "Tin thoạt đầu cho hay là một số người đã bị thương, một số người đã chết". Khu vực xung quanh tòa nhà ở Nordstadt được bao vây và hàng trăm cảnh sát viên được điều đến hiện trường. Một trường học và nhà trẻ cạnh đó được sơ tán.
Phóng viên Stephen Evans có mặt tại Berlin nói hiện chưa rõ liệu cảnh sát có liên lạc để thương lượng với kẻ bắt cóc con tin trước khi kẻ này nổ súng hay không. Khi cảnh sát đặc nhiệm tràn vào bên trong, theo báo Đức, họ phát hiện ra bốn thi thể trong căn hộ. Sau đó họ tìm thấy một xác phụ nữ khác.
Phụ nữ này được cho là bạn gái của tay súng. Cảnh sát nói kẻ này là thợ săn và có trong tay một số khẩu súng.

Nguồn: BBC/Bild.
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 12:07:45 pm »


Tay súng được cho là sắp bị đuổi khỏi căn hộ thuê. Bild.de.


Xem vidieo ở đây
http://vietinfo.eu/tin-duc/nam-nguoi-chet-trong-vu-bat-con-tin-o-duc.html
Ở Đức trước đây,trên 18 tuỗi,ai cũng có thề mua bình xịt xay,dùi cui điện,súng gas.... kể cả người nước ngoài,có chỗ người bán hàng xem qua giấy tờ cũa mình,có chổ không.Riệng súng quân dụng từ súng ngắn đến súng dài thì phãi có giấy phép cũa CA.Thù tục củng không phức tạp lắm : giấy chứng nhận của Bác sĩ ...thân chủ đầu óc bình thường,rồi đem ra CA xác minh.....sau đó đến cửa hàng mua súng,Nếu là chù 1 doanh nghiệp,1 nhà hang ..thì thủ tục có thể nhanh hơn vì lí do mua súng để tự bão vệ tiền bạc của mình.
Súng đạn,sau 1 thời gian định kì phải đem ra CA để họ kiễm tra ,nếu súng chưa dùng lần nào thì thôi,nếu súng đã bắn,đạn thiếu họ sẽ hõi nguyên nhân lí do sữ dụng và lưu lại ,phòng khi có vụ việc nào xẩy ra họ sẽ căn cứ trên vết tích để lại hiện trường mà mở rông điều tra,khoanh vùng
Nhìn bề ngoài,tương chính quyền quản lí lỏng lẻo vũ khí quân dụng,thục ra họ có cách quản lí riêng mà thôi.Luật pháp các nước này cho phép người dân sử dụng súng ,lên thĩnh thoảng lại xẫy ra vài vụ " thảm sát " trong trường học,bể bơi,siêu thĩ .Cái gì cũng có " mặt phải-mặt trái " cả
Hiện giờ trong các chợ bán buôn ở Đức,Ba lan,Sec bình xịt,dao,kiếm ,súng hơi,dùi cui các loại bán ê hề,thỉnh thoảng có cả súng bắn Gas các loại,thường là dân Ấn độ-Ácmeni,Azebaizan ( 2 nước Cộng hòa tách ra từ Liên xô cũ >
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 04:35:06 pm »

Liên bang Đức
Nhức nhối chuyện thị thực và lệ phí lãnh sự

Cập nhật lúc 04-07-2012 15:24:46 (GMT+1)
Câu chuyện cũ những vẫn còn giá trị đến hôm nay. Đó là vấn đề "Quốc thể xin hãy giữ gìn" hay “Quốc sỉ của mỗi quốc gia phải được xây dựng trên sự tự trọng và liêm sỉ của từng cá nhân công dân”.


> Hướng       dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí lãnh sự
> BIỂU MỨC THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ LÃNH SỰ
> Biên lai thu phí và lệ phí

Hôm qua tôi và bạn trai của con gái tôi lên ĐSQ Việt Nam ở Berlin để xin thị thực cho cháu vào Việt Nam vì cháu muốn thăm con gái tôi đang làm việc ở Sài Gòn.

Thấy trong thông báo dán tại Bộ phận Lãnh sự thì chỉ thấy mục cháu cần tìm là “Visa nhiều lần” cho đến 6 tháng là 70 Euro mà lại thấy cán bộ Lãnh sự yêu cầu cháu lệ phí là 150 Euro. Tôi hỏi thì được trả lời rằng, giá lệ phí đó là dành cho người gốc Việt, chứ còn người nước ngoài thì thay vì 70 Euro là 100 Euro và cộng với 50 Euro tiền gọi về nước xác minh ở bộ phận A18, nên tổng cộng là 150 Euro.

Những điều này chỉ được trả lời miệng chứ không hề có ở thông báo.

Tôi vô cùng chán nản bởi vấn đề mà gần 2 năm trước lại lặp lại hoặc là vẫn giữ nguyên từ trước đến giờ, như khi tôi đã từng gặp ông T.D.N. (lúc đó là Tham tán Lãnh sự của ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức), hay gặp ông Th. (tôi không rõ họ của ông), phụ trách Lãnh sự của Văn phòng ĐSQ Việt Nam tại Berlin từ hơn 10 năm trước để trình bày những điểm bất cập trong hoạt động của ĐSQ.

Xin kể lại sự việc hôm đó, một ngày tháng 2-2006, tôi lên xin thị thực nhiều lần (Visa Multi) trong vòng 1 tháng cho tôi và con gái tôi, bởi cả hai mẹ con tôi đều mang quốc tịch Đức.

Đánh dấu vào phần “Thị thực nhiều lần” trong đơn nhưng sau 1 tuần khi lấy kết quả thì hóa ra hai mẹ con tôi chỉ được “Thị thực một lần”. Ngạc nhiên quá, tôi hỏi và được một cô nhân viên tiếp khách trả lời: “Người Đức thăm thân (ý là thân nhân) thì chỉ được một lần”. Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin

Khi tôi hỏi sao không thấy thông báo thì được cô trả lời: “Quy định như vậy”. Tôi bèn gọi điện thoại hỏi phòng du lịch bán vé cho tôi thì nhận được câu trả lời rất tự nhiên: “Ai bảo chị không làm dịch vụ”. Rồi chừng như thấy có điều gì bất ổn vì có lẽ cảm được sự sững sờ của tôi qua điện thoại nên cô ta nói tiếp: “Về nguyên tắc, ai cũng xin được thị thực nhiều lần chị ạ”.

Tôi lại quay lại xếp hàng, hỏi lại vẫn nhận được lời đáp: “Quy định vẫn như vậy!” và giọng trả lời đã sẵng dần lên. Tôi bèn đáp rằng tôi thấy cách trả lời, cách giải thích của cô như vậy là không thỏa đáng. Và lập tức nhận được câu phán: “Yêu cầu chị đứng sang bên kia, sẽ có người giải thích!”.

Ở cửa kia, tôi đặt câu hỏi cho anh nhân viên ra tiếp tôi:

- Vì sao tôi và con gái tôi không được thị thực nhiều lần? Bởi nếu quốc tịch Việt tôi đã không cần xin visa (dù là một lần). Chỉ vì có quốc tịch Đức nên chúng tôi mới phải xin thế này thì vì sao lại không được nhiều lần và không hề thấy thông báo như cô nhân viên kia nói rằng người Đức thăm thân nhân thì chỉ được visa một lần. Vô lý!
Chừng như thấy có vẻ không trả lời được, anh nhân viên kia trả lời:

- Vậy tôi sẽ làm cho chị nhưng giá lệ phí phải khác.

Tôi đáp:

- Vâng, cứ theo đúng lệ phí quy định - và tôi chỉ ra bảng giá thông báo ngoài cửa ĐSQ.

Thì anh ta nói:

- Lệ phí là 88 Euro cho mỗi người (Multi Visa cho đến 1 tháng) đấy.

- Nhưng sao ngoài bảng thông báo kia là thị thực nhiều lần (Visa Multi) cho đến dưới 1 tháng là 40 Euro anh nhỉ? Tại sao chúng tôi phải trả giá lệ phí hơn cả gấp đôi như vậy? - ngạc nhiên tôi hỏi lại anh ta.

Đáp:

- Vì chúng tôi phải gọi điện thoại về Việt Nam để xin ý kiến nên 88 Euro. Còn nếu chị tự gọi thì đúng là 40 Euro.

Nói thêm là trong vòng hai chục năm trở lại đây, tôi đã về Việt Nam khoảng 14-15 lần, còn con gái tôi thì 6-7 lần.

Tôi hỏi lại:

- Thế thì tôi phải gọi điện cho ai anh nhỉ?

Đáp:

- Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh.

Hỏi:

- Vậy anh cảm phiền cho tôi số điện thoại để tôi thử gọi xem vì mẹ con tôi về rất nhiều, hầu như năm nào cũng về, nhất là 5-7 năm gần đây anh ạ.

Đáp:

- Tôi không biết vì chúng tôi gọi đường dây riêng của Sứ quán.

Tôi sững sờ:

- Vậy hóa ra các anh thách đố người dân sao?

Anh ta nhắc lại:

- Vậy thế chị có đồng ý để chúng tôi gọi điện thoại không nào? Tức là mức lệ phí 88 Euro? (thay vì 40 Euro như thông báo quy định).

Ngay sau đó tôi đặt lịch hẹn lên làm việc với ông T.D.N, Tham tán Lãnh sự ĐSQ, để trình bày lại những điều mắt thấy tai nghe của hai ngày lên ĐSQ liên quan tới việc xin thị thực: cung cách trả lời trịch thượng, giải thích không rõ ràng thỏa đáng và rất ấm ớ, cách tiếp dân tùy tiện, gây phiền nhiễu, đặc biệt là khổ cho người ở xa, ở tỉnh khác, làm những ai ít khi lên “cửa quan” sợ hãi, lo lắng...

Đấy là đối với “dân mình”, nhưng cũng có vô vàn những điều mà người nước ngoài khi đến ĐSQ ta không tài nào hiểu được. Ví dụ, đứng trước tôi hôm đó có một người Đức xin thị thực thì bị thu lệ phí là 200 Euro. Chừng như đã biết hoặc đã được khuyến cáo nên anh ta bèn chìa cho nhân viên ĐSQ một tờ giấy in từ máy tính của mình ra và bảo: “Tôi vừa tra tối qua của International Visa Service trên mạng đây thì được biết mức lệ phí của thị thực cho tôi là 100 Euro. Vậy sao các ông bà lại thu của tôi 200 Euro?”.
Tiền euro
Một lát sau thì thấy nhân viên ĐSQ bẽn lẽn không nói câu nào trả lại anh ta 100 Euro lấy thừa.

Một ví dụ khác: tự nhiên lấy tiền thừa, nói cách khác là không trả lại tiền thừa hoặc trùng trình cố ý không trả lại tiền thừa như 30 Euro thì lấy 40 Euro, 35 Euro thì lấy 50 Euro... Vô vàn những hành động, những cách cư xử rất thiếu văn hoá và ít liêm sỉ như vậy.

Bạn đọc khi đọc những dòng này chắc có thể tưởng tượng và hiểu được tình cảm cũng như cảm xúc của những người Việt chúng tôi hôm đó tại đấy: xấu hổ, ê chề... Và nếu thật sự cán bộ ĐSQ muốn thay đổi thì nên nghe tiếng nói của đại bộ phận cộng đồng Việt mà hầu hết đều vô cùng bức xúc về những việc được coi là “thường ngày ở huyện” này xảy ra ở ĐSQ Việt Nam.

Ông T.D.N. rất tâm đắc với những ý kiến, kiến nghị của tôi hoặc chí ít là ông cũng thể hiện như vậy khi tôi có những đề xuất như sau:

1/. Nhân viên tiếp dân của Lãnh sự quán phải được tu nghiệp những khóa nghiệp vụ để có thể tránh được những khiếm khuyết trong việc tiếp dân (khách) như bất lịch sự, thiếu tôn trọng, thiếu nghiêm túc và hay tùy tiện.

2/. Yêu cầu ĐSQ nên có những quy định cụ thể về việc visa cho thật rõ ràng, đầy đủ chi tiết về đối tượng, giá lệ phí... để tránh những việc làm mù mờ, nhập nhằng, thiếu trung thực... Và thực ra điều đó cũng giúp các nhân viên trực tiếp tiếp dân khỏi phải trả lời, giải thích những điều mà có lẽ cũng không thuyết phục được cả chính họ, để họ tránh được những tình huống khó khăn cho họ và bực bội cho người dân.

Chẳng hạn, cần ghi rõ những quy định sau:

- Giá lệ phí... dành cho người gốc Việt

- Giá lệ phí... dành cho người không phải Việt

- ĐSQ xác minh thì phải + thêm 50 Euro cho mỗi trường hợp, v.v... và v.v...

- Giá lệ phí là USD hay Euro? Trên bảng lệ phí thấy sau mỗi con số của giá lệ phí không hề thấy USD hay Euro. Chỉ có hết cả dãy xuống dòng thì đề một dòng chú thích “2% tổng số không quá 2.500 USD”. Như vậy làm sao tránh khỏi thắc mắc: đã đề giá lệ phí tính theo USD, sao lại yêu cầu trả bằng Euro?

- Phải có hóa đơn ghi rõ ràng số tiền về việc cụ thể như Visa 1 lần hay nhiều lần, thời gian bao lâu, bao nhiêu người... và dấu của ĐSQ. Cho đến bây giờ hiếm khi nào chúng tôi sau khi trả tiền mà có một cái hóa đơn với đúng nghĩa hóa đơn của nó một cách nghiêm túc, kể cả khi đã có đòi hỏi.

3/. Và những bảng thông báo về việc thị thực, hôn nhân... tối thiểu phải có cả tiếng Đức và tiếng Anh, như thế mới phù hợp với chức năng một Lãnh sự quán của một quốc gia. Bởi lẽ, để tạo điều kiện xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam, đối tượng đâu có phải chỉ mỗi công dân Việt Nam?
Tôi nghĩ những bất cập ở ĐSQ Việt Nam là một trong những bức xúc đáng kể trong cộng đồng người Việt, mỗi khi đề cập tới vấn đề gì phải dính dáng đến ĐSQ. Nhưng khi nhắc đến chuyện góp ý thì mọi người đều bảo tôi: “Hơi đâu?!”, “Nói thì được cái gì, có khi còn gặp khó khăn mỗi khi mình có việc gì cần, vả lại phải thông cảm bởi vì họ chỉ sang có mấy năm mà còn đủ các nơi phải “giỗ chạp” khi sang, khi về”, v.v...

Ô hay, vậy thì vấn đề nhân cách, tự trọng, liêm sỉ của mỗi con người để đâu? Xin nhắc lại lời tôi đã trình bày với ông T.D.N.: “Quốc sỉ của mỗi quốc gia phải được xây dựng trên sự tự trọng và liêm sỉ của từng cá nhân công dân”. Mà với cung cách làm việc thế này thì dù ông T.D.N. bảo tôi “thôi mình đóng cửa bảo nhau” và dù cá nhân tôi rất tôn trọng ông thì tôi cũng vẫn phải “đành lòng vậy, cầm lòng vậy” mà rút ruột viết bài này chỉ mong cho sự thay đổi (đâu có khó khăn gì) tối thiểu ở ĐSQ là thực hiện đúng quy định, quy định phải rõ ràng (USD hay Euro, đối tượng, giá lệ phí, thị thực...), phải có tiếng Anh, tiếng Đức, cung cách tiếp dân phải nghiêm túc, lịch sự...
Tóm lại, “danh có chính thì ngôn mới thuận” được.
Đến đây tôi lại phải đề cập đến vấn đề mới nhất, xôn xao trong cộng đồng Việt ở nước ngoài là vấn đề “miễn thị thực”. Bởi theo “Đại từ điển tiếng Việt” định nghĩa thì “miễn là bãi bỏ, hủy bỏ”. Còn việc “miễn thị thực” ở đây thực chất là việc thay đổi hình thức thị thực, nghĩa là thay vì thị thực từng lần thì đây là thị thực cho 5 năm. Dù có thuận tiện hơn cho những Việt kiều hay thân nhân họ về nước thì điều đó vẫn không có ý nghĩa là “miễn” mà chỉ là “sự thay đổi”.

Cho dù, đó là một sự thay đổi khả quan, có chiều hướng tích cực. Đáng mừng!

Nguồn: Hoài Thu Loos/NCTG

Thị thực Vệt Nam. Ảnh mang tính chất minh hoạ. Nguồn: Internet.
Đại sứ quán CHXHCNVN tại Berlin

Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 04:36:08 pm »

Bảng qui định mức thu lệ phí dành cho các trường hợp mất,đổi,gia hạn Hộ chiếu, giấy Ùy quyền..... mà Trịnh Trọng dán Công Khai ỡ chỗ mọi người Dễ Nhìn Dễ Thấy ,và nhân viên Lãnh sự thu đúng biểu giá thì " họ Cạp đất mà ăn " à!!! Huh - Dựa theo ý tưỡng của Nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh  Cry Cry Grin
Chuyện lèm nhèm trong thu tiền Lệ phí ,nó kéo dài từ vài chục năm rồi,chứ không phải bây giờ mơi có .
Chỉ có việc không đừng,mới phải lên Sứ quán thôi.Vì lên đó vui thì ít,mà Bục mình thì nhiều,
Số nhân viên LS người Việt mà tận tình giúp đỡ,chỉ bào bà con khi khai giấy tờ ,,,1 cách vô tư ,trong sáng thì không nhiều bằng số nhân viên hống hách,hách dịch vô văn hóa ,hay gây khó dễ để.... thì nhiều hơn.
Mặc dù ra nước ngoài làm việc,nhưng sự " suy nghĩ,tác phong làm việc " cũa họ thì vẫn " quan liêu,cừa quyền " như ỡ VN,chính vì điều đó gây nhiều bức xức cho bà con người Việt,và tạo ra nhưng hình ảnh " rất phàn cảm " không hay về Đất nước-Con người-Văn hóa VN đối với người dân bản đia khi họ vào SQ VN giãi quyết công việc
Anh là người nước ngoài,mà muốn đến VN với bất kì lí do gì,việc đầu tiên anh cần làm là phài vào SQ VN tại nước sở tại làm thủ tục xin Visa cái đã .
Nên có thể gọi  SQ  như 1 cánh cửa cổng dẩn vào 1 khu biệt thự ,1 khu nghĩ mát " hoành tráng "
Nếu muốn "...bạn hãy đi ,bạn hãy đến, và bạn sẽ khám phá được nhiều .... vẻ đẹp tiềm ẫn ...1 nền văn hóa đa dạng,phong phú... "
theo cách Quảng cáo cũa VTV 4
Chả ai lại leo tường,khoét vách mà vào cả,mà sẽ đi cổng chính vào.Mà cái cỗng chính đó thì ọp ẹp ,rác rưởi đầy phía trước ,ổ khóa han rỉ,bãn lề cót két,chuông thì họng,dây điện thì lòng thòng....
Với những cảnh quan như thế,bao nhiêu cái sự " háo hức-mong đợi -khai quật" tự nhiên Nó rơi Bụp 1 phát xuống bùn đen mà thôi
  So sánh cách tiếp khách của nhân viên Lãnh sự quán Balan& Sec tại Matxcova khoảng thời gian 1996-1998
Do công việc.lên muốn sang Balan & Sec 1 chuyến thăm thú,Cầm đủ Hộ chiếu,thẻ sinh viên,giấy giới thiệu của nhà trường đang học,giấy của Công an Thành phố phụ trách người nước ngoài chứng nhận mình có " hộ khẩu " thường trú tại địa phương,giấy mời từ Balan & Sec ,vé máy bay 2 chiều  đến phòng Lãnh sự quán ,khi vào phía bên trong thấy đông người xếp hàng,tôi loanh quoanh nhìn chỗ nọ,dòm chỗ kia vì không biết thủ tục khai báo viết thế nào,cửa sỗ nào giãi quyết việc của mình,thì có 1 nam nhân viên người Balan " comle-củ xếch -lịch sự " tiến ra hỏi " tôi có thể giúp đỡ gì được ngài .." bằng 1 giọng Nga chuẫn
 Sau khi trình bày lí do,lí trấu với anh ta.và được giãi thích cặn kẻ là phải thế no,phãi thế kia ,rồi xếp hàng vào cửa sỗ thứ mấy ...
Giải thích song mọi việc ,anh ta chỉ tay nói " ngài xem ,bao nhiêu người đang xếp hàng thế kia,ngoài trời thì nóng nực ,tốt nhất ngài ra lấy 1 cốc nước lanh ,rồi ra bàn ngồi,vừa uống nước vừa điền thông tin vào mẫu đơn này,kê khai song thì chắc cũng đến lượt ngài "
Mọi việc sau diễn ra đúng trình tự,đến ngày lấy kết quả ,thì bị từ chối.Hỏi lí do từ chối ,thì nhân viên LS bào " nguyên tắc ,chúng tôi không thể trả lời ông được .." sau thấy tôi trình bày nhiều,thì cô ta thương tình cầm cái thẻ sinh viên,và chỉ chỉ ngón tay vào ngày-tháng đả hết hạn trên thẻ SV,mà không nói gì ,chỉ mỉm cười & nhún vai .Do lúc đi không đễ ý : hạn trên thẻ sinh viên đã hết vài tháng,mà chưa đóng dấu gia hạn thêm .Cố hỏi thêm cô ta 1 câu " giờ tôi về gia hạn thè SV ,rồi quay lai liệu có được cấp Visa không ,-Lại 1 nụ cười trực sẵn trên môi : Tôi không гарантиp= Ga-răng-tri = bào đảm,khẳng định vấn đề này,nếu muốn Ngài cứ thử..."
Về gia hạn thẻ song,quay lai thì không gặp cô ta,mà người khách nhận hồ sơ,họ kiểm tra bản tự khai song,đến HC xem lướt 1 lần,rồi mở 1 trang o giửa ra xem,bấm máy tính ....lúc đầu không biết là xem cái gì ở đó... rồi trà lại luôn tập hồ sơ,giấy tờ và bào " trường hợp cùa Ngài,chúng tôi không thể cấp VISA được -Choáng luôn.không hiểu lí do,nguyên nhân ,mặc dù giấy tờ mình đũ theo yêu cầu Huh?? Hóa ra trang giửa HC đó,lần trước nộp hồ sơ họ đã cộp 1 dâu của phòng Lãnh sụ Balan vào đó rồi.Con dấu hình tròn đề mỗi LS quán BL ,ngày -thang-năm chứ không viết thêm cái gì nửa.Sau mới biết ,tất cà nhửng ai nộp hồ sơ xin Visa  họ đều cộp 1 dấu như thế trước,còn Visa có được hay không lại là chuyện khác
Và bất cứ ai đến nộp hồ sơ,ho đều kiểm tra sơ qua hộ chiếu xem co dâu đó không,rồi kiểm tra qua máy tính .Nếu không có dấu mới nhận hồ sơ ,hẹn ngày trả kết quả,còn không thì trả lại toàn bộ giấy tờ.Sau được giải thích " vì có con dấu đó,qua kiểm tra thấy gần đây nhất vào ngày-thàng-năm hồ sơ đã bị từ chối rồi,muốn đặt đơn lần thứ 2 thì phài sau 3-6 tháng gì đó mới hợp lệ.Cùa mình thì sau co 10-15 ngày,lên bị từ chối là phài  Cry.
Ngày đó thì phòng Lãnh sự quán Sec & Balan đều có sẵn 1 Bảng giá " tiền đặt cọc " dành cho công dân các nước châu Á,Phi ...trong đó có Việt nam
Tức là  sau khi tiếp nhận hồ sơ,thấy hợp lệ đủ điều kiện cấp ViSA thì họ bắt mình phài đem 1 số tiền theo qui định ( họ đưa 1 bảng giá ép Plastic trong đó ghi với công dân Trung quốc đại loại là 2500$,với công dân VN là 2600 $ ,công dân Maroc là 2700$ .... mổi quốc gia lại có 1 laọi giá khác nhau ,kiểu " tiền nào thì của nấy "... Cry ) nộp vào 1 nhà Bank chỉ định,rồi cầm hóa đơn về trình cho phòng Lãnh sự ,số tiền đó bình thường mình sẽ không rút ra được ,nếu không có giấy chứng nhận cũa Lảnh sự quán,và chỉ rút ra khì mình quay về ,kèm vé máy bay.....giấy chứng nhận của LS quán .Còn nếu mình " 1 đi không trở lại " thì số tiền kia sẽ mất ..Huh.Hình như sau này sứ quán 1 số nước châu Âu tại VN củng áp dụng như thế với người Việt khi đi thăm thân,du lich ...châu âu thì phài,Ờ Đức có 1 em gái ,Visa hết hạn rồi nhưng vẩn không về,và móc nối thế nào đó với nhân viên 1 Ngân hàng ở TPHCM rút được khoản tiền " thế chân " kia ra  Grin

Bận việc rồi,rảnh tui gửi tiếp Grin
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:15:09 pm »

Tranh thủ gữi cái này trước đã
Người Việt khắp nơi
Ông Tuấn, chủ chợ Cheb chuyển sang buôn kim cương

Cập nhật lúc 03-07-2012 15:29:24 (GMT+1)

Chiếc nhẫn kim cương của ông L. mua 88 triệu đồng nhưng nhiều tiệm vàng cho biết chỉ trị giá 8 triệu đồng - Ảnh: T.Hiếu

 

TIN NÓNG: Ngày 2.7, đại điện Sở Công thương TP.HCM cho biết đang phối hợp với cơ quan công an để làm rõ vụ việc liên quan đến bài viết Bẫy kim cương đa cấp đăng trên Báo Thanh Niên ngày 30.6. Bài này cũng được Vietinfo.eu đăng lại nguyên văn.


Theo đại diện Sở Công thương, ban đầu Sở nhận được đơn thư tố cáo Công ty TNHH MTV DIC (DIC). Do sai phạm của DIC không chỉ dừng ở mức độ vi phạm hành chính mà còn có dấu hiệu lừa đảo khách hàng với số tiền rất lớn nên cần có cơ quan công an vào cuộc để làm rõ. Các hồ sơ liên quan đến DIC đã được chuyển cho Công an TP.HCM.

Sở Công thương chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử phạt ở mức cao nhất là tịch thu hàng hóa và thu hồi giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. (Nguồn: Trung Hiếu/Báo Thanh Niên)

Cheb có nhiều nhân tài. Sau Thắng "ngổ" chuyên dùng máy bay đi chơi hay ông Đang (DangKu- Trần Văn Đang) dựng biển phố tiếng Việt (Trần Hưng Đạo), giờ đến lượt Tuấn "trắng" buôn kim cương.

Con phố mang tên Trần Hưng Đạo đã khiến Cheb trở thành một thành phố đông người Việt có một không hai. Đây là phố ngắn khoảng 100 m, nằm giữa chợ Svatý Kříž, Cheb của Trần Văn Đang, không có trên bản đồ. Bấy nhiêu đủ cho thấy Cheb là nơi hội tụ của những doanh nhân tài ba!

Cái tên gần đây nhất được nói đến tuy nhiên lại là Tuấn "trắng" (Vũ Trọng Tuấn), chủ chợ một thời tại thành phố Cheb, từng cạnh tranh với chợ ông Đang. Đến nay, Tuấn "trắng" đã tạm gác chuyện chợ búa, chuyển sang kinh doanh kim cương theo mô hình "kim tự tháp". Hiện Vũ Trọng Tuấn đang là tổng giám đốc công ty kim cương DIC tại Việt Nam.

Có lẽ không phải ai cũng biết được rằng, kim cương thực ra là carbon (than) được hình thành trong môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao. Kim cương nhân tạo hay "không tinh khiết" có giá trị chỉ bằng 1/10 hoặc 1/20 kim cương sạch tự nhiên. Bề ngoài chẳng khác gì nhau, chỉ bằng mắt thường khó có thể biết và kiểm chứng được giá trị thật của nó.... Giới thiệu đến bạn đọc một bài viết về đề tài kim cương và kinh doanh đa cấp trên báo TNO (trang web của báo Thanh Niên).

(Thanh Thảo - Vietinfo.eu)
Bẫy kim cương đa cấp

(báo Thanh Niên)

Công ty TNHH MTV DIC đang tổ chức mạng lưới mua bán kim cương, đồng hồ đính kim cương, trang sức ...

DIC được giới thiệu thành lập năm 2005 ở Praha (CH Séc). Tại Việt Nam, DIC VN có trụ sở ở Hà Nội, chi nhánh tại số 559-561 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM. Hoạt động của công ty tại VN mới khoảng vài tháng trở lại đây, chủ yếu diễn ra tại TP.HCM. Cách thức hoạt động của công ty này là tổ chức mạng lưới hợp tác viên mua bán kim cương, trang sức... với nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Phí “hợp tác” chóng mặt
Họ hứa nếu được lên làm quản lý sẽ hưởng lương 300 triệu đồng/tháng, được đi nước ngoài đào tạo miễn phí, đi du lịch, ở khách sạn xịn. Ngoài ra, quản lý nếu làm tốt sẽ được công ty thưởng xe hơi, du thuyền, nhà lầu sang trọng
Bà Y. - một thành viên của DIC

Theo hợp đồng hợp tác mà DIC ký với khách hàng, những người tham gia làm hợp tác viên cho DIC phải đóng 33 triệu đồng “trả cho những lợi ích có được từ quan hệ hợp tác” hoặc phải mua “trang sức hoặc đồng hồ với trị giá tối thiểu 110 triệu đồng” hoặc “mua kim cương với trị giá tối thiểu 333 triệu đồng”.  Khi đã trở thành hội viên của DIC, khách hàng sẽ được hưởng hoa hồng 3 triệu đồng nếu giới thiệu  được hội viên mới, hưởng 8 triệu đồng nếu giới thiệu thành công “một mối quan hệ hợp tác mới, được thiết lập sau một giao dịch mua đồ trang sức hoặc đồng hồ”. Với kim cương, DIC quy định tiền hoa hồng phụ thuộc vào trọng lượng tính bằng carat của từng viên.

Trong vai người muốn trở thành hội viên của DIC, chúng tôi đã được  bà Vũ Thị Hà - phụ trách kinh doanh của DIC - tiếp. Bà Hà nói phần lớn các cán bộ quản lý của DIC VN đều đưa từ Séc qua. Sắp tới chủ tịch của DIC sẽ từ Séc bay sang và trực tiếp tham gia lớp đào tạo hội viên. Hằng tuần công ty đều dành ra hai ngày vào thứ ba và thứ bảy để tổ chức hội thảo do người nước ngoài thuyết trình để giới thiệu, đào tạo và kết nạp hội viên. Mỗi hội viên chỉ được giới thiệu hai người tham gia một hội thảo.

Được sự giúp đỡ của một hội viên DIC, chúng tôi đã vào văn phòng của DIC trên đường Trần Hưng Đạo (TP.HCM) và gặp ông Vũ Trọng Tuấn, tổng giám đốc DIC. Ông Tuấn tự giới thiệu mình là người Nam Định, sang Séc từ rất lâu. Ông Tuấn thường hay khoe mình có mối quan hệ rất thân quen với các lãnh đạo cao cấp của VN.
Những nạn nhân kêu trời...

Ông L., một hội viên của DIC cho biết để được tham gia làm hội viên DIC, ông đã phải mua chiếc nhẫn kim cương giá 115 triệu đồng và được chiết khấu 20%. Ban đầu cũng như bao người khác, ông L. tin tưởng theo giới thiệu của nhân viên công ty rằng đây là chiếc nhẫn rất có giá trị. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, do bố phải cấp cứu ở bệnh viện, ông L. mang chiếc nhẫn đi cầm ở tiệm vàng và tá hỏa khi tiệm vàng định giá… có 8 triệu đồng. “Tôi đi hết các tiệm vàng có tiếng ở Q.1 đều được họ cho biết phần vàng của chiếc nhẫn là vàng 18K, trị giá khoảng 8 triệu đồng (thậm chí một số cửa hàng còn trả thấp hơn). Còn phần kim cương thì họ không mua”, ông L. chua xót kể. Ông đem chiếc nhẫn tới gặp ông Vũ Trọng Tuấn, kể rõ sự tình với hy vọng được trả lại tiền. Tuy nhiên theo ông L. sau khi nghe trình bày, ông Tuấn đã tuyên bố ông bị loại khỏi "cuộc chơi”. Từ đó, ông L. bị các bảo vệ của DIC ngăn cấm, không cho vào công ty nữa.

Một trường hợp khác là ông Mạnh (Bình Dương) mua một chiếc đồng hồ mạ vàng có đính kim cương với giá 88 triệu đồng. Ông đã thử mang đồng hồ ra các tiệm vàng chào bán và được họ đồng ý mua phần vàng của đồng hồ với giá 39 triệu đồng, còn những hạt kim cương trên đó thì từ chối không mua.

Bà H. - chủ một doanh nghiệp thủy sản ở TP.HCM, đã mua một bộ trang sức (một dây chuyền và hai bông tai) với giá 108 triệu đồng. Ngoài ra, bà còn đặt cọc 44 triệu đồng để lấy một chiếc nhẫn đính kim cương có giá 88 triệu đồng. Tuy nhiên, bộ trang sức này chỉ được các tiệm vàng  định giá có 18 triệu đồng.

Bà Y. - một thành viên của DIC từ ngày đầu nói: “Họ hứa nếu được lên làm quản lý sẽ hưởng lương 300 triệu đồng/tháng, được đi nước ngoài đào tạo miễn phí, đi du lịch, ở khách sạn xịn. Ngoài ra, quản lý nếu làm tốt sẽ được công ty thưởng xe hơi, du thuyền, nhà lầu sang trọng”. Tin vào những lời hứa này, bà Y. - vốn là một đại lý bảo hiểm có nhiều quan hệ - đã ra sức kêu gọi khách hàng của mình tham gia mạng lưới của DIC. Giờ thì bà đang bị những người bà giới thiệu quay lại trách móc, sỉ vả.

Dù bán sản phẩm với giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhưng DIC không xuất hóa đơn. Có người quyết liệt đòi hóa đơn sau đó đã bị bảo vệ cấm cửa không cho vào công ty.

Chiều 27.6, chúng tôi đã đến văn phòng DIC đề nghị gặp lãnh đạo công ty để trao đổi về các vấn đề trên nhưng đã bị nhân viên công ty này từ chối với lý do “chỉ lãnh đạo công ty ở CH Séc mới tiếp báo chí mà thôi”.
Kim cương phẩm cấp thấp

Chiều 28.6, PV Thanh Niên đã đưa chiếc nhẫn kim cương mà DIC bán với giá 115 triệu đồng (sau khi chiết khấu còn 88 triệu đồng) sang Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBJ) để tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Sau khi xem xét, ông Nguyễn Văn Hải, phó tổng giám đốc SBJ, cho hay với những thông số (màu sắc ở mức độ M, độ tinh khiết ở mức độ VS1) ghi trên thẻ có thể khẳng định chất lượng của viên kim cương này không cao. Thậm chí còn thấp hơn nhiều mức chuẩn của loại kim cương đang được các công ty vàng bạc VN bán phổ biến hiện nay. Chiếu theo giá thế giới, viên kim cương trên nhẫn có giá khoảng 20 triệu đồng.

Có dấu hiệu kinh doanh đa cấp bất hợp pháp

DIC chỉ công bố có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở số 559-561 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1, TP.HCM, trên website, kể cả trên hợp đồng ký với khách và các giấy tờ giao dịch khác không hề có địa chỉ trụ sở ở Hà Nội. Tòa nhà nơi DIC thuê đặt chi nhánh ở TP.HCM gồm có 5 tầng và một tầng hầm. Tất cả các phòng đều được gắn camera theo dõi. Khách khi chưa có sự giới thiệu của hội viên sẽ không thể vào được bên trong tòa nhà.

Theo điều 48 luật Cạnh tranh và Nghị định 110/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị cấm không được có hành vi yêu cầu hội viên phải đặt cọc tiền hoặc mua một lượng hàng hóa để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Cho phép hội viên nhận tiền hoa hồng từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng; Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia... Việc bán hàng không xuất hóa đơn của DIC có dấu hiệu trốn thuế.

Ông Nguyễn Trung Luân, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu và xúc tiến công thương (Sở Công thương TP.HCM) cho biết theo quy định, doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi đi vào hoạt động phải đăng ký và báo cáo với Sở Công thương sở tại. Tuy nhiên đến nay, Sở này vẫn chưa thấy DIC đăng ký và báo cáo.

 Nguồn: Trung Hiếu/ TNO
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:18:35 pm »


Phố Trần Hưng Đạo trong chợ của ông Đang. Biển phố Cheb nhưng lại theo mẫu của Praha và không được làm từ tôn ép như thường lệ mà bằng tấm gỗ khá dày, gắn mica rồi dán gấy in đè lên trên..

Ông Vũ Trọng Tuấn từ Cheb tại NPD Cheb. Ảnh: Thienan.

Một buổi hội thảo do DIC tổ chức - Ảnh do một hội viên DIC cung cấp
Mọi người muốn đọc thêm phần Bình luận,mời vào đây-phía dưới của bài báo
http://vietinfo.eu/viet-nam-que-huong/ong-tu%E1%BA%A5n-chu-cho-cheb-chuyen-sang-buon-kim-cuong.html
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:25:27 pm »

Người Việt khắp nơi
'Giáo phái' D.I.C và tín đồ Việt

Cộng đồng người Việt tại đông Âu và Việt Nam sôi động về bài viết đăng trên báo Thanh Niên liên quan đến buôn bán kim cương đa cấp. Ngoài bình luận còn có khá nhiều thư bài gửi đến. Chúng tôi đăng bài viết của bạn đọc với bút danh Nguyễn Văn Lành về cách kinh doanh này.

Cập nhật lúc 05-07-2012 09:14:34 (GMT+1)

Chắc chắn rằng, chẳng ai mà không biết đến cái điều "ăn chơi thì phải tốn kém“. Cuối năm ngoái, nhà buôn kim cương Josef Lahota đã dạm hỏi showroom Scuderia Praha về đơn hàng đặc biệt Ferrari Tailor Made, mà theo nhà phân phối độc quyền của Ferrari tại Cộng hòa Séc, thì mỗi năm giỏi lắm chỉ tìm được một đại gia như vậy mà thôi.

Chương trình Tailor Made là đơn hàng thửa của nhãn hiệu Ferrari và thuộc dạng đặc biệt trong làng sản xuất xe hơi khắp thế giới. Nghĩa là khách hàng có khả năng thửa cho mình một con xế hộp hiệu Ferrari không thể đụng hàng ở bất kỳ nơi đâu dưới cái gầm trời này. Và Tailor Made chỉ giành riêng cho loại khách tiêu tiền không cần đếm, bởi một con xế hộp tầm tầm của dòng này cũng vào cỡ khoảng trăm nghìn „ờ- rô“. Đừng tưởng rằng đó chỉ là sân chơi riêng giành cho các ông vua dầu lửa nhé. „Tôi yêu tốc độ và sự độc đáo. Và quyến rũ tôi đôi chút cả bởi điều, rằng ai là người cưỡi con Ferrari thửa như vậy tại Séc,“ Josef Lahoda chia sẻ với trang điện tử FirstClass.cz và rằng đã hình dung rõ ràng con xế tương lai của mình thuộc dòng California.

Doanh nhân đạt thành tích làm ăn đứng vị trí thứ ba của Diamonds International Corporation trong năm 2011 này còn khoe có thể sẽ cho nạm kim cương lên một số vị trí trong xe.

Theo Josef Lahoda, thì ngay sau khi „dạm hỏi“ con Ferrari, sẽ bay sang Việt Nam. „Tại đó các sư sẽ tụng kinh cho showroom mới cao tám tầng của chúng tôi ở Sài Gòn. Việt Nam là thị trường còn đang cực kỳ khát và tôi sẽ lãnh một phần trọng trách cả về lợi nhuận của việc buôn bán kim cương. Tương lai rực rỡ đang chờ chúng tôi và tôi nghĩ, là sẽ sớm biết được thế nào là khủng hoảng thực sự- nghĩa là sẽ làm gì với tất cả số tiền ấy,“ Lahoda cười nói vui.
Mỏ vàng Việt Nam hay tương lai nào cho D.I.C ở đó?
Và nhằm ngày 23.02.2012, nghi lễ long trọng của các cụ sư đã diễn ra tại Sài Gòn để cầu phước cho D.I.C "nhập trạch“ và làm ăn phát đạt tại Việt Nam. Theo lời kể của những người Séc tham gia buổi lễ, thì theo mệnh lệnh của sư chủ trì, tất cả ngồi khoanh chân phía sau nhóm các nhà sư.

"Và tất cả chúng tôi tò mò chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau đó. Phía trước chúng tôi là chỗ được trang trí, nơi có pho tượng Phật và khi mà các sư bắt đầu bài hát cúng lễ, chúng tôi biết, là chúng tôi đã trở thành một bộ phận của văn hóa Việt,“ Václav Hadrava viết trên trang website chính thức của D.I.C.

„Chúng tôi có cảm giác, rằng bắt đầu từ lúc này chúng tôi mới ý thức được đúng cuộc sống và cách làm ăn ở Việt Nam và trong con mắt của họ, chúng tôi được nhìn nhận như là một công ty mang đến cái gì đó mới mẻ và chất lượng,“ Hadrava kể tiếp.

 Được biết, các sư thầy tham gia buổi lễ này là Thượng tọa Thích Thanh Phong, ủy viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Sài Gòn và đã được đổi là Hồ Chí Minh. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở thành phố. Tại buổi lễ có sự tham gia của ông chủ sở hữu công ty cổ phần D.I.C., Tiến sĩ Luboš Říha, ông Tổng giám đốc D.I.C-Việt Nam Vũ Trọng Tuấn, ông Giám đốc điều hành Jaromír Růžička, ông Giám đốc quản lí Kamil Baron cùng toàn bộ nhân viên và các „đồng chí“ Việt Nam khác của D.I.C. (Xin lưu ý, là D.I.C sử dụng „thuật ngữ“ "partneř“ để nói về các "tín đồ“ của mình, trong khuôn khổ các bài viết này, tôi tạm dịch là "đồng chí“ cho dễ hiểu).

Có thể nói, là các „cố vấn“ người Việt của D.I.C đã rất biết cách đi đúng đường, gõ đúng cửa tại Việt Nam khi muốn làm ăn ở đó. Và ngay sau khi „nhập trạch“ Việt Nam, ngày hôm sau D.I.C đã tham gia vào chương trình từ thiện Nghĩa Tình Trường Sơn. Là chương trình được ban biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức phát động từ ngày 22 tháng 7 năm 2009. Chương trình với mục đích đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng Trường Sơn, chăm lo cho các gia đình cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các hoạt động từ thiện nhân đạo khác.

Hoạt động này nhận được sự hưởng ứng của Chủ tịch nước, sự ủng hộ của lãnh đạo Thành phố và sự tham gia đóng góp của nhiều nhà tài trợ, đặc biệt là đóng góp rất lớn của ngân hàng VietinBank. Buổi lễ phát động đợt hai của chương trình Nghĩa Tình Trường Sơn có sự hiện diện của Bí thư thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bà Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng với sự góp vui của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Lê Trọng Tấn và nữ ca sĩ My Dung cùng nhiều người khác.

Trong lần gặp gỡ "ra mắt“ này, D.I.C trong vị thế nhà tài trợ ngoại quốc duy nhất, đã đóng góp quà tặng với trị giá tương đương 250 triệu đồng tiền Việt Nam, là hai đồng hồ nạm kim cương. Ông chủ D.I.C Luboš Říha đã được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các quan lãnh đạo khác trao bằng khen.

Như vậy nghĩa là, cho tới thời điểm này, D.I.C đã đặt được những bước chân đầu tiên đầy ngoạn mục ở Việt Nam sau nhiều năm chuẩn bị kỹ càng. Chỉ có điều, không biết liệu khách hàng Việt Nam có khó tính như người Séc hay không, khi mà lời than phiền của người dân nơi D.I.C ra đời nhiều khôn kể, mà chỉ cần vào thanh tìm kiếm của ví dụ trang Seznam.cz gõ từ khóa D.I.C là đã thấy vô khối.
bạn đọc Nguyễn Văn Lành - Vietinfo.eu

Ngòai ra cũng có thể phỏng đoán, rằng Josef Lahoda hình như là bạn của đại gia Thắng "Ngổ“ ở Cheb, vì cũng còn rất thích sài trực thăng.
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:35:21 pm »

Người Việt khắp nơi
Lao động VN tại LB Nga bị kích động đình công?

Cập nhật lúc 05-07-2012 04:20:34 (GMT+1)
Ngày 30/6, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất, đại diện ĐSQ Việt Nam tại LB Nga; ông Đoàn Kiến Trung, Phó phòng Quản lý lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cùng đại diện HICC1, đã xuống xưởng may của Công ty VinaStar làm việc.


“Một nhóm công nhân cầm đầu đã phản ứng quyết liệt. Họ coi mọi việc ở VinaStar là sai trái và yêu cầu phải đưa về nước vô điều kiện. Đoàn yêu cầu gặp từng cá nhân, để ghi nhận ý kiến riêng nhưng nhóm cầm đầu ngăn cản, không cho người lao động (NLĐ) tự do bày tỏ nguyện vọng”, ông Trần Văn Bình, Giám đốc Công ty HICC1, thông tin.
Dù VinaStar đã đáp ứng những yêu cầu của người lao động như: Tăng đơn giá khoán sản phẩm, nâng cao khẩu phần bữa ăn, nâng cấp điều kiện sinh hoạt. Dù ghi nhận nhưng NLĐ vẫn đình công tạo sức ép để đòi về nước.

Trước sự diễn biến phức tạp, ông Bình đề nghị, HICC1 rất mong các cơ quan sớm có các biện pháp phù hợp để giải quyết nhanh vụ việc. Đại sứ VN tại LB Nga cho biết: “Tình hình tại Vinastar hiện đang rất phức tạp, bởi sự phản ứng của công nhân và sự kích động từ bên ngoài”.


Chị Nguyễn Duy Thanh Nhân - lao động duy nhết được "giải thoát" về nước mừng đến rơi nước mắt.

Nói chung những việc này,phải nghe thông tin 2 chiều.
Không lên đặt niềm tin vào ông nọ bà kia vội.Nhiều vụ việc lên báo chí nghe thì đơn giản,mọi việc được đã được giải quyết ổn thỏa,nhưng thực tế ngoài đời thì vẫn còn " bung bét" lắm ...

 
Logged
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:42:32 pm »

Cảnh sát Falls Church 'gài' doanh nhân gốc Việt?
Tin phiên xử bà Liên Trần, chủ nhân tiệm Venus and Mars Spa, Falls Church, Virginia, bị cảnh sát cáo buộc tội hành nghề xoa bóp (massage) không giấy phép gây nhiều ngạc nhiên cho những ai quan tâm.


Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Susan Finarelli, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Falls Church, cho biết phiên xử “đã được chính luật sư của bà Liên Trần xin hoãn đến 22 Tháng Tám.”

Ngoài ra, bà Finarelli nói rằng, “không thể bình luận bất cứ gì, vì mọi việc đang trong vòng điều tra và chờ phiên xử.”

Phiên xử này trước đây được ấn định vào ngày 11 Tháng Tư, nhưng bị dời đến 27 Tháng Sáu, do yêu cầu của bên công tố, trước sự phản đối của Luật Sư Trần Hậu Duệ, bào chữa cho bà Liên. Lúc đó, luật sư xin tòa cho một ngày xử sớm hơn, với lý do là trong khi chờ đợi phiên xử, một phần của tiệm Venus and Mars Spa bị đóng cửa, không thu được lợi tức, nhưng thân chủ ông vẫn phải trả tiền thuê nhà.

Chiến lược

Trả lời câu hỏi về lý do xin hoãn phiên xử mà trước đây ông đã yêu cầu tòa xử sớm, luật sư này giải thích rằng thực ra càng trì hoãn phiên tòa thì việc làm ăn của Venus and Mars Spa càng bị cản trở, gây tổn thất tài chánh cho chủ nhân, nhưng ông “bắt buộc phải xin hoãn” vì: “Vào ngày 22 Tháng Sáu, một tuần trước ngày xử, cảnh sát bất thình lình cho nhân viên công lực mặc thường phục đến bố ráp Venus and Mars Spa, tra hỏi thân chủ tôi mà không hề nói chuyện tôi, luật sư đại diện của bà.”

Ông giải thích: “Cảnh sát Falls Church cố tình tìm tòi chứng cớ để buộc bà Liên tội hành nghề xoa bóp không giấy phép vì họ biết trong tay họ hiện không có bằng chứng gì để buộc tội bà. Họ hành xử như thế là trái phép!”

Việc cảnh sát mặc thường phục đến tiệm để điều tra, được ký giả Tom Jackman của tờ Washington Post tường thuật trong bài “Falls Church police run sting on Vietnamese spa owner just before her trial on license violations” đăng ngày 22 Tháng Sáu, ngay sau khi sự việc xẩy ra.

Ký giả Tom Jackman viết: “Một người quen của bà Trần đưa ra một nhận xét khá thú vị về phiên xử tuần tới, cáo buộc bà Trần là hành nghề xoa bóp trái phép. Ngày bà Trần bị cáo buộc phạm tội là ngày 28 Tháng Giêng, chính ngày mà bà gọi cảnh sát để khai báo là bà bị một người đàn ông dí dao tấn công tình dục.”

Bài báo trên cũng tường thuật chuyện một cảnh sát mặc thường phục giả làm khách hàng vào Venus and Mars Spa cho dịch vụ xoa bóp bấm huyệt (reflexology massage), qua đó ông được xoa bóp cánh tay, cổ tay, bàn tay, bắp chân, bàn chân và cổ chân. Sau khi trả tiền, người khách quay trở lại với điều tra viên Sonya Richardson. Ông Richardson tranh cãi với bà Liên là “tuy nói là ở đây không có dịch vụ xoa bóp, nhưng xoa bóp bấm huyệt vẫn là xoa bóp.”

Cũng theo tường thuật của ký giả Tom Jackman, lúc đó bà Liên đã hỏi ông Richardson là “có phải ông gài bẫy chúng tôi?” và ông xác nhận là “đúng.”

Luật Sư Duệ không coi sự kiện trên là gài bẫy, ông gọi đây là hành động bố ráp, tra hỏi thân chủ của ông, và vì thế, với ông, việc xin hoãn phiên tòa là “một chiến lược.”

Ông đặt vấn đề: “Nếu hôm 22 Tháng Sáu, cảnh sát mặc thường phục của Falls Church có bằng cớ là bà Liên hành nghề xoa bóp ở Venus and Mars Spa thì tại sao họ không truy tố bà? Còn nếu họ không đưa ra được bằng chứng nào thì điều đó chứng tỏ là họ cố tình sách nhiễu và gây khó khăn cho bà Liên cũng như chủ nhân của nhiều cơ sỏ thương mại gốc Việt khác.”

“Vì thế tôi phải xin hoãn phiên xử để xem cảnh sát Falls Church sẽ hành xử ra sao!” Luật Sư Duệ kết luận.

Trước bối cảnh thương xá Eden Center, một khu buôn bán phồn thịnh mùa Hè năm ngoái, vụ bà Liên bị cáo buộc hành nghề xoa bóp trái phép được nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho là có thành kiến với thương gia người Việt và cố tình gây khó khăn cho họ.
Nạn nhân thành bị cáo

Trong bài viết khá dài có tên “Falls Church Vietnamese community protests handling of sexual assault report,” đăng trên nhật báo Washington Post ngày 18 Tháng Tư, ký giả Tom Jackman, nhà báo theo dõi sự kiện Eden, tường thuật: “Vào cuối Tháng Giêng, bà Liên gọi cảnh sát để khai báo là bị một khách hàng dùng dao cưỡng dâm ngay trong tiệm của mình. Theo lời khai của bà, hệ thống thu hình của tiệm ghi rõ hình ảnh của người đàn ông này. Sở dĩ bà Liên mở cửa cho người đàn ông này vào tiệm là vì ông ta muốn dịch vụ xoa bóp ngắn khoảng 15 phút. Bà Liên nói tiệm của bà chỉ có dịch vụ bấm huyệt (reflexology), chứ không có dịch vụ xoa bóp.

Bốn ngày sau, cảnh sát đến tiệm với trát tòa cáo buộc bà Liên hành nghề xoa bóp không giấy phép. Dù bà Liên bác bỏ cáo buộc này, thành phố Falls Church vẫn lập tức tịch thu giấy phép thương mại của bà và phần dịch vụ xoa bóp bị chấm dứt.

Vẫn theo bài báo trên, người Mỹ gốc Việt, nhất là chủ nhân các cơ sở thương mại tại Falls Church, hiện còn bị ảnh hưởng và “rất bất bình” vì họ cho là nạn nhân của vụ cưỡng dâm bỗng biến thành một bị cáo. Việc phiên xử ngày 11 Tháng Tư, qua đó bà Liên hy vọng sẽ được tòa cho mở cửa tiệm lại, bị phía công tố xin hoãn đến ngày 27 Tháng Sáu, tạo thêm khó khăn tài chánh cho bà, và cũng tạo nhiều bất mãn.

Cáo buộc cảnh sát “đối xử bất công và kỳ thị” thân chủ của mình, Luật Sư Duệ nói: “Ðây là một việc đàn áp quyền công dân, chỉ vì bà ấy là người gốc Việt!”

Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại đến bà Liên nhiều lần, để lại lời nhắn, nhưng không được hồi âm.

Khu thương xá Eden Center, nơi có tiệm Venus and Mars Spa do bà Liên Trần làm chủ. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt
nguon ;vietinfo.eu
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM