Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:37:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193105 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #510 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 06:54:55 pm »

Việt Nam (16) : những vũ công Mỹ Sơn ...

Để tiếp một chút sinh khí cho các di tích đã suy thoái nhiều của Mỹ Sơn, một cảnh múa được thể hiện ngay gần các ngôi đền. Những vũ công với những nét Khmer kiêu sa, đôi khi hơi đầy đặn một chút, trình bày những tư thế thanh lịch, làm những động tác lắc lư tinh tế và phi đối xứng ...




Trong thể loại nhảy múa này toàn bộ cơ thể đều có vai trò quan trọng của nó cho đến cả những đầu ngón tay cong ngược về sau rất đáng kinh ngạc ! ....





Biết bao sự duyên dáng trên các khuôn mặt và trên các cơ thể ...



tương phản lại với vẻ kỳ cục của một số bức tượng
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #511 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 07:15:04 pm »

Việt Nam (17) : Bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng tập hợp những bức tượng đẹp nhất của Mỹ Sơn và Po Nagar, các thủ đô của vương quốc Champa mà đỉnh cao của nó nằm trong khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11.

Chúng ta cảm nhận được ảnh hưởng của Khmer và trên hết là Ấn Độ. Các vị nam thần và nữ thần của đạo Hindu được chạm khắc một cách tài năng trong một tảng đá màu xám nổi hạt nhẹ.
Người ta thấy thần Vishnu, thần hộ vệ của bộ ba đạo Hindu (Brahma đấng sáng tạo, Vishnu thần bảo vệ và Shiva thần phá hủy)



Shiva được mô tả với bốn cặp cánh tay và bộ ngực phì nhiêu, dưới cái tên UMA



Brahma người sáng tạo được mô tả với ba cái đầu của bộ ba Hindu



Ganesh, voi thần, một trong những vị thần phổ biến nhất ở Ấn Độ, cũng được trưng bày ở đây.



Người ta cũng tìm thấy trong bảo tàng này một bức tượng đồng tuyệt đẹp của Bồ tát Tara, một nữ thần đã từ bỏ niết bàn để thực hành lòng từ bi trên trái đất, thuộc một thời đại có lẽ là sau đó một chút.



Những bức tượng khác cũng rất thú vị nhưng ít tiêu biểu hơn.





Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #512 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 08:16:08 pm »

Việt Nam (18) : cảng Đà Nẵng

Đối với những ai đã từng xem bộ phim "Good Morning Việt Nam", cảng Đà Nẵng chắc chắn gợi lên một cái gì đó, người Mỹ từng biến nó thành một căn cứ hải quân-không quân rất quan trọng. Những kẻ say mê lịch sử sẽ nhớ rằng thời thực dân Pháp, nó được gọi là Tourane.


Vị trí rất tốt, ở giữa vùng trung tâm của đất nước, gần Lào và Thái Lan, nó được coi là đang phát triển. Những chiếc cần cẩu để xếp dỡ container được lắp đặt ở đây còn ít và chúng ta có thể nhìn thấy các container sắp hàng trên bến cảng.


Ở phía trước chúng ta có thể nhìn thấy một chiếc thuyền đánh cá tiêu biểu của ngư dân Việt Nam, với hai cột lớn trên đó treo lưới đánh bắt.
Để ra tàu thuyền của họ, ngư dân sử dụng những chiếc thúng rất kỳ dị ....


Đà Nẵng là một cảng tương đối khuất gió, nhưng điều đó không ngăn cản nó phải hứng chịu một cơn bão nhiệt đới, một vài tháng trước đã quẳng lên bờ một con tàu buôn, vĩnh viễn mắc cạn. Nó đang trở thành một điểm thu hút du lịch, ít nhất là du khách Pháp, làm thành một thương vụ thành công rõ ràng? ....
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #513 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 08:53:07 pm »

Việt Nam (19): Mưa trên Hội An

Cảng Đà Nẵng chỉ đạt được tầm quan trọng sau khi có sự suy giảm của thương cảng Hội An trên cửa sông Thu Bồn. Hội An là một thành thị nhỏ yên tĩnh đã giữ được quá khứ của nó trong rất nhiều ngôi nhà ở, đền thờ và cầu, gợi lên nền văn hóa của những tộc người cư ngụ khác nhau trên lãnh thổ của nó, người Trung Hoa, Nhật Bản, Bồ Đào Nha và người Pháp. Điều này đem lại cho nó sự xếp hạng của UNESCO.
Chuyến thăm này được đánh dấu bởi một cơn mưa.



Trong buổi sáng, trời ngày càng mưa và tôi có thể nói rằng cuối cùng khi đã quen, tôi lại thích mưa. Đây là chiếc áo mưa và chiếc ô thứ ba mà tôi đã mua và tôi ngay lập tức quên khi trời quang trở lại ! ...





Đây cũng là một cơ hội để gặp gỡ những con người thú vị, như ở đây, trong cây cầu Nhật Bản - có mái che phủ - với các học sinh một trường trung học du lịch Saïgon. Tôi phân phát cho các em nhưng x bức ảnh nước Pháp và chúng tôi trò chuyện trong mưa như những người bạn cũ ! ...



Trong một con hẻm đang làm đường của khu phố cổ, những người qua đường đội mũ trùm vội vàng mà không hoảng loạn, dưới sự che chở của những chiếc nón lá và những bàn chân xỏ trong những đôi dép tông nhẹ bỗng. Buổi sáng mưa không ngăn được người Việt Nam ! ...



Thậm chí còn nhiều hơn nữa những chiếc nón và những tà áo dài (khe áo dài nằm bên cạnh sườn), vì vậy tôi phải hình tượng hóa người Việt Nam, tôi sẽ khắc họa họ với những đôi xăng đan và dép nhựa nổi tiếng ! Ngành công nghiệp giày dép là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trong nước, nhưng những sản phẩm tốt nhất được dành cho xuất khẩu và người Việt Nam hài lòng với những gì tối thiểu, chiếc đế nhỏ duy nhất có quai mà người ta đi giữa các ngón chân. Tại vùng nông thôn, không hiếm gặp người đi chân trần ! ....

Đột nhiên, một khoảnh khắc thần kỳ ! ... Trên cửa sổ cao ngôi nhà hàng nơi tôi đang chụp ảnh, tôi bỗng thấy một phụ nữ trẻ, chói sáng trong chiếc váy cưới của cô. Cô nâng chiếc váy của cô với một cử chỉ vô cùng thanh lịch, để lộ ra chiếc giày cao gót, chắc chắn ít thích hợp với mặt đất ghồ ghề trên đường phố bằng những đôi dép tông, nhưng đây là nghi thức đòi hỏi phải có ! ...




Cô ấy luôn nở nụ cười ... Có chồng cô theo sát, cô chạy đến ẩn dưới một hiên nhà ...


Tôi chỉ còn một mong muốn chúc họ có một cuộc sống hạnh phúc bền lâu và có những đứa con ... hai đứa, không hơn, theo khuyến nghị của Đảng !
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2013, 09:00:46 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #514 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 07:01:02 pm »


Hà nội hôm nay mưa gió tầm tã, do ảnh hưởng của cơn bão số 6.
Gió không quá mạnh, nhưng mưa thật nhiều từ đêm qua. Mưa gió khiến cây đổ, phố ngập khiến Hà nội thoắt nhiên mang 1 khuôn mặt khác. Rặng liễu ven Hồ Gươm còn buồn hơn câu thơ của Xuân Diệu “Rặng Liễu đìu hiu đứng chịu tang”. Lẵng hoa thường ngày, mang khuôn mặt cô phụ.

Hồi nhỏ, mỗi khi mưa bão lũ trẻ con chúng tôi thích lắm. Cả bọn hẹn nhau lên các khu phố Tây nhặt Sấu rụng. Phố Trần Phú, phố Phan Đình Phùng hồi đó vắng vẻ, sau cơn bão càng vắng. Chỉ có những đứa trẻ mải mê đi nhặt Sấu, những quả to, vỏ chín vàng mới nhặt cho vào cái túi vải chuẩn bị từ trước. Trong bọn có cái Huyền là đứa con gái duy nhất, nó hay tham lam nhặt cả quả xanh, tôi giữ túi nên cứ lén vứt bớt đi cho đỡ nặng.

Thực ra, chúng tôi không thích cho nó đi cùng. Chẳng được tích sự gì, không khéo bị mẹ nó mắng, có khi còn bị mách nữa. Nhưng nó học cùng lớp. Lại học giỏi nữa. Chúng tôi thường phải mượn vở soạn Văn của nó, lại cả vở bài tập Toán nữa, nên phải chịu. Phải nói Sấu chín ăn rất ngon. Vị chua thanh thanh nhưng vẫn ngọt rất đặc biệt của Sấu, khiến chúng tôi rất thích thú…

Hồi được nghỉ phép sau khi đơn vị rút ở K về nước. Huyền có đến nhà chơi. Huyền đang học y khoa ở Bun Ga Ri cũng đang kỳ nghỉ. Huyền sôi nổi kể những ngày tháng học tập ở Bun, về cánh đồng vàng rực Hướng Dương, những hoa quả nơi xứ lạnh. Có lẽ do thói quen của dân du học, nhiều lúc Huyền kể tên các loại quả bằng tiếng nước ngoài. Chợt nhớ, mới dịch lại cho tôi nghe. Tôi cười hỏi: Bên ấy có Sấu không? Có quả gì ngon như Sấu không?...

Hôm nay, bão số 6 về. Sấu chín chắc vẫn rụng nhiều. Bỗng nhớ tới bài thơ của Tế Hanh, vẩn vơ buồn nên chép lại:

                           
      Bão

                            Cơn bão nghiêng đêm

                            Cây gãy cành bay lá

                            Ta nắm tay em

                             Cùng qua đường cho khỏi ngã

                             Cơn bão tạnh lâu rồi

                             Hàng cây xanh thắm lại

                             Nhưng em đã xa xôi

 

                             Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #515 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 08:37:54 pm »

 Thế bạn Huyền ấy có nói cho bác tuanb5 biết từ con voi bằng tiếng Bulgaria không? Grin

 Nếu có, bác tuanb5 cứ hiểu theo tiếng Việt là "trúng mánh". Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #516 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 11:13:36 pm »

Thế bạn Huyền ấy có nói cho bác tuanb5 biết từ con voi bằng tiếng Bulgaria không? Grin

 Nếu có, bác tuanb5 cứ hiểu theo tiếng Việt là "trúng mánh". Grin

Chúng tôi có được học Nga văn, nên chỉ biết con voi bằng tiếng Nga thôi! Grin
Nhưng cùng hệ Xlavơ, chắc nó cũng rứa phải không bác BY!
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #517 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 01:37:17 pm »

Thế bạn Huyền ấy có nói cho bác tuanb5 biết từ con voi bằng tiếng Bulgaria không? Grin

 Nếu có, bác tuanb5 cứ hiểu theo tiếng Việt là "trúng mánh". Grin

Chúng tôi có được học Nga văn, nên chỉ biết con voi bằng tiếng Nga thôi! Grin
Nhưng cùng hệ Xlavơ, chắc nó cũng rứa phải không bác BY!

 Rứa ... rứa ... rứa. Giống nhau tới 60% bác ạ. Một anh Bun "hợi" và một anh Nga "nghố" có thể vô tư giao lưu với nhau bằng ngôn ngữ của mình mà vẫn không cần phiên dịch. Không những thế, mấy "cu" Slavo ngồi với nhau cũng rứa.

 Thường thì phải sống và liên tục giao tiếp với người bản xứ thì chúng ta sẽ dần có tư duy của ngôn ngữ bản xứ. BY xin ví dụ: Khi người bản xứ nói cái gì, chúng ta phải nghe và dịch ra tiếng mẹ đẻ để hiểu, sau đó phải nghĩ ra câu trả lời bằng tư duy mẹ đẻ, chuẩn bị câu trả lời rồi dịch ra tiếng bản xứ sau đó mới phát âm để người đối thoại hiểu ý của ta đang nói gì hoặc trả lời họ như thế nào. Đây là giai đoạn đầu khi mới ra sống tại nước ngoài. Nhưng từ năm thứ 4 trở đi thì ta dần có tư duy bản xứ, người ta nói cái gì thì phản xạ tự nhiên sẽ trả lời thẳng không cần phải dịch nữa, giống như người cùng ngôn ngữ nói chuyện với nhau, tất nhiên cũng còn phụ thuộc vào trình độ và mức độ cọ sát thực tế trong giao tiếp. Khó nhất là từ chuyên môn, kỹ thuật, học ngành nào thì biết từ ngữ của ngành đó, lệch ra thì đôi khi cũng "chết cứng". Grin

 Không biết cô bạn của bác khi đó đã đi du học được bao lâu rồi mà tư duy chuyển đổi nhanh thế, thậm chí về VN rồi mà vẫn còn mang tư duy bản xứ về để trao đổi với người sống trong nội địa. Hay bạn ấy muốn "thể hiện" vốn ngoại ngữ với cái ông chỉ biết cầm súng. Grin Phải xa tiếng nói mẹ đẻ của mình là một nỗi buồn không gì tả hết, nhiều khi không biết diễn giải một sự việc ra sao cho đúng ý mình. Giao tiếp sinh hoạt hàng ngày thì học ngoại ngữ bản xứ cũng nhanh thôi, hay nói, chịu nói và cả biết mình nói sai rồi nhưng cũng cứ nói để họ sửa cho mình thì chỉ 6 tháng là "nổ" như khiếu. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #518 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 03:38:07 pm »

Giải lao cuối tuần tí các bác đất Thủ ơi !

Lý Thái Tổ đã dời đô về Thăng Long như thế nào?


(Phây của chú Sơn)
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #519 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 04:12:38 pm »

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM