Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:55:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193108 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #440 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 11:51:27 am »

ngày xưa thế này gọi là đu boong .

 @phas à.

Đây là chuyến tầu điện chạy từ chợ Mơ lên Bờ hồ đang chạy trên đường Đinh thiên Hoàng gần đến đền Ngọc sơn, bên trái đường  là nhà của sở điện Hanoi ( biệt thự của hoặc công sở cũ của Pháp ) nay đã bi cải tạo sửa thành nhà cao tầng rồi thì phải.

Cái kiểuđu bong này chỉ dành cho bọn ôn con thôi vì hay bị các ông " Sơ vơ " soát vé cầm cái cặp vé dầy cộp gõ vào đầu khi tầu sắp vào bến...

Ôi các bạn làm tôi nhớ lại một thời... nếu không sớm đi làm, đi lính thì có lẽ khối ông trai HN đc lớn lên, trưởng thành ở một trường " Đặc biệt " nào đó mang tên số mấy, số mấy... với những trò nghịch ngợm, dại dột.
dòng tôi tô đỏ ở trên ! nếu đu boong như hai cô bé này thì số má thế nào .....?
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #441 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 09:06:30 pm »

Khẩu hiểu khắc ở đế bia "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" hình như không chuẩn.
Tui nhớ đọc đâu được nội dung phân tích khẩu hiệu đúng phải là "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".
Đời sau làm bia, có lẽ thấy "Quyết tử ..." vô lý chỗ nào đó, nên sửa lại cho hợp với ... ngữ cảnh, giống như vừa qua có đại biểu Quốc hội đề nghị sửa lời Quốc ca cho hợp với thời kỳ hội nhập vậy. Có lẽ các bác CCB kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ biết nhiều về khẩu hiệu này.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #442 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 09:20:37 pm »

Khẩu hiểu khắc ở đế bia "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" hình như không chuẩn.
Tui nhớ đọc đâu được nội dung phân tích khẩu hiệu đúng phải là "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".
Đời sau làm bia, có lẽ thấy "Quyết tử ..." vô lý chỗ nào đó, nên sửa lại cho hợp với ... ngữ cảnh, giống như vừa qua có đại biểu Quốc hội đề nghị sửa lời Quốc ca cho hợp với thời kỳ hội nhập vậy. Có lẽ các bác CCB kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ biết nhiều về khẩu hiệu này.


     

            " Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh " Là dũng cảm chấp nhận hy sinh cho tổ quốc trường sinh <sinh ra tồn tại> .Nghĩa của từ thì hợp lý hơn,nhưng hơi máy móc ,vì cứ để " Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh " Đã in đậm vào tâm trí mọi người rồi . Muốn gì thì ai cũng hiểu là dám chấp nhận cái chết vì tổ quốc sinh ra tồn tại .

         Thiển ý của tôi là vậy xin các bác phát biểu ý kiến cá nhân .
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #443 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 10:06:23 pm »

Các bác có biết ông Thông Say còn có tài khắc mũ không? Rất tài, còn nhanh hơn khắc bút.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #444 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 11:40:37 pm »

Các bác có biết ông Thông Say còn có tài khắc mũ không? Rất tài, còn nhanh hơn khắc bút.

Bác cứ từ từ, Hà Nội không vội được đâu. Grin Vụ ông Thông say, bác BY  sẽ có hẳn 1 chương. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #445 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 11:55:42 pm »

Hi hi. Thế à. Các bác cứ kể thôi. Thế các bác có biết cái thằng ị trong Bảo tàng Lịch sử Việt nam sau khi đã múc cái ấn nhà Nguyễn không? Quái kiệt nhưng không nhịn được việc nhỏ. Hôm rồi nghe tin thằng cha tự mình tiện súng ở Hải Phòng nể thật. Các thành phố lớn rất nhiều hảo hán.  Grin
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #446 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 12:39:19 pm »

l
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #447 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 05:18:34 pm »

Hi hi. Thế à. Các bác cứ kể thôi. Thế các bác có biết cái thằng ị trong Bảo tàng Lịch sử Việt nam sau khi đã múc cái ấn nhà Nguyễn không? Quái kiệt nhưng không nhịn được việc nhỏ. Hôm rồi nghe tin thằng cha tự mình tiện súng ở Hải Phòng nể thật. Các thành phố lớn rất nhiều hảo hán.  Grin
Cái vụ lấy cắp ấn rồi ị trong bảo tàng này em đọc trên Thế giới mới. Em cho rằng ở thời chống Mỹ , trộm cắp nó ít, an ninh cũng không cần ghê gớm gì, chủ yếu là chống gián điệp phá hoại chứ không lo nạn trộm, chính vì thế thằng cha này mới đột vào bảo tàng được. Sau này công an tìm ra bởi tìm được manh mối từ mẩu giấy chùi ! Ấn vàng thì bị nấu chảy, thằng trộm thì bị bắt bởi tờ giấy chùi x ! thật chán  ! Grin
Cái vụ súng,  tụi trẻ con nó còn tự làm súng hơi toàn bằng ống nước nhựa, bình tưới cây mới kinh chứ. Lại có thằng làm súng bằng bật lửa điện, chùi vào trong bật lửa ít cồn 90, thế là bắn được viên bi bằng động tác đánh điện của magneto.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #448 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 08:09:42 pm »

bia thời bao cấp
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #449 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2013, 08:24:07 am »

 Một lão điên, trẻ con HN vẫn gọi lão như thế, với cái dáng phốp pháp đẫy đà của tuổi trung niên, quần áo xộc xệch cứ lảm nhảm nói nói cười cười mỗi khi chiều xuống. Ừ điên, điên thật, chỉ có người điên mới thế, giữa chiều đông HN mà ăn mặc thế kia thì không điên mới là lạ, phong phanh chiếc áo sơ mi cháo lòng đã ngả sang màu vàng cùng những vết bẩn nhem nhuốc, cái quần cà lơ thất thểu chễ cạp và cả quên cài khuy cửa quần, chân không giày dép, tóc tai khóm dựng khóm nằm cùng bết bát mồ hôi, mình mẩy hôi hám, lão cứ đứng liêu siêu "trình bày" và cả tâm sự với cái cột tre chống mái lán tạm khu chợ Hàng Bè cả tiếng đồng hồ về một việc gì đó. Ai cũng bảo lão là thằng điên, chẳng biết lão có vui khi mọi người gán ghép thêm cho lão cái danh từ điên này không, nhưng có lẽ lão ấy không buồn khi bị gọi như vậy.

 Không, không phải lão điên đâu, lão có tên có tuổi, có gia đình vợ con và có cả chút tài hoa nữa đấy, lão là người của đường phố HN một thời. Lão là anh Thông "say" làm nghề khắc bút ngoài bờ Hồ Hoàn Kiếm đấy, lão có cái tật đó là uống rượu và khi đã uống rượu thì dù ít dù nhiều đều say, mỗi khi say thì lão ấy cứ khật khưỡng, lảm nhảm như vậy đấy, lão nhìn đời qua nhãn quan say của lão và lang thang hết phố nọ sang phố kia như kẻ cầu bơ cầu bất. Ấy thế mà lão có cái tự hào riêng của lão Thông say, lão không bao giờ ăn cắp ăn trộm của ai cái gì, lão kiếm sống bằng nghề nghiệp và sức lao động chân chính của mình. Chỉ mỗi tội là hay say. Nhà lão ở phố Cổng Đục ngay cuối phố Hàng Mã giáp với đầu phố Phùng Hưng, con phố nhỏ thông sang phố Hàng Vải, nghe nói lão có vợ con, gia đình đàng hoàng và vợ con lão chịu "hết nổi" bởi cái thói say sưa của lão. Trong cơn say của lão mà ai trêu trọc gọi lão là Thông say thì lão cũng ứng khẩu thành thơ mà rằng: Anh Thông say, nhà anh ở Cổng Đục nhưng lòng anh không đục. Đục ở đây là gì? Là trong là đục, là sạch sẽ và vẩn đục. Lão không dám nhận mình trong mà tự cho rằng mình không đục.

 Lão Thông say làm nghề khắc bút dạo bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, một cái nghề chẳng vẻ vang gì nhưng lại làm đẹp cho đời, chỉ với chiếc bút khắc bằng kim loại với cái mỏ khằm khằm như mỏ con đại bàng, vài cục phấn sáp màu, giỏi lắm thêm cái bảng bằng bìa cáp tông thêm vài thân bút cũ được khắc hình mẫu sẵn để chào mời khách, thế là lão hành nghề và kiếm ăn. Cái thời mà túi áo ai cũng thấy cài 1 2 cái bút viết, người sang thì dùng bút máy Kim Tinh với cái nắp đậy vàng choé của TQ xuất khẩu sang, kém hơn một chút thì bút máy Hồng Hà nắp trắng và bình dân thì dùng bút máy Trường Sơn, chẳng biết họ dùng bút để viết gì, làm gì nhưng ai cũng thấy có, có lẽ trên ngực áo có cái bút viết thì sẽ trí thức hơn chăng? Chắc thế, bởi gần như ai cũng thấy có và để tô điểm cho chiếc bút máy của mình họ đưa đi khắc thêm hoa lá, cảnh quan của HN lên thân bút như một sự trang trí thêm cho nó đẹp, vừa để đánh giấu bút của mình cho khỏi nhầm lẫn với bút của người khác, vừa để kỷ niệm một lần từng đến với HN hoặc đi xa khỏi HN.

 Lão Thông say thường hành nghề ở khu vực đối diện rạp chiếu bóng Hoà Bình sang bên bờ hồ, mỗi chuyến tàu điện đỗ về bến khách xuống tàu là lão Thông say cứ nhìn chằm chằm vào túi áo của họ xem có bút không để mời chào họ khắc bút, nhiều người không biết mà thấy lão nhìn là sợ bị mất cắp giơ tay giữ của đến là "sỗ sàng", HN xưa nay vẫn mang tiếng 1 mét vuông có tới 4 thằng ăn cắp mà. Nhưng mọi người cứ yên tâm, anh Thông say, nhà anh ở Cổng Đục nhưng lòng anh không đục và đương nhiên là anh ấy không ăn cắp ăn trộm của ai cái gì rồi, anh Thông say chỉ hành nghề khắc bút thôi, anh ấy trang trí thêm cho cái bút viết của các nhà trí thức được đẹp hơn bằng phong cảnh Hồ Gươm với tháp Rùa hoặc cầu Thê Húc, một dòng sông mơ hồ nào đó với cây dừa nghiêng nghiêng, một đôi chim bồ câu của hoà bình hay niềm vui hạnh phúc của riêng ai khi tên của vợ chồng họ quấn quýt lấy nhau chẳng hạn. Đại loại thế, dưới bàn tay của lão Thông say thì "nghệ thuật" được hiện ra trên thân bút, bay bướm và cả một chút riêng tư của người chủ cây bút muốn gửi gắm.

 Lão Thông say cứ hành nghề như thế giữa trung tâm HN, chẳng ai biết lão ấy kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày nhưng lão hay say thì ai cũng thấy. Lão thuộc loại nát rượu dù uống nhiều hay ít thì đều say cả, chỉ cần một chén uống trà hay nửa chén thì lão cũng say và khi say thì cứ khật khà khật khưỡng ngoài đường như một lão điên vậy đấy. Lão say khiến cho những người bán rượu lậu phát sợ không dám bán rượu cho lão ấy nữa, lão Thông say là "khách" thường trú của 2 đồn CA 15 Nhà Tròn và 16 trên phố Hàng Bạc, mỗi lần say lão thường bị CA "gô cổ" vào đồn cho đến khi nào tỉnh thì mới thả ra, CA chẳng làm gì nổi lão vì lão ấy có làm gì đâu, chỉ say thôi, uống rượu lậu rồi say làm mất mỹ quan đường phố, thế thôi. Ngày đó, rượu là thứ nhà nước quản lý, ngoài rượu của quốc doanh bán nhân ngày lễ tết thì còn lại là cấm tiệt, nấu rượu hay bán rượu và cả uống rượu đều là phi pháp cả. Lão Thông say ngày nào cũng "phi pháp" ngày nào cũng thấy say, những nhà thường dấm dúi bán rượu lậu cho lão phát hoảng vì sợ CA bắt nếu lão khai ra nơi mua rượu thì nhà đó "vỡ nợ" vì lão ấy mất, sau này nhóm bán rượu lậu quanh khu chợ Hàng Bè đuổi lão như đuổi tà vì sợ dây dưa với cái lão nửa chén đã ngắc ngư say. Một lần, thèm rượu quá mà không ai bán lão Thông say nghĩ ra một mưu để có rượu uống công khai. Lão tới góc phố Hàng Bạc với phố Đinh Liệt nơi có hiệu thuốc Tây vẫn bán thuốc cam trẻ em, ở đó bán đủ các loại thuốc và có cả rượu thuốc bổ, lão mua một chai rượu canh ky na gì đó rồi đứng giữa cửa đồn CA 16 phố Hàng Bạc ngửa cổ tu rượu, đương nhiên là lão sẽ say nhưng CA không làm gì được lão vì lão ấy uống rượu thuốc, rượu bổ, cái thứ mà hiệu thuốc bán công khai ai mua cũng được, ai dám bắt giữ người uống thuốc bổ bao giờ đâu còn say thì lại là chuyện khác. Cũng có lần lão Thông say bị CA bắt giữ vì tội say, ở trong đồn CA lão cứ say sưa, một điều xưng em hai điều xưng em với mấy chú CA ít tuổi hơn lão nhiều, vâng dạ ngọt như mía lùi, lễ phép như thiếu nhi xưng hô với người lớn, nhưng lão "bĩnh" ra quần, "tè" toé loe ra giữa nơi công quyền thối hoăng thối huỷ cả đồn CA không ai chịu nổi, cuối cùng phải thả lão ra chứ nhốt lão ở đó thì còn gì là bộ mặt của pháp luật nữa. Cũng có lần, lão bị bắt giữ trong đồn CA đến lúc tỉnh rượu, chẳng biết lão tán tỉnh thế nào mà các chú CA trong đồn thi nhau mang bút của mình ra cho lão khắc bút "khuyến mại". Thế mới tài.

 Khoảng giữa năm 1978, HN có chiến dịch thu gom những người vô gia cư, các đồn CA Khu Hoàn Kiếm đầy nhóc những người ăn mày ăn xin cầu bơ cầu bất, sau buổi trưa thì chiếc xe tải đến trở đám người này đi, trong cái đám người lộn xộn ấy có thấy lão Thông say bị đưa lên thùng xe, lão đứng trên thùng xe nhìn mọi người dưới đường phố bằng ánh mắt cầu cứu. Ơ, tôi là người HN mà, có cầu bơ cầu bất đâu, có vô gia cư đâu. Lúc đó mọi người mới chợt nhận ra lão Thông say thảm hại hơn lúc xưa nhiều lần, tóc lão đã bạc gần trắng hết rồi, da mặt nhăn nheo của người già, xạm nắng và hàng răng cửa chẳng còn chiếc nào, người thì bảo lão bị ngã gẫy hết hàng răng cửa trong một lần say sưa, người thì bảo lão bị ai đó đánh gẫy hết cả răng cửa vì một lần nhân say sưa đã sàm sỡ với phụ nữ đi ngoài đường, người ác khẩu đổ lỗi cho CA đánh lão Thông say gẫy hết cả răng. Chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai nhưng lão Thông say không còn răng cửa thì ai cũng thấy. Từ đó không thấy lão Thông say khắc bút xuất hiện ở HN nữa, vài người vẫn bình luận về lão Thông say là phí một đời, uổng một tài năng nếu được học hành tử tế, những người khó tính hơn thì nhận xét khác, họ không thừa nhận "tài năng" của lão, chỉ là sự quen tay, sao chép vô thưởng vô phạt, một chút khéo léo vẽ vời của người có hoa tay chứ chẳng có nghệ thuật gì dáo. Có lẽ cả 2 nhận xét trên đều đúng cả vì lão Thông say là người ở tận cùng của đường phố HN một thời.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM