Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 07:17:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #400 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 09:20:20 am »

Bác ơi !

Theo em thấy về mặt phong thủy thế đất nghĩa trang này là chấp nhận được -hản nhiên chưa phải là tốt nhất . Nhưng nghĩa trang nằm trên cao thoai thoải,gió mát ,trăng thanh. dười xa kia là vùng trũng có mạch nước (có suối có rạch)coi như tạm ổn . ĐIỀU TỐI KỴ CỦA NƠI CHÔN CẤT LÀ TRŨNG THẤP tù túng  không lối thoát ,hoặc nơi khô cằn quá xa nguồn nước .nếu cố gán ghép ta có thể tưởng tượng ra mồ mả nằm nơi sơn thủy hữu tình,kề bên long mạch .

- mồ mả ông bà chôn chất nơi đây con cháu hay gặp may ,thịnh vượng về sau . hi hi!!!!.

bác nào tin phong thủy để dành tiền mua sẵn một phần huyệt mộ chỗ tốt nơi đây để dành ,cái phần đất ấy gọi là " sinh phần ".

VIỆC MUA SẴN ĐỂ DÀNH - chẳng khác nào các hoàng đế trung hoa khi xưa ,khi còn đang tại chức đã cho xây lăng mộ cho mình chờ sẵn - họ sợ rằng vài chục năm nữa chết con cháu nó quăng vật quang vã chỗ tối tăm .

Thế đất này em cho là tốt : có hình dưới .

Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #401 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 09:59:45 am »

   Những con đường quanh khu mộ - Nghĩa trang Yên kỳ





Logged

lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #402 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 06:19:42 pm »

Tôi đố bác nào mua được chỗ ở NT Yên Kỳ thẳng với Ban quản lý NT Phùng Hưng đấy. Đã mua được ở Phùng Hưng rồi lại phải chi thêm cho bọn cò đất trên Yên Kỳ nữa đấy.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #403 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2013, 02:24:11 pm »

Giữa trung tâm tp SÀI GÒN cửa hàng : BÁNH MÌ HÀ NỘI -tồn tại đã nhiều năm và rất hoành tráng .  để tồn tại được lâu năm như vậy ắt phải có lý do chính đáng .đúng là trăm người bán ,vạn người mua . bất cứ ai cố gắng cũng đều thành công .



Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #404 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 09:31:23 am »

Chiều tím bằng lăng.




Khốn khổ cho Hà Nội của tôi.
Hôm qua, một cô bán vé vé số dạo, bị cành cây bẵng lăng nện trúng vào đầu, khi đang tránh cơn mưa dông chiều, dưới tán cây bằng lăng đang chín tím sẫm, chính vụ.
Nguyên nhân sâu xa của tai nạn này, là những gã mơ mộng, có máu văn chương như những bạn lính nhà văn của tôi, thậm trí là cả tôi, một thị dân loại 3 nơi phố thị, nhưng lại trót mê đắm văn chương bàng bạc, trữ tình. Mê văn học cấm của Sài Gòn, với những câu văn hằn sâu trong đầu: ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’.

Cho đến tận trước năm 1976 (khi mà những cây bằng lăng đầu tiên, được đem ra trồng ở quảng trường Lăng), chả người Hà Nội nào biết, bằng lăng nó là cái gì. Nó là loài cây, hay là 1 sắc mầu ban chiều ở phương nam, hay nó là 1 loại quả giải khát. Chịu, mà cũng chả ai dám mang sách cấm Sài Gòn đi hỏi công an: anh ơi, bằng lăng viết trong này, nó là cái gì.

Thủa ấu thơ, một mặt là văn chương mang hồn người, không có chỗ đứng. Bởi thời ấy, chỉ có văn học chiến tranh cách mạng. Mà văn học cách mạng, thì chỉ đạo xuyên suốt, chỉ thấy rặt mùi khói súng, vang vọng lời hô xung phong. Tình cảm ướt át nhất là tiểu thuyết ‘Mẫn và Tôi’ của Phan Tứ. Trong đó, cảnh lãng mạn nhất, là tả cảnh nhân vật chính, tên Tôi, làm tới cấp đội trưởng, hôn lên bắp tay đầy mồ hôi chua lòm của mình, để tưởng tượng ra cảnh: sau này cách mạng thắng lợi, sẽ được hôn cô Mẫn như thế, như thế.
Mặt khác, dái mới bằng hạt kê, chưa biết yêu là gì, nên ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’ thì cũng chỉ biết, bằng lăng là bằng lăng, tên nó hay hay như tiếng nước ngoài, nên thích. Kiểu như bọn trẻ con thích nói tiếng tây: xi lố, xi là với nhau.

Tuổi thanh niên, rồi cách mạng thắng lợi, rồi sách báo cấm của Sài Gòn, không còn phải lén truyền tay nhau đọc vụng trộm nữa. Thậm trí cả văn học cách mạng, như Văn nghệ quân đội, với anh lính tập viết Chu Lai, bắt đầu cũng thả dàn: ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’.
Bằng lăng càng kích thích tợn, càng mê đắm tợn. Bằng lăng là cái cóc gì nhỉ, nó là loài cây, hay là 1 sắc mầu ban chiều ở phương nam, hay nó là 1 loại quả giải khát.

Còn Nguyên nhân trực tiếp của tai nạn này, có thể tóm tắt dư lày.

Với nỗi khát khao mê đắm sắc tím bằng lăng, những gã mơ mộng, có máu văn chương như những bạn lính nhà văn của tôi, thậm trí là cả tôi, lên đường tòng quân, xả thân mình vì tổ quốc.
May mắn thay, đại bác chê thịt gầy, nhiều thằng lính sống sót trở về.
Nhưng trong số đó, có 1 vài tay, ‘tự diễn biến’, tự mình gia nhập tổ chức của ‘một bộ phận không nhỏ’, trở thành quan chức, thậm trí là to to.
Đấy chính là nguồn cơn trực tiếp của tai nạn đã nói ở đầu bài.
Tuy nhiên, may mắn thay/ hay bất hạnh thay, trong số đó, không có gã mơ mộng, có máu văn chương là những bạn lính nhà văn của tôi, và cả tôi.
Nhưng như  thế, lại là bất hạnh cho dân Hà Nội khốn khổ của tôi.
Bởi mấy thằng ‘tự diễn biến’ ấy, chót nhớ lại lõm bõm mấy câu thời còn trong sáng: ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’.
Mấy thằng ‘tự diễn biến’ ấy, muốn làm cái gì đấy khác lạ, để lấy lòng mấy tay ‘tự diễn biến’ to to hơn. Mà nhanh nhất thì chỉ có chọn lấy cái gì dễ nhìn, kiểu như chăng khẩu hiệu ngang đường, để chắn tầm quan sát giao thông, hay chặt phứa đi các hàng cây cổ thụ do Tây thực dân trồng, để chứng minh bản chất cách mạng.
Bất hạnh thay, mấy thằng ‘tự diễn biến’ ấy, lại chọn cả hai. Và cái cây, chúng dùng để thay cho các hàng cây cổ thụ do Tây thực dân trồng, chẳng có gì bằng bằng lăng. Bởi, chúng có thể che đi cái ‘tự diễn biến’, nhờ vịn vào câu thời văn học bị cấm Sài Gòn: ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’.

Mười năm trở lại đây, Hà Nội bạt ngàn cây tím bằng lăng. Quảng trường Ba đình, phố cũ Hai Bà Trưng, khu đô thị mới Đền Lừ, vân vân. Túm lại là khắp.
Hà Nội khốn khổ của tôi, sắp được gọi là thành phố Hoa tím bằng lăng rồi, cho nó đối lại với tên tục của thành phố Cảng.
Ôi, cây bằng lăng, giá như em chỉ tím đẹp trong văn học Sài Gòn, thì đời tươi biết bao.
Khốn khổ thay, gỗ của em dởm qua, không dùng được để đóng đồ, gỗ của em cũng chẳng dùng làm thuốc để bán cho người Tầu được, nên bọn ‘cây tặc’ nó không chặt phứt các em đi cho Hà Nội khốn khổ của tôi được nhờ. Em cũng chẳng có mùi hương gì, để cho các thành phố bạn nhổ bớt em đi mang về trồng, như cây Hoa sữa độc hại ở Hà Nội khốn khổ của tôi.
Em chỉ được có hai việc, một là để mấy thằng ‘tự diễn biến’ ấy lấy điểm thi đua. Hai là cành cây ròn, dễ gẫy, nên sẵn sàng nện vào những người cùng khổ như cô bán vé số ở trên, hay như những bạn lính nhà văn của tôi, thậm trí là cả tôi, những gã mơ mộng, có máu văn chương, để tỉnh người ra, làm gì còn có ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’ ở thời buổi gạo châu, củi quế này.

Nhân đây, xin chia buồn với các thành phố bạn, trót đem cây hoa sữa về trồng.
Nguyên nhân của tai nạn này, đứng thứ nhì là nhạc sỹ Phú Quang, đã kê vống cái mùi gay gắt khó ngửi, gây độc hại chết người của hoa sữa lên bài hát, làm cho các thành phố bạn ngộ độc thông tin.
Đứng thứ nhất của tai nạn này, lại chính là Hà Nội khốn khổ của tôi.

Bởi lẽ, mấy thằng ‘tự diễn biến’ ở các thành phố bạn, ngộ độc thông tin, cứ tưởng hoa sữa là Hà Nội. Mà Hà Nội tức là Trung ương. Mà phàm đã là ‘ấy ấy’, thì tất phải theo.
Thế là, từ Nha Trang phương nam, đến Tuyên Quang phương bắc, đâu đâu cũng ‘mùi hoa sữa’.
Hay là dạo này, dân ta ít thọ, là do hít hoa sữa nhẩy.
Nhưng dù sao, Hà Nội hôm nay, vưỡn ‘Nhớ em, tím cả chiều bằng lăng’.





Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #405 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 05:02:03 pm »

                                                         Có bao nhiêu Hà Nội?

  Hà Nội với người này là những đêm hồng khách sạn, những vườn mờ cà phê, những rạo rực ka-ra-ô-kê sờ soạng, những bữa tiệc đứng tiệc ngồi thức ăn thừa mứa ... Nhưng với người khác, Hà Nội là những con đường hun hút đầy người nhưng không ai hỏi mua chiếc rổ nhựa hay chiếc áo đung đưa trên xe đẩy, rời rã bước chân để tối về nhà trọ tạm bợ ven sông, trừ tiền ăn và tiền trọ, hết phần gửi về quê xa cho đứa con mong mỏi tiền học tiền ăn.

  Với người khác nữa, Hà Nội là ngã tư xô đẩy chen lấn toàn cánh áo vá với chiếc xe đạp cởi truồng cùng đôi thúng rách cứ chờ đợi từ sáng này sang tối khác nơi chợ sức đôi tay thèm được dùng để đổi lấy miếng cơm những ngày nông nhàn Nam Hà, Thanh Hóa. Cũng có thể Hà Nội là những "cuốc" xe quanh co đạp từ phố này qua phố khác, hai bên phố nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ tìm vàng, còn chiếc xe cà tàng ba bánh lặn lội suốt khuya từ cửa ga Long Biên sang cửa ga Trần Quý Cáp ra Cầu Giấy lặc lè rau đậu hay xuống chợ Mơ tanh tưởi con lợn vừa cạo lông, mổ phanh nhễ nhại ...

  Hà Nội là từng căn buồng toàn mùi khói than tổ ong không lối thoát bay ra, ám vào đình màn, chui vào giấc ngủ, quyện lấy tiếng ngáy mệt nhọc khò khè ... nhưng Hà Nội cũng là bàn cờ thế chiều hôm bên Hồ Gươm tranh cãi về một nước xe lồng pháo lệch hay vén tượng để diệt con tốt định sang sông...
   
  Từ dưới đáy cho đến lâu đài chon von chon vót, từ những con mương ngập ngụa và đường dạo đầy xanh cỏ mượt ... mỗi người mang một Hà Nội của mình theo mỗi cách.

  Tiếng chuông Trấn Vũ vẫn còn, nhưng canh gà Thọ Xương đã bặt. Mặt gương Tây Hồ khói tỏa nghi ngút ảo mờ vẫn còn nhưng nhịp chày Yên Thái đã im. Cây dó thành giấy bản đêm đêm tan nát đời mình trong lòng cối và nấu nung với vôi nồng bên bờ con sông Tô Lịch ... đã im hơi. Ngồn ngộn từng núi giấy Bãi Bằng Vĩnh Phú và từ các nước đổ vào, ai còn cần giấy bản phơi trên đường tàu điện thủa nào?

  Đã thấy cả giá đỗ sống thả vào bát phở phố Tôn Đản Hàng Vôi làm lạc đi một Hà Nội nguyên lành hương vị.

  Thủa vua Lê Chiêu thống trả thù chúa Trịnh đốt trụi cung Thụy Khánh trền hòn đảo Ngọc thì cây cầu bằng tre hay bằng gỗ, rung rinh bóng nước rùa thiêng thoải mái tìm bãi đẻ, chắc chắn cây đa cây si hay cây gạo vẫn gặp những phụ nữ mặc váy ba bức và đội chiếc nón quai thao, đi chân đất, ai quí tộc hơn mới có đôi dép da trâu không đế, có vòng da để xỏ vào ngón chân giữa, những bàn chân Giao Chỉ, xòe ngang ngón cái như ngón nọ hỏi ngón kia ... Điếu Ngư Đài, nơi vui chúa ngồi câu, câu con cá hay câu gió sương, câu vào nước hay vào thời gian khi con người có tên Bá hộ Kim chưa xuất hiện, chưa táng cốt của mẹ mình vào gò Rùa mong giầu sang phú quí, mà người Hà Nội đã nhân gió mưa, không cho hắn thực hiện ý đồ trọc phú...

  Hà Nội ấy, phố phường nào cũng có hai cổng hai đầu phố, ban ngày mở ra tối đóng lại bằng hàng rào, phên liếp hay những thanh gỗ sơ sài. Người xưa nói: Phòng người ngay chứ ai phòng được kẻ gian. Đúng quá. Cổng ấy là của những người Hà Nội thẳng ngay, bộc trực, có thể ăn một xu cơm nắm chả trâu hay món bánh đúc riêu cua mà đi vớt củi rều trên sông Hồng hay gánh nước thuê, bẻ cái cò bằng thanh đóm nứa để tính tiền, nhưng quyết không tơ hào những gì không phải mồ hôi nước mắt của mình.

  Một cô gái chanh chua phố Hàng Bè mà còn bị Ba Giai Tú Xuất mắng cho một trận không lời bằng cách đêm ba mươi cho khiêng đến nhà cô chiếc quan tài màu đỏ máu cho cô chừa thói đanh đá cá cày khinh người bằng nửa con mắt hoàn toàn không Hà Nội, thì biết Hà Nội bên cạnh vàng son gấm vóc lụa là, còn có một Hà Nội thanh lịch hào hoa tao nhã nhường bao.

  Hà Nội bao giờ cũng là ngọn đèn tự tỏa sáng. Có kẻ khờ dại lao vào đó như con châu chấu ma, con thiêu thân. Nhưng những ai Hà Nội thực sự thì lại khác, đi vào ánh sáng và góp thêm vào ánh sáng nâng Hà Nội lên tầm sang trọng mới, thanh cao mới, không cho những Xuân tóc đỏ, Típ-phờ-nờ cũng những tên hãnh tiến rởm đời được lộng hành nhăng nhít.

  Con dao mổ của nhà phẫu thuật tài ba Vũ Trọng Phụng một thời và nay có những nhà tài ba khác đang âm thầm gọt bỏ, cắt đi những cái ung cái nhọt cho một Hà Nội ngày thêm cường tráng, mà ta không biết hết được những con người lặn lội sớm hôm trên mọi ngả đường Hà Nội như thế.

  Chúng ta không vui gì khi cháy một chợ Đồng Xuân, khi chỗ này chỗ khác còn lén lút những tên Vạn Tóc Mai (nhân vật nghiện thuốc phiên của Vũ Trọng Phụng trong cuống Giông Tố) hoặc phố nào cũng có những quán "hát bằng tay" hoặc hễ mưa là úng ngập, hoặc vì thiếu nước sạch mà khai sinh ra cái bể nước ngầm, làm bếp, giặt giũ ngay trên vỉa hè ... Nhưng đó vẫn là Hà Nội, một Hà Nội thiêng hình vạn trạng cao sang và dân dã, tinh anh và lam lũ, một Hà Nội của đêm hồng tiệc đứng tiệc ngồi và một Hà Nội của hàng rong xe đẩy ...

  Phải chấp nhận như năm ngón tay còn có ngón dài ngón ngắn, như trời mưa có người đội mũ, có người che ô nhưng có người cứ lao mình vào mưa mặc cho nước mắt trời ướt sũng.

  Hơn hai mươi năm đổi mới. Còn một khoảng thời gian gần bằng thế khi thành Thăng Long đã đi qua nghìn năm tuổi, nhưng Hà Nội đã khai sinh ra hàng loạt phố rộng dài, tươi đẹp; những Tôn Thất tùng, Nguyễn Tuân, Đặng Thái Mai, Liễu Giai, Xuân Diệu, Huỳnh Thúc Kháng ...vv thì con đường nhựa quanh Hồ Tây khoảng hai mươi cây số sẽ ra đời là chắc chắn. Nó cũng giống như đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ quanh hồ lẵng hoa Hoàn Kiếm, các em có thể ngồi quanh ghế đá cạnh vườn đào Nhật Tân như ngồi trên vườn hoa Chí Linh, có thể vào thăm ngôi chùa Kim Liên như vào Ngọc Sơn có đình Trấn Ba thơ mộng, cũng có thể bày bàn cờ thế ngay tại Nghi Tàm xem cây cảnh mà bình luận con pháo con xe cạnh thế cây la hán bách tùng, vạn tuế ...

  Có người hỏi chất Hà Nội là gì? Là Thạch Lam chăng, là Vũ Bằng chăng, là Phạm Đình Hổ hay Nguyễn Văn Siêu chăng? Đều không chính xác dù tất cả đều mang hồn Hà Nội.

  Mỗi chúng ta đều đang Hà Nội. Miếng xôi lúa và bát phở bò, hương cà cuống và tà áo dài phất phơ, một câu chào và một lời thưa, chắc rằng Ỷ Lan sống lại, bà Hồ Xuân Hương hồi sinh ... cũng phải tung ngọn bút châu phê và câu thơ thần, khuyên dỏ cho một Hà Nội vẫn tài tình, nghĩa là vừa tài vừa tình, không lẫn với bất cứ nơi đâu.

  Anh bạn đứng chờ ở chợ lao động Giảng Võ, Kim Ngưu hay cô gái bấm đèn ghi mã số vạch trong siêu thị, chị bán hoa rong từ hoa khô bất tử đến hoa lau, hoa lis, cùng với bà cụ bán hương nến phố Hàng Mã hay nghệ sĩ lên sân khẩu nhảy múa xì xồ ... tất cả đang làm ra một Hà Nội trên nền xưa là những khúc lưng rồng vươn vào mây trăm sắc. Có trầm lắng sâu xa và cả ngỡ ngàng ảo hóa, không sao cả, thời gian là cái sàng, là cái lọc cho ta có gạo ngon và cám bổi, có chất cà phê đặc sánh thơm lừng và cái bã bỏ đi.

  Bà Trần Thị Dung, mẹ của Chiêu Thánh - Lý Chiêu Hoàng, sau bà là vợ của Thái Sư Trần Thủ Độ, người chỉ huy cuộc tản cư khỏi kinh thành Thăng Long nghiêng ngửa, chắc bà cũng mỉm cười toại nguyện vì đang có một Hà Nội thật hòa bình.

  Chúng ta yêu hòa bình từ máu thịt, hiểu giá của Hòa Bình to lớn nhường bao nên Hà Nội trở thành thành phố Hòa Bình là tất yếu, cho dù nền đất Thăng Long bao lần là chiến địa, còn đang phải vật lộn với thiên nhiên, chống lụt, chống úng, chống hạn và chống cả những gì thô lậu đang len lỏi vào Hà Nội thanh lịch ngàn năm.

  Những đám mây bay trên bầu trời soi hồ Gươm, mang hình mây thủa trước, nhưng lòng mây đã khác, hơi nước đã mới, thì Hà Nội cũng gần như thế. Cái mới đang đà nẩy nở, giầu và nghèo, sang và trọc, cao và thấp là đương nhiên. Nhưng hơn một nghìn tuổi rồi và nghìn nữa sẽ đến. Hà Nội không thể nào, không lẽ nào chùn lại.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #406 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 09:55:36 pm »

Thưa các bác , có bao nhiêu hình ảnh tượng trưng cho Đông đô , Thăng long ,Hà nội , cả mầu hồng lẫn màu xám .Bác BY cũng đưa hết cả lên rồi .
Tôi chỉ bổ sung chút xíu : Hà nội trong con mắt các thi sỹ
Ấy là Bà huyện Thanh quan khi theo chồng ra đất Kinh kỳ đã phải nghẹn ngào :
  " Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
  Nền cũ lâu đài bóng tịch dương "
...Nguyễn du  tấm tắc trước vẻ đẹp cố đô :
Thành mới trăng soi bóng hững hờ
Thăng long đô cũ các triều xưa
Đường phố xóa đi bao dấu tích
Âm thanh pha tạp thực hay mơ
...Còn đây núi Tản với sông Hồng
Bạc đầu còn được thấy Thăng long
Ngàn năm dinh thự trơ đường cái
...Suốt đêm trằn trọc không ngủ được
Tiếng sáo vi vu bóng nguyệt lồng .
...
Hà nội của chúng ta dẫu thế nào , dù trải qua nhiều cơn " bình địa ba đào , dâu bể , can qua ..." nhưng vẫn là một Hà nội hào hoa - thanh lịch như nó vốn dĩ như vậy .
 Còn nếu cầu toàn e rằng khó kinh đô nào trên thế giới hội đủ :
Lấy ví dụ như thành Paris - từng được xem là kinh đô Ánh sáng , vậy mà vẫn có những người khốn khổ sống cuộc đời lầm than trong các khu ổ chuột ( jang van jang , Codet , Gaverots ... ) Trong các trang sách của văn hào Vichto Huy gô.
...
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #407 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 12:52:43 am »

@BY tả về HN làm tui chị lại nhớ HN vô cùng ,thời gian ,cuộc sống  thay đổi tốt có  xấu có nhưng chỉ nghĩ về HN ,nhớ về HN ,yêu HN thì nó vẫn nguyên vẹn trong trái tim chúng ta .Cám ơn những cảm nhận
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #408 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 01:08:44 am »

                                                         Có bao nhiêu Hà Nội?


Cụ BY viết bài này hay quá, mãi hôm nay loạng quạng vào đọc mới thấy... hình như dạo này cụ chọn thể loại này viết, em thấy rất hợp hay sao ấy nhé.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #409 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 10:06:58 am »

Hà nội xưa :

phố Hàng Mắm của bác sư năm ,đây hình chụp năm 1902 ;



còn đây là đền Ngọc sơn VỚI CẦU THÊ HÚC hồ hoàn kiếm ,hình chụp năm 1884 .



còn đây là cầu Thê húc của những ngày nay .


 nguồn :

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM