Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:50:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới  (Đọc 86575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:16:31 am »

           

Tác giả: Khắc Tô - Vũ Nông
Người dịch: Nguyễn Hồng Lân
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, nhinrathegioi


LỜI TÁC GIẢ

Trên vũ đài quân sự thế giới ngày nay, lực lượng đặc nhiệm luôn mang màu sắc ly kỳ, huyền thoại. Là một bi chủng quan trọng mới ra đời, được trang bị hiện đại, trình độ kỹ, chiến thuật cao, phản ứng nhanh, thường được sử dụng để tập kích vào những mục tiêu đặc biệt, trong những thời điểm đặc biệt, thực hiện những sứ mệnh mà lực lượng chiến đấu thông thường khó có thể thực hiện, nó được mang danh hiệu "thần binh" trong chiến tranh hiện đại, là "thanh kiếm sắc" trong khi xử lý các sự kiện đột biến bất ngờ như chống khủng bố, bạo loạn. Ở đâu có những tình huống nguy hiểm, khó khăn, ở đó có bóng dáng kiêu hùng những câu chuyện huyền thoại về lực lượng đặc nhiệm. Lực lượng đặc nhiệm đã phát triển trở thành binh chủng "chủ bài" không thể thiếu trong đấu tranh chính trị, quân sự, trở thành một trong những trọng điểm chú ý của dư luận xã hội. Xuất phát từ những chiến công phi thường của lực lượng đặc nhiệm thế giới trong các cuộc chiến tranh và chiến đấu, những thành tích đặc biệt trên mặt trận giữ gìn ổn định xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích lực lượng đặc nhiệm của hàng chục quốc gia với gần một trăm chiến dịch lớn nhỏ, lựa chọn ra hơn 20 ví dụ tiêu biểu, biên soạn thành cuốn "Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới" gồm 17 chương. Nửa phần đầu chủ yếu miêu tả hoạt động tác chiến giải cứu, thống khủng bố, phần sau chú trọng lột tả vai trò hiệu quả của lực lượng này trong chiến đấu.


Về mặt thời gian, bắt đầu từ khi lực lượng đặc nhiệm đầu tiên ra đời trong chiến tranh thế giới lần hai, đến cuối thế kỷ 20, lực lượng-đặc nhiệm giải cứu phi công của chiếc F - 117A bị rơi trong chiến tranh Bosnia - Herzegovina. Về không gian, từ rừng rậm nhiệt đới Đông Nam Á đến các thành phố hiện đại của Nam Mỹ, từ thành phố Nante ven bờ Bắc Đại Tây Dương đến Uganda của Châu Phi, tất cả đều nằm trong tầm bao quát của cuốn sách trong đó chứa đựng vô số những mưu trí những tình tiết bên trong ít người được biết. Cuốn sách tập hợp tri thức, sử liệu và chuyện kể tổng hợp mang tính lý luận và đại chúng. Trong từng phần được chia thành các thương, nằm trong tổng thể thống nhất.


Trong khi biên soạn, chúng tôi cố gắng lưu giữ tính chân thực trong hành động, các câu chuyện với các tình tiết sinh động, thú vị. Để tiện cho bạn đọc tìm hiểu, khi dẫn dắt chúng tôi cố gắng làm rõ lịch sử ra đời và phát triển, nhiệm vụ và nguyên tắc, biên chế và trang bị, huấn luyện và chiến thuật và các kiến thức chuyên ngành khác của lực lượng này.


Chúng tôi luôn mong muốn được cùng các độc giả quan tâm, dõi theo diễn biến không ngừng của đời sống chính trị quân sự thế giới, quan tâm đến sự nghiệp ngày càng phát triển của nền quốc phòng có tổ chức, ủng hộ sự phát triển của lực lượng đặc nhiệm nước nhà, cống hiến xứng đáng vì an ninh tổ quốc và sự nghiệp giữ gìn hoà bình thế giới.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2020, 09:13:19 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:18:27 am »

1- CHIẾN DỊCH "BỜ BIỂN NGÀ" TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(VỤ TẬP KÍCH SƠN TÂY)


Kể từ khi can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam tháng 8 năm 1964, Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh, số lượng phi công Mỹ bị bắt làm tù binh ngày càng nhiều. Ngày 21 tháng 11 năm 1970 Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu tù binh mang mật danh "Bờ biển Ngà", sử dụng đơn vị đặc nhiệm thuộc không quân 1127, thực hiện hành trình xuyên lục địa, nhằm hướng bán đảo Đông Dương, bất ngờ tập kích vào trại tù binh Sơn Tây nằm ở phía Tây ngoại thành Hà Nội. Cuộc tập kích này đã trải qua 170 lần diễn tập, và sự tham gia của 97 lính đặc nhiệm và 30 máy bay, cùng với sự hiệp đồng, chặt chẽ cửa các tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, dự tính khả năng thành công của chiến dịch là gần 100%. Nhưng trong quá trình thực hiện, từ sai lầm này đã dẫn đến sai lầm kia, kết quả cuối cùng lại nằm ngoài dự tính của người Mỹ.


CUỘC TUẦN HÀNH CỦA THÂN NHÂN TÙ BINH

Sau chiến tranh thế giới lần 2, tham vọng làm sen đầm quốc tế của Mỹ ngày càng lớn. Sau thất bại của cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, Mỹ lại bị cuốn vào cuộc chiến tại chiến trường Đông Dương. Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã bị người Nhật chiếm đóng. Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, người Pháp quay trở lại với mưu đồ chiếm đóng lâu dài mảnh đất thần kỳ này. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ huyền thoại Hồ Chí Minh, đã đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến chững thực dân Pháp.


Mùa xuân năm 1954, vùng đất Điện Biên Phủ giáp biên giới Việt-Trung ầm vang tiếng đại bác, đó cũng là lời tuyên bố cáo chung cho sự thống trì của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tỏ ý mèo khóc chuột, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Mỹ Doules - người có tư tưởng chống cộng điên cuồng, đã đưa ra ý tưởng cho phía Pháp mượn 3 quả bom nguyên tử để người Pháp dùng để đối phó với Việt Nam. Nhưng do phía Mỹ e ngại sẽ xảy ra sự can thiệp của Trung Quốc, tái diễn một chiến trường Triều Tiên thứ hai, nên phi vụ đổi chác đó đã không được thực hiện. Cũng vào tháng 7 năm đó, các nước lớn ký kết hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Với quan điểm của người Mv thì thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ khiến hàng loạt nước nhỏ thân phương Tây trong khu vực Đông Nam Á sẽ đổ vỡ hàng loạt như những con bài đomino. Doules coi thái độ của nước Pháp tại Hội nghị Geneva là sự "đầu hàng". Nước Mỹ vội vã nhảy vào cuộc. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, nhằm gây hấn, nước Mỹ đã tạo dựng cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 15 năm.


Washington, ngày 8 tháng 5 năm 1970. Mây đem u ám, mưa rơi không ngớt. Một cuộc diễu hành thị uy của 75.000 người, rầm rộ đi từ trung tâm thành phố nhằm hướng Nhà Trắng, sôi sục những tiếng hô khẩu hiệu "Phản đối chiến tranh Việt Nam!", "Phản đối xâm lược Campuchia!", "Trả lại con cho tôi!", "Trả lại chồng cho tôi!". Người tuần hành giương cao biểu ngữ "Phản đối xâm lược Campuchia", "Phản đối chiến tranh Việt Nam", họ tiến lên với khí thế không gì cản nổi. Tổng thống Johnson đến đài kỷ niệm Lincon phát biểu trước những người biểu tình. Thỏa thuận đạt được chính là hai yêu cầu mà những người biểu tình nhấn mạnh đó là tiến hành đàm phán về trao trả tù binh và nỗ lực tìm kiếm những người mất tích.


Johnson tiếp đó còn gặp gỡ vợ của những người lính bị bắt làm tù binh, lắng nghe họ khóc lóc, kể lể và hứa sẽ tiếp tục những nỗ lực nhằm thực hiện tiến trình trao trả tù binh. Trong hội đàm Paris - Mỹ liên tiếp đưa ra yêu cầu đòi trao trả tù binh, nhưng trên thực tế tù binh Mỹ cơ bản không được trao trả. Phía Bắc Việt giữ lập trường cứng rắn: "Các tù binh đang được đối xử nhân đạo, nhưng vì họ là con tin nên chỉ khi quân Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam họ mới được trao trả".


Chủ nhật ngày 9 tháng 5, cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào "Thành phố Thánh Campuchia" (Khu vực do lực lượng cộng sản kiểm soát mà lực lượng quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không tiến vào được) đã qua ngày thứ 13. "Thành phố thánh Campuchia" dùng để chỉ các khu vực cất giấu kho tàng và khu vực tập trung lực lượng đây là bàn đạp để quân đội Nam Việt bí mật vận chuyển vũ khí cung cấp cho Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam. Nhưng kết quả mà quân đội Hoa Kỳ thu được rất không lý tưởng, họ chỉ thu được khoảng 50, 60 tấn gạo. Điều này đã góp phần làm cho tâm lý bất mãn và thất vọng của dân chúng Mỹ lâu nay càng thêm trầm trọng. Sau "sự kiện vịnh Bắc Bộ" ngày 4 tháng 8 năm 1964 (phía Mỹ nói rằng có hai tàu khu trục của hải quăn Mỹ bị tàu trinh sát Bắc Việt tấn công), Mỹ càng tích cực can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Tháng 2 năm 1965 Mỹ bắt đầu ném bom oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Sau đó vào tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ tại cảng Qui Nhơn, bắt đầu qui mô của một cuộc chiến tranh toàn diện.


Lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam không ngừng được tăng cường, cao điểm là tháng 1 năm 1969 quân số lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tới 542.000 người, nhưng quân đội của Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và quân đội miền Bắc Việt Nam chiến đấu ngoan cường, lực lượng quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hoà không giành được ưu thế trên chiến trường. Nhằm đánh phá cơ sở tiếp viện cho chiến trường miền Nam của Bắc Việt, phía Hoa Kỳ đã sử dụng không quân đánh phá ném bom miền Bắc. Trong năm 1965 trung bình mỗi ngày tiến hành 70 lượt bay, đến cuối năm 1966 tăng lên 223 lượt bay một ngày, đến cuối năm 1967 tăng lên 300 lượt bay một ngày. Cùng với sự leo thang đánh phá, số lượng máy bay bị bắn rơi cũng không ngừng tăng lên.


Tại miền Nam Việt Nam cũng có những lính Mỹ bị bắt làm tù binh, nhưng trong số những tù binh bị giam giữ tại miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là các phi công bị bắn rơi hoặc buộc phải hạ cánh khẩn cấp. thuộc các lực lượng không quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ. Tính từ viên phi công Everett Alvarer lái chiếc A4 Skyhawk, bị bắn rơi đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1964 trên bầu trời Hải Phòng đến ngày 31 tháng 10 năm 1968, ngày tổng thống Johnson tuyên bố ngừng cuộc ném bom đánh phá miền Bắc, số lượng tù binh phi công lên đến 356 người.


Nội dung tuyên bố của Johnson là: phía quân đội cộng sản sẽ không tiếp tục tấn công các thành phố của Nam Việt Nam, quân đội Bắc Việt ngừng xâm nhập vào miền Nam qua khu vực phi quân sự tại ranh giới Bắc Nam, cho phép máy bay phi quân sự của Mỹ bay trinh sát bầu trời miền Bắc Việt Nam. Phía Hoa Kỳ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 19 độ Bắc trở lên, nhưng có kèm theo điều kiện, nếu phía Bắc Việt vi phạm những điều khoản kể trên, phía Hoa Kỳ sẽ nối lại các cuộc không kích, ném bom.


Phía Mỹ tỏ ra hết sức quan tâm đến sự an toàn của những người bị bắt làm tù binh, nhưng đối với đại đa số dân chúng Mỹ, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh không có mục đích rõ ràng và kéo dài.

Cùng với số thanh niên chết trận ngày càng nhiều, càng có nhiều người mất lòng tin vào cuộc chiến và cùng với những tin tức bịa đặt "các tù binh Mỹ bị đối xử thô bạo, có người đánh đập đến chết" mà các báo đưa tin, các tổ chức phản chiến và người nhà của các tù binh càng quyết liệt yêu cầu chính phủ đứng ra can thiệp yêu cầu Bắc Việt thả tù binh, áp lực đối với chính phủ Mỹ cũng ngày càng lớn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:19:20 am »

CƠ QUAN TÌNH BÁO NỬA TIN NỬA NGỜ

Từ thủ đô Washington đi theo bờ sông Potomac về phía Nam 25 km doanh trại lục quân Belvood của bang Virginia. Tại đây, có cơ sở của cơ quan 1127 tình báo đặc nhiệm thuộc không lực Hoa Kỳ. Hàng ngày, họ gặp gỡ những kẻ đào ngũ từ Liên Xô, Bắc Việt Nam và cả những người Mỹ đã từng bị phía Bắc Việt bắt giữ, họ lắng nghe, thu nhặt các tin tức tình báo. Chỉ huy trưởng là Colla, trưởng phòng kế hoạch là Isles, dưới họ còn có một chuyên gia chuyên thu thập tin tức tình báo về tù binh bắt giữ là Collaybe. Theo tin tức tình báo mới nhất có 482 tù binh bị giam giữ tại Đông Nam Á (trong đó 80% tại Bắc Việt Nam). Trong đó quá nửa số đó là phi công, ngoài ra còn có 970 người mất tích. Đầu tháng 5 năm 1970, có tin tức cho thấy tại hai trại giam ở phía Tây Hà Nội có những biểu hiện bất thường. Hai trại giam đó, một trại ở Mai Châu cách Hà Nội 50km về phía Tây, trại kia nằm ở Sơn Tây cách Hà Nội 37km. Nghe nói tại trại Sơn Tây có cả tù binh Mỹ, gần đây trại giam này đang được mở rộng, còn xây dựng thêm các chòi canh và tường bao. Qua các bức không ảnh mới chụp, thì có hoạt động của tù binh Mỹ trong sân trại giam. Ngoài ra còn phát hiện quần áo của tù binh Mỹ giặt phơi được xếp thành hình chữ K (chữ K là ký hiệu có ý nghĩa hãy đến cứu tôi) có vẻ như là lời cầu cứu. Những dấu hiệu được xếp trên mặt đất có thể được hiểu là thể hiện ý nghĩa có 55 tù binh. Chưa phân tích, còn một ám hiệu khác cho thấy có 6 tù binh đang có kế hoạch trốn trại, kèm theo đó là địa điểm yêu cầu được giải cứu. 6 tù binh đó yêu cầu được giải cứu tại sườn núi Ba Vì về phía Lào cách Sơn Tây 13 km về phía Tây Nam. Các tù binh thường được ra ngoài nhằm kiếm củi và chất đốt về cho trại.


Thượng tá Isles đề nghị với Thượng tá Colla lập tức lập kế hoạch tác chiến nhằm giải cứu tù binh. Colla yêu cầu cấp dưới lập hồ sơ đồng thời báo cáo lên cấp trên là Thiếu tướng Rothky phụ trách phòng tình báo Bộ Tư lệnh không lực Hoa Kỳ. Thiếu thướng Rothky dựa vào kinh nghiệm nhiều năm của mình, khẳng định tin tức tình báo là chính xác, và ông ta cũng tỏ ra rất hứng thú với kế hoạch tổ chức giải cứu 6 tù binh trốn trại.


Ngày 11 tháng 5, tại phòng tình báo tổ chức cuộc họp đầu tiên. Mọi người tranh luận căng thẳng về những tin tức nhận được. Ngày 25 tháng 5 là cuộc họp của không quân và Hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp, trong cuộc họp nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề giải cứu 6 tù binh vượt ngục, trong cơ cấu của Hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp có phòng cố vấn về chống phiến loạn và hoạt động đặc biệt do Chuẩn tướng Blackbourne làm trưởng phòng. Cấp dưới của Blackbourne, thượng tá Mayer đứng đầu một bộ phận phụ trách những nghiệp vụ còn bí mật hơn cả "vấn đề tối mật". Một trong những vấn đề mà Blackbourne và Mayer tính đến đó là tuyên bố của tổng thống Johnson năm 1968, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 19 độ Bắc trở lên. Nếu muốn thực hiện những hoạt động tác chiến đặc biệt, cần được sự phê chuẩn của tổng thống. Ngoài ra, cũng còn một vấn đề đó là các tù binh còn lại chưa được cứu thoát sẽ bị xét hỏi, và các biện pháp đề phòng sẽ càng nghiêm ngặt hơn. Blackbourne và Alen (Alen thiếu tướng, phó giám đốc kế hoạch và chính sách phòng 4D 1062) không thống nhất được với nhau về vấn đề lựa chọn sử dụng hành động nào.


Ngày 25 tháng 5 Blackbourne, Mayer và Alen cùng đến phòng 837 dãy E tầng 2 của Lầu Năm Góc, gặp Chủ tịch hội dộng tham mưu trưởng Uyler, sau khi có kế hoạch được ủng hộ sẽ lập tức liên hệ với các bộ phận liên quan.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:20:09 am »

Sau khi thảo luận quyết định kế hoạch sẽ được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Giai đoạn một trước ngày 30 tháng 6 phải đưa ra được các nội dung chính và kế hoạch sơ bộ; giai đoạn hai, trên cơ sở giai đoạn một sẽ lập kế hoạch chi tiết, tiến hành huấn luyện, tiếp đó là thực hiện. Ngày 2 tháng 6, Blackbourne báo cáo lại nội dung thảo luận ngày hôm trước với chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Uyler. Lúc 1h chiều ngày 5 tháng 6 trong phòng tác chiến ngầm của Bộ Quốc phòng diễn ra cuộc họp với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các tổng tham mưu trưởng của lục quân, không quân, trưởng phòng tác chiến Hải quân, thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng, chính thức phê chuẩn kế hoạch tấn công giải cứu tù binh Mỹ tại trại giam Sơn Tây. Ngày 10 tháng 6, nhóm kế hoạch gồm 15 người do Blackbourne lãnh đạo tập trung tại Cục Tình báo Quốc phòng, bắt đầu việc lập kế hoạch thực hiện. Ngày 2 tháng 7 Thượng tướng Uyler rời khỏi chức vụ chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp, kế nhiệm là Thượng tuông More. Ngày 10 tháng 7, hội đồng tham mưu trưởng họp phiên đầu tiên với sự tham dự của tân chủ tịch hội đồng, vấn đề chủ yếu được đề cập tất nhiên là vấn đề giải cứu tù binh.


Theo sự giải trình của nhóm kế hoạch, trại giam Sơn Tây (họ tên của 61 tù binh đã được xác định) vẫn đang hoạt động, nhưng trại giam tại Mai Châu thì đã đóng cửa. Ngoài ra, theo kết quả phân tích căn cứ vào các bức không ảnh tầm cao do máy bay trinh sát SR-71 và ảnh chụp tầm thấp do máy bay không người lái Buffalo Hunter thực hiện, đã cho thấy tình hình như sau: Trại giam Sơn Tây nằm ở giữa đồng lúa cách khu vực nhà ở của dân cư 1,6km về phía Đông Nam; Có một số căn cứ quân đội Bắc Việt Nam trong phạm vi bán kính 10km, với khoảng 1200 quân đồn trú, khoảng thời gian để lực lượng họ từ khi biết tin đến lúc cơ động đến chi viện ít nhất cần 10 đến 15 phút. Lực lượng canh gác bố trí trong trại khoảng 45 người. Máy bay trực thăng cỡ nhỏ có thể hạ cánh ngay trong sân trại, máy bay cỡ lớn thì không thể được. Nhóm kế hoạch thực hiện đề nghị: lực lượng tác chiến sẽ xuất phát từ căn cứ tại Campuchia hoặc Lào, hoạt động tập kích diễn ra vào ban đêm.


Căn cứ vào tình hình thì hoạt động tác chiến giải cứu sẽ cần được tiến hành và kết thúc trong vòng 26 phút. Và để tránh những đợt gió mùa, thời gian thích hợp cho thực hiện tập kích là từ tháng 10 đến tháng 11. Thượng tướng More khích lệ: "Hãy làm đi, hãy làm đi! Nếu cứu được tù binh, có thể để họ trực tiếp thuật lại sự ngược đãi tù binh của phía Bắc Việt, tố cáo hành vi vô nhân đạo của chúng với toàn thế giới, người thân của họ và dân chúng sẽ ca ngợi hành động của Bộ Quốc phòng. Cho dù có thất bại, dân chúng cũng sẽ công nhận những cố gắng đó". Tướng More còn đặt giả thiết, nếu cuộc tập kích giành thắng lợi sẽ không cho công bố ngay, mà lấy đó làm chiêu bài để mặc cả với phía Bắc Việt, sẽ thông qua Hội chữ thập đỏ quốc tế, điều tra về tình hình đối xử với tù binh, nếu thuận lợi, có thể gây sức ép buộc họ phải thả nốt số tù binh còn giam giữ.


Ngày 13 tháng 7, Blackbourne và Mayer đến doanh trại Bragg tại bang Bắc Carolina, tuyển chọn sĩ quan chỉ huy cho cuộc tập kích, lựa chọn căn cứ huấn luyện. Không lâu sau, hai người lại quay trở về Washington, báo cáo tình hình với Mayer, được phê chuẩn những nội dung sau: Sẽ tổ chức huấn luyện tại căn cứ không quân Agerlin, do đó chỉ huy trưởng sẽ là người lấy từ lực lượng không quân, Thượng tá Simons làm chỉ huy phó sẽ dẫn đầu nhóm hành động; lực lượng thực hiện nhiệm vụ này được gọi là "Toán hành động hỗn hợp cấp thời" và tên của chiến dịch là "Bờ biển Ngà".


Lúc này, phía Bắc Việt lại diễn ra những tình huống không ngờ. Những trận mưa dữ dội gần đây làm cho nước của sông Cồn dâng cao và tràn ra xung quanh, các tù binh trong trại tù binh Sơn Tây bị chuyển bằng xe buýt trong đêm 14 tháng 7 đến doanh trại quân đội Đông Hồi cách địa điểm cũ 24km về phía Đông.


Có quan điểm cho rằng, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Cục tình báo trung ương Mỹ đã tiến hành "hoạt động tác chiến gây mưa nhân tạo" - còn được gọi là chiến tranh khí tượng sử dụng máy bay rải chất Iốt bạc tạo mây, gây ra những trận mưa liên miên. Những điều này tất nhiên là sau này mới được biết.


Nhưng những người phụ trách tin tức tình báo lại cho rằng, hoạt động của trại tù binh Sơn Tây chỉ là có chiều hướng giảm.

Ngày 8 tháng 10 phụ tá an ninh quốc gia Kissinger hỏi những người phụ trách chiến dịch rằng: "Nếu thất bại thì sao?" Blackbourne nói: "Cho đến giờ, đã tiến hành 170 lần tập dượt, kết quả huấn luyện cho thấy, tỷ lệ thành công gần 100%". Vị phụ tá đặc biệt tỏ ý rất hài lòng, nhưng cũng tỏ ý lo lắng về phản ứng quốc tế ông ta lại chìm vào suy tư. Tổng thống R.M.Nixon tuy còn e ngại song không tỏ ý phản đối, ông ta đề nghị: "Khi các tù binh trở về an toàn, sẽ mời họ tham dự buổi dạ tiệc trong Lễ Tạ ơn" và nói thêm “Hãy thảo luận thêm một lần nữa rồi hãy quyết định".


3 giờ 30 phút ngày 19 tháng 11 (tức 3 giờ 30 chiều ngày 18 giờ Washington) tổng thống R.M.Nixon ra lệnh cho phép hành động. Cùng ngày, nhóm hành đồng sau khi thực hiện cuộc tập dượt đơn giản lần cuối, rồi tập trung tiến hành kiểm tra lại vũ khí trang bị. Buổi tối, nhân viên cục tình báo trung ương thông báo ngắn gọn trong gần một tiếng đồng hồ về tình hình vùng phụ cận biên giới Lào.


Sau đó, họ được dạy tín hiệu mật mã đặc biệt sử dụng trong trường hợp bị lạc cần được tìm cứu, được cấp phát một bản đồ cỡ nhỏ và giấy ghi nhóm máu. Tấm bản đồ được làm bằng chất liệu lụa, mặt phải là bản đồ, ở một góc có gắn một địa bàn cỡ nhỏ. Mặt trái là những ký hiệu phiên âm nhỏ khó hiểu, ghi những câu đối thoại thông thường phục vụ những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống, được ghi bằng hai thứ tiếng Việt - Lào, đại khái như: "Cho tôi uống nước" "Hướng bắc là hướng nào?", "Xin hãy gọi bác sĩ".


Sáng ngày 20 tháng 11, toán hành động nhận trang bị, sau bữa ăn trưa họ lĩnh thuốc ngủ từ tay bác sĩ đi theo. Toàn bộ toán hành động ngủ trưa. 6 giờ chiều, toán hành động được làm công tác động viên tư tưởng, lần đầu tiên họ được thông báo về mục tiêu cần tấn công là trại tù binh 'Sơn Tây cách Hà Nội 37km về phía Tây. Lúc đó, không rõ là ai đã huýt sáo; sau đó là sử im lặng, rồi tất cả các thành viên cùng đứng cả dậy vỗ tay hoan hô. Có điều là nếu kế hoạch này bị tiết lộ với phía Bắc Việt thì hy vọng sống sót trở về của toán người này sẽ rất mong manh. Khi quay về doanh trại để đề phòng khả năng xấu, họ gói gém lại tất cả tranh ảnh, thư từ, tiền bạc tư trang. Bọn họ tuy rất hăng hái muốn được thử sức, nhưng tâm trạng về một chuyến đi có đi mà không eo về vẫn len lỏi vào tâm tư của mỗi người.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:21:03 am »

NHỮNG CHUỖI SAI LẦM TRONG HÀNH ĐỘNG

Sau đó, lại là lần kiểm tra vũ khí, trang bị cuối cùng nhằm khiến đôi phương khó nhận ra họ trong bóng tối, họ xoa lên mặt một lớp mực đen. Và như vậy, mọi công tác chuẩn bị cho hành động đã hoàn tất.

Chiếc máy bay C-130 chở toán hành động rời căn cứ không quân Tắcli (Thái Lan) lúc 10 giờ 32 phút ngày 20 tháng 11 bay đến căn cứ không quân Uđon. Họ xuống máy bay tại Uđon, chuyển sang máy bay lên thẳng đang chờ sẵn gần đó là hai máy bay C-141 có nhiệm vụ chuyên chở tù binh đang chực sẵn. Nhóm hành động lên máy bay HH-3 và hai chiếc HH-53 cùng một máy bay dự bị được máy bay tiếp dầu AC- 130P dẫn đường, cất cánh theo hướng đã định nhằm tập hợp cùng lực lượng chi viện (đội A-1) lúc 11 giờ 18 phút trên bầu trời Lào. Chiếc C-130 số 1 lúc đầu dự định sử dụng làm máy bay dẫn đường, nhưng do động cơ bị trục trặc nên cất cánh chậm 23 phút. Lúc 0 giờ 4 phút ngày 2, đội chi viện A-1 do máy bay C-130 dẫn đầu nhằm tập hợp lực lượng với nhóm hành động, cũng cất cánh lên từ căn cứ không quân Nakon Phanom (Thái Lan).


Do ảnh hưởng phụ của bão, tại Vịnh Bắc Bộ sóng biển dữ dội. Trung tướng Badharc chỉ huy tàu sân bay Oris Kany đang lâm vào tình trạng bối rối, trong các phi vụ không kích tối nay, ông ta được lệnh chỉ cho các máy bay mang theo pháo sáng, không được gắn tên lửa, thực hiện các cuộc tấn công nghi binh, nhằm chi viện cho hoạt động của lực lượng đặc biệt. Ông ta cảm thấy khó có thể giải thích cho các phi công hiểu được về nhiệm vụ của họ.


1h 23 phút sáng ngày 21 sau khi chiếc máy bay A7 đầu tiên cất cánh, các tốp máy bay chiến đấu A-7, F-8 cũng bay lên từ các tàu sân bay Oris Kany, Hancok, Rangre. Trước thời gian dự kiến 54 phút nhóm hành động tiếp đất tại Sơn Tây.


Toán hành động và lực lượng chi viện tập hợp trên không phận Lào, đội hình bay về hướng Sơn Tây dưới ánh trăng bàng bạc. Qua 3 giờ bay với tốc độ và độ cao thấp, khởi hành từ Uđon họ đã vượt qua 550km. Khi nhóm hành động bay đến vùng trời Sơn Tây thì đã là quá 2 giờ sáng ngày 21 tháng 11.


Chiếc HH-53 số 3 tách khỏi biên đội, bay vòng sang bên trái và hạ cánh. Chiếc C-130 dẫn đầu, chiếc HH-53 số 4 và số 5 cũng tách ra khỏi biên đội bay đến vị trí chờ đợi trong không trung. Đội A-1 cũng lượn vòng trên vị trí đợi lệnh. Máy bay của lực lượng Hải quân thả pháo sáng, cảng Hải Phòng hiện ra rõ mồn một dưới bầu trời đêm. Lúc này, chiếc C-130 thả pháo sáng, trại giam tù bình bỗng chốc được chiếu sáng rực. Trên chiếc HH-53 bỗng nhiên đèn vàng báo cảnh nhấp nháy, có trục trặc ở bộ phận biến tốc. Đối với máy bay trực thăng, hỏng hóc ở bộ phận này là cực kỳ nguy hiểm. Thông thường phải lập tức hạ cánh và yêu cầu trợ giúp, nhưng lần này máy bay vẫn tiếp tục bay.


Thiếu tá Donohiu phát hiện do sức gió, máy bay đã bị lệch sang hướng Nam cách trại giam 200m. Ông ta nhìn xuống dưới, phía Nam có khu nhà giống với trại tù binh Sơn Tây. Ông ta nhận ra đây là một trường trung học, trước đó khi thực tập ông ta cũng đã được nhắc nhở để không bị nhầm lẫn. Vội vã cho trực thăng quay lại, tiếp đó là nhằm thẳng vào chòi canh của trại tù vừa xuất hiện trong tầm mắt và dội xuống đó một trận bão lửa, rồi bay sang vị trí đợi lệnh.


Chiếc HH-3 hạ cánh xuống sân trại tù gặp khó khăn hơn dự đoán, các thân và cành cây bị phạt đổ, cánh quạt máy bay rời ra, những người trên máy bay bị đập mạnh xuống đất. 2 giờ 17 phút, trung uý Burneena đội mũ nồi xanh là người đầu tiên nhảy ra ngoài máy bay gào lên: "Chúng tôi là người Mỹ, đừng ngẩng đầu lên" và cùng với viên chỉ huy Madews xông vào các phòng giam, Thượng uý Madews nghĩ là lực lượng của nhóm bảo vệ và chi viện đều đã hạ cánh an toàn. Lúc này, nhóm chi viện do thượng tá Simons chỉ huy đã hạ cánh xuống trường trung học cách trại tù 400m về phía Nam. Cơ trưởng của chiếc HH-53 đã nhầm mục tiêu, cho dù trước đó đã được nhắc nhở nhiều lần, nhưng cuối cùng vẫn hạ cánh sai địa điểm. Cơ trưởng chiếc HH-53 số 2 trung tá Alison phát hiện ra điều này, vội vàng cho máy bay vòng sang hướng Bắc nhằm thẳng hướng trại tù. Chỉ huy của nhóm yểm trợ trung tá Saine ngay lập tức phán đoán không thể trông đợi gì vào nhóm chi viện được nữa, ông ta ra lệnh lập tức chuyển sang kế hoạch "Màu xanh" (kế hoạch dự phòng, chỉ có lực lượng yểm trợ và tập kích gồm 34 người tham chiến).


Nhóm của thượng tá Simons hạ cánh xuống khu vực trường trung học, phát hiện trên tường được vây bọc bằng dây thép gài, chì tiết này không có trong các tin tức tình báo trước đó, song ông ta không nghĩ rằng đã xảy ra lầm lẫn. Khi xông vào trong sân, thì tình hình có vẻ không ổn. Súng phun lửa cỡ nhỏ bắt đầu hoạt động, không lâu sau đó, lửa đã bén vào xăng và tất cả cháy bùng lên dữ dội.


Thượng tá Simons lúc này phát hiện ra sai lầm, trung tá Boriton sau khi thả nhóm của Simons xuống khu vực trường học thì cho máy bay cất cánh bay lên, lúc này ông ta cũng phát hiện ra sự lầm lẫn đó. Sau một hồi đấu súng Simons gọi trực thăng quay lại, trực thăng đáp xuống khoảng đất như cạnh một biển lửa đang bùng cháy. Khi xác định tất cả nhóm đã tập trung đủ, máy bay lại đưa đến khu vực trại tù. Lúc này, trận chiến đã bắt đầu được 8 phút. Sau này mới biết được, đối phương đồn trú trong trường trung học không chỉ có các binh sĩ của Bắc Việt, nghe nói còn có cả chuyên gia Nga và Trung Quốc, số người bị chết và bị thương trên 100 người.


Thượng uý Madews dẫn đầu nhóm tập kích xông vào khu vực các căn phòng, tỏa ra khắp các ngóc ngách của trại tù, nhưng không tìm thấy bất cứ tù binh nào. Lực lượng đối phương chống lại lẻ tẻ. Nhóm yểm hộ của trung tá Saine hủy diệt toàn bộ những công trình xây dựng chủ yếu, nhóm chi viện của Simons cũng cơ động đến. Phía Bắc Việt không tăng viện binh.


Sau mười sáu phút từ khi bắt đầu, chiếc HH-53 số 1 chở 23 binh sĩ và 3 thành viên tổ lái chiếc HH-53 cất cánh bay về hướng Tây. Madews cài thuốc nổ vào chiếc HH-3 bị hỏng khi hạ cánh để phá hủy. Phút thứ 27, chậm hơn thời gian dự tính một phút chiếc máy bay số 2 cũng cất cánh mang theo 23 binh sĩ.


Khi kiểm điểm lại quân số, kết quả không có ai bị chết, cuộc rút lui an toàn. Sau khi chiếc máy bay số 2 cất cánh được sáu phút, một tiếng nổ lớn vang lên từ phía trại tù Sơn Tây, đó là thiết bị thuốc nổ hẹn giờ đặt trên chiếc HH-3 đã phát nổ.


Khi máy bay bay về khu vực nhận tiếp dầu trên không trung, máy bay số 1 kiểm tra lại quân số, thì phát hiện thiếu một người, lập tức liên lạc với máy bay số 2, may mắn ở đó lại thừa ra một người. Thiếu tá Donohiu của chiếc HH-53 số 3 nghe liên lạc đếm số người qua sóng vô tuyến giữa chiếc máy bay số 1 và 2 đợi đến sau cùng, khi qua liên lạc vô tuyến xác nhận toàn bộ lực lượng tập kích đã lên máy bay, chiếc máy bay này mới cất cánh bám theo đội hình.


Khi Chuẩn tướng Mano ở bán đảo Sơn Trà, nhận được điện báo của Simons thì đã là 3 giờ 55 phút sáng, bức công điện nói: "Tập kích kết thúc, không tìm thấy tù binh". Lực lượng tập kích và chi viện quay về căn cứ của mình. Máy bay trực thăng đáp xuống căn cứ không quân Uđon lúc 5 giờ 28 phút sáng. Kế hoạch tập kích được thực hiện chặt chẽ nhưng lại không đạt được mục tiêu giải cứu tù binh, chẳng thể nói chuyện tham buổi dạ tiệc và càng không thể đề cập chuyện đe dọa miền Bắc Việt Nam được nữa.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:21:57 am »

ĐIỀU BÍ ẨN CÒN ĐÓ

Tại Lầu Năm Góc. Trận chiến được diễn ra theo đúng trình tự, nhưng lại không hề có báo cáo gì về vấn đề tù binh, mọi người có mặt đều nôn nóng. Chiếc F105 bị trúng tên lửa, hai phi công nhảy dù được chiếc HH-53 số 4 và 5 cứu thoát.

Lúc 3 giờ 35 phút, tin tức báo về không tìm thấy tù binh.

Mọi người than thở tiếc rẻ, không kiềm chế được sự thất vọng lộ rõ trên nét mặt. Nhiều người tỏ ra giận dữ có người nói to: "Phải cách chức Blackbourne và Mayer!", "Chúng ta đang làm gì vậy?".

Trung tướng John Woth phụ trách chỉ huy lực lượng hỗn hợp tác chiến không quân báo cáo toàn bộ diễn biến quá trình tập kích với Hatge trợ lý an ninh Bộ Quốc phòng. Tổng thống Nixon lập tức gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng Lerde, cảm ơn và động viên lực lượng tham gia tập kích. Bộ trưởng Quốc phòng sau khi truyền đạt lại lời của tổng thống đến những người trong cuộc, thì sầu não ủ rũ rời phòng tác chiến. Thượng tướng Mano cũng âm thầm đi theo.


Những ngày sau đó liên tiếp có những ý kiến chỉ trích chủ yếu nhằm vào Blackbourne và Mayer.

Chuẩn tướng Mano và Thượng tá Simons tại căn cứ Uđon hoàn chỉnh bản báo cáo tác chiến, và qua làn sóng điện trình báo cáo đó lên Melon vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 21 tháng 11. Simons tập trung các thành viên lực lượng tập kích lại và nói: "Chúng ta đã thực hành tác chiến đúng theo kế hoạch, tuy không cứu được tù binh nhưng không có gì để phải nhục nhã, hãy ngẩng cao đầu một cách đàng hoàng”.


Simons giao lại công việc cho Saine, rồi cùng Mano qua đường Sài Gòn, Hawai trở về Washington. Sáng sớm ngày 23, hai người được Blackbourne đón tiếp và đưa đến Bộ Quốc phòng ăn sáng cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tổng thống Nixon bày tỏ dự định của mình với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: "Tôi muốn tặng huân chương cho hai người, hãy lựa chọn lấy hai người, trong đó có một là người da đen”. Trung sĩ Aderay (người da đen) và trung sĩ Vraite cùng chuẩn tướng Mano và thượng tá Simons, ngày 25 tháng 11 được tổng thống Nixon trực tiếp trao huân chương tại Nhà Trắng. Những người khác trong lực lượng đặc biệt tham dự vào cuộc tập kích được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao huân chương tại căn cứ Bragg. Chiều ngày 23, buổi họp báo được tổ chức tại Bộ Quốc phòng lúc 3 giờ 30 phút; Bộ trưởng Quốc phòng Lerde xuất hiện tại phòng họp cùng với Chủ tịch Hội đồng tham mưu Melon, chuẩn tướng Mano, thượng tá Simons, Lerde nói với các ký giả:

"Thượng tá Simons là người quí vị chưa từng quen biết, hãy cho phép tôi được giới thiệu..."

Lerde giới thiệu hai sĩ quan cao cấp với mọi người, tiếp đó bằng giọng trầm tĩnh, chậm rãi ông ta thông báo về sự kiện vụ tập kích trại tù binh Sơn Tây. Về diễn biến cuộc tập kích, ông ta chỉ giới thiệu ngắn gọn trong khoảng 3 phút, sau đó thú nhận "Đáng tiếc - là trại tù binh bỏ trống, không giải cứu được tù binh". Các nhà báo có mặt thì thầm với nhau vẻ kinh ngạc, sau Bộ trưởng Lerde trình bày thêm một số chi tiết về cuộc tập kích trước khi bước vào phần giải đáp câu hỏi của các nhà báo. Các nhà báo liên tiếp đặt ra  những câu hỏi hóc búa với hai sĩ quan. Ngoài những câu hỏi nhằm giải đáp sự thực, trọng điểm chủ yếu là "Kế hoạch này đã được hoạch định như thế nào?" “Tại sao lại tiến công vào một trại tù bỏ trống?" "Có phải là do đã biết trước nên trại tù bỏ trống, tù binh không còn ở đó?", "Có phải là tin tức đã bị tiết lộ?".


Trên thực tế có phải là đã không kích vào miền Bắc Việt Nam không? "Những tù binh còn lại, liệu có bị ngược đãi hay không?", "Có gây ảnh hưởng đến Hội nghị Paris không?"...

Với những câu hỏi như vậy, ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Lerde trả lời, không ít những câu trả lời của Chuẩn tướng Mano và Thượng tá Sỉmons là theo kiểu "Vì đây là bí mật, tôi không thể trả lời được".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 07:22:24 am »

CÁC NHÀ BÁO LỘ VẺ THẤT VỌNG THẤY RÕ

Hai tháng sau, chuyên gia tình báo giàu kinh nghiệm của Bộ Quốc phòng Sunli Frontaire đang đi hưởng tuần trăng mật cùng vợ tại Hong Kong. Ông ta mới đặt chân lên đất Hong Kong chưa lâu, một nhân viên đại sứ quán đưa cho ông ta một bức thư, yêu cầu phải khẩn trương trở về và có mặt sớm tại Bộ Quốc phòng. Trong một hầm ngầm tại Bộ Quốc phòng, cấp trên cho ông ta biết: "Có người đã tiết lộ với tình báo nước ngoài về kế hoạch tập kích và rất có thể là thông tin đã rò rỉ ra từ nơi đây, vì vậy việc này được giao cho anh điều tra". Sunli Frontaire chọn vài nhân viên tin cậy, phái họ đến các căn cứ Bragg và Agerlin, ông ta bay đến Campuchia gặp gỡ những nhân viên gián điệp bí mật. Campuchia lúc đó đang ở trong tình trạng hỗn loạn, là điểm tiếp xúc giữa các bên tham chiến, là địa điểm tốt để thu thập tin tức tình báo cho cả phía cộng sản và phương Tây. Qua một nhân viên phòng thi pháp đã quen biết từ trước, ông ta tiếp xúc với một số nhân viên điệp báo của Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc, hình như bọn họ cũng không được biết trước về vụ tập kích. Ông còn bị hỏi lại "Mục tiêu tiếp theo là ở đâu?", "Nước Mỹ có tiến công Bắc Việt Nam không?".


Tất nhiên, Sunli Frontaire không biết gì về những kế hoạch tác chiến tiếp đó. Chia sự phân tích các nguồn tin đưa về từ Bragg, Agerlin và những nguồn tin khác, ông ta phán đoán, tin tức không bị rò rỉ. Vậy thì cuối cùng vấn đề là ở khâu nào? Đối với những người trong cuộc điều đó mãi mãi là một ẩn số.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 04:13:03 pm »

2. CHIẾN DịCH "MA QUỶ" GIẢI CỨU MUTSSOLINI CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

Đức là một trong những quốc gia tổ chức thành lập lực lượng chiến đấu đặc biệt sớm nhất trên thế giới. Ngay từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2, lực lượng đặc nhiệm của Đức Quốc Xã tuy không thể nổi tiếng như lực lượng đặc nhiệm "Commandos" của Anh, nhưng là công cụ trong bàn tay ma quỷ của Hitle, lực lượng này cũng đã để lại những dấu ấn khá "oanh liệt". Trong số đó, cuộc đột kích vào núi Grant Sasso giải cứu nhà độc tài phát xít Mussolini vẫn được người đời sau xem là "kiệt tác của ma quỷ".


SỰ TRỪNG PHẠT

Sáng sớm ngày 25 tháng 7 năm 1943, trời vừa sáng, Mussolini đã đến văn phòng Thủ tướng trong toà nhà Chính phủ tại cung Venis lộng lẫy và bắt đầu ngày làm việc như thường lệ, vẫn là công việc như ngày thường, tiếp khách nước ngoài, phê duyệt công văn, tất cả như không có chuyện gì xảy ra. Theo kế hoạch đã sắp xếp, vào buổi chiều Mussolini sẽ đến gặp quốc vương Victor Emrvlaneul III.


Thời tiết ngày hôm nay quả là nóng bức, khoảng 5 giờ chiều Mussolim rời văn phòng, xe ô tô đưa ông ta đến Hoàng cung Savoy. Trên suốt đường đi, Mutssolini luôn cảm thấy trĩu nặng cảm giác bất an.

Mussolini thừa hiểu rằng, ông ta đang bị nhân dân Italy phản đối, lại thêm những thất bại của quân đội ngoài tiền tuyến, trong nội bộ tập đoàn phát xít thống trị cũng có những tiếng nói phản đối, một số nhân vật có quyền lực do chủ tịch nghiệp đoàn, người theo phái bảo hoàng bá tước Dino Glande, tướng De Beng và một số cựu quan chức trong đảng đang âm thầm câu kết, vạch kế hoạch chống đối lại ông ta. Trong cuộc họp uỷ ban tối cao của đảng ngày hôm qua Mussolini đã tranh cãi kịch liệt với phe đối lập: "Các ông nói đúng, nếu Italy thất bại trong cuộc chiến này, thì quyền lực sẽ được trao trả cho quốc vương. Nhưng hiện tại nước Đức đang nghiên cứu các loại vũ khí mới, nếu thành công trong thời gian tới, thì cục diện chiến tranh sẽ có sự thay đổi". Nhưng đến lúc biểu quyết thì Mussolini thất bại, ông ta do vậy rơi vào trạng thái bị cô lập.


Tuy vậy, Mussolini cho rằng bất cứ kết quả biểu quyết nào cũng không có tác dụng, không hề có bất kỳ ràng buộc nào với ông ta, nhưng khi nghĩ đến trong cuộc họp của uỷ ban tối cao, ngay cả con rể của ông ta, nguyên bộ trưởng ngoại giao Siano cũng phản đối ông ta, trong lòng Mussolini ngoài sự giận dữ còn xen lẫn một dự cảm bất trắc mơ hồ.


Mussolini bước lên tấm thảm đỏ trải thềm điện, vị quan chức phụ trách lễ tân nồng nhiệt bước, tới đón ông ta. Mussolini vô tình nhìn thấy số lính cận vệ gác ngoài cổng hình như đông hơn ngày thường, người phụ trách lễ tân cho biết, quốc vương đang đợi trong phòng khánh tiết.


Khi Mussolini vào gần tới cửa phòng khánh tiết, quốc vương phá lệ thân chinh bước ra đón từ cửa phòng, Mussolini phát hiện ra hôm nay quốc vương bỏ thói quen mang mặc thường ngày mà mang trên mình bộ quân phục đại nguyên soái, xung quanh quốc vương còn được bố trí khá nhiều hiến binh, Mussolini bỗng thấy căng thẳng.


Sau vài câu xã giao, quốc vương tươi cười đứng dậy nói: "Ngài thủ tướng kính mến, tình hình đất nước đang trong giờ phút nghiêm trọng, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút, uỷ ban tối cao quyết định bãi miễn mọi chức vụ của ông. Có rất nhiều người lên tiếng chỉ trích ông, chỉ còn tôi là người duy nhất vẫn ủng hộ ông. Do đó, nhằm giữ an toàn cho ông, tôi muốn đặt ông dưới sự bảo vệ của tôi, nguyên soái Badolio Pietro sẽ thay thế ông".


Lúc này, một kẻ thường ngày vẫn ngông cuồng như Mutssolini bỗng mất hẳn vẻ oai phong vốn có, ông ta tái mặt, đứng như trời trồng, yếu đuối và sợ hãi. Những lời nói sau đó của quốc vương ông ta hoàn toàn không nghe thấy, vang trong đầu chỉ lặp đi lặp lại "Hết rồi, hết tất cả rồi!"


Mussolini loạng choạng bước ra ngoài, và được "mời" đến cạnh chiếc xe cứu thương màu trắng đang đợi sẵn.
Cửa xe mở ra. Bên trong đã trực sẵn mấy vệ sĩ súng đạn đầy đủ. Mussolini lên xe, chiếc xe liền chạy vút đi…
Mussolini (1883 - 1945) là trùm độc tài Italy. Năm 1940, cùng với nước Đức gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Khi đưa quân vào Hy Lạp vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân đội Hy Lạp, quân Italy tổn thất nặng. Năm 1941, lại tấn công Liên Xô, nhưng không giành được thắng lợi như mong muốn, cũng năm đó quân Italy thua đau trên chiến trường Bắc Phi, trong nước Italy bị máy bay Đồng minh không kích dữ dội. Do những thất bại quân sự liên tiếp cộng với phong trào đòi dân chủ trong nước không ngừng phát triển, Mussolini đối mặt với sự đả kích và chỉ trích nặng nề, rơi vào tình thế khó khăn cả về nội bộ và ngoại giao. Và như thế, một "César" quyền uy một thời, người sáng lập ra chế độ phát xít ở Italy và đã cầm quyền trong suốt 21 năm liền bỗng chốc trở thành một tù nhân.


10 giờ 45 phút cùng ngày, đài phát thanh Italy thông cáo: "Quốc vương đã phê chuẩn cho phép người đứng đầu chính phủ, ngài B. Mussolini từ chức, đồng thời bổ nhiệm nguyên soái Badolio Pietro thay thế cương vị đó".

Tin tức được truyền đi, mọi người tràn ra đường ăn mừng chính phủ của Mutssolini bị hạ bệ, mong muốn sớm kết thúc chiến tranh, ảnh chân dung của Mutssolini treo khắp nơi nay bị bóc gỡ, bị đốt hoặc xé rách.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 04:14:29 pm »

GIÚP ĐỠ "NGƯỜI ANH EM"

Khi Hitle biết tin Mutssolini bị cách chức và cầm tù, lập tức triệu tập các nhân vật quan trọng trong khối quân sự và chính quyền để bàn đối sách. Nhằm bảo vệ quyền lợi của chế độ phát xít, quyết định đưa ra sau đó là sử dụng lực lượng đặc nhiệm tập kích bất ngờ, giải cứu cho "người anh em" đang gặp hoạn nạn, đồng thời hoạch định kế hoạch mang tên "kế hoạch cây cao su”, chọn Actor Scorzne từ lực lượng đặc nhiệm làm chỉ huy cuộc giải cứu.


Cũng vào ngày 25 tháng 7 đó, trong phòng ăn lớn của khách sạn Eden - Berlin, Scorzne đang say sưa bên bàn tiệc cùng với mấy người bạn. Mấy chiếc vỏ chai rượu nho xứ Bavaria nằm lăn lóc dưới gầm bàn, những cặp mắt của kẻ say đỏ ngầu, họ vừa cười vừa chửi rủa điều gì đó. Trên bục cao, một nữ ca sĩ nổi tiếng, ăn mặc hợp thời trang đang hát, dường như đang là lúc đạt đến cao trào, nhưng Scorzne và mấy người bạn dường như không nghe thấy.


Vào lúc đèn sáng trở lại, một sĩ quan Quốc xã vội vàng đẩy cửa bước vào, đến bên Scorzne đang say khướt thì thầm "Thượng uý, Bộ Tư lệnh căn cứ đang tìm ông khắp nơi. Quốc trưởng sẽ gặp ông tại bản doanh, nghe nói có nhiệm vụ khẩn cấp, máy bay đã sẵn sàng cất cánh".


Nghe nói đích thân Quốc trưởng muốn gặp. Scorzne như tỉnh hẳn, vội vàng gọi mấy tên thuộc hạ thân tín, lên ô tô chạy thẳng đến sân bay. Anh ta vừa trèo lên máy bay, vừa nói với viên phi công đã ngồi đợi mấy tiếng đồng hồ: "Nhanh lên, về Lasdenbor".


Ngay buổi tối hôm đó, Scorzne đã đến đại bản doanh của Hitle. Đại bản doanh thường được gọi với cái tên "Hang sói", nằm ở trên một ngọn đồi nhỏ xung quanh có những cánh rừng bao bọc tại Lasdenbor. Đây là biệt thự riêng của quốc trưởng Adolfer Hitle. Hàng năm, Hitle dành khá nhiều thời gian đến đây nghỉ tĩnh dưỡng chữa bệnh, hít thở không khí trong lành. Nơi đây được bố trí một tiểu đoàn tăng cường làm nhiệm vụ bảo vệ, xung quanh khu vực được bố trí các ụ súng pháo cao xạ và súng máy phòng không, hình thành hệ thống phòng không hoàn chỉnh của đại bản doanh.


Có tất cả sáu sĩ quan được mời đến, Scorzne bước vào phòng khách của quốc trưởng, phát hiện mình là người có tuổi đời và cấp bậc thấp nhất. Nhưng anh ta không hề cảm thấy e ngại, thiếu tự tin, trong thâm tâm anh ta vẫn coi thường những kẻ võ biền cứng nhắc đó. Bọn họ đợi trong phòng khách rộng lớn, một lát sau Hitle bước vào trong trang phục quân đội SS.


Sáu người vụt đứng dậy chào theo nghi lễ quân đội "Trong các anh ai là người thông thạo tình hình Italy?” Hitle ngồi vào chiếc ghế dành riêng cho ông ta và hỏi.

"Có tôi" chỉ mình Scorzne lên tiếng.

"Các anh có quan điểm như thế nào về nước Italy?"

"Đó là người bạn trung thành nhất của chúng ta", "là người bạn của phe trục". Hitle nghe những lời sáo rỗng trên thì không thể hiện phản ứng gì. 

“Tôi là người Áo" Seorzne trả lời khác hẳn với người khác. Mọi người có mặt kinh ngạc liếc nhìn viên thượng uý, anh ta dám trả lời khác với điều mà quốc trưởng hỏi.

Nhưng, trong thâm tâm Scorzne hiểu rõ hơn ai hết. Anh ta biết gốc gác tổ tiên Hitle là người Áo, sẽ có mối đồng cảm với anh về việc trước đây Italy đã chiếm miền Nam tươi đẹp của vương quốc Áo cổ.

"Một mình thượng uý Scorzne ở lại". Sau một hồi im lặng, Hitle đưa ra sự lựa chọn.

Trong phòng lúc này chỉ còn lại hai người.

Scorzne cảm thấy một niềm tự hào chưa bao giờ được hưởng đang dâng trào, máu trong người như đang sục sôi. Sự kích đọng khiến Scorzne có vẻ căng thẳng.

Hitle đưa cho Scorzne xem bức điện của đại sứ quán Đức tại Roma báo về, báo tin Mutssolini không trở về phủ thủ tướng.

Scorzne xem hết bức điện, Hitle đập tay vào mặt bàn lớn tiếng:"Chúng ta không thể bỏ rơi bạn cũ, phải cứu thủ lĩnh người Italy này? Không thể tin tưởng vào Badolio được, ông ta nhất định sẽ thoả thuận ngầm với Anh và Mỹ. Ông ta nắm được Mussolini trong tay sẽ lấy đó để mặc cả với Anh và Mỹ. Nếu chúng ta kiểm soát được Italy thì rất có lợi cho ổn định cục diện mặt trận phía Nam!"

Scorzne chăm chú ngắm nhìn quốc trưởng, chờ nhận mệnh lệnh.

"Nhiệm vụ của anh rất rõ ràng, tôi chuẩn bị để đội đột kích của anh thực hiện nhiệm vụ tìm cứu Mussolini. Anh thấy thế nào? Có làm được không?". Hitle rõ ràng đã gửi gắm hy vọng vào người đồng hương nước Áo của ông ta.

Nghe xong chỉ thị của quốc trưởng, Scorzne cảm thấy bất ngờ. Ai ngờ đội đột kích nhỏ ngay trong lần đầu tiên lại được giao nhiệm vụ quan trọng và khó khăn như vậy. Nhưng với con người luôn tự phụ và thích mạo hiểm như Scorzne, anh ta không hề do dự, đứng vứt dậy cất cao giọng: " Tất nhiên là được. Người Áo không có gì là không làm được".


Hitle rất vui mừng, cuối cùng nhấn mạnh nói "Ngoài anh ra, chỉ có năm người được biết chuyện này, cần tuyệt đối giữ bí mật. Anh có thể lựa chọn phương thức mà anh muốn, thông qua tướng Selin ở mặt trận phía Nam, điều động bất cứ lực lượng tác chiến hải, lục, không quân nào để hiệp đồng giải cứu Mussolini. Nhưng vấn đề là ở chỗ hiện chúng ta vẫn chưa biết Mussolini bị giam ở đâu. Chúc anh thành công, thượng uý".

"Rõ, thưa quốc trưởng".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 04:15:36 pm »

SCORZNE

Actor Scorzne là đội trưởng đội đặc nhiệm "Đội đột kích Thần ưng" đầu tiên của Đức. Sinh ngày 12 tháng 6 năm 1908 tại Vienna, thủ đô nước Áo, tổ tiên là người Slave, bố anh ta làm thợ thủ công. Scorzne khác với đa phần những người đồng hương Áo của mình, anh có tính cách giống với tổ tiên Slave: phóng túng, cứng rắn, cẩn thận và dũng mãnh. Anh ta đã tốt nghiệp đại học Vienna, gia nhập Đảng quốc xã từ rất sớm, và là một trong ít những đảng viên thuộc tầng lớp trí thức. Do say mê nghề phi công, năm 1938 khi Áo bị Đức xâm lược, Scorzne, khi đó đã 30 tuổi, tham gia trong lực lượng không quân Đức, tham dự khoá huấn luyện bay 6 tháng. Vì bất hoà trong quan hệ với giáo viên huấn luyện, nên sau đó bí đánh trượt với lý do không phù hợp với yêu cầu bay. Sau này, Scorzne được chọn vào sư đoàn thiết giáp Adolfer Hitle. Với vốn kiến thức và sự năng nổ sẵn có, Scorzne rất nhanh được phát hiện, được bổ nhiệm làm sĩ quan thực tập. Sau đó, anh ta lại chuyển sang sư đoàn thiết giáp ISS. Từ năm 1940 đến 1941 tham gia chiến dịch tấn công vào Balcan, Rumani, Hungari, Moscow; do tính cách bướng bỉnh, phóng túng đôi khi chống lại mệnh lệnh của cấp trên, nên cho dù anh ta lập nhiều chiến tích nhưng quân hàm chỉ dừng lại trung uý, trái ngược với tham vọng mãnh liệt của anh ta.


Một cơ hội ngẫu nhiên đã khiến những sức mạnh tiềm tàng trong con người Scorzne được phát huy tác dụng. Cuối cùng, anh ta đã tìm được chỗ đứng để thể hiện tài năng, cương vị mới này phù hợp với tính cách thích phiêu lưu mạo hiểm của anh ta.


Mùa xuân 1942, Hitle tức giận vì luôn bị lực lượng đặc nhiệm Anh "Commandos" xuất quỷ nhập thần tiến công, quấy rối, Hitle nảy ra ý định cũng xây dựng một lực lượng tác chiến đặc biệt tương tự như “Commandos". Lúc đầu, Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức e ngại về ý tưởng xây dựng một đội quân bất bình thường, họ đã có quá nhiều kinh nghiệm về những đội quân kỳ quái ra đời từ ý tưởng tuỳ hứng của Hitle, họ cho rằng sẽ không kiểm soát được chính lực lượng đặc nhiệm đó khi đã trao cho họ những quyền hạn đặc biệt.


Nhưng đối với kẻ như Hitle những điều đã quyết định thì không được bàn cãi, Bộ Tư lệnh bắt đầu công tác tuyển chọn nhân sự thích hợp đảm nhiệm xây dựng, huấn luyện và tổ chức lực lượng đặc nhiệm này.
Một ngày tháng 6 năm 1942, Scorzne đang dưỡng bệnh tại quân y viện Berlin thì nhận được lệnh trực tiếp triệu tập gấp quay về Bộ Tư lệnh. “Bộ Tư lệnh cần có những người thông thạo kỹ chiến thuật có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt. Bọn Anh đã sử dụng nhiều lực lượng đột kích nhỏ tập kích thành công vào lực lượng của ta, chúng ta cũng cần có lực lượng tập kích nhỏ của mình. Chúng tôi đã nghiên cứu lý lịch của anh, anh rất thích hợp với công việc này, không rõ quan điểm cá nhân của anh thế nào?", Trưởng ban tác chiến Bộ Tư lệnh nói với anh ta.


"Tôi cảm thấy hết sức vinh dự, đây là lần đầu tiên tôi tìm được vị trí của mình", Scorzne phấn chấn đáp.
Scorzne sau này viết trong hồi ký của mình: "Tôi là người liều mạng, bất cẩn, thô bạo và chống lệnh, không phải là một sĩ quan tốt, nhưng tôi có đủ khả năng độc lập chỉ huy một đơn vị đột kích. Nếu "Commandos" của Anh có thể đánh cướp trạm ra đa tại Hà Lan, đánh tập kích vào Bộ Tư lệnh của Rommel tại Bắc Phi, chi viện quân du kích Hi Lạp... những điều đó tôi cũng có thể làm được, và còn có thể làm tốt hơn họ".


Ngày 16 tháng" 5 năm 1943, Scorzne được bổ nhiệm làm đội trưởng đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm FOLIDEN của Đức Quốc Xã và được thăng quân hàm thượng uý. Bộ Tư lệnh điều một liên đội chiến đấu dũng mãnh từ trận tuyến Đức - Nga trở về đặt dưới quyền huấn luyện của Seorzne.


FOLIDEN là tên địa danh nơi đội đặc nhiệm đóng quân, nằm trong một công viên tự nhiên gần Berlin, với diện tích hơn 10.000 km2, nơi này vẫn giữ được vẻ hoang sơ có núi đồi, rừng cây, khe suối tự nhiên, đây là địa điểm huấn luyện lý tưởng. Do đó tên đơn vị đặc nhiệm được gọi là "Đội đột kích FOLIDEN", Scorzne không thích cái tên ấy, hắn nghĩ ra một cái tên độc đáo - "Đội đột kích Thần ưng" với mong muốn "Thần ưng" sẽ tung hoành ngang dọc, nổi tiếng khắp Châu Âu.


Về mặt vũ khí, trang bị của "Đội đột kích Thần ưng" mới thành lập không thể so sánh với lực lượng "Commandos" của Anh. Scorzne một mặt say sưa nghiên cứu kỹ chiến thuật của "Commandos" một mặt tìm cách bổ sung trang bị vũ khí hiện đại qua nhiều nguồn khác nhau. Trong đó bao gồm cả súng liên thanh có ống giảm thanh, thuốc nổ có sức công phá lớn, thiết bị thông tin vô tuyến... Rất nhanh, nhờ vào sự đổi mới trong vũ khí trang bị, "đội đột kích Thần ưng" đã hội tụ được sức chiến đấu phi thường.


Lực lượng đặc nhiệm của Scorzne đã hoàn thành tốt mọi công tác chuẩn bị, nay chỉ còn chờ thượng đế ban cho họ cơ hội để thể hiện khả năng.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM