Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:04:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới  (Đọc 86754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:17:03 am »

O’ GRADY LÂM NẠN

Ngày 2 tháng 6 năm 1995, như thường lệ đơn vị máy bay chiến đấu số 510 của Không lực Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Aviona (Italia) cho hai chiếc F-16 cất cánh bay đến tuần tiễu tại khu vực "Vùng cấm bay" trên bầu trời Bosnia-Herzegovina.


Lúc 3 giờ chiều ngày hôm đó, thượng uý Scott oGrady và thượng uý Rete điều khiển máy bay bay ở độ cao 600 mét trên khu vực Tây bắc Banja Luka.

Đột nhiên, hệ thống ra đa của máy bay phát tín hiệu báo động. Họ hiểu rằng, máy bay của họ đã bị ra đa tên lửa của người Serb theo dõi. Lúc này, để thoát thân họ vạch ra khá nhiều phương án, trong đó bao gồm cả phương án rải sợi tráng nhôm nhằm gây nhiễu dải sóng ra đa.


Trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, máy bay chiến đấu F16 của Mỹ có thể được gắn tên lửa chống ra đa, cũng có thể có máy bay gây nhiễu chống ra đa đi kèm. Nhưng vì cơ quan tình báo của Bộ Tư lệnh NATO kiên quyết cho rằng khu vực này không còn hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Serb. Do đó trong chuyến bay này các công việc chuẩn bị trên đã không được tiến hành, điều này cũng phần nào quyết định số phận đen đủi của họ.


Khi máy bay vừa vào không phận Bosnia-Herzegovina, hệ thống tên lửa đất đối không "SAM-6" của quân đội Serb đã bắt được mục tiêu. Hệ thống này khi được sử dụng trong cuộc chiến tại Trung Đông năm 1973, trong mấy ngày đầu đã bắn hạ 20 máy bay chiến đấu Israel. Vài ngày trước quân đội Serb đã bí mật đưa hệ thông tên lửa này di chuyển lên phía Nam, khiến NATO phạm sai lầm. Những sợi nhôm và máy bay của Rete tung ra cơ bản đã không có tác dụng hạn chế khả năng bám sát mục tiêu của ra đa đối phương.


Căn cứ vào tọa độ chính xác do ra đa cung cấp, nhân viên trắc thủ Serb ấn nút, tên lửa rời khỏi bệ phóng lao thẳng đến mục tiêu. Hệ thống ra đa trên máy bay của O’ Grady cho thấy có tên lửa đang bay đến. Lúc đó máy bay đang bay lẫn trong mây, không thể nhìn thấy hướng tiếp cận mục tiêu của quả tên lửa. Quả tên lửa thứ nhất phát nổ ở khoảng giữa hai máy bay của O’ Grady và Rete, quả thứ hai đã bắn trúng vào phần thân máy bay của O’ Grady xé máy bay thành hai nửa.


Rete nhìn thấy chớp lửa loé sáng, tiếp đó là tiếng nổ kinh hồn. Anh bắt liên lạc với O’ Grady, không có tín hiệu đáp lại. Do mây quá dày, anh ta cũng không nhìn thấy O’ Grady có kịp nhảy dù hay không, đành vội vàng bay thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.


Trong giây phút máy bay trúng tên lửa, ghế ngồi của O’ Grady tự động bật ra khỏi khoang lái, anh nắm lấy quai dù, bấm vào nút màu vàng, cánh dù được mở ra.

O’ Grady từ từ hạ xuống. Anh ta nhìn xuống mặt đất thấy có một con đường ô tô nằm uốn lượn theo các dãy núi, lúc ẩn lúc hiện, trên đường còn có một chiếc xe tải và một nhóm lính Serb. Anh ta lái dù tránh khỏi tầm nhìn của tốp lính một cách tài tình, lúc 3 giờ 10 phút tiếp đất an toàn. Anh vội vàng tháo lấy túi cứu hộ, máy thông tin vô tuyến, đèn tín hiệu, cho tất cả những thứ đó vào trong túi áo chuyên dụng, tiếp đó là vội vàng lẩn vào những lùm cây. Lúc này có khoảng hơn chục lính Serb đang lùng sục.


O’ Grady nhìn thấy lính Serb vãi đạn lung tung và kêu gào điều gì đó. Anh ta không hiểu, đó có lẽ là bọn chúng đang kêu gọi anh ra đầu hàng.

Đêm xuống, dựa vào địa bàn, anh chạy về hướng khu rừng rậm rạp phía tây nam. May mắn cho anh, khu vực này không bị gài mìn, anh ta biết rằng ở Bosnia- Herzegovìna có khoảng từ 2 đến 6 triệu quả mìn đang nằm rải rác đâu đó.


O’ Grady sinh năm 1965 tại New York học bay tại trường đại học hàng không Embry Riddle bang Arizona sau đó được chọn vào học tại trường hàng không tại căn cứ không quân tại bang Texas. Tính đến thời điểm bị bắn hạ, anh đã bay 780 giờ bay ở Hàn Quốc, Đức và Bosnia. Cũng đã từng trải qua khóa huấn luyện dã ngoại 17 ngày tự sinh tồn tại một căn cứ không quân gần Spokane bang Washington. ở nơi đó cũng có địa hình giống như Bosnia – Herzegovina, anh đã học được cách tìm kiếm các loại động thực vật hoang dại ăn cầm hơi, biết được cây cỏ nào có thể ăn được, loại nào không được đụng tới. Trong mấy ngày sau đó anh thường xuyên ăn loại kiến to, nó giúp anh có đủ dũng khí chiến thắng nỗi sợ hãi và cái đói. Điều khó khăn lớn nhất hành hạ anh là nước uống, có lúc anh buộc phải nhai lá cây, có khi lại uống nước mưa. Dựa vào quyển "Hướng dẫn thoát hiểm" dày 130 trang mang theo, anh dùng bọt biển thấm nước mưa dồn vào trong một đồ đựng nhỏ, bỏ vào đó viên thuốc lọc nước là có thể sử dụng được. Trời về đêm khá lạnh, anh rút từ trong túi ra tấm bản đồ cỡ 150 x 80mm phủ lên người. Tấm bản đồ được chế tạo bằng loại giấy không thấm nước có thể dùng để che phủ, chắn gió, lại có thể dùng để hứng nước, quả là tiện lợi...


O’ Grady còn được trang bị máy gắn hệ thống định vị toàn cầu và máy bộ đàm, nhưng anh không dám sử dụng vì ngay ở khu vực xung quanh đó, các binh sĩ Serb đang ra sức tìm kiếm anh ta. Ban ngày, anh trốn dưới hố pháo, lấy cây cỏ ngụy trang, buổi tối lại bò ra tìm đồ ăn. Có lần một con bò đi đến gặm vào giày của anh ta. Có khi giữa ban ngày có máy bay của NATO vọt qua phía trên. Trong hai ngày đầu anh thấy rất khổ sở nhưng về sau đã quen dần. Cũng may khi đó mới là đầu mùa hè, điều kiện tự nhiên còn thuận lợi cho anh ta có thể sống sót.


Sách "Hướng dẫn thoát hiểm" dạy rằng, người phi công sau khi bị bắn rơi không được phép lập tức sử dụng thiết bị thông tin vô tuyến, điều này sẽ làm bộc lộ vị trí ẩn ấp của phi công đó, phi công chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Do vậy, anh ta bắt buộc phải chờ đợi thời cơ. Anh vẫn thấy mình quả vẫn cao số lắm, tên lửa tại sao lại còn tránh không làm tan nát buồng lái?
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:18:18 am »

TRIỂN KHAI TÌM KIẾM

Sau khi chiết F-16 của O’Grady bị bắn hạ, NATO huy động tất cả các biện pháp trinh sát, tìm kiếm trên diện rộng theo kiểu rà quét toàn bộ khu vực. Máy bay của NATO và vệ tinh gián điệp của Mỹ thường xuyên rà soát khu vực O’ Grady bị bắn rơi nhằm tìm kiếm, thu nhận tín hiệu liên lạc vô tuyến của anh ta.


Cục tình báo CIA được lệnh sử dụng vệ tinh gián điệp với biệt danh "Gió lốc" và vệ tinh "Chai rượu lớn” trị giá 5 triệu USD theo dõi, tìm bắt tín hiệu liên lạc của O’ Grady; sử dụng vệ tinh chụp ảnh "Mắt khóa - 11" và vệ tinh chụp ảnh bằng sóng ra đa "Gậy côn cầu” theo dõi khu vực nghi vấn.


Vệ tinh "Mắt khóa - 11" có thể chụp ảnh mặt đất xuyên qua các đám mây, vệ tinh chụp ảnh ra đa "Gậy côn cầu' có thể phát hiện được các vật thể ngay trong điều kiện thời tiết có mây mù, mưa, bụi, và có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm.


Cục An ninh Quốc gia Mỹ được lệnh vào cuộc, nhưng cả cơ quan tình báo trung ương và Cục an ninh quốc gia cũng không thu được tín hiệu liên lạc của O’ Grady.

Trên thực tế, O’ Grady cũng đã từng dùng máy thông tin xách tay liên lạc gọi cấp cứu song các vệ tinh gián điệp đã không thu được tín hiệu này.

Một hôm, Cục an ninh Quốc gia chặn thu được cú điện đàm của phía quân Serb qua đó được biết, phía Serb đã phát hiện ra dù của O' Grady, nhưng chưa bắt được phi công. Điều này cho thấy rất có thể O' Grady đã trốn thoát và đang còn sống. Lại có lần, máy bay của NATO nhận được tín hiệu cấp cứu song do sóng quá yếu, phi công nghi ngờ rằng đó chính là O' Grady.


Khi những thông tin này được báo cáo lên trên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính đến khả năng phái lực lượng đặc nhiệm đến giải cứu, nhưng lại có ý kiến cho rằng đây có thể là cái bẫy của người Serb bày ra, có thể họ đã bắt được O' Grady và đang cố gắng dụ quân Mỹ vào bẫy.


Lại nói sau 6 ngày đêm chui lủi trong rừng, O’ Grady tự thấy không thể chờ đợi thêm được nữa, anh ta thấy mình đang yếu dần đi. Nhiệt độ cơ thể đã hạ xuống ranh giới nguy hiểm, nguồn pin của bộ đàm cũng chỉ còn đủ cho nhiều nhất là 7 tiếng hoạt động.


Nửa đêm ngày 7 tháng 6, O' Grady đột nhiên bị đánh thức bởi tiếng "Tút, tút, tút" từ máy bộ đàm, anh vội vàng áp tai vào máy thông tin có kích cỡ dài 5 inch rộng 21inch(1) (1 inch nhằng 2,54 cm) bán kính liên lạc 65km.


Lúc này, trong loa phát ra tiếng gọi mà anh mong đợi từ lâu "số 52, số 11 đang gọi!". Tim của O' Grady như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực vì vui mừng "Số 52" chính là mật hiệu của O' Grady, còn "số 11" là của thượng uý Handford. Handford đã lùng tìm sóng liên lạc của O' Grady trong hơn một giờ nhiên liệu còn lại của máy bay chỉ cho phép anh ta ở lại khu vực đó khoảng 3 phút.


O' Grady bị xúc động mạnh, anh ta hiểu rằng, chỉ có liên lạc được với số 11, anh ta mới có hy vọng trở về, vậy là anh tiếp tục gắng sức nói thông tin "Số 52 đã nhận tín hiệu, tiếng của anh nghe rất rõ!".

Có thể do nguồn pin bộ đàm của O' Grady đã yếu nên Handford không nghe rõ câu trả lời của anh, Handford gọi tiếp: "Số 11, xin hãy giữ liên lạc, tín hiệu đã mất. Đề nghị tiếp tục giữ liên lạc".

O' Grady tiếp tục gọi "Số 11! Tôi là 52, tiếng của anh tôi nghe rất rõ!".

"Tôi vẫn sống! Tôi vẫn sống!" O’ Grady phấn khởi kêu lên.

Handford lập tức hỏi vặn lại "ở Hàn Quốc, anh thuộc biên đội nào?"

O’ Grady lập tức đáp lại "Jewate, Jewate!" Đây là mật danh biên đội máy bay chiến đấu số 80 của Mỹ đóng tại Hàn Quốc.

"Đã rõ, anh vẫn còn sống, rất vui mừng khi nghe thấy tiếng của anh!". Giọng của thượng uý Handford hơi run vì anh ta đang xúc động mạnh. "Hãy đợi ở đó, tôi lập tức quay về báo cáo, gọi người đến cứu anh! Hết!".


Khoảng 1 giờ sáng ngày 8 tháng 6 năm 1995, thượng tướng Smith Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ tại Châu Âu kiêm Tư lệnh NATO tại Nam Tư bị tiếng chuông điện thoại đánh thức. Đó là điện của trực ban tác chiến Bộ Tư lệnh lực lượng NATO tại Nam Tư, nội dung như sau: "Báo cáo thượng tướng, đã tìm được số 52".


Smith lập tức trở lên phấn chấn. Nghe xong báo cáo tướng Smith lập tức nhấc máy điện thoại gọi cho thượng tá Tư lệnh Hải quân viễn chinh Mỹ Mactin Burne, tham khảo ý kiến của trung tá về việc giải cứu cho thượng uý phi công máy bay F-16 O' Grady, lúc này lực lượng của thượng tá Burne đang ở trên chiếc tàu vận tải "Cheasha" thả neo ngoài khơi biển Adriatic đợi lệnh. Lực lượng quân viễn chinh này đã từng nhiều lần đảm nhiệm những nhiệm vụ nguy hiểm đã khá quen thuộc với những tình huống căng thẳng, ác liệt.


Thượng tá Burne 47 tuổi, trước đây từng là đại đội trưởng trong chiến tranh Việt Nam, hiện tại vẫn cử được tạ 300 pound(1) (1 pound bằng 0,4536kg), phản xạ còn rất linh hoạt, rất được tướng Smith coi trọng, tướng Smith muốn lần này giao cho Burne nhiệm vụ giải cứu cho thượng uý phi công O' Grady.


Qua hệ thống điện thoại được mã hoá bảo mật, hai người cân nhắc những nguy hiểm có thể gặp phải khi tiến hành kế hoạch giải cứu. Quyết định đưa ra là phải lập tức cử người đi giải cứu, song vấn đề lại nằm ở chỗ sự an toàn của lực lượng này lại không được bảo đảm.


Nếu chỉ cử 1 đến 2 chiếc trực thăng bay vào Bosnia- Herzegovina, rất có thể sẽ bị các giàn tên lửa SAM-6 của quân Serb bắn rơi dễ dàng. Nếu đợi đến lúc trời sáng để tập trung đủ lực lượng đủ mạnh, thì cho dù có vấp phải sự kháng cự của quân Serb, họ vẫn có đủ sức chế áp được bọn chúng. Nhưng vấn đề tồn tại đó là họ không biết được O' Grady có thể sống được đến lúc đó hay không, do đó biện pháp tốt nhất là thực hiện giải cứu trước lúc trời sáng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:20:13 am »

CUỘC ĐỘT KÍCH

Vào lúc 4 giờ 40 giờ địa phương, tướng Smith lại một lần nữa gọi điện cho thượng tá Burne ra lệnh "Lập tức triển khai theo kế hoạch".

Lúc này còn 2 tiếng nữa là trời sáng. Burne vừa đặt điện thoại liền lệnh cho trực ban báo động tập hợp lực lượng đặc nhiệm lên boong tàu.

Các lính đặc nhiệm đang ngủ say, vùng dậy ngay khi nghe tiếng hiệu lệnh. Những người lính dù đã trải qua nhiều đợt diễn tập, nay chuẩn bị bước vào một trận chiến thực sự vẫn không tránh được đôi chút cảm giác căng thẳng.

Họ cầm lấy vũ khí trang bị của mình và nhanh chóng chạy lên boong tàu nơi là bãi đỗ của máy bay. Thượng tá Burne đã nai nịt gọn gàng đứng đợi họ. Ông ta giới thiệu và phân công ngắn gọn nhiệm vụ, nhắc nhở những điều cần chú ý, cuối cùng hạ lệnh: "Xuất phát!"


5 giờ 45 phút sáng, một lực lượng quân sự khá đông đảo được tập kết trên khoảng không gần bờ biển Croatia. Trong đó có 8 hiếu máy bay cất cánh từ tàu vận tải "Cheasha", gồm hai trực thăng CH-53E chở đội đặc nhiệm hải quân 41 người, hai chiếc trực thăng AH-1W, 4 chiếc AV-8B chuyên dụng của hải quân cất cánh thẳng đứng. Ngoài ra còn máy bay ném bom F/A 18 cất cánh từ hàng không mẫu hạm "Roossevel", các máy bay chiến đấu F-16, máy bay ném bom chiến đấu F-15, máy bay EF-111 cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ Aviona tại Italia, làm nhiệm vụ bảo vệ và tiến công lực lượng mặt đất của địch, một chiếc máy bay trinh sát báo động sớm E-3B được huy động làm nhiệm vụ chỉ huy và dẫn đường trên không.


Nhằm giảm nguy cơ bị tấn công bằng hỏa lực mặt đất, đảm bảo tính bất ngờ của hành động, tốp máy bay trực thăng tiến vào lãnh thổ Bosnia-Herzegovina với tốc độ trên 320 km/h. Máy bay bay sát ngọn cây, nếu đối phương vừa kịp nhìn thấy thì máy bay đã kịp vọt qua đầu.


Lúc này O’ Grady đang sốt ruột chờ đợi trong khu rừng thông. Trong hẻm núi khói sương mù mịt. Điều kiện thời tiết như vậy sẽ tạo thuận lợi giúp cho máy bay tránh được sự săn lùng và tấn công của lính Serb, nhưng cũng có thể vì thế mà máy bay lại sẽ không tìm được nơi O' Grady ẩn náu, như vậy thì hậu quả thật quá tai hại.


Lúc 6 giờ 12 phút, O' Grady lạnh đến run người, anh móc bộ đàm liên lạc với tốp máy bay đang bay đến.
"Tất cả bình thưởng, tôi đã chuẩn bị xong !" O' Grady vội vã báo cáo. Anh ta biết tình hình khá nguy hiểm, lính Serb nếu nghe thấy tiếng động cơ trực thăng sẽ xông đến đây rất nhanh.


Trên thực tế, người Serb đã phát hiện được hành động của lực lượng Hải quân lục chiến Mỹ.

Lúc 6 giờ 20 phút, một chiến EA-6B của Mỹ phát hiện ra đa của quân đội Serb đang theo dõi tốp máy bay Mỹ, liền tiến hành gây nhiễu điện tử. Máy bay F-16 lập tức ào đến công kích.

Lúc 6 giờ 35 phút AH-1W phát hiện được tín hiệu khói màu vàng do AGLD phát ra. Lúc 6 giờ 44 chiếc CH-53E thứ nhất hạ cánh, lực lượng đặc nhiệm nhảy ra khỏi máy bay, nhanh chóng quây thành vòng tròn phòng ngự xung quanh. Tiếp sau đó là chiến thứ hai trên chở thượng tá Burne hạ cánh nhưng do hạ xuống cạnh vỉa đá, lại tiếp giáp với hàng rào thép gai, do đó cửa sau không thể mở ra, máy bay lại cất cánh lên và hạ xuống chỗ khác.


Chiếc máy bay vừa lại chạm đất, Burne đã nhìn thấy O' Grady mình mẩy đẫm nước, tay nắm chặt khẩu súng ngắn cỡ nòng 9 ly chạy như bay ra từ sau các bụi cây về hướng máy bay.

Trong tiếng động cơ vang rền, vài lính đặc nhiệm vội vã kéo O' Grady lên máy bay. Thượng tá Burne hạ lệnh các máy bay thay nhau yểm trợ, lần lượt cất cánh rời khỏi khu vực. Từ lúc hạ cánh đến khi cất cánh cả quá trình chỉ diễn ra trong 3 phút.


Trên máy bay, lính đặc nhiệm nhanh chóng lột bỏ quần áo ướt của O' Grady, cuộn anh ta vào thảm len. Thượng uý O' Grady cảm động rưng rưng nước mắt nhìn sang Thượng tá Burne, nói: "Xin cảm ơn các bạn Burne cảm động vỗ vỗ vào vai O’ Grady. Một lính đặc nhiệm đưa cho O' Grady suất ăn nhanh gồm cơm và thịt lợn. Đây là loại cơm hộp đóng trong vỏ nhựa, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy mùi vị chẳng có gì hấp dẫn, ngay cả lính Mỹ cũng chẳng thích thú món này cho lắm. Nhưng lúc này O’ Grady vội vàng đỡ lấy và ngấu nghiến nhai nuốt, anh ta đã bị đói lâu quá.


Khi trực thăng bay ra khỏi vùng sương mù, trời đã sáng rõ, mặt trời chiếu ánh sáng lên thân chiếc máy Bosnia-Herzegovina nặng nề, khiến nó trông khá đẹp mắt, nhưng cho đến giờ phút này vấn đề an toàn vẫn chưa bảo đảm.


Quả nhiên, lúc 6 giờ 45, một quả tên lửa bay sạt qua từ bên trái máy bay, cũng là loại SAM-6 đã bắn rơi chiếc F-16 của O' Grady. Anh không khỏi một phen sợ hãi.

Đội bay lập tức hạ thấp độ cao, bay vòng vèo ở độ cao cách mặt đất 100m với tốc độ 290km/h. Với độ cao này tuy có thể tạm thời tránh được sự tấn công của tên lửa, nhưng lại không tránh được hỏa lực bắn lên từ các loại vũ khí hạng nhẹ trên mặt đất.


Lúc đó, súng của lính Serb đã nhằm vào chiếc máy bay, một viên đạn xuyên qua thùng xăng rồi xuyên vào bi đông nước của một lính đặc nhiệm, một người lính khác vội vã chĩa súng xuống mặt đất bắn quét một hồi. Thượng tá Burne, người đã dày dạn kinh nghiệp quay sang động viên mọi người "Các bạn trẻ, đừng lo lắng, không có vấn đề gì đâu”.


Chiếc trinh sát điện tử EA-6B nãy giờ vẫn theo dõi, yểm trợ tốp máy bay, yêu cầu cho tiêu diệt trạm ra đa. Yêu cầu này không được chấp thuận vì Bộ chỉ huy e ngại làm như vậy sẽ khiến cuộc chiến leo thang, phía người Serb sẽ bắt cóc càng nhiều con tin người Mỹ và bắn thêm nhiều máy bay NATO. Lực lượng đột kích chỉ có thể thoát hiểm dựa vào khả năng của bản thân. Lúc 7 giờ 40 chiếc CH-53E chở Thượng tá Burne và thượng uý O' Grady hạ cánh xuống boong tàu "Cheasha".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:21:04 am »

Thượng uý O' Grady sắc mặt vàng võ mỉm cười bước ra khỏi máy bay, lập tức được đưa vào phòng y tế để truyền dịch và điều trị các vết bỏng. Tiếp đó, cha tuyên uý bước vào phòng đến bên giường của O' Grady cầu nguyện cám ơn thượng đế. Thượng tướng Smith lập tức báo lại tin O' Grady được giải cứu thành công lên Sullivan Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Liên quân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Perry, tổng thống B.Clinton, Cố vấn An ninh tổng thống KL cũng nhanh chóng được thông báo thông tin này và tỏ ý rất vui mừng.


Nhưng có lẽ vui mừng nhất vẫn là những người thân của O' Grady. Anh có một gia đình đầm ấm. Cha anh ông Wilham O' Grady là báo sỹ chuyên khoa ngoại, bà mẹ chuyên nội trợ, quản lý gia đình, em gái Stasi là một giáo viên của bang Ilinois, em trai Paul chuẩn bị vào trường đào tạo bác sĩ nha khoa tại miền bắc bang Carolina. Ngày 2 tháng 6 khi nhận được tin O' Grady mất tích tại Bosnia-Herzegovina, mọi người rất đau khổ, mọi người đều quay về ngôi nhà của ông bố tại Alisadria thuộc bang Virginia. Lúc đầu cha anh đã tưởng rằng con trai ông có thể đã thết, báo chí đưa tin, thượng uý Reite bay cùng con ông đã không nhìn thấy O' Grady được phóng ra ngoài khi máy bay trúng đạn. Sau này, lại có tin, không lực Hoa Kỳ đã thu được tín hiệu do một phi công phát ra, có thể con trai ông vẫn còn sống. Ông rất vui mừng, chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra.


Cả gia đình mòn mỏi trong chờ mong, 1 giờ sáng ngày 8 tháng 6 chuông điện thoại bất ngờ reo vang. Người gọi là một sĩ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ: "Thưa ông W.O' Grady, chúng tôi có một tin tức quan trọng cần thông báo. Con trai của ông bà, thượng uý O' Grady đã được cứu thoát, hiện nay anh ấy đã trở về tàu”.


Ông W.O' Grady ngày thường gặp chuyện gì cũng rất bình thản nhưng lúc này cũng không kiềm chế được nỗi vui sướng, vội hỏi "Tôi có thể nói chuyện với con trai tôi không?"

"Ngay bây giờ thì chưa thể được, nhưng tôi nghĩ anh ấy chắc chắn sắp điện về cho ông bà".

Ông W.O' Grady khoác vội chiếc áo ngủ sang gõ cửa phòng con trai, con gái thông báo với họ tin tức quan trọng đó, mọi người reo mừng, ôm hôn nhau sung sướng.

Hai mươi phút sau lại có tiếng chuông điện thoại. Đó là điện gọi từ lực lượng Hải quân, thông báo O' Grady đã được giải thoát. Cả nhà vội vã mở tivi, hy vọng sẽ được nhìn thấy hình bóng của O' Grady xuất hiện trong bản tin.

Lúc 2 giờ sáng, chuông điện thoại lại reo vang. Lần này là điện thoại của tổng thống Bin Clinton gọi đến: “Tôi vô cùng vui mừng trước sự kiện con trai ông bà được cứu thoát". B.Clinton phấn khởi nói.

Ông W.O' Grady rất cảm động trước sự quan tâm của tổng thống: "Xin cám ơn ngài tổng thống!".

Lúc 3 giờ 30 phút, O' Grady gọi điện về nhà từ tàu Hải quân đậu trên biển Adriatic. Không đợi ông W.O' Grady nói hết câu, Stasi đã nói tranh từ máy điện thoại mắc song song, cô hỏi anh dồn dập, khiến anh không kịp trả lời, cô còn hỏi anh: "Anh O' Grady, anh có biết cả nhà yêu quí anh đến mức nào không?".


Sáng sớm ngày 8 tháng 6, mẹ của O' Grady đang ở Seattle. Một sĩ quan hải quân đến báo cho bà biết tin con trai bà đã trở về, khi đó bà đã xúc động ngã lăn ra sàn bất tỉnh. Buổi sáng hôm đó khi được phóng viên phỏng vấn, bà đã trả lời hóm hỉnh: “Vậy là đến khi con trai tôi trở về, sẽ có thêm chuyện để kế cho nó". Ngày hôm sau, bà đáp máy bay sang Italy thăm con trai.

Chiều ngày 8 tháng 6, tổng thống B. Clinton gọi điện cho O' Grady. Ông nói: "Những ngày gần đây cả nước đều lo lắng cho anh. Bây giờ anh đã trở về cả nước đều mừng vui. Gia đình anh đã cho mọi người một ấn tượng sâu sắc, họ đã rất tự hào vì anh. Anh là người hùng của nước Mỹ".

O' Grady cảm ơn tổng thống, cảm ơn những đồng đội đã cứu sống anh, cảm ơn tất cả người dân Mỹ đã lo lắng cho anh. Cuối cùng anh nói: "Thượng đế che chở cho nước Mỹ".

Tối ngày 8 tháng 6, trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, tổng thống Clinton đã kể lại câu chuyện thoát hiểm của O' Grady: "Anh ấy vừa rơi xuống, lính Serb đã chạy đến chỗ dù rơi xuống. Anh ta chỉ mất mấy phút đã trốn thoát và bắt đầu cuộc hành trình nguy hiểm như trong một bản trường ca. Tôi tin rằng sau đây sẽ có một bộ phim lớn tái hiện lại câu chuyện này. Chúng ta cho rằng đây sẽ là một bộ phim đáng để xem". Bin Clinton nói tiếp: "Thượng uý O' Grady là một anh hùng dám hy sinh vì nước Mỹ. Sự dũng cảm đồi đầu với hiểm nguy và bất trắc của anh đã khích lệ mọi người chúng ta. Đây sẽ là một câu chuyện huyền thoại có thực".


Ngày 9 tháng 6 năm 1995, khung cảnh tại căn cứ không quân mỹ Aviona tại Italy thật náo nhiệt. Đó cũng là ngày không bao giờ quên trong cuộc đời thượng uý O' Grady. Quân đội Mỹ tổ chức buổi lễ mừng anh trở về, mẹ anh cũng vừa bay đến từ nước Mỹ xa xôi. Có 500 người tham dự buổi lễ này, trong đó có cả sĩ quan Mỹ, người thân và các nhà báo, thượng tá Burne và đội đặc nhiệm của ông cũng có mặt, Burne còn kể lại quá trình giải cứu với các phóng viên.


O' Grady bước lên bục phát biểu với nụ cười rạng rỡ trong khi mắt rưng lệ. Anh nói: "Khi còn kẹt lại bên đó, tôi biết các bạn luôn ở bên tôi. Tôi có thể nghe thấy tiếng nói của các bạn. Tôi cũng hiểu rằng, các bạn sẽ làm tất cả những gì có thể, tôi cám ơn tất cả những điều các bạn đã làm cho tôi, để tôi có thể trở về Aviona, để tôi có thể có mặt tại đây".


Anh quay sang chỉ vào các thành viên lực lượng đặc nhiệm "Họ đã bất chấp hiểm nguy để cứu được tôi. Nếu quí vị muốn tìm người anh hùng, hãy nhìn sang bên đó, họ là những anh hùng thực sự của thế giới. Xin cám ơn Thượng đế”. Nói đến đây anh cảm động quay sang ôm lấy các đồng đội. Đáp lại là tràng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:19:30 am »

6. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM PERU GIẢI CỨU
CON TIN TẠI ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN

Ngày 22 tháng 4 năm 1997, 140 lính đặc nhiệm Peru tập kích bất ngờ vào tòa đại sứ Nhật Bản tại Pê ru, giải cứu thành công cho 72 con tin bị tổ chức vũ trang bất hợp pháp phong trào cách mạng Tupác Amaru bắt giữ, kết thúc vụ khủng hoảng con tin gây chấn động dư luận quốc tế trong suốt 126 ngày.


TIẾNG SÚNG TRONG BÀN TIỆC

Tối ngày 17 tháng 12 năm 1996, cánh cửa đại sứ quán Nhật tại Peru rộng mở, đón chào các vị khách đến
tham dự buổi tiệc chiêu đãi do vợ chồng đại sứ Nhật Bản chủ trì kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Nhật hoàng. Trước đại sứ quán là những dãy ô tô dài của các vị khách được mời. Họ là những quan chức cao cấp của giới quân sự, chính quyền, cá nhân vật danh giá trong xã hội, các quan chức ngoại giao, đại sứ quán công phu nhân, các vị Nhật kiều, người thân của tổng thống Peru Albeto Fujimorri và 490 vị khách thuộc 28 quốc gia tham dự vào buổi tiệc long trọng này. Các quan khách cùng ương whisky, thưởng thức biểu diễn nghệ thuật, tất cả như chìm trong bầu không khí vui vẻ.


Toà Đại sứ quán Nhật tại Peru nằm trong khu phố hoa lệ của thủ đô Lima, đây là một khu nhà lớn và rất sang trọng, phía trong là tòa nhà hai tầng xây dựng bằng kết cấu gạch và gỗ rất trang nhã, phía sau nhà khu sân rộng đến 400 m2, bốn xung quanh là tường cao 3 mét có hệ thống dây thép gai tiếp điện bao bọc. Khoảng 20 giờ 20 phút, buổi tiệc đang sôi động. Bỗng từ 4 phía xung quanh tòa đại sứ vang lên tiếng súng nổ, tiếp đó là một tiếng nổ lớn, bức tường phía bắc sau lưng tòa đại sứ bị phá vỡ một mảng lớn, khoảng 20 thành viên cả nam và nữ thuộc tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru” (MRJA) mặt bịt kín, tay cầm súng đi trên một chiết xe cứu thương xông vào trong sân, các nhân viên an ninh bảo vệ nhanh chóng bị khống chế. Tiếng súng và tiếng nổ khiến cáo quan khách hoảng loạn. Quân khủng bố bắn súng chỉ thiên, ra lệnh bắt mọi người phải nằm sấp xuông đất. Đại sứ của Urugoay đứng dậy phản kháng lập tức bị đánh đập. Sau một tiếng đồng hồ, quân khủng bố tập trung các quan chức cao cấp của chính phủ Peru và các quan chức ngoại giao tại tầng hai, dồn các vị khách người Peru và Nhật kiều xuống. Nhằm tiện kiểm soát, quân bắt cóc nhanh chóng thả tự do cho số phụ nụ và người già, trong đó có cả mẹ và em gái của tổng thống Fujimori, số con tin còn lại 72 người được giữ lại để làm lá bài mặc cả với chính phủ. Chủ mưu vụ bắt cóc này là một trong những thủ lĩnh quan trọng của "phong trào cách mạng Tupác Amaru”, đó là Netror Cerpa Cartolini.


Cerpa sinh năm 1953 tại ngoại ô thủ đô Lima. Năm 1970 khi người cha bị nhà máy cho nghỉ việc, Cerpa bỏ học và bắt đầu đi tìm việc làm, cuối cùng anh vào làm công nhân trong nhà máy của một ông chủ - người Chi Lê. Không bao lâu, anh được bầu là cán sự trưởng của công đoàn của nhà máy. Năm 1978, nhằm phản đối hành động sa thải nhân công của giới chủ, Cerpa dẫn đầu khoảng 250 công nhân chiếm giữ nhà xưởng. Phong trào biểu tình này chỉ kết thúc vào tháng 2 năm 1979 khi 700 cảnh sát được huy động đã áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với các công nhân tham gia bãi công, giữa công nhân và cảnh sát đã xảy ra xung đột khiến một cảnh sát và 6 công nhân thiệt mạng.


Sự kiện này đã làm thay đổi cuộc sống của Cerpa. Khi phong trào bãi công kết thúc, Cerpa và 24 công nhân khác bị giam giữ trong nhà tù vợi tội danh tình nghi giết hại cảnh sát. Cái chết của người công nhân đã tác động mạnh đến Cerpa, khiến Cerpa cảm thấy hình thức đấu tranh công đoàn sẽ không mang lại bao nhiêu kết quả, nó cũng củng cố quyết tâm hành động chống lại chính phủ của Cerpa. Tháng 12 năm 1979, trong đợt ân xá qui mô lớn, Cerpa cùng được phóng thích cùng 20 công nhân. Sau đó vài tuần, Cerpa đã vạch ra kế hoạch chiếm lĩnh văn phòng của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Lima, và đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh tuyệt thực, cuối cùng đã khiến chính phủ buộc phải thả tự do cho những người còn lại đang bị giam giữ.


Sau khi được thả không lâu, Cerpa làm quen với một người thuộc phái tả cấp tiến tên là Victor Polay, lúc này Polay đang có dự định hợp nhất bốn tổ chức cánh tả cấp tiến thành một tổ chức vũ trang chống chính phủ, đây chính là hình thức tổ chức ban đầu của "phong trào Cách mạng Tupác Amaru". Cerpa cũng nhanh chóng trở thành một biệt động thành phố.


Do liên tiếp gây ra các vụ rắc rối, Cerpa bị truy nã tại Lima. Cerpa cũng tự thấy rằng tạm thời không thể trú chân tại thành phố được, anh ta đành trốn đến vùng có nhiều rừng núi tại thị trấn quê hương của hai chiến hữu đồng thời là hai anh em trai Amelige và Laer Jirwanio. Cerpa đã làm quen với em gái nhà Jirwanio là Nanhi và bắt tay vào xây dựng một đội du kích vũ trang. Cho đến nătn 1987, phân đội du kích miền Đông bắc "phong trào cách mạng Tupác Amaru" đã có quân số lên tới vài trăm người ăn vận quân phục rằn ri, trang bị súng AK-47. Sau khi mở rộng thế lực, Cerpa liên tiếp chỉ huy lực lượng này tiến công một số thành phố, phục kích quân chính phủ, cướp đoạt xe hàng, buôn lậu Cocain, đồng thời bắt đầu tiến hành thu "thuế chiến tranh" đối với các hộ nông dân trong khu trực thuộc quyền kiểm soát.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:20:04 am »

Trong khoảng thời gian thế lực của lực lượng vũ trang do Cerpa lãnh đạo đang lớn mạnh, Nanhi vẫn đang tiếp tục theo học và đi làm thêm tại Lima. Năm 1988, khi hai anh trai bị bắt tại tỉnh Sematin, cô không còn cách nào, đành bỏ dở trung học quay về quê hương chăm sóc ba đứa em cả trai lẫn gái. Chẳng bao lâu sau với tài thuyết phục của Cerpa, cô đồng ý dấn thân vào vùng núi cao rừng rậm, trở thành phu nhân của thủ lĩnh Cerpa, công việc chủ yếu của cô là chiêu mộ và huấn luyện lính mới, thăm dò tình hình quân chính phủ. Trong thời gian đầu phía chính phủ chưa nắm được thông tin về cô, do đó cô có thể tự do đi lại ra vào các thành phố và làng mạc dễ dàng, không hề gây sự chú ý nghi ngờ.


Năm 1988 và 1993 cô lần lượt sinh cho Cerpa - hai đứa trẻ một trai một gái. Jimi Tores, nhà báo Peru chuyên theo dõi hành tung của cô nói: "Cô ta đã từng là một cô gái ham vui, nhưng kể từ khi gia nhập vào Tupác Amaru, cô ta đã từ bỏ tất cả, nhất là kể từ khi hai người anh trai bị bắt, cô ta đã trở thành người đàn bà có lòng dạ sắt đá”.


Vào thời điểm con người của Nanhi Jirwanio trở nên cứng cỏi như vậy, tổ chức "Tupác Amaru” cũng đang dần biến tướng, có một thời gian Polay và Cerpa cố tạo cho tổ chức này vẻ bề ngoài ôn hòa để tạo sự khác biệt với một tổ chức vũ trang chống chính phủ lớn khác rất tàn bạo là tổ chức "Con đường sáng”, nhưng về sau này những hành động của họ càng trở nên tàn bạo không kém. Tháng 1 năm 1990 bộ trưởng Quốc phòng đã về hưu của peru là tướng Arbuhal bị ám sát, cảnh sát cho rằng kẻ chủ mưu vụ này chính là Cerpa. Sáu tháng sau thủ lĩnh của "Tupac Amaru" là Polay bị bắt giam. Một lần nữa Cerpa đã thể hiện bản lĩnh hơn người, sai tay chân đào một đường hầm dài tới 250m đến dưới hầm giam của Polay, cứu Polay ra khỏi nhà tù Kanto - nơi được cảnh sát từng tuyên bố được canh phòng cẩn mật, có chắp cánh cũng không bay thoát. Ngoài ra Cerpa còn thường xuyên tổ chức bắt cóc các doanh nhân đòi khoản tiền chuộc lớn. Rất nhiều nhà doanh nghiệp sau khi bị bắt cóc đã bị giam trong các "nhà giam của nhân dân", có một người đã bị chết vì đói. Học giả người Mỹ Mack Lado chuyên nghiên cứu các hoạt động chống lại chính phủ Peru đang biên soạn một tác phẩm về đề tài này, đã nói: "Các nhà tù của nhân dân" đó trên thực tế rất nhỏ hẹp, đó là những phòng giam bí mật xung quanh không có cửa sổ, con tin bị giam giữ trong khoảng không gian nhỏ hẹp tồi tăm như vậy hàng mấy tháng ròng. Về điểm này, nếu hiện nay Cerpa và đồng bọn còn lên tiếng, chỉ trích chính phủ giam giữ Polay và đồng bọn trong điều kiện quá tồi tệ thì thật là điều hài hước".


Bước vào thập kỷ 90, trước sự tấn công quyết liệt của lực lượng quân sự và cảnh sát Pêru, tổ chức vũ trang "Tupác Amaru " bắt đầu lao đao. Tiếp đó vì nhằm tranh giành địa bàn buôn lậu ma túy, tổ chức này đã xung đột với tổ chức vũ trang chống chính phủ "Con đường sáng", khiến "Tupác Amaru" đã bị mất mát khá nhiều thành viên cốt cán, tổ chức này do đó bị tổn thất khá trầm trọng.


Năm 1992, quân cảnh sát bắt được Polay, trùm sò của tổ chức này. Nhằm tránh tái diễn lại sai lầm, quân chính phủ đã giam giữ Polay tại một căn hầm bê tông cốt thép vô cùng kiên cố trong căn cứ hải quân tại hải cảng Kaye gần Lima, cùng bị giam tại căn cứ này còn có Abimael Guzman - người sáng lập ra tổ chức "Con đường sáng".


Trước cảnh quân lính lần lượt sa lưới, Cerpa và vợ lại ngoan cố vạch ra một kế hoạch giải cứu, bọn chúng dự định vào cuối năm 1995 sẽ bất ngờ tiến công chiếm lĩnh tòa nhà quốc hội Pêru, bắt giữ toàn bộ các nghị sĩ làm con tin, uy hiếp bắt chính phủ phải trả tự do cho Polay và đồng bọn. Nào ngờ, kế hoạch này đã bị tiết lộ, Cerpa đã lãnh đủ. Ngày 30 tháng 11, Nanhi và đồng bọn là một nữ quái kiệt người Mỹ tên là Buleson cải trang thành phóng viên định trà trộn vào tòa nhà Quốc hội đã bị phát hiện và bắt giữ. Sau đó lần theo đầu mối này lực lượng chống khủng bố của chính phủ Peru đã tìm ra một căn cứ của lực lượng "Tupác Amaru" ngay tại Lima. Sau 11 giờ đồng hồ đấu súng quyết liệt, kết quả đã bắt được nhân vật lãnh đạo thứ 2 của "Tupác Amaru" là Linku và 21 tay chân đắc lực, thu giữ số lượng lớn vũ khí đạn dược. Lúc đó Cerpa đang trốn ở một địa điểm khác nên may mắn lọt lưới. Nghe nói, để ép buộc Nanhi khai ra nơi lẩn trốn của chồng cảnh sát đã dùng đến các cực hình tra tấn tàn khốc, nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Khi đưa ra tòa án quân sự xét xử, với tội danh phản quốc, Nanhi, Buleson và Linktt bị xử tù chung thân, bị giam trong nhà tù nhằm trên dãy núi Andes miền Nam Peru ở độ cao 13.000 m so với mặt biển. Cerpa đã co lại và rút về căn cứ cuối cùng của "Tupác Amaru".


"Phong trào cách mạng Tupác Amaru" với quân số lúc đó khoảng gần 600 người, là một trong những lực lượng du kích phái tả hoạt động mạnh tại Pêru, tuy quân số khi đông nhất cũng không quá nghìn người - thấp hơn nhiều so với lực lượng "Con đường sáng” với quân số lúc cao lên tới hàng vạn người, nhưng các du kích của "Tupác Amaru" rất quả cảm và ngoan cường trong chiến đấu, bọn họ trong nhiều năm liền đã trở thành một mối đe doạ thường trực đối với các nhà cầm quyền Pêru.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:20:57 am »

Tổ chức "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" thành lập năm 1984, tên của tổ chức này có xuất xứ khá lâu đời. Vào những năm 70 của thế kỷ XVI trên triền núi phía bắc của dãy Andes có vương quốc "Vilcabamba" của người Inca. Vị vua của vương quốc này đã từng dẫn đầu thần dân của mình tiến hành cuộc chiến đấu gian khổ, hào hùng chống lại sự xâm lược của người Tây Ban Nha, tên của vị vua này là "Tupác Amaru". Trong một trận chiến đấu Tupác Amaru không may sa vào tay kẻ thù, bị bắt và sau đó bị hành quyết, nhưng tinh thần phản kháng chống quân xâm lược của người Anhđiêng không vì vậy mà suy giảm. Vào giữa thế kỷ XVIII thủ lĩnh của người Anhđiêng ở dải đất hiện nay là Peru tên là Hasa Manual Kudor đã không chịu khuất phục sự thống trị của người Tây Ban Nha. Ông ta đã lấy tên của tổ tiên người mẹ là "Tupác Amaru" tự đặt cho mình, đứng lên lãnh đạo cuộc bạo động chống lại ách thống trị của người Tây Ban Nha, nhưng cuối cùng ông vẫn chết dưới tay kẻ xâm lược vào năm 1781. "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" đã lấy tên của vị thủ lĩnh người Anhđiêng cổ đại để đặt tên cho tổ chức của nình. Tổ chức này cũng xây dựng tổ chức đấu tranh vũ trang dựa trên mô hình phong trào du kích do lãnh tụ cách mạng Cuba nửa cuối thập niên 60 Che Guevara lãnh đạo. Tổ chức này tuyên truyền mục đích cuồl cùng của họ là nhằm xây dựng "một Xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu mới". Belaske người lãnh đạo của tổ chức này sống lưu vong tại Đức nói, phong trào mà ông ta tham gia lãnh đạo "là tổ chức tiến hành hoạt động đấu tranh vũ trang cách mạng và chiến tranh du kích, không có bất cứ liên hệ gì với chủ nghĩa khủng bố do tổ chức "Con đường sáng” tiến hành". Khi bàn đèn mục tiêu đấu tranh của tổ chức này, Belaske nói: "Chúng tôi là người Mỹ La tinh chúng tôi mơ ước cái "tổ quốc vĩ đại mà Bolivar và Che Guevara mong mỏi". Người sáng lập ra "phong trào cách mạng AML" là Vicrto Polay Compos, Bidru Cadnas. Người lãnh đạo gần đây của tổ chức này chính là kẻ chủ mưu của vụ bắt cóc lần này Cerpa.


Kể từ ngày thành lập "phong trào cách mạng Tupác Amaru" luôn coi giai cấp thống trị Mỹ và chính phủ Peru là kẻ thù và đã tiến hành nhiều cuộc chiến đấu dũng cảm đồng thời cũng chuốc lấy những thất bại nặng nề.

Các phi vụ mà tổ chức này tiến hành chủ yếu là gài mìn, cướp ngân hàng, bắt cóc các đại gia trong giới doanh thương, phục kích, ám sát quan chức cảnh sát Peru và các hoạt động "biệt động thành phổ" khác. Những kẻ ủng hộ thì gọi đây là tổ chức "cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo". Một số người Mỹ tự coi mình là "chuyên gia chống khủng bố” tự khoe rằng hiểu rõ tổ chức này đến chân tơ kẽ tóc thì nói: "Tupác Amaru" từ trước đến nay thành thạo trong các hoạt động bạo lực mang hiệu quả tuyên truyền, có nhiều kịch tính và không nghiêm túc. Đặc điểm của những hành động này là "cố gắng tránh bị thương vong”. Căn cứ hoạt động chủ yếu của tổ chức này là vùng ở miền Đông Pêru. Ở vùng này các tổ chức buôn bán ma túy hoạt động khá công khai, tổ chức này đã giành giật quyền bảo kê, thu phí các hoạt động buôn bán ma túy với tổ chức có ảnh hưởng lớn hơn là tổ chức "Con đường sáng” giữa hai bên đã nhiều lần nảy sinh xung đột. Tổ chức "Con đường sáng" đã gọi "Tupác Amaru" là "bọn phản cách mạng".


Nhiều năm trước "Tupác Amaru" đã nhiều lần tổ chức các vụ tấn công, mà mục tiêu là nhằm vào các cửa hàng gà rán Kentueky. Và trong mỗi lần tấn công, sau khi đã phiếm cửa hàng, họ hết sức lạnh lùng giải tán mọi người có mặt bên trong sau đó nổ súng quét sạch mọi thứ. Trước khi rời khỏi hiện trường, lựu đạn sẽ được quẳng vào chiếc thùng nhựa mà "thiếu tá Sandes" gắn trên biển hiệu xách trong tay.


Tháng 9 năm 1984, một đêm cuối tuần, một số thành viên của tổ chức này đã nã hơn 60 phát đạn vào tòa đại sứ quán Mỹ tại Pêru, sau đó đã xông vào văn phòng của hãng tin tức quốc tế Hoa Kỳ, một nữ biên tập viên tin tức thấy súng trong tay nọ thì sợ chết khiếp, song họ chỉ yêu cầu cô ta phát đi bản tuyên ngôn chúng đã chuẩn bị sẵn. Nội dung chính của văn bản này ngoài việc kêu gọi người nghèo Peru ủng hộ chính nghĩa còn lên án mạnh mẽ sự tham nhũng và hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ. Sau khi làm xong những việc đó, bọn chúng đem những biểu ngữ chống chính phủ dán đầy trong văn phòng rồi bỏ đi. Trong tập kích này, họ không tốn một giọt máu, đã khiến chỉ sau một đêm tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru" nổi tiếng khắp thế giới.


Trong nhiều năm liền, chính phủ Peru vừa phải đối phó với "Con đường sáng" lại phải đương đầu với "phong trào cách mạng Tupác Amaru". Trong suốt mười mấy năm đã bỏ tù 442 thành viên của tổ chức này. Lần lượt bắt giam 15 kẻ cầm đầu thuộc các thế hệ khác nhau, nhiều kẻ trong số đó bị tuyên án tù chung thân. Vụ tấn công vào đại sứ quán Nhật Bản lần này, Cerpa cũng nhằm mục đích đánh đổi lấy 442 thành viên của tổ chức này bị bắt trong đó có cả vợ của hắn là Nanhi. Kế hoạch lần này với mật danh "Phá vỡ im lặng" đã được Cerpa chuẩn bị, kỹ lưỡng và tiến hành sau 8 tháng huấn luyện quân sự? tâm lý và chuẩn bị chu đáo.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:22:27 am »

QUAN HỆ ĐẶC BIỆT NHẬT – PERU

Tính từ năm 1980 trở lại đây, tại Peru đã có 25000 người thiệt mạng do các cuộc khủng bố. Nhằm duy trì trật tự, sau khi lên cầm quyền vào năm 1990, tổng thống FuJimori đã chính thức tuyên chiến với bọn khủng bố, tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng và hiệu quả chống chủ nghĩa khủng bố. Trong nhiệm kỳ đầu của mình ông Fujimori đã giành được những thành tích đáng kể, hai tổ chức khủng bố lớn tại Peru đã suy yếu trước sự tấn công mạnh mẽ của quân chính phủ, nền Kinh tế Peru có bước tăng trưởng rõ rệt, trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất ở Châu Mỹ La tinh. Vì những thành quả này, ông Fujimori được người ta - ví như "khắc tinh của bọn khủng bố, cứu tinh của người nghèo", năm 1995 ông lại trúng cử nhiệm kỳ thứ hai. Trước đây khi ông ra tranh cử chức tổng thống, mẹ ông đã kịch liệt phản đối vì lo lắng sẽ có nhiều bất trắc xảy ra, lúc đó quan điểm của Fujimori là: cho dù tôi có không tồn tại trên thế giới này, cũng kiên trì không thay đổi quyết định. Sau khi nhận chức những cố gắng chống lại chủ nghĩa khủng bố của ông được nhân dân Peru và cộng đồng quốc tế khẳng định và ủng hộ. Nhưng cũng vì thế tổng thống Fujimori trở thành mục tiêu hang đầu của các tổ chức khủng bố.


Không phải ngẫu nhiên mà Cerpa đã lựa chọn thời điểm tấn công vào đại sứ quán Nhật vào ngày tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật Nhật hoàng. Lý do hàng đầu là trong buổi lễ sẽ có khá nhiều nhân vật quan trọng, do đó sẽ có những con tin có trọng lượng để mặc cả với chính phủ. Cerpa cho rằng nếu cầm giữ trong tay những nhân vật cỡ bự thì chẳng còn e ngại chính phủ không đáp ứng các yêu sách, điều kiện đặt ra. Thứ hai là, mục tiêu phấn đấu từ trước đến nay của tổ chức này vẫn là tấn công vào "chủ nghĩa đế quốc". Từ sau khi tổng thống Fujimori lên nắm quyền vào năm 1990, Nhật Bản đã dần dần thay thế vai trò của nước Mỹ ở đây (Nghe nói trong cuộc khủng hoảng con tin lần này cũng có 7 người Mỹ. Ngày 17 tháng 12, đại sứ Mỹ cũng được mời tham dự buổi dạ tiệc, nhưng ông này đã ra về trước khi bọn khủng bố tấn công), người Nhật cũng trở thành một trong những mục tiêu "ưu tiên hàng đầu” của tổ chức "Tupác Amaru”. Những năm trở lại đây, người Nhật tại Peru đã gặp nhiều tai họa. Tại Peru có gần 10.000 người gốc Nhật, tổng thống Fujimori cũng là hậu duệ của người Nhật di cư. Hiện tại, có khá nhiều người gốc Nhật đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực như chính trị, thương mại, họ cũng là những người được hưởng ích lợi trực tiếp từ những chính sách kinh tế của chính phủ Peru. Những năm gần đây giới doanh nghiệp Nhật bị hấp dẫn bởi đất nước Peru có nguồn tài nguyên phong phú và giá thành nhân công lao động rẻ mạt nên đã ào ạt xây dựng nhà xưởng tại Peru, cũng vì vậy các tổ chức khủng bố chống chính phủ tại Peru cũng coi người gốc Nhật và người Nhật là mục tiêu tấn công chủ yếu.


Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 4 năm 1991, đại sứ quán Nhật tại Peru đã hai lần bị tổ chức khủng bố phái cực tả "Con đường sáng" tấn công. Tháng 7 năm 1991 ba chuyên gia nông học Nhật Bản bị lực lượng du kích giết hại tại nơi ở, chính phủ Nhật sau đó phải ngừng việc đưa chuyên gia sang Peru, cùng năm đó trung tâm văn hóa và mấy nhà hàng của người gốc Nhật bị tấn công bằng thuốc nổ. Năm 1993, đại sứ quán Nhật tại Lima bị tấn công bằng thuốc nổ gắn trên xe ô tô.


Từ khi nắm quyền năm 1990, ông Fujimori đã 6 lần sang thăm Nhật Bản, gần như mỗi năm đi thăm một lần, trên cơ sở đặc biệt như vậy, quan hệ Nhật - Peru phát triển nhanh chóng. Tính đến tháng 3 năm 1996 Peru đã nhận được 2270 triệu USD viện trợ kinh tế và khoản vay hỗ trợ phát triển từ chính phủ Nhật, trong khu vực Peru chỉ đứng sau Braxin. Nguồn vốn viện trợ không ngừng chảy vào, Nhật Bản trở thành một trong những bạn hàng chủ yếu của Peru. Quan điểm của tổ chức "Tupác Amaru" cho rằng, những khoản viện trợ khổng lồ đó không những đã củng cố địa vị của những kẻ thống trị, khiến chính phủ càng có sức mạnh tăng cường các hoạt động chống khủng bố, đồng thời nó làm tăng thêm khoản cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội.


Vụ bắt cóc con tin lần này khiến chính phủ Nhật Bản bị sốc, ai có thể ngờ được rằng, số lượng viện trợ kinh tế lớn lại mang lại một đòn đánh bất ngờ như vậy. Dư luận cho rằng, xuất phát từ việc bọn khủng bố cũng lên tiếng tố cáo "chính phủ Nhật can thiệp vào công việc nội bộ của Peru, hậu thuẫn cho "chính sánh kinh tế mang tính hủy diệt" của chính chuyên Fujimori", chính phủ Nhật cần suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa Nhật và Peru sau này. Đối với các doanh nghiệp gần đây đổ xô đầu tư vào Peru xây dựng nhà xưởng thì sự kiện này càng là một đòn nặng ký. Có nguồn tin cho biết, hiệp hội công thương nghiệp Nhật Bản đã hủy bỏ kế hoạch dự định cử đoàn đại biểu đông đảo đến Peru vào tháng 9 năm 1997; Các công ty lớn như Toyota, Panasonic bắt đầu đánh giá lài kế hoạch làm ăn lâu dài của họ tài mảnh đất Peru.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:24:20 am »

SỰ CHUẨN BỊ

Cuộc khủng hoảng con tin tại Peru đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của quốc tế.

Sau khi xảy ra sự việc, 500 lính thuộc đội hành động đặc biệt cảnh sát chiến thuật Peru đã bao vây vòng trong vòng ngoài xung quanh tòa đại sứ quán Nhật, các xạ thủ chiếm giữ các vị trí cao, các ngã ba đường bị phong tỏa nghiêm ngặt.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cục trưởng cục cảnh sát đích thân đến hiện trường trực tiếp nắm tình hình và chi huy. Bọn bắt cóc lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Peru phải trả tự do cho 442 tên đồng bọn hiện đang bị giam giữ, nếu không các con tin sẽ bị giết chết. Cuộc đọ sức giữa những kẻ bắt cóc và lực lượng giải cứu bắt đầu.
Thủ tướng Nhật Bản rất bất bình và lo lắng trước sự kiện này. Ngày 18 tháng 12 phải khá khó khăn ông mới liên lạc được với tổng thống Peru, yêu cầu ông Fujimori ưu tiên bảo đảm vấn đề an toàn cho con tin. Bộ Ngoại giao và phủ thủ tướng Nhật Bản lập ra phòng đối sách nhằm đối phó với vụ bắt cóc vừa diễn ra, thủ tướng trực tiếp lãnh đạo công tác thu thập thông tin và nghiên cứu biện pháp đối phó. Ngay tối hôm đó chính phủ Nhật quyết định khẩn cấp cử ông Ikeda đến Peru giải quyết vấn đề con tin.


Ngày 19 tháng 12, người phụ trách văn phòng thuộc hoàng cung cho biết, Nhật hoàng và hoàng hậu vô cùng lo lắng về sự kiện này. Ông tuyên bố hủy bỏ toàn bộ các hoạt động chúc mừng dự định tổ chức vào ngày sinh nhật của Nhật hoàng như vào cung chúc mừng yến tiệc, tiệc trà. Ngày 19 tháng 12, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố lên án hành vi bắt cóc, giam giữ con tin, yêu cầu những kẻ bắt cóc lập tức trả tự do cho cách nạn nhân. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua tuyên bố tại Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có đoạn nói "Hành động không thể chấp nhận được" của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru" là "hành động tấn công nhằm vào cả cộng đồng quốc tế. Cùng lúc này, các nước Châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ba Lan cũng đồng loạt lên tiếng kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng con tin bằng biện pháp hòa bình. Tổng thống Pháp hối thúc tổng thống Peru quyết đoán giải quyết cuộc khủng hoảng con tin trên cơ sở chủ nghĩa nhân đạo. Bộ trưởng ngoại giao của Anh, Pháp, Đức liên kết kêu gọi chính phủ Pêru, yêu cầu chính phủ Peru đối thoại với bọn bắt cóc, tránh gây đổ máu trong khi giải quyết vấn đề. Tổng thống Nga B.Yeltsin cũng gửi thư cho lãnh đạo 8 nước đã tham gia Hội nghị quốc tế chống hoạt động khủng bố năm 1995, kiến nghị chính phủ của 8 quốc gia giúp đỡ Peru giải quyết ổn thỏa khủng hoảng con tin. Phía Chính phủ Mỹ sau khi được tin trong số con tin không có công dân Mỹ, đã phát biểu quan điểm trái ngược với tiếng nói không của quốc tế muốn giải quyết khủng hoảng một cách hoà bình. Ngày 28 tháng 12, chính phủ Mỹ công khai đề nghị nhà cầm quyền Peru không nên nhượng bộ bọn bắt cóc. Trong một buổi họp báo Quốc vụ khanh Mỹ Chritopher nói: "Chính sách của nước Mỹ là kiên quyết phản đối bất cứ nhượng bộ nào, chúng tôi kiến nghị các bên có liên quan cũng vận dụng chính sách này”.


Lúc này, giữa chính phủ Peru và bọn bắt cóc đang diễn ra cuộc đọ sức về ý chí. Hai bên đều giữ quan điểm của mình, không chịu nhượng bộ, chính phủ kiên quyết sẽ không trả tự do cho 442 thành viên của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru", kiên quyết trong đối thoại không đề cập đến vấn đề điều kiện thả con tin, bọn bắt cóc chỉ có một con đường đó là hạ vũ khí, giải phóng con tin và sống lưu vong lại nước ngoài. Còn về phía tiến hành bắt cóc thì lại kiên quyết yêu cầu đòi thả những người đang bị giam giữ, yêu cầu phía chính phủ trong đối thoại phải đưa ra phương án trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ nếu không sẽ không thả con tin, không đối thoại với chính phủ.


Trong cuộc chiến cân não kéo dài này, lực lượng “phong trào cách mạng Tupác Amaru đã biến nơi họ chiếm giữ trở thành những trận địa tuyên truyền, bọn họ cho treo các biểu ngữ và khẩu hiệu tuyên truyền lên tầng hai, dùng loa phóng thanh thông báo tuyên bố của tổ chức, hô khẩu hiệu phát âm nhạc hướng bên ngoài. Trong thời gian đầu, đã có nhiều phóng viên được phép và tuân theo sự sắp đặt của bọn bắt cóc vào trong đại sứ quán để phỏng vấn nhóm bắt cóc và các con tin quan trọng. Các báo chí của Peru đăng tải rất nhiều bài phỏng vấn kèm ảnh nội dung các cuộc phỏng vấn, những hành động đó nghiễm nhiên khiến những kẻ bắt cóc chiếm được ưu thế trong mặt trận tuyên truyền, nhà cầm quyền Peru hết sức tức tối và mất mặt.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:25:30 am »

Lực lượng cảnh sát đặc biệt và cảnh sát chiến thuật bao vây quanh sứ quán cũng không chịu thua. Họ cho lắp đặt hơn mười chiếc loa công suất lơn xung quanh toà đại sứ không ngừng cho phát quốc ca, các bài ca yêu nước và nhạc quân hành, nhằm áp đảo tiếng loa phát từ bên trong, ngoài ra lực lượng này còn áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn cấm các phóng viên tự ý vào trong toà đại sứ khi chưa có sự đồng ý của cảnh sát, giải tán các phóng viên đến khu vực quanh toà đại sứ quán lấy tin. Một phóng viên Nhật Bản tự ý đi vào đại sứ quán đã bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Peru.


Chính quyền Peru còn không ngừng gây áp lực quân sự với bọn bắt cóc đang bị bao vây, hàng trăm xe cảnh sát và xe quân sự chống mìn và các loại xe quân sự diễu hành thị uy quanh khu vực toà đại sứ. Máy bay trực thăng không ngừng quần đảo trên khu vực sứ quán, không gian luôn vang rền tiếng động cơ.


Nhóm bắt cóc dường như không thèm đếm xỉa sự đe doạ của quân chính phủ, theo lời đại sứ Úc được quân khủng bố trả tự do thì quân khủng bố đã chuẩn bị trước cho khả năng một cuộc giải cứu bằng vũ lực. Họ đã cài sẵn thuốc nổ trên nóc nhà và trên tường, trên người mỗi 1 tên còn buộc sẵn 15 kilo thuốc nổ, trong tay cầm sẵn dây dẫn. Kẻ cầm đầu đã tuyên bố với bên ngoài rằng họ sẽ không bao giờ đầu hàng. Nếu chính phủ sử dụng biện pháp vũ lực giải thoát cho con tin, rõ ràng tính mạng của các con tin sẽ rơi vào tình huống hết sức nguy hiểm. Quân bắt cóc thỉnh thoảng lại bắn súng chỉ thiên, thậm chí chúng còn nổ súng vào đội hình thị uy của cảnh sát, tuy phía cảnh sát không có ai thương vong, song khiến cho tình hình trở lên khá căng thẳng. Đại sứ quán Nhật lúc này như một thùng thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào.


Đối với vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng con tin, các chuyên gia phân tích có hai cách nhìn khác nhau. Người lạc quan thì hy vọng có thể giải quyết hòa bình, người bi quan thì cho rằng quá trình giải quyết dứt khoát không tránh khỏi đổ máu. Khi chưa xuất hiện hy vọng có thể giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng, chính phủ Peru đã tổ chức ra uỷ ban bảo lãnh, gồm các đại biểu là giáo sĩ của giáo hội Peru đại diện cho giáo hoàng, đại biểu của Hội chữ thập đỏ và đại sứ Canada tại Pêru. Nhật Bản cũng cử đại diện tham gia uỷ ban với tư cách quan sát viên chính thức. Tổng thống Fujimori tuyên bố, uỷ ban bảo lãnh sẽ không tham gia quá trình hội đàm, mà chỉ giữ vai trò bảo lãnh và làm chứng. Nhóm bắt cóc đã từng đưa ra đề nghị, trong thành phần uỷ ban này phái có một đại biểu của chính phủ Guatemala nhưng đã bị phía Peru thẳng thừng từ chối. Năm ngoái, chính phủ Guatemala đã ký kết hiệp ước hòa bình với lực lượng du kích đối lập, thực hiện ổn định hòa bình trong nước, lực lượng du kích được công nhận địa vị hợp pháp. Báo chí của Peru đã từng đăng tải rất nhiều về vấn đề này, hy vọng chính phủ Peru sẽ học theo Guatemala trong giải quyết cuộc khủng hoảng con tin, nhưng phía chính phủ của tổng thống Fujimori kiên quyết đi theo lập trường cứng rắn, không công nhận "phong trào cách mạng Tupác Amaru" là tổ chức hợp pháp, coi đó là bọn khủng bố, tội phạm giết người, tội phạm hình sự. Hiển nhiên, chính sách đe dọa sử dụng vũ lực của chính phủ Peru là nhằm ép buộc bọn bắt cóc phải đầu hàng. Theo tiết lộ của bảo "Nước cộng hòa" của Peru ra ngày 16 tháng 2, thì chính phủ Peru đã tổ chức lực lượng đặc nhiệm bao gồm lính Peru và lính Mỹ để giải cứu các con tin bị giam giữ. Bài báo nói rằng, nếu kế hoạch này được thực hiện, lực lượng đột kích sẽ tấn công vào bên trong từ 4 hướng và kết thúc trận chiến chỉ trong vòng 7 phút. Tờ báo này đánh giá, kết quả của cuộc can thiệp vũ trang này sẽ có 75% trong số 72 con tin bỉ chết, sẽ có ít nhất 20 thành viên của lực lượng đặc nhiệm hy sinh, sẽ có 95% trong số 14 tên bắt cóc bị bắn chết. Cái giá phải trả bằng sinh mạng cho kế hoạch này quá đắt...


Xuất phát từ kiến trúc của tòa sứ quán, dư luận cho rằng sử dụng vũ lực sẽ gặp những khó khăn rất lớn. Thượng tuần tháng 3, cảnh sát Peru khi giới thiệu những nội dung có liên quan cũng đánh giá sẽ có khoảng 30% con tin bị thương vong, còn đánh giá trong nội bộ phòng đối sách Bộ Ngoại giao Nhật thì cho rằng sẽ có khoảng một nửa số con tin sẽ bị thương vong, nhưng tổng chỉ huy của chiến dịch này, ông Fujimori lại rất tự tin ông cho rằng lực lượng đặc nhiệm Peru sẽ làm chủ sứ quán trong khoảng thời gian ngắn nhất, con tin sẽ gần như không phải chịu bất cứ thiệt hại nào, nhiều nhất là sẽ có khoảng 5 lính đặc nhiệm thương vong. Để bảo đảm thành công của kế hoạch, tổng thống Fujimori tuy đã có kế hoạch, nhưng trước sau ông đều thể hiện nguyện vọng sẽ giải quyết bằng biện pháp hòa bình, do vậy đã ru ngủ được đối phương.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM