Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:40:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống  (Đọc 39258 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2012, 06:15:17 pm »

20.

Vào khoảng năm 1979-1980 (anh nhớ cũng không thật chính xác) một ngày bác sĩ Bản cùng các đội viên xung kích nhân dịp đi tìm dấu vết của các liệt sĩ hi sinh, đã rẽ vào viếng nghĩa trang Củ Chi.

Lang thang giữa các hàng bia mộ, bỗng Bản sững sốt. Tên tuổi quê quán liệt sĩ là “Trần Văn Bản sinh 1944… hi sinh 6-1968”… Ủa. Sao lại là mộ của mình thế này? Anh suy nghĩ chốc lát, tự giải thích được ngay: Không hề vô lý…

Đó là vào tháng 6-1968, đơn vị anh được lệnh đi chiến đấu đánh bốt Phú Hòa Đông ở Củ Chi. Anh nhớ đó là vào 7-5 âm lịch, trận đánh cực kỳ ác liệt do kế hoạch bị lộ, địch tăng cường và chuẩn bị lực lượng. Anh được giao đánh bộc phá khối. Mãi tận khi tiếp cận hàng rào thép gai bốt địch, anh mới biết kế hoạch bị lộ nhưng không thể lui được nữa – Đơn vị quyết tâm chiến đấu trong tình thế khó khăn. Địch đã đề phòng và di chuyển chỗ của các ổ đề kháng. Các anh biết chắc là nếu địch có sự chuẩn bị, nghĩa là sẽ có dội pháo, do vậy càng không thể lùi ra: sẽ rơi ngay vào trọng điểm của pháo dội. Vì vậy đơn vị quyết tâm cứ tiến lên. Đây là một bốt khá kiên cố. Ngoài có bốt tiền tiêu, có hào bao bọc xung quanh. Bộ đội chọn đường vào là mở đường ngay hàng rào kẽm gai dầy tới một mét đan chéo. Hết rào phía ngoài, đến hào, rồi lại rào. Ngay cả mái nhà cũng có rào. Hàng rào kẽm gai bùng nhùng không thể nào chui được. Bình thường trong trường hợp thế này khi “mở cửa” phải dung bộc phá sào đánh thành một đường khá dài. Nhưng ngay khi bộc phá nổ, chiến sĩ ta hi sinh. Phải dung mìn định hướng để phá rào. Bản nhớ năm đó anh được giao đánh vào lô cốt chính, không phải chiếc lô cốt đầu cầu. Lô cốt chính có vị trí khá kiên cố: nó chìm một nửa dưới hào, và có nhiều lỗ châu mai bắn từ trong ra. Khi mở được đường qua rào, Bản nhớ hình như là chiến sĩ tên Chư mang 5kg bộc phá đánh bốt đầu cầu, nhưng bị thương. Anh Toản, chính trị viên đại đội chỉ huy lệnh cho Bản chạy lên lấy bộc phá của Chư để đánh tiếp. Bộc phá mỗi miếng khoảng hai lạng gói sẵn, có một kíp chính, phải làm sao áp vào lô cốt. Lúc giật, phải chú ý đúng chiều thì sức công phá mới mạnh. Bản đánh bay, mở một khoảng lớn, rồi bò vào trong lúc hai trung liên yểm trợ và lửa đỏ ở trên đầu. Anh cảm thấy người choáng váng vì sức ép. Anh bò ra chỗ hàng rào nhận thêm bộc phá để tiến sâu vào trong mở đường tiếp. Phải cần có nhiều thời gian để chạy ra sau khi đã điểm hỏa, bởi vì phải bò qua nhiều hào, mất tới mười mấy phút. Anh tra kíp vào dây cháy chậm thấy mềm bóp thử thấy thuốc rơi ra hết chỉ còn vỏ bọc, liền cởi thắt lưng ráp thêm ba quả lựu đạn vào sát cái kíp. Như vậy anh đã chọn phương án đánh quyết tử: lựu đạn sẽ nổ rất nhanh, khó lòng mà chạy kịp. Vừa mới hô cho an hem tránh và giật cho nổ, Bản chỉ kịp nhìn thấy toàn bộ xung quanh anh là lửa trùm lên. Anh cũng không nghe được tiếng nô, và không còn biết gì nữa. Bây giờ ngồi nhớ lại, anh cũng chỉ thấy hình ảnh duy nhất là mình lom khom chạy giữa một biển lửa. Không biết nằm thế bao lâu, mở mắt thì trời đã sáng rất lâu rồi, phải vào khoảng tám giờ. Như vậy anh nằm đây từ mười một giờ đêm hôm qua. Đây là đâu? Không sao biết được vì xung quanh anh toàn dây thép gai và cỏ Mỹ cao ngút. Bản thấy khó thở, rờ lên tai thấy máu ra. Mũi miệng cũng ộc máu. Chiếc mũ tai bèo giờ chỉ còn là một vành tròn ở cổ. Băng đạn không còn. Khẩu AK bên người đã chạy hoặc long rồi rớt đâu hết, còn mỗi khung sắt cong veo. Dây đeo không đứt. Quần áo rách tua ra hết. Hai sợi kẽm gai thòng vướng như chit lấy cổ. Bản tỉnh dần và mừng rỡ thấy mình không hề bị gãy xương. Nhưng đây là đâu? Bỗng anh nghe tiếng người nói – Tiếng chửi thề. “Đã chuẩn bị trước vậy mà vẫn còn bị” “Tụi Việt Cộng này có kinh nghiệm rồi”… “Xác lính Bắc Kỳ chết đây, cho tụi đào binh mang về Ấp chiến lược…” Ra là anh vẫn nằm đâu đó trong bốt, còn bọn địch thì đang thu dọn. Bản khẽ kéo kẽm gai xiết nơi cổ, tìm cách bò ra. Khẩu súng và chiếc mũ tai bèo không còn hình thù, Bản cởi ra vứt đó và cố lết ra xa nơi có tiếng người. Được một lát, anh đến bên một cái giếng cạn đã bỏ từ lâu, chỉ sâu độ hai mét. Nhảy xuống giếng, nằm im một lúc thấy đã yên ắng, anh lại nghĩ cần phải đi sớm, không nên nằm lâu vì dù sao đó cũng là bốt địch, và chúng có thể đổ quân đến bất kỳ lúc nào. May sao, chúng không dội bom pháo như những trận các anh đánh đồn. Như vậy cũng có thể là chúng còn lực lượng ở đây. Phải bò ra được để xác định phương hướng.

Bản loay hoay trèo lên. Lúc này anh thật sự lo lắng vì một điều không lường được từ trước. Cái giếng nở hậu, trên bé dưới rộng dần, không thể bám vào đâu, nhảy xuống thì dễ, mà lên không được, nhất là người anh còn mệt và sáng nay không ăn uống gì. Anh nằm yên dưới giếng nghĩ cách. Nhìn lên cao, thấy ánh nắng chiếu vát qua miệng giếng và bóng cây, Bản đoán đã phải ngả chiều rồi. Anh vẫn không sao lên được. Lại có tiếng người. Lần này là tiếng phụ nữ. Khi nghe câu chuyện họ nói, anh biết là dân. “Đêm qua đánh lớn ở đây”. “Xem kĩ xem còn thương binh không, đem người ta ra…”. Vậy không phải dân bình thường, mà là dân các vùng quân ta vẫn xuống mỗi khi mở trận. Bản mừng rỡ bám lấy mấy cây cỏ Mỹ khua khua cho thành một đám lay động trên miệng giếng. Hai người chạy đến nhòm xuống, kêu lên một tiếng rồi bỏ chạy. Thôi phen này chết rồi. Nếu địch đến kéo lên thì sẽ dung võ đánh thật lực mà bỏ chạy – Lính miền Bắc cất tiếng nói là nó biết liền. Anh ngồi im, sờ lại các vết thương, chuẩn bị chờ đợi. Nhưng đây là vận may nhất của đời anh. Khoảng xâm xẩm chiều, có một ông già tới. Ông đưa cây xuống cho Bản bám leo lên. “Chú ở đơn vị nào?”. “Vâng, ở đơn vị chiến đấu bị thương” – Anh trả lời theo nguyên tắc không nói đơn vị, vì chưa biết sẽ phải gặp những gì tiếp theo, anh không được nói tên đơn vị. Nhưng ông già bảo: “Có phải ở K2 của 268 không?” – Bản vẫn chỉ dạ thưa chung chung. “Nếu có máy bay, chú phải theo sát tôi” – Ông già nói, rồi dẫn anh ra đường lộ 15 để xuống bưng của bờ song Sài Gòn. “Cứ nằm đây, tối nay sẽ có ghe đến đón qua sông. Chú có ăn gì không?”. Bản nói anh chỉ khát, và nhào ngay xuống uống ừng ực nước dưới ruộng. Ông già đi rồi, Bản tìm ruộng cỏ phía xa để nằm nghĩ. Anh không nằm dưới bụi tre vì biết Cá rô rất hay rình các bụi tre để thả trái xuống.

Suốt buổi tối chờ, không có chiếc ghe nào tới, chỉ có hai tàu Mỹ đi lên để sáng mai về. Chắc vì thế mà xuồng mình không đến được. Suốt đêm Bản nằm trong cỏ. Bên kia sông là vùng của quân ta đóng. Nhìn qua đồng, những chiếc L.19 (đầm già) quần đảo, bắn pháo màu chỉ vị trí cho bốn chiếc phản lực bắn dữ dội phía bên kia bờ sông. Bản thấy rõ cả đồ đạc bắn tung lên cao. Anh định đợi cho nó ném xong hai đợt, sẽ bơi sang.

Vừa đói mệt, vừa bị thương, Bản bám vào đám lục bình, bơi sang sông. Ra đến giữa sông thì lù lù chiếc đầm già L.19 tới, hình như nó đến quan sát trận địa sau khi dập hỏa lực. Nó phát hiện, kêu hỏa lực đánh bom. “Nhưng trong cái rủi có cái may”. Bây giờ nếu có dịp kể lại, Bản vẫn nói rằng nhờ nó đánh bom mà anh sống. Nếu không có bom thì chắc chắn anh đã chết mất xác trên sông Sài Gòn. “Hình như bom nổ sát bờ, dìm hẳn tôi xuống tận lớp sình bùn, rồi lại đẩy lên cao. Cảm giác như có cái gì to lớn thoi vào bụng, không biết là ruột đã ra chưa”. Nhưng may là chính bom đã cuộn thành con sóng với bước tiến khổng lồ, đẩy anh tới bờ thật nhanh. Trái thứ hai là Bản tới bờ. Thấy lúp xúp cây, Bản bò lết vào, đến thẳng chỗ địch vừa đánh phá. Theo kinh nghiệm chiến đấu, nơi nào địch tập trung hỏa lực như vậy là có lực lượng của ta. Sau mỗi trận như vậy thế nào cũng có cứu thương. Bản nhìn thấy anh thanh niên. “Anh ơi!” Chỉ kêu lên được tiếng thế rồi Bản ngã xuống ruộng. “Anh ở đâu ra thế này, nhanh nhanh lên”. Người thanh niên vội vã xốc Bản xuống một cái xuồng ở con suối, đã có bốn, năm người bị thương trong đó. Chiếc xuồng nhanh chóng chèo đi, đến chỗ có bụi rậm liền tấp vào đó băng bó tạm. Sau này Bản mới biết ở chân mình có một lỗ thủng, có con đĩa no căng dính chặt, đến khi rút được nó ra rồi mới chảy máu. Buổi chiều họ tiếp tục cho thuyền men theo sông lớn, cặp bờ. Lúc bò lên, Bản mới thấy toàn thân đau đớn không thể tả. Mà còn phải bò qua cả một cái bãi rộng đất sỏi, vào rừng cao su. Anh đã đến được địa điểm của quân y C10. Đến khi khỏi hẳn, anh tạm được thu nhận vào tiếp tục chiến đấu ở đơn vị mới.

Vậy là đơn vị anh không ai biết Bản còn sống sót. Lẽ ra ngày 5-5 trước trận đánh này, đơn vị kết nạp anh vào Đảng – “Nhưng ông Toản nói để hoàn thành trận đánh này sẽ làm lễ ngay tại trận cho thật đặc biệt” – Không ngờ sau khi quân rút, không ai thấy Bản đâu nữa. Anh Chư và Biển, hai tay trung liên yểm hộ lúc Bản bò vào, tin là anh đã chết. “Thấy người cậu ấy tung lên trong lửa, không rõ xác văng vào đâu” – “Phải kiếm xác, đưa nó ra” – Anh Toản và các đội viên cho tổ trinh sát đi tìm nhưng không thấ. Tối thứ hai, họ mò vào được đúng chỗ Bản nằm, nơi anh tỉnh dậy tháo cái vòng mũ tai bèo và khẩu súng vứt lại. Như vậy chắc chắn là Bản rồi, số hiệu ở khẩu súng là một đảm bảo chắc chắn. Nhưng xác anh đâu?

Đơn vị vào nhà dân gần ấp chiến lược hỏi thăm thì được biết sau trận đánh, địch gom được một số xác chiến sĩ ta, lấy một xác cắt đầu, bêu ở ngã ba, kêu dân ra xem. Khi giặc đi khỏi, có một nhà dân gần đấy đã nhặt xác và đầu chiến sĩ đem chon cất rồi. Trinh sát bò hẳn vào Ấp chiến lược hỏi đích xác người đã chôn cất. Ông cho biết là có rất nhiều xác chiến sĩ ta bị giặc ném xuống giếng.

Đơn vị đã làm lễ kết nạp Đảng cho anh, treo vành mũ và khẩu súng trong lễ kết nạp. Tháng 8-1969 thì báo tử về quê anh ở miền Bắc.

Tháng 9-1969 tại quê anh xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã diễn ra lễ truy điệu tại gia đình. Sau này anh được nghe kể lại, người ta đưa tiền tuất liệt sĩ, mẹ anh không chịu nhận. Bà cụ bảo: Tôi chỉ có mình nó là con trai – Nó chết rồi thì thôi, tôi không lấy tiền làm gì cả” – Bà cụ lập bàn thờ, phóng ảnh và cúng giỗ cho con.

Chính vì vậy mà ở nghĩa trang liệt sĩ Củ Chi có nấm mộ của anh. Ai nằm bên dưới mộ đó? Bây giờ không ai biết được. Vậy là ở phía cổng nghĩa trang đi vào, phía tay phải, hàng thứ mười một, ngôi thứ ba, ngôi mộ mang tên anh đó, bên dưới là một chiến sĩ vô danh. Lần nào có dịp ghé qua, Bản vẫn cùng đội viên của anh thắp hương cho người nằm dưới. Anh vẫn thường chỉ cho các đội viên trẻ tuổi: “Mộ chú đây này!” – Trên báo Sài Gòn giải phóng có bài “Câu chuyện ngôi mộ của tôi” chính là chuyện kể lại sự trùng hợp thật kỳ lạ trong cuộc đời người chiến sĩ Trần Văn Bản.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2012, 06:17:39 pm »

21.
Sau giải phóng, tháng 12-1975 Bản về làng, không một tin báo trước. Bốn giờ chiều anh tới đầu thôn, lòng lặng đi khôn tả. Làng anh khác đi nhiều. Người ta đào đường, đào kênh. Cây cối xanh rậm rì, nhưng Bản vẫn nhận ra ngõ nhỏ rẽ vào nhà anh Nhung hàng xóm. Hồi nhỏ Bản hay vào đây chơi, anh Nhung thường gọi ông cụ anh bằng bố. Bố anh đã chết từ năm 1958. Khát nước quá, Bản rẽ vào nhà anh Nhung, vừa là xin nước uống, vừa muốn nhanh chóng gặp người làng để biết tin tức… Không ngờ vừa nhìn thấy, anh Nhung kêu ầm lên: “Trời ơi, thằng Bản con sống nó về”…

Chẳng mấy phút, từ nhà anh Nhung đã hình thành một đoàn người đưa Bản về nhà. Hai người em Bản chạy ra, cả em gái lẫn em rễ, kêu khóc ầm lên. Người mà anh hồi hộp mong thấy – mẹ anh – lại đi vắng. Mẹ ra thôn gần đó thăm con gái. Em rể Bản phóng ngay đi tìm mẹ về. Sau này Bản biết được là mẹ nghe tin, chết sững người nhưng không tin là thật. Con đường đắp to bằng phẳng, xe chạy được mà mẹ anh ríu chân, không bước nổi. Mẹ anh đã 64 tuổi rồi, chắc đã héo hắt đi bao năm trước bàn thời chồng, con. Người con rể phải cõng mẹ chạy về trên đường làng.

Căn nhà chật ních những người. Họ tránh ra cho bà cụ vào. “Mẹ ơi, con về!” – Nghe Bản cất tiếng, bà như muốn ngất đi – Mặc cho tiếng chào hỏi khóc cười của hàng xóm, suốt từ lúc đó đến đêm, mẹ không nói được lời nào. Bản hoảng quá, cố săn đón hỏi han, nhưng mẹ không trả lời. Mọi người dỗ dành, bà vẫn im lặng. Các em anh lo nấu nước, Bản thì ngồi tiếp dân làng, mẹ anh vẫn lặng lẽ.

Khi hàng xóm đã về hết, Bản lại nói: “Mẹ ơi con là Bản thật đây, con về…” nhưng mẹ anh lẳng lặng đi nằm. Là bác sĩ, Bản rất lo. Anh biết khi con người bị sốc, có người đã câm luôn. Không biết làm sao cho mẹ nói được. Cụ khóc cũng không được – Chưa hề khóc từ lúc thấy con. Đến đêm Bản nằm cái chõng nhà ngoài, không sao ngủ được. Mẹ ở buồng trong vẫn lặng im. Nửa tiếng sau, thấy mẹ đốt đèn bước ra, anh vội nhắm mắt giả vờ đang ngủ. Mẹ cầm cây đèn dầu, đến bên con, sờ hết đầu mình chân tay anh, lại cầm đèn đi vào. Hết một lúc, bà lại ra soi. Cứ như vậy đến lần thứ ba thì mẹ đốt đèn ra ngõ, đóng cổng, vào bếp, vào nhà. Vậy là sao? Không lẽ cụ bị sốc tới mức không còn biết gì nữa? Bản vừa nằm xuống thì mẹ vào thắp ba nén nhang cắm lên bàn thờ chồng. Nghe tiếng mẹ lầm rầm khấn vái, Bản mới đỡ sợ. Vậy là cụ không bị câm. Thấy Bản ngồi dậy ở chõng, mẹ đến bên để đèn xuống, lại rờ khắp người con, lúc này mới nói trong tiếng nức cố nén kiềm. Mẹ vẫn dùng lỗi xưng hô ngày xưa khi anh còn nhỏ:

“Tao cứ tưởng mày hiện hồn về…”. “Không hồn hung gì đâu. Con thật đây”. Mẹ mới kể cho con nghe ngày báo tin tử mẹ đã ngất đi như thế nào. Bà đã làm tất cả những gì có thể: đi xem bói, đi cúng các chùa chiền, tham gia Hội mẹ chiến sĩ, đi tìm khắp các khu thương binh điều trị… Đã hoàn toàn hết hi vọng, thì con về.

Có phải chính vì nghe kể lại câu chuyện này mà sau khi gặp Bản ở cuộc đào hài cốt ở Củ Chi, khi trở ra Bắc, các nhà báo Nhật đã tìm về tận làng quê, đến nhà Bản để chụp ảnh và phỏng vấn người mẹ chịu bao thương đau ấy?
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2012, 06:19:47 pm »

22.

Cũng như mọi lần, hôm nay Bản lại đưa các đội viên Chữ thập đỏ của anh lên Củ Chi. Đó là sáng 12-4-1996. Hôm nay họ sẽ lấy hai hài cốt mà Bản đã xác định được tại ấp Thái Mỹ xã Phước Thạnh. Chương trình cần mười người, còn lại họ sẽ chia thêm một nhóm đi di dời hài cốt liệt sĩ Huỳnh Văn Trọi sinh năm 1920, quê ở Tân Sơn Nhì – Gia Định, hi sinh 1943, hiện chôn tại phường 17 để đưa về nghĩa trang thành phố. Khi Bản lấy tinh thần xung phong (anh thường yêu cầu xung phong tự nguyện) thì cả mười bốn người đều muốn theo đoàn lên Củ Chi. Họ đi từ sáu giờ sáng trên bảy chiếc xe Honda, đi đầu là xe bác sĩ Bản chở anh Đoàn Mười. Anh Mười là một đội viên xung kích tích cực, là thương binh chiến đấu ở chiến trường Campuchia, thường xuyên tham gia các chuyến đi. “Tôi cũng có một người anh trai hi sinh chưa tìm thấy xác. Tôi cố gắng đi cùng các hội viên để qui tập hài cốt liệt sĩ. Biết đâu trong những chuyến đi đó tôi lại tìm thấy anh tôi”.

Mỗi xe họ đi hai người, với lá cờ chữ thập đỏ giương cao. Chiếc Bonus của Bản và anh Mười đang đi với tốc độ nhanh, khi tới gần thị trấn Củ Chi thì một chiếc xe đò chở khách Tây Ninh – Sài Gòn từ phía đường bên trái bỗng chuệnh choạng lao nhanh sang bên phải. Bản lách vội vào lề, nhưng chiếc xe đò đã đánh vào tay lái, đánh đuôi xe quay ra bung đèn xi nhan, chiếc xe lộn xuống vệ đường và chỉ dừng lại khi đâm sầm vào gốc mít, cách nhà dân chừng ba mươi mét! Bản và anh Mười bị quẳng xuống hàng dâm bụt. Dân hai bên đường xô xa. Nhất định phải có người chết vì sự va quệt quá mạnh. Người lái xe đò cũng tin rằng có người chết, nên đã bỏ chạy. Người phóng viên nhiếp ảnh Nhật của hang NDN được phép đi theo chụp ảnh, ngồi trên ô tô thấy thế, cũng gần ngất xỉu. Công an Củ Chi đến hiện trường. “Nghe điện thoại báo chỗ xảy ra tai nạn bọn tôi biết thế nào cũng chết. Vậy mà không tưởng tượng nổi hai ông còn sống. Mấy ông liệt sĩ đỡ cho các ông đó”. “Cái mạng các ông lớn quá” – Không đội mũ bảo hiểm, chỉ đội mũ Chữ thập đỏ, lăn đi mấy vòng cả xa cả người, vào trung tâm cấp cứu, anh Mười máu me đầy người, ai cũng tưởng gặp nguy. Dân túa ra giữ chiếc xe đò lại.

Bệnh viện Củ Chi băng bó vết thương, kiểm tra X-quang. May mắn là họ không hề bị gãy xương hoặc chấn thương sọ não. Xe cấp cứu của Tân Bình cũng vừa lên tới. Tuy vết thương ở mông, bàn chân còn đau nhiều, nhưng Bản vẫn đề nghị được ra phòng Cảnh sát giao thông làm biên bản và xin cho chiếc xe đò được tiếp tục chở khách. Bản muốn giải quyết nhanh, vì lúc đó đã hơn mười giờ trưa.

Trong đoàn xe cấp cứu ở Tân Bình lên có cả vợ của bác sĩ Bản vì chị cũng làm việc trong ngành y, lên theo để chăm sóc và đón chồng về. Tất cả đoàn đếu ngao ngán trước việc đi không thành: Bản là trưởng đoàn, hơn nữa anh lại là người biết rõ công việc sắp tới. Vì vậy mà tất cả đều ngạc nhiên thấy Bản “bàn giao” cho vợ đem anh Mười về chăm sóc, mọi chi phí Quận Hội sẽ thanh toán sau. Còn anh? Phải đi tiếp thôi. Lần trước khi đi khảo sát, anh đã hứa sẽ lên bốc. Bây giờ cả đoàn lên tới, chỉ vì anh bị tai nạn mà cuộc đi phải bỏ sao? Cứ đi. Mình đi, an hem sẽ ổn định tinh thần. Số anh em đi làm hôm nay hoàn toàn do xung phong tình nguyện, không có tiền bồi dưỡng. Họ lấy xe nhà đi làm việc nghĩa. Phải cố gắng lên. Bản tự nhủ.

Người phóng viên Nhật; anh Kazuma Momoi của hãng NDN đi trên ô tô phía sau, nhìn thấy toàn bộ tai nạn xảy ra. Anh đã ngất đi khi nhìn người ta khiêng hai người đầy máu me. Ngạc nhiên hơn cả là chiếc xe đò kia được Bản yêu cầu tha cho tiếp tục chở khách. Người phóng viên hỏi xem xe đò bị phạt bao nhiêu – Anh ta lại ngạc nhiên hơn khi biết số tiền phạt tương đương năm mươi đô la. “Ở Nhật mà gây tai nạn như vậy là mất nghiệp luôn”. Bản giải thích: “Anh biết đấy, Việt Nam còn nghèo lắm. Khi Công an quyết định phạt số tiền mà theo anh là ít đó – thì người lái xe cũng đâu có đủ để nộp? Họ phải vay của Công an Củ Chi ba tram ngàn mới chung đủ đó thôi. Thế là cũng khốn khổ lắm rồi. Tha cho họ đi làm ăn, vì mình tuy bị thương mà không chết người”. Người Nhật bèn hỏi:

- Có phải hôm nay vì có tôi đi theo nên ông phải cố gắng đi tiếp để giúp tôi hoàn thành công việc không?

- Không. Anh có đi hay không, tôi vẫn đi – Chúng tôi đã khấn bữa trước với liệt sĩ. Và anh em trong toàn đội đã sẵn sang. Có cả các cô gái nữa, họ cũng không nản lòng. Nếu tôi lên xe cấp cứu về thành phố, an hem sẽ mất tinh thần.

Rồi Bản quay ra hỏi hai đội viên nữ là Sương và Hằng: “Xe tôi còn đi được không? Cong hết chân đạp rồi”.

Đó là một trong những chuyến đi gian khổ của họ. Vài ngày sau, nhà báo Ban-dô có dịp đến thành phố, đã xuống Quận Hội Tân Bình tìm bác sĩ Bản. Ông muốn tặng một ít hình ảnh do những lần trước chụp được. Tới nơi, ông vẫn thấy bác sĩ Bản còn phải chống nạng do gãy xương ngón út bàn chân trong chuyến đi gặp nạn vừa rồi.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 02:57:59 pm »

23.   

Thư ngỏ:

TP Hồ Chí Minh 2-9-1995.

Ban liên lạc tiểu đoàn Cát Bi.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày CMT8 và Quốc khánh 2-9, toàn thể anh em của Ban liên lạc tiểu đoàn Cát Bi tại thành phố Hồ Chí Minh xin chân thành gửi đến gia đình, thân nhân và an hem thuộc tiểu đoàn Cát Bi hiện còn sống đang công tác hoặc đã nghỉ hưu tại Hải Phòng lời thăm hỏi chân tình nhất của những người đã cũng sống và chiến đấu tại Đất Thép Thành Đồng.

Trong những năm qua để tưởng nhớ đến các đồng chí của tiểu đoàn Cát Bi đã chiến đâu và anh dũng hy sinh trên chiến trường “Tam giác sắt” đặc biệt là Củ Chi, Trảng Bàng, toàn thể an hem chúng ta kể cả số anh em đã trở về quê và số an hem hiện còn sống đang công tác hoặc nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các buổi họp mặt, sinh hoạt, đồng thời suy nghĩ tìm ra tên tuổi những anh em của tiểu đoàn đã hy sinh. Riêng anh em trong Ban liên lạc đã tổ chức rất nhiều đợt trở về những trận địa mà đơn vị đã chiến đấu để tìm hiểu, truy tìm, qui tập hài cốt các liệt sĩ của tiểu đoàn đã hi sinh, đồng thời lập danh sách những anh em đã hy sinh để có tư liệu viết về lịch sử của tiểu đoàn.

Tính từ tháng 5-1981 đến nay chung tôi đã tổ chức mười hai lần đi truy tìm và qui tập liệt sĩ, trong đó đã cùng với địa phương tổ chức qui tập được trên ba tram hài cốt, trong đó có hơn tám mươi liệt sĩ thuộc tiểu đoàn Cát Bi. Qua khảo sát tại các chiến trường Củ Chi, Trảng Bàng, Bến Cát và mặt trận Sài Gòn thì hầu hết các hài cốt liệt sĩ của tiều đoàn số (đã xác định được) đã được qui tập về Nghĩa trang liệt sĩ nhưng đa số là không có tên tuổi. Đây là sự mất mát và thiệt thòi lớn cho gia đình và bản thân các anh em đã hy sinh. Hiện nay tại khi di tích lịch sử Bến Dược thuộc xã An Nhơn Tây huyện Củ Chi TPHCM, Đẳng và Nhà nước đã xây dựng một khu đài tưởng niệm các anh hung liệt sĩ trên cả nước đã chiến đấu và hi sinh trên đất Củ Chi, Trảng Bàng, trong đó có chiến sĩ thuộc tiểu đoàn Cát Bi với tên tuổi, đơn vị, quê quán và năm hy sinh được khắc vào bia đá để tôn thờ mãi mãi cho đời sau. Để đáp ứng yêu cầu này, thấy được trách nhiệm của những người còn sống, nhiều năm qua an hem chúng tôi đã cố gắng đi tìm, hồi tưởng và nhớ lại để lập danh sách nhưng cho đến nay với sự cố gắng rất lớn mới chỉ ghi lại tên tuổi quê quán của 172 liệt sĩ của Tiểu đoàn Cát Bi trên tổng số 500 đồng chí đã hi sinh (Trong số 172 người này, nhiều người cũng chỉ có tên, chưa tìm được hài cốt). Số còn lại, ngay tên tuổi cũng chưa xác định được.

Vì những lý do trên, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có anh em còn sống của tiểu đoàn hiện nay mới có khả năng làm được việc này qua sự hồi tưởng nhớ lại những đồng chí, đồng đội của mình đã cũng nhau chiến đấu và hy sinh.

Ban liên lạc Tiểu đoàn Cát Bi tại thành phố Hồ Chí Minh xin gửi đến an hem còn sống của tiểu đoàn, phiếu phát hiện và rất mong các đồng chí hồi tưởng lại, ghi vào phiếu phát hiện và xin gửi đến địa chỉ: Ông Mai Văn Hiệu số nhà 169 đường Hải Thượng Lãn Ông phường 13 quận 5 TP Hồ Chí Minh.

Thời gian tạc bia đá tại Đền thờ Bến Dược sẽ tiến hành trong năm 1995 vì vậy rất mong anh em khi nhận được thư này cố gắng nhớ lại và ghi chép theo mẫu (nhớ được phần nào ghi phần đó) và gửi vào gấp.

Một lần nữa tập thể anh em trong Ban liên lạc Tiểu đoàn Cát Bi tại thành phố Hồ Chí Minh kinh chúc sức khỏe an hem còn sống của Tiểu đoàn, cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

    
TM. Ban liên lạc tiểu đoàn Cát Bi tại TPHCM.

    Trưởng ban: Mai Văn Hiệu”

Kèm theo lá thư ngỏ gửi về cho các chiến sĩ còn sống rải rác ở các miền đất nước, có cả phiếu phát hiện gồm 8 cột: ngoài họ tên, năm sinh, quê quán, tháng, năm hy sinh, chức vụ trước lúc hy sinh, nơi hy sinh, nơi chôn cất, có những ai biết việc đó v.v… Đáp lại lá thư ngỏ, ông Mai Văn Hiệu đã nhận được thư cho biết thêm danh sách 183 đồng chí hy sinh. Trong một lá thư khác gửi tới Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, gửi Đại hội Đảng thành phố Hồ Chí Minh, ông Hiệu đề xuất nhiều vấn đề thời cuộc, các chính sách với thương bệnh binh. Ngoài ra, lá thư của ông bày tỏ rất nhiều ý kiến quanh việc tiềm hài cốt liệt sĩ, bởi vì cho đến ngày hòa bình, đơn vị ông hy sinh bao nhiêu cũng không năm được. Sauk hi Mỹ rút, chuyển hướng chiến tranh ngay từ cuối năm 1972, nhiệm vụ thay đổi, cả E268 bị giải thể, cán bộ chiến sĩ còn lại được điều đi các đơn vị khác. Hòa bình lập lại do không còn tổ chức nên không có ai đứng ra lo việc tìm liệt sĩ.

Thư ông viết: “… Bảy năm liên tục chúng tôi đã phát hiện 100 liệt sĩ gồm các địa chỉ như sau: Phú Hòa Đông 29. Ấp Trung Hưng, Trung Lập Thượng 24. Xã Trung An 26. Hố Bò 2. Thạnh An, Dầu Tiếng 2. Ấp Lộc Thuận, Trảng Bàng 28. Ấp Bố Heo, An Tịnh, Trảng Bàng 2… Chúng tôi còn bàn với đồng chí Trần Văn Bản trước đây là cán bộ của D2 nay là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Tân Bình cìn đương chức, lại làm công tác xã hội từ thiện, đồng chí cố gắng huy động hội viên tham gia. Đồng chí Bản đã nhiều năm đi về huyện Củ Chi, Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên, Tây Ninh trực tiếp phát hiện, bốc và tham gia cùng các phòng Lao động Thương binh xã hội các địa phương trên, bốc được hàng ngàn liệt sĩ từ năm 1989 tới nay. Trong quá trình đi về các địa phương, nhân dân còn kể lại hiện nay liệt sĩ ta nằm rải rác nhiều nơi chưa bốc như: Trung Hưng 10. Trung Lập Thượng 23. Hố Bò 27… Đơn vị D2 còn một số trận đánh lớn chưa tìm được liệt sĩ như: trận Cầu Ván, Cỏ Ống, hai trận Trảng Nguồn, trận Cây Dương. Ở rừng tre D3 E268 bị xe tăng vây đánh hủy diệt, hàng tram liệt sĩ còn nằm đó và phân khu Một có bảy quân y lo cấp cứu thương bệnh binh, quân y nào cũng có một, hai nghĩa trang chôn hàng trăm thương binh tử vong vẫn còn nằm đó, chưa kể đó là nơi bao nhiêu đơn vị xóa đi lập lại. Nay liệt sĩ của D1, D3 và cơ quan trung đoàn bộ cũng chưa có tổ chức nào đứng ra tìm”. Thư ông cho biết đến thời điểm đó, đã khắc tên được 314 liệt sĩ của tiểu đoàn vào bia đá của đền thờ Bến Dược.

Tại sao họ làm được những việc mò kim đáy bể đó? Vì họ đã trực tiếp chỉ huy và chiến đấu trong từng trận đánh, về các địa phương, dựa vào dân, vào du kích đã đùm bọc họ, dựa vào chính quyền địa phương. Cả đất nước, từ người lãnh đạo cho tới dân thường, ai cũng tha thiết, mong mỏi việc qui tập hài cốt các liệt sĩ sau chiến tranh mau hoàn thành.

Riêng với bác sĩ Bản, ngoài tấm lòng tuyệt vời thủy chung ra, anh có thêm hai điều kiện: Anh đang công tác ở lĩnh vực từ thiện – xã hội và được tập thể Quận hội Chữ thập đỏ Tân Bình hết lòng ủng hộ. Sau nữa, thời kỳ chiến tranh, anh không chỉ chiến đấu thông thuộc chiến trường, mà còn là cán bộ quân y luôn theo sát thương binh, tử sĩ. Sở dĩ an hem của ban liên lạc “tiểu đoàn Cát Bi” phát huy được trong việc này, cũng do sáng kiến của anh Bản vào đầu năm 1993 sau nhiều năm một mình di tìm kiếm, các anh bắt đầu có một tập thể nhỏm dựa vào nhân dân và các cơ quan, chính quyền các địa phương , các cơ quan quân sự. Bác sĩ Bản có thể tìm ra nhiều liệt sĩ, ở nhiều đơn vị khác nhau, không chỉ riêng đồng đội của đơn vị anh. Bởi vì có thời kỳ trong chiến tranh, khoảng 1969-1971 sau khi bị thương, anh được điều về quân y C10, và tiếp tục làm việc ở quân y phân khu Một còn gọi là Quân y T4. Một đồng chí làm công tác thống kê, tài vụ của quân y hy sinh, Bản được cử làm thay. Suốt những năm đó, anh đã có dịp đi nắm quân số thương binh, tử sĩ để dự trù tài chính, phải ghi chép, thống kê và đi các quân y C2, C4, C5, C6, C7, C10, C12 và một số dân y Củ Chi, Bến Cát, Trảng Bàng. Bác sĩ Bản đã trực tiếp tham gia chôn cất nhiều liệt sĩ. Hơn nữa, đến các đơn vị, anh thường quan tâm hỏi từng nơi chôn cất, xin dẫn ra nơi chôn và mình anh tự vẽ những sơ đồ, cất vào thùng đạn đại liên của Mỹ mà sau này trong một trận càn đã lạc mất. Cho đến nay anh vẫn khắc khoải đi tìm dấu vết của thùng tài liệu quí báu đó. Bản nhớ mỗi căn cứ quân y đều có hai, ba khu vực chôn, bởi vì không thể chôn một khu vực rộng, đào bới cây cối dễ bị lộ. Sau giải phóng, lúc còn âm thầm đi một mình, chính là những năm Bản kiếm ra nhiều nhất. Ở khu rừng Bưng Còng, những năm từ 1978 tới 1985, lúc đó chưa có những đợt vận động lớn của Đảng và nhà nước như sau này. Bản nghĩ tới việc phải tập hợp lực lượng, vì anh biết tuy đã chuyển sang công tác thời bình, nhưng tất cả các chiến sĩ, cán bộ còn sống, ai cũng mong muốn việc này. Anh tìm đến các đồng chí: chị Sáu Vân lúc đó là chủ tịch quận Tân Bình – chỉ có một số tiền để tổ chức một hội nghị toàn thể những người của quân y T4 còn sống. Bản tìm tới anh Lộ, bác sĩ trưởng khoa của C12 ngày trước, anh hung Tám Lê trưởng ban quân y phân khu Một tức quân y T4, rồi bác sĩ Trọng, chị Thiệu, Mười Liên…

Sauk hi giấy mời được phát đi, đăng trên báo và phát trên truyền hình, hơn 260 người ngày trước là bác sĩ, y tá, bảo vệ, hộ lý… ở T4 đã gặp mặt tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. Trong buổi họp mặt đó, Bản đã phát ra cho mỗi người một phiếu phát hiện, có kèm theo cả phong bì dán tem sẵn đề địa chỉ Quận Hội Tân Bình. Bản muốn hai việc: thứ nhất là nhờ các đồng chí nhớ lại, phát hiện tất cả thông tin nào còn nhớ về các liệt sĩ đã hy sinh. Sau nữa, Bản muốn tích lũy một số tư liệu cho lịch sử quân y T4, một đơn vị nhiều chiến công, trong đó có tới 3 C được phong đơn vị anh hung (C5, C12, C4) và tới sáu cá nhân được phong anh hùng – mà đến nay chưa có lịch sử quân y. Sau đợt ấy, Bản nhận được hơn 100 phiếu, tìm ra 175 liệt sĩ gồm cả y tá, bác sĩ, thương binh hy sinh. Anh cũng cùng Ban liên lạc quân y T4, cùng các anh Trọng, Quang, Xệ, cô Thiệu… tổ chức đi tìm.

Đọc các phiếu phát hiện này thôi, cũng đã hiện lên phần nào hình ảnh về cuộc kháng chiến đã qua. Trong phiếu của đồng chí Nguyễn Kim Thùy, trước ở quân y C6 trong rừng Thanh Tuyền có ghi:

Những người còn sống, ngày trước học cùng khóa ở C6 có: Hồng Phúc (nữ, em gái bác sĩ Liên) – Hồng Tâm, Bình, Tư, Nguyệt, Bảy (không biết giờ ở đâu) – Dược sĩ Tôn Hưng (đã sang Mỹ) dược sĩ Hồng (về Bắc) dược sĩ Tư Râu (Quận 3) Cổ Thị Hoàng dược tá (không biết giờ ở đâu), dược tá Phạm Văn Tảng, Huy Thống (đã về Bắc), Nguyễn Huy Đệ (chồng của Hồng Tâm, nhà ở quận 10) Vũ Văn Bát (không rõ nơi ở).

Trong phần phát hiện liệt sĩ có ghi một số tên: Ngô Tiếp, năm 1970 nghe tin đã hy sinh tại ấp Đồng Lớn xã Trung Lập Thượng, Củ Chi, trong tình trạng chống càn bị địch khui hầm bí mật bắn chết. Khi rút ra hầm bí mật, một người bị pháo bắn bị thương, anh Tiếp quay lại đón ra hầm. Do để lại vết máu, địch phát hiện ra hầm…

Cũng trong đợt gặp mặt này, các anh còn phát hiện ra được một khu vườn của má Hai xã Thanh An huyện Bến Cát tỉnh Sông Bé – Khu vườn của má khoảng 2000 m2 sau bao năm chiến tranh đi qua, mọi khu vườn đều được san lấp, trồng trọt thì vườn má giữ nguyên. Má có người con gái là quân y T4 đã chiến đấu và hy sinh ngay tại vườn nhà, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được xác. Thế là má để y nguyên cả khu vườn trong đó con má nằm đâu đó – như một khu tưởng nhớ đứa con. Khu vườn ngoài một số cây điều má trồng xen vào chỗ trống, còn thì hầu như nguyên trạng hình ảnh chiến trường xưa. Cây rừng vẫn mọc nguyên chỗ của nó, không bị chặt. Bên ngoài là ngôi nhà má ở hiện nay, nhưng đi sâu vào là thấy hầm bảo vệ. Dù lâu ngày đất đã xệ xuống nhưng hầm và cây đã chống, miệng hầm, vách khoét phía trong vẫn còn nguyên. Đi sâu vào chút nữa, đụng cái giếng nước ăn ngày xưa, nay má vẫn múc lên tưới cây. Hầm bếp ăn của thương binh vẫn còn dấu ấn bếp Hoàng Cầm, đường ống đã sập nhưng hầm chứa khói vẫn còn. Những chiếc ghế vẫn nhận ra được hình dáng. Những hầm ngủ của thương binh rất dài, cứ cách 10-20-30 mét lại có một hầm đi chữ chi tránh bom B52…

Ở đây là căn cứ của quân y C2, trước nữa là đồn điền cao su thời Pháp, còn có cả con đường dầu (chưa rải đá) – Một số khu vực chôn cất liệt sĩ đã được qui tập sau này, nhưng cũng có khu do không biết, nhân dân đã sang bằng để trông điều. Con gái của má Hai vẫn còn đâu đó trong vườn, vì vậy đây là mảnh vườn duy nhất do người mẹ giữ lại tưởng niệm con, còn đến hôm nay. “Biết bao hình ảnh của hoạt động quân y thời chiến còn nguyên đó, tôi rất muốn làm sao giữ lại và biến thành di tích lịch sử” – Anh Bản nói – “nhưng thật khó khăn vì kinh phí, sau nữa đó là một nơi tương đối hẻo lánh không gần các khu đường lớn tiện lợi cho du lịch – Sẽ rất tiếc, nếu như không làm cách gì được…”

Công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cuộc sống trong thời kinh tế thị trường, không phải không bị tác động. Người quyết tâm tìm kiếm thì không có kinh phí, người được giao trực tiếp đi làm lại là người mới lớn lên sau này, chưa hề hình dung nổi các điều kiện sống và chiến đấu, không am hiểu địa thế chiến trường.

Theo ý kiến họ, việc làm này phải lâu dài, không thể ra hạn định, vì rất khó khả thi. Sau nữa cần có trách nhiệm tham gia của ba cơ quan: Sở Lao động Thương binh xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến binh. Phải có cuộc họp với cán bộ Trung, tiểu đoàn và cán bộ các C quân y đã giải thể và các cán bộ chủ chốt của các phòng tham mưu, chính trị của phân khu Một trong chiến tranh đã trực tiếp với chiến trường. “Thế hệ chúng tôi mà qua đi rồi, chết đi rồi, thì sau này sẽ không còn ai tìm được, dù có muốn tìm”. Đó là nỗi băn khoăn lớn lao của họ. Liệu có quá không, khi họ nói vậy? “Không. Chúng tôi tin rằng Đảng, nhà nước và dân tộc Việt Nam với truyền thống uống nước nhớ nguồn, sẽ không bao giờ quên ơn tổ tiên và anh hùng liệt sĩ giữ nước. Rồi có thể kinh phí khá lên, có thêm phương tiện tìm kiếm. Nhưng điều đó còn phải chờ đợi thời gian. Và chúng tôi nghĩ có nhiều trường hợp nếu không phải người trong cuộc, thì rất khó tìm”. Ngay việc kiểm điểm lại con số của một tiểu đoàn như tiểu đoàn Cát Bi này thôi, xem ai sống, ai hy sinh, cũng không dễ dàng. Vậy sổ gốc đâu, phiên hiệu, con số đâu? Câu hỏi đơn giản mà ai cũng bật ra hỏi ngay này, đâu dễ trả lời? Chiến tranh qua đi đã mấy chục năm – Các đơn vị giải thể - Các trụ sở, địa bàn đóng quân dời đi, các cán bộ phụ trách các vẫn đề, người còn người mất, người đổi sang việc khác…

Ngay việc trở ra Hải Phòng để tìm danh sách của tiểu đoàn trước khi vào chiến trường, cũng không tìm được. Ráp nối mãi mới được danh sách chưa đầy đủ về cán bộ khung. Sau hòa bình, họ phải tìm cho ra số người còn sống, rồi lấy con số tiểu đoàn 600 người, làm con tính trừ, mới biết là 530 người đã hy sinh. Có thể nói là tiểu đoàn đã hy sinh gần hết.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 02:59:21 pm »

24.

Đi tìm liệt sĩ, là công việc đòi hỏi tận tâm, nhiều sáng kiến, nhẫn nại, đôi khi có cả may, rủi.

Bác sĩ Bản kể:

“Tôi sẽ quay lại kể về một thí dụ ở phường 14 và phường 15 quận Tân Bình. Chúng tôi kết hợp với địa phương cụ thể là Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Ban thương binh xã hội của phường, nhờ sự phát hiện của nhân dân, chúng tôi phát hiện còn nhiều hài cốt liệt sĩ thuộc tiểu đoàn 8 Long An, trung đoàn 16 và trung đoàn 1 của sư 5 hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu thân 1968. Giặc ủi xác anh em xuống giếng nước tưới rau của nhân dân”. Anh nhắc lại trường hợp của liệt sĩ Phan Hưng Sánh hoạt động địch hậu bị giặc bắt đem ra trước cửa đình bắn và trói bằng dây điện thoại vào một tảng đá nặng trên 20kg vứt xuống giếng. Xong lại vứt theo 25 tảng đá, dùng một tấm sắt đút ngược xuống giếng và lấp lại, không cho ai lấy lên được. Ở giếng của trường cấp 2 bây giờ (trường Đặng Trần Côn phường 14) ngay trong sân trường cũng có xác hai liệt sĩ một nam một nữ là Bùi Văn Phụng và chị Huệ quê ở Bến Tre.

Bác sĩ Bản nói: “Nếu chỉ quyết tâm thôi cũng không đủ. Tình cảm thôi chưa đủ. Hằng ngày nhìn các cụ, các cháu thiếu niên đến thắp nhang, chúng tối rất áy náy. Giặc giết đồng chí mình ném xuống đó, còn bị trói, gạch đá dập vùi, không đưa lên để thế sao đành lòng. Thân nhân liệt sĩ mỗi khi đến thắp hương, hẳn lòng ai cũng ước ao bốc hài cốt lên đưa về nghĩa trang liệt sĩ?

Tình cảm và quyết tâm chưa đủ. Còn phải tính đến khả năng hy sinh tính mạng vì giặc thảy cả lựu đạn, mìn, đầu đạn M79, dây kẽm gai. Nếu dùng xà beng hoặc cuốc mà cuốc thì sẽ thương vong, như hiện nay thỉnh thoảng bà con làm ruộng vẫn cuốc phải và cầm chắc cái chết.

Chúng tôi đào các phần trên, lấy nước đổ cho mềm lớp đất đá, dùng xà beng nậy từ từ rồi dùng tay hốt đất bỏ vào thùng cho người phía trên kéo lên. Thật gian khổ. Phía trên đất cứng, dưới sâu lại có nước. Thành một thứ bùn loãng, được kéo lên từ độ sau 10-12 mét. Đào ba ngày như thế, chúng tôi lấy lên từ một giếng sáu bộ hài cốt cùng hai khấu B40, một khẩu AK, sau băng đạn AK, hai quả đạn B40 và bốn cái bóp cá nhân. Ngoài ra còn có ba đôi dép cao su, một cái khăn, lược chải đầu, đồng hồ đeo tay, một chai dầu thơm, một cuộn băng keo, ổng tiêm và hộp thuốc – Đây là vật dụng của một chị y tá, trong bóp có hình của chị chụp bán thân đội mũ tai bèo, thả tóc xõa vai với nụ cười rất tươi. Trong cái bóp màu đen có hình một thanh niên và một tờ giấy còn hình thù như giấy bạc của miền Bắc mang đi làm kỷ niệm. Chiếc đồng hồ đeo tay nữ hiệu Seiko chỉ 2 giờ 12 phút – và còn có bốn đầu đạn M79 chưa nổ. Những di vật này, rất tiếc là vẫn chưa biết địa chỉ quê quán, tên tuổi liệt sĩ ở đâu. Chúng tôi vẫn lưu giữ tại tủ kính cơ quan”. Ở giếng đình phường 14 còn khó khăn kiểu khác. Đào đến ngày thứ tư, nước trào lên – phải dùng máy bơm bà con cho mượn để hút nước lên. Ở giếng của trường Đặng Trần Côn họ lấy lên hai bộ hài cốt một nam một nữ mà bà con nhân dân còn nhớ tên là Phụng và Huệ, quê Bến Tre. Hai bộ xương này gãy vụn từng khúc, không xương nào nguyên vẹn, kể cả xương sọ cũng bể ra từng mảnh. Vỡ sau này, hay do địch đập nát đầu vứt xuống giếng? Tất cả nỗi đau bao nhiêu năm bị chôn giấu, bây giờ phơi bày. Nhân dân xunh quanh thắp nhang, ngậm ngùi tưởng nhớ, Lúc lôi lên được tảng đá thứ 26 chúng tôi lấy được sợi dây điện trói liệt sĩ Sánh – đã 40 năm – Vậy mà vẫn còn người thân của liệt sĩ bao năm đau khổ giờ nghẹn ngào đến bên miệng giếng. Cầm lấy cuộn dây điện, một cụ ông tên là Lành ôm vào ngực khóc nức nở: “Đúng cuộn dây nó trói anh năm nào đây anh Sánh ơi. Em già sắp chết rồi anh em còn được gặp nhau anh Sánh ơi!”. Dù mọi người đỡ cụ vào nhà, cụ vẫn chạy ra đòi nhìn xuống giếng.

Khoảnh khắc ấy được coi là phút giây anh em “gặp mặt” nhau sau bao năm trời ly biệt.

Có lền họ đào giếng ở khu nhà anh Hai Tiên phường 15. Trước đây là đất vườn, anh mua lại làm nhà ở. Bây giờ họ phải làm sao đào tìm ra miệng giếng (vì không ai biết cái giếng nằm ở chỗ nào, nhân dân chỉ nhớ là khu vực đó có giếng, giặc vứt xác anh em chiến sĩ xuống đó). Suốt một ngày đào bới không tìm thấy giếng trong khu vườn, hôm sau phải đào tung hết sân nhà. Chủ nhà chứng kiến cái nhà của mình bị đào lên, nhưng họ vẫn sẵn sang. Ngày thứ tư, đào vòng ra phía chuồng heo và tìm ra được. Bảy liệt sĩ được lấy lên từ đáy giếng sâu 12 mét, cùng các kỷ vật: dây đeo súng ngắn, dép cao su, bi đông nước, đèn tự tạo, thắt lưng, tấm ni lon, võng, quần áo. Từ kỷ vật này, bác sĩ Bản xác định có ba liệt sĩ cấp bậc đại đội trở lên. Hai trong số ba chiếc ví có hai tấm ảnh rất mờ của hai thanh niên trẻ chừng 18 tuổi. Cũng như nhiều trường hợp, họ không để lại tên tuổi quê quán của mình. Gói từng bộ xương các anh mà không biết gọi tên các anh là gì, không biết quê quán các anh ở đâu, gia đình các anh còn đang trông ngóng nơi đâu, những người đi qui tập hôm đó không ai nói lời nào, chỉ lặng lẽ gói, và nước mắt cứ lặng lẽ rơi.

Trông thấy cảnh làm việc như thế, nhân dân như có một sự thúc đấy sâu sắc trong lòng, họ chỉ thêm cho 15 giếng nữa, chỉ trong một phường 15. Các anh dựa vào chính quyền địa phương để có thể tiếp tục. Bác sĩ Bản còn nhớ cảnh buổi chiều ngày 21-3-1993, anh Bảy Luận, một bác sĩ quân y đã nghỉ hưu, dẫn bác sĩ Bản ra khu ruộng rộng cả mẫu cà nói trong khu vực này có ba giếng nhà dân, sau khi địch vứt xác anh em xuống, chúng đã lấp kín và san bằng toàn bộ khu vực. Cả một mẫu ruộng lô nhô gốc rạ, không còn  dấu tích gì. Làm thế nào để xác định được miệng giếng? Không lẽ phải đào toàn bộ mẫu ruộng? Cuối cùng họ quyết định thuê xe ủi đất, ủi một đường dài sâu hết lớp đất màu bên trên, để đụng lớp đất sét. Theo tính toán, nếu là miệng giếng thì ở đó có đất khác lấp xuống – lớp đất khác này pha trộn cả đất màu, đất sét, và như vậy màu của đất chỗ đó sẽ xốp và đen hơn. Họ ủi đến đường thứ ba thì miệng giếng xuất hiện đúng như dự đoán. Dịp đó, làm việc liên tục 18 ngày, họ đã đào hai mươi giếng được 43 hài cốt liệt sĩ, chỉ có tám người có tên tuổi quê quán. Trong bài điếu văn của đồng chí phó bí thư Quận ủy Tân Bình có những lời xúc động: “Các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để đất nước ta độc lập tự do. Nhưng mãi đến hôm nay chúng ta mới đưa các anh từ những giếng sâu lên là chúng ta có tội nhiều với các anh. Việc làm của Hội Chữ thập đỏ Tân Bình là nghĩa cử cao đẹp mà chỉ với trách nhiệm thôi thì không thể làm được công việc to lớn này. Dựa vào dân, cảm hóa dân bằng những việc làm cụ thể, Hội đã làm được một việc cả Quận ủy cũng không ngờ.”
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 03:03:03 pm »

25.   

Ngày nay, vùng Củ Chi với hệ thống địa đạo có từ năm 1948 dạng sơ khai cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động địch hậu, tới năm 1965, một số xã hoàn chỉnh xương sống địa đạo. Cho tới thời kỳ 1966 địa đạo phát triển mạnh nhất. Năm 1967 địa đạo trở thành hệ thống khoảng 200 km. Các khách du lịch tới Củ Chi, thường có ấn tượng mạnh nhất khi chui khu địa đạo, và khu viếng nghĩa trang liệt sĩ có tới hơn 8500 ngôi mộ. Trong đó có gần một nửa là không có tên tuổi. Sẽ không bao giờ họ hình dung ra mảnh đất này trong các cuộc hành quân nổi tiếng như cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) với 3000 quân có cơ giới, xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ mà thương vong quá nửa. Cuộc hành quân Sedarfall (bóc vỏ trái đất) 12000 quân với yểm trợ… Khách du lịch cũng không bao giờ ngờ được tất cả cây cối, nhà cửa, nghĩa là tất cả những gì có trên mặt đất đều mới chỉ bắt đầu mọc từ sau 1975. Giờ đây Củ Chi là tên địa danh nổi tiếng trong nước và thế giới. Việt Nam mở cửa, đi lên hiện đại hóa, công nghiệp hóa… nhưng cái tinh của đất nước vẫn sâu nặng ở nơi này. Xây dựng một thành phố mới, đất nước mới, nhưng ở đây, không điều gì bị lãng quên.

Khách du lịch đi theo qui trình du lịch được hướng dẫn, có thể vẫn gặp cảnh người khắp nơi đến viếng, thắp hương ở đền thờ liệt sĩ, ở nghĩa trang. Có cả những người đi tìm kiếm.

Trong bếp ăn, khi khách đang nếm thử món cơm vắt muối mè, củ mì luộc, sống lại sinh hoạt của bộ đội ở Củ Chi, thì có một ông già quên ở Rạch Gía, có ba người em hy sinh, ông đi khắp các nghĩa trong ở miêng Nam để tìm kiếm.

Nhìn ông già, thấy ngay vẻ mộc mạc của người dân quê Nam bộ. Ông mặc bộ đồ bốn túi kiểu ký giả, đầu đội nón vải trắng, đi tay không. Hình như ông vào cùng không ai hỏi vé. Ông cũng không đi theo qui trình giới thiệu cho khách tham quan. Ông đi ngược tua: lẽ ra bếp ăn là nơi cuối cùng của lịch trình, thì ông vào đó trước. Vừa ngồi ăn củ mì, ông vừa chất phác kể chuyện mình. Khách du lịch cũng còn được tận mắt đọc tờ giấy giới thiệt của ông. Ông 75 tuổi, vẫn dùng những ngày cuối cùng cuộc đời đi tìm. “Một đứa em du kích địa phương, hy sinh ở quê. Hai đứa kia là bộ đội chủ lực miền, một bị pháo bắn mất xác, còn mốt có người chôn cất báo cho ông, nhưng cho đến bây giờ ông vẫn chưa tìm thấy”.

Nếu trở lại bên bàn làm việc của bác sĩ Bản mà lật giở từng lá thư – trong đống thư cao đến nửa mét – sẽ thấy hình ảnh một đời sống tình cảm tiềm tàng trong lòng người dân - Ở đâu đó khắp nơi trên đất nước…

“Từ ngày tôi được Hội Chữ thập đỏ Tân Bình báo tin tìm thấy đứa con trai độc nhất của tôi đã hy sinh, tôi thật sự đạt được nguyện vọng từ bấy lâu nay mong ước tìm mộ con, không biết nó nằm ở nghĩa trang hay còn đang nằm tại dãy Trường Sơn hùng vĩ. Tôi xin hết lòng biết ơn. Tôi muốn vào tận nghĩa trang Đồng Phú thăm con và cảm ơn Hội. Nhưng tôi năm nay 75 tuổi, hai mắt mù lòa, đau ốm luôn, chân đi không vững. Thêm vào đó đời sống gặp khó khăn, không có tiền để đi lại theo ý nguyện được. Lúc nào có điều kiện tôi sẽ vào thăm Hội.

   
Mẹ đẻ cháu Nguyễn Xuân Nụ,

    Lê Thị Ngòi – Thôn Cam – Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội”.

Đơn xin bốc mộ ký tên bà Nguyễn Thị Sâm mẹ của bốn liệt sĩ – Bà hiện ở phường 13 Quận Tân Bình.

“Bốn con của tôi đã hy sinh, mộ của mỗi đứa nằm mỗi nơi. Sau 30-4-1975 phòng LĐTBXH đã bốc hai mộ của Trần Văn Khóm và Trần Văn Hiền về nghĩa trang của xã An Nhơn Tây Củ Chi, còn hai ngôi mộ chưa bốc được vì thất lạc, hiện biết ở ấp Đồn, xã Trung Lập Hạ - Củ Chi…” Bà làm đơn xin tìm và bốc mộ hai người con đó về một nghĩa trang An Nhơn Tây Củ Chi.

Lá thư ký tên Đỗ Văn Hiển (con trai của liệt sĩ) thôn Tiến Xã 1 xã Cẩm Xá huyện Mỹ Vân – Hải Hưng, sau khi bày tỏ lòng biết ơn khi nhận được thư báo tin của Hội Chữ thập đỏ Tân Bình cho biết đã tìm được mộ của liệt sĩ Đỗ Văn Nhiều, sinh năm 1943 nhập ngũ tháng 9-1966, hi sinh 27-6-1969, lá thư còn xin tìm hộ mộ liệt sĩ Đỗ Văn Ít, em của liệt sĩ Nhiều, nhập ngũ tháng 8-1967, hy sinh 12-3-1970 “tại mặt trận phía Nam”. Thư của chị Nguyễn Thị Sinh, giáo viên trường phổ thông cơ sở xã Vĩnh Phú huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú. Sauk hi cảm ơn đã tin được mộ liệt sĩ Nguyên Ngọc Chư hy sinh 2-5-1969, chị sinh cho biết: “Chúng tôi rất muốn vào ngay để thăm viếng, nhưng gia đình chúng tôi rất khó khăn. Bố mẹ tôi sinh được hai con trai là chồng tôi và em Chư. Cả hai đều tham gia quân đội. Em Chư hy sinh năm 1969 khi em vừa tròn 21 tuổi. Còn chồng tôi cũng phục vụ quân đội tới lúc nghỉ hưu. Chẳng may chồng tôi bị bệnh ung thư vừa qua đời. Bố mẹ tôi cũng đã mất. Cả gia đình chỉ còn mình tôi, chị dâu duy nhất của em Chư…”

Anh Trần Văn Chua, em của liệt sĩ Trần Văn Chanh ở xã Đạo Đức, huyện Tam Đảo Vĩnh Phú bày tỏ: “Thưa bác sĩ Bản, hơn hai chục năm qua gia đình chúng tôi không biết được người thân của mình nằm nơi đâu, có bao giờ được ai thắp cho nén hương nào không. Nay được tin báo này, thật không gì quí bằng. Vậy là xương thịt máu mủ của gia đình vần còn và nguyên vẹn…”

Ông Phan Xuân Đống quê ở xã Tần Lộc huyện Cau Lộc, Hà Tĩnh, chờ tin em bao năm. Nay ông đã 70 tuổi. Gia đình đã ngóng tin về người em liệt sĩ Phan Xuân Thành. Chờ đợi tới lúc cha mẹ đều già, chết vần không có tin. Nay người anh cả đã chờ đến lúc 70 tuổi thì bỗng có một lá thư đề địa chỉ Hội Chữ thập đỏ Tân Bình báo tin đã tìm thấy Thành. Mỗi lá thư một kiểu – Rất nhiều thư chắc là nhờ học sinh viết hộ - Không có văn chương bày tỏ nhiều lời, nhưng bác sĩ Bản biết đó là tấm lòng thành của bao người thức thâu đêm ngọn đèn dầu - ở bao làng quê xa, gửi tới anh và Hội. Có nhiều lá thư khá đặc biệt. Thư của Vũ Văn Sỹ 43 Hai Bà Trưng quận Hoàn Kiếm Hà Nội sau lời cảm ơn còn cho biết: lá thư của Hội gửi về đúng địa chỉ của gia đình, nhưng tên lại không đúng với tên liệt sĩ của gia đình. Qua việc đi tìm danh sách rà soát lại thời kỳ nhập ngũ, gia đình biết đích xác đó là con em mình, vì mọi thứ đều đúng: Vũ Văn Dũng sinh năm 1945 nhập ngũ tháng 9-1966 hy sinh 30-8-1967. Chỉ có cái tên báo về lại là Vũ Văn Quảng. Gia đình đã xem toàn bộ danh sách và thấy đợt đó không có ai tên là Quảng. Như vậy có thể chính tên liệt sĩ Vũ Văn Dũng, hai chữ viết hoa của Q và D rất có thể đã giống nhau nên bị lầm. Gia đình xin xác minh lại.

Có lá thứ nhờ tìm mộ liệt sĩ còn cung cấp cả sơ đồ và thông tin cần thiết: “Trong trận đánh trên đường 13, chú Tắc trúng đạn vào đầu, đưa về trạm xá tiền phương, chết lúc năm giờ ba mươi ngày 30-5-1971 (trận này quân ta đánh từ 28-30/5/1971 giành toàn thắng). Mộ chôn ở nghĩa trang của sư 5 ở gần ngã ba Sanoun đường đi Campuchia…

Trên lề mỗi lá thư, có chữ của bác sĩ Bản. Anh ghi: “đã xem”, “cần tìm”, “thư này xin ảnh chụp mộ liệt sĩ”, “xin tìm thêm liệt sĩ khác”, “con trai độc nhất hy sinh”, “đã giải quyết xong bốc hai mộ đưa về nghĩa trang liệt sĩ Củ Chi”… Không còn lời nào cần giải thích thêm, vì sao đến hôm nay, tức là đã hơn hai mươi năm, bác sĩ Bản vẫn đi tìm đồng đội.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 03:04:35 pm »

26   

Sau khi một số bài báo viết về bác sĩ Trần Văn Bản và cuốn phim Hội Chữ thập đỏ Tân Bình do anh dẫn đầu đi bốc hài cốt liệt sĩ, được các nhà làm phim Nhật Bản chiểu trên truyền hình Tokyo, vẫn còn nhiều điều người đọc chưa hình dung nổi. Không phải chỉ các tổ chức nhà nước, đoàn thể và thông tin báo chí bắt đầu tích cực trong việc tìm hài cốt liệt sĩ. Nhiều năm nay, nhân dân cũng tự tìm kiếm theo các dấu vết, tài liệu mình có. Nhiều hiện tượng bí ẩn đã được phản ánh trên các báo chí về các nhà ngoại cảm thành công và không thành không, thậm chí có cả nhiều chuyện mê tín dị đoan bị phê phán. Chính vì thế, chuyện may rủi, đã thổi lên biết bao hy vọng. Không ai có thể nói, đến bao giờ thì người dân nước ta sẽ hoàn thành và chấm dứt việc tìm kiếm này, bởi chắc chắn có những trường hợp không thể tìm được. Chiến đấu hy sinh trên khắp mọi miền đất nước núi rừng hiểm trở và sông biển bao la. Chiến tranh đi qua đã lâu, con người và địa hình thay đổi… Tìm được hài cốt một người phải bỏ ra biết bao công phu, tiền bạc, thời gian và tâm lực. Vậy mà có một người vẫn âm thầm làm công việc ấy trong mấy chục năm, tìm ra hàng ngàn hài cốt liệt sĩ – Làm sao anh có thể tìm ra nhiều đến vậy? Nếu không biết rõ về hoàn cảnh một chiến sỹ quân y trực tiếp chiến đấu, nhiều lần trực tiếp tham gia chôn cất đồng đội, nếu không có một con người giữ chất bộ đội Cụ Hồ và một tấm lòng nhân ái đầy ắp nghĩa tình của một người Việt Nam như bác sĩ Bản, thì không thể làm được một công việc phi thường lớn lao như thế.

Đây là chuyện đụng chạm đến mối quan tâm của cả dân tộc. Đảng và Nhà nước, Quân đội, cùng các ngành liên quan đang dốc sức cho việc này – Công việc còn đòi hỏi công sức, thời gian và chính sách cụ thể. Anh rất mong ngành TB-XH và Quân đội có những đại hội hiến kế, thì sẽ có nhiều người tâm huyết góp sức vào. Trong quá trình đi làm việc này, anh Bản biết khắp nơi không thiếu những tấm lòng. Khi anh về xã Phú Hòa Đông, đặt vấn đề với chính quyền, thì từ Bí thư, Chủ tịch, Ủy ban LĐTBXH bàn ngay, phân công ngay theo yêu cầu của anh. Ở xã Trung An Củ Chi, Bí thư, Chủ tịch xuống tận nơi đào, các anh còn biết bài cho phát thanh trong xã, yêu cầu bà còn giúp đỡ phát hiện – Những lần sau anh xuống, bà con nói anh mới biết. Xã Phú Mỹ Hưng, ngoài việc đi tìm và cùng góp sức qui tập, các cuộc họp hành quan trọng được tổ chức nơi khác, dành hội trường tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ hôm đó đào được. Họ còn mời anh Bản về nói chuyện với thanh niên. Phòng LĐ-TB-XH Củ Chi, trước kia là anh Tám Trung, nay là anh Út Cưng, thương binh mà theo đi lội suối lội bưng cùng tìm. Phòng LĐ-TB-XH Đồng Phú Sông Bé còn lo chỗ ăn ở cho thân nhân liệt sĩ. Từ các bộ Ủy ban, Quận ủy, cho đến những người dân như chị Thanh, cô Hường, ông Tám… luôn được thân nhân liệt sĩ nhắc nhở và cảm kích. Với các địa phương ở xa để tìm những hài cốt liệt sĩ mà anh không biết rõ, anh gửi công văn, thifcacs tỉnh thành trong cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, huyện Bình Chánh đều tích cực tìm kiếm và có công văn trả lời, trao đổi.

Đây là chuyện đụng tới tâm tư, tình cảm của nhiều người. Chưa nói tới biết bao gia đình liệt sĩ. Trong đợt anh Bản được mời ra dự lễ 65 năm thành lập Đoàn TNCS tại Hải Phòng, anh chứng kiến bao cảnh cảm động. Bí thư thành ủy Lê Danh Xương, các đồng chí trong thường trực và các ngành đã dự lễ, xem hình ảnh và nghe báo cáo về việc này. Quận Kiến An đã cử người vào cùng các anh xin được kết nghĩa với Quận Hội Chữ thập đỏ Tân Bình, kết hợp làm công tác qui tập hài cốt liệt sĩ. Đặc biệt anh Bản chứng kiến cảnh thân nhân liệt sĩ xếp hàng xin gặp anh ở khách sạn. Anh không cần thống kê để báo cáo thành tích. Bản thành tích mà thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu anh báo các trong hội nghị người tốt việc tốt của thành phố, anh cũng chỉ nói tóm tắt. “Nói thì sao mà nói hết được” – Bác sĩ Bản quan niệm vấn đề ở đây không chỉ là nhiều quá không thể kể hết trong khoảng thời gian eo hẹp của hiễn đàn hoặc một vài bài báo cáo. Ý nghĩa của nó chính là ở bản thân cuộc đời và công việc của toàn Đảng toàn dân đang tha thiết và ráo riết kiếm tìm. Đặt chuyện thành tích và báo cáo số đếm ở đây, như một tội lỗi đáng xấu hổ - bác sĩ Bản quan niệm như vậy. Nếu anh còn lưu giữ hồ sơ tên tuổi, các sơ đồ, là để tiếp tục tiến hành tốt công việc, để báo tin cho gia đình liệt sĩ, báo cho các phòng ban LĐTBXH của các cơ sở cùng theo dõi và kết hợp. Tháng 3-1995 tại đại hội Chữ thập đỏ toàn quốc, anh đưa ra danh sách 420 liệt sĩ các tỉnh phía Bắc nhờ Hội các tỉnh gửi tin báo cho gia đình liệt sĩ. Mỗi lần tìm xong một đợt, anh đều làm danh sách và sơ đồ gửi về các cơ quan chức năng của địa phương. Đó chính là nơi biết rõ và lưu giữ những điều cần thiết, và âm thầm, không hể xuất hiện trong báo cáo nào. Chúng ta hãy nhìn một chút xíu vào công việc hôm nay của bác sĩ Bản và Quận Hội Tân Bình của anh.

Vào giữa tháng tư năm 1996, nhà báo Nhật Bun-dô – giờ đây như một người bạn thân của bác sĩ Bản, lại tới TP Hồ Chí Minh. Ông Bun-dơ đem đến cơ quan tặng anh những tấm hình ông chụp và các bài báo đã đăng ở Nhật, do ông và các bạn cùng đi viết về công việc này. Ông Bun-dô đến giữa lúc bác sĩ Bản còn chống nạng do tai nạn khi đi tìm hài cốt liệt sĩ – “Đây là một trong 7 dôi nạng mới toanh người ta tặng cho công tác từ thiện giúp người khuyết tật, chưa kịp phát cho ai thì tôi mở hàng luôn” – Câu nói đùa này ông Bun-dô cùng không nghe được, bởi hôm nay khong đi tắc-xi xuống một mình, không có phiên dịch tiếng Nhật. Với vốn tiếng Anh không nhiều của cả chủ và khách, ông cho biết hôm nay ông chỉ ghé qua TP Hồ Chí Minh vài ngày. Lần này ông không đi với tư cách nhà báo, mà là hướng dẫn viên du lịch cho một đoàn Nhật tới Củ Chi. Ông quá thông thuộc vùng này mà, kể từ những năm 60 ông đã tới vùng này với các sư 25, Anh Cả đỏ khét tiếng của Mỹ.

Bác sĩ Bản, với vẻ chất phác còn nguyên của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ - chống nạng đi cà nhắc, cùng không kể cho ông Bun-dô nghe về tai nạn. Bác sĩ Bản chỉ cười, đùa với mấy người bạn của anh vô tình có mặt hôm đó. Còn ông Bun-dô, với máu nghề nghiệp , chỉ ghé qua vài phút – tắc-xi vẫn chờ ở cổng – lại tranht hử hỏi điều ông không hình dung ra được: ý ông muốn biết trên đường từ Bắc vào Nam chiến đấu, bộ đội ăn thực phẩm gì. Bun-dô hỏi đột ngột khiến mọi người trong phòng lúc đó không kịp hiểu ông đang tìm hiểu về cuộc sống cách nay 30 năm, tưởng lầm ông quan tâm về món ăn Việt Nam. Một người vui vẻ kể: người Việt Nam cũng ăn thực ăn của thế giới hiện đại, cùng thịt gà, thịt lợn chế biến ngon khác nào bíp-tết và hambuger! Đến khi hiểu ra, mọi người mới bật cười.

Ông Bun-dô bữa đó cũng không biết bác sĩ Bản đang lo toát mồ hôi vì còn hai ngày nữa, anh sẽ lên sân khấu làm chủ hôn cho một đám cưới tới 10 đôi dâu rể. Quận Hội Chữ thập đỏ Tân Bình, xưa nay ông chỉ mải miết đi theo trong các hoạt động tìm mộ liệt sĩ. Cũng biết ở đây có lớp học tình thương, có phòng khác bệnh từ thiện cho người nghèo,… nhưng còn việc làm đám cưới tập thể như vậy, thì ngay đối với người dân thành phố cũng còn là một sự kiện độc đáo, huống hồ là ông, khách ngoại quốc. Không phải bác sĩ Bản cố tìm tòi cho các hoạt động nổi của Quận Hội. Khi công tác ở các cơ sở, anh đã thấy đến tận cùng cái nghèo đủ dạng, nhưng không hình dung đến mức các thanh niên nam nữ đăng ký kết hôn trước pháp luật và chính quyền, họ đã là vợ chồng nhưng không về chung sống với nhau vì nghèo quá, không làm đám cưới được. “Các cháu vì giữ phong tục tập quán mà phải vậy – Nghèo đâu có phải một cái tội” – Anh cho đăng ký sơ sơ xem có bao nhiêu đôi như vậy và hết hồn luôn vì đợt đâu đã có tới 20 đôi! Nhìn vào danh sách, tên tuổi, nghề nghiệp, thấy có nhiều đôi khá lớn tuổi. Có người là bộ đội xuất ngũ chưa có việc làm ổn định. Có người là con liệt sĩ, cố gắng tần tảo kiếm sống nuôi gia đình nhưng vẫn không đủ sống. Có người mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông bà nội ngoại thay nhau nuôi dưỡng. Khi cháu lớn lên, ông bà đã già. Hai bên gia đình đều quá nghèo. Họ cố gắng xoay xở, quyết lo làm ăn đủ sống mới dám xây dựng gia đình để còn lo con cái sau này. Nhưng điều kiện quá khó khăn, tuổi xuân cứ thế trôi qua… Bác sĩ Bản và Quận Hội bèn đứng ra tổ chức đám cưới để cho các đôi thanh niên đỡ tủi phận, phải làm sao tiết kiệm để có tiền dành sau đó, mặt khác đám cưới cũng phải đảm bảo tối thiểu các thủ tục. “ Nếu mình vung tiền cho tiệc liên hoan mời đông như để tuyên truyền thì sẽ không còn tiền lo làm ăn sau này. Vì vậy mỗi cặp sẽ được 20 thiệp mời cho gia tộc thân quyến. Mỗi cặp sẽ ngồi chung gia đình hai mâm, sẽ có số bàn qui định cụ thể khách của từng cặp. Có cả trao nhẫn cưới, và 2 triệu để may quần áo mới, thuê áo cưới loại trung bình… “Nghe bác sĩ Bản dặn dò, nhiều đôi thanh niên ngồi khóc. Đời họ đâu dám mơ tới một đám cưới đông vui, có váy đầm áo cưới, có nhẫn trao, còn được một phong bì 5 triệu đồng. Ngoài ra là các món quà tặng. Bất ngờ hơn nữa là cả 10 cặp, sau đám cưới sẽ được chở ra Vũng Tàu nghỉ một ngày, ở tại khách sạn. Chương trình sẽ nghỉ ở khách sạn một đêm, đi tắm biển, xem danh lam thắng cảnh. Bác sĩ Bản đã phải vận động khách sạn Hoàn Mỹ cố gắng có cả trang trí phòng cho đẹp. Ông giám đốc khách sạn ngạc nhiên: Đã giảm cho phân nửa tiền phòng rồi, chưa thấy ông khách nào đòi hỏi “quá đáng” vậy. Thôi, ông cố gắng giúp cho con em đỡ tủi phận. Nghèo thế có bao giờ đặt chân tới khách sạn đâu. Vũng Tàu cũng nhiều đứa chả biết…” Sau đám cưới sẽ có bữa cơm “lại mặt” tại Hội, được tặng an-bum ảnh cưới. Quan trọng hơn cả, Hội đã vận động được tài trợ (có người như bà Bé phường 18 ủng hộ 5 triệu đồng) của các doanh nhân trong ngoài nước, mười doanh nghiệp và công ty may Việt Tiến đỡ đầu công ăn việc làm sau này trong cuộc sống.

Làm thế nào biết được thế nào là nghèo để được Hội tổ chức cho? Số tiền tài trợ một trăm triệu, bác sĩ Bản và Quận Hội làm thế nào?

Không ai giàu có mà hôn thú để đấy, muốn cưới về sống với nhau không được. Đó là lẽ giản đơn của suy luận. Sau nữa, họ phải có xác nhận của địa phương, ở trong diện xóa đói giảm nghèo. Có cả xác nhận của Công an cho biết đã đăng ký kết hôn chưa – Có đôi lên ngồi khóc: Ra công an xin chứng nhận đây là kết hôn lần đầu, bị mắng: Lần đầu đâu mà lần đâu. Kết hôn lần trước, cách đây ba năm rồi”. Họ đâu có biết là vẫn cái đôi ấy, đăng ký ba năm rồi có cưới được đâu.

“Tôi để vào bao thư cho mỗi cặp năm triệu đồng – Công khai tất cả chi phí. Người nhận ký vào, tôi photo gửi cho những người ủng hộ tài trợ” – Bác sĩ Bản nói là anh làm như kinh nghiệm hồi 1978 khi còn ở trạm y tế phường 17. Những năm đó hạt gạo quý lắm, phải ăn bo bo, anh đứng ra quyên gạo cho bà con nghèo ăn trong mấy ngày Tết. Anh để từng bọc gạo, có đề số kg. Ngày phát cho đồng bào, anh yêu cầu người nhận vào bê bất cứ bọc nào đặt lên bàn cân. Hãy kiểm tra giúp chúng tôi – Cách làm và lời nói này không ngờ đạt một hiệu quả lớn. Từ ba tạ, anh nhận thêm tới hai tấn sáu. Thì ra nhiều người muốn cho, còn chờ quan sát xem dạo đến tay người nhận cách nào đã. Người ta tin cậy. đem gạo đến ùn ùn. “Tôi tin thế nào cũng có người cho” – bác sĩ Bản nói – Thế nào các cô dâu chú rể cũng sẽ được nhiều quà. Trời sinh voi, sinh cỏ - Có người nghèo khổ, không ma, thế nào cũng có tấm lòng cứu giúp. Miễn là mình đừng bỏ túi, thì sao cũng có người cho.” – Trong cái thời kinh tế thị trường, quảng cáo này, đến danh tiếng anh cũng chẳng cần.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 03:05:35 pm »

27    

Sau những lá thư gửi đi từ Hội chữ thập đỏ Tân Bình, nhiều gia đình đã vào thành phố, và hậu hết đều có nguyện vọng đem hài cốt liệt sĩ về quê. Các địa phương quản lý nghĩa trang cũng đứng trước việc khó giải quyết: nhà nước chưa có một qui định nào về việc này, do đó không có cơ sở về chính sách để giải quyết. Sau nữa, để ở nghĩa trang liệt sĩ cũng là điều có ý nghĩa lớn. Đồng thời nguyện vọng của gia đình được đem người thân về quê hương để tiện chăm sóc gần gũi, cũng rất cần được giúp đỡ. Trong tình trạng đó, bác sĩ Bản lại phải đứng ra giúp gia đình đi phép từng trường hợp. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Bản gặp khá nhiều thuận lợi. Anh Hai trưởng phòng chính sách, anh Tư Cang giám đốc Sở LĐTBXH cũng là người hết lòng giúp đỡ, tuy tuổi lớn nhưng họ cũng nhiều lần cùng bác sĩ Bản đi quy tập hài cốt liệt sĩ Bến Cát, Củ Chi, Trảng Bàng. Nhưng còn có một số địa phương xa, không can thiệp được, có gia đình lận lội đường xa tìm đến lại buồn tủi ra về.

Chứng kiến cảnh các gia đình khi đi bốc mộ liệt sĩ rồi ra tàu xe về luôn hoặc có khi nằm chờ ở bến tàu – bác sĩ Bản thấy không yên tâm. Cứ như thế, xương cốt lần đất cát đem về quê hương mở ra, gia đình người thân sao tránh khỏi bị sốc. Anh lại phải quyết định lấy hài cốt liệt sĩ đưa về Quận Hội của anh, làm lễ truy điệu trong lúc gia đình cũng ăn ở tại đây chờ đem ra tàu.

Bên trong, anh rải tấm vải trắng, xếp xương vào, gói lại – Rồi đến lượt vải đỏ gói bên ngoài và sau cùng được bọc ni lon tránh nước mưa. Tất cả được bỏ vào một hộp giấy có dán giấy đỏ viền vàng và hai ngôi sao vàng ở phía đầu và phía trên nắp hộp. Trông vừa uy nghiêm, bảo quản tốt, vừa là đánh dấu giúp gia đình biết đừng lật úp cái hộp. Anh biết, họ mang cái hộp đi trong tình trạng buồn thương, mệt nhọc và lo sợ. Nếu chủ các phương tiện xe cộ biết được, nhiều người không chịu chở. Từ miền Bắc, miền Trung, từ các tỉnh đồng bằng Nam bộ đi xa, nếu không có sự chuẩn bị kỹ của Quân Hội, gia đình cho vào túi nhỏ, ôm ém giấu giếm dọc đường, xương liệt sĩ có khi vỡ cả, thật tội nghiệp – Anh đã đào lên, gói ghém trước mặt người thân của gia đình liệt sĩ. Rồi anh tổ chức lễ truy điệu. Bây giớ nhân dân khu phố bên cạnh Hội Chữ thập đỏ Tân Bình đã biết, không đợi mời, bà con hễ thấy bác sĩ Bản làm lễ là tự động lên thắp hương long trọng. Như vậy người nhà liệt sĩ cũng thấy được an ủi rất nhiều.

“Tình đồng đội” – chỉ có mấy từ đó thôi, nó phải thể hiện từ trong việc nhỏ nhất – yêu thương đồng chí, tiễn đưa với tất cả sự chu đáo.

Vậy mà vẫn có trường hợp bất ngờ anh Bản chưa bao giờ trải qua, vẫn phải đi giải quyết. Có ông cụ đã được giúp đỡ chu đáo, đem con lên xe rồi, lại để mất cắp cả hài cốt của con.

Năm 1991, anh nhớ hình như tháng ba, tháng tư gì đó, vì vào mùa khô. Cụ Tiến, quê Quảng Nam – Đà Nẵng nhận được thư báo tin, đã tìm vào để lấy hài cốt con là liệt sĩ Hoàng Kim Thắng ở tiểu đoàn 8 pháo binh, hy sinh tháng 12-1968 đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ Củ Chi. Đây là người con trai duy nhất của cụ Tiến. Cụ có người con gái lấy chồng ở mãi Hà Nội, cụ bà đã mất, mình cụ sống ở quê với một đứa cháu ngoại. Ông cụ 73 tuổi đó nghéo đến mức chỉ đủ tiền mua đúng một vé xe và hai chiếc bánh mì ăn trong hai ngày. Đường xa, sức yếu, vào đến nơi ông cụ như muốn xỉu, anh Bản phải cho mua cháo cho cụ ăn. Xong xuôi mọi việc, anh lo vé cho cụ trở ra. Anh dặn: “Ông đừng quá chú ý vào cái túi, kẻ cắp nó để ý”.

Tưởng mọi việc xong xuôi. Hôm sau anh đang khám bệnh (lúc đó anh còn ở phòng khám của phương 17) thì nghe kêu khóc từ ngoài cổng. Tưởng là người nhà của bệnh nhân cấp cứu nào đó hoảng sợ kêu khóc, anh bước ra. Nhìn thấy ông cụ, anh hiểu ngay cơ sự, chân tay rụng rời. “Ông ơi tôi mất con rồi”. – Ông cụ run lẩy bẩy khóc không thành tiếng. “Mất ở đâu?” “Giữa đường. Ông ơi, ông làm phúc cho trót, ông đi tìm hộ…”. Ông cụ không ăn uống gì được. Lo sợ quá, anh Bản cũng không biết làm cách nào. Từ bé đến giờ anh chưa gặp chuyện tương tự. Nhưng không lẽ bỏ mặc ông cụ già đau khổ ân hận như sắp chết kia? Thế là anh và ông cụ lên đường đi tìm.

Anh hỏi kỹ đầu đuôi. Ông cụ kể là không dám rời cái túi một phút, ông cứ ngồi ôm chặt cái túi không dám xuống mua gì ăn uống cả. Có một thanh niên lên dọc đường quãng Phan Rang – Phan Rí. Gã mời cụ uống nước, đưa khăn ướt cho cụ lau mặt, rồi cụ ngủ thiếp đi. Đến Nha Trang, cụ thức dậy thì tên đó cùng cái túi của cụ đã biến mất.

Nếu là tiền bạc thì chắc chắn không thể tìm thấy. Nhưng bộ hài cốt, thì có thể kẻ cắp sẽ bỏ lại bên đường ngay sau khi mở ra. Vậy phải tìm suốt dọc hai bên đường, và phải nhớ chính xác từ đoạn đường nào ông cụ được tên kẻ cắp cho uống nước và lau mặt. Anh và ông cụ xuống xe đúng đoạn đường cụ nhớ - Anh vào tìm chính quyền địa phương trình bày. Bây giờ anh không còn nhớ hết tên những con người nhiệt thành của mấy xã ven đường đã huy động dân quân du kích rà tìm hết cả độ dài con đường qua xã. Cuối cùng họ đã thấy bộ hài cốt còn nguyên trạng thái mở ra trong cái hộp, để dưới lùm cây. Thật là may mắn, mừng đến phát khóc. Bây gườ anh không dám để mình ông cụ đi nữa. Anh mua vé xe, đưa cụ về đến tận làng, chỉ kịp đứng giữa sân trả lời sự thăm hỏi, lời cảm ơn của dân làng, rồi quay ra mua vé xe để về lại thành phố, nơi mà lúc đi vội vã anh đã phải nhờ anh Phượng y ta trông nom trạm hộ anh.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 03:07:39 pm »

28    

Tháng 4-1995 sau khi đem hài cốt của Hòa về Vĩnh Bảo – tổng cộng anh Bản đã đưa bốn người về tận nhà như thế. Càng đi, bác sĩ Bản càng thấy sự khắc khoải chờ đợi như thế nào trong các gia đình. Đôi khi anh thấy nỗi thương đau chờ mong sự biệt tăm không tin tức về chồng con cha anh, đã trở thành một tình cảm mong ước duy nhất trước lúc chết. Nhiều người đã chết đi trong niềm khắc khoải đó.

Lần này anh Bản đi sáu tỉnh miền Bắc. Anh đi đến các địa phương để bàn kết hợp với chính quyền tiến hành hợp tác trong việc tìm kiếm. Sau nữa, anh kết hợp đem theo một số kỷ vật của liệt sĩ đã tìm được trong quá trình tìm được và bốc hài cốt các anh về nghĩa trang.

Theo địa chỉ của liệt sĩ Hoàng Tùng Nghị, sinh năm 1952, nhập ngũ năm 1969, hi sinh 1974 tại Đồng Lớn Củ Chi, anh Bản tìm về thôn Thông Tống Xuyến, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Anh biết liệt sĩ Nghị chiến đấu phối hợp cùng chiến trường, nhưng Nghị ở tiểu đoàn 8 pháo binh. Có một người cùng đơn vị còn sống về quê, nhớ là anh Nghị hy sinh ở Đồng Lạc Củ Chi. Gia đình viết thư nhờ anh Ba Hạc lúc đó làm phó giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, nhờ tìm giúp. Trong một cuộc họp, anh Ba Hạc đưa thư đó cho anh Bản, nhờ giúp đỡ. Cầm lá thư Bản đã ngờ ngợ ngay: Củ Chi nơi anh chiến đấu chỉ có Đồng Lớn, làm gì có Đồng Lạc? Có thể nhầm lẫn ở chỗ này chăng: ở Củ Chi không có địa danh tên Đồng Lạc, nhưng mà lại rất nhiều đồng lạc (đậu phộng) của dân trồng. Củ Chi nổi tiếng về đậu phộng. Chính điều này khiến người báo tin nhớ nhầm. Theo hướng đó, anh Bản đã tìm dần ra anh Nghị. Hôm nay anh Bản đã đưa anh Nghị về nghĩa trang, và anh đem theo kỷ vật gồm một bật lửa, đôi dép cao su và một dây thắt lưng, tim về Thái Bình.

Tìm về tới quê anh Nghị, thì dân làng cho biết là gia đình rất neo đơn, đã bán nhà đi rồi. Dân làng chỉ biết một địa chỉ này: gia đình anh Nghị ra Hà Nội. Còn ở phố nào thì của Hà Nội thì không ai biết.

Bác sĩ Bản trở ra Hà Nội. Anh lúng túng, tìm đến Sở Công an, vì nghĩ rằng Công an quản lý hộ khẩu, may ra tìm được dấu vết gì chăng. Nhưng rồi Công an làm sao biết được ai, gia đình nào trong hàng vạn gia đình Hà Nội có liên quan với liệt sĩ Nghị. Họ hỏi tên cha mẹ anh Nghị là gì, để có thể cố gắng tìm chăng. Anh Bản làm sao biết được – Công an chỉ cho anh sang sở LĐTBXH, nơi quản lý các gia đình chính sách. Nếu họ chỉ quản lý theo tên hộ gia đình thôi, mà không có tên liệt sĩ, thì cũng chịu. Rất may là anh đã lấy được địa chỉ ông Hoàng Văn Nhẫm, bố liệt sĩ Nghị hiện ở 52 Trần Xuân Soạn phường Ngô Thời Nhiệm quận Hai Bà Trưng. Nhưng đến đó, anh vẫn chưa gặp được ông Nhẫm. Ngời con gái tên là Hoàng Thị Kim Liên sau khi hỏi người khách “thưa chú là ai?” và biết được đây chính là người đã tìm ra anh mình thì cô òa lên khóc – Theo chân cô Liên, anh Bản lại phải tới một địa chỉ khác ở khu tập thể Đống Đa. Đến đúng nơi rồi, ông Nhẫm lại đi vắng sang nhà hàng xóm. Hình như ngày hôm qua đó số phận trớ trêu bắt người bác sĩ lếch thếch xách túi đi từ Hà Nội – Thái Bình – Hà Nội, qua ba, bốn địa chỉ - Còn ông Nhẫm thì hình như trời đất cho “trốn” đến cùng. Để đến khi nhận được tin, nỗi mừng tủi mới lên đến tột độ. Ông hoàn toàn bất ngờ. Khi nghe con gái kêu “bố ơi, có bác sĩ Bản ở miền Nam ra, người đã kiếm ra anh Nghị”, ông kêu khóc, kể rằng ông đã viết tới cả trăm lá thư, gửi tới bất cứ địa chỉ nào liên quan đến chính sách, nhưng thư đi không có thư về, không ai trả lời anh một câu. Có lẽ là những lá thư như thế quá nhiều, và người nhận cũng chưa tìm ra được dấu vết gì để trả lời. Ông sống để viết những lá thư gửi đi mà không còn trông đợi hồi âm. “Thế mà đùng một cái” – Ông cầm các kỷ vật, ôm vào ngực gọi tên con và khóc lặng đi. Anh Bản đưa cho ông một lá thư. Đó là chiếu phong bì địa chỉ nơi gửi là Hội Chữ thập đỏ Tân Bình – những lá thư báo tin của các anh thường gửi cho gia đình sau khi đã tìm được hài cốt liệt sĩ – Nhưng ở phong bì có ghi “trả lại người gửi gì ở Thái Bình không có người nhận”. Sau khi nghe anh Bản kể lại việc anh tìm ra ông như thế nào, người cha liệt sĩ ngồi chết lặng. Ông ngắm nhìn người khách lạ, miệng lẩm bẩm: “Trời ơi, thời buổi này còn có một người như vậy sao? Ông không phải một người bình thường, có lẽ ông là một ông thánh. Tôi xin mời ông ở lại đây để tôi mời họ hàng đến tạ ơn ông…”. Bác sĩ Bản xin khất, anh an ủi ông cụ và nói rằng việc làm này lẽ ra toàn thể mọi người có thể làm được nếu phải làm, bây giờ mới tìm ra hài cốt liệt sĩ là có tội, vì đã quá lâu rồi. Anh Bản chỉ vào đồ đạc: “Đây này ông xem, cháy còn mấy bọc phải giao cho các gia đình. Họ cũng như ông, đang khắc khoải chờ đợi và không hay biết gì. Cháu không có quyền kéo dài giây phút đau khổ đó, khi mà tin tức và kỷ vật có đây rồi. Cháu phải đến ngay, đến nhanh nhất. Cháu không còn thời gian”. Thắp nén hương trên bàn thờ, rồi anh xin phép đi.

Hành lang khu tập thể bắt đầu chật nhưng người. Hàng xóm nghe tin kéo đến, thấy ông cụ vẫn đang có kéo khẩn khoản mời người khách lạ. Bà con cũng khóc theo ông, và thật bất ngờ: cả một xấp mỏng các giấy báo tử được gom lại gửi cho anh, nhờ tìm hộ. “Trời ơi, tất cả giấy báo tử chỉ ghi: đã hy sinh tại mặt trận phía Nam” – Anh Bản thầm kêu lên trong lòng – Đó là tất cả những gì người ruột thịt biết về con em mình. Chuyện này anh đã gặp nhiều rồi, hôm nay giữa Thủ đô Hà Nội, sau mấy chục năm hòa bình, anh vẫn còn tiếp tục nhận được những tờ giấy báo tử hoen ố vì thời gian và nước mắt…

Cũng thời gian đó, anh còn trải qua một sự trùng hợp kỳ lạ hơn. Anh đi tìm nhà của liệt sĩ, cũng tên là Nghị - Vũ Tiến Nghị. Anh Vũ Tiến Nghị, cũng quê ở Thái Bình. Anh lặp lại cuộc hành trình giống nhau như đúc: từ Hà Nội anh về Quỳnh Phụ Thái Bình, người làng lại cho biết gia đình anh Nghị cũng đã dọn ra Hà Nội ở. Từ Thái Bình, Bản lại xách cái túi có kỷ vật của anh Nghị gồm một dây thắt lưng, một vỏ hộp sữa gui-gô, một cuộn băng keo và nắp hộp dụng cụ y tế (anh Nghị là y tá) để trở lại Hà Nội, tìm ra người em của liệt sĩ là anh Vũ Tiến Minh công tác tại Công an Hà Nội. Thật là một sự trùng hợp hy hữu: Hai anh Nghị ở Thái Bình, và hai vòng đi: Hà Nội – Thái Bình – Hà Nội.

Chuyến đi tìm về nhà liệt sĩ Đỗ Văn Đông về xã Nhân Hòa, Vĩnh Bão, Hải Phòng, anh không có nhiều kỷ vật để trao lại cho gia đình của người bạn cùng nhập ngũ với anh một ngày. Anh chỉ có một lọ peniciline và mảnh giấy viết tên họ, quê quán nhét phía trong.

Tiếng là bạn cùng quê, nhưng họ biết nhau nhiều ở chiến trường, hơn là hồi còn ở quê nhà. Anh Bản đến tìm mà không biết sẽ gặp ai – bố mẹ Đông còn mất, nhưng thường đúng như phong tục Việt Nam, anh còn lo mua đường sữa – đề phòng các cụ già yếu. Bước vào nhà người liệt sĩ, chỉ có cô em gái – Cô đi gọi mẹ về. Ngồi một mình, nhìn lên bàn thờ, anh Bản giật mình. Trong Bảng Tổ quốc ghi công, có tên liệt sĩ, nhưng tên là Đỗ Văn Phồng. Không lẽ anh đã đến nhầm nhà? Rõ ràng trong tờ giấy ghi liệt sĩ Đỗ Văn Đông sinh năm 1949, quê quán đúng đây rồi. Hay là trong lúc bốc hài cốt đã bị nhầm lẫn cái lọ peniciline này chăng? Nếu không phải, để gia đình mừng hụt thì tội vô cùng. Bản bồn chồn. Anh quyết định không đưa cái lọ ra vội. Nếu như nhầm, thì coi như đây là một cuộc viếng thăm gia đình thôi. Anh Bản cất cái lọ vào trong túi.

Bà cụ hớt hải chạy về, quần xắn ống thấp ống cao, loang lổ ướt. Hình như mẹ đi hái rau muống. Bà hỏi người lạ: “Chào anh. Anh là ai?” Anh Bản biết rằng nói tên anh ra, mẹ sẽ chẳng có khái niệm gì. Kinh nghiệm bao nhiêu lần nói với các mẹ ở trong làng, tốt nhất anh hỏi xem bà có biết mẹ anh không. Ở làng quê, thanh niên đi xa lâu ngày có thể các mẹ không nhớ. Nhưng nếu nói con nhà ấy, nhà ấy,… thì rất có hy vọng – “Bác có biết bà Hán…?” “Bà Hán vẫn đi chờ cùng – Bà hay sang chợ huyện bán rau…” Thế này là như người nhà rồi. Anh có thể hỏi. “Sao bảng Tổ quốc ghi công lại có tên Đỗ Văn Phòng là sao hở mẹ?”.

Bà cụ ngớ ra, quay lại giục con gái: “Mày vào lấy giấy ra cho anh xem, con”. “Chính mày gửi giấy này, sao quên rồi à?”

Anh nhận ran gay cái thư quen thuộc của Hội Chữ thập đỏ Tân Bình báo tin đã tìm ra liệt sĩ. “Chết rồi. Chính chữ con ký, con gửi, sao gia đình không gửi thư cho con để báo tin đã nhận?”. Bà mẹ bắt đầu kể: “Tao tính cố gắng làm lụng dành dụm ít tiền rồi vào đó luôn thăm thằng Phồng, nên không viết thư. Nghĩ là đằng nào cũng sẽ vào cảm ơn Hội, cảm ơn anh. Vậy mà rồi chưa đi được. Phải tốn nhiều quá, tính phải dành tới mấy tạ gạo mới đủ thêm vào tiền tàu xe.” Thì ra là liệt sĩ Đỗ Văn Phồng con của mẹ, cũng do Hội của anh tìm ra. Chuyện của liệt sĩ Đỗ Văn Đông chắc là nhầm lẫn gì đây. Bản đành im lặng không dám nhắc gì đến cái lọ trong túi. Anh quay qua hỏi thăm chuyện liệt sĩ Đỗ Văn Phồng, mà bây giờ anh mới nhớ ra. Chính liệt sĩ Phồng, còn có một tấm hình do ông Bun-dô chụp – Tất nhiên là chụp chiếc quan tài phủ vải đỏ trong lễ truy điệu – Anh nhớ rõ tấm hình, trong đó có cái biển chữ rất to “Liệt sĩ Đỗ Văn Phồng”.

“Hôm xã đem giấy báo tin vào, mẹ mừng quá con ạ. Không bao giờ ngợ lại có may mắn đến thế. Xã bao nhiêu người đi, mà rất ít ai tìm được…” Rồi anh giật mình khi nghe mẹ hỏi: “Còn thằng Đông đi sau đó, cùng đợt với mày, giờ ra sao rồi con có biết không?” “Ủa. Thế là mẹ có hai con đi bộ đội sao? Anh Đông và anh Phồng là hai anh em sao?”. Anh Bản mừng mừng tủi tủi khi thấy bà mẹ bắt đầu nức lên khóc: “Chết hết con ạ” – Anh đỡ lấy mẹ - anh bắt đầu lấy chiếc lọ peniciline – “Con kiếm được cả anh Đông rồi. Đây là tờ giấy con ghi đây, con mang cả cái lọ về cho mẹ. Chúng con đã đưa anh Đông vào nghĩa trang liệt sĩ. Khi nào mẹ có điều kiện vào thăm cả hai anh…”
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 03:16:22 pm »

29.   

Những chuyến đi gian khổ nhất lần ấy là đi về Hà Tĩnh. Anh Bản không ngờ trong thời kỳ thị trường này miễn có tiền, không thiếu gì các dịch vụ - Khách hàng đã được gọi là thượng đế - vậy mà lần đi này của anh thì không – Anh đã lội bộ đến rách hết cả giày, tìm nhà liệt sĩ Nguyễn Viết Thắng ở một vùng xa miền núi giáp nước bạn Lào.

Anh đi ô tô hàng, bắt đầu từ Vĩnh Bảo quê anh. Công an ở một thị xã thổi còi, nhưng người lái xe với lý lẽ xe tuyến Bắc-Nam chỉ chịu ba trạm kiểm soát theo đúng qui định, nên không chịu dừng xe. Thế là anh ngồi trên xe, chịu cuộc đuổi bắt. Anh bực bội hết sức khi chiều xuống rồi, xe lại hư. Qua thanh minh tháng tư rồi, nhưng thời tiết miền Trung vẫn rét, lại mưa nữa. Tám giờ ba mươi tới anh mới tới thị xã Hồng Lĩnh. Anh không có áo mưa. Hai bộ quần áo thay đổi thì một bộ trên người, một bộ ở ba lô giờ đây ướt sung. Anh lang thang kiếm quán ăn, hỏi thăm đường sá để về Hương Sơn. Người ta nói đi 45 km tới trung tâm, lại còn phải đi bộ. Địa chỉ anh tìm ở tận đội 3 Sơn Lĩnh. Bản đành ngủ trọ lại một đêm, hôm sau đi sớm. Sáng nay anh hỏi xem ô tô nào vào Sơn Lĩnh, mới biết ở đây có xe ôm thồ. Đường xa hơn 30 km, mà khi anh hỏi giá chỉ có bảy ngàn đồng. “Trời ơi hơn 30 km mà bảy ngàn. Cực rẻ.” Bản chưa hiểu sao có giá bất ngờ như vậy, vì anh nghĩ đến xe ôm ở các đô thị. Bản đưa chiếc ba lô ướt sũng, trong đó có hơn một triệu đồng cho người lái xe treo phía tay lái. Đi đường vắng, xứ lạ, cứ cẩn thận đã. Anh bảo: Treo ba lô lên phía trước đi, chẳng có gì trong đó hết, có đọc bộ quần áo ướt. Có ít tiền đi đường thì nhét túi áo rồi…

Sau này nghĩ lại, Bản mới biết là anh đã bị nhiễm thói cảnh giác thường trực trong đời sống đô thị, nhưng đem về áp dụng ở đây là quá lo xa. Vùng núi hoang sơ này còn nghèo, nhưng khá trong lành, cả về mặt con người.

Bốn giờ chiều, anh đi tiếp, bụng đói meo. Thấy một nhà có treo các gói mì để bán, anh rẽ vào xin ít nước nóng, mua mì ăn tạm, tính ăn xong có sức sẽ lên đường ngay. Không ngờ đi tìm địa chỉ đó anh đã mất tới hần hai ngày đường. Bây giờ chỉ còn lại chặng cuối, ở sâu trong miền núi. Cầm bát mì lên ăn, Bản không sao nuốt được. Mì hôi không thể tả. Nếu cho anh xác định thời gian sản xuất gói mì này thì nhất định anh sẽ nói là nó được sản xuất từ… trước giải phóng cũng không ngoa. Bản còn “phát sốt rét” lên khi đối thoại với bà chủ của gói mì độc đáo:

- “Bà ơi vào đội 3 còn xa không?”. “Gần lắm, sắp đến rồi, chỉ đi bộ thôi không có xe nào vào đến đó.” “Đi bộ khoảng bao xa?” “Nếu đi nhanh chỉ mất ba giờ đồng hồ.”. “Bà ơi có ai đi vào trong đó không” – Bản tính đi theo. “Giờ này không ai vào đó nữa. Chờ sáng mai người ta đi làm thì đi theo”.

Bây giờ mới bốn, năm giờ chiều, chả lẽ chịu đựng ở đây chờ đến tận sáng mai? Bản quyết định đi lên đường, sau khi ngở lời với một bà già ở nhà bên cạnh. Anh xin bà dẫn đi rồi sẽ bồi dưỡng tiền cơm cho bà.

Họ lên đường. Người đàn bà đi trước, Bản theo sau với chiếc ba lô ướt và đôi giày đây bùn, dính nhem nhép dưới chân. Bà dẫn đường đưa cho anh một tàu lá cọ làm ô che. Đôi giày dưới chân Bản oạc oạc nước theo mỗi bước chân, rồi bục rách. Thấy Bản đã mệt, uống nước lã ùng ục, bà già lấy chiếc ba lô của anh đeo, rồi cắm cúi đi. Bản không ngờ trong các làng quê xa ở miền Trung vẫn có những con người như thế này. Bà già nhưng đi lại quen, nên bước khá nhanh. Ít nói, chân thật như người sống hoang sơ, không biết cả xã giao tối thiểu. Lúc qua suối, bà cũng chẳng ý tứ gì, Bản phải nấp vào bụi rậm chờ cho bà qua trước rồi anh mới ra. Vậy mà không biết ý, bà cứ réo gọi ầm ầm như sợ anh lạc đi đâu mất.

Lội qua được con suối, Bản quyết định liệng đôi giày giờ đã banh ra không bước nổi. Anh đi chân đất. Chín giờ tối, mới tới nơi – Làng xóm thưa thớt gần biên giới, tối thui không đèn đóm, như tất cả chìm vào đêm sâu. Đến đội 3 rồi, bà lại còn phải lội bộ trở về trong đêm. Bản xót xa, đưa biếu tiền. Bà cầm đồng bạc soi dưới đèn hỏi: “Cái chi?”. “Hai mươi ngàn biếu bà gọi là.”. “Cái ni mần chi?”. Thì ra là bà chưa hề biết mặt tờ giấy hai chục ngàn. Anh giải thích, bà vẫn không nghe, chỉ biết đó là món tiền lớn quá chưa ai trả bà cho bất cứ việc gì tới ngần ấy. Bà bảo chỉ lấy năm ngàn, đã là rất nhiều rồi. Giá mà bà biết anh đi vào đây làm gì, chắc chắn sẽ không chịu lấy tiền. Nhưng suốt dọc đường đi, anh không tiết lộ điều này.

Từ đây lên nhà liệt sĩ Thắng, còn phải đi bộ leo qua 3 km vườn, đồi, không người dẫn đường. Bản đành ngủ lại ngôi nhà gần nhất. Anh căng võng, và lại qua một đêm trên vùng núi lặng thầm. Ở đây nhà dân thưa thớt. Gọi là đến đội 3 rồi, nhưng đi từ nhà này sang nhà kia cũng phải vài km.

Sáng hôm sau, anh leo qua vườn đồi để tìm đến nhà có hai vợ chồng ông cụ già – bố mẹ liệt sĩ Thắng – Bà cụ òa khóc, ôm lấy anh: “Tôi không thể tưởng tượng nổi anh đi như vậy. Tôi biết lấy gì đền đáp ơn này”… Cũng như những nơi anh đến, bà mẹ giữ lại. Nhưng chuyến đi này, anh đâu chỉ làm một việc. Bản còn ra làm việc với Sở Thương binh Xã hội Tỉnh, với các huyện – Mà anh đã mất hai ngày rồi. Bản phải chờ chiều mới ra xã báo được, vì họ chỉ làm việc từ hai đến bốn giờ. Khi anh ra xã, tất cả mọi người đều sửng sốt hết. Ngoài cái việc tuyệt vời anh tìm ra liệt sĩ, thì ngay cái việc anh lặn lội xuất hiện ở nơi này cũng đủ làm cho họ kinh ngạc.

Sau này về lại thành phố Hồ Chí Minh, Bản nhớ lại vùng núi ấy – “Tôi rất muốn ở lại đó sống với bà con vài ngày. Đó là một thế giới trong lành khác hẳn. Nhưng mà không có thì giờ” – Đó là anh nói về chuyến đi đến nhà liệt sĩ Nguyễn Đức Hiền, quê cũng ở vùng núi Hương Sơn này.

Trong một chuyện về Củ Chi thường lệ, Bản tìm được sáu bộ hài cốt, có cả sáu cái lọ peniciline, nên Hội Chữ thập đỏ Quận Tân Bình đã gửi thông báo về cho phòng LĐTBXH huyện Hương Khê, nhờ ngoài đó báo tin cho gia đình liệt sĩ.

Nhưng vào tháng 11-1993 anh nhận được công văn  trả lời của phòng LĐTBXH huyện Hương Khê báo tin họ đã tra cứu hồ sơ nhưng không có tên liệt sĩ thứ sáu là Nguyễn Đức Hiền vì không phải người của địa phương, chỉ đúng năm trường hợp.

Bác sĩ Bản nhớ lại khi đào lên sáu cái lọ, trong đó có một lọ giấy bên trong bị mờ, nơi quê quán hình như chỉ còn đoán được chữ “Tĩnh” – May là cả nước ta chỉ có một tỉnh Nghệ Tĩnh, chứ nếu chữ đó là Bình thì sẽ không biết Bình nào – Thái Bình hay Bình Định, Bình Trị Thiên, Ninh Bình… Hoặc đó là chữ Hà, sẽ không biết Hà Bắc, Hà Nội, Hà Tây hay Hà Tiên… Giờ đây chắc chắn phải tìm từ Hà Tĩnh. Anh gửi hai công văn đếu không có trả lời. Cho đến đợt đi này, Bản quyết định cầm cả mảnh giấy mờ nhạt đó theo. Bản gặp ông trưởng phòng chính sách, đưa tờ giấy và kính lúp đem theo, nhờ mọi người cùng xem. Họ lục trong hồ sơ, mất hơn ba tiếng đồng hồ mới tìm ra: Liệt sĩ Nguyễn Đức Hiền cũng quê ở Hương Sơn.

Đó là sau ngày Bản tới nhà liệt sĩ Thắng ở đội 3, Sơn Lĩnh, đến rách cả đôi giày. Anh đi bộ từ đó thêm hai giờ nữa thì tới nhà của liệt sĩ Hiền. Lúc đó khoảng mười giờ sáng. Anh bước vào ngôi nhà vắng nằm trên một đồi cỏ yên tĩnh và đầy nắng. Ngôi nhà trống vắng, trông cũng thấy cảnh nghèo nàn. Nhà không có cửa để đóng – Chỉ có một tấm phên đan, đêm kéo xuống, ban ngày chống lên – Vậy là một xứ không hề có trộm cắp. Anh bước vào nhìn ngắm ngôi nhà: như tất cả các căn nhà nông dân, một bộ bàn ghế cũ, phía trên có bàn thờ. Anh đọc trong Bảng Tổ quốc ghi công, thấy đúng tên liệt sĩ Nguyễn Đức Hiền sinh năm 1958. Bản còn biết rõ anh Hiền hy sinh ngày 30-10-1980, đơn vị F367… nhờ có mảnh giấy trong lọ. Anh ra sân, không biết gọi ai. Nhờ không có chó, xung quanh êm ắng cả. Anh lần theo con đường mòn, đi khoảng 30 mét đến gần một nhà khác thì có bà cụ hỏi anh đi đâu. “Cháu vào nhà này không ai ở nhà…” Bà cụ chỉ cho anh lối ra cánh đồng. Người cha của liệt sĩ đang làm đồng ngoài đó.

Lòng anh se lại khi nhìn thấy ông cụ tới 80 tuổi mặc quần đùi, cái áo xanh rách lưng, đang lặng lẽ dãy cỏ ở giữa đồng vắng. Khi nghe Bản hỏi “Thưa chú có phải là cha của anh Nguyễn Đức Hiền không?”, ông cụ gầy đen, ngước mắt lên dưới vành nón rách. Ông như cảnh giác, hoặc như có chút phản ứng gì đó vì bỗng nhiên một người lạ mặt nói ra tên con ông, cái tên từ lâu lắm chỉ là nỗi đau lặn sâu trong lòng, cái tên sẽ không bao giờ gọi ra hàng ngày nữa. “Hỏi chi rứa? Nó chết mất rồi”. Sau phút đường đột, ông cụ nói trong lúc nước mắt bắt đầu rơi. Khi Bản giới thiệu anh ở ngoài tỉnh vào (nói miền Nam thì cụ chắc chả hình dung) – anh đã tìm được hài cốt của Hiền, ông cụ đột ngột bỏ luôn cái cào cỏ, nắm lấy tay Bản kéo anh về nhà. Ông chỉ chỗ mời ngồi, rồi đi pha trà. Nhìn cái ấm, Bản nghĩ có dễ tới cả năm rồi chưa có người pha. Bản theo ông cụ ra giếng, nơi cụ hái chè tươi rửa sạch, không vò nát mà xắt nhỏ cho vào ấm tích – rồi ông đi đun nước, lặng lẽ không nói gì nhiều. Để người khách ngồi chờ, ông đi một lúc rồi về.

Lúc nãy hàng xóm vắng ngắt vậy mà bây giờ người ta kéo đến đông đầy nhà. Ông cụ giới thiệu: “Anh này đã tìm được thằng Hiền rồi”.

Lúc ông bước vào nhà lấy nhang thắp, Bản giật mình thấy có lỗi. Ông cụ thắp nén nhang đầu tiên lên bàn thờ Bác Hồ riêng biệt, mà lúc nãy Bản không thấy, nên chỉ thắp trên bàn thờ liệt sĩ. Rồi ông thắp nhang trên bàn thờ vợ, lẩm nhẩm báo cho vợ biết đã tìm thấy con rồi. Sau đó ông mới cắm nén nhang nữa vào nén cháy dở lúc nãy Bản thắp. Xong việc thắp nhang, ông mới quay ra hỏi anh tên tuổi. Bản giở hồ sơ, giấy tờ của liệt sĩ Hiền cho ông xem. Ông ôm Bản khóc. Đã bao lần Bản ở trong các vòng tay của cho mẹ liệt sĩ già nua run rẩy như thế này, lòng anh đau đớn lặng đi, nó như một cục đá nuốt chửng sâu vào ruột, nằm ở đó không tan đi được, nhưng cùng không lộ ra dấu hiệu gì bên ngoài được. Anh mà còn như thế, huống hồ cha mẹ của liệt sĩ… Bản lựa lời an ủi. Anh kể lại chuyến đi. Ông cụ nghe và dần rõ mọi sự, chỉ có điều ông chưa hiểu vì sao có một người lạ đi làm việc này. “Vì sao anh đi thế này, tôi thật không hiểu” – Còn bà con thì nói với Bản: ở vùng này xưa nay chưa bao giờ có chuyện như thế. Buổi chiều, Bản cũng ra làm việc với xã – Người cán bộ xã cũng đưa giấy tờ, nhờ Bản tìm hộ một người em của ông, mà đến nay Bản vẫn chưa tìm được. “Các anh ở xã cố tạo điều kiện cho ông cụ vào thăm mộ con. Trông ông ấy tội nghiệp quá. Nếu các anh có khó khăn thì cố lo cho cụ tiền lúc vào. Còn chuyến cụ ra để chúng tôi lo cho.”

Vậy mà đến hôm nay, sau hai năm trời, Bản vẫn chưa thấy ông cụ ấy vào. Không rõ vì lý do gì, thiếu tiền hay là yếu đau – Cụ còn hay mất… Ngay đến tên ông cụ là gì Bản cũng không còn nhớ nữa. Nhưng anh không bao giờ quên được cái làng quê xa thẳm trên miền núi biên giới ấy. Ở đó có cái gì khác hẳn với nhưng miền anh đã đi qua. Cả một vùng dân cư ấy, nhà nào cũng có con liệt sĩ, hầu hết họ đều không có một tin tức nào về con cái mình ra đi từ ngày ấy. Nhà nào cũng có bàn thờ Bác Hồ. “Người ta nghèo vô cùng. Tờ giấy bạc mười ngàn có người chưa biết, chưa bao giờ họ có tờ giấy bạc lớn. Nhiều người đi làm công chỉ để có cơm ăn hai bữa, chứ không có tiền. Đất đai rất nghèo nàn. Suối sâu. Chỉ trồng trọt nhờ vào mùa mưa, vì ruộng bậc thang trên đồi từng nấc nhỏ xíu. Ruộng lúa vô cùng ít ỏi, đất đá nhiều, họ trồng cọ, đậu phộng, đậu xanh, sắn. Điện vẫn không có. Ở xã người ta nói đang cố gắng nhà nước và dân cùng làm. Nhưng nhà nào cũng nghèo, cuối cùng vẫn chịu cảnh tối om…”

Bác sĩ Bản nhớ lại hình ảnh trẻ em đi học toàn đi chân đất. Quần áo còn vá, nhàu nát, làm gì có chuyện ủi, điện không có. Nhưng cô gái nào cũng đẹp. Họ mà được ăn mặc như con gái thành phố thì khỏi phải nói.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM